Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.6 KB, 12 trang )

Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia
đình tại ngôi nhà bình yên – TW Hội LHPN
Việt Nam
Nguyễn Văn Thanh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Công tác xã hội: 60 90 01 01
Nghd: TS. Bùi Thị Xuân Mai
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Tham vấn cá nhân; Bạo lực gia đình; Phụ nữ; Công tác xã hội
Contents:
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phụ nữ Việt nam chiếm 50,8% dân số, 50,3% lực lượng lao động của cả nước, họ có vai
trò và tiềm năng to lớn tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần vào sự tăng trưởng của nền
kinh tế đất nước và có chức năng quan trọng là làm vợ, làm mẹ, duy trì và phát triển nòi giống.
Cơ chế thị trường đã tạo điều kiện để phụ nữ phát huy mạnh mẽ tài năng, sức sáng tạo,
nâng cao vị thế của người phụ nữ Việt Nam. Nhưng đồng thời, cơ chế thị trường và ảnh hưởng
của quá trình toàn cầu hoá cũng đang đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với phụ nữ: thiếu
việc làm, thiếu cơ hội để học tập, nâng cao trình độ và tham gia vào các hoạt động xã hội, bất
bình đẳng giới, là nạn nhân của các tệ nạn xã hội và bạo lực; là đối tượng đầu tiên gánh chịu bất
hạnh do những đổ vỡ gia đình. Làm thế nào giúp phụ nữ vươn lên trong cuộc sống, vượt qua
những tác động tiêu cực để họ không những thực hiên tốt chức năng kinh tế mà còn thực hiện tốt
chức năng tình cảm, giáo giục con cái giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Bạo lực gia đình (BLGĐ) là vấn nạn trong gia đình và của xã hội nó ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quyền còn người và là một trong những biểu hiện của bất bình đẳng giới. Hiện nay,
tình trạng BLGĐ xảy ra ở Việt Nam nổi lên như một vấn đề xã hội bức xúc. Nghiên cứu năm
2010 của tác giả Bùi Thị Xuân Mai trên 188 phụ nữ tại nông thôn cho thấy có tới gần 50% phụ
nữ được hỏi họ đã từng trải nghiệm bị bạo lực tinh thần: mắng, nhiếc, xỉ vả…
Nạn nhân của BLGĐ thường là phụ nữ và trẻ em. BLGĐ dẫn đến nhiều hậu quả: về thể
xác, tinh thần, kinh tế. Tổn thương về thể xác của nạn nhân: gãy xương, tàn phế, bầm dập, rách
da, suy giảm chức năng vận động… thậm chí nạn nhân có thể bị tử vong. Về tâm lý và hành vi


của nạn nhân: hoảng loạn, lo âu, buồn chán, trầm cảm, tâm thần, lạm dụng các chất kích thích,
lệch lạc về hành vi. Về kinh tế: tốn kém tiền của do chi phí đề khám và điều trị bệnh tật, phải
nghỉ việc nên không có nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội, nhà nước cần phải chi
phí nhiều cho công tác tuyên truyền đẩy mạnh bình đẳng giới, phòng chống BLGĐ.Về mặt xã
hội: làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến cộng đồng, trật tự trị an.


