Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của trường đa ̣ i ho ̣ c ngân ha ̀ ng tha ̀ nh phô ́ hô ̀ chi ́ min h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.19 KB, 13 trang )

Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Trường
Đa ̣i ho ̣c Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Đặng Thị Thu Vân

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Khoa ho ̣c Thư viê ̣n; Mã số: 60 32 20
Người hướng dẫn: TS. Mai Hà
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Thông tin thư viện; Sản phẩm; Dịch vụ; Đại học Ngân hàng
Content

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc hội nhập, phát triển của đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn
ưu tiên chú trọng đầu tư cho phát triển giáo dục, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu,
là nền tảng cơ bản trong việc đào tạo con người.Phát triển sự nghiệp giáo dục là nhiệm
vụ không chỉ của riêng cá nhân mà đó là sự chung tay góp sức của toàn xã hội.Chính
vì vậy, trong thời gian gần đây đã có nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và
các trường đào tạo nghề ra đời, đa dạng về ngành nghề và chất lượng cũng được nâng
lên đáng kể với đội ngũ người dạy, người học tăng cao. Các trường cũng luôn biết
cách tự chủ về tài chính và không ngừng đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại
phục vụ cho nhu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu ngày một tốt hơn nhằm phục
vụcho sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước nhà.
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong
những trường đào tạo có uy tín với hơn 35 năm phát triển cùng một bề dày thành tích


trong công tác giảng dạy và học tập. Trường được giao nhiệm vụ đào tạo những cán


bộ có chất lượng thuộc khối ngành kinh tế, tài chính ngân hàng ở khu vực phía Nam
và các vùng lân cận. Đối tượng cán bộ lãnh đạo, giảng viên, công nhân viên, sinh viên
của trường rất cần nguồn tài liệu, thông tin để phục vụ cho công tác giảng dạy, học
tập, nghiên cứu của mình. Vì thế, thư viện trường là một trong những trung tâm có
nhiệm vụ góp phần thỏa mãn nhu cầu tin cho các đối tượng trên.
Tuy nhiên, hiện nay hệ thống sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm Thông tin Thư
viện trường còn rất nghèo nàn, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu
người dùng tin. Nhiều mảng thông tin tài liệu có tại Trung tâm chưa được khai thác
một cách hiệu quả và triệt để.Trung tâm đang phục vụ người dùng tin một cách thụ
động vì thiếu các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ, đặc biệt là các sản phẩm và dịch vụ có
giá trị gia tăng. Mặc dù trung tâm cũng đã rất nỗ lực trong việc tổ chức, xây dựng các
sản phẩm và dịch vụ mới nhưng do thi ếu các hoạt động quảng bá, giới thiệu nên vẫn
chưa thu hút người dùng tin đế n khai thác , sử du ̣ng. Do đó, bài toán về vấn đề hoàn
thiện, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thư viện cần phải được giải quyết một
cách nhanh chóng và đồng bộ vì sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện là cầu nối rất
quan trọng giữa kho tài liệu, kho tin với người sử dụng – giúp việc khai thác có hiệu
quả các nguồn lực thông tin.
Yêu cầu đặt ra cho Trung tâm hiê ̣n nay là cần có một hệ thống các sản phẩm và
dịch vụ đa dạng, chất lượng để hỗ trợ, giúp cho việc truy nhập, khai thác, tìm kiếm
thông tin hiệu quả nhất, đồng thời giúp việc trao đổi thông tin được thuận lợi và dễ
dàng. Với mong muốn được hoàn thiện và phát triển thêm các sản phẩm và dịch vụ
mới tại Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, góp phần
trong việc thỏa mãn nhu cầu người sử dụng, do vậy mà tôi chọn đề tài: “Sản phẩm và
dịch vụ Thông tin Thư viện của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM” làm đề tài luận
văn cho mình.
2.

