Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ XUÂN PHƯƠNG, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.88 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
========

HỒNG THỊ NGỌC YẾN

CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM VỚI PHỤ NỮ
BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TẠI XÃ XUÂN PHƯƠNG, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG,
TỈNH NAM ĐỊNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠNG TÁC XÃ HỘI
Chun ngành: Cơng tác xã hội

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
========

HỒNG THỊ NGỌC YẾN

CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM VỚI PHỤ NỮ
BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TẠI XÃ XUÂN PHƯƠNG, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG,
TỈNH NAM ĐỊNH)

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số:60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan

HÀ NỘI - 2014


Xác nhận của GVHD

PGS. TS Nguyễn Thị Mai Lan

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng

GS. Lê Thị Qúy


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả
thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai
cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày 15/09/2014
Học viên

Hoàng Thị Ngọc Yến


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sỹ “Công tác xã hội nhóm với phụ nữ bị bạo lực gia đình
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam

Định) đƣợc hoàn thành sau thời gian làm việc nghiêm túc.
Để hoàn thành tốt luận văn này Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn
Ban chủ nhiệm Khoa Xã hội học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành Luận văn Thạc sỹ này.
Tơi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Cô giáo
– PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tơi và cho tơi những
kiến thức q báu trong suốt q trình tôi thực hiện Luận văn này.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tập thể các Thầy, Cô giáo trong khoa Xã hội
học- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tơi
trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới toàn thể Lãnh đạo và Nhân dân xã
Xuân Phƣơng, huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định đã nhiệt tình giúp đỡ và phối
hợp với tơi trong q trình tơi thực hiện Luận văn.
Sau cùng, tơi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đặc biệt tới ngƣời thân trong gia đình
và bạn bè đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9/ 2014
Học viên

Hoàng Thị Ngọc Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................... 2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề ........................................................ 4
2.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài ................................................................. 4
2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ..................................................................... 9
3. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và can thiệp.............. Error! Bookmark not

defined.
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................... Error! Bookmark not defined.
4. Mục đích nghiên cứu và can thiệp .............. Error! Bookmark not defined.
5. Khách thể, vấn đề nghiên cứu và can thiệp. Error! Bookmark not defined.
6. Phạm vi nghiên cứu và can thiệp ................ Error! Bookmark not defined.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu và can thiệp ........ Error! Bookmark not defined.
7.1. Phƣơng pháp luận ................................. Error! Bookmark not defined.
7.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............ Error! Bookmark not defined.
8. Cấu trúc của luận văn .................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC XÃ
HỘI NHĨM VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ................ Error!
Bookmark not defined.
1.1. Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp ......... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Thuyết Giới và Phát triển ................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Thuyết hệ thống- sinh thái ................. Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Thuyết can thiệp khủng hoảng ........... Error! Bookmark not defined.
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về cơng tác xã hội nhóm với phụ nữ bị bạo
lực gia đình ............................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Công tác xã hội .................................. Error! Bookmark not defined.


1.2.2. Cơng tác xã hội nhóm ........................ Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Khái niện bạo lực, bạo lực gia đình với phụ nữ Error! Bookmark not
defined.
1.2.4. Cơng tác xã hội nhóm với phụ nữ bị bạo lực gia đình ................ Error!
Bookmark not defined.
1.3. Cơ sở pháp lý của can thiệp ..................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Các văn bản mang tính quốc tế .......... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam.. Error! Bookmark not

defined.
Chƣơng 2 TIẾN TRÌNH CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM VỚI PHỤ NỮ BỊ
BẠO LỰC GIA ĐÌNH .......................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Cơ sở thực tiễn của can thiệp ................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............. Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Thực trang bạo lực đối với phụ nữ tại xã Xuân Phƣơng- huyện Xuân
Trƣờng- tỉnh Nam Định ...................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Nhận thức của ngƣời dân xã Xuân Phƣơng về BLGĐ ............... Error!
Bookmark not defined.
2.1.4. Cơng tác phịng chống BLGĐ tại địa phƣơng .. Error! Bookmark not
defined.
2.2. Nguyên tắc làm việc với phụ nữ bị bạo lực gia đình .... Error! Bookmark
not defined.
2.3. Kế hoạch can thiệp dự kiến của cá nhân .. Error! Bookmark not defined.
2.4. Tiến trình cơng tác xã hội nhóm với phụ nữ bị bạo lực gia đình ...... Error!
Bookmark not defined.
2.4.1. Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm ............. Error! Bookmark not
defined.


