Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu thành phần và phân bố của bộ nhện (araneae) trong hang động tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình (LV01926)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN THỊ THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VÀ
PHÂN BỐ CỦA BỘ NHỆN (ARANEAE)
TRONG HANG ĐỘNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA
PHONG NHA-KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN THỊ THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VÀ
PHÂN BỐ CỦA BỘ NHỆN (ARANEAE)
TRONG HANG ĐỘNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA
PHONG NHA-KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Đình Sắc



HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả của đề tài nghiên cứu trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kì
luận văn nào khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2016
Học viên

Trần Thị Thanh Bình


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Đình Sắc
(phòng Sinh thái môi trường đất, viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) –
người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn cơ sở đào tạo – trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các anh, chị trong
phòng Sinh thái môi trường đất, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp
đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Do trình độ còn hạn chế nên trong quá trình làm luận văn khó tránh khỏi

những thiếu sót, tôi rất mong sự chỉ bảo của quý thầy cô để có thể hoàn thiện
hơn nữa luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2016
Học viên

Trần Thị Thanh Bình


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT .......................................................... i
MỘT SỐ THUẬT NGỮ SINH HỌC ............................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..............................................................................3
4. Những đóng góp mới của đề tài ...........................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Giới thiệu chung về nhện ................................................................................4
1.2. Tình hình nghiên cứu nhện hang động trên thế giới và ở Việt Nam .........5
1.2.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................5
1.2.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................7
1.3. Khái quát về khu vực nghiên cứu – Vƣờn quốc gia Phong Nha-Kẻ
Bàng..........................................................................................................................9
1.3.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................9
1.3.2. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng ...................................................................9
1.3.3. Đặc điểm khí hậu ......................................................................................10
1.3.4. Tài nguyên đa dạng sinh học ....................................................................10

1.4. Khái quát về hang động ................................................................................12
1.4.1. Các khái niệm về hang động.....................................................................12
1.4.2. Hệ thống hang động của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ...............13
1.5. Khái quát về sinh vật sống trong hang động ..............................................14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......15
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................15
2.1.1. Đặc điểm hình thái học của nhện .............................................................15
2.1.2. Một số đặc điểm sinh thái, sinh học của nhện..........................................22
2.1.3. Tầm quan trọng thực tiễn của nhện ..........................................................24
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu....................................................................25
2.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................27


2.4. Phƣơng pháp và kỹ thuật nghiên cứu ........................................................28
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................28
2.4.2. Kỹ thuật sử dụng .......................................................................................28
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 31
3.1. Thành phần loài và số lƣợng cá thể nhện thu đƣợc trong khu vực nghiên cứu .......31
3.1.1. Danh sách thành phần loài và số lượng cá thể nhện thu được .................31
3.1.2. Đặc điểm nhận dạng của các họ nhện thu được .......................................36
3.1.3. Mô tả các loài định dạng sp. .....................................................................41
3.2. Sự phân bố của nhện ở các hang động và các vị trí khác nhau trong hang động ......52
3.2.1. Phân bố của các loài nhện ở các hang động khu vực nghiên cứu ............52
3.2.2. Phân bố của các loài nhện theo các khu vực khác nhau trong hang
động…… .............................................................................................................56
3.3. Đánh giá ảnh hƣởng của các hoạt động bởi con ngƣời đến đa dạng nhện
trong hang động và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và
quản lý bền vững hang động khu vực nghiên cứu ............................................58
3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động bởi con người đến đa dạng nhện
trong hang động ..................................................................................................58

3.3.2. Các nhân tố làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hang động .........................60
3.3.3. Khuyến nghị một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bền
vững hang động khu vực nghiên cứu .................................................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 63
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ............................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 66
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 71


i

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

ALE

Mắt bên phía trước

ALS

Bộ phận nhả tơ bên phía trước

AME

Mắt giữa phía trước

cs

Cộng sự

IUCN


Tổ chức Bảo tồn liên quốc gia

MLE

Mắt bên phía sau

PME

Mắt giữa phía sau

PMS

Bộ phận nhả tơ giữa phía sau

PLS

Bộ phận nhả tơ bên phía sau

VQG

Vườn quốc gia


ii

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SINH HỌC
1
2
3

4
5
6
7
8

Abdomen
Anal turbercle
Anterior lateral spinnerets (ALS)
Anterior lateral eyes (ALE)
Anterior median eyes (AME)
Artrium
Booklung
Bulbus

9
10
11
12

Carapace
Cephalothorax
Chelicera

Phần bụng của nhện
Hậu môn
Bộ phận nhả tơ bên phía trước
Mắt bên phía trước
Mắt giữa phía trước
Khoang ngoài của thể giao cấu con cái

Cơ quan hô hấp của nhện
Phần (khối) cấu trúc phức tạp của bộ
phận sinh dục đực
Tấm lưng của giáp đầu ngực
Phần giáp đầu ngực
Chân kìm