Tình hình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu về sản phẩm và dịch vụ thư viện rất được các tác giả quan


tâm tìm hiểu. Nhiều công trình của nhiều tác giả đã in thành sách, giáo trình phục vụ


cho việc học tập của sinh viên như: “Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện” của tác
giả Trần Mạnh Tuấn, xuất bản năm 1998; “Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện”
của tác giả Tạ Bá Hưng, xuất bản năm 2000. Bên cạnh đó cũng có khá nhiều bài báo
đề cập đến, đó là: “ Đánh giá các dịch vụ thông tin thư viện” tác giả Vũ Văn Sơn,
đăng Tạp chí Thông tin- tư liệu, số 4, 2003; “ Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
– thực trạng và các vấn đề”, tác giả Mạnh Trí, đăng Tạp chí Thông tin Khoa học Xã
hội, số 4, 2003; “Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc”, tác giả Nguyễn Vĩnh Hà,
đăng trên Bản tin liên hiệp thư viện, số 12, 2003; “Kỹ năng truyền thông trong dịch vụ
tham khảo”, tác giả Dương Thúy Hương, đăng trên Bản tin thư viện, số 3, 2005. Các
giáo trình và các bài viết của những tác giả trên đã đi sâu phân tích các vấn đề lý
thuyết mang tính chất khái quát, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể ở một phạm vi,
không gian nhất định. Ngoài ra, do mang tính chất lý thyết nên khi sử dụng làm tài
liệu tham khảo các giáo trình và bài viết trên chỉ dừng lại ở mức độ cơ sở lý luận về
vấn đề sản phẩm và dịch vụ nói chung.
Đối với hệ thống các sản phẩm và dịch vụ của các trường Đại học, Cao đẳng
được đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu, luận văn của nhiều tác giả
như:
-

Đề tài“ Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin

thư viện của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” của tác giả
Phạm Thị Yên, năm 2005.
Đề tài chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các sản phẩm và
dịch vụ thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài
cũng đã khái quát khá rõ nét về Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà
Nội, những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức xây dựng, quản lý và triển khai

các sản phẩm và dịch vụ của trung tâm. Bên cạnh đó, đề tài đã nêu bật lên những vấn
đề cấp thiết hiện nay mà thư viện gặp phải đó là việc ứng dụng những công nghệ


thông tin mới vào việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu
các đối tượng sử dụng.
-

Đề tài “Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện trong hệ

thống thư viện đại học Quốc gia TP.HCM”, tác giả Nguyễn Thị Kim Cương, năm
2006.
Đề tài nghiên cứu về hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thư viện tại 5 Trường
Đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM đó là: Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Trường Đại học Bách khoa,
Trường Đại học Quốc tế và Khoa Kinh tế - Luật. Thông qua việc tổng kết phiếu điều
tra tác giả đã đi sâu phân tích, đưa ra những so sánh, nhận xét và đánh giá khá chi tiết
về toàn bộ những sản phẩm và dịch vụ của các trường thành viên, nêu được những
mặt mạnh và yếu kém trong hệ thống các sản phẩm và dịch vụ của từng trường. Bên
cạnh đó, đề tài cũng đã đề xuất những giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống sản
phẩm dịch vụ của các trường nói chung.
-

Đề tài “Hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thư viện tại
Học viện Chính trị khu vực I” của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang , năm
2007.

Tác giả đã giải quyết rõ vấn đề về cơ sở lý luận của sản phẩm và dịch vụ thư
viện, nêu lên vai trò, mối quan hệ cũng như các yếu tố tác động chính đến hệ thống
sản phẩm và dịch vụ thư viện nói chung. Đề tài nêu được đặc điểm nhu cầu tin của

người dùng tin tại Học viện Chính trị khu vực I, cho thấy được thực trạng toàn bộ các
sản phẩm và dịch vụ hiện có tại thư viện trường và từ đó tác giả cũng đã đề xuất các
giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ tại thư
viện.
Ngoài ra cũng có một số đề tài khác như:


Đề tài “ Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin trong điều kiện hội

-

nhập khoa học công nghệ tại Trung tâm Thông tin Tư liệu Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam”, tác giả Đặng Thu Minh , năm 2006
- Đề tài “Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thư viện tại
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” tác giả Đào Linh Chi, năm 2007.
-

Đề tài “Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thư viện của Đại học
Thủy Lợi” của tác giả Phạm Hồng Thái”, năm 2007.

