Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Biến đổi nhà ở của người mường ở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.04 KB, 31 trang )

Biến đổi nhà ở của người Mường ở huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ

Đinh Thị Hồng Thu
Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS ngành: Dân tộc học; Mã số 60 22 70
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Hữu Bình
Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Nghiên cứu về biến đổi nhà ở của người Mường ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
là điều cần thiết trước sự biến đổi nhanh chóng của điều kiện tự nhiên, môi trường sống của
đồng bào dân tộc Mường nơi đây; nêu lên nguyên nhân và thực trạng của những biến đổi về
nhà ở của người Mường ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở đó đưa ra một số
khuyến nghị trong việc bảo tồn các giá trị truyền thống của ngôi nhà ở của người Mường nơi
đây như các phong tục tập quán liên quan và diễn ra trong ngôi nhà, góp phần gìn giữ và bảo
tồn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mường.
Keywords: Dân tộc học; Người Mường; Nhà ở; Phú Thọ
Content:


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................... 2
4. NGUỒN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ............................................................................. 3
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI MƢỜNG ................................... 4


Ở HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ. ............................................................ 4
1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................. 4
1.1. Nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài .............................................................. 4
1.2. Nghiên cứu của các học giả trong nƣớc ............................................................... 5
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 7
2.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................... 7
2.1.1 .Lý thuyết chức năng (functionalism)................................................................. 8
2.1.2. Thuyết sinh thái văn hóa (cultural ecology) ..................................................... 9
2.1.3. Thuyết tương đối văn hóa (cultural relativism) .............................................. 14
2.1.4. Thuyết biến đổi văn hóa .................................................................................. 15
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 16
1.2.1. Phương pháp điền dã dân tộc học .................................................................. 17
1.2.2. Phương pháp so sánh văn hóa ........................................................................ 19
2.3.Một vài khái niệm trong nghiên cứu ................................................................... 20
3. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI MƢỜNG Ở HUYỆN THANH SƠN- PHÚ THỌ ..... 21
3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 21
3.1.2. Sinh thái nhân văn .......................................................................................... 22


3.2. Đôi nét về ngƣời Mƣờng ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ............................ 24
3.2.1. Về tên gọi và nguồn gốc tộc người ................................................................. 24
3.2.2. Về dân số, dân cư ............................................................................................ 25
3.2.3. Về đặc điểm kinh tế -xã hội ............................................................................. 25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG Ở HUYỆN
THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ .............................................................................. 30
2.1. Những yếu tố vật chất và kỹ thuật ..................................................................... 30
2.1.1. Những yếu tố vật chất ..................................................................................... 30
2.1.1.1. Nguyên vật liệu ............................................................................................ 30

2.1.1.2. Công cụ và thợ làm nhà ............................................................................... 31
2.2. Quy cách dựng nhà ........................................................................................... 32
2.2.1. Đôi nét về khuôn viên của ngôi nhà truyền thống ......................................... 32
2.2.2. Hệ thống đo lường .......................................................................................... 33
2.2.3. Quy trình dựng nhà ......................................................................................... 34
2.3. Kết cấu kỹ thuật ................................................................................................. 35
2.3.1. Kết cấu bộ khung nhà ..................................................................................... 35
2.3.2. Kết cấu sàn, vách và mái ................................................................................ 38
2.2. Những yếu xã hội, phong tục, tập quán liên quan và diễn ra trong ngôi nhà .... 39
2.2.1. Các quan hệ xã hội thể hiện qua mặt bằng sinh hoạt .................................... 39
2.2.2. Những phong tục, tập quán liên quan đến ngôi nhà ....................................... 41
2.2.3. Những phong tục, tập quán diễn ra trong ngôi nhà ....................................... 45
CHƢƠNG 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG YẾU TỐ VẬT CHẤT VÀ PHONG
TỤC, TẬP QUÁN LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ Ở ....................................................... 51
3.1. Những biến đổi trong yếu tố vật chất và kỹ thuật. ............................................. 51
3.1.1. Những biến đổi về loại hình ............................................................................ 51
3.1.2. Những biến đổi trong yếu tố vật chất.............................................................. 56
3.1.3. Những biến đổi trong yếu tố kỹ thuật dựng nhà ............................................. 62
3.2. Những biến đổi trong yếu tố xã hội, phong tục, tập quán liên quan và diễn ra


trong ngôi nhà. .......................................................................................................... 63
3.2.1. Biến đổi trong mặt bằng sinh hoạt .................................................................. 63
3.2.2. Biến đổi trong mối quan hệ xã hội thể hiện qua mặt bằng sinh hoạt ............. 73
3.2.3. Biến đổi trong những phong tục, tập quán liên quan tới ngôi nhà................. 76
3.2.4. Các phong tục, tập quán diễn ra trong ngôi nhà ............................................ 81
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 89
CHƢƠNG 4: VIỆC BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA ............. 90
NGÔI NHÀ Ở CỦA NGƢỜI MƢỜNG Ở HUYỆN THANH SƠN, PHÚ THỌ ..... 90
4.1. Nguyên nhân của những biến đổi ...................................................................... 90

4.1.1. Sự biến đổi của điều kiện tự nhiên .................................................................. 90
4.1.2. Xu thế đô thị hóa ............................................................................................. 91
4.1.3. Giao lưu tiếp xúc văn hóa ............................................................................... 92
4.1.4. Vai trò chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước .................................... 94
4.2. Vấn đề bảo tồn của các giá trị văn hóa truyền thống của ngôi nhà ................. 100
4.3. Một số khuyến nghị ......................................................................................... 103
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ......................................................................................... 106
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 112
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................. 115
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................. 116
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................. 118


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Người Mường, còn có tên tự gọi là người Mol, Mual, Moi. Người Mường
sinh sống tập trung ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn
ngữ Việt Mường, rất gần với tiếng Việt. Do đó, trong văn hóa và ngôn ngữ của
người Mường có nhiều nét rất gần với người Kinh. Theo số liệu Tổng điều tra dân
số và nhà ở năm 2009 dân tộc Mường có trên 1.268.963 người. Đồng bào Mường
cư trú ở nhiều tỉnh phía Bắc như Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ…
Đồng bào Mường sống định canh, định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản
xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường làm ruộng
từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Trước đây, đồng bào trồng lúa nếp
nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày. Nguồn kinh tế phụ đáng
kể của gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như măng, nấm hương, mộc
nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song... Nghề thủ công tiêu
biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ
công với kỹ nghệ khá tinh xảo.

