Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại đại học FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.3 KB, 8 trang )

Phát triển sản phẩm và dịch vụ Thông tin – thư
viện tại Đại học FPT
Giáp Thị Quỳnh Nga
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Thông tin: 60 32 20
Nghd: PGS.TS. Mai Hà
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Sản phẩm thông tin; Dịch vụ thông tin; Thư viện
Contents:
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Công tác thông tin thư viện (TTTV) của các trung tâm TTTV không chỉ dừng lại ở việc xử lý
và bảo quản các loại tài liệu mà còn phải đưa những tài liệu, thông tin cần thiết, phục vụ cho
công việc của từng người dùng tin (NDT) một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và thuận lợi
nhất.
Được coi là công cụ hữu ích phục vụ cho hoạt động của các trung tâm TTTV, sản phẩm và dịch
vụ (SP & DV) TTTV còn là thước đo cho hiệu quả hoạt động cũng như trình độ phát triển của
chính các cơ quan TTTV. Vai trò của SP & DV tại các cơ quan TTTV ngày càng được coi trọng,
việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạt
động của các trung tâm TTTV.
Ngày nay, đứng trước sự phát triển như vũ bão của CNTT NDT có cơ hội tiếp cận các nguồn tin
khổng lồ trên internet. Nhu cầu tin (NCT) của NDT cũng không ngừng thay đổi về cả nội dung
và hình thức sử dụng. Để đáp ứng được những thay đổi này các SP & DV của thư viện cũng luôn
được các trung tâm TTTV đầu tư để cải tiến, cập nhật và xây dựng theo hướng chú trọng đưa vào
yếu tố công nghệ, hiện đại, hợp chuẩn, tạo những tiện ích cho NDT nhằm tăng hiệu quả sử dụng,
đồng thời cũng phải đảm bảo về mặt chất lượng.
Trường Đại học FPT, tuy là trường còn non trẻ về lịch sử nhưng lại là trường chuyên đào tạo về
công nghệ thông tin (CNTT). Ngành có tốc độ phát triển và cập nhật thông tin nhanh nhất trong
tất cả các ngành khoa học, do đó trung tâm TTTV có rất nhiều áp lực trong việc bổ sung vốn tài



liệu (VTL). Chính điều này ảnh hưởng đến nguồn ngân sách cho việc bổ sung VTL của nhà
trường.
Là trường có nền tảng công nghệ hiện đại, mang tính đồng bộ và hệ thống. Có cơ sở hạ tầng CNTT
hiện đại, hoàn chỉnh. NDT của trung tâm TTTV là những cán bộ, giảng viên và sinh viên đều có kiến
thức và kỹ năng về công nghệ. Đó chính là nền tảng để trung tâm TTTV của trường xây dựng và
triển khai những SP & DV TTTV hiện đại, ứng dụng CNTT tạo cho NDT những tiện ích và thỏa
mãn tối đa NCT của họ. Góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học tại trường.
Có thể nói SP & DV TTTV là cầu nối giữa NDT của thư viện với VTL. Đóng vai trò quan trọng
trong việc phổ biến nguồn tài nguyên tới đông đảo NDT. Để nâng cao hiệu quả của các SP & DV
các thư viện phải đánh giá được thực trạng và không ngừng phát triển những SP & DV mang
tính chiến lược phù hợp với NCT của NDT.
Với những SP & DV hiện nay của trung tâm TTTV Đại học FPT tuy đã mang tính chất áp dụng
những tiến bộ của khoa học công nghệ đặc biệt là CNTT, đã đáp ứng được một phần NCT của
NDT. Nhưng trên thực tế số lượng SP & DV còn hạn chế, đơn điệu. Việc tiếp cận các SP & DV
của NDT tại trung tâm TTTV của NDT còn mang tính bị động. Do đó có rất nhiều SP & DV của
thư viện chưa được khai thác triệt để dẫn đến hiệu quả hoạt động của trung tâm chưa cao.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tại
Đại học FPT” làm đề tài cho luận văn của mình với mong muốn khảo sát, đánh giá chất lượng
SP & DV hiện có của Trung tâm TTTV Đại học FPT (ĐH FPT). Từ thực tiễn kết quả khảo sát đó
đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng SP & DV hiện có, phát triển những
SP & DV mới đáp ứng tối đa NCT của NDT tại trung tâm.
2. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài.
Trong hoạt động của mình, bất kỳ cơ quan TTTV nào cũng phải chú trọng đến các SP & DV
TTTV của mình. Không chỉ dừng lại để phổ biến VTL của thư viện mà còn nhằm mục đích đáp
ứng nhiều hơn những NCT của NDT, thỏa mãn tối đa NCT, phát huy hiệu quả hoạt động của cơ
quan thư viện. Đã có một số giáo trình như giáo trình “SP & DV thông tin, thư viện” của tác giả
Trần Mạnh Tuấn. Trong cuốn giáo trình này tác giả đã đưa ra những định nghĩa về SP & DV
thông tin, cũng như những SP & DV điển hình hiện nay tại các cơ quan TTTV. Ngoài ra, những
năm gần đây có rất nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành thư viện như: Tạp chí Thư
viện Việt Nam, Thông tin tư liệu…đã đề cập đến các vấn đề xung quanh SP & DV TTTV hiện

