Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

11Bài tập vô cơ vận dụng sáng tạo và phát triển tư duy trong chuyên đề bài tập sunfua 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.81 KB, 9 trang )

11. Vận dụng sáng tạo và phát triển tư duy trong chuyên đề bài tập Sunfua
Câu 1. : Hòa tan hết 4,280 gam hỗn hợp X gồm FeS 2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 400ml dung dịch HNO 3
1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,08 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng
với lượng dư dung dịch BaCl 2 thu được 3,495 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m
gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N +5 là NO và các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, Giá trị của m là
A. 5,6.
B. 2,4.
C. 7,2.
D. 32,32.
Câu 2. : Hoà tan 10,4 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS 2, S bằng dung dịch HNO 3 đặc nóng dư thu được
26,88 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch
NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn
thu được là
A. 4,1 gam.
B. 8 gam.
C. 5 gam.
D. 10,2 gam.
Câu 3. : Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam rắn X gồm Cu, CuS, Cu 2S và S bằng HNO3 dư, thoát ra 60,48 lít khí
NO2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 81,55.
B. 104,20.
C. 110,95.
D. 115,85.
Câu 4. : Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm S, FeS, FeS 2 tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 đặc nóng dư thu
được V lit NO2 duy nhất và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư, lọc và nung kết tủa
trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 62,6 gam chất rắn. V có giá trị
A. 44,80.
B. 47,10.
C. 40,32.
D. 22,40.


Câu 5. : Hòa tan hoàn toàn 7,52 gam hỗn hợp: S, FeS, FeS 2 trong HNO3 dư được 0,96 mol NO2 và dung
dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất
rắn thu được là
A. 35,09 gam.
B. 36,71 gam. C. 30,29 gam. D. 4,80 gam.
Câu 6. : Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm FeS 2 và Cu2S vào 120 gam dung dịch H2SO4 73,5% đun nóng thu
được dung dịch X và 14,56 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào dung
dịch X thu được 109,79 gam kết tủa. Giá trị m là
A. 13,2 gam.
B. 14,4 gam. C. 13,6 gam. D. 17,6 gam.
Câu 7. : [A-12]: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc nóng
dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một
lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa, còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH 3
dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 38,08.
B. 11,2.
C. 24,64.
D. 16,8.
Câu 8. : Nung trong bình kín m gam X chứa bột sắt và lưu huỳnh thu được hỗn hợp Y gồm FeS , Fe ,S.
Chia Y làm 2 phần bằng nhau:
– phần 1 cho phản ứng với H 2SO4 loãng thu được hỗn hợp khí với thể tích 2,8 lít (đktc ) .
– Phần 2 cho hỗn hợp tác dung với dung dịch HNO 3 thu được 16,464 lít khí chỉ có NO 2.
Biết các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 6,72 gam.
B. 17,84 gam. C. 8,92 gam. D. 13,44 gam.
Câu 9. : Hòa tan hết hỗn hợp rắn A gồm FeS2 và Cu2S trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch
X chỉ chứa các muối sunfat và 17,92 lít khí NO2 (đktc). Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa
nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn. Giá trị m là
A. 32,9 gam.
B. 31,3 gam. C. 29,7 gam. D. 31,2 gam.

Câu 10. : Cho hỗn hợp gồm Cu2S và FeS2 tác dụng với dung dịch chứa 0,52 mol HNO 3 vừa đủ thu được
dung dịch X và hỗn hợp khí gồm NO và 0,3 mol NO 2. Để tác dụng với các chất trong dung dịch X cần dùng
260 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu
được 6,4 gam chất rắn. Tổng khối lượng các chất tan có trong dung dịch X bằng
A. 19,12 gam.
B. 14,16 gam. C. 15,28 gam. D. 19,20 gam.