Đời sống tâm linh của người Mường hết sức phong phú. Người Mường thờ
cúng tổ tiên và tin vào đa thần giáo.
Trong các dạng thức văn hóa của người Mường thì văn hóa vật chất vẫn
đang là một mảnh đất còn nhiều điều thú vị cho các nhà khoa học nghiên cứu,
trong đó, nhà ở là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn. Bởi qua việc tìm hiểu và nghiên
cứu về ngôi nhà của người Mường thấy được những đặc trưng văn hóa về mặt vật
chất mà nó còn giúp hiểu được những nét văn hóa tinh thần, đời sống tâm linh hết
sức phong phú của người Mường từ bao đời nay. Song cho đến nay vẫn chưa có
một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu về biến đổi nhà ở của người Mường.
Hiện nay, những ngôi nhà sàn của người Mường nói chung và ở Thanh
Sơn, Phú Thọ nói riêng đang dần trở nên thưa vắng, thay thế vào đó là chỗ cho
những ngôi nhà xây bê - tông kiên cố. Theo nhiều nhận xét thì nhà sàn đang có xu

1


hướng chảy về xuôi, nhà sàn có mặt ở những khu vực đồng bằng và thành thị. Vậy
đâu là nguyên nhân của sự thưa vắng này? Cũng như vì sao lại có hiện tượng biến
đổi vị trí của ngôi nhà sàn như vậy? Đây thực sự là một trong những vấn đề cần
được xem xét trước việc bảo tồn các bản sắc văn hóa và các giá trị truyền thống tốt
đẹp của các dân tộc thiểu số nói chung và người Mường nói riêng.
Trước những lý do đó, cùng với việc hy vọng góp phần vào việc tìm hiểu
và nghiên cứu sâu hơn về bản sắc văn hóa của người Mường, chúng tôi đã lựa
chon đề tài: “Biến đổi nhà ở của người Mường ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ”
làm đề tài luận văn. Thực hiện đề tài này với mong muốn tìm hiểu thêm về văn
hóa người Mường, nhất là các giá trị văn hóa về nhà ở trước những biến đổi của
đồi sống xã hội trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế thị trường, sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được đẩy mạnh, cùng với những biến đổi nhanh
chóng của môi trường sinh thái hiện nay.
Đây là một đề tài vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn, và

nhất là không trùng lặp với bất kỳ một chuyên khảo nghiên cứu nào đã được công
bố về biến đổi nhà ở của người Mường.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về biến đổi nhà ở của người Mường ở huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ, bao gồm:
- Tìm hiểu một cách khái quát về nhà ở truyền thống của người Mường
Thanh Sơn.
- Tìm hiểu những biến đổi về loại hình nhà, những biến đổi trong phong
tục, tập quán liên quan đến ngôi nhà của người Mường ở Thanh Sơn.
- Việc bảo tồn các giá trị truyền thống của ngôi nhà ở của người Mường ở
huyện Thanh Sơn.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn: nhà ở của người Mường ở tỉnh
Phú Thọ.

2


- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: tập trung nghiên cứu về những biến đổi
nhà ở, cùng những vấn đề bảo tồn các giá trị truyền thống của ngôi nhà sàn
Mường ở huyện Thanh Sơn.
Địa bàn nghiên cứu: chủ yếu được tiến hành tại một số xã như: Cự Thắng,
Cự Đồng, Tất Thắng ở huyện Thanh Sơn - Phú Thọ.
4. NGUỒN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
- Nguồn tài liệu nghiên cứu của luận văn: kế thừa những kết quả nghiên cứu
về người Mường cũng như nhà ở, những phong tục, tập quán liên quan đến ngôi
nhà của người Mường qua sách, báo, tạp chí của các học giả đã được công bố.
- Nguồn tài liệu chính để hoàn thành luận văn dựa trên những tài liệu điền
dã dân tộc học của tác giả thu thập tại địa bàn nghiên cứu.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, giữ
gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp mà người Mường tỉnh Phú Thọ
cũng như người Mường cả nước đã xây đắp từ nhiều đời nay.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận văn được sẽ được bố cục thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu, khái quát về người Mường ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Chương 2: Nhà ở truyền thống của người Mường ở huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ.
Chương 3: Những biến đổi trong yếu tố vật chất và xã hội trong ngôi nhà

Chương 4: Việc bảo tồn các giá trị truyền thống của ngôi nhà ở của người
Mường ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

3


CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI MƢỜNG
Ở HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ.
1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài
Nhà ở là một đề tài được nhiều học giả nước ngoài đã quan tâm nghiên cứu
từ nhiều năm qua. Ban đầu các công trình nghiên cứu về nhà ở chủ yếu do các nhà
địa lý tiến hành. Năm 1920 xuất bản công trình nghiên cứu của Demanglon với tác
phẩm Thử phân loại các kiểu nhà ở nông thôn. Đây là một trong những tác phẩm
chủ yếu viết về việc phân loại các kiểu nhà ở nước Pháp. Hay công trình nghiên
cứu của Dauzat trong Sự hình thành theo lịch sử của các kiểu nhà cổ xưa đã xuất
bản năm 1924. Có thể nhận thấy với những nghiên cứu về nhà ở của các nhà địa lý

đã mở ra con đường nghiên cứu nhân học về nhà ở.
Đặc biệt, phải kể tới công trình nghiên cứu nổi tiếng viết về người Mường
của Jeanne Cuisiner: Người Mường (Địa lý nhân văn và xã hội học) (1948), Nxb
Lao động, Hà nội. Tác phẩm đã giới thiệu về lịch sử, nơi cư trú và những phong
tục tập quán của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.
1.2. Nghiên cứu của các học giả trong nƣớc
Công trình nghiên cứu của học giả trong nước viết về nhà ở có giá trị lớn là tác
phẩm Nhập môn nghiên cứu nhà sàn ở Đông Nam Á của cố giáo sư Nguyễn Văn
Huyên, xuất bản tại Pari nước Pháp năm 1934. Sau đó tác phẩm đã được dịch sang
tiếng Việt và in trong Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
Đặc biệt, với tác phẩm Người Mường ở Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình (2003), của
Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Thanh Nga (chủ biên), Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội. Đây là một chuyên khảo mang tính tổng quát nhất về những nét sinh hoạt văn
hóa, phong tục, tập quán, nhà cửa của người Mường ở Tân Lạc, Hòa Bình. Đây là
một công trình nghiên cứu chuyên khảo dân tộc học, các tư liệu chủ yếu trong
công trình là các tư liệu điền dã do đoàn cán bộ nghiên cứu của Viện Dân tộc học
4


phối kết hợp với cán bộ lãnh đạo và người dân địa phương thực hiện. Kết quả của
công trình là những đóng góp có giá trị trong nghiên cứ vấn đề nhà cửa với ngành
Dân tọc học Việt Nam.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1 .Lý thuyết chức năng (functionalism)
Gắn với thuyết chức năng là nhà nhân học nổi tiếng Bronislaw Kaspar
Malinowski (1884 - 1942). Khi nghiên cứu về nhà ở của các dân tộc ở Việt Nam,
trong chuyên khảo “Nhà ở cổ truyền của các dân tộc Việt Nam”, Nguyễn Khắc
Tụng đã nghiên cứu trong mối twong quan giữa nhà ở với các yếu tố như môi
trường sinh thái, điều kiện kinh tế, xã hội. Chúng tôi cho rằng đây là một kiểu tiếp

