Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BT01 nguyễnphươngthuỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.82 KB, 16 trang )

Học phần: Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Thuỳ
Mã sinh viên: 13D140257
Lớp học phần: 1656ECOM1211
Giáo viên hướng dẫn: Trần Hoài Nam
Bài tập lớn: 01
Đề tài: Tập hợp và phân tích số liệu thông kê và dự báo về tình hình thương mại
điện tử của một khu vực (Châu Á, Châu Âu, Bắc Mĩ, Đông Nam Á,…) hoặc một
quốc gia trên Thế Giới.


Phụ lục
Phần mở đầu
Nội dung
I. Những lý luận cơ bản về thương mại điện tử
1. Khái niệm của thương mại điện tử
2. Lợi ích của thương mại điện tử
II. Phân tích số liệu thống kê tình hình thương mại điện tử tại Trung Quốc
1. Giới thiệu và tình hình thương mại điện tử của Trung Quốc
2. Quá trình phát triển thương mại điện tử Trung Quốc trong những năm qua.
III. Dự báo về thương mại điện tử của Trung Quốc trong những năm tới.
Kết luận
Tài liệu tham khảo


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời buổi công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công nghệ thông tin phát triển, thương
mại điện tử trở thành cầu nối giữ khách hàng và doanh nghiệp. Thương mại điện tử
giúp cho khách hàng dễ dàng và tiện lợi hơn trong việc mua hang hoá, và doanh nghiệp
cũng tiết kiệm được nhiều chi phí. Chính vì thế thương mại điện tử là sự lựa chọn tối
ưu của hầu hết người tiêu dung trên thế giới, và các doanh nghiệp đang dần thương mại


hoá việc mua bán trao đổi bằng điện tử. Trong thời gian gần đây nhiều kết quả thống kê
cho thấy, Trung Quốc đang sẵn sàng trở thành thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới
trong vòng vài năm tới.
Việc nghiên cứu thương mại điện tử Trung Quốc giúp ta có được cái nhìn sâu hơn về
cách thức họ quản lí nền kinh tế nói chung cũng như thương mại điện tử nói
riêng,chúng ta có thể biết được làm thế nào họ có được ngành thương mại điện tử lớn
mạnh đến như vậy và họ còn gặp phải những khó khăn nhược điểm nào, từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm đối với ngành thương mại điện tử còn non trẻ ở Việt Nam.


I. Những lý luận cơ bản về thương mại điện tử
1. Khái niệm của thương mại điện tử
Để nghiên cứu về thương mại điện tử của Trung Quốc trước hết chúng ta phải
hiểu thương mại điện tử là gì?
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “thương mại điện tử” nhưng tựu trung
lại có hai quan điểm lớn trên thế giới xin được nêu ra dưới đây.
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về Thương
mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL):
Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát
sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các
quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về
thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân
phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng
các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa
thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp
hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường
không, đường sắt hoặc đường bộ. Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại
điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng
hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử.
Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về Thương mại điện tử như sau: Thương mại

điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử.
Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh.
Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch
vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền
điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết
kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các
dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng


hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví
dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền
thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo).
Tóm lại, theo nghĩa rộng thì thương mại điện tử có thể được hiểu là các giao dịch
tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử; chuyển
tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại được thực
hiện thông qua mạng Internet. Các tổ chức như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra các khái niệm về thương mại điện tử theo
hướng này. Thương mại điện tử được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hóa
được bày tại các trang Web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Có thể nói rằng Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi
cách thức mua sắm của con người.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất,
quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận
cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet.
Khái niệm về Thương mại điện tử do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên
Hợp quốc đưa ra là: Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương
mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet.
2. Lợi ích của thương mại điện tử