Claw

Móng vuốt

13 Clypeus
14 Copulatory
15 Coxa

Khoảng từ mắt tới chân kìm
Thể giao cấu

16
17
18
19
20

Tấm nhả tơ
Mặt trên của đốt cuối râu nhện đực
Chỉ loài nhện không có tấm nhả tơ
Môi trên
Cơ quan sinh dục của nhện có thể
sinh dục ngoài

Đốt đùi
Rãnh (hố) trên tấm lưng ngực của nhện
Cơ quan sinh dục của nhện thiếu thể
sinh dục ngoài
Môi dưới
Xúc biện
Đốt cổ chân
Chân xúc giác
Đốt đầu gối

Cribellum (Cribellate)
Cymbium
Ecribellum (ecribellate)
Endite
Entelegyne

21 Femur
22 Fovea
23 Haplogyne
24
25
26
27
28

Labium
Male palp
Metatarsus (metatarsi)
Palp
Patella


Đốt háng


iii

29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

Posterior lateral eyes (MLE)
Posterior median eyes (PME)
Posterior lateral spinnerets (PLS)
Posterial median spinnerets (PMS)
Scopula
Sperm duct
Spermathecae
Spinnerets
Sternum
Tarsus (Tarsi)

Tibia
Trochanter
Uterus

Mắt bên phía sau
Mắt giữa phía sau
Bộ phận nhả tơ bên phía sau
Bộ phận nhả tơ giữa phía sau
Chùm lông
Ống dẫn tinh
Túi nhận tinh
Bộ phận nhả tơ
Tấm bụng ngực
Đốt bàn chân
Đốt ống chân
Đốt chuyển
Tử cung (nhện cái)


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái bên ngoài của nhện: mặt lưng ....................................... 16
Hình 1.2. Hình thái bên ngoài của nhện: mặt bụng ....................... ................ 16
Hình 1.3. Mắt nhện, nhìn mặt trước .............................................................. 18
Hình 1.4. Chân xúc giác (Palp) của nhện ..................................................... 19
Hình 1.5. Hình thái bên ngoài và cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dục đực (Male palp) ..... 20
Hình 1.6. Cơ quan sinh dục của nhện cái ...................................................... 21
Hình 2.1. Bản đồ các hang động nghiên cứu................................................. 27
Hình 2.2. Các kỹ thuật thu thập mẫu vật……………………………………29

Hình 3.1. Biểu đồ mô tả số giống, số loài và số lượng cá thể của các họ nhện
ghi nhận được tại các hang động nghiên cứu ................................................ 36
Hình 3.2. Coelotes sp. (mặt lưng) ................................................................. 41
Hình 3.3. Pholcus sp. (mặt lưng) .................................................................. 42
Hình 3.4. Leptoneta sp. (mặt lưng) ............................................................... 43
Hình 3.5. Telema sp. (mặt lưng) ................................................................... 44
Hình 3.6. Sinopoda sp. (mặt lưng) ................................................................ 45
Hình 3.7. Lehtinenia sp. ............................................................................... 46
Hình 3.8. Ctenus sp. (mặt lưng) .................................................................... 47
Hình 3.9. Gnaphosa sp. (mặt lưng) ............................................................... 48
Hình 3.10. Orchestina sp. (mặt lưng) ........................................................... 49
Hình 3.11. Gongylidioides sp. (mặt lưng) ..................................................... 50
Hình 3.12. Patu sp. (mặt lưng) ..................................................................... 51
Hình 3.13. Biểu đồ mô tả số loài và số cá thể nhện ....................................... 54
Hình 3.14. Biểu đồ mô tả tỉ lệ số cá thể nhện thu được tại mỗi nhóm hang động .......... 55
Hình 3.15. Biểu đồ mô tả số lượng loài của các nhóm nhện ......................... 57


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Thành phần và số lượng cá thể nhện trưởng thành thu được từ các
hang động nghiên cứu .................................................................................. 33
Bảng 3.2. Số loài và số cá thể nhện ghi nhận được tại các hang động nghiên
cứu ............................................................................................................... 52
Bảng 3.3. Số lượng cá thể và số loài nhện thu được theo các vị trí khác nhau
trong hang động ........................................................................................... 56