Trước những khó khăn nêu trên của phụ nữ bị bạo lực gia đình đã có những hoạt động trợ
giúp công tác xã hội song còn khá hạn chế. Đặc biệt là các hoạt động can thiệp và trợ giúp cho
các nạn nhân bị bạo lực gia đình.
Mô hình NNBY là một trong những mô hình mới của công tác xã hội ở nước ta, với các
hoạt động trợ giúp cho phụ nữ bị bạo lực gia đình trong đó hoạt động tham vấn cá nhân là một
hoạt động đang được đánh giá cao nhưng mô hình này chưa được nhân rộng. Nghiên cứu lựa
chọn đề tài tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình nhằm đánh giá những ưu điểm và
hạn chế của hoạt động tham vấn cá nhân tại NNBY để nhân rộng mô hình này trên địa bàn cả
nước.
2.Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình
2.1. Các nghiên cứu về bạo lực gia đình
BLGĐ không phải chỉ là vấn đề của một gia đình hay chỉ tồn tại ở một vài nước mà
BLGĐ, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ đang trở thành vấn đề phổ biến trong tất cả các nước trên
toàn cầu. Do tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng của BLGĐ đến
nền an sinh của mỗi cá nhân và toàn xã hội, nhiều quốc gia trên thế giới (Adapted from
“Violence Against Women,” WHO, FRH/WHD/97.8, “Women in Transition” Regional
Monitoring Report, UNICEF 1999, and a study by Domestic Violence Research Centre, Japan.)
Trung Quốc: theo báo cáo của chính phủ có tới 305 gia đình có bạo lực; Hàn Quốc 4060% phụ nữ bị bạo lực, Nhật Bản 60% phụ nữ được hỏi cho là đã từng bị bạo lực; Thái Lan 20%,
Malaxia 39% (K.Soin, 2001).
Tác phẩm “”Loving to Survive - Sexual Terro Men’s Violence and Women’s Live” (Tình
yêu và sự sống sót - sự khủng bố tình dục của đàn ông và cuộc sống của phụ nữ) của Dee L.R.
Graham và hai đồng nghiệp là Edna. Rawlings và Roberta K.Rigsby đã phân tích các ảnh hưởng
của bạo lực nam giới đối với phụ nữ và tâm lý của họ.

Tại Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về gia đình và BLGĐ:
Năm 2001, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã thực hiện đề tài “BLGĐ đối với phụ nữ tại
Việt Nam” nghiên cứu tại 3 tỉnh Lạng Sơn, Thái Bình và Tiền giang đề tài đã tìm hiểu nhận thức,
thái độ của người dân và cán bộ thi hành pháp luật của các tổ chức đoàn thể xã hội. Đồng thời đề
tài cũng chỉ ra những hậu quả nặng nề của BLGĐ đối với phụ nữ.
Trong nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa công nghiệp nông thôn, tác giả Hoảng Bá Thịnh (2002) đã chỉ ra 54,5% số người
được hỏi cho rằng có hiện tượng “chồng đánh vợ”.
Theo kết quả điều tra về thực trạng bình đẳng giới năm 2004 – 2005 (Nguyễn Vân Anh,
2005), có 21,2% phụ nữ cho biết đã từng bị chồng chửi trong 12 tháng trước khi khảo sát.
Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, nguyên nhân ly hôn do “mâu thuẫn vợ chồng,
đánh đập, ngược đãi” 8 tháng đầu năm 2003 là 22.997 vụ trong tổng số 41.326 vụ, chiếm 55,6%
và trong năm 2005, tỷ lệ này chiếm 60,3% các vụ ly hôn.
Cuộc điều tra gia đình Việt Nam 2006 cũng chỉ ra rằng có khoảng 21,2% cặp vợ/chồng xảy
ra các hiện tượng bạo lực như: đánh, mắng chửi, chấp nhận quan hệ tình dục khi không có nhu
cầu.
Kết quả khảo sát của Uỷ Ban các vấn đề xã hội tại 8 tỉnh thành năm 2006 cho thấy có 23%
gia đình có bạo lực về thể chất, 25% về bạo lực tinh thần và 30% có hành vi ép buộc quan hệ
tình dục.
Vấn đề bạo lực giới trong nghiên cứu của IOM, 2009 có đưa ra có hơn 50% trường hợp
phụ nữ di cư bị bạo lực thể thể chất kết hợp với bạo lực tình dục (dẫn theo Hoàng Bá Thịnh, Vấn


