I.
Đặt vấn đề:
Khác với sóng điện từ là những sóng ngang, nghĩa là dao động sóng thẳng
góc với phương truyền, sóng âm là loại sóng lan truyền theo chiều dọc, có nghĩa
là cùng hướng với phương truyền sóng. Như thế ta gặp một sóng dọc khi sự lan
truyền là sự dịch chuyển của mỗi lượng nhỏ vật chất khỏi vị trí cân bằng của nó
theo phương truyền sóng.
Sóng điện từ có thể truyền đi trong không gian, trong khi sóng âm chỉ
truyền đi trong môi trường vật chất. Môi trường này phải có một độ đàn hồi nào
đó để cho những phần tử có thể bị nén lại hay dãn ra để duy trì chuyển động qua
lại. Khi chuyển động qua lại, trong vật chất xuất hiện các vùng áp suất cao xen
kẽ các vùng áp suất thấp.
Vì thế, các sóng dọc còn được gọi là sóng nén. Tai người thính với các
biến thiên của áp suất không khí khi tần số nằm trong khoảng từ 20 đến 20.000
chu kỳ/giây ta có sóng siêu âm. Sóng siêu âm dùng trong y học có tần số
500.000 đến 3.000.000 chu kỳ/ giây, nhưng tần số 1.000.000 chu kỳ/giây thường
được sử dụng nhất.
Sóng siêu âm được truyền qua môi trường dễ hay khó tùy thuộc vào khả
năng và tốc độ biến dạng của vật chất. Tính chất này được gọi là âm trở. Siêu
âm được truyền đi dễ dàng qua môi trường có âm trường có âm trở lớn. Nó
truyền dễ dàng trong thép hơn là trong nước và rất khó khăn khi qua không khí
vì không khí có âm trở rất thấp.
Khi sóng âm gặp mặt tiếp xúc giữa hai môi trường có tốc độ lan truyền
khác nhau, nó có thể bị phản xạ, tiếp tục truyền qua môi trường qua môi trường
thứ hai hay bị hấp thụ.
Hiện nay việc áp dụng sóng siêu âm trong y học áp dụng rất phổ biến,
riêng đối với thú y, còn nhiều hạn chế và là vấn đề đáng quan tâm.
II.
Nội dung:
II.1. Các phương pháp chẩn đoán bệnh cho gia súc
Bằng các phương pháp chẩn đoán khác nhau để phát hiện các triệu chứng
của bệnh. Phân tích, tổng hợp các triệu chứng từ đó rút ra kết luận của bệnh làm
cơ sở cho việc phòng và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Một chẩn đoán đúng, sớm là điều kiện trước tiên để đề ra biện pháp
phòng và điều trị bệnh có kết quả cao.
a. Phân loại chẩn đoán:
Theo phương pháp: chẩn đoán trực tiếp, chẩn đoán phân biệt, chẩn đoán
phải qua một thời gian theo dõi, chẩn đoán căn cứ vào kết quả chẩn đoán
Theo thời gian: chẩn đoán sớm, chẩn đoán muộn
Theo mức độ chính xác: chẩn đoán sơ bộ, chẩn đoán cuối cùng, chẩn đoán
sơ bộ
b. Các phương pháp chẩn đoán:
*Các phương pháp khám lâm sàng:
Bao gồm: quan sát( nhìn), sờ nắn, gõ và nghe.
Nó được sử dụng để khám với tất cả các loại bệnh súc. Chỉ sau khi khám
qua các phương pháp trên cơ thể bác sỹ Thú y mới quyết định cần thiết các
phương pháp tiếp để chẩn đoán bệnh
*Các phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm:
Phương pháp chẩn đoán bằng Elisa
Phương pháp chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR
Phương pháp chẩn đoán bằng siêu âm
Chẩn đoán bằng phương pháp X-quang
II.2. Phương pháp siêu âm trong chẩn đoán bệnh cho gia súc
Siêu âm chẩn đoán là một phương pháp thăm dò không chảy máu đã
mang lại những thành công đáng chú ý, khẳng định vai trò của mình, có thể coi
là không thể thiếu đối với bệnh lý nhiều hệ cơ quan như tim mạch, tiêu hoá...