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhện là một trong những nhóm động vật chân khớp cổ, có tính đa dạng
sinh học cao, phân bố rộng khắp và phổ biến ở hệ sinh thái trên cạn. Việc
nghiên cứu đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thành phần loài nhện nói
riêng ở nhiều sinh cảnh khác nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá
chất lượng môi trường tại vùng nghiên cứu. Theo nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học như Clause (1986), Foelix (1996), Maelfaitl (1997),... nhện được coi
là một trong những sinh vật chỉ thị tốt để so sánh đặc điểm sinh thái của các
khu hệ có điều kiện môi trường khác nhau và đánh giá ảnh hưởng của môi
trường lên hệ sinh thái.
Khu hệ nhện Việt Nam được đánh giá có mức đa dạng sinh học cao,
nhưng chưa được tập trung nghiên cứu. Trong những năm gần đây đã có một
số công trình nghiên cứu về nhện. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ chủ
yếu tập trung trên một số cây trồng nông nghiệp; các nghiên cứu về nhện ở
các sinh cảnh rừng tự nhiên, đặc biệt là các nghiên cứu về nhện hang động
còn rất ít.
Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những điểm
nóng về đa dạng sinh học, với nhiều giống mới, loài mới và đặc hữu cho khu
vực liên tục được phát hiện và công bố. Tại đây, Phạm Đình Sắc và cs mới có
vài khảo sát ban đầu về động vật chân khớp hình nhện trong một số hang
động như động Tiên Sơn, Thiên Đường, hang Tối... VQG Phong Nha-Kẻ
Bàng có hệ thống hơn 300 hang động lớn nhỏ với tổng chiều dài trên 80 km
nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm
được khoảng 20 km [8]. Đặc biệt, việc ghi nhận hệ thống hang Sơn Đoòng là
hang động lớn nhất thế giới cho thấy mức độ hùng vĩ của hệ thống hang động
ở Phong Nha-Kẻ Bàng và tiềm năng khoa học to lớn còn chưa được khám


LV Thạc sĩ Sinh học – CN Động vật học

Trần Thị Thanh Bình – K18


2

phá. Vì vậy, việc phát hiện và mô tả các taxon mới cho khoa học nhằm chứng
minh tính chất đặc hữu của khu hệ động vật chân khớp ở đất trong hang động
tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng là việc làm cấp thiết, làm sáng tỏ giá trị tiềm ẩn
của đa dạng sinh học ở Phong Nha-Kẻ Bàng nói riêng và Việt Nam nói
chung.
Do nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, hệ thống hang động ở
Phong Nha-Kẻ Bàng đã và đang được khai thác, phục vụ các hoạt động du
lịch. Sự xuất hiện của khách du lịch tác động không nhỏ đến hệ sinh thái hang
động, không chỉ phá vỡ cấu trúc tự nhiên của hang mà còn ảnh hưởng đến khu
hệ động vật sống trong hang động. Các tác động của con người có thể làm suy
giảm quần thể hình nhện sống chuyên biệt trong hang, thay vào đó sẽ xuất
hiện những loài xâm lấn ngoại lai, làm mất đi giá trị đặc trưng về đa dạng sinh
học hang động. Nhiều loài nhện đang có nguy cơ biến mất nếu không được
bảo tồn. Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu đa dạng của nhện trong hang
động khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng, đánh giá sự ảnh hưởng của các tác động
bởi con người đến khu hệ chân khớp trong hang động là cơ sở đề xuất các giải
pháp quản lý hang động để bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học hang động là
rất cần thiết.
Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành
phần và phân bố của bộ nhện (Araneae) trong hang động tại vườn quốc gia
Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định thành phần loài và số lượng cá thể nhện thu được trong hang

động khu vực VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.
- Xác định sự phân bố của nhện ở các hang động ở khu vực nghiên cứu
và các khu vực khác nhau trong hang động.

LV Thạc sĩ Sinh học – CN Động vật học

Trần Thị Thanh Bình – K18


3

- Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động bởi con người đến đa dạng nhện
trong hang động và đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và
quản lý bền vững hang động khu vực nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Lần đầu tiên nghiên cứu về đa dạng nhện trong hang động tại khu vực
Phong Nha-Kẻ Bàng, đề tài đưa ra bức tranh khái quát về khu hệ nhện trong
hang động ở khu vực nghiên cứu, bao gồm tính đặc hữu cho khu vực thể hiện
bởi sự ghi nhận mới, và các taxon mới cho khoa học.
Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động bởi con người
đến khu hệ nhện trong hang động góp phần làm cơ sở đề xuất các giải pháp
quản lý hang động để bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học hang động trong
khu vực.
- Có được bộ mẫu vật nhện thu được trong hang động khu vực nghiên
cứu phục vụ công tác nghiên cứu về phân loại học và giảng dạy ở Việt Nam.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Lần đầu tiên đưa ra danh sách cập nhật các loài nhện gồm 25 loài, 20
giống, 14 họ tại 21 hang động thuộc VQG Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng

Bình.
- Ghi nhận mới cho khu hệ Việt Nam 2 loài và có 11 loài chưa được định
tên, có thể là loài mới cho khoa học.