Trước hết, TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất tại các văn phòng. Các văn phòng
không có giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm, chuyển giao tài
liệu giảm nhiều lần.
Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng
Internet/web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng,
catalogue điện tử trên các trang web không những phong phú hơn mà còn thường


xuyên được cập nhật so với các catalogue in ấn khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi
thời.
TMĐT qua Internet/web giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể
thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là quá trình từ quảng cáo, tiếp xúc
ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao hàng, thanh toán).
Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, bằng
khoảng 0,5% thời gian giao dịch qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng
5% chi phí giao dịch qua Fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh; chi phí thanh toán
điện tử qua Internet chỉ bằng 10%-20% chi phí thanh toán theo lối thông thường. Trong
hai yếu tố cắt giảm này, yếu tố thời gian đáng kể hơn, vì việc nhanh chóng thông tin
hàng hoá đến người tiêu dùng (mà không phải qua trung gian) có ý nghĩa sống còn
trong cạnh tranh kinh doanh.
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các nhân tố
tham gia vào quá trình thương mại. Thông qua mạng, các đối tượng tham gia có thể
giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau nhờ đó sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến
hành nhanh chóng và liên tục; tạo điều kiện tìm kiếm các bạn hàng mới, cơ hội kinh
doanh mới trên bình diện toàn quốc, khu vực và thế giới.
Xét trên bình diện quốc gia, trước mắt, TMĐT kích thích sự phát triển của ngành
công nghệ thông tin và đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế. Nhìn rộng hơn,
TMĐT tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá (digital economy).
Lợi ích này có một ý nghĩa đặc biệt đối với các nước đang phát triển, có thể tạo ra một
bước nhảy vọt, tiến kịp các nước trong một thời gian ngắn nhất.

Tóm lại, TMĐT đem lại những lợi ích tiềm tàng, giúp doanh nghiệp thu được
thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút
ngắn chu kỳ sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng, tạo điều kiện dành thêm
phương tiện cho mở rộng quy mô và công nghệ sản xuất.


II. Phân tích số liệu thống kê tình hình thương mại điện tử tại Trung Quốc
1. Giới thiệu và tình hình thương mại điện tử của Trung Quốc hiện nay.
Trong số các nền kinh tế mới nổi, sự hiện diện của thương mại điện tử ở Trung
Quốc tiếp tục được mở rộng. Với 384 triệu người sử dụng Internet, doanh số bán lẻ
của cửa hàng trực tuyến ở Trung Quốc đã tăng 36,6 tỉ USD năm 2009 và một trong
những lý do đằng sau sự tăng trưởng kinh ngạc là cải thiện độ tin cậy của khách hàng.
Các công ty bán lẻ Trung Quốc đã giúp người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn khi
mua hàng trực tuyến. Nền kinh tế kỹ thuật số đã trở thành một động cơ mạnh mẽ nhất
để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Trung Quốc và mức tăng trưởng của lĩnh vực này
đã cao hơn năm lần so với sức tăng GDP của Trung Quốc trong năm 2015. Theo một
nghiên cứu gần đây, mạng Internet có thể đóng góp 0,3-1 điểm phần trăm vào tốc độ
tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong giai đoạn 2013-2025. Số liệu chính thức cho
thấy Trung Quốc hiện là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới với doanh số
bán lẻ trực tuyến đạt 3.900 tỷ NDT (590 tỷ USD) trong năm 2015, tăng 33,3% so với
năm 2014.
Theo thống kê của hãng Barclays Capital, hoạt động bán lẻ trực tuyến đem về 121 tỷ
USD doanh thu tại Trung Quốc vào năm ngoái, tăng 66% so với năm 2010. Quy mô
của thị trường thương mại điện tử tại nước này được dự đoán sẽ tăng gấp 3 lần trong
vòng 3 năm tới, với danh số đạt 420 tỷ USD vào năm 2015, cao hơn 20% so với doanh
thu thương mại điện tử mà Mỹ dự đoán sẽ đạt được cùng thời gian đó.
Trung Quốc, theo ước tính, có 193 triệu người mua sắm trực tuyến, nhiều hơn tất cả
các nước khác trên thế giới. Tính tới năm 2015, trung bình mỗi người trong số này sẽ
tiêu 1.000 USD mỗi năm trên mạng – bằng với tốc độ tiêu thụ của 170 triệu người mua
sắm tại Mỹ. Tới lúc đó, thương mại điện tử có thể chiếm hơn 8% tổng doanh số bán lẻ

tại Trung Quốc, hãng nghiên cứu thị trường Boston Consulting Group dự đoán.
Một trong những nhân tố dẫn tới sự phát triển này là gia tăng tầng lớp trung lưu tại
Trung Quốc, từ 200 triệu lên 800 triệu người trong vòng 20 năm tới, theo Acquity
Group.