đề giới và nghiên cứu di cư ở Việt Nam trong cuốn Giới và Di dân tầm nhìn Châu Á, NXB
ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Hồng Xoan, 2013).
Cùng với thực trạng này, cuốn sách “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng,
diễn tiến và nguyên nhân” của nhóm tác giả Trần Hữu Minh và Trần Thị Vân Anh (chủ biên), năm
2009 tập trung vào vấn đề bạo lực của người chồng đối với người vợ với mong muốn cung cấp các
dữ liệu thông tin đầu vào cho một cuộc nghiên cứu trên quy mô toàn quốc về bạo lực gia đình. Công
trình nghiên cứu cung cấp cho độc giả, cho những người quan tâm đến việc giải quyết vấn đề bất

bình đẳng giới và trên hết cho các nhà hoạch định chính sách một cách nhìn sâu hơn về bản chất của
vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ, tính tiến triển của nó và sự cần thiết áp dụng các giải pháp
phòng ngừa mầm mống của bạo lực gia đình trước khi nó trở thành bạo lực thật sự. Cuốn sách này
bao gồm cả tổng quan các nghiên cứu đã có trước đây, phân tích định lượng một số cuộc nghiên cứu
có liên quan đến bạo lực gia đình và nghiên cứu định tính về diễn tiến của bạo lực gia đình ở Việt
Nam.
Nhóm tác giả Phạm Kiều Oanh và Nguyễn Thị Khoa với bài viết: “Bạo lực trong gia
đình từ góc nhìn của người nghèo”, đăng trên tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 2/2003 được
trích ra từ một nghiên cứu về tình trạng bạo lực trong gia đình của Tổ chức Action Aid Việt
Nam, được thực hiện tại tỉnh Lai Châu và Ninh Thuận. Mục đích chính của nghiên cứu này là
tìm hiểu nhận thức của nhân dân và chính quyền địa phương về bạo lực trong gia đình và các
phương án can thiệp khả thi để giảm thiểu tình trạng này tại cộng đồng. Cách hiểu về bạo lực
của người dân cũng như cán bộ chính quyền địa phương trong nghiên cứu này cũng nghiêng
về vũ lực, đánh đập. Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực, nghiên cứu nhấn mạnh đến
nguyên nhân kinh tế với nhận định khó khăn về kinh tế dễ gây ra xích mích giữa hai vợ
chồng. Mặc dù không phân tích rõ sự khác nhau giữa nhận thức của người dân và các cán bộ
cấp tỉnh, huyện, xã nhưng người đọc vẫn thấy được cán bộ có cách nhìn nhận vấn đề về bạo
lực gia đình đầy đủ và chính xác hơn so với những người dân.
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc gia giữa Chính phủ Việt Nam và Quỹ Nhi đồng
Liên hợp quốc (UNICEF) 2006-2010, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Tổng cục
Thống kê và Viện Gia đình và Giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tiến hành điều tra Gia
đình Việt Nam. Cuộc điều tra này được tiến hành trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào 4 lĩnh
vực là: quan hệ gia đình; các giá trị, chuẩn mực của gia đình; kinh tế gia đình và phúc lợi gia
đình. Trong đó có 1 chương dành cho nội dung mâu thuẫn, xung đột và bạo lực gia đình. Bằng
những số liệu xác thực, điều tra đã cho độc giả nắm rõ hơn về mâu thuẫn và bạo lực gia đình; các
hình thức bạo lực và nạn nhân của nó; các lý do dẫn đến mâu thuẫn, xung đột và bạo lực; cách
giải quyết xung đột và bạo lực và cuối cùng là hậu quả của bạo lực gia đình. Những điều tra này
nhằm nhận diện thực trạng, thu thập thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý và hoạch định
chính sách về gia đình. Nghiên cứu có nội dung đa dạng, sâu sắc bằng cách sử dụng cả hai
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

Với các công trình nghiên cứu về BLGĐ nêu trên đã phân tích được thực trạng, nguyên
nhân của nạn BLGĐ. Điều này cũng phản ánh được những lo ngại, băn khoăn chung của các nhà
nghiên cứu trước sự gia tăng của nạn BLGĐ.
2.2. Các nghiên cứu liên quan đến tham vấn và tham vấn cho phụ nữ bị bị bạo lực
gia đình
2.2.1. Nghiên cứu liên quan đến tham vấn và tham vấn cho phụ nữ bị bị bạo lực gia
đình ở nước ngoài