2.4.2. Giai đoạn khởi động và đi vào hoạt động ......... Error! Bookmark not
defined.
Chƣơng 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........... Error! Bookmark not defined.
3.1. Mức độ đáp ứng nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình thơng qua q
trình hoạt động nhóm ............................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Mối liên hệ giữa kiến thức, lý thuyết, phƣơng pháp ứng dụng và kiến thức
thực tế .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Những thuận lợi, khó khăn trong q trình can thiệp và biện pháp khắc
phục ....................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Những thuận lợi ................................. Error! Bookmark not defined.

3.3.2. Những khó khăn ................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Biện pháp khắc phục .......................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện luận văn ......... Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
KHUYẾN NGHỊ ............................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 11


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BL

Bạo lực

BBĐG

Bất bình đẳng giới

BĐG

Bình đẳng giới

BLGĐ

Bạo lực gia đình

CTXH

Cơng tác xã hội


LHQ

Liên hợp quốc

NVCTXH

Nhân viên cơng tác xã hội

PCBLGĐ

Phịng chống bạo lực gia đình

TGLV

Tác giả luận văn

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một vấn đề mang tính tồn cầu.
Trƣớc năm 1993, phần lớn các Chính phủ coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng
của mỗi cá nhân. Hiện nay qua các diễn đàn quốc tế và khu vực cho sự bình
đẳng, phát triển của phụ nữ, bạo lực gia đình đã đƣợc nhìn nhận nhƣ một trở
ngại cho sự phát triển và là sự vi phạm không thể chấp nhận đƣợc đối với
nhân phẩm con ngƣời[36].
Giống nhƣ nhiều quốc gia khác trên thế giới,Việt Nam cũng phải đối
mặt với vấn đề bạo lực gia đình. Những năm qua, tình trạng bạo lực gia đình
diễn ra khá phổ biến ở mọi tầng lớp nhân dân và đã có mặt ở hầu hết các vùng

khác nhau trên đất nƣớc. Kết quả từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình
đối với phụ nữ ở Việt Nam (2010) cho thấy: Tỉ lệ bạo lực thể xác do ngƣời
chồng gây ra cho phụ nữ từng kết hôn chiếm 32%, bạo lực tinh thần là 54%
và bạo lực tình dục là 10%[40]. Bạo lực gia đình đã lấy đi của ngƣời phụ nữ
sức khỏe, tình yêu thƣơng, sự tơn trọng, lịng tự tơn… Nó làm giảm khả năng
sản xuất của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng, làm suy giảm nguồn lực từ
các dịch vụ xã hội, làm giảm khả năng học tập và giáo dục toàn diện, khả
năng vận động và sáng tạo của phụ nữ, con cái và cả ngƣời gây ra bạo lực.
Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc ta hiện nay,
cùng với phát triển kinh tế, cải cách hành chính, giảm nghèo, thực hiện các
chính sách về công bằng xã hội, Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến việc
giải quyết vấn nạn bạo lực gia đình. Việt Nam đã chứng tỏ cam kết quả mình
đối với vấn đề chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ thông qua việc phê chuẩn một
số Hiệp định quốc tế cơ bản về quyền con ngƣời. Những cam kết này đã tạo
cơ sở tiền đề cho việc xây dựng khung pháp lý và chính sách quốc gia nhằm

2


giải quyết bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam. Năm 2006, Luật Bình đẳng
giới ra đời và tiếp theo là Luật Phịng, Chống bạo lực gia đình đƣợc Quốc hội
thông qua năm 2007. Mặc dù Việt Nam đã thể hiện cam kết cao trong việc
xây dựng Luật và chính sách đối phó với bạo lực gia đình nhƣng vẫn tồn tại
khoảng trống giữa lý thuyết và thực tế triển khai.
Để xây dựng một nền văn hóa mới, đạo đức mới, công bằng và dân
chủ, tự chủ và văn minh thì phải đấu tranh chống lại bạo lực gia đình. Tuy
nhiên, trên thực tế phần lớn những phụ nữ bị bạo lực thƣờng không dám đối
diện với vấn đề này. Họ vẫn thƣờng dấu kín, e ngại bày tỏ, khơng dám tìm
kiếm sự trợ giúp. Họ cố gắng chịu đựng với mong muốn có đƣợc sự n bình
trở lại trong gia đình. Chính yếu tố này làm cho bạo lực gia đình tiếp tục có