Câu 11. : Cho 0,3 mol FeS 2 vào 2 lít dung dịch HNO 3 1,0M, đun nóng và khuấy đều để các phản ứng hoàn
toàn thu được dung dịch X. Khối lượng Cu tối đa có thể tan trong X là (biết trong các phản ứng trên, NO là
sản phẩm khử duy nhất của NO3–)
A. 9,6 gam.
B. 19,2 gam. C. 28,8 gam. D. 38,4 gam.
Câu 12. : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,1 mol FeS 2 và 0,15 mol FeS vào 850 ml HNO 3 2M, sản
phẩm thu được gồm một dung dịch Y và một chất khí thoát ra. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa bao nhiêu
gam Cu, biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO?
A. 44,0 gam.
B. 24,8 gam. C. 19,2 gam. D. 40,8 gam.
Câu 13. : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS 2 và một oxit sắt cần dùng 0,6 mol O2 thu được
0,4 mol Fe2O3 và 0,4 mol SO2. Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc nóng, dư đến
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm khử duy nhất là SO 2 thì số mol H2SO4 tham gia phản ứng là
bao nhiêu?
A. 3,0 mol.
B. 2,8 mol. C. 2,0 mol.
D. 2,4 mol.
Câu 14. : Hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe2O3, FeS2 và CuO. Cho m gam X vào bình kín chứa 1,875 mol khí O 2
(dư) rồi nung nóng bình cho tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình về điều kiện ban đầu thấy
áp suất giảm 10% so với lúc trước khi nung. Mặt khác, nếu cho m gam X vào H 2SO4 đặc, nóng dư thu được
35,28 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y chứa 155m/69 gam muối. Biết trong X oxi
chiếm 19,324% về khối lượng. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 82.
B. 66.
C. 74.
D. 91.
Câu 15. : Hòa tan hết 35,56 gam hỗn hợp gồm Fe, FeCO 3 và FeS vào dung dịch HCl loãng dư thu được
8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X. Mặt khác hoàn tan hết 35,56 gam hỗn hợp trên trong dung dịch HNO 3 loãng
dư thu được dung dịch Y và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Cho Ba(OH) 2 dư vào dung dịch
Y, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 62,29 gam rắn. Giá trị của V là
A. 10,080 lít.
B. 12,880 lít. C. 12,544 lít. D. 13,440 lít.
Câu 16. : Hỗn hợp rắn X gồm 0,02 mol Cu 2S; 0,01 mol Fe3C và x mol FeS2. Cho X tác dụng với dung dịch
HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat và V lít hỗn hợp khí Z (ở đktc).
Biết NO2 là sản phẩm khử duy nhất của N5+. Giá trị của V gần nhất với
A. 50,5.
B. 51,5.
C. 49,0.
D. 51,0.
Câu 17. : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS 2 và Fe3O4 bằng 1 lít dung dịch HNO 3 aM vừa đủ thu được
14,336 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO 2 có tỉ khối so với H2 bằng 18 và phần dung dịch chỉ chứa 82,08 gam
muối. Giá trị của a là
A. 1,4M.
B. 2,0M.
C. 1,36M.
D. 1,2M.
Câu 18. : Cho 5,52 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe 3O4 và FeS2 tác dụng với V lít dung dịch HNO3 1M (lấy dư),
sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 4,704 lít NO 2 (ở đktc; là sản phẩm khử duy nhất). Dung
dịch X phản ứng vừa đủ với 270ml dung dịch NaOH 1M thu được kết tủa, nung kết tủa này trong không khí
đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn. Giá trị của V là
A. 0,39.
B. 0,21.

C. 0,44.
D. 0,23.
Câu 19. : Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm Fe 3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 a% thu
được 1,568 lít NO2 duy nhất (ở đktc). Dung dịch sau phản ứng cho tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch
NaOH 2M, lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 9,76 gam chất rắn. Giá trị của a là
A. 47,4%.
B. 46,2%.
C. 45,6%.
D. 44,2%.
Câu 20. : Hòa tan hoàn toàn 8,0 gam hỗn hợp gồm FeS 2 và Cu2S bằng 80 gam dung dịch HNO3 78,75% thu
được dung dịch X và khí NO 2 (sản phẩm khử duy nhất). Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch X
cần dùng vừa đúng dung dịch chứa a mol Ba(OH) 2; đồng thời kết tủa thu được nung trong không khí đến
khối lượng không đổi thu được 29,7 gam rắn khan. Giá trị a là
A. 0,1 mol.
B. 0,12 mol. C. 0,15 mol. D. 0,2 mol.


ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Vận dụng sáng tạo và phát triển tư duy trong chuyên đề bài tập Sunfua
Câu 1: A
Đọc đến 0,08 mol ||→ là ☆ dạng 1: sunfua thuần đủ ẩn, đủ giả thiết → bấm bấm bấm luôn:

(trước đó chú ý bảo toàn S tính ra nS = nBaSO4↓ = 3,495 ÷ 233 = 0,015 mol).
||→ đến đây trở thành dạng đặc trưng rồi. Gộp sơ đồ đọc và phân tích như dưới:

||→ chốt: ∑nCu2+ trong dung dịch = 0,125 mol ||→ nCu có thể hòa tan = 0,0875 mol.
||→ Yêu cầu mCu có thể hòa tan = Ans × 64 = 5,6 gam.
Câu 2: B
sunfua thuần - cơ bản. thuộc dạng 01.


10,4 gam gồm x mol Fe và y mol S. có ngay hệ:
(phương trình về khối lượng và bảo toàn electron).
♦ NaOH dư xử lí dung dịch sau phản ứng: đọc quá trình → chất rắn cuối chỉ là 0,05 mol Fe2O3.
||→ yêu cầu mrắn cuối = 0,05 × 160 = 8,0 gam.
Câu 3: C


Sunfua thuần - cơ bản



. 30,4 gam X gồm x mol Cu và y mol S.

có ngay hệ:
||→ Ba(OH)2 dư vào Y → tủa gồm 0,35 mol BaSO4 và 0,3 mol Cu(OH)2.
Theo đó, yêu cầu m = 0,35 × 233 + 0,3 × 98 = 110,95 gam.
Câu 4: C
☆ sunfua thuần - cơ bản: 17,6 gam X gồm x mol Fe và y mol S ||→ 56x + 32y = 17,6 gam.
Mặt khác, quan sát cả quá trình → đọc ra 62,6 gam rắn gồm ½x mol Fe2O3 và y mol BaSO4
(bảo toàn nguyên tố Fe và S) ||→ 80x + 233y = 62,6 gam.


Giải hệ 2 phương trình trên → x = y = 0,2 mol.
Bảo toàn electron → yêu cầu V = (3x + 6y) ÷ 1 × 22,4 = 40,32 lít.
Câu 5: A
☆ sunfua thuần - cơ bản:

có hệ
||→ yêu cầu mchất rắn = 0,06 × 80 + 0,13 × 233 = 35,09 gam.
Câu 6: C

☆ Sunfua thuần - cơ bản.! m gam hỗn hợp gồm x mol FeS2 và y mol Cu2S.
Bảo toàn electron có ngay: 15x + 10y = 2nSO2 = 1,3 mol.
Mặt khác, bảo toàn nguyên tố, đọc quá trình → 109,79 gam tủa gồm x mol Fe(OH)3;
2y mol Cu(OH)2 và (0,25 + 2x + y) mol BaSO4
||→ 107x + 196y + 233 × (0,25 + 2x + y) = 109,79 ⇄ 573x + 429y = 51,54 gam.
Giải hệ 2 phương trình trên ||→ x = 0,06 mol và y = 0,04 mol.
||→ Yêu cầu: m = 120x + 160y = 13,6 gam.
Câu 7: A
☆ sunfua thuần - cơ bản: đọc quá trình + nhẩm nhanh các bài tập nhỏ:
• 46,6 gam kết tủa là 0,2 mol BaSO4 ||→ có 0,2 mol S trong X.
• 10,7 gam kết tủa chỉ là 0,1 mol Fe(OH)3 (lí do Cu(OH)2 tạo phức tan với NH3 dư).
||→ 18,4 gam X biết có 0,2 mol S; 0,1 mol Fe → còn lại là 0,1 mol S.
Theo đó, bảo toàn electron → nNO2 = 3nFe + 2nCu + 6nS = 1,7 mol → V = 38,08 lít.
Câu 8: B
phản xạ: chia đôi hỗn hợp → đánh dấu.
♦ YTHH 01: sự đặc biệt của nguyên tố Fe → ∑nFe trong Y = nhỗn hợp khí = 0,125 mol.
► nếu không nhìn được theo YTHH 01 thì viết ra quan sát: 1Fe → 1H2; 1FeS → 1H2S
||→ ∑nFe + FeS = nH2 + H2S = 0,125 mol. từ đó suy ra số mol Fe trong X là 0,125 mol.
♦ Phần 2: bảo toàn electron có ngay: nS = (nNO2 – 3nFe) ÷ 6 = 0,06 mol.
Vậy, yêu cầu m = 2 × (0,125 × 56 + 0,06 × 32) = 17,84 gam.