Tham vấn được sử dụng lần đầu tiên bởi B.Davis, khi ông thành lập trung tâm tham vấn
hướng nghiệp đầu tiên tại Detroit năm 1898.
Từ giữa thế kỷ XX, khi ThV phát triển như một nghề chuyên nghiệp ở một số nước, trong
đó phải kể đến những nghiên cứu về ThV, hoạt động ThV và trị liệu tâm lý của G.Williamson,
Carl Rogers…
Năm 1930 E.G. Williamson đã phát triển một lý thuyết toàn diện bề ThV với quy trình 5
bước: 1- Phân tích, xác định vấn đề đưa ra ghi chép có thể và trắc nghiệm đối với khách hàng, 2Tổng hợp, phân tích thông tin để hiểu vấn đề, 3- Chẩn đoán, giải nghĩa vấn đề, 4- ThV hỗ trợ đối
tượng giải quyết vấn đề, 5- Theo dõi khẳng định lại. Lúc này ThV thực sự chuyển hướng từ tư
vấn nghề nghiệp sang tham vấn trên tất cả các lĩnh vực. [16,tr.49]
Theo Froehlich W.D (1993) thì “Tham vấn chỉ sự giúp đỡ quyết định hay định hướng
thông qua các nhà chuyên môn như bác sỹ, các nhà tâm lý học, giáo dục học, cán bộ xã
hội…trong những cuộc đàm thoại cá nhân hay nhóm. ThV thường được kết hợp những cuộc trao
đổi thăm dò diễn ra trước đó cũng như những nghiên cứu trắc nghiệm và gắn với các chương
trình can thiệp hỗ trợ khác” [28,tr.85].
Trên nền tảng những tư tưởng và cách tiếp cận của Parsons, G. Williamson (1930), trong
lý thuyết về ThV với tên gọi “Tiếp cận đặc điểm và nhân tố”, các tác giả đã bổ sung và phát triển
quy trình ThV giải quyết vấn đề với 5 bước cơ bản từ chẩn đoán, kết thúc đến theo dõi. [2,tr.65].
Tại Mỹ, Canada, Singapore, Philippin...Khi phụ nữ bị BLGĐ sẽ nhận được sự hỗ trợ của
NTV, nhân viên CTXH. Khi phụ nữ bị BLGĐ đến hoặc được giới thiệu đến trung tâm ThV, trung
tâm CTXH hoặc nơi làm việc của NTV, nhân viên CTXH tiếp nhận, đánh giá, xác định vấn đề,
xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề. NTV, NVXH sẽ là người đồng hành cùng với phụ nữ bị

BLGĐ trong suốt quá trình trợ giúp. Dựa trên những kiến thức và hiểu biết tâm lý, tâm lý xã hội
NTV, nhân viên CTXH tìm cách hỗ trợ về tâm lý xã hội và trị liệu với từng cá nhân. Thông
thường hình thức ThV và trị liệu đối với các nạn nhân là ThV trực tiếp trong các trung tâm,
phòng ThV với phụ nữ bị BLGĐ. Những NVXH, NTV là những người kết nối dịch vụ hỗ trợ
cho phụ nữ bị BLGĐ điều phối các dịch vụ.
Các thành viên trong gia đình của các phụ nữ bị BLGĐ sẽ được cung cấp các dịch vụ xã
hội. Ngoài dịch vụ ThV cá nhân, các thành viên trong gia đình cũng được hỗ trợ thông qua các
dịch vụ ThV gia đình, ThV nhóm, tham gia các câu lạc bộ, tham gia các khóa tập huấn về kỹ
năng sống, tập huấn về kiến thức gia đình và nâng cao nhận thức về BLGĐ.