Sự lan truyền của dịch vụ Internet tốc độ cao do nhà nước trợ cấp và điện thoại kết nối
Internet đã gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng lên 513 triệu người – khoảng 40%
dân số. Chi phí truy cập Internet băng thông rộng trên đầu người tại Trung Quốc là 10
USD/tháng, so với 30 USD/tháng tại Ấn Độ và 27 USD/tháng tại Brazil.
Giá cước và độ tin cậy của các dịch vụ chuyển phát cũng được cải thiện, đặc biệt ở các
thành phố đô thị ven biển: Chi phí giao hàng mà các công ty Trung Quốc phải gánh
chịu chỉ bằng 1/6 so với các công ty của Mỹ, theo BCG. Ấn tượng hơn nữa, trung
tâm thương mại trực tuyến lớn của Trung Quốc là Taobao của Alibaba được ước tính
chiếm tới một nửa lượng bưu kiện vận chuyển tại nước này.
Theo một nghiên cứu do Acquity Group tiến hành hồi năm 2011, người Trung Quốc
mua sắm trực tuyến vì ba lý do chính: Thứ nhất, là khả năng lựa chọn hàng hóa rộng
hơn (một nghiên cứu của BCG cũng cho thấy 1/4 khách hàng tại đây mua hàng trên
mạng vì họ không tìm thấy sản phẩm cần mua ngoài cửa hàng thực). Thứ hai, trên
mạng dễ so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp: 65% người được hỏi nói rằng họ so
sánh giá cả trước khi mua. Cuối cùng, là do sự thuận tiện.
Tuy nhiên, thương mại điện tử vẫn còn là một ngành công nghiệp non trẻ tại Trung
Quốc. Mặc dù Trung Quốc có nhiều người mua sắm trên mạng hơn Mỹ, nhưng xét theo
tỷ lệ so với tổng số dân thì vẫn thấp hơn Mỹ: chỉ 14% dân số 1,3 tỷ người của Trung
Quốc tìm đến cửa hàng trực tuyến bán lẻ, trong khi có tới 54% dân số Mỹ lên mạng
Internet để “săn” hàng giá rẻ.
2. Quá trình phát triển thương mại điện tử Trung Quốc trong những năm qua.
Một trong những nước đang phát triển ở châu Á thành công trong việc phát triển
TMĐT là Trung Quốc.
Khái niệm TMĐT được đưa vào Trung Quốc năm 1993, và giao dịch trực tuyến đầu

tiên ở Trung Quốc được thực hiện vào năm 1996. Dự án đẩy mạnh phát triển TMĐT
giữa các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh thông tin hóa của nền kinh tế quốc dân được
bắt đầu thực vào năm 1998. Việc chuyển từ khái niệm sang thực hành của TMĐT bắt
đầu từ năm 1999. Mở rộng từ B2C đến C2C và B2B (nổi lên từ cuối năm 1999),
TMĐT đã thể hiện được vị trí quan trọng của mình ở Trung Quốc.


Tốc độ tăng trưởng Internet ở Trung Quốc thật đáng kinh ngạc. Theo CNNIC (Trung
tâm Internet Trung Quốc), tính đến 30 tháng 6 năm 2007 có 162.000.000 người sử
dụng Internet, số lượng Computer Hosts là 67.100.000, số lượng website là 1.311.600,
với tốc độ băng thông ra quốc tế là 312.342 Mbit/s. Các con số này đã lý giải vì sao
TMĐT ở đất nước đông dân nhất thế giới này phát triển nhanh chóng ngang tầm các
quốc gia phát triển về công nghệ.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng Internet ở Trung Quốc
Nguồn cung