cơ hội phát triển. Vì vậy, cần thiết phải thay đổi nhận thức và thái độ của phụ
nữ nói riêng và xã hội nói chung trong quan niệm cho rằng bạo lực gia đình là
chuyện riêng tƣ, chuyện nội bộ trong mỗi nhà sang nhìn nhận bạo lực gia đình
là một sự vi phạm quyền con ngƣời và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nhân
phẩm con ngƣời.
Xã Xuân Phƣơng, huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định là một xã có
90% lực lƣợng lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp với
hai mùa vụ chính trong năm. Chính vì thế, thời gian nơng nhàn của ngƣời dân
địa phƣơng rất nhiều. Ngoài bộ phận ngƣời dân hoạt động trong nông nghiệp,
một bộ phận lớn thanh niên trong xã nghỉ học sớm và đi lao động tại các
thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh… Chính
những ngun nhân đó, dẫn đến những hệ lụy nhất định nhƣ: vấn đề kết hôn
sớm, gia đình đơng con, tệ nghiện ma túy, cờ bạc, rƣợc bia… Đó là những
ngun nhân chủ yếu làm cho tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại
địa phƣơng đang ngày càng gia tăng, làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng cuộc sống
của gia đình, cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng. Bạo lực gia

3


đình đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhƣng thực tế chính
quyền địa phƣơng, các tổ chức và ngƣời dân chƣa có sự quan tâm đúng mức
cho vấn đề này.
Thời gian qua, ngành Công tác xã hội cũng đã có những can thiệp cụ
thể với vấn đề bạo lực gia đình và những can thiệp này đã có những đóng góp
to lớn trong cơng tác Phịng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, những can
thiệp này cịn hạn chế và mang tính nhỏ lẻ. Để giảm thiểu và chấm dứt hành
vi bạo lực, theo tôi vấn đề quan trọng là cần phát hiện và chỉ rõ những khó
khăn trong nhận thức và tâm lý mà phụ nữ gặp phải. Vì vậy, tơi đã chọn
nghiên cứu đề tài: “Cơng tác xã hội nhóm với phụ nữ bị bạo lực gia đình

(Nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam
Định)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là hiện tƣợng xảy ra ở mọi quốc gia
trên thế giới, là một vấn đề sức khỏe cộng đồng và nhân quyền cơ bản. Nó
làm ảnh hƣởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của ngƣời phụ nữ. Từ những
thập niên 80 của thế kỷ XX, các nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ
nữ tăng nhanh ở cả những nƣớc có thu nhập cao và thu nhập thấp cho thấy
tính nghiêm trọng và quy mô của vấn đề này[51].
Số liệu báo cáo từ nhiều quốc gia cho thấy bạo lực gia đình đối với phụ
nữ chiếm một tỉ lệ tƣơng đối cao. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới
(WHO), ở hầu hết các nƣớc Phƣơng Tây, khoảng ¼ phụ nữ có nguy cơ bị bạo
lực gia đình dƣới nhiều hình thức khác nhau: bạo lực thể chất, bạo lực tinh
thần, bạo lực tình dục[54].

4


Dạng bạo lực đƣợc nghiên cứu phổ biến nhất là bạo lực thể chất. Kết
quả nghiên cứu đƣợc thực hiện ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới trong
khoảng 10 năm từ 1994 đến 2005 cho thấy có khoảng 10 đến 70% phụ nữ
đang phải gánh chịu hình thức bạo lực này. Cụ thể trong báo cáo của Hesei
(1994) về kết quả nghiên cứu từ 35 nƣớc đã chứng minh rằng có khoảng từ 20
đến 50% phụ nữ các nƣớc này bị chồng đánh đập. Tiếp đó là nghiên cứu điều
tra dựa trên số dân ở 48 nƣớc trên thế giới về các yếu tố nguy cơ về bạo lực
gia đình đối với phụ nữ chỉ ra 10- 69% phụ nữ cho biết họ đã trải qua một số
bạo lực thân thể bởi một ngƣời bạn tình của họ trong đời. Gần đây nhất,
nghiên cứu đa quốc gia của Tổ chức Y tế thế giới (2005) về bạo lực gia đình
đối với phụ nữ đƣợc tiến hành ở 11 quốc gia cho biết 13- 61% phụ nữ bị bạo