Câu 9: C
☆☆ sunfua thuần - đặc biệt: Quan sát + xử lí một chút:

||→ bảo toàn O có ∑nSO42– trong muối = 0,1 mol
♦ bảo toàn nguyên tố S có: 2x + y = ∑nSO42– trong muối = 0,1 mol.
♦ bảo toàn điện tích có: 3x + 4y = 2nSO42– trong muối = 0,2 mol.
Theo đó giải hệ được x = 0,04 mol và y = 0,02 mol.
(các bạn có thể đi theo hướng hệ khác như bảo toàn S và bảo toàn electron, ...)

Yêu cầu: m gam rắn gồm 0,1 mol BaSO4; 0,04 mol FeO1,5 và 0,04 mol CuO
||→ giá trị m = 29,7 gam.
Câu 10: D
Sơ đồ quá trình:

Gọi nCu2S = x mol; nFeS2 = y mol thì 6,4 = 160x + 80y.
Bảo toàn electron có: 10x + 15y = 3nNO + 0,3. Mà nSO42– = x + 2y (theo bảo toàn S)
||→ trả lời Na đi về đâu → ∑nNO3– trong X = 0,26 – 2(x + 2y)
||→ nNO = 0,52 – 0,3 – (0,26 – 2x – 4y) = 2x + 4y – 0,04 mol (theo bảo toàn nguyên tố N).
||→ 10x + 15y = 3 × (2x + 4y – 0,04) + 0,3 ||→ 4x + 3y = 0,18 mol.
Giải hệ các phương trình trên được x = 0,03 mol và y = 0,02 mol.
||→ đọc ra dung dịch X gồm: 0,06 mol Cu2+; 0,02 mol Fe3+; 0,07 mol SO42–; 0,12 mol NO3– và đừng quên
0,08 mol H+ cũng đóng góp vào yêu cầu là khối lượng chất tan trong X.
||→ mchất tan trong X = 19,2 gam.
Câu 11: C
0,6 mol S + 4H2O sinh 4,8 mol H+; sẵn có 2 mol HNO3 ||→ ∑nH+ = 6,8 mol


so với 2 mol NO3– trong phản ứng 4H+ + NO3– + 3e → NO + 2H2O.
||→ H+ hết; NO3– còn dư (2 – 6,8 ÷ 4) = 0,3 mol.
dung dịch X gồm 0,3 mol Fe2+; 0,3 mol NO3–; 0,6 mol SO42– ||→ nCu2+ trong X = 0,45 mol.
||→ mCu = 28,8 gam.
Câu 12: B
Giả sử dung dịch cuối cùng không có H+ dư mà NO3– dư. Gộp:

(gợi ý quá trình: S → 4H2O cần ||→ ∑nH2O vế bên kia → NO theo ghép cụm NO3
||→ bảo toàn N → NO3– trong dung dịch). À, như vậy có NO3– trong dung dịch thật, giả sử đúng.!
||→ phép tính cuối: nCu2+ = 0,3875 mol (theo bảo toàn điện tich) ||→ mCu = 24,8 gam.
Câu 13: D
Nhanh: {FeS2 + (Fe; O)} + 0,6 mol O2 –––to–→ 0,4 mol Fe2O3 + 0,4 mol SO2.