Danh từ siêu âm chẩn đoán dùng để chỉ một phương pháp khám, ghi lại
những thông tin dưới dạng các sóng hồi âm của tia siêu âm do một đầu dò phát
vào cấu trúc cần khám.
Giới hạn trên của sóng âm có thể nghe được là 20.000 chu kỳ/sec, tức là
20 kilo Hertzs. Siêu âm là sóng âm có tần số trên giới hạn này nên tai người
không nghe được. Siêu âm có tần số cao (sóng ngắn) có thể phân biệt được các
vật khác nhau dưới 1mm, còn những tia có tần số thấp hơn, sóng dài hơn thì khả
năng ấy kém hơn.
Siêu âm ghi hình bằng cách dùng năng lượng được phản hồi. Nó ứng
dụng nguyên lý sau: sự nhìn thấy bằng mắt và ghi nhận trên phim một vật thể là
nhờ ánh sáng bắt nguồn từ năng lượng được phản chiếu từ vật thể đó. Đầu dò có
chất áp điện đổi điện năng thành những xung động siêu âm và biến đổi siêu âm
(sóng phản hồi) thành điện năng. Vì vậy khi siêu âm dội lại vào đầu dò thì sinh
tín hiệu điện.
Sóng siêu âm phóng ra từ đầu dò nếu đi qua môi trường thuần nhất thì
chúng sẽ đi thẳng, nhưng sóng đó nếu tới mặt tiếp giáp giữa hai môi trường có
độ vang khác nhau sẽ tuân theo định luật phản xạ, khúc xạ như ánh sáng. Năng
lượng phản xạ tỷ lệ với tỷ trọng cấu trúc của môi trường nó đi qua và góc quét
của tia siêu âm trên cấu trúc đó.
Đầu dò thường xuyên phát sóng siêu âm theo lối cách quãng, mỗi khoảng
phát là một thời gian cực ngắn, khoảng 1microsec. Giữa các khoảng phát, đầu
dò lại thu sóng hồi âm biến thành tín hiệu điện.
Thay đổi của năng lượng phản chiếu trở về làm thay đổi tín hiệu điện, nó
được biểu diễn bằng sóng dao động có siêu độ thay đổi hay thành các chấm sáng
có cường độ khác nhau. Hình ảnh siêu âm là tập hợp các sóng đó hay các chấm
sáng đó.
Trong thiên nhiên một số loài vật có sự ghi hình bằng siêu âm theo
nguyên lý đã trình bày như: dơi, cá heo, cá voi...
Do không truyền được trong không khí nên siêu âm ít được ứng dụng
hằng ngày. Mãi đến thế chiến II, người ta mới áp dụng tính chất truyền được
trong nước của siêu âm vào việc phát hiện tàu ngầm, máy rà soát SONAR,
nhưng trong giai đoạn này, siêu âm là bí mật quân sự nên mãi tới năm 1956 mới
được ứng dụng vào y học.
Trong các thập niên 60, 70, siêu âm phát triển chậm vì gặp nhiều khó
khăn về kỹ thuật, hình ảnh siêu âm có sức thuyết phục kém. Đến thập niên 70,
80, nhờ sự phát triển của điện tử, điện toán nên hình ảnh siêu âm rõ ràng. Hiện
tại, máy điện toán là bộ não của siêu âm. Từ đó siêu âm y học phát triển không
ngừng vì nguồn siêu âm không độc hại và cho kết quả trung thực.
Các kĩ thuật khám siêu âm chia ra: Kiểu A (Amplitude), kiểu B
(Brightness), kiểu TM (Time Motion) và kiểu D (Dynamic), trong đó thiết bị
siêu âm cắt lớp kiểu B rất thích hợp và thuận tiện cho khám xét phần mềm.