LV Thạc sĩ Sinh học – CN Động vật học

Trần Thị Thanh Bình – K18


4

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về nhện
Bộ nhện (Araneae) thuộc lớp hình nhện (Arachnida), ngành động vật
chân khớp (Arthropoda). Bộ nhện chiếm ưu thế về số lượng loài và số lượng
cá thể trong 10 bộ của lớp hình nhện (bao gồm: Amblypygi: bộ nhện roi,
Araneae: bộ nhện, Opiliones: bộ chân dài, Palpigradi: bộ nhện đuôi roi nhỏ,
Pseudoscorpiones: bộ giả bọ cạp, Ricinulei: bộ nhện ve mũ đầu, Schizomida:
bộ bọ cạp đuôi ngắn, Scopionoides: bộ bọ cạp, Solifugae: bộ bọ cạp gió,
Thelyphonida: bộ bọ cạp đuôi roi) [4].
Theo số liệu thống kê mới nhất, trên thế giới đã ghi nhận được 46055
loài nhện thuộc 3935 giống của 114 họ nhện [59]. Trong số các loài nhện đã
ghi nhận được trên thế giới hiện nay, có 36 loài được ghi vào danh lục sách đỏ
của IUCN [4]. Cho đến nay, Việt Nam đã ghi nhận được 491 loài thuộc 219
giống của 43 họ nhện [4].
Việc đặt tên khoa học cho nhện được bắt đầu từ năm 1757, tác giả Ovid
và Clerek đã đưa ra tên của bộ nhện là Araneae và Aranei. Đến năm 1801,
Latreille đưa ra tên bộ nhện là Araneida. Năm 1862, Dallas cũng nêu ra tên
của bộ nhện là Araneida. Năm 1938, Bristowe đưa tên bộ nhện là Araneae và

tên này được sử dụng cho đến ngày nay [59].
Theo Platnick (2014), căn cứ vào số đôi phổi sách (Booklung) thuộc cơ
quan hô hấp và số cặp núm nhả tơ (Spinnerets) thuộc bộ phận nhả tơ, bộ nhện
được chia thành 2 phân bộ:
 Mygalomorphae: Có 2 đôi phổi sách và 2 cặp núm nhả tơ.
 Araneomorphae: Có 1 đôi phổi sách và 3 cặp núm nhả tơ.
Ở Việt Nam, nhện phân bố khắp nơi. Các loài phổ biến như Theridon
rufipes, Heteropoda pressula, Menemerus bivitatus thường gặp trong nhà.
Nhện tơ vàng (Nephila maculata), nhện gai (Gasteracantha propingua), nhện
LV Thạc sĩ Sinh học – CN Động vật học

Trần Thị Thanh Bình – K18


5

sừng (Gasteracantha arculata) thường gặp trong rừng. Loài Latouchia
cunicularia, Avicularia sp. (nhện hốc) thường gặp trong hang hốc phía nam.
Loài Salticus manducator có hình dạng giống kiến [1].
1.2. Tình hình nghiên cứu nhện hang động trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu trên thế giới
Được bắt đầu nghiên cứu từ cuối thế kỷ 18 (Barrion và Litsinger, 1995)
nhưng thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 mới là giai đoạn có hàng loạt các nghiên
cứu chi tiết cũng như các công trình công bố loài mới ngày càng nhiều, được
đánh giá là thời kỳ hoàng kim của phân loại học về nhện [14].
Dofour – tác giả người Pháp, được cho là người đầu tiên sử dụng các
hình vẽ chi tiết về hình thái học của nhện để mô tả so sánh, ghi nhận loài mới
với 12 bài báo có giá trị công bố loài mới từ năm 1820 đến 1831.
Blackwall, một trong những cha đẻ của ngành nhện học, có nhiều công
trình quan trọng đến họ Araneidae, một họ lớn của bộ nhện có nhiều đại diện

ở vùng nhiệt đới. Đặc biệt vào năm 1841, ông là người đầu tiên đề nghị sử
dụng mắt nhện để định loại đến loài, đặc điểm phân loại mà những nhà khoa
học trước đó chưa có ai đề cập đến.
Ở khu vực Đông và Đông Nam Á, từ năm 1841, Walokenaer đã mô tả
chi tiết 22 loài nhện chăng lưới thuộc 2 giống: Epeira (11 loài) và Plectanna
(11 loài) của 2 họ Araneidae và Tetragnathidae ở Philippine trong 2 quyển
của bộ “ Historie Naturelle des Insects Aptères” . Tiếp theo đó các công trình
nghiên cứu khu hệ nhện ở các quốc gia khác: Nhật Bản (Karsch, 1897;
Kishida, 1914); Malaysia (Pocock, 1892; Thorell, 1890s).
Trong những năm gần đây, số lượng các loài nhện được ghi nhận ở
khu vực này gia tăng. Murphy và Murphy (2000) đã đưa ra danh sách các loài
nhện đã ghi nhận được tại các nước khu vực Đông Nam Á, sắp xếp theo thứ
tự số lượng loài đã ghi nhận được từ cao đến thấp là: Indonesia (660 loài),