cận lý thuyết chức năng của Malinowski trong nghiên cứu của ông. Trong khi
nghiên cứu đề tài “Biến đổi nhà ở của người Mường ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ” chúng tôi cũng tiếp cận dạng chức năng luận này.
2.1.2. Thuyết sinh thái văn hóa (cultural ecology)
Gắn với thuyết sinh thái văn hóa hay còn gọi là thuyết Tiến hóa đa tuyến
hay Thuyết tiến hóa đa hệ là Julian Haynes Steward (1902 - 1972). Thuyết sinh
thái văn hóa đã được áp dụng vào nhiều nghiên cứu ở Việt Nam, trong đó có các
học giả nước ngoài như A. Terry Rambo trong công trình “Văn hóa như là một hệ
thống thích nghi” . Ông dựa vào thuyết Sinh thái Văn hóa để giải thích nguyên do
của bệnh sốt rét cùng với việc tái định cư và phong tục nhà ở miền núi phía Bắc
Việt Nam.
Như vậy, khi nghiên cứu nhân học nói chung, hay cụ thể là nghiên cứu về
nhà ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì nhà nhân học luôn áp dụng một hay
một vài lý thuyết nhân học, trong đó có hơi hướng của lý thuyết Sinh thái học văn
hóa.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu khoa học là một phạm trù phức tạp, đó là tổ hợp
cách thức mà nhà khoa học sử dụng để tác động, khám phá đối tượng. Phương

5


pháp nghiên cứu khoa học rất đa dạng, có những phương pháp chung cho nhiều
lĩnh vực khoa học, có những phương pháp đặc trưng cho một ngành. Việc lựa
chọn phương pháp phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ của đối tượng mà ta cần
khám phá (Nguyễn Văn Chính, 2005:55).
Kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, cùng với
việc dựa trên những tài liệu điền dã dân tộc học thu thập được tại địa bàn nghiên
cứu ở tỉnh Phú Thọ, trong đó Phương pháp Dân tộc học qua việc điền dã khảo sát
thực tế là quan trọng nhất, cùng với các phương pháp thống kê, so sánh, đo vẽ,

chụp ảnh, phỏng vấn sâu… là những phương pháp cơ bản để chúng tôi sử dụng.
Công cụ điều tra và phỏng vấn được chuẩn bị trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu.
Để thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau:
2.2.1. Phương pháp điền dã dân tộc học
Phương pháp điền dã dân tộc học, hay quan sát tham gia là nền tảng của
nhân học văn hóa. Đó là một phương pháp thu thập thông tin điển hình của dân tộc
học Malinowski (1884 -1942) nhà nhân học Mỹ là người đầu tiên đã đưa điền dã
dân tộc học trở thành phương pháp nghiên cứu quan trọng của Nhân học. Áp dụng
phương pháp quan sát tham gia khi nghiên cứu điền dã để thực hiện đề tài luận
văn, chúng tôi có nhiều điều kiện thuận lợi bởi địa bàn nghiên cứu chính là quê
hương của tác giả, nên giữa chúng tôi và người dân hầu như không có khoảng
cách, tác giả là một bộ phận của tộc người được nghiên cứu, sự xuất hiện trong
suốt khoảng thời gian điền dã không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của
dân làng. Với những điều kiện đó khi chúng tôi đã tiến hành điền dã dân tộc học
thuận lợi để thu thập thông tin một cách có hiệu quả.
Trong khi thực hiện nghiên cứu cho đề tài này của luận văn, đối tượng mà
chúng tôi phỏng vấn để lấy thông tin là những người dân địa phương, người cao
tuổi, nhất là những gia chủ của những ngôi nhà sàn qua những câu chuyện cuộc
đời của họ.
2.2.2. Phương pháp so sánh văn hóa
6


Phương pháp nghiên cứu so sánh văn hóa là một trong những phương pháp
quan trọng và là cách tiếp cận cơ bản của nhân học. Từ rất sớm nhiều nhà nhân
học đã dùng phương pháp so sánh văn hóa vào trong nghiên cứu, do đó có thể thấy
nó là một trong những phương pháp truyền thống của nhân học.
Trong nghiên cứu về đề tài nhà ở của người Mường ở huyện Thanh Sơn,
tỉnh Phú Thọ chúng tôi áp dụng phương pháp so sánh văn hóa để so sánh về nhà ở

của người Mường ở huyện Thanh Sơn trong xã hội truyền thống với những biến
đổi đã và đang diễn ra sâu sắc trong xã hội hiện tại.
2.3.Một vài khái niệm trong nghiên cứu
Về khái niệm nhà: Trong từ điển Từ và ngữ Việt Nam (2006), Nhà được
Nguyễn Lân định nghĩa: Là nơi gia đình sống hàng ngày. Trong luận văn này
chúng tôi nghiên cứu nhà với ý nghĩa như vậy.
Về khái niệm nhà ở: xung quanh khái niệm về nhà ở có nhiều cách định nghĩa
khác nhau.
Theo nhà dân tộc học Chu Thái Sơn, Nhà ở là một công trình kiến trúc, một
dạng tồn tại của văn hóa vật chất gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của mỗi
gia đình và con người. Ngôi nhà để ở, sản phẩm lao động của mỗi dân tộc không
chỉ đơn thuần là nơi cư trú, dùng để che mưa, tránh nắng, mà trên thực tế, còn là
một công trình văn hóa mang tính tổng hợp, mang những sắc thái văn hóa riêng
của từng dân tộc, một tiện nghi thích hợp với đặc điểm môi trường thiên nhiên,
một trung tâm của mọi hoạt động sản xuất, một biểu hiện của cơ cấu xã hội và của
tổ chức gia đình (Chu Thái Sơn, 1984: 71).
Theo nhà dân tộc học Nguyễn Khắc Tụng, Nhà ở như là một phức hợp sinh
hoạt- văn hóa của các cư dân, hay cũng có thể nói rằng, Nhà ở là một không gian
văn hóa, một không gian nhân tạo – một không gian văn hóa (Nguyễn Khắc Tụng,
1996: 230).
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhà ở. Nhìn chung, Nhà ở được
hiểu nó là không gian nhân tạo cùng với ý nghĩa là không gian sinhh hoạt văn hóa
của con người. Đặc biệt, Nhà ở có sự biến đổi theo sự phát triển kinh tế, xã hội
7