-

“Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm thông tin thư viện của Trung

tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia”, tác giả Nguyễn Thị Hồng, năm
2005
-

“Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại tại trung tâm Thông tin Thư


viện và Nghiên cứu khoa học, văn phòng quốc hội”, tác giả Trịnh Giáng Hương, năm
2005.
- “ Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện đáp ứng nhu cầu tin
thời kỳ đổi mới tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội”, tác giả Nguyễn Thị Thúy Nga,
năm 2007.
- “ Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trung tâm
Thông tin Khoa học Công an – Viện chiến lược Khoa học Công an”, tác giả Lê Thị
Thúy Nga, năm 2007.
Các đề tài trên nghiên cứu về hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thư viện ở
thời gian và không gian khác nhau, tuy nhiên đối với các sản phẩm và dịch vụ thông
tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Ngân hàng TP.HCM đến nay vẫn chưa
có tác giả nào nghiên cứu, đề cập đến.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích


Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện, phát triển các sản phẩm và dịch vụ
tại Trung tâm Thông tin -Thư viện nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của người sử dụng tại
TrườngĐại học Ngân hàng TP.HCM
3.2. Nhiệm vụ
- Giải quyết vấn đề cơ sở lý luận của đề tài về sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
viện.
- Tìm hiểu, nghiên cứu về Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và đặc điểm của
Trung tâm Thông tin -Thư viện trường.
- Khảo sát thực trạng, tìm hiểu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Trung
tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

- Nghiên cứu, đánh giá về chất lượng và việc khai thác sử dụng cũng như hiệu
quả sử dụng của các sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm Thông tin - Thư viện
trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện một số sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
viện hiện có, mở rộng, đa dạng hóa thêm một số sản phẩm và dịch vụ còn thiếu
nhằm đáp ứng yêu cầu cho các đối tượng sử dụng.
4.

Giả thuyết nghiên cứu
Các sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm Thông tin - Thư viện còn thiếu và
yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu.Nếu được nghiên cứu, cải tiến, phát triển mới
có thể đáp ứng được nhu cầu người dùng tin.

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Phạm vi nghiên cứu: sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM từ năm 2002 đến 2012.

6.

Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận


Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, cùng các văn bản, quy định của Đảng và nhà nước về thư viện.
6.2. Phương pháp cụ thể

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp quan sát
Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

7.

7.1. Về mặt khoa học
Góp phần củng cố và khẳng định thêm vai trò, vị trí, ý nghĩa của các sản phẩm
và dịch vụ trong hoạt động thông tin thư viện nói chung.
7.2. Về mặt ứng dụng
Qua việc nghiên cứu giúp có cái nhìn tổng quát về thực trạng của toàn bộ sản
phẩm và dịch vụ thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Ngân hàng
TP.HCM. Từ đó có giải pháp thúc đẩy phát triển các sản phẩm dịch vụ hoạt động hiệu
quả và cải thiện các sản phẩm dịch vụ chưa hiệu quả. Đồng thời hoàn thiện, bổ sung
thêm các sản phẩm và dịch vụ mới góp phần phục vụ, thỏa mãn nhu cầu người sử
dụng.Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên, học
viên ngành thông tin thư viện trong quá trình học tập, nghiên cứu của mình.
Dự kiến kết quả nghiên cứu

8.

Luận văn dự kiến khoảng 100 trang và giải quyết 3 vấn đề chính:
-

Giải quyết các vấn đề cơ sở lý luận về sản phẩm và dịch vụthư viện.



-

Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của người sử dụng tại
trường.

-

Nghiên cứu, đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm Thông tin
- Thư viện, tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển sản phẩm và dịch
vụ.

9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có
3 chương:
Chương 1. Sản phẩm và dịch vụ trong hoạt động của Trung tâm Thông tin Thư viện
trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Chương 2. Thực trạng các sản phẩm và dịch vụ tại Trung tâm Thông tin Thư viện
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Chương 3. Giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển các sản phẩm và dịch vụ tại Trung
tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

REFERENCES

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), “10 sự kiện nổi bật trọng lĩnh vực thông tin
và truyền thông năm 2007”, Công nghệ thông tin và Truyền thông (1), tr.5-7.
2. Nguyễn Thị Kim Cương (2006), Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
viện trong hệ thống thư viện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh.