nay. Tiêu biểu phải nói đến những tác giả: PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Thanh, Trần Mạnh Trí,


Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Thị Hạnh…các tác giả là những cán bộ giảng dạy lâu năm trong
ngành, là những cán bộ làm công tác thư viện, những người tâm huyết với nghề và sự phát triển
của ngành. Những công trình, những bài báo của các tác giả trên đã phân tích hiện trạng của các
SP & DV TTTV viện hiện nay, đồng thời đưa ra những hướng mới để xây dựng và phát triển các
sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu NDT tại các cơ quan TTTV.
Thêm vào đó, cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu là những luận văn thạc sĩ ngành
TTTV nói về vấn đề này như: “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống SP & DV TTTV Đại học
Quốc gia Hà Nội” của Phạm Thị Yên năm 2005. Luận văn nghiên cứu thực trạng SP & DV và
đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống SP& DV của trung tâm.
“Nghiên cứu phát triển SP & DV TTTV tại trung tâm TTTV Đại học Sư phạm Hà Nội” của
Nguyễn Huy Thắng năm 2009. Đã đề cập đến những sản phẩm và dịch vụ mới làm tăng giá trị
của vốn tài liệu phong phú của trung tâm.
“ Phát triển hệ thống SP & DV TT –TV tại tỉnh Bắc Giang” của Phạm Thị Hải Huyền năm
2009. Các sản phẩm và dịch vụ hiện có của trung tâm, mặt khác nêu lên những sản phẩm và
dịch vụ phù hợp với đặc trưng của một thư viện công cộng.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến các vấn đề về lý luận của SP &
DV TTTV, cũng như thực trạng SP & DV tại một số cơ quan, đề xuất những giải pháp để nâng
cao chất lượng cũng như xây dựng những SP & DV mới.
Tuy nhiên, trên đây là những công trình đề cập đến các sản phẩm của từng cơ quan thư viện dựa
trên điều kiện, cơ sở vật chất, đặc điểm NDT của từng cơ quan TTTV khác nhau của Việt Nam
mà chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về cơ sở lý luận và thực
trạng SP & DV TTTV tại Đại học FPT. Do đó, tôi chọn đề tài “Phát triển sản phẩm và dịch vụ
thông tin – thư viện tại Đại học FPT” với mong muốn dựa trên nền tảng lý luận vững chắc và
những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước kết hợp với điều kiện thực tiễn về cơ sở vật
chất, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ của trung tâm TTTV Đại học FPT cũng như vận dụng
những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để đưa ra những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện
và phát triển những SP & DV TTTV tại trung tâm. Góp phần nâng cao khả năng đáp ứng NCT