phù hợp với môi trường tự nhiên nơi con người sinh sống. Trong đó yếu tố địa lý –
khí hậu có một vai trò cực kỳ quan trọng dẫn tới sự biến đổi đó.
Mặt bằng sinh hoạt: Theo nhà dân tộc học Nguyễn Khắc Tụng, Mặt bằng
sinh hoạt là “Mặt bằng người ta sinh hoạt chủ yếu ở trên đó”. Khác với mặt bằng

thiết kế (xây dựng) là cái có trước, mặt bằng sinh hoạt là cái có sau – chỉ khi trong
nhà có người ở, và từ đó nó sẽ thay đổi theo sở thích của chủ nhân (Nguyễn Khắc
Tụng, 1996: 242).
3. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI MƢỜNG Ở HUYỆN THANH SƠN- PHÚ THỌ
3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thanh Sơn là một trong những huyện miền núi, thuộc phía Tây Nam của
tỉnh Phú Thọ, nơi có đông đồng bào Mường sinh sống, phía Bắc Thanh Sơn giáp 2
huyện Tam Nông và Yên Lập, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp huyện
Tân Sơn, phía Đông giáp huyện Thanh Thủy và tỉnh Hòa Bình.
3.1.2. Sinh thái nhân văn
Huyện Thanh Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ. Trong lịch sử
đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi cũng như cương vực. Trong lịch sử Thanh
Sơn vốn là huyện Lung thuộc châu Gia Hưng, đời Lê Hồng Đức đổi là Thanh
Nguyên, đến đời Mạc đổi là Thanh Xuyên. Năm 1833, huyện Thanh Xuyên được
chia thành 2 huyện, đó là huyện Thanh Sơn và huyện Thanh Thủy. Năm 1903, là
châu Thanh Sơn thuộc tỉnh Phú Thọ. Từ năm 1968, thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Năm
1996 trở lại là huyện của tỉnh Phú Thọ. Ngày 9-4-2007, Chính phủ ban hành Nghi
định số 61/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn
để thành lập huyện mới Tân Sơn, tách huyện Thanh Sơn thành 2 huyện là Thanh
Sơn và Tân Sơn. Như vậy, huyện Thanh Sơn là một huyện có lịch sử lâu đời trong
tỉnh và đã trải qua nhiều lần thay đổi từ cương vực địa lý đến tên gọi.
Các dân tộc trong huyện Thanh Sơn có đặc điểm cư trú ngày càng xen kẽ nhau,
bao gồm các dân tộc Mường, Dao, Hmông, Kinh. Điều này cũng là một trong

8


những nhân tố quan trọng để các dân tộc trong huyện giao lưu, tiếp thu các đặc
điểm văn hóa với nhau, trong đó nhà ở là một yếu tố quan trọng.

3.2. Đôi nét về ngƣời Mƣờng ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Về tên gọi và nguồn gốc tộc người
Trải qua quá trình sinh sống lâu đời ở Việt Nam, người Mường vốn là cư
dân bản địa tụ cư ở nhiều nơi dọc theo chiều dài của đất nước. Địa bàn cư trú của
người Mường khá rộng lớn từ Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu, Hòa Bình đến
Ninh Bình, Thanh Hóa trong đó người Mường tập trung đông nhất ở Hòa Bình,
Thanh Hóa. Người Mường có tên tự gọi là Mol, Mon, Mual, Muan tùy theo cách
phát âm của từng vùng, với ý nghĩa là người. Về nguồn gốc lịch sử, theo nhiều tài
liệu khoa học thì hai tộc Việt và Mường có nguồn gốc chung, rõ nhất trong các đặc
trưng gần nhau của hai khối cư dân này là ngôn ngữ và văn hóa. Có thể người Việt
và người Mường trước kia cùng nằm trong khối Lạc-Việt rồi sau này (từ CN) mới
dần dần tách thành Việt riêng và Mường riêng. Vào khoảng thế kỷ X, XI Việt và
Mường trở thành hai tộc người riêng. Không phải ngay từ buổi đầu lịch sử, dân tộc
Mường đã có tộc danh như ngày nay.
3.2.2. Về dân số, dân cư
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mường ở Việt Nam có dân
số 1.268.963 người, có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Mường cư trú tập
trung tại các tỉnh: Hòa Bình (501.956 người, chiếm 63,9 % dân số toàn tỉnh và
39,6 % tổng số người Mường tại Việt Nam), Thanh Hóa (341.359 người, chiếm
10,0 % dân số toàn tỉnh và 26,9 % tổng số người Mường tại Việt Nam), Phú Thọ
(184.141 người, chiếm 14,0 % dân số toàn tỉnh và 14,5 % tổng số người Mường
tại Việt Nam), Sơn La (81.502 người), Hà Nội (49.339 người), Ninh Bình (22.614
người), Đắk Lắk (15.510 người), Yên Bái (14.619 người), Bình Dương (10.227
người)1.
3.2.3. Về đặc điểm kinh tế -xã hội
1

Tổng cục Thống kê (1/4/2009). Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm
2009.


9


Về đặc điểm kinh tế
Trong đặc điểm điểm kinh tế thì nông nghiệp vẫn là hình thức kinh tế chủ
đạo của người Mường ở Thanh Sơn hiện nay. Trong đó, loại hình canh tác chính là
trồng lúa, người Mường đã biết trồng lúa từ lâu đời.
Ngoài ra, người Mường còn phát triển hoạt động nương rẫy, ngày nay nghề
trồng rừng rất phát triên, họ trồng các loại cây nguyên liệu như: bạch đàn, keo lai,
bồ đề… đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho đồng bào Mường Thanh Sơn. Đất đai
Thanh Sơn thích hợp trồng các loại cây như: chè, lạc, ngô và chăn thả trâu bò.
Về đặc điểm văn hóa, xã hội
Thiết chế xã hội cổ truyền của người Mường ở huyện Thanh Sơn cũng
giống như các vùng Mường khác là chế độ nhà lang (hay lang tạo), xã hội người
Mường nằm trong khuôn khổ một xã có đẳng cấp, có tổ chức và sự phân định giữa
những đẳng cấp này rất rạch ròi, chặt chẽ cả về trách nhiệm, quyền lợi cũng như
nghĩa vụ trong cuộc sống. Quý tộc của người Mường gọi là Lang, bình dân gọi là
Dân. Thiết chế tự quản trong xã hội cổ truyền người Mường gọi là xóm và mường.
Làng là đơn vị cơ sở của xã hội Mường, trong đó có các dòng họ quần tụ ở mỗi
làng (trung bình từ 4 – 5 dòng họ). Các gia đình thường gồm cha mẹ và con cái; có
những gia đình có tới 4 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà “tứ đại đồng
đường”. Kiểu nhà chính, truyền thống của người Mường là nhà sàn, tựa lưng vào
núi, hướng nhìn ra phía đồng ruộng. Trong xã hội đó hình thành một bộ máy quản
lí, điều hành theo luật tục, và các luật tục đó đều được chấp hành một cách nghiêm
chỉnh bởi các thành viên trong cộng đồng xóm, mường. Thiết chế đó cũng như
những quy định, luật tục của chế độ này đã tồn tại bao đời trong quá khứ và mãi
tới năm 1945 khi Cách mạng tháng Tám thành công thì nó mới chấm dứt.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Thực hiện đề tài nghiên cứu Biến đổi nhà ở của người Mường ở huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đã tìm hiều tình hình nghiên cứu của nhiều

nhân dân tộc học/nhân học trong và ngoài nước về vấn đề nhà ở nói chung, và nhà
10


