Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

Bai 6, phat trien giao duc va dao tao, khoa hoc va cong nghe, xay dung nen van hoa tien tien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 46 trang )

Bài 6
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, XÂY
DỰNG
NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN,
ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC


Bài này có 3 phần lớn:
I. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
II. PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ.
III. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN
TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC.


I. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
1. Vị trí, vai trò và thực trạng.
* Vị trí:
- Phát triển giáo dục & đào tạo là quốc sách
hàng đầu,
- Là nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển ktxh trong giai đoạn đẩy mạnh CNH – HĐH.


* Vai trò:
- Giáo dục và đào tạo là một trong những
động lực thúc đẩy CNH - HĐH.
- Là điều kiện để phát huy nguồn lực con
người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.



* Thực trạng phát triển GD&ĐT:
@ Kết quả đạt được:
- Chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo
đạt trên 20% tổng số chi ngân sách;
- Việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo
dục, đào tạo, phát triển giáo dục đào tạo ở vùng
sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số được quan tâm.
- Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển. Đến
năm 2010, tất cả tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn
giáo dục trung học cơ sở.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng, năm 2010 đạt
40% tổng số lao động đang làm việc.


@ Những hạn chế, thiếu sót:
=> Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp
ứng nhu cầu phát triển, nhất là đào tạo nhân
lực trình độ cao vẫn còn hạn chế.
=> Chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo
nhu cầu của xã hội.


=> Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng
số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa
dạy chữ và dạy người.
=> Chương trình, nội dung, phương pháp
dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm.
=> Xu hướng thương mại hóa và sa sút về

đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm,
hiệu quả thấp, đang trở thành nổi bức xúc của
xã hội.



2. Tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục và đào
tạo trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH
* Một là, Giữ vững mục tiêu đào tạo ra lớp
người vừa hồng vừa chuyên.
* Hai là, Thực sự coi giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu.
* Ba là, Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp
của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
* Bốn là, Gắn phát triển giáo dục và đào tạo
với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
* Năm là, Thực hiện công bằng xã hội trong
giáo dục.
* Sáu là, Đa dạng hóa các loại hình giáo
dục.



3. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát
triển giáo dục và đào tạo trong những năm tới.
@ Phương hướng: Nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, đổi mới cơ cấu, tổ chức, cơ chế quản lý,
nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện
“chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” chấn hưng
nền giáo dục Việt Nam.

@ Nhiệm vụ và giải pháp:
=> Một là, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát
triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo


- Hai là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa
đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành
nghề.
- Ba là, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,
đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo.


II. PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ.
1. Vị trí, vai trò và thực trạng.
@ Khái niệm khoa học và công nghệ:
=> Khoa học là gì ?
Khoa học là tập hợp những hiểu biết về
tự nhiên, xã hội và tư duy thể hiện bằng
những phát minh, dưới dạng lý thuyết,
định lý, định luật, nguyên tắc.
Khoa học trả lời câu hỏi tại sao ?


=> Công nghệ là gì ?
Công nghệ là phương tiện và hệ thống phương
tiện dùng để thực hiện trong qúa trình sản xuất

nhằm biến đổi nguyên vật liệu, tài nguyên thành
các sản phẩm và dịch vụ mong muốn.
Công nghệ trả lời câu hỏi:
Làm như thế nào ?
→ Hai khái niệm khoa học và công nghệ luôn đi
song song với nhau bởi lẽ khoa học giúp con
người nhận thức thế giới, và công nghệ chính là
công cụ để con người biến những nhận thức đó
thành sản phẩm phục vụ cho cuộc sống con
người.


@ Vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ
- Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt
trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại,
bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và
sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển khoa
học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh CNH
- HĐH đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn
lên trình độ tiên tiến của thế giới


@ Thực trạng phát triển khoa học công nghệ ở
nước ta hiện nay
- Những thành tựu đã đạt được
=> Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ
khoa học, công nghệ được đẩy mạnh, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
=> Quản lý khoa học - công nghệ có đổi mới,

thực hiện cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp
khoa học, công nghệ
=> Thị trường khoa học công nghệ bước đầu
hình thành. Đầu tư cho khoa học công nghệ được
nâng lên.


- Những hạn chế, khuyết điểm
=> Khoa học công nghệ chưa thật sự trở
thành động lực thúc đẩy, chưa gắn kết chặt chẽ
với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.
=> Thị trường khoa học công nghệ còn sơ
khai, chưa tạo sự gắn kết có hiệu quả giữa
nghiên cứu với đào tạo và sản xuất kinh doanh.
=> Đầu tư cho khoa học công nghệ còn thấp,
sử dụng chưa hiệu quả, trình độ công nghệ nhìn
chung còn lạc hậu, đổi mới chậm.


2. Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ
- Cùng với giáo dục- đào tạo khoa học và công
nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát
triển kinh tế- xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ
vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công
CNXH.
- Khoa học và công nghệ là nội dung then chốt
trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các
cấp là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh.



- Phát triển khoa học, công nghệ là sự nghiệp
cách mạng của toàn dân. Phải dấy lên phong trào
quần chúng tiến công mạnh mẽ vào khoa học, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật vào công nghiệp hóa- hiện
đại hóa.
- Phát huy nội lực về khoa học, công nghệ kết
hợp với tiếp thu những thành tựu về khoa học,
công nghệ hiện đại trên thế giới.
- Phát triển khoa học và công nghệ gắn liền với
bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm phát
triển kinh tế nhanh, bền vững.


3. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và
công nghệ trong những năm tới.
@ Mục tiêu
“Phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học,
công nghệ; phát triển kinh tế tri thức”.
@ Nhiệm vụ
Với 3 nhiệm vụ chính:
- Một là, phát triển mạnh KHCN làm động lực
đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH. Phát triển k.tế
tri thức; góp phần tăng nhanh n.suất, ch.lượng,
hiệu quả, sức cạnh tranh của nền k.tế, sự p.triển
nhanh, bền vững của đất nước; nâng tỷ lệ đóng
góp của yếu tố năng suất tổng hợp và tăng


- Hai là, thực hiện đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu:

nâng cao năng lực khoa học, công nghệ; đổi mới
cơ chế quản lý, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng.
- Ba là, phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở
phát triển giáo dục đào tạo, KH&CN.
@ Nhiệm vụ cụ thể:
- Phát triển khoa học xã hội:
+ Tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề nhận
thức về CNXH và con đường đi lên CNXH.
+ Thường xuyên tổng kết thực tiễn để phát
triển lý luận, dự báo tình hình về xu thế phát
triển của thế giới, khu vực và trong nước.


- Phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ:
+ Tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng
ứng dụng.
+ Chọn lọc việc nhập công nghệ, mua sáng
chế kết hợp với công nghệ nội sinh; phát triển
công nghệ cao: Công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, công nghệ vật liệu mới.
+ Phát triển hệ thống thông tin quốc gia về
nguồn nhân lực và công nghệ.
- Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và KHCN:
+ Nhà nước đầu tư xây dựng tiềm lực KHCN
của một số lĩnh vực trọng điểm. Đa dạng hoá các
nguồn đầu tư và huy động các thành phần k.tế
tham gia hoạt động KHCN.


+ Trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu

ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật
viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề
cao.
+ Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ.


III. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN
TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC.


1. Vị trí, vai trò và thực trạng.
@ Khái niệm văn hóa:
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và
tinh thần mà con người sáng tạo ra để phục vụ
cho nhu cầu của mình.
@ Vị trí, vai trò của văn hóa:
Hội nghị trung ương 5 khóa VIII xác định:
“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội”.


×