2.2.2. Nghiên cứu liên quan đến tham vấn và tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình
ở trong nước
Do những hạn chế về chủ quan và khách quan, nên việc tìm kiếm các nguồn tư liệu,
tài liệu liên quan đến vấn đề ThV cho phụ nữ bị BLGĐ ở Việt Nam không nhiều vì vậy
trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu gặp phải một số khó khăn. Dưới đây chúng tôi xin
nêu ra một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề ThV cho phụ nữ bị BLGĐ.
Trước năm 1945 ở một số bệnh viện như bệnh viện Bạch Mai đã có mặt của một số cán bộ
xã hội và họ đã sử dụng kỹ năng ThV vào quá trình trợ giúp cho bệnh nhân chữa trị tại bệnh
viện.
Ở Miền nam trước những năm 1975 đã có những khóa đào tạo ThV được đề cập trong các
khóa đào tạo cán sự xã hội do thạc sỹ Nguyễn Thị Oanh, TS Trần Thị Giồng tiến hành và sau đó
là mô hình ThV học đường cũng được đề cập và phát triển ở miền nam vào những năm 90 của
thế kỷ XX.
ThV ở Việt Nam thực sự là một lĩnh vực, ngành nghề mới nên các nghiên cứu về ThV
không nhiều: ThV tâm lý, lý luận về ThV được các tác giả: Trần Thị Minh Đức, Nguyễn Ngọc
Phú, Phạm Tất Dong,Trần Quốc Thành, Trần Thị Lệ Thu, Nguyễn Thị Mùi… đề cập đến trong
các hội thảo khoa học, tạp chí tâm lý học.
Nghiên cứu của UNPA và Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch năm 2010 để đưa ra hướng dẫn
thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình cũng đề cập đến những dịch vụ cần phát triển cả về

quy mô lẫn chất lượng, trong đó có nhà tạm lánh, địa chỉ tin cậy cũng như tham vấn hôn nhân gia
đình, bao gồm cả tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm đối với các đối tượng liên quan như phụ nữ
bị bạo lực gia đình, người gây ra bạo lực gia đình và trách nhiệm tham vấn, tư vấn với cộng
đồng.
Nghiên cứu của Lê Thị Quý năm (2007) về bạo lực gia đình cũng cho thấy hiện nay bạo
lực gia đình đối với phụ nữ xảy ra nhiều hình thức khác nhau đối với phụ nữ, việc xây dựng các
mô hình, câu lạc bộ tại địa phương cũng có tác động phần nào, tuy nhiên tác giả cũng chỉ ra thực
trạng tư vấn, hòa giải vấn đề bạo lực gia đình còn có những bất cập.
Nghiên cứu của UNPA phối hợp với CSAGA (2006) cũng chỉ ra khoảng cách giữa luật
pháp và thực tiễn triển khai trong đó có giải pháp can thiệp về hình thành các cơ sở tham vấn
cũng như cải thiện chất lượng tham vấn, hòa giải tại địa phương.
Nghiên cứu các giải pháp hạn chế bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em của Bùi Thị Xuân
Mai (2009) đã chỉ ra sự thiếu hụt các dịch vụ trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình trong đó đặc
biệt là dịch vụ tham vấn.
ThV cho phụ nữ bị BLGĐ cũng là một chủ đề được các tổ chức quốc tế đóng tại Việt
Nam như: Unicef, Care, Radda Barnen, Plan…quan tâm. Đã có được những dự án với sự giúp đỡ
của các chuyên gia ThV về BLGĐ, họ đã tổ chức triển khai tương đối nhiều khóa tập huấn về
ThV về BLGĐ [3,tr.80].
Chuyên mục tư vấn Thanh Tâm trên báo phụ nữ: Mỗi số báo hàng ngày của Báo phụ nữ
đều có mục tư vân Thanh Tâm, số lượng người tìm đến ThV trên báo phụ nữ rất đa dạng về độ
tuổi, ở các vùng miền khác nhau với nhiều vấn đề khác nhau như: hôn nhân gia đình, tình yêu
giới tính…trong đó có ThV về BLGĐ. Trong quá trình nghiên cứu trên chuyên mục này về các


bài ThV liên quan đến BLGĐ, việc ThV cho những người bị BLGĐ chưa mang lại hiệu quả cao
bởi nhiều lý do khác nhau như: Những người ThV không có chuyên môn về ThV nên đã dẫn đến
rất nhiều thân chủ được ThV không hài lòng, có những bài người tiến hành ThV đã phán xét thân
chủ, áp đặt các giải pháp, thân chủ không được quyền tự quyết, đưa lời khuyên cho thân chủ,
ThV chưa tập trung vào những vấn đề mà thân chủ đang muốn được tháo gỡ…
Chi hội phụ nữ các cấp, hoạt động ThV cho các chị em phụ nữ bị BLGĐ thường xuyên