Năm

Số người sử dụng

Dân số

% Dân số

2000

22.500.000

1.288.307.100


1,7%

cấp
ITU

2001

33.700.000

1.288.307.100

2.6%

ITU

2002

59.100.000

1.288.307.100

4,6%

ITU

2003

69.000.000

1.288.307.100


5,4%

CNNIC

2004

94.000.000

1.288.307.100

7,3%

CNNIC

2005

103.000.000

1.289.664.808

7,9%

CNNIC

2006

137.000.000

1.317.413.495


10,4%

CNNIC

Công ty IResearch vừa cho biết rằng tổng doanh số quảng cáo trực tuyến của Trung
Quốc đã vượt qua 3 tỷ Nhân Dân Tệ (NDT) trong năm 2005, tức khoảng 374 triệu
USD. Thị trường quảng cáo trực tuyến ở Trung Quốc hiện đang có tốc độ tăng trưởng
hàng đầu thế giới, với tổng doanh số năm 2005 là 3,13 tỷ NDT, tăng 77,1% so với năm
2004 và tăng đến 760% so với năm 2001. Tỷ lệ của quảng cáo trực tuyến trong tổng
doanh số quảng cáo đã tăng từ 0,5% trong năm 2001 lên 2,3% trong năm 2005.
Tổng doanh số quảng cáo trên mạng Sina đạt đến 680 triệu NDT, chiếm 21,7% thị
phần quảng cáo online Trung Quốc; mạng Sohu chiếm 15% thị phần; NetEase chiếm
8%; QQ chiếm 3,8% và TOM chiếm 2,2%. Tổng thị phần của 5 mạng lớn nhất Trung
Quốc này đã chiếm đến 53,4% thị phần quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc.


Quảng cáo về nhà đất, sản phẩm CNTT và dịch vụ trực tuyến là 3 lĩnh vực quảng cáo
đứng hàng đầu trong lĩnh vực quảng cáo. Riêng Samsung đã chi đến 60,35 triệu NDT
để quảng cáo cho các sản phẩm của mình, trở thành công ty đứng hàng đầu về số tiền
chi cho quảng cáo online tại Trung Quốc; tiếp sau là China Mobile với 41,1 triệu NDT
và NetEase với 39,13 triệu NDT. IResearch dự báo rằng quảng cáo trực tuyến ở Trung
Quốc trong năm 2006 sẽ đạt gần đến 5 tỷ NDT và sẽ lên tới 36,7 tỷ NDT (khoảng 4 tỷ
USD), vào năm 2010.
Theo số liệu của một cuộc nghiên cứu mới đây, doanh thu từ thương mại điện tử trong
năm 2005 của Trung Quốc đạt kỉ lục 553,1 tỉ Nhân Dân Tệ (NDT) (68,72 tỉ USD), tăng
58% so với năm 2004. Theo kết quả cuộc nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Phát
Tiển Internet Trung Quốc (China Internet Development Research Centre - CIDRC)
thuộc Học Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, thị trường khách hàng-với-khách hàng
(consumer-to-consumer - C2C) đã trở thành điểm nhấn của sự phát triển, với doanh thu

13,5 tỉ NDT (1,68 tỉ USD), gấp 3 lần năm 2004.
Năm 2005, trang web đấu giá nội địa Taobao.com có 70% người dùng của thị trường
C2C Trung Quốc, kiểm soát số giao dịch trị giá 9,7 tỉ NDT (1,2 tỉ USD), đánh bại chi
nhánh dịch vụ đấu giá eBay của Mỹ tại Trung Quốc, trở thành website C2C số 1 quốc
gia này nhờ đưa ra các dịch vụ miễn phí.
Sự phát triển của các hình thức thanh toán trực tuyến như Paypal và Alipay đã khiến
70% người mua hàng trực tuyến thích giao dịch trực tuyến hơn là trả tiền mặt. Tuy
nhiên, 43% người được hỏi vẫn còn băn khoăn về chất lượng hàng hóa trực tuyến và
các dịch vụ hậu mãi.
Khi nói về thương mại điện tử Trung Quốc chúng ta không thể không nói đến những
gương mặt điển hình trong thương mại điển tử.Ở đây chúng tôi muốn nói tới Jack Ma,
Jack Ma hiện được coi là ông trùm lớn nhất trong ngành kinh doanh công nghệ thông
tin ở Trung Quốc. Giới trẻ nước này từ vài năm nay đã tôn ông là thần tượng kinh
doanh của họ. Năm 1998 Alibaba được hình thành ở Trung Quốc, họ thành lập trang
web Alibaba.com, một cổng thông tin doanh nghiệp với doanh nghiệp để kết nối các