ở của người Mường nói riêng. Chúng tôi đã xem xét một số quan điểm và tiếp cận
của các nhà khoa học trước đó, qua đó đưa ra một vài đánh giá mang tính sơ bộ để
làm cơ sở xác định nội dung nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu phù
hợp với đề tài.
Cơ sở nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng trong
khi thực hiện đề tài được chúng tôi giới thiệu, cũng như các thuật ngữ, khái niệm
quan trọng liên quan tới đề tài. Trong đó, phương pháp luận nghiên cứu chính luôn
dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –
Lênin để xem xét và đánh giá một cách khách quan nhất về vấn đề biến đổi nhà ở
của người Mường ở huyện Thanh Sơn. Các lý thuyết nghiên cứu chính được áp
dụng khi thực hiện đề tài như thuyết tương đối văn hóa, thuyết sinh thái văn hóa
làm cơ sở khoa học. Các phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp so sánh
văn hóa được sử dụng trong nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng trực tiếp các khái niệm
và Nhà, Nhà ở, Mặt bằng sinh hoạt trong nghiên cứu.
Khi thực hiện đề tài chúng tôi tìm hiểu một cách khái quát nhất về điều kiện
tự nhiên của huyện Thanh sơn, cũng như đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của
huyện. Để từ đó thấy được sự biến đổi về nhà ở từ loại hình nhà, các yếu tố vật
chất và xã hội cũng như các phong tục, tập quán hiện nay của người Mường có
liên quan tới sự biến đổi của chính những yếu tố nêu trên.

CHƢƠNG 2: NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG Ở HUYỆN
THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Những yếu tố vật chất và kỹ thuật
11



2.1.1. Những yếu tố vật chất
2.1.1.1. Nguyên vật liệu
Nguyên vật kiệu làm nhà của những ngôi nhà sàn truyền thống của người
Mường gồm nhiều loại, chủ yếu là các loại nguyên vật liệu được khai thác trong
tự nhiên, bao gồm: gỗ, tre, nứa, cỏ tranh, lá cọ, mây…
Trước đây, người Mường thường sử dụng đinh gỗ, đinh tre, chêm gỗ để cố
định mộng chính và dùng các loại dây leo bện nịn để cố định những mộc phụ theo
hình chữ X. Nguyên liệu được sử dụng mái lợp nhà sàn truyền thống trước đây
chủ yếu là có nguồn gốc từ tự nhiên, bà con có thể vào rừng khai thác như cỏ
tranh, lá cọ hoặc ở quanh khu vực cư trú.
2.1.1.2. Công cụ và thợ làm nhà
Trong truyền thống các công cụ làm nhà của người Mường thường do đồng
bào tự làm lấy là chủ yếu. Hầu hết là các loại công cụ đa năng như như: dao quắm
(tao quăắm), rìu (khìu), rựa (khựa), cưa nhỏ (khưa đỏi), cưa tay (khưa thay), bào
(pào), đục (tục), cho tới các loại cuốc, thuổng, xà beng …
Như vậy, công cụ dựng nhà của người Mường chủ yếu là các dụng cụ giản
đơn nhưng lại rất đa năng và hữu dụng, hiện nay ngoài các dụng cụ như trên thì
người Mường còn sử dụng các loại dụng cụ hiện đại như cưa máy, đầm máy.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, đã có sự chuyển đổi từ hoàn toàn nhờ
sự trợ giúp của anh em họ hàng và bà con hàng xóm dựng nhà sang hình thức trả
công khoán cho những đám thợ bán chuyên nghiệp. Nhất là có sự tham gia của
người Kinh trong những công đoạn trạm trổ công phu.
2.2. Quy cách dựng nhà
2.2.1. Đôi nét về khuôn viên của ngôi nhà truyền thống
Trong truyền thống văn hóa của dân tộc Mường thì không cho phép dựng
nhà thành hàng, thành lối nhưng bao giờ nhà sàn đều ở vị trí tựa lưng vào thế đất
cao, sườn đồi để đón nhận tiết trời trong lành và tiện cho việc sinh hoạt, săn bắn và
đi rừng.

12



Trong tổ hợp kiến trúc khuôn viên nhà ở truyền thống của người Mường
cùng với ngôi nhà ở bao giờ cũng có chiếc lều nhỏ hay còn gọi là thần linh để thờ
thổ thần, được dựng ở dưới vườn, đối diện với mặt tiền ngôi nhà. Gầm sàn nhà
người Mường thường được dùng phần lớn làm nơi nhốt trâu, bò, lợn và các loại
gia cầm khác. Phần còn lại là nơi đặt các loại cối giã, để nông cụ, và các đồ dùng
khác. Xung quanh khuôn viên cư trú của họ thường bao bọc bằng hàng rào tre, nứa
hoặc các loại cây, cổng ra vào thường được làm bằng tre, hóp mà người Mường
gọi là “cổng lang chang”. Trong khuôn viên cư trú của người Mường, ngoài nhà ở
thường là vườn trồng các loại cây ăn quả lưu niên, chè, mía, và các loại rau, đậu
khác. Chính vì vậy, cuộc sống của người Mường trong xã hội cổ truyền mang tính
tự cung, tự cấp.
2.2.2. Hệ thống đo lường
Người Mường trước đây thường tiến hành cách đo lường có tính chất kinh
nghiệm dân gian. Đó là cách người ta dựa trên số đo của cơ thể người làm thước
mực như chiều dài của nền nhà mấy bước chân, chiều rộng mấy sải tay, hay dùng
sào, gậy để đo diện tích của nền nhà, kích thước của các cây cột, khóa giang, đòn
tay, rui, mè. Hoặc bằng cách sử dụng chiều dài của gang bàn tay tính từ đầu ngón
tay cái tới ngón giữa của bàn tay khi xòe bàn tay căng ra để làm đơn vị đo (tương
đương khoảng 40cm).
2.2.3. Quy trình dựng nhà
Ngôi nhà của người Mường cũng như bất kỳ một dân tộc nào, phải tiến
hành nhiều công việc và trải qua nhiều công đoạn. Trong đó, công việc đầu tiên và
mang tính quyết định là tìm được gỗ, sau đó làm cột, kèo, quá giang, dầm ngang,
dầm dọc, gỗ làm cầu thang… Sau khi chuẩn bị đầy đủ gỗ để làm nhà thì tiến hành
làm khung nhà. Những công việc này thường do người đàn ông trong gia đình
đảm nhận, do tính chất công việc nặng, đôi khi cũng có sự trợ giúp của nữ giới.
2.3. Kết cấu kỹ thuật
2.3.1. Kết cấu bộ khung nhà