được tiến hành bởi các chi hội phụ nữ, các thành viên tổ hòa giải của cụm dân cư hoặc tổ dân
phố. Tuy nhiên đang tồn tại một thực trạng đó là các cán bộ hội phụ nữ, các cán bộ hòa giải cơ sở
làm công tác ThV cho các chị em phụ nữ bị BLGĐ chưa mang lại hiệu quả cao. Đa số họ mới chỉ
dừng lại ở việc đưa ra những lời khuyên cho cho thân chủ chứ chưa thực sự ThV cho chị em hội
viên phụ nữ của mình bị BLGĐ hoặc mới chỉ bằng kinh nghiệm và niềm say mê nghề nghiệp
chứ chưa được qua đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp. Chính vì lý do đó nên cũng chưa
thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ cho các nạn nhân là phụ nữ bị BLGĐ.
ThV của NNBY cho các nạn nhân bị BLGĐ được tiến hành bởi các cán bộ tham vấn cho
đến nay phòng ThV đã ThV khoảng 3000 lượt. Do là những người có kinh nghiệm và được đào
tạo chuyên sâu về ThV nên các nạn nhân đến với phòng ThV đều được ThV một cách chuyên
nghiệp và bài bản. Tuy nhiên do phòng ThV của NNBY chưa được nhiều người biết đến nên việc
ThV còn hạn chế về số lượt người được ThV. Hầu hết những người được ThV ở ngôi bình chỉ là
phụ nữ và trẻ em bị BLGĐ, song trên thực tế có cả những nam giới là nạn nhân của BLGĐ thì
chưa được ThV.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhằm khảo đánh giá thực trạng hoạt động tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình của
NNBY và kết quả đạt được trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị nhằm phát triển, nhân rộng
mô hình tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại các địa bàn khác.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá những lý thuyết, xác định và trình bày các khái niệm công cụ: bạo lực, bạo
lực gia đình, tham vấn, tham vấn cá nhân, tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình, các
lý thuyết nền tảng, các yếu tố ảnh hưởng đến tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình.
Đánh giá thực trạng hoạt động tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY.
Đề xuất những khuyến nghị để hoàn thiện và phát triển mô hình tham vấn cá nhân cho
phụ nữ bị bạo lực gia đình và nhân rộng mô hình ra nhiều địa bàn khác nhau.
4. Ý nghĩa nghiên cứu
4.1. Về lý luận
Nghiên cứu đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về BLGĐ, tham vấn cá nhân cho phụ nữ
bị bạo lực gia đình.



Thông qua nghiên cứu làm sáng tỏ hơn tính đúng đắn về những chủ trương, quan điểm của
Đảng và Nhà nước đối với phát triển CTXH, trong đó ThV để giải quyết tốt các vấn đề xã hội
xảy ra và phòng chống bạo lực gia đình nói chung.


4.2. Về thực tiễn
Làm rõ được những hoạt động tham vấn cần thiết cho phụ nữ bị bạo lực gia đình nói
chung và tại NNBY nói riêng.
Chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa tham vấn và công tác xã hội.
Chỉ ra được những điểm mạnh thuộc mô hình tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia
đình tại NNBY để phổ biến và nhân rộng trên cả nước.
Chỉ ra những yêu cầu về tính chuyên môn cần tiếp tục hoàn thiện đối với tham vấn cá
nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY như đội ngũ cán bộ tham vấn, cơ sở vật chất…
Là tài liệu tin cậy cho các hoạt động nghiên cứu có liên quan.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam
5.2. Khách thể nghiên cứu
Phụ nữ bị bạo lực gia đình
Cán bộ quản lý NNBY
Cán bộ xã hội/ Nhân viên xã hội, cán bộ tham gia tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị
bạo lực gia đình
Người thân của các nạn nhân bị bạo lực gia
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Thời gian: nghiên cứu các hoạt động tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại
NNBY từ năm 2007 đến nay
6.2. Địa bàn nghiên cứu: Ngôi nhà bình yên – Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