lực thể chất bởi một ngƣời bạn tình[54].
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới về “Bình đẳng giới và phát triển”
(2012), mức độ bạo lực gia đình giữa các quốc gia có những khác biệt rất lớn
và khơng có quan hệ rõ ràng với thu nhập, trong khi bạo lực có xu hƣớng gia
tăng cùng suy thối kinh tế- xã hội, bạo lực không phân biệt ranh giới. Tại
một số quốc gia có thu nhập trung bình, chẳng hạn nhƣ Braxin và Secbia có
tới 25% phụ nữ bị bạn đời hoặc ngƣời thân bạo lực thể chất. Tại Peru, gần
50% phụ nữ là nạn nhân của bạo lực thể chất trong suốt cuộc đời. Theo báo
cáo ở Etiopia, 54% phụ nữ bị ngƣời thân lạm dụng thân thể hoặc tình dục
trong vòng 12 tháng qua[28].
Báo cáo “Nghiên cứu sâu về bạo hành với phụ nữ” của Nguyên Tổng
thƣ ký Liên hợp quốc (LHQ) Kofi Annan đƣợc trình bày tại Kỳ họp lần thứ
61 của Đại hội đồng LHQ thể hiện rõ tình hình bạo lực với phụ nữ đang diễn
ra ở 71 quốc gia thuộc phạm vi nghiên cứu. Trong báo cáo, Tổng thƣ ký làm
rõ các yếu tố và nguy cơ gây ra bạo lực với phụ nữ là việc sử dụng bạo lực để

5


giải quyết xung đột; sự thờ ơ của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Những hoạt
động có triển vọng nhằm giải quyết vấn nạn này chú trọng vào luật pháp,
cung cấp dịch vụ và phòng ngừa. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho nhân loại
khơng ít- thách thức do: những nỗ lực khác nhau và những nguồn lực không
tƣơng xứng; thiếu hụt cách tiếp cận tồn diện và có lồng ghép; thiếu ngân
quỹ; thiếu sự xử phạt; những hình thức phân biệt đối xử và thiếu việc đánh
giá[13].
Năm 1992, tác giả Margaret Schuler (chủ biên) và các cộng sự có tác
phẩm “Freedom from Violence – Women‫׳‬s Strategies from Around the World”
(Tự do từ bạo lực – Chiến lƣợc toàn cầu của phụ nữ) đã phản ánh tình trạng
bạo lực chống phụ nữ tồn tại từ các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ đến các nƣớc

đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh. Tính đa dạng của hồn
cảnh, văn hóa, ngun nhân, các hình thức bạo lực… mà tác giả đã nói lên
tính phổ biến của các dạng bạo lực chống phụ nữ trong đó có bạo lực gia
đình. Tác phẩm đã cung cấp một cái nhìn tồn cảnh về vấn đề và chiến lƣợc
liên quan đặc biệt đến bạo lực giới- đó là mở rộng chƣơng trình tuyên truyền
vận động, giáo dục, cải cách luật pháp và hành động chống bạo lực với phụ
nữ[53].
Năm 1994 với tác phẩm “Loving to Survice – Sexual Terror Men‫׳‬s
Violence and Women‫׳‬s Live” (Tình yêu đến sự sống – Sự khủng bố tình dục
của ngƣời đàn ơng và cuộc sống của ngƣời phụ nữ), các tác giả Dee.L.R.
Graham, Edna.I. Rawligs và Roberta.K. Rigsby đã nêu rõ các ảnh hƣởng do
bạo lực của nam giới đối với phụ nữ và tâm lý của họ. Tình trạng hiện tại của
nhiều phụ nữ là ở dạng nô lệ, bị giam cầm và việc liên tục bị đánh sẽ làm mất
khả năng xây dựng năng lực cho họ. Đây không phải là một vấn đề mang tính
“tự nhiên” mà là một vấn đề xã hội. Trong tác phẩm này, các tác giả cho rằng

6


chỉ có Thuyết nữ quyền cấp tiến là thừa nhận bạo lực của nam giới đã ảnh
hƣởng tới cuộc sống của ngƣời phụ nữ[46].
Catherine So-kum Tang trong nghiên cứu về “Bạo lực tinh thần đối với
những người vợ ở Trung Quốc” đã khẳng định: Các nghiên cứu nhân chủng
học và xuyên văn hóa cũng chỉ ra rằng mặc dù hành động bạo lực vợ là hiện
tƣợng phổ biến trên thế giới nhƣng cần cân nhắc tính đa dạng trong việc xác
định hành vi bạo lực, sự thừa nhận tần suất và mức độ nghiêm trọng của nó
với các xã hội khác nhau. Các nhà nghiên cứu cũng đang tranh cãi về tính đa
dạng xã hội trong hành vi bạo lực vợ phụ thuộc vào mức độ bạo lực nói
chung, sự can thiệp của cộng đồng, mức độ chấp nhận nam tính và quan trọng
nhất là sự thừa nhận mang tính văn hóa- xã hội đối với những hành vi đó.