ngày càng đa dạng và phong phú của NDT tại trung tâm, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của trung
tâm trong công tác hỗ trợ đào tạo của Trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu là SP & DV thông tin –thư viện
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian nghiên cứu:Giới hạn nghiên cứu tại trung tâm TTTV Trường Đại học FPT
tại hai cơ sở chính là Đại học FPT ở Detech và Đại học FPT ở Hòa Lạc.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2007 đến nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu hiện trạng tổ chức và triển khai các SP & DV TTTV tại trung tâm TTTV
Trường Đại học FPT nhằm đề xuất những SP & DV TTTV mới trên nền tảng công nghệ hiện có
của trường.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích và khảo sát thực trạng SP & DV của trung tâm TTTV trường Đại học FPT.
- Xác định, điều tra NCTcủa NDT hiện tại và tiềm năng của trung tâm.
- Đề xuất và phát triển những SP & DV dựa trên nền tảng công nghệ của trường đáp ứng
nhu cầu NDT và yêu cầu phát triển của trường.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Trung tâm TTTV trường Đại học FPT đã có một số SP & DV TTTV nhưng vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu của NDT. Cần đưa ra những chính sách, những sản phẩm mới phù hợp với
điều kiện của trung tâm đồng thời phát huy được những thế mạnh vốn có của trường và trung
tâm. Đáp ứng NCT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và học tập của cán bộ, giảng
viên và sinh viên.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp luận:
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác

– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước về phát triển khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo để làm sáng tỏ vai trò của
các SP & DV TTTV trong các hoạt động của trung tâm TTTV.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của luận văn, tác giả đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp thu thập - phân tích - tổng hợp tài liệu, số liệu
- Phương pháp thống kê, so sánh, suy luận
7. Những đóng góp của luận văn.
7.1. Đóng góp về lý luận:
Góp phần hoàn thiện lý luận, vai trò của SP & DV TTTV trong hoạt động của các cơ


quan TTTV.
7.2. Đóng góp về thực tiễn
- Làm rõ vai trò của SP & DV đối với hoạt động của trung tâm TTTV Đại học FPT.
- Phân tích và đánh giá thực trạng các SP & DV. Đề xuất những SP & DV mới trên nền tảng ứng
dụng các công nghệ mới phù hợp với nhu cầu và trình độ của NDT.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu.
- Đánh giá đúng thực trạng của SP & DV của trung tâm TTTV của Trường Đại học FPT.
- Đưa ra những giải pháp để hoàn thiện SP & DV.
- Đề xuất những SP & DV có ứng dụng tiến bộ của CNTT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu in ấn.
[1]Bộ Văn hóa thông tin(2002), Về công tác thư viện, Vụ thư viện, Hà Nội.
[2]Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết (2001), Thư viện học đại cương, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội.

[3]Đặng Thị Hoa (1999), Sản phẩm thông tin-thư viện với việc học tập và nghiên cứu của
sinh viên, Nghiên cứu giáo dục, (số 7), tr.28.
[4]Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, giáo trình dành cho sinh viên ngành Thông tinthư viện và quản trị thông tin, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
[5]Dương Thị Vân (2008), Hình thành dịch vụ thông tin-thư viện “sẵn sàng đáp ứng”
trong trường đại học, Tạp chí Thư viện Việt Nam (số 3), tr.16-19.
[6]Hội thư viện Hoa Kỳ, Phạm Thị Lệ Hương, Lâm Vĩnh Thế, Nguyễn Thị Nga dịch
(1996), ALA: Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh-Việt = Growsary of library and
information science, Galen Press Ltd.,Tucson, Arizona.
[7] Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa thông tin, Hà Nội
[8]Mai Hà(2001), “Đổi mới đào tạo nhân lực chuyên ngành TTTV”, Kỷ yếu hội thảo khoa
học chuyên ngành TTTV lần thứ nhất kỷ niệm 5 năm thành lập bộ môn TTTV ĐHQGHN,
ĐHQGHN, tr.43-49.
[9]Narayan, G.J. (1991).Library and information management. New Delhi: Prentice Hall.
[10]Ngô Ngọc Chi (2012), “Hoạt động Thư viện – Thông tin Việt Nam trên đường hội
nhập”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (1), tr.30-34.
[11]Nguyễn Cương Lĩnh, (2013), Thư viện tham gia: Thư viện của tương lai?, Tạp chí
Thư viện Việt Nam, (số 1), tr.14- 24.