13


Nói đến kết cấu của bộ khung nhà là nói đến kết cấu của các vì kèo, vì cột.
Qua khảo sát, các ngôi nhà sàn của người Mường hiện nay ở Thanh Sơn có kết cấu
bộ khung nhà khá đa dạng. Các ngôi nhà ở của người Mường cổ xưa về cơ bản có
kết cấu bộ khung nhà được hình thành trên cơ sở các vì kèo. Theo nhiều nhà
nghiên cứu thì ngôi nhà cổ xưa của các dân tộc nhà cửa của người Mường, Thái,
Tày và một số cư dân nói ngôn ngữ Tày - Thái khác, có nhiều nét tương đồng về
loại hình, kiến trúc, cách thức sử dụng, cũng như các kiêng kỵ, nghi lễ liên quan.
Nhìn chung, những ngôi nhà sàn của người Mường hiện nay là kiểu kết cấu
vì kèo khá đa dạng. Kết cấu vì kèo này có sự tương đồng với các ngôi nhà sàn của
các dân tộc cùng có lối cư trú trên các ngôi nhà sàn như Tày, Thái. Đó còn là lối vì
kèo của người Việt trong các ngôi nhà đất. Đó là kết quả của sự kế thừa và bảo lưu
những đặc điểm kết cấu của ngôi nhà trong quá trình tồn tại và cải tiến ngôi nhà
sàn của người Mường trên cơ sở giao lưu, tiếp thu văn hóa giữa người Mường
Thanh Sơn với các tộc người láng giềng, nó đã làm giàu thêm bản văn hóa tộc
người này, trong đó có văn hóa ở.
2.3.2. Kết cấu sàn, vách và mái
Nhà ở của người Mường thuộc loại sàn cao, mặt sàn thường có kích thước
cách mặt đất khoảng 1,5 - 2m.
Nhìn chung, các ngôi nhà truyền thống mái thường được lợp bằng cỏ tranh,
lá cọ nên bộ phận khung mái không phải chịu lực lớn như việc lợp bằng ngói…
Vì vậy, kết cấu mái chỉ gồm rui, mè, đòn tay được làm bằng tre hoặc bương, hay
cây vầu (lành anh), một loại cây giống cùng họ với cây tre. Các bộ phận rui, mè,
đòn tay được liên kết với nhau bằng những loại lạt hoặc dây buộc. Khi lợp nhà lợp
theo nguyên tắc lợp từ dưới lên đến trên nóc, tấm trên chồng lên tấm dưới.
2.2. Những yếu xã hội, phong tục, tập quán liên quan và diễn ra trong ngôi nhà
2.2.1. Các quan hệ xã hội thể hiện qua mặt bằng sinh hoạt

2.2.1.1. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
Gia đình người Mường là gia đình phụ hệ, có những gia đình hạt nhân,
hoặc những gia đình hạt nhân mở rộng gồm 3 thế hệ sống cùng nhau, hoặc có
14


những gia đình có tới 4 thế hệ sống cùng nhau dưới một mái nhà -“tứ đại đồng
đường”. Trong mối quan hệ truyền thống giữa các thành viên trong gia đình có
nhiều kiêng kỵ giữa bố chồng và con dâu, hay giữa mẹ vợ và con rể rất nghiêm
ngặt. Ngày nay, những kiêng kỵ đó người Mường đã dần thay đổi. Chính những
thay đổi trong mặt bằng sinh hoạt như trên được thay đổi làm cho mối quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình trở nên thoái mái và cuộc sống đầm ấm, vui vẻ.
2.2.1.2. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với cộng đồng
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với cộng đồng ở đây
chính là thể hiện mối quan hệ giữa những người sống trong ngôi nhà của người
Mường Thanh Sơn với những thành viên trong ngôi nhà khác trong làng, hay làng
khác và cả những thành viên ở ngoài cộng đồng làng.
2.2.2. Những phong tục, tập quán liên quan đến ngôi nhà
Đối với người Mường, việc dựng một ngôi nhà là một trong những công
việc có tính chất hệ trọng trong cuộc đời. Do đó, khi dựng nhà họ rất chú trọng tới
việc chọn đất làm nhà, chọn hướng nhà, xem tuổi chủ nhà, xem ngày làm nhà, lễ lên
nhà mới.
2.2.3. Những phong tục, tập quán diễn ra trong ngôi nhà
Trong phong tục, tập quán diễn ra trong ngôi nhà của người Mường bao
gồm: Tập quán sinh đẻ và đặt tên cho trẻ sơ sinh, phong tục cưới xin, Tập quán
tang ma là những nghi lễ vòng đời quan trọng của người Mường diễn ra trong ngôi
nhà. Những phong tục tập quán này mang đạm bản sắc tộc người Mường.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

- Những ngôi nhà truyền thống trước đây của người Mường Thanh Sơn,

Phú Thọ thường sử dụng những nguyên vật liệu có nguồn gốc từ tự nhiên là chủ
yếu. Các loại nguyên liệu đó được khai thác từ rừng như gỗ, nứa,… hoặc quanh
khu vực cư trú như tre, lá cọ, mây…. Người Mường từ lâu đời đã tích lũy được
những kinh nghiệm dân gian trong việc khai thác và sử dụng các loại tài nguyên
thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng một cách khá phong phú.

15


- Công cụ được người Mường sử dụng khi làm nhà đều là những công cụ
giản đơn, nhưng lại tỏ ra rất đa năng và hữu hiệu như dao, rựa, rìu, búa… Trong
những năm gần đây đã xuất hiện những loại công cụ hiện đại giúp ngôi nhà được
đẩy nhanh tiến độ. Trong hệ thống đo lường trước đây người Mường có thói quen
sử dụng hệ thống đo lường dựa trên cơ thể người theo kinh nghiệm dân gian. Hiện
nay do sự phát triển của kinh tế thị trường thì người Mường đã sử dụng những hệ
thống đo lường hiện đại như thước mét, thước ni vô. Trước đây, thợ làm nhà chủ
yếu là người Mường, tuy nhiên có sự góp mặt của người Kinh trong những công
đoạn trạm trổ công phu. Do đó, đã tạo điều kiện để người Mường học hỏi, giao lưu
và tiếp thu những yếu tố mới từ tộc người khác cùng với việc kế thừa những đặc
điểm văn hóa của mình để làm giàu thêm bản sắc dân tộc mình, trong đó có văn
hóa ở, nhất là trong kỹ thuật dựng nhà.
- Cùng với những yếu tố vật chất, kỹ thuật trong truyền thống của ngôi nhà
được duy trì thì, người Mường Thanh Sơn rất quan tâm gìn giữ những phong tục,
tập quán khi xây dựng ngôi nhà mới như xem tuổi làm nhà, chọn hướng, lễ lên nhà
mới, hay các phong tục tập quán diễn ra trong ngôi nhà trong chu kỳ đời người
như sinh ra, kết hôn và mất đi mang đậm bản sắc tộc người.