Ngồi ra, việc xác định mẫu trong các nghiên cứu cũng là vấn đề cần cân
nhắc về tính đại diện cho việc khẳng định tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực ở mỗi quốc
gia[45, tr299].
“Cách nhìn của phụ nữ về cách nhìn của nam giới” là tựa đề một bài
viết trong cuốn “Sự thống trị của nam giới” (2010) của tác giả Pierre
Bourdieu. Ở đây, tác giả khẳng định rằng phụ nữ có một lịng tin đơn thuần về
việc cần tn thủ một cách vơ điều kiện chồng mình. Họ thấy mình có sự lệ
thuộc vào suy nghĩ của ngƣời chồng và nhƣ vậy mang lại cho họ một cảm
giác an tồn hơn. Vì thế, họ có khuynh hƣớng ƣớc lƣợng thành cơng của mình
dựa theo thành cơng của chồng. Họ tin vào tình u số phận- đó là tình u
đối với kẻ thống trị và sự thống trị của kẻ đó, vì thế mà từ bỏ ham muốn
thống trị[32, tr 120- 139].
Jan E.Saets và Murray A.Straus trong Gender Differences in Reporting
Marital Violence and its Medical and psychological Consequences cho thấy
những tổn thƣơng về mặt tinh thần thƣờng thể hiện ở sự buồn phiền, căng

7


thẳng và các triệu chứng thần kinh nhƣ: sự chán nản; cảm giác tồi tệ, mất hết
giá trị; khơng cịn cảm thấy điều gì thú vị nữa, hồn tồn mất hy vọng về mọi
thứ, nghĩ đến cái chết và tìm đến cái chết, lo lắng, thấy khơng có khả năng
vƣợt qua những khó khăn ngày càng lớn, thấy bản thân khơng thể đƣơng đầu
với những gì mình phải làm[48].
Gillian Mezey cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 200 phụ
nữ đang đƣợc chăm sóc trƣớc và sau sinh tại dịch vị sản phụ ở miền nam
Luân Đôn bị bạo lực. Kết quả cho thấy, 47 phụ nữ (chiếm 23,5%) bị bạo lực
gia đình (cả bạo lực thể chất và bạo lực tình dục); 13 phụ nữ (10,7%) những
ngƣời đã từng bị chấn thƣơng và hiện tại bị rối loạn căng thẳng. Triệu chứng
sau chấn thƣơng đƣợc gắn với quá trình ngƣợc đãi về thể chất, tình dục và lặp

lại sự ngƣợc đãi. Những yếu tố xã hội quan trọng gắn kết với chấn thƣơng là
tình trạng sống cơ độc, tách biệt hoặc sống trong mối quan hệ không nhƣ vợ
chồng[47].
Đặc biệt, nghiên cứu về “Bạo lực gia đình trong cộng đồng di cư Châu
Á” của nhóm tác giả Lee, Yeon- Shim, Hadeed, Linda (2009) đã chỉ ra rằng:
bạo lực gia đình là một dịch bệnh nghiêm trọng giữa các cộng đồng ngƣời
nhập cƣ châu Á. Tuy nhiên, còn ít thông tin về phạm vi, tính chất, và các yếu
tố văn hóa và xã hội liên quan đến bạo lực gia đình. Tác giả xem xét kỹ lƣỡng
một số lĩnh vực: bối cảnh gia đình; tỉ lệ bạo lực gia đình; nguy cơ mắc bệnh
lây truyền qua đƣờng tình dục và HIV/AIDS; những hậu quả sức khỏe tâm
thần và thể chất; hỗ trợ xã hội và giúp đỡ những hành vi tìm kiếm; rào cản đối
với việc sử dụng dịch vụ. Nghiên cứu đã làm rõ khá nhiều khía cạnh liên quan
đến khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình xét về
khía cạnh cá nhân và xã hội[49, tr 143- 170].