nhà sản xuất Trung Quốc với người mua ở nước ngoài. Năm 2002, công ty này bắt đầu
có lợi nhuận lần đầu tiên.
Và đặc biệt đó là mạng alibaba trong lĩnh vực “môi giới hôn nhân” trong thương mại
(là nơi các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, gặp gỡ và kí kết hợp đồng), trang Taobao
chuyên về đấu giá là đối thủ đã “giành lại TQ” trong lĩnh vực này từ tay ebay. Với
những cơ sở dữ liệu đầu tiên được xây dựng vào năm 1995, Jack Ma chỉ với 2000$ tạo
dựng lên trang web tiền thân mạng alibaba.com, rồi sau đó là Taobao. Đó là kể cả việc
Jack Ma và mạng Alibaba đã từng bị “đóng cửa” 2 năm (kể từ năm 1997) trong một
đợt “chống internet” của TQ, nó mở cửa trở lại vào 1999 và nhận được 25 triệu đô đầu
tư từ nước ngoài để xây dựng lên mạng Alibaba ngày nay.
Những gì mà Jack Ma đạt được với Alibaba.com đã được người Trung Quốc ghi nhận
chẳng kém gì tỉ phú giầu nhất thế giới Bill Gates, ông chủ của Microsoft. Jack Ma hiện
cũng đã trở thành một trong những tỉ phú Đôla của thế giới sau phi vụ bán lại 35% cổ

phần của công ty cho tập đoàn Yahoo. Đây là một phi vụ nổi tiếng đã thu hút sự quan
tâm bất thường của giới truyền thông trong năm 2005.
Cả Alibaba.com và Yahoo đều rất hài lòng với hợp đồng đã được ký kết của mình.
Theo đó, có thể biết rằng đây là một hợp đồng đầu tư có giá trị lớn nhất của một tập
đoàn nước ngoài vào thị trường Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông đều đưa tin
Jack Ma và Công ty Alibaba.com đã thu về 1,7 tỉ USD trong đó có 1 tỉ USD tiền mặt
để đổi lấy việc Yahoo nắm giữ 35% cổ phần của Alibaba.com cùng với 1 trong 4 ghế
thành viên quản trị của công ty.
Trong khi tập đoàn Yahoo, cũng của một ông chủ người Mỹ gốc Trung Quốc là Jerry
Yang, loan tin về một hợp đồng liên doanh thì ông chủ Jack Ma lại nói theo một chiều
hướng khác. Ông thông tin lại rằng đây không phải là một liên doanh “Joint Venture”
và khẳng định ban lãnh đạo cũ vẫn nắm toàn quyền kiểm soát Alibaba. Yahoo còn phải
đồng ý đưa các khách hàng của hệ thống chi nhánh Yahoo tại Trung Quốc về với
Alibaba.com. Jack Ma tự hào rằng như thế chính ông mới là người kiểm soát lại các chi
nhánh của Yahoo. Các chuyên gia tính rằng giá trị thật sự của hợp đồng mà Jack Ma đã
ký kết với Yahoo phải là 4 tỉ USD.


Được coi là thần tượng của lĩnh vực kinh doanh công nghệ cao nhưng điều đáng ngạc
nhiên là ông trùm kinh doanh Internet Jack Ma lại là một người ngoại đạo thật sự.
Chính bản thân Jack Ma cũng không hề giấu giếm điều này.
Theo ước tính của hãng nghiên cứu AK Kearney, phần lớn các giao dịch trực tuyến tại
Trung Quốc (85% tính tới năm 2009) là giao dịch giữa khách hàng với nhau. Xấp xỉ
90% những giao dịch này được thực hiện trên trang Taobao của Alibaba, thường xuyên
được miêu tả là “eBay của Trung Quốc”.
Giống như eBay, người mua trên Taobao có thể mua và bán hàng hóa mới cũng như cũ
với giá cố định hoặc có thể thương lượng, cũng như thông qua các danh sách đấu giá.
Không giống như eBay, hầu hết hàng hóa đều là mới, và không có chi phí mua bán và
giao dịch – phần lớn doanh thu của Taobao đến từ quảng cáo. Trong năm 2013, công ty
này sẽ thu về 716 tỷ USD thu nhập trước thuế và sẽ có giá trị lên tới 14,3 tỷ USD, theo