LV Thạc sĩ Sinh học – CN Động vật học

Trần Thị Thanh Bình – K18


6

Malaysia (463 loài), Myanma (455 loài), Philipine (426 loài), Singapo (308
loài), Việt Nam (230 loài), Thái Lan (156 loài) [35]. Năm 2009, hai tác giả
Norma-Rashid và Daiqin Li đã đưa ra danh sách chỉ còn 425 loài thuộc 42 họ
và 238 giống được ghi nhận ở bán đảo Malaysia [37].
Trong số các loài nhện trên thì đã ghi nhận được trên thế giới hiện nay
có 15 loài đã được ghi vào sách đỏ của IUCN (2002) [61]
Trong hang động, nhện là nhóm động vật chân đốt chiếm ưu thế về số
loài và số lượng cá thể so với tất cả các nhóm động vật khác. Những nghiên
cứu đầu tiên về khu hệ hình nhện sống trong hang động được tiến hành ở

Nam Phi. Năm 1964, Lawrence đã đưa ra danh sách đầu tiên về 21 loài hình
nhện sống trong hang động ở Nam Phi, trong đó có 17 loài nhện Araneae, 3
loài Opiliones và 1 loài Pseudoscorpiones [11]. Tiếp đó là công bố của
Newlands (1975) với sự ghi nhận và phân bố của giống nhện Loxosceles (họ
Sicariidae) [11].
Trong các năm 1989 và 1991, Welbourn đã điều tra về động vật không
xương trong hang động tại công viên quốc gia Kartchner Cavern, Arizona và
đã ghi nhận 38 loài nhện, trong đó bao gồm 4 loài chuyên biệt sống trong
hang, 19 loài được tìm thấy cả trong và ngoài hang (Troglophiles), và 15 loài
vãng lai (Accidental) [19].
Những cuộc điều tra có hệ thống và toàn diện đã được tiến hành năm
1986 và 1997 với toàn bộ hệ thống 22 hang động tại công viên Horne ở
Vancouver thuộc Canada; đã đưa ra danh sách 191 nhóm loài động vật không
xương sống, trong đó có ít nhất 10 loài nhện mới cho khoa học [40]. Các vùng
cửa hang là những vùng có độ đa dạng loài cao nhất và tương đồng với môi
trường bên ngoài nhất về ánh sáng, độ ẩm. Vùng chuyển tiếp với các nhóm
loài thuộc bộ Diptera chiếm ưu thế, tiếp đó là bộ nhện Aranae và bộ cánh
cứng Coleoptera. Ở vùng tối, các nhóm loài thuộc bộ nhện Araneae,

LV Thạc sĩ Sinh học – CN Động vật học

Trần Thị Thanh Bình – K18


7

Colembola, Symphyla chiếm ưu thế, tiếp theo là Diplura, Acarina, Diptera
[40].
Kết quả điều tra đa dạng nhện hang động ở Nam Phi do hội điều tra
hang động quốc gia của Nam Phi tiến hành năm 2000 ở 34 hang động đã đưa

ra danh sách gồm 44 loài thuộc 33 giống, 21 họ. Trong số các loài thu thập
được chỉ có 10 loài được coi như nhóm thực sự sống trong hang (Troglobite),
18 loài được tìm thấy cả trong và ngoài hang (Troglophile), 15 loài dùng hang
làm nơi trú ẩn, hay còn gọi là loài vãng lai (Accidental) được tìm thấy chủ yếu
ở ngoài vùng cửa hang [11].
Thời gian gần đây, hình nhện trong hang động đã được tập trung khám
phá. Trong 5 năm từ 2006-2011, đã có trên 100 loài hình nhện mới cho khoa
học được tìm thấy trong hang động của Trung Quốc [32]. Đặc biệt 1 họ nhện
mới đã được phát hiện trong hang động tại vùng Klamath-Siskiyou thuộc
California, Hoa Kỳ [49].
Các nghiên cứu bởi Howarth (1983), Reddell (2005), Barr và Holsinger
(1985) đã chỉ ra rằng: các loài nhện chuyên sống trong hang động có hình thái
rất đặc trưng như giảm thiểu số lượng mắt (ví dụ các loài nhện sống ngoài tự
nhiên thường có 8 hoặc 6 mắt, nhện sống chuyên biệt trong hang động được
tìm thấy có 2 mắt hoặc có loài không có mắt), và khác biệt về màu sắc cơ thể
(màu nhạt và nhiều loài có màu trắng) [15], [28], [43]. Quần thể nhện trong
hang động sống cô lập với bên ngoài, và rất mẫn cảm với những tác động của
con người đến nơi sống của chúng [28], [41]. Nhiều loài hình nhện ghi trong
sách đỏ của IUCN là những loài được tìm thấy trong hang động [4].
1.2.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Theo Zabka: Simon (1886, 1896, 1903, 1904, 1906, 1908) và Hogg
(1922) đã cho công bố những công trình nghiên cứu đầu tiên về nhện ở Việt
Nam. Hai tác giả trên đã công bố ra 20 loài nhện mới cho khoa học được phát
hiện ở Việt Nam [27]. Đến năm 1985, Zabka đã công bố danh sách 100 loài
LV Thạc sĩ Sinh học – CN Động vật học