bảo toàn S → nFeS2 = 0,2 mol; bảo toàn Fe → n Fe trong oxit = 0,6 mol;
bảo toàn O → nO trong oxit = 0,8 mol ||→ oxit là Fe3O4 với số mol là 0,2 mol.
☆ Sunfua cơ bản: X + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
bảo toàn electron → nSO2 = (15nFeS2 + 1nFe3O4) ÷ 2 = 1,6 mol.
Lại có 0,4 mol Fe2(SO4)3 ||→ theo bảo toàn S có nH2SO4 = 1,6 + 0,4 × 3 – 0,2 × 2 = 2,4 mol.
Câu 14: A
☆☆☆ Sunfua không thuần bởi hỗn hợp và quá trình.!
Tập trung vào S: gọi nS trong X = x mol. Quy X về gồm x mol S và PHẦN CÒN LẠI (gồm Fe, Cu, O).
Quan sát 2 quá trình, bảo toàn electron có:

♦ đốt:

(S chỉ lên S+4)


||→ 4x + ne cho của PHẦN CÒN LẠI = 4nO2 phản ứng = 4 × (0,1875 + x)
♦ + HSO4 đặc nóng (S lên tối đa S+6): 6x + ne cho của PHẦN CÒN LẠI = 2nSO2 = 3,15.
Theo đó, giải ra điều chúng ta đang quan tâm: nS trong X = x = 0,4 mol.
► Đọc yêu cầu: giả thiết có %mO trong X. Quan sát sơ đồ mới và phản xạ bảo toàn O:

Xử lí nhanh trên sơ đồ S + 4H2O và ghép cụm nH2O = 2nSO2 + nO trong oxit.
Và ở trên, kí hiệu nO = nO trong X = 0,19324m ÷ 16.
||→ lập phương trình bảo toàn khối lượng toàn sơ đồ với ẩn duy nhất là m
||→ giải ra m ≈ 82,8 gam.
Câu 15: C
♦ hỗn hợp + HCl loãng dư: YTHH 01: sự đặc biệt của nguyên tố Fe "mở rộng":
1Fe → 1H2; 1FeCO3 → 1CO2 và 1FeS → 1H2S ||→ ∑nnguyên tố Fe = nX = 0,4 mol.
♦ Chuyển qua bài tập sunfua chính.!
• Ba(OH)2 xử lí dung dịch sau phản ứng của chuyên đề HNO3: 62,29 gam rắn gồm
0,2 mol Fe2O3 và BaSO4 ||→ nS = nBaSO4 = (62,29 – 0,2 × 160) ÷ 233 = 0,13 mol.

||→ 35,56 gam hỗn hợp biết có 0,13 mol FeS; x mol Fe và y mol FeCO3;
Lại thêm x + y + 0,13 = 0,4 mol ||→ giải hệ có: nFe = 0,12 mol và nFeCO3 = 0,15 mol.
HNO3 dư: bảo toàn electron có: nNO = (3nFe + 1nFeCO3 + 9nFeS) ÷ 3 = 0,56 mol
||→ Yêu cầu V = VNO = 0,56 × 22,4 = 12,544 lít.
Câu 16: B
Quan sát: ☆☆ dạng 2 sunfua thuần đặc biệt.!


♦ Bảo toàn nguyên tố S có: 0,02 + 2x = (0,015 + ½.x) × 3 + 0,04 ||→ x = 0,13 mol.
♦ bảo toàn electron cũng được nhưng cẩn thận trong việc tính số electron cho nhận.!
Nếu ngại điều đó thì không gì cơ bản + đơn giản bằng cách 2 là thuần bảo toàn nguyên tố.!
Quan sát: nHNO3 = nNO2 = 2nH2O = 2y. Lại có: ∑nSO42– = 0,02 + 2x = 0,28 mol
nCO2 = 0,01 mol ||→ bảo toàn nguyên tố O có: 6y = 0,28 × 4 + 4y + 0,01 × 2 + y
||→ y = 1,14 mol ⇄ nNO2 = 2y = 2,28 mol ||→ nZ = 2,29 mol → V = 51,296 lít.
Câu 17: C