6.3. Nội dung nghiên cứu: quy trình tham vấn, nội dung, hình thức, cán bộ làm công tác tham
vấn, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình và
các kết quả đã đạt được.


7. Câu hỏi nghiên cứu
Hoạt động tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY như thế nào?
Kết quả của sự trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình thông qua hình thức tham vấn cá nhân
từ năm 2007 đến nay như thế nào? (Về số lượng các ca tham vấn, chất lượng, những thay đổi của
thân chủ sau khi được tham vấn)
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hoạt động tham vấn cá nhân phụ nữ bị bạo lực gia đình
tại NNBY?
8. Giả thuyết nghiên cứu
Tại NNBY các cán bộ tham vấn sử dụng tham vấn cá nhân là chủ yếu đồng thời có kết
hợp cả tham vấn nhóm và tham vấn gia đình. Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia
đình là một hình thức can thiệp của CTXH tại NNBY đã theo hướng chuyên nghiệp và chịu
ảnh hưởng của các yếu tố, điều kiện nhất định như: cán bộ tham vấn, cơ sở vật chất của
NNBY, cơ sở pháp lý và phụ nữ bị bạo lực gia đình.
9. Phương pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Các báo cáo: Báo cáo nghiên cứu về bạo lực gia đình năm 2006. Báo cáo các năm của
NNBY
Văn bản pháp lý: Hiế n pháp 2013, Luật hôn nhân và gia đình năm 2004, Luật phòng
chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật bình đẳng giới năm 2007, Nghi định 08/2009/NĐ – CP,
ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết về việc thi hành một số điều luật
phòng chống bạo lực gia đình.
Các công trình nghiên cứu, sách, báo, đánh giá, bài viết về bạo lực gia đình và tham vấn
cho phụ nữ bị bạo lực gia đình của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả trong cả nước.



9.2 Phỏng vấn sâu
Tổ ng số phỏng vấ n sâu là 15 trường hơ ̣p, bao gồ m: Phụ nữ bị bạo lực gia đình (05 người),
cán bộ dự án (01 người), cán bộ quản lý (01 người), cán bộ tham vấn (06 người), quản gia (01
người), bảo vệ (01 người).
9.3 Thảo luận nhóm
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi thực hiện 01 thảo luận nhóm gồm 08 người: cán bộ
quản lý, cán bộ tham vấn, cán bộ dự án, nhân viên xã hội tại NNBY.
9.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Trong nghiên cứu này nghiên cứu và thực hành, thực nghiệm trên 02 trường hợp phụ nữ bị
bạo lực gia đình tại NNBY
9.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Hiện nay tại NNBY hiện có 10 phụ nữ bị bạo lực gia đình đang tạm trú và 15 cán bộ nhân
viên, do cỡ mẫu ít nên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tổng thể bằng bảng hỏi: phụ nữ bị bạo
lực tại NNBY (10 người), Cán bộ NNBY (15 người). (Do cỡ mẫu ít nên chúng tôi không tính tỷ
lệ % mà tính số tuyệt đối)