Trần Thị Thanh Bình – K18


8


nhện nhảy Salticidae, trong đó bao gồm 51 loài và 8 giống mới cho khoa học
được ghi nhận ở Việt Nam [55]. Các tác giả nước ngoài khác như Ono và cs
đã phát hiện 7 loài nhện mới cho khoa học thuộc các họ Zodaridae và
Liphistidae [38], [39].
Nghiên cứu về đa dạng động vật không xương sống trong hang động,
đặc biệt là nhện trong hang động là một hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam.
Khu hệ nhện ở các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam còn rất
ít được nghiên cứu. Tại VQG Ba Bể, Phạm Đình Sắc (2003) bước đầu công
bố danh sách 82 loài thuộc 23 họ nhện [5]. Một vài khảo sát sơ bộ đầu tiên về
hình nhện trong hang động của Việt Nam bởi Phạm Đình Sắc và cộng sự tại
một số khu vực phía Bắc Việt Nam đã ghi nhận được nhiều loài nhện mới cho
khoa học, trong đó, đã công bố 25 loài mới cho khoa học [33], [42], [52],
[56]. Công bố đầu tiên về nhện trong hang động bởi Lin, Li và Phạm (2009),
các tác giả đã mô tả 6 loài nhện mới cho khoa học phát hiện trong hang động
ở VQG Cúc Phương (Ninh Bình) và VQG Cát Bà (Hải Phòng) [54]. Sau đó,
một số khảo sát về nhện trong hang động đã được tiến hành ở một số khu vực
bao gồm Quảng Bình, Quảng Ninh, Phú Thọ, Bắc Kạn. Kết quả của các đợt
khảo sát này đã phát hiện ra nhiều loài mới cho khoa học, trong đó, đã công
bố 19 loài nhện mới cho khoa học [51].
Những nghiên cứu bước đầu về khu hệ động vật chân khớp hang động ở
VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ của tác giả Phạm Đình Sắc và Phùng Thị Hồng
Lưỡng đã cho thấy có 8 bộ động vật chân khớp trên mặt nền hang, trong đó
có nhện (Araneae) và chân dài (Opiliones) thuộc lớp hình nhện (Arachnida).
Đồng thời tác giả cũng đưa ra bảng phân bố của các bộ tại các vùng trong
hang (vùng sáng, vùng chuyển tiếp và vùng tối) [3].
Tại Phong Nha-Kẻ Bàng, Phạm Đình Sắc và cs đã có một vài khảo sát
ban đầu về động vật chân khớp hình nhện trong động Thiên Đường và hang
Bảy Tầng. Kết quả bước đầu đã công bố 3 loài nhện mới cho khoa học (Phạm,


LV Thạc sĩ Sinh học – CN Động vật học

Trần Thị Thanh Bình – K18


9

2015). Ba loài nhện mới thuộc họ Pholcidae được mô tả dựa trên các mẫu vật
thu thập được ở trong hang Tượng, động Thiên Đường và hang Bảy Tầng.
Nghiên cứu bước đầu về nhện trong hang động khu vực VQG Phong Nha
Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình, tác giả Phạm Đình Sắc và cs đã chỉ ra rằng khu hệ
nhện hang động tiềm ẩn nhiều điều mới lạ, cần khám phá [6].
1.3. Khái quát về khu vực nghiên cứu – VQG Phong Nha-Kẻ Bàng
1.3.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tọa độ từ 17°21′ tới 17°39′ vĩ
Bắc và từ 105°57′ tới 106°24′ kinh Đông, nằm trong địa bàn các xã Tân
Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình [8].
VQG Phong Nha-Kẻ Bàng cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về
phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Bắc.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tổng diện tích là 85.754 ha, bao
gồm:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 64.894 ha
Phân khu phục hồi sinh thái: 17.449 ha
Phân khu dịch vụ hành chính: 3.411 ha.
1.3.2. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
Hệ thống hang động tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành do
những kiến tạo địa chất xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng cách đây
hơn 400 triệu năm vào thời kỳ Đại Cổ sinh.
Phong Nha-Kẻ Bàng có một cấu trúc địa chất phức tạp, với lịch sử phát

triển vỏ Trái Đất từ kỷ Ordovic. Điều này đã tạo ra 3 loại địa hình và địa mạo.
Một trong số đó là các kiến tạo không phải karst với các ngọn núi thấp tròn
với các thềm (địa chất) đất tích tụ mài mòn dọc theo các thung lũng sông
Son và sông Chay và tại các mép khối núi đá vôi trung tâm. Loại kiến tạo lớn