3. Đỗ Văn Châu (2006), Phát triển dịch vụ thông tin thư viện của các thư viện đại
học công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh,Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,
Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Huỳnh Đình Chiến (2008), “Nâng cao chất lượng các dịch vụ thông tin thư viện”,
Website bản tin các trung tâm học liệu, Truy cập ngày 27/02/2012, địa chỉ:
/>5. Nguyễn Huy Chương (1998), “Thư viện đại học Việt Nam, hiện trạng và xu
hướng phát triển”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (11), tr.42 – 42.
6. Nguyễn Thị Hương Giang (2007), Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin
thư viện đáp ứng nhu cầu tin thời kỳ đổi mới tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội,
Đại học Văn hóa, Hà Nội.
7. Lê Thị Thanh Hà (2007), Khảo sát, đánh giá chất lượng và hiệu quả dịch vụ
thông tin thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Đại học Văn hóa, Hà Nội.
8. Nguyễn Vĩnh Hà (2001), Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc, Nxb Đại học
khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
9. Nguyễn Vĩnh Hà (2005), “Hoạt động thông tin thư viện trong trường đại học”,
Thông tin & Tư liệu, (6), tr.23 – 25.
10. Nguyễn Thị Hạnh (2001), “Dịch vụ tra cứu số và việc phát triển ở Việt Nam”,
Tạp chí Thư viện Việt Nam, (1), tr.18 – 23.
11. Nguyễn Hữu Hùng (1995), “Áp dụng nguyên lý marketing để cải biến hoạt động
thông tin tư liệu”, Thông tin & Tư liệu, (24), tr. 9 – 14.
12. Phạm Thanh Huyền (2006), Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ trong điều kiện
hội nhập khoa học và công nghệ tại Trung tâm Thông tin tư liệu – Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam, Đại học Văn hóa, Hà Nội.


13. Trịnh Giáng Hương (2005), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trung tâm
Thông tin Thư viện và Viện nghiên cứu Khoa học, Văn phòng Quốc hội, Đại học

Văn hóa, Hà Nội.
14. Phạm Thị Thu Hương (2003), “Chính sách đầu tư của nhà nước với thư viện hiện
đại bằng ngân sách”, Tập san Thư viện, (2), tr.37 – 37.
15. Cao Minh Kiểm (2008), “Một số suy nghĩ về tổ chức và hoạt động thông tin, thư
viện ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới”, Thông tin Tư liệu, (1), tr.3.
16. Phạm Thế Khang (2003), “Vài suy nghĩ về hướng phát triển của mạng lưới thư
viện trường đại học và thư viện tỉnh”, Tập san Thư viện, (2), tr.3 – 8.
17. Âu Thị Cẩm Linh (2009), Tổ chức và quản lý công tác thư viện, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
18. Trương Đại Lượng (2010), “Marketing trong hoạt động thông tin thư viện”, Thư
viện Việt Nam, (1), tr.20 – 22.
19. Nguyễn Thanh Minh (2006), “Thư viện và vấn đề đổi mới giáo dục ở nước ta”,
Website Thư viện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh,
Truy

cập

ngày

12/4/2012,

địa

chỉ:

/>doc.pdf.
20. Nguyễn Hữu Nghĩa (2007), “Tiếp thị thư viện qua mạng internet”, Thư viện Việt
Nam, (2), tr.29 – 33.
21. Huỳnh Thị Trúc Phương (2008), “Hoạt động đào tạo kỹ năng thông tin tại Trung
tâm học liệu – Đại học Cần Thơ”, Website bản tin các trung tâm học liệu, Truy

cập ngày 27/02/2012, địa chỉ: />22. Phạm Huy Quế (1998), “Đào tạo huấn luyện người dùng tin trong bối cảnh hoạt
động thông tin hiện nay”, Thông tin & Tư liệu, (3), tr.10 – 12.


