Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.64 KB, 8 trang )

Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người
sử dụng lao động trong pháp luật lao động
Việt Nam
Phan Thị Thủy
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 50
Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Thị Hoài Thu
Năm bảo vệ: 2013

Abstract. Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về quyền chấm dứt hợp đồng lao
động của người sử dụng lao động. Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định và thực
tiễn áp dụng pháp luật về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao
động, nêu lên những tồn tại, hạn chế của pháp luật lao động hiện hành về quyền chấm
dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Đề xuất các định hướng và một số
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các quy định của pháp luật lao động Việt Nam về
quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.
Keywords. Luật lao động; Pháp luật Việt Nam; Hợp đồng lao động.

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông
qua ngày 23/6/1994, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007. Bộ luật lao động
(BLLĐ) ra đời đã thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến
pháp, pháp điển hóa các quy định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực lao động, việc làm góp
phần ổn định các quan hệ lao động trong xã hội, tạo ra một thị trường lao động lành mạnh và
ổn định. BLLĐ đã có những đóng góp tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ lao động
trong nền kinh tế thị trường như đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc của
công dân, quyền tự định đoạt của người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong việc tuyển dụng, bố



trí, sắp xếp lao động, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên,…Tuy nhiên, trải qua 17 năm thực
hiện mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 nhưng BLLĐ vẫn bộc lộ
một số vấn đề bất hợp lý, chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn gây nhiều vướng mắc trong
quá trình áp dụng, đặc biệt các quy định về hợp đồng lao động (HĐLĐ) và vấn đề chấm dứt
HĐLĐ của NSDLĐ. Ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội đã thông qua BLLĐ và có hiệu lực
từ ngày 1/5/2013. BLLĐ 2012 có nhiều điểm mới, tiến bộ và khắc phục được những bất cập
của BLLĐ sửa đổi, bổ sung trước đây, đặc biệt trong những quy định về HĐLĐ và chấm dứt
HĐLĐ. Tuy nhiên, BLLĐ 2012 cũng chưa giải quyết một cách triệt để các vấn đề liên quan
đến chấm dứt HĐLĐ và quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ gây nhiều tranh cãi trong những
năm qua.
Trong cơ chế thị trường, về mặt pháp lý, người lao động (NLĐ) và NSDLĐ là bình
đẳng. Tuy nhiên, nhu cầu việc làm trong xã hội rất lớn, cán cân cung cầu về việc làm không cân
bằng. Đặc biệt trong những năm qua, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp
gặp khó khăn buộc phải thu hẹp sản xuất dẫn đến nhiều NLĐ không có việc làm, bị mất việc
làm, thiếu việc làm tạo sự bất bình đẳng giữa NLĐ và NSDLĐ. NSDLĐ có quyền lựa chọn
NLĐ, trong khi đó NLĐ ít có cơ hội lựa chọn việc làm đặc biệt với lực lượng lao động trình độ
thấp, tạo nên hiện tượng tâm lý xã hội, NLĐ luôn trong tình trạng lo sợ không có việc làm, việc
làm không ổn định và mất việc làm.
Chấm dứt HĐLĐ là vấn đề được pháp luật lao động rất coi trọng vì có liên quan đến
quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Chấm dứt HĐLĐ bên cạnh mặt tích cực,
có thể gây những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng xấu cho xã hội cũng như đời sống của NLĐ,
đặc biệt đối với trường hợp chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật mà lỗi cả vô ý hoặc cố ý. Quyền
chấm dứt HĐLĐ tuy đã được quy định trong BLLĐ nhưng “tình trạng chấm dứt HĐLĐ trái
pháp luật diễn ra khá phổ biến ở cả NLĐ và NSDLĐ” [4, tr13].
Trên thực tế, có rất nhiều tranh chấp lao động xảy ra có liên quan đến chấm dứt
HĐLĐ. Vì vậy, pháp luật của các quốc gia thường quy định rất chặt chẽ về vấn đề chấm dứt
HĐLĐ, đặc biệt về quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ nhằm đảm bảo cho quan hệ lao động
phát triển hài hòa và ổn định, góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh
thần cho xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ, hạn chế