8


2.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề bạo lực gia đình bắt đầu đƣợc quan tâm từ những
năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX. Một số nghiên cứu đƣợc thực hiện
trong giai đoạn 1996- 2001 cho thấy mức độ phổ biến của các dạng bạo lực
gia đình, nguyên nhân và hậu quả… Điển hình là một số nghiên cứu của tác
giả Lê Thị Qúy (1996, 1999); Lê Thị Phƣơng Mai (1998, 1999); Vũ Mạnh
Lợi (1996, 1999); Nguyễn Hoài Đức (2001) và nhiều tác giả khác. Tiếp sau
đó, vấn đề bạo lực gia đình đƣợc nghiên cứu rộng rãi hơn đã khẳng định và bổ
sung thêm cho các kết quả nghiên cứu trƣớc. Tuy nhiên, theo nhận định của
Ngân hàng thế giới (2011): “Cho đến nay các thơng tin về bạo lực gia đình
vẫn cịn hạn chế, chỉ có một số nghiên cứu định lƣợng trên quy mơ nhỏ và
nghiên cứu định tính, mặc dù vậy cũng đủ chỉ ra rằng vấn đề bạo lực gia đình

đối với phụ nữ Việt Nam có tồn tại”[27, tr41].
- Các nghiên cứu thể hiện mức độ phổ biến của bạo lực gia đình đối
với phụ nữ
Số liệu nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam cho thấy có nhiều
điểm tƣơng đồng với thế giới. Một số nghiên cứu quốc gia trong hơn 10 năm
qua đã cho thấy mức độ phổ biến và tính chất nghiêm trọng của hiện tƣợng
này.
Nghiên cứu về thực trạng bình đẳng giới của tác giả Nguyễn Hữu Minh
và Trần Thị Vân Anh- Viện khoa học xã hội Việt Nam thực hiện năm 20052006 ở 13 tỉnh thành với 52 xã phƣờng, số mẫu là 4176 cá nhân đã thu thập
những thông tin về các hành vi bạo lực giữa vợ và chồng, có khoảng 6% phụ
nữ bị chồng đánh đập, 20% từng bị chồng chửi mắng[25].

9


Một nghiên cứu khác đƣợc thực hiện tại 8 tỉnh của Uỷ ban các vấn đề
xã hội của Quốc hội cho thấy số phụ nữ bị bạo lực thể chất ít hơn (chỉ vào
khoảng 2%) song tỉ lệ bạo lực tinh thần cao hơn nhiều (chiếm 25%) và đặc
biệt, số phụ nữ bị bạo lực tình dục chiếm tỉ lệ cao nhất (đạt 30%)[30].
Theo tác giả Lê Thị Qúy, việc phụ nữ đồng thời bị cả bạo lực thể chất
và bạo lực tình dục là phổ biến. Bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục có xu
hƣớng tiếp diễn trong nhiều năm suốt mối quan hệ hơn là bạo lực thể chất. So
với phụ nữ thành thị thì phụ nữ nông thôn gánh chịu bạo lực thể chất với tỉ lệ
cao hơn[36].
Bên cạnh việc đánh giá mức độ bạo lực gia đình theo trả lời của phụ
nữ, một số tác giả đã tiếp cận nhóm nam giới- những ngƣời gây bạo lực để
tìm hiểu thực trạng này. Nguyễn Đăng Tuyển tiến hành phỏng vấn 315 nam
giới đã kết hôn tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết, có 47% nam giới có hành
vi bạo lực vợ trong hiện tại và 68% có hành vi bạo lực vợ trƣớc đây[51,
tr732].

- Các nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân của bạo lực gia đình
Có rất nhiều lý do có thể giải thích cho sự tồn tại và mức độ của bạo
lực gia đình. Nancy Luke và Nguyễn Đăng Vựng đồng quan điểm khi cho
rằng: Có thể xem xét dựa trên hành vi cá nhân của ngƣời chồng hoặc do tác
động bởi hành vi của chính phụ nữ là những yếu tố liên quan đến sự xuất hiện
hành vi bạo lực. Phẩm chất và thái độ của ngƣời vợ và ngƣời chồng có ảnh
hƣởng đến bạo lực gia đình. Nếu ngƣời chồng có tài và địa vị thua kém vợ thì
anh ta dễ có hành vi bạo lực. Đồng thời, mối liên quan giữa quan điểm giới
của ngƣời chồng với hành vi bạo lực phụ thuộc vào quan điểm giới của ngƣời
vợ. Bạo lực gia đình sẽ giảm thiểu nếu ngƣời chồng và ngƣời vợ đều có quan

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1.