Quan sát:
Không có gì đặc biệt ||→ gọi nFeS2 = x mol; nFe3O4 = y mol ||→ ∑nFe = x + 3y mol.
nSO42– trong muối = 2x mol ||→ bảo toàn điện tích có nNO3– trong muối = 9y – x mol.
||→ mmuối = 56 × (x + 3y) + 96 × 2x + 62 × (9y – x) = 82,08 gam.
Mặt khác, theo bảo toàn electron có: 15x + y = 3nNO + nNO2 = 1,44 mol.
Giải hệ các phương trình trên ||→ x = y = 0,09 mol. ||→ nNO3– trong muối = 9y – x = 0,72 mol.
||→ theo bảo toàn nguyên tố N có ∑nHNO3 = 1,36 mol ||→ yêu cầu giá trị a = 1,36M.
Câu 18: C
♦ NaOH xử lí dung dịch sau phản ứng → đọc nhanh:
5,6 gam chất rắn chỉ là Fe2O3 ||→ có 0,035 mol Fe2O3 → ∑nnguyên tố Fe = 0,7 mol.
0,27 mol Na đi về NaNO3 và Na2SO4 ||→ ∑nđiện tích các anion = 0,27 mol.
bảo toàn điện tích trong dung dịch X ||→ nH+ = 0,06 mol.
♦ Quan sát sơ đồ chút: (HNO3 dùng dư nên có những suy luận như trên và sơ đồ dưới.!).


Khá đặc biệt ở đây chút đó là bảo toàn electron: 3nFe + 6nS – 2nO = nNO2.
Thay số → có nO = 3nS = 3x mol ||→ 0,07 × 56 + 48x + 32x = 5,52 gam


||→ x = 0,02 mol → nSO42– trong dung dịch X = 0,02 mol ||→ nNO3– trong X = 0,23 mol.
Bảo toàn N có nHNO3 = 0,23 + 0,21 = 0,44 mol.
Câu 19: B
♦ NaOH xử lí dung dịch sau phản ứng: 9,76 gam chất rắn là duy nhất Fe2O3
||→ nFe2O3 = 0,061 mol ||→ ∑nnguyên tố Fe = 1,22 mol.
• 0,4 mol Na đi về Na2SO4 và NaNO3. Gọi nFeS2 = x mol thì nNaNO3 = 0,4 – 4x mol.
Gọi thêm nFe3O4 = y mol. Tập trung sơ đồ chính, quan sát và suy luận:

||→ bảo toàn nguyên tố Fe có: 3y + x = 0,122 mol.
||→ bảo toàn electron có: y + 15x = nNO2 = 0,07 mol.
Giải hệ các phương trình trên → x = 0,002 mol và y = 0,04 mol.
||→ nNO3– trong dung dịch = 0,4 – 4x = 0,392 mol ||→ ∑nHNO3 = Ans + nNO2 = 0,462 mol.
||→ Yêu cầu: a = C%HNO3 = 0,462 × 63 ÷ 63 × 100% = 46,2 %.
Câu 20: D
8,0 gam hỗn hợp gồm x mol FeS2 và y mol Cu2S ||→ 120x + 160y = 8,0 gam.
♦ Ba(OH)2 xử lí dung dịch sau phản ứng: đọc 29,7 gam rắn khan gồm:
x mol FeO1,5 + 2y mol CuO + (2x + y) mol BaSO4 (theo bảo toàn nguyên tố Fe, Cu, S).
||→ 80x + 160y + 233 × (2x + y) = 29,7 gam.
Giải hệ các phương trình trên → x = 0,04 mol và y = 0,02 mol.
♦ HNO3 cơ bản: bảo toàn electron có nNO2 = 15x + 10y = 0,8 mol.
Lại có nHNO3 dùng = 1,0 mol ||→ nNO3– trong X = 0,2 mol. ∑nSO42– trong X = 2x + y = 0,1 mol
Yêu cầu: trả lời Ba đi về đâu? Ba đi về BaSO4 và Ba(NO3)2 nên
||→ ∑nBa = 0,1 + 0,2 ÷ 2 = 0,2 mol ⇄ a = 0,2 mol.




×