CHƢƠNG 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG YẾU TỐ VẬT CHẤT VÀ
YẾU TỐ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ Ở
Ngôi nhà sàn thể hiện bản sắc văn hóa của tộc người Mường từ bao đời

nay. Hiện nay, trước những nguyên nhân chủ quan và khách quan thì nhà ở của
16


người Mường nói chung và người Mường ở huyện Thanh Sơn nói riêng diễn ra
nhiều biến đổi. Trong đó, biến đổi về mặt vật chất, yếu tố kỹ thuật và cả những
yếu tố tinh thần như các phong tục, tập quán, nghi lễ diễn ra trong ngôi nhà truyền
thống của người Mường. Sự biến đổi đó thể hiện tính linh hoạt và sự thích ứng của
con người trước sự thay đổi của môi trường sống.
3.1. Những biến đổi trong yếu tố vật chất và kỹ thuật.
3.1.1. Những biến đổi về loại hình
Hiện nay trong loại hình nhà ở của người Mường ở huyện Thanh Sơn có
những biến đổi sâu sắc. Trước hết biến đổi chung là họ dần chuyển từ loại hình cư
trú nhà sàn sang kiểu nhà trệt. Cụ thể hơn đó là sự biến đổi sang nhà trệt nền đất
sử dụng nguyên vật kiệu khai thác trong tự nhiên, hoặc loại hình nhà đất sử dụng
kết hợp cả nguyên vật liệu tự nhiên và nguyên vật liệu nhân tạo, hoặc chuyển hẳn
sang loại hình nhà xây kiên cố, thậm chí là nhà cao tầng với kiến trúc hiện đại như
người Kinh. Trước sự biến đổi về loại hình nhà ở diễn ra ngày càng phổ biến và
mạnh mẽ thì những ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường dần thưa vắng và
có nguy cơ bị xóa sổ.
3.1.2. Những biến đổi trong yếu tố vật chất
Trước những sự biến đối sâu sắc và phổ biến về loại hình nhà ở của người
Mường Thanh Sơn hiện nay thì yếu tố vật chất là một trong những yếu tố quan
trọng tạo nên sự biến đổi đó, bên cạnh yếu tố tâm lý của con người, thay đổi để
phù hợp và thích nghi với thời đại. Trong xã hội truyền thống trước đây của người
Mường, nhất là từ trước thời kỳ Đổi mới (năm 1986) nguyên vật liệu chính để làm
nhà của người Mường ở Thanh Sơn nói riêng và người Mường nói chung chủ yếu
được khai thác trong tự nhiên như: tre, gỗ, nứa, cỏ tranh, lá cọ, song, mây… Đó là
những sản phẩm mà người dân có thể vào rừng khai thác hoặc họ có thể khai thác
ngay ở quanh khu vực cư trú như: mây, lá cọ dùng làm lạt để buộc và mái lợp nhà.

Nhìn chung, trong yếu tố vật chất của ngôi nhà ở của người Mường ở
huyện Thanh Sơn nói riêng và người Mường nói chung đã có sự biến đổi từ loại
hình nhà, chuyền dần từ nhà sàn sang nhà trệt, nhà xây kiên cố. Thậm chí đã xuất

17


hiện phổ biến các nhà cao tầng được bố trí theo kiến trúc hiện đại, tới việc sử dụng
các loại nguyên vật liệu công nghiệp hiện đại là chính và kết hợp với các loại
nguyên vật liệu truyền thống. Cùng với đó là hình thức sử dụng nhân công để hoàn
thiện ngôi nhà cũng có những biến đổi đáng kể để phù hợp với sự phát triển của cơ
chế thị trường hiện nay. Chính từ điều này đã góp phần đẩy nhanh những ngôi nhà
sàn truyền thống tới nguy cơ bị xóa sổ.
3.1.3. Những biến đổi trong yếu tố kỹ thuật dựng nhà
Ngôi nhà của người Mường ở huyện Thanh Sơn hiện nay đã và đang có
nhiều biến đổi về cơ sở vật chất cũng như trong kết cấu kỹ thuật và quy cách dựng
nhà dựng nhà. Kết quả nghiên cứu cho thấy những ngôi nhà của người Mường
Thanh Sơn hiện nay về cơ bản vẫn dựa trên dạng vì kèo 4 cột, 5 cột hoặc 6 cột
nhưng có thêm hình thức sử dụng cột trốn, thường là sử dụng cột trốn ở gian giữa
để tăng diện tích cũng như tạo cảm giác thông thoáng cho ngôi nhà sàn.
Nhìn chung, sự biến đổi trong yếu tố vật chất trong vấn đề nhà ở của người
Mường diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc ở những góc độ khác nhau.Trên đại thể có thể
thấy, sự biến đổi thứ nhất đánh dấu sự quần chúng hóa từ nhà sàn sang nhà trệt từ
những khoảng những năm 1990 trở đi của người Mường Thanh Sơn, nếu còn hình
thức cư trú trên nhà sàn chỉ còn lại số lượng rất ít và biến đổi sâu sắc về loại hình
và nguyên vật liệu cũng như kỹ thuật dựng nhà. Sự biến đổi thứ hai đánh dấu sự
phát triển của các ngôi nhà xây kiên cố một cách đồng loạt trước sự biến đổi của
môi trường sinh thái cũng như thị hiếu của con người trong thời đại công nghiệp
phát triển như hiện nay.
3.2 . Những biến đổi trong yếu tố xã hội, phong tục, tập quán liên quan và

diễn ra trong ngôi nhà.
3.2.1. Biến đổi trong mặt bằng sinh hoạt
Hiện nay, trong mặt bằng sinh hoạt trong các ngôi nhà ở của người Mường
ở huyện Thanh Sơn đã có nhiều biến đổi. Sự biến đổi đó thể hiện tính linh hoạt và
sự phù hợp với cuộc sống mới của người Mường.