ước tính của Goldman Sachs.
Hình thức bán lẻ B2C (từ doanh nghiệp đến khách hàng) nhanh chóng trở thành chủ
đạo. AK Kearney ước tính, các giao dịch B2C sẽ chiếm 40% thị trường tính tới năm
2015.
Hiện nay, khoảng một nửa các giao dịch B2C diễn ra trên Taobao hoặc Tmall, một dịch
vụ khác của Alibaba. Tại đó, 50.000 thương nhân và 200.000 nhãn hiệu, bao gồm các
thương hiệu lớn của phương Tây như Nike, Gap..., đã thành lập cửa hàng. Không giống
như Taobao, Tmall thu phí giao dịch của các doanh nghiệp. Năm 2011, Tmall ước tính
đạt doanh số 16 tỷ USD, và BCG dự đoán con số này sẽ gấp đôi trong năm 2013.
Cùng với nhau, Taobao và Tmall chịu trách nhiệm về 81% các giao dich trực tuyến tại
Trung Quốc năm 2010. Mỗi phút có 48 ngàn sản phẩm được bán trên Taobao, nhiều
hơn số lượng bán ra của các cửa hàng truyền thống hàng đầu tại Trung Quốc.
Tham gia cuộc chơi còn có 360buy.com, một nhà bán lẻ đa nhãn hiệu thường được
miêu tả là Best Buy của Trung Quốc, là trang giao dịch B2C lớn thứ hai tại Trung
Quốc, thu được khoảng 5 tỷ USD doanh thu năm 2011. Ngoài ra, các nhãn hiệu khác
cũng thành lập cửa hàng trực tuyến để bán hàng trực tiếp cho khách hàng.


Theo một nghiên cứu khác của McKinsey, từ năm 2014 đến 2022, tỷ lệ tăng trưởng
hàng năm tiêu dùng cá nhân của giới trung lưu Trung Quốc là 22%. Khi Trung Quốc
đạt thu nhập trung bình, tiêu dùng cá nhân sẽ chuyển từ nhu cầu thiết yếu sang mua
sắm tùy ý. Điều này không ngạc nhiên, chúng ta có thể thấy một sự đột biến trong nhu
cầu đối với các thương hiệu quốc tế. Ví dụ, Levis, Uniqlo, và Esprit đều gặp phản ứng
thuận lợi tại thị trường Trung Quốc, cùng đạt doanh số bán hàng trực tuyến trong năm
2013 trên 100 triệu USD, theo Internet Retailer. Thương mại điện tử cho phép các công
ty khai thác lượng khách hàng ngày càng tăng này gần như ngay lập tức mà vẫn tăng
được sự hiện diện của thương hiệu. Hiện nay có hơn 700 triệu người dùng điện thoại
thông minh ở Trung Quốc, có nghĩa là hầu hết người tiêu dùng Trung Quốc đã sở hữu
một trung tâm mua sắm ngay trong túi mình. Theo TechInAsia, năm 2013 mua sắm
trên điện thoại di động đã đăng ký tăng trưởng 164% so với năm trước, và 69% người

tiêu dùng Trung Quốc đã thực hiện mua hàng từ điện thoại của họ, so với 45% ở những
người sử dụng điện thoại di động Mỹ. Người sử dụng di động có thể mua hàng thường
xuyên thông qua các ứng dụng như Alipay, một nền tảng thanh toán trực tuyến của
Alibaba, biết rằng tiền của họ sẽ được lưu ký cho đến khi họ xác nhận sự hài lòng đối
với các hàng hóa được giao.
III. Dự báo về thương mại điện tử của Trung Quốc trong những năm tới.
eMarketer, công ty nghiên cứu thị trường số 1 thế giới, vừa công bố báo cáo về tăng
trưởng thương mại điện tử trên toàn thế giới, trong đó khẳng định doanh thu bán lẻ trực
tuyến tại Trung Quốc sẽ có quy mô lớn nhất thế giới, bỏ xa đối thủ truyền kiếp là Mỹ.
Trung Quốc sẽ là thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới. Doanh số thương mại
điện tử bán lẻ 2016 của Trung Quốc dự kiến đạt 899,09 tỷ USD, chiếm 47% doanh thu
bán lẻ kỹ thuật số trên toàn thế giới. Theo dự báo bán lẻ toàn cầu do eMarketer vừa
công bố, trong năm 2016, Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành thị trường bán lẻ lớn
nhất của thế giới với tổng doanh số 4.886 tỷ USD so với mức 4.823 USD của Mỹ. Bên
cạnh đó, quốc gia đông dân nhất thế giới vẫn tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu thị trường
bán lẻ thương mại điện tử, đạt gần 900 tỷ USD. Với những lợi thế về mặt kỹ thuật và
người dùng, eMarketer dự báo phương thức mua hàng thực hiện bằng kỹ thuật số sẽ