Tóm lại, để thăm dò các cấu trúc phần mềm ở nông như phần mềm xương
khớp, da… cần dùng các đầu dò có các đặc điểm sau:
- Độ phân tán cao, vì các cấu trúc thăm dò có khoảng cách nhỏ;
- Độ phân tán đồng nhất từ da cho đến độ sâu 5-6 cm ;
- Thực hiện đễ dàng để đảm bảo đánh giá được hết tổn thương;
- Độ rộng của trường đủ để phân biệt rõ các cấu trúc.
Như vậy, hợp lý nhất là dùng đầu dò quét với tần số ít nhất 5 - 7,5 MHz
hoặc cao hơn nữa càng tốt. Có tác giả dùng đầu dò từ 20 đến 30 MHz. Cần thiết
phải đạt được tiêu cự cơ học có độ sâu 3-4 cm theo chiều dày của mặt phẳng cắt,
và một tiêu cự điện tử theo trục quét để đạt được độ phân tán có độ đồng nhất tối
đa có thể đạt được trong toàn bộ trường thăm dò.
Với tác dụng sinh học không độc hại dưới đây, siêu âm được áp dụng
trong điều trị:
- Tạo nên nhiệt lượng ở mặt phân cắt giữa hai cấu trúc khác nhau khi
chùm siêu âm đi qua. Vật lý trị liệu lợi dụng tính chất này trong điều trị đau
nhức xương khớp.
- Hiện tượng tạo khoảng trống giữa các phân tử của cấu trúc do chùm siêu
âm phóng qua, chùm siêu âm này càng mạnh, cấu trúc càng không bền bỉ. Tính
chất này, được áp dụng trong máy tán sỏi, cạo cao răng, dao mổ không chảy
máu...
Ở Việt Nam, siêu âm điều trị còn hạn chế do máy quá đắt nhưng siêu âm
chẩn đoán thì rất phát triển vì nó vô hại, khám được nhiều lần. Hơn nữa, khám
siêu âm linh động, cho lượng thông tin phong phú, có thể lưu trữ được.
Siêu âm được áp dụng để phát hiện các bệnh lý như sau:
Điểm qua một số bệnh lý phần mềm có thể thăm dò bằng siêu âm:
Các bệnh của cơ: Abcès cơ; bệnh lý cơ (myophathie) : bệnh Duchesne; thiếu
máu cục bộ cơ; các u cơ (lành hoặc ác tính); thoái hoá xơ; thoái hoá mỡ:
Bệnh lý về gân : Viêm gân, đứt gân (rất giá trị với các trường hợp viêm
quanh khớp vai).
Bệnh lý bao khớp và khớp : U nang màng hoạt dịch; kén thanh mạc;
nhiễm khuẩn khớp và kén thanh mạc ở khớp; phát hiện trật khớp háng ở trẻ mới
đẻ và nhũ nhi.
Bệnh lý các bộ phận khác : độ dày của da và mô dưới da để chẩn đoán,
theo dõi và để tiên lượng bệnh xơ cứng bì toàn thể.
II.3. Ở Việt Nam phương pháp này được sử dụng cho đối tượng gia súc
a. Siêu âm não: áp dụng thuận tiện ở gia súc non qua thóp để phát hiện tụ
máu não, não úng thủy, u não... tuy nhiên cũng được chỉ định ở gia súc lớn qua
khe khớp thái dương, siêu âm não cho biểu hiện gián tiếp của khối choáng chỗ ở
hai bán cầu.
b. Siêu âm mắt để phát hiện dị vật trong mắt, tìm dấu trong võng mạc, u
sau nhãn cầu, dấu phù gai thị trong tăng áp lực nội sọ.
c. Siêu âm tuyến giáp để biết có bướu giáp không.
d. Đối với tuyến vú, siêu âm giúp phát hiện sớm các khối u trong vú khi
còn quá nhỏ nên chưa sờ thấy và phần nào cho biết khối u đó lành hay ác tính
(ung thư).