Lê Chí An (1999), Nhập mơn Cơng tác xã hội cá nhân, Đại học Mở Bán
cơng, thành phố Hồ Chí Minh.

2.

Phùng Thị Kim Anh (2003), “Bạo lực gia đình Việt Nam”, Tạp chí Khoa
học về Phụ nữ.

3.

Nguyễn Vân Anh (2006), Sử dụng nghệ thuật trong việc xây dựng Câu
lạc bộ nạn nhân bạo hành giới. Báo cáo Hội thảo: Bạo lực gia đình:

Kinh nghiệm và giải pháp

4.

Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Giáo trình Triết học Mác Lênin, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11


5.

Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội (2003), Nghèo đói và bất bình đẳng
tại Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

6.

Bộ luật Hình sự nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1999.

7.

Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005.

8.

Chƣơng trình hợp tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc
về Bình đẳng giới (2011), Hệ thống các văn bản quy định hiện hành về
Bình đẳng giới và phịng chống bạo lực gia đình, Nxb Thời đại.

9.


Dƣơng Thị Diệu Hoa (2003), Giáo trình tâm lý học xã hội trong quản lý,
Nxb Đại học Sƣ phạm.

10.

Nguyễn Thị Hòa (chủ biên), (2007), Giới, việc làm và đời sống gia đình,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

11.

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2001), Báo cáo nghiên cứu: BLGĐ đối
với phụ nữ ở Việt Nam.

12.

Phùng Thị Thanh Hƣơng (2004), Một số yếu tố tâm lý – xã hội dẫn tới
hành vi bạo lực phụ nữ trong gia đình.

13.

Liên hợp quốc (2006), Nghiên cứu sâu về bạo hành với phụ nữ - Báo
cáo của Tổng thƣ ký Liên hợp quốc.

14.

Vũ Mạnh Lợi (1999), Bạo lực trên cơ sở giới: Trường hợp ở Việt Nam,
Ngân hàng thế giới.

15.


Vũ Mạnh Lợi (2006), Bạo lực gia đình- Sự thay đổi của Việt Nam. Phát
hiện và đề xuất từ dự án UNFPA/SDC.

16. Luật Hôn nhân và Gia Đình, 2000.
17. Luật Bình đẳng giới – đƣợc Quốc hội thơng qua ngày 29/11/2006.
18. Luật Phịng chống Bạo lực gia đình – đƣợc Quốc hội thơng qua ngày
21/11/2007.
19.

Lê Thị Phƣơng Mai (1998), Bạo lực và hậu quả đối với sức khỏe sinh
sản: Hiện trạng của Việt Nam

12


20.

Lê Thị Phƣơng Mai (1999), Báo cáo ngăn chặn bạo hành trong gia
đình: Phổ biến tài liệu hướng dẫn tư vấn chống bạo hành cho cộng đồng
nông thôn.

21.

Lê Thị Phƣơng Mai và cộng sự (2002), Ngăn chặn bạo lực trong gia
đình: Phổ biến tài liệu hướng dẫn tư vấn chống bạo lực cho các cộng
đồng nông thôn, Hà Nội.

22.


Bùi Thị Xuân Mai và Nguyễn Thị Thái Lan (2011), Giáo trình Cơng tác
xã hội cá nhân và gia đình, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

23.

Bùi Thị Xuân Mai (2012), Giáo trình nhập mơn cơng tác xã hội, Nxb
Lao động xã hội, Hà Nội.

24.

Nguyễn Hữu Minh, Lê Ngọc Lân (2007), “Bạo lực gia đình đối với phụ
nữ Việt Nam và các yếu tố tác động”, Tạp chí Khoa học Xã hội.

25.

Nguyễn Hữu Minh- Trần Thị Vân Anh (2009), Nghiên cứu gia đình và
giới thời kỳ đổi mới, Nxb Khoa học xã hội.

26.

Nguyễn Thị Hồng Nga (2010), Giáo trình Hành vi con người và môi
trường xã hội, Nxb Lao động- Xã hội.

27.

Ngân hàng thế giới (2011), Đánh giá giới tại Việt Nam.

28.

Ngân hàng thế giới (2012), Tổng quan Bình đẳng giới và phát triển. Báo

cáo phát triển thế giới.

29.

Ngơ Thị Bích Ngọc (2004), Một số yếu tố tâm lý- xã hội cản trở sự bình
đẳng đối với phụ nữ.