LV Thạc sĩ Sinh học – CN Động vật học

Trần Thị Thanh Bình – K18


10

khác là các kiến tạo karst có đặc trưng là các karst nhiệt đới cổ chủ yếu là
từ Đại Trung sinh, nhưng 2/3 của khu vực này là karst từ Đại Tân sinh. Đá vôi
chiếm một diện tích khoảng 200.000 ha. Quá trình kiến tạo karst đã tạo ra
nhiều đặc điểm như các sông ngầm, các động khô, các động bậc thang, động
treo, động hình cây và động cắt chéo nhau. Các động có sông được chia thành
9 động của hệ thống Phong Nha đổ vào sông Son và 8 động của hệ
thống động Vòm đổ vào sông Chay [8].
Về thổ nhưỡng, khu vực Phong Nha có nhiều hoại đất hình thành từ các
nguồn đá mẹ khác nhau. Đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng trên núi đá vôi, đất
feralit vàng trên đá macma axit, đất feralit vàng nhạt và đất phù sa bồi tụ ven
sông [8].
1.3.3. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu ở vườn quốc gia này mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-25°C.
Lượng mưa trung bình hàng năm đo được là 2000-2500mm, với 88%
lượng mưa trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12. Độ ẩm tương đối
là 84% [8].
1.3.4. Tài nguyên đa dạng sinh học

Đa dạng hệ thực vật
Theo số liệu thống kê mới nhất, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là
rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trưng
như: nghiến (Burretiodendron

hsienmu), chò

đãi (Annamocarya spp.), chò

nước (Plantanus kerii)... Hệ thực vật VQG Phong Nha-Kẻ Bàng tổng số có
2393 loài 822 chi và 174 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch; trong đó
có 38 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới,
13 loài đặc hữu Việt Nam [7], [8].

LV Thạc sĩ Sinh học – CN Động vật học

Trần Thị Thanh Bình – K18


11

Đa dạng hệ động vật
Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong
tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới.
Đa dạng khu hệ thú
Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10
bộ. Có 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở
Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Có 3 loài đặc hữu của dãy
Trường Sơn là Voọc Hà Tĩnh, Chà vá chân nâu và vượn bạc má. Trong đó có
1 phân loài Voọc Hà Tĩnh là đặc hữu hẹp chỉ tìm thầy ở khu vực vùng núi đá

vôi Phong Nha-Kẻ Bàng và vùng phụ cận [8].
Đa dạng khu hệ chim
Nơi đây cũng được biết đến như một trong 200 vườn chim quan trọng
toàn cầu. IUCN bước đầu xác định khu hệ chim có 385 loài thuộc 57 họ và 18
bộ, trong đó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm
trong Sách đỏ thế giới như niệc cổ hung, gà lôi mào trắng, gà lôi lam đuôi
trắng, giẻ cùi vàng, khướu mun đá... [7], [8].
Đa dạng khu hệ lưỡng cư và bò sát
Bò sát ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng đã xác định được 60 loài của 15 họ,
2 bộ [7].
Đa dạng khu hệ động vật có xương sống ở nước (cá)
Thành phần loài cá tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng là 118 loài và phân
loài, phân bố trong 25 họ, 9 bộ. Các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa
học Nga thuộc Viện Động vật hoang dã Sant-Peterburg, các nhà khoa học Đức
của Vườn thú Köln đã phát hiện thêm tại vườn quốc gia này hơn 100 loài mới
trong khu hệ cá. Mười loại cá chưa từng thấy ở Việt Nam đã được phát hiện ở
vườn quốc gia này [7].

LV Thạc sĩ Sinh học – CN Động vật học

Trần Thị Thanh Bình – K18


12

Đa dạng khu hệ động vật không xương sống
Hệ động vật không xương sống ở cạn ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng đa
dạng và phong phú, trong đó lớp côn trùng (Insecta) có 360 loài, 38 họ, 11 bộ,
trong đó bộ cánh vảy (Lepidoptera) là đa dạng nhất với 270 loài và 11 họ [7].
Năm 2010, một loài bọ cạp mới có tên khoa học là Vietbocap canhi đã