e. Siêu âm động mạch cảnh, phát hiện mảng xơ vữa động mạch hay hạch
dọc động mạch cảnh; với siêu âm Doppler, có thể biết được tình trạng tưới máu
của động mạch cảnh.
f. Siêu âm lồng ngực phát hiện tốt bệnh lý thành ngực, màng phổi. Do
không truyền qua không khí nên vai trò của siêu âm hạn chế trong chẩn đoán
bệnh lý phổi. Tuy nhiên nó phát hiện dịch màng phổi sớm hơn X quang, giúp
phân biệt được viêm phổi và tràn dịch màng phổi. Đối với trung thất, siêu âm là
một chỉ định không thể thiếu trong bệnh lý tim mạch. Siêu âm giúp chẩn đoán
bệnh tim bẩm sinh ở gia súc non. Nó bổ sung cho X quang trong chẩn đoán u
trung thất vì nó phản ánh phần nào bản chất khối u.
g. Đối với bệnh lý thuộc ổ bụng, siêu âm hơn hẳn X quang trong chẩn
đoán bệnh của tạng đặc, tạng chứa dịch như gan, lách, tụy, đường mật, thận, hệ
niệu nói chung, tuyến tiền liệt bàng quang, dịch ổ bung, mạch máu như phình
hay dãn động mạch chủ bụng.
h. Về chuyên sản khoa , siêu âm là một chỉ định rất quan trọng:
Trong sản khoa:
- Siêu âm giúp chẩn đoán có thai sớm và chắc chắn;
- Chẩn đoán tuổi thai, theo dõi phát triển của thai;
- Phát hiện những bệnh lý khi mang thai như: thai ngoài tử cung, thai chết lưu,
nhau bong non.
- Giúp chẩn đoán di tật bẩm sinh của thai.
Trong sản khoa: Các bệnh lý được phát hiện nhờ siêu âm như: u xơ tử
cung, khối u buồng trứng, abcès phần phụ, ứ dịch trong vòi trứng, siêu âm còn
theo dõi sự phát triển của nang trứng trong điều trị vô sinh.
Ngoài ra siêu âm còn được áp dụng trong chấn thương chỉnh hình đối với
gân, cơ, xương, khớp.
Tóm lại siêu âm là một phương tiện chẩn đoán hiện đại giúp cho bác sỹ
thú y có thể phát hiện được bệnh một cách nhanh chóng và chính xác. Với đặc
tính linh động, vô hại và có thể khám nhiều lần, nhiều tạng phủ trong cùng một
lúc, con vật hoàn toàn thoải mái và an toàn.
III.
Kết luận:
Sóng siêu âm là dao động có áp lực theo chiều dọc. Sóng siêu âm không
lan truyền từ một điểm ra xung quanh như âm nghe thấy, mà nó lan truyền theo
hình thức một bó sóng. chính vì thế mà tác dụng trực tiếp của nó chỉ thấy được
trong phạm vi của bó sóng dày đặc ở phía dưới của đâu biến năng.
Điều này nói lên tính chất quan trọng của việc điều trị tại chỗ đối với các
quá trình bệnh lý. Sự phân bố các sóng siêu âm rất phức tạp, nhưng cường độ
lớn nhất vẫn tập trung ở tâm điểm của biến năng.
Sóng siêu âm, ở khía cạnh nào đó, là một dạng kích thích đối với cơ thể
con vật. Cho dù siêu âm có an toàn gấp nhiều lần chụp X-quang thì cũng không
thể lạm dụng phương pháp này, bất chấp hậu quả lâu dài.
Siêu âm giúp chẩn đoán nhanh, vì thế rất hiệu quả trong nhiều trường hợp
khẩn cấp. Máy đúng là “nhanh”, nhưng bệnh không phải lúc nào cũng “nhanh”.
Việc bệnh đến phòng siêu âm quá thường xuyên sẽ gây lãng phí vì bệnh không
diễn tiến nhanh đến mức được ghi nhận trên màn hình máy siêu âm trong
khoảng thời gian quá ngắn.