18


Ngôi nhà được coi như một hình ảnh thu nhỏ của xã hội khi xét dưới góc độ
các quan hệ gia đình và xã hội. Vì vậy, xem xét cách bố trí mặt bằng sinh hoạt
trong ngôi nhà truyền thống cũng thể hiện các quan hệ này. Trước đây, bên trong
căn nhà có bốn phần không gian: phần trên và phần dưới, bên ngoài và bên trong.
Cách tổ chức không gian gia đình đó thể hiện các mối quan hệ xã hội rất rõ nét. Cụ
thể:
Phần trên chính là phần không gian nằm từ vách chạy dọc nhà phía có bàn
thờ tổ tiên và cửa sổ chính (cửa bóong thiêng). Đây chính là vị trí trang trọng dành
cho những người cao tuổi, chủ nhà, thầy mo… Còn phần dưới chính là nửa còn lại
của ngôi nhà, là vị trí dành cho những người trẻ tuổi, phụ nữ, địa vị thấp. Ngoài ra,
cách tổ chức không gian gia đình theo hai nửa chiều ngang: Bên ngoài và bên
trong. Bên ngoài là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và tiếp khách nam, bên trong là nơi nấu
ăn, ngủ nghỉ và dành cho sinh hoạt của nữ giới. Điều này cũng thể hiện trật tự xã
hội theo quan niệm truyền thống của người Mường. Ngày nay, những quan niệm
đó về mức độ đã có sự biến đổi, nhưng nhìn chung những quy tắc đó trong việc tổ
chức không gian gia đình như vậy thì vẫn được tuân thủ trong những ngôi nhà sàn
hiện nay.
3.2.2. Biến đổi trong mối quan hệ xã hội thể hiện qua mặt bằng sinh hoạt
Hiện nay, những mối quan hệ xã hội diễn ra trong ngôi nhà cũng như những
phong tục, tập quán đã có nhiều thay đổi so với xã hội truyền thống của người
Mường. Tuy nhiên, sự biến đổi trong các yếu tố mang tính phi vật chất như các

mối quan hệ thể hiện qua mặt bằng sinh hoạt trong nhà. Đó là giữa các thành viên
trong gia đình với nhau, giữa các thành viên trong gia đình với cộng đồng, với
thần linh. Cùng với những biến đổi các phong tục, tập quán diễn ra trong ngôi nhà
như: các nghi lễ hay các phong tục tập quán liên quan tới ngôi nhà.
3.2.3. Biến đổi trong những phong tục, tập quán liên quan tới ngôi nhà
3.2.3.1. Xem tuổi làm nhà
Trước khi gia chủ có ý định dựng nhà người ta cần phải xem tuổi gia chủ.
Để xem tuổi làm nhà người Mường thường tới các thầy mo, thầy cúng hoặc nhờ
19


những người giỏi chữ Nôm trong làng xem sách so tuổi để tính ngày. Như vậy,
tuổi làm nhà tốt nhất theo quan niệm của người Mường Thanh Sơn là năm được
tuổi của chủ nhà, nếu trường hợp chủ nhà không được tuổi thì có thể mượn tuổi
của người thân trong gia đình, nhưng đều là mượn tuổi của nam giới, đây là một
hình thức giống với người Việt. Hiện nay, cách xem tuổi làm nhà của người
Mường vẫn giữ được những nét truyền thống.
3.2.3.2. Chọn địa điểm và thời gian làm nhà
Về chọn địa điểm làm nhà: Nếu như trước đây các làng bản Mường thường
bám vào các sườn đồi, dưới chân đồi, xung quanh các thung lũng nên khi làm nhà
người ta phải xem thế đất và căn cứ vào tuổi chủ nhà để chọn đất làm nhà.
Nhìn chung, hiện nay quỹ đất đang suy giảm cùng với việc đa dạng sinh kế,
thay đổi hình thức hoạt động kinh tế, người Mường không chỉ lấy nông nghiệp là
loại hình kinh tế duy nhất mà họ còn hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ nhất là với
những hộ gia đình sinh sống dọc quốc lộ 32A hiện nay. Do đó, trong quan niệm về
chọn địa điểm dựng nhà của người Mường đã có những biến đổi nhất định.
Về chọn thời gian làm nhà: Về cơ bản đến nay trong phong tục chọn thời
gian làm nhà của người Mường diễn ra những biến đổi vẫn giữ nhưng vẫn được
những nét truyền thống
Sự biến đổi đó cần phải đảm bảo yếu tố vừa giữ gìn được những nét văn

hóa truyền thống của người Mường bản địa, lại vừa đáp ứng được nhu cầu phát
triển bền vững ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai của người Mường huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
3.2.3.3. Chọn hướng nhà:
Trong việc chọn hướng nhà của người Mường nhìn chung vẫn giữ được
những nét truyên thống. Tuy nhiên, cho tới nay để phù hợp với sự đa dạng sinh kế
cùng với điều kiện địa hình thay đổi thì người Mường đã và đang có nhưng thay
đổi trong việc chọn hướng nhà sovới quan niệm trong tập tục truyền thống trước
đây. Hướng nhà được người Mường thướng chọn là hướng Đông – Nam là chủ
yếu.
20


3.2.3.4. Lễ lên nhà mới
Nhìn chung, những biến đổi trong văn hóa nhà ở trong đó có lễ lên nhà mới
của người Mường Thanh Sơn hiện nay vừa là kết quả của quá trình thích ứng của
con người với sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, kinh tế, xã
hội, vừa là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa trong quá trình cộng cư của
người Mường Thanh Sơn với các dân tộc anh em khác sống trên địa bàn, nhất là
với người Kinh trong nhiều năm qua. Sự biến đổi đó cần phải đảm bảo yếu tố vừa
giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống của người Mường bản địa, lại vừa
đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững ở thời điểm hiện tại và cả trong tương
lai của người Mường huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
- Nhà ở của người Mường đã và đang diễn ra những biến đổi một cách
mạnh mẽ. Trước hết phải kể tới là sự biến đổi về loại hình nhà ở. Vào thời điểm
hiện tại người Mường Thanh Sơn sinh sống chủ yếu trong những ngôi nhà trệt,
trước đây họ vốn là chủ nhân của những ngôi nhà sàn.
- Trước sự mở của của cơ chế thị trường, nhất là từ những năm sau đổi mới
(1986) đến nay, nhà ở của người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ đã có sự biến đổi

trong yếu tố vật chất như việc sử dụng nguyên vật liệu công nghiệp thay thế cho
nguyên vật liệu truyền thống trước đây, cũng như các công cụ làm nhà như thước
ni vô, la bàn để xác định hướng nhà…

CHƢƠNG 4: VIỆC BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA

NGÔI NHÀ Ở CỦA NGƢỜI MƢỜNG Ở HUYỆN THANH SƠN, PHÚ THỌ
4.1. Nguyên nhân của những biến đổi
4.1.1. Sự biến đổi của điều kiện tự nhiên

21


×