23. Trầ n Thi ̣Quý (2008), “Phát triể n nguồ n nhân lực thông tin thư viê ̣n của các
trường Đa ̣i ho ̣c ở Hà Nô ̣i , đáp ứng nhu cầ u đổ i mới đấ t nước” , Báo cáo tại hội
nghị các thư viện trường Đại học, Cao đẳng lần thứ nhất, Đà Nẵng.
24. Vũ Văn Sơn (1997), “Đánh giá các dịch vụ thông tin thư viện”, Thông tin & Tư
liệu, (4), tr.10 – 14.
25. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
26. Đoàn Phan Tân (2001), Tin học hóa trong hoạt động thông tin thư viện, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
27. Vương Toàn (2005), “ Hướng tới đa dạng hóa các dịch vụ thư viện ở Viện thông
tin Khoa học Xã hội”, Bản tin thư viện- công nghệ thông tin, (3), tr. 39 – 43
28. Trần Mạnh Tuấn (1996), “Thương mại hóa các sản phẩm thông tin thư viện và
những trở ngại cơ bản”, Thông tin & Tư liệu, (3), tr.1 – 6.
29. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
30. Trần Mạnh Tuấn (2003), “Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề”, Thông tin
& Tư liệu, (1), tr.9 – 14.
31. Trần Mạnh Tuấn (2003), “Một số vấn đề về sự phát triển các sản phẩm và dịch
vụ”, Thông tin & Tư liệu, (4), tr.15 – 21.
32. Trần Mạnh Tuấn (2004), “Sản phẩm thông tin từ góc độ marketing”, Thông tin &
Tư liệu, (3), tr.25 – 30.
33. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2007), Tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà nội
34. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Tập 3, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà nội
35. Phạm Hồng Thái (2007), Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
viện của Thư viện Thủy Lợi, Đại học Văn hóa, Hà Nội.
36. Vũ Huy Thắng (2009), Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học

Khoa học xã hội Nhân văn, Hà nội.


37. Bùi Loan Thùy (2000), Phương pháp nghiên cứu trong thư viện học, Vụ Thư viện
– Bộ Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
38. Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết (2001), Thư viện học đại cương, Nxb Đại học Quốc
gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
39. Bùi Thanh Thủy (2008), “Marketing – hoạt động thiết yếu của các thư viện đại
học Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (24), tr.119 – 123.
40. Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên (2011), “Dịch vụ tham khảo trong thư viện
trường học”, Bản tin thư viện- công nghệ thông tin, (6), tr. 15-17.
41. Bế Quỳnh Trang (2011), “ Dịch vụ tư vấn thông tin”, Website mạng thông tin thư
viện Việt Nam, Truy cập ngày 27/02/2012, địa chỉ: />42. Huỳnh Thị Trang (2009), “Một số dịch vụ mới trong các thư viện trường Đại học
Mỹ”, Website bản tin các trung tâm học liệu, Truy cập ngày 27/02/2012, địa chỉ:
/>43. Hoàng Tố Uyên (2007), Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
viện tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội,Đại học Văn hóa, Hà Nội.
44. Lê Khánh Vân (2005), Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ
thông tin thư viện của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội,
Đại học Văn hóa, Hà Nội.
45. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
46. Lê Văn Viết (2006), Thư viện học những bài viết chọn lọc, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
47. Phạm Văn Vu (1995), “Sản phẩm thông tin khoa học và vấn đề tiếp cận thị
trường”, Thông tin & Tư liệu, (3), tr.1 – 5.
48. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội


49. Phạm Thị Yên (2005), Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ
thông tin thư viện của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học quốc gia Hà Nội,
Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà nội.

Tiếng Anh
50. Bopp, Richard E (2001). Reference and information services: A Introdution,
libraries Unlimited, Ince.
51. Parihar, Y.S., & Pattnaik (2007),“Role of library and library professionals in
present knowledge environtment in field of science and technology.”,Available at
/>52. Rao, K. N., & Babu, K.H. (2001), “Role of librarian in internet and World Wide
Web invirontment”. Information Science, 4 (1), p.25-34.
53. Sharma, P.L. (2005), “Changing role of librarians in digital library era and need
of professional skills, efficiency & competency. Truy cập ngày 01/12/2012, từ
:8080/jspui/handle/1849/407.



×