được phát hiện tại động Tiên Sơn. Năm 2012, một loài bọ cạp mới
là Vietbocap thienduongensis đã được phát hiện tại động Thiên Đường [50].
Khu hệ động vật không xương sống ở nước của VQG Phong Nha-Kẻ
Bàng cũng rất đa dạng với ít nhất là 117 loài, 103 giống, 94 họ [7].
1.4. Khái quát về hang động
1.4.1. Các khái niệm về hang động
Thuật ngữ hang động thường được áp dụng để chỉ một khe hở tự nhiên,
trong các loại đá khác nhau, đủ lớn để con người đi vào. Thuật ngữ này mang
tính chủ quan, chỉ dựa trên khả năng tiếp cận của con người, không dựa vào
quá trình hình thành, do đó thiếu khoa học (Fromaget, 1997). Đến nửa sau thế
kỷ 19, nhờ những tiến bộ trong thăm dò hang động của nhiều nhà khoa học
trên thế giới, khái niệm về hang động mới dần chính xác và khoa học hơn
(Klimchouk, 1998). Một số khái niệm được chấp nhận và sử dụng hiện nay
như:
- Theo hiệp hội hang động quốc tế, hang là sự mở rộng tự nhiên ở dưới
các khối núi đá có chiều rộng đủ để con người đi vào.
- Theo the National Park Service, hang có tổng chiều dài ít nhất 50 feel
(khoảng 15m), chứa các vùng bóng tối hoặc chiều dài của các đoạn hang vượt
quá chiều rộng của cửa ra vào.
- Theo Federal Cave Resources Protection Act (1988), bất cứ chỗ
trống, hốc, ngách, hoặc hệ thống các đoạn nối liền với nhau, xảy ra tự nhiên
bên dưới bề mặt của trái đất, trong một vách đá hoặc gờ đủ lớn để cho phép
người đi vào, dù lối vào hình thành tự nhiên hoặc do con người tạo nên.
LV Thạc sĩ Sinh học – CN Động vật học

Trần Thị Thanh Bình – K18


13


Từ các khái niệm trên, thì hang động được hiểu là một hang, động kết
nối với mặt đất thông qua lối vào, mà không xét đến hình thái, kích thước và
nguồn gốc.
Mặc dù, chưa có sự thống nhất về cách định nghĩa hang động giữa các
quốc gia với nhau, nhưng khái niệm về hang động của hiệp hội hang động thế
giới được chấp nhận và sử dụng rộng rãi bởi các hiệp hội hang động của nhiều
quốc gia [10].
Theo Humphreys (2000), hang động được chia ra một số vùng sinh học
khác biệt bao gồm: vùng cửa hang, vùng chuyển tiếp và vùng tối. Các vùng
này tương ứng với chế độ ánh sáng và các điều kiện môi trường khác nhau.
 Vùng cửa hang là khu vực có chế độ ánh sáng bình thường, cây cối
vẫn xảy ra quá trình quang hợp, nhiệt độ và ẩm độ thay đổi hàng ngày.
 Vùng giáp ranh hay còn gọi là vùng chuyển tiếp (tranh tối, tranh
sáng) là vùng cách xa vùng cửa hang, ưu thế bởi các loài địa y và các loài tảo
là những loài thích hợp với điều kiện ánh sáng yếu. Nhiệt độ và độ ẩm vẫn có
thể thay đổi và ẩm độ thường cao hơn so với bên ngoài.
 Vùng tối ở sâu hơn vào trong hang, là nơi ánh sáng giảm tới 0. Ở
vùng tối nhiệt độ và ẩm độ gần như không biến đổi [30].
1.4.2. Hệ thống hang động của VQG Phong Nha-Kẻ Bàng
Tại Phong Nha-Kẻ Bàng có một hệ thống gồm khoảng 300 hang động
lớn nhỏ. Hệ thống động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động
Hoàng gia Anh đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm
nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, những bờ cát
rộng và đẹp nhất, những thạch nhũ đẹp nhất.
Tập hợp các hang động khảo sát gồm 21 hang động, bao gồm: hang 17,
hang 18, hang Ba Đa, hang Lờ Đờ, động Phong Nha, hang Tượng, hang Cầu
Chày, hang Sót, hang E, hang E cạn, động Thiên Đường, hang 11, hang Sơn

LV Thạc sĩ Sinh học – CN Động vật học


Trần Thị Thanh Bình – K18


14

Đoòng cửa sau, hang Rục, hang Cha Ra, hang Đá Vôi, hang Mu Ngành, hang
Mò O, động Tiên Sơn, hang Tối, hang Núi Đôi.
1.5. Khái quát về sinh vật sống trong hang động
Các loài động vật tìm thấy trong hang động bao gồm 2 nhóm: nhóm vãng
lai và nhóm chuyên biệt hang động [28].
Nhóm vãng lai (Accidentals) là nhóm phổ biến ở ngoài hang, là những
động vật mà hang động không phải là môi trường sống chính của chúng;
chúng thâm nhập vào hang do các yếu tố khách quan như sự hấp dẫn của
nguồn thức ăn hay di chuyển thụ động bởi gió, lũ lụt,…
Nhóm thích nghi chuyên biệt với môi trường hang động (Troglobites,
Troglophiles) là những động vật bắt buộc phải có những thích nghi riêng biệt
như không có hoặc tiêu giảm các sắc tố trên cơ thể, hay đối với mắt; bay nhảy
kém, nhưng phát triển các thích nghi phụ và chuyên biệt. Những loài này
hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn và điều kiện sinh sản ở trong hang
động. Chúng ở vùng hang sâu nơi mà các điều kiện là ổn định nhất [15], [41].

LV Thạc sĩ Sinh học – CN Động vật học

Trần Thị Thanh Bình – K18


×