các tranh chấp lao động phát sinh.
Từ những yêu cầu của thực tiễn thi hành pháp luật lao động trong thời gian qua, cho
thấy việc nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp lý liên quan đến quyền chấm dứt
HĐLĐ của NSDLĐ, thực trạng các quy định của pháp luật và thực thi pháp luật về quyền


chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, thông qua đó tìm ra những định hướng, giải pháp nâng cao
hiệu quả quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ vẫn là đề tài có tính thời sự và tính pháp lý cao.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây các đề tài về HĐLĐ và chấm dứt HĐLĐ thu hút được sự
quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, những người hoạch định chính sách và những
người hoạt động thực tiễn liên quan đến lĩnh vực pháp luật lao động. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu ở các mức độ khác nhau về HĐLĐ và chấm dứt HĐLĐ cũng như quyền chấm dứt
HĐLĐ của NSDLĐ như: Luận án tiến sĩ luật học (2002) của Nguyễn Hữu Chí với đề tài
“Hợp đồng lao động trong cơ chế thị trường ở Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ luật học (2008)
của Vương Thị Thái với đề tài “Chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam”; Luận
văn thạc sĩ (2011) của Khambee Vilayxiong với đề tài “Quyền chấm dứt hợp đồng lao động
của người sử dụng lao động – nhìn từ góc độ so sánh giữa pháp luật Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và pháp luật Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”; Khóa luận tốt nghiệp (2009)
của Nguyễn Thanh Tâm với đề tài “Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của chủ sử dụng lao
động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện hành”.
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành
như: Bài viết của Tiến sĩ Đào Thị Hằng, Tạp chí Luật học (2001) về “Quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động”; bài viết của Thạc sĩ,Vũ Thị Thu Hiền, Tạp chí Nghề luật
(2010) về “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động – từ
quy định của pháp luật đến thực tiễn áp dụng”; bài viết của Tiến sĩ Trần Hoàng Hải & Thạc
sĩ Đỗ Hải Hà, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (2011) về “Hoàn thiện quy định về trách nhiệm
của người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”.
Các công trình nêu trên của các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh pháp lý khác
nhau liên quan đến HĐLĐ, chấm dứt HĐLĐ của NLĐ và NSDLĐ phục vụ cho quá trình giao

kết, thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp lao động phát sinh trong quan hệ lao động và
hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên của các tác giả đã
tiếp cận vấn đề HĐLĐ trong đó có vấn đề quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ dưới nhiều
góc độ khác nhau và là những công trình nghiên cứu công phu, có giá trị khoa học lớn cả về
lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu
chuyên sâu và riêng biệt về quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ trong pháp luật lao động
Việt Nam.


Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của các vấn đề liên quan đến quyền
chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, cũng như tình hình nghiên cứu nêu trên, tác giả đã chọn đề tài:
“Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động
Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm NSDLĐ là cá nhân,
pháp nhân Việt Nam và NLĐ làm việc tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn về không gian là những quan
hệ lao động diễn ra tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về thời gian theo những quy định của
pháp luật lao động Việt Nam hiện hành.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm các mục đích sau:
i) Tìm hiểu, phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật lao động Việt Nam hiện
hành về chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, thực trạng và hiệu quả của các quy định pháp luật.
ii) Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các quy định của pháp luật lao
động Việt Nam về quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ.
Từ những mục đích nghiên cứu nêu trên đề tài có các nhiệm vụ chính như sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền
chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, nêu lên những tồn tại, hạn chế của pháp luật lao động hiện
hành về quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ.

- Đề xuất các định hướng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các quy định
của pháp luật lao động Việt Nam về quyền chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ.
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những cơ quan quản lý nhà nước, xây
dựng pháp luật, người làm công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, học tập và giảng dạy
chuyên ngành và không chuyên ngành luật.


Luận văn có thể được NSDLĐ và NLĐ tham khảo trong quá trình giao kết, thực hiện,
chấm dứt hợp đồng lao động, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học,
đặc biệt là các phương pháp: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích – tổng hợp, đối
chiếu – so sánh, mô tả và khái quát hóa đối tượng nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam,
các tài liệu tham khảo của các tác giả trong và ngoài nước như là nguồn tài liệu thứ cấp làm
sáng tỏ vấn đề nghiên cứu của luận văn.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát chung về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử
dụng lao động.
Chương 2: Thực trạng quy định của pháp luật lao động Việt Nam về quyền chấm
dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật lao động
Việt Nam về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
1. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2003), Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày
22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày
09/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động.
2. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2003), Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày
26/5/2009 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH.
3. Bộ Lao động thương binh & xã hội (2010), Một số tài liệu pháp luật lao động nước ngoài.


4. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2011), Báo cáo tổng kết đánh giá 15 năm thi hành
Bộ luật lao động, tháng 9/2011.
5. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Chương trình thông tin quốc tế (2004), Phác thảo nền kinh tế Mỹ,
Chương 9: “Lao động của Mỹ và vai trò của người lao động” (Bài của Christopher Corle).
6. Chính phủ (2009), Báo cáo số 92/BC-CP về tình hình lao động mất việc làm do ảnh
hưởng của suy giảm kinh tế, ngày 25/5/2009.
7. Chính phủ (2003), Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 08/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
8. Chính phủ (2003), Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về việc làm.
9. Chính phủ (1995), Nghị định 41/CP ngày 6/7/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của BLLĐ về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
10. Chính phủ (2003), Nghị định số 33/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 41/CP ngày 6/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của BLLĐ về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;
11. Nguyễn Hữu Chí (2006), Chế độ bồi thường trong luật lao động Việt Nam, NXB Tư pháp,
Hà Nội.
12. Nguyễn Việt Cường (2008), Tuyển chọn các vụ án tranh chấp lao động điển hình, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội.
13. Trần Hoàng Hải & Đỗ Hải Hà (2011), Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của NSDLĐ
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số

4/2011, tr 25-29,31.
14. Đào Thị Hằng (2001), Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, Tạp chí Luật học, tr 16-20.
15. Vũ Thị Thu Hiền (2010), Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ từ quy định
của pháp luật đến thực tiễn áp dụng, Tạp chí Nghề luật, số 2/2010, tr 16-19.
16. Trần Thị Thúy Lâm (2009), Những vấn đề cần sửa đổi về HĐLĐ trong BLLĐ, Tạp chí
Luật học, số 9/2009, tr 20-25,58.
17. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và
pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (1999) Giáo trình Luật lao động Việt Nam, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Lưu Bình Nhưỡng (2007), Tổ chức đại diện của người sử dụng lao động, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 97, tháng 5/2007.
20. Nguyễn Kim Phụng (1997), Bàn về chế độ trợ cấp thôi việc, Tạp chí Luật học, số 1/1997.
21. Nguyễn Thị Kim Phụng (2006), Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ người lao động


trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường đại học
Luật Hà Nội.
22. Quốc hội (1994), Bộ luật lao động, Hà Nội.
23. Quốc hội (2002), Bộ luật lao động (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
24. Quốc hội (2012), Bộ luật lao động, Hà Nội.
25. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
26. Quốc hội (2006), Luật bảo hiểm xã hội, Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Hoa Tâm (2012), Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2012, tr 47-51.
28. Lê Thị Hoài Thu (2010), Trợ cấp thôi việc trong pháp luật lao động Việt Nam, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, số 3/2010, tr 51-59.
29. Lê Thị Hoài Thu (2008), Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24, tr 84-92.
30. Lê Thị Hoài Thu (2010), Cơ chế ba bên và vai trò của Công đoàn, Tạp chí Nghiên cứu

lập pháp, số 7 tháng 4/2010, tr 29-35.
31. Tòa án nhân dân tối cao (1999), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1999.
32. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2000
33. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2003.
34. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) (2004), Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức lao
động quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.
36. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Luật lao động,
Luật đất đai, Tư pháp quốc tế), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, trang 93.
37. Trường Đại học Lao động – Xã hội (2010), Giáo trình Luật lao động, NXB Lao động –
Xã hội, Hà Nội, trang 230.
38. Trung tâm từ điển học (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
39. Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2010), Từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa, Hà
Nội.
TIẾNG ANH
40. A copublication of the World Bank, the International Finance Corporation and the Oxford
University Press, (2005), Doing business in 2005: Removing obstacles togrowth.
41. China Labor law 1995, amending 1999, English translation by the Chinese Ministry of
Labor.
42. United Kinhdom Employment Rights Act, 1996.


WEBSITE
43.
44.
45. />46. />47.
48.




×