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I - Tài liệu tiếng Việt
1. Công tác Tham vấn trẻ em - giới thiệu thực hành Tập 1, Tập 2 (2000) TP Hồ Chí Minh.
2. Trần Thị Minh Đức (2002), Một số vấn đề cơ bản của tâm lý học tư vấn, đề tài nghiên cứu,
Đại học Quốc gia – Hà Nội.
3. Trần Thị Minh Đức, (2011) Tham vấn, NXB Đại học Quốc gia HN.
4. Nguyễn Văn Gia, Bùi Thị Xuân Mai, (2001) Bài giảng Công tác xã hội, NXB Lao động Xã
hội,
5. Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Thanh, Trương Thu Trà, (2010), Tham vấn, NXB Phụ nữ
6. Nguyễn Thị Thu Hường, Nguyễn Văn Thanh, (2010), Nhập môn Công tác xã hội, NXB
Phụ nữ
7. Tiêu Thị Minh Hường, Lý Thị Hàm, Bùi Thị Xuân Mai, (2007) Giáo trình tâm lý học xã
hội, NXB Lao động Xã hội,

8. Nguyễn Thị Kim Khánh, Nguyễn Văn Thanh, Trương Thu Trà, (2010), Công tác xã hội cá
nhân và nhóm, NXB Phụ nữ
9. Kỷ yếu hội thảo“Đào tạo và phát triển CTXH ở Việt Nam triển vọng và thách thức” Ngày
CTXH quốc tế lần thứ XI.
10. Nguyễn Thị Thái Lan, Nguyễn Thị Thanh Hương, (2008) CTXH nhóm NXB Lao động Xã
hội,
11. Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Thị Nhẫn, Lê Chí An, (1995) Các thuật ngữ Anh Việt trong
ngành CTXH, Đại học Mở Bán công T phố Hồ Chí Minh
12. Luật Bình đẳng giới, (2007) NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
13. Luật hôn nhân và gia đình (2000) NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
14. Luật Phòng chống BLGĐ(2008) NXB Lao động Xã hội
15. Bùi Thị Xuân Mai (2008), Tham vấn, NXB Lao động Xã hội.
16. Bùi Thị Xuân Mai, Nhập môn CTXH, (2010) NXB Lao động Xã hội, 2010
17. Nguyễn Duy Nhiên, (2010) Nhập môn CTXH, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
18. Nguyễn Thị Oanh, (1997) An sinh xã hội và các vấn đề xã hội, Đại học mở bán công TP Hồ
Chí Minh
19. Nguyễn Thị Oanh, (1998) CTXH đại cương, NXB Giáo dục,
20. Hoàng Phê (1997), từ điển tiếng Việt, NXB Đà nẵng
21. Lê Văn Phú, (2004) Nhập môn CTXH, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội


22. Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh, (2008) Bạo lực gia đình: một sự sai lệch giá trị, Trung
tâm nghiên cứu giới và phát triển, ĐHKHXH & NV, NXB Khoa học xã hội
23. Tài liệu tập huấn kỹ năng cơ bản trong Tham vấn (2005), Unicef Việt Nam
24. Nguyễn Văn Thanh, (2011) CTXH với Phụ nữ bị BLGĐ, Đại học Quốc gia TP HCM
25. Nguyễn Văn Thanh, (2013) CTXH với Phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, NXB Đại học Sư
phạm HN
26. Nguyễn Văn Thanh, (2013) Đào tạo hệ trung học CTXH ở VN hiện nay những khó khăn và
thách thức, NXB Lao động xã hội.
27. Trần Ngọc Thêm, (1999) Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục

28. Hoàng Bá Thịnh (2002), Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa nông
nghiệp nông thôn, Hà Nội.
29. Hoàng Bá Thịnh, (2013), Giới và di cư, NXB ĐH QGTP Hồ Chí Minh
30. Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em – Rada Barnen (1998) Tài liệu tập huấn trẻ em làm trái
pháp luật, Hà Nội.
II - Tài liệu nước ngoài
31. Froehlich W.D (1993) Woererbuch zur Psychologie Deutsher Taschenbuch Velag,
Muenchen.
32. G. Egan(1994), The Skill Helper, Books/Cole.
33. J Lishman (1998), Communication in Social Work, Macmillan.
34. Palmer S (1999 Counseling in a Multicultural Society, London Sage)
35. L Shulman (1984), Skill of helping – Individuals and Group, F.E Peacock.
36. H James H. Jacqueline H.L (1999), Basic Counseling Skills, Books/cole publishing
Company.



×