[12]Nguyễn Hồng Sinh(2012), Sự cần thiết xây dựng đội ngũ cán bộ tư vấn theo mô hình
công tác viên trong các thư viện trường đại học, Tạp chí thư viện Việt Nam, ( Số 5), tr.24-27.
[13]Nguyễn Hữu Hùng (2008), Một số vấn đề về chính sách phát triển sản phẩm và thông
tin tại Việt Nam, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (số 2), tr.1-6.
[14]Nguyễn Huy Thắng (2009), "Nghiên cứu phát triển SP & DV TTTV tại trung tâm
TTTV Đại học Sư phạm Hà Nội", luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội.
[15]Nguyễn Thị Đông (2013), Xác định chính sách giá đối với SP & DV TTTV, Tạp chí
Thư viện Việt Nam, (Số 1), tr. 25-31.
[16]Nguyễn Thị Hương Giang (2007), "Hoàn thiện hệ thống SP & DV TTTV tại học viện
chính trị khu vực I”, luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

[17]Nguyễn Thị Lan Thanh(2013), Xây dựng chiến lược marketing trong thư viện và cơ
quan thông tin, tạp chí thư viện Việt Nam, (Số 1), tr.16-20.
[18]Phạm Thị Hải Huyền (2009), “ Phát triển hệ thống SP & DV TT –TV tại tỉnh Bắc
Giang”, luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
[19] Phạm Thị Thanh Huyền (2009), “ Hệ thống SP & DV TTTV- thư viện tại thư viện các
trường Đại học khối văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội”, luận văn thạc sĩ khoa học thư viện, Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội.
[20]Phan Văn, Nguyễn Huy Chương, (1997), Nhập môn khoa học Thư viện và thông tin
học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[21]Pháp lệnh thư viện (2001), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[22]Trần Mạnh Trí (2003), SP & DV thông tin: Thực trạng và các vấn đề, Tạp chí Thông
tin Khoa học Xã hội, (số 4), tr.19-20.
[23]Trần Mạnh Tuấn (1998), SP & DV thông tin, thư viện: Giáo trình, Trung tâm Tư liệu
Khoa học và Công nghệ Quốc gia Hà Nội.
[24]Trần Mạnh Tuấn (2003), Dịch vụ cung cấp thông tin cho chuyên đề: Nội dung và một
số kiến nghị, Tạp chí Thông tin và tư liệu, (số 1), tr.9-14.
[25]Trần Mạnh Tuấn (2004), Sản phẩm thông tin từ góc độ Marketing, Tạp chí Thông tin
và tư liệu, (số 3), tr.7-12.
[26]Trịnh Kim Chi, Dương Bích Hồng(1993), Thư mục học đại cương, Đại học Văn hóa
Hà Nội, Hà Nội.


[27]Vũ Văn Sơn (1997), Đánh giá các dịch vụ thông tin và thư viện, Tạp chí Thông tin và
tư liệu, (số 4), tr.10-14.
[28] Zang J., Dimitroff A (2005), The impact of metadata implementation on webpage
visibility in search Engine results, Information processing & management Vol41, No3, tr. 697 –
715.
Tài liệu điện tử
[29]


/>
tin truy cập 10h ngày 05/12/2013
[30]

/>
thong-tin-%E2%80%93-thu-vien-o-viet-nam.html truy cập 13h ngày 18/12/2013
[31]

/>
ky-qua-mang-xa-hoi-facebook truy cập 14h ngày 10/12/2013
[32]

/>
tin truy cập 10h ngày 05/12/2013
[33]

/>
thu-vien truy cập 17h ngày 02/12/2013
[34] truy cập 15h ngày
18/12/2013
[35] truy cập 17h ngày 12/12/2013
[36] truy cập 14h ngày 12/12/2013
[37] truy cập 15h ngày 12/12/2013




×