30.

Nhóm giới và phát triển cộng đồng GENCOMNET- Hà Nội (2006), Báo
cáo của các tổ chức phị chính phủ về việc thực hiện cơng ước xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) tại Việt Nam.

31.

Hoàng Phê (chủ biên, 1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nôi.

13


32.

Pierre Bourdieu (2012), Sự thống trị của nam giới (Tài liệu dịch), Nxb
Tri thức.

33.

Lê Thị Qúy (1991), Một số vấn đề bạo lực gia đình hiện nay, Tạp chí
Khoa học về phụ nữ, số 2/1991, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.


34.

Lê Thị Qúy (1994), Bạo lực gia đình ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và
Phụ nữ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

35. Lê Thị Qúy, Giáo trình Xã hội học giới, Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam.
36.

Lê Thị Qúy (2000), Domestic Violence in Vietnam, Asia Pacific Forum
on Women, Law and Development (Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dƣơng
về Phụ nữ, Luật pháp và Phát triển) xuất bản.

37.

Lê Thị Qúy- Đặng Vũ Cảnh Linh (2007), Bạo lực gia đình – một sự sai
lệch giá trị. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

38.

Mai Thị Kim Thanh, Giáo trình Nhập mơn Cơng tác xã hội, Nxb Giáo
dục Việt Nam.

39.

Hồng Bá Thịnh (2005), Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam và vai trị
của truyền thơng đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ, Nxb Thế
giới.


40.

Trung tâm phụ nữ và phát triển (CWD) (2013), Báo cáo đánh giá “Giảm
nhẹ bạo lực gia đình ở Việt Namthoong qua hệ thống nhà tạm lánh và
tăng quyền cho nạn nhân bạo lực”.

41.

Tổng cục thống kê Việt Nam (2010), Nghiên cứu quốc gia về BLGĐ với
phụ nữ ở Việt Nam.

42.

UNFPA (2007), Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam.
Nghiên cứu rà sốt các chƣơng trình.

43.

UNFPA (2010), Bạo lực trên cơ sở giới. Báo cáo chuyên đề.

44.

Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển Xă hội học, Nxb Thế giới.

14


45.

Viện gia đình và giới (2011), Các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam

(Một số kết quả phân tích sâu Điều tra gia đình Việt Nam 2006).

B. Tài liệu Tiếng Anh.
46. Catherine So-kum Tang (1998), Psychological Abuse of Chinese Wives.
Journal ò Family Violence, Vol.13, No.3. (299- 312).
47.

Deirdre Lashgari (chủ biên 1995), Violence, Silence and Anger –
Women‫׳‬s Writing as Transgression.

48.

Gillian Mezey, Loraine Bacchus, Susan Bewley, Sarah White (2005),
Domestic Violence, lifetime trauma and psychological health of
childbearing women. An international Journal of Obstetric and
Gynaecology.

49.

Jan E.Saets and Murray A.Straus (2002), Gender Differences in
Reporting Marital Violence and its Medical and psychological
Consequences.

50.

Lee, Yeon- Shim, Hadeed, Linda (2009), Intimate partner violence
among

Asian


immigrant

communities:

Health/mental

health

consequences, help-seeking behaviors, and service utilization. Trauma.
Violence, & Abuse. Vol 10(2), pp.143-170.
51.

Nancy Luke (2007), Exploring Couple Attributes and Atttudes and
Marital Violence in Vietnam. Violence Against Women, Volume 13,pp527.

52. Tuyen D. Nguyen (2006), Prevalence of Male Intimate Partner Abuse in
Vietnam. Volume 12 nurmber 8 August 2006.
53.

Nguyen Dang Vung, Per-Olof Ostergren and Gunilla Krantz (2008),
Intimate partner violence against women in rural Vietnam- different
socio-demographic factors are associated with different forms of
violence: Need for new intervention guidelines?

15


54.

WHO (Charlotte Watts, Lori Heise, Mary Ellsberg và Claudia Garcia

Mereno,

2001),

Putting

women

first:

Ethical

and

Safety

Recommendations for Research on Domestic Violence Against Women,
Geneva, Thụy Sỹ.
55. WHO (World Helth Organization) (2005), WHO Multi- Country
Study on Women‫׳‬s Health and Domestic Violence against Women :
Initial Results on Prevalence, Health Outcome and Women‫׳‬s Responses.
WHO, Geneva.

16



×