chiếm 18% tổng doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong năm nay. Xu hướng mua hàng
trực tuyến tăng trưởng liên tục qua từng năm và đến 2020 sẽ đạt 2.416 tỷ USD. Quốc
gia này cũng chứng kiến sự bùng nổ chi tiêu qua điện thoại di động, vượt quá nửa
(55,5%) tổng doanh số thương mại điện tử và lên mức 68% vào năm 2020.
Nguyên nhân tăng trưởng đáng kinh ngạc của thị trường bán lẻ Trung Quốc, là do
“Trung Quốc đang áp dụng công nghệ linh hoạt hơn so với Mỹ” – eMarketer dẫn lời
nhà phân tích Monica Peart nói: “Người Trung Quốc ngày càng truy cập internet và sử
dụng dịch vụ mua sắm online nhiều hơn” Monica Peart nói thêm: Thói quen mua sắm
qua mạng của người dân hai nước cũng khác nhau, theo Monica Peart, trong khi người
Trung Quốc có thói quen mua hàng qua điện thoại di động thì người Mỹ lại sử dụng
máy tính. “Việc mua sắm qua điện thoại sẽ tiết kiệm thời gian và có thể diễn ra bất cứ

lúc nào,” Monica Peart cho biết.
Chính thói quen mua sắm online qua điện thoại là lời giải cho việc thành công trong
phân phối và tiêu thụ sản phẩm điện thoại của Xiaomi, Monica Peart lấy ví dụ. Báo cáo
của eMarketer cũng cho thấy nhu cầu mua sắm trực tuyến tại các vùng nông thông của
Trung Quốc đang tăng mạnh. Và đây chính là khu vực tăng trưởng tiềm năng của hoạt
động thương mại điện tử tại Trung Quốc.
Theo tính toán của eMarketer, Alibaba – một công ty có doanh thu từ thương mại điện
tử lớn nhất Trung Quốc – có khả năng kiếm gần 75 tỉ USD tại các vùng nông thôn
trong năm 2016.
Ngành thương mại điện tử ở Trung Quốc – thị trường có số lượng người dùng Internet
lớn nhất đồng thời là nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất trong số các nền kinh tế lớn
trên thế giới.
Theo nhận định của Chris Pu, Giám đốc đầu tư tại Intel Capital, trong dài hạn, vẫn còn
“room” để các công ty thương mại điện tử thành công ở đây. Tuy nhiên, con đường dẫn
đến thành công không phải là giá mà là sự trung thành. Ông tin rằng cuối cùng thì
người dân Trung Quốc sẽ có được lòng trung thành đối với sản phẩm và ông cho rằng
lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ có một tương lai tươi sáng.


KẾT LUẬN
Có thể nói thương mại điện tử Trung Quốc đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn
khiến cả thế giới phải ngạc nhiên, điển hình là tập đoàn Alibaba. Với chất lượng dịch
vụ tốt, số lượng khách hàng dăng kí sử dụng Alibaba ngày càng tăng lên. Alibaba.com
có hai website con là Alibaba International và Alibaba China.
Alibaba International hiện là cổng thương mại điện tử cho giao dịch giữa các doanh
nghiệp lớn nhất thế giới với 2.5 triệu người đăng ký sử dụng từ hơn 200 quốc gia. Mỗi
ngày, có hơn 500.000 người truy cập vào trang này. Nhờ website, một cơ sở sản xuất
đồ chơi quy mô gia đình của Trung Quốc cũng có thể bán hàng trực tiếp cho một công
ty Mỹ.
Tuy nhiên Trung Quốc không phải là không có những khó khăn nhất định đối với

ngành thương mại điện tử của mình.
Và qua việc nghiên cứu thương mại điện tử Trung Quốc,Việt Nam đã rút ra được
những bài học hết sức to lớn,từ đó tạo điều kiện phát triển thương mại điện tử lên một
tầm cao mới.Nhưng Việt Nam cũng có lối đi riêng của mình bởi hoàn cảnh kinh tế xã
hội điều kiện cơ sở hạ tầng của 2 nước la hoàn toàn khác nhau.


Tài liệu tham khảo
/> /> của Bộ Công Thương- Cục thương mại điện tử và
công nghệ thông tin



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×