Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề số 23 – bộ quốc phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 24 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nhân lực là yếu tố then chốt đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy
việc đầu tư để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao luôn được Đảng và Nhà nước ta
đặc biệt quan tâm. Yêu cầu này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải đổi mới và nâng cao chất
lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại
hóa của đất nước. Một trong những vấn đề quan trọng để giải quyết việc này là xây dựng
chiến lược và biện pháp quản lý đào tạo nghề phù hợp và khoa học.
Trong những năm qua, mặc dù lãnh đạo trường Cao đẳng nghề số 23 – Bộ quốc
phòng đã quan tâm đến việc duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Tuy
nhiên, công tác đào tạo nghề của Nhà trường còn tồn tại một số vấn đề như chưa đồng bộ từ
mục tiêu đến nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, hoạt động dạy – học, cách thức
kiểm tra, đánh giá còn nhiều bất cập. Cho nên chất lượng đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp
ứng được nhu cầu sử dụng lao động đa dạng hiện nay của thị trường. Vì thế, cần có giải
pháp cho vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Trong đó biện pháp quản lý tốt hoạt
động đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo học viên là rất quan trọng.
Từ thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Hoàn thiện công tác quản lý
đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề số 23 – Bộ Quốc Phòng”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề số
23 - Bộ quốc phòng, tìm ra những thành công và hạn chế cùng những nguyên nhân trong
công tác quản lý đào tạo của trường; từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý đào
tạo nghề, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề số 23 - Bộ
Quốc phòng.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo
- Phân tích thực trạng công tác quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng nghề số 23 - Bộ
quốc phòng.
- Đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý đào tạo nghề tại
1




Trường Cao đẳng nghề số 23 - Bộ quốc phòng.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động đào tạo và công tác quản lý đào tạo
tại Trường Cao Đẳng Nghề số 23 – Bộ Quốc Phòng.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Trường Cao Đẳng Nghề số 23 – Bộ Quốc Phòng.
- Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng từ năm 2012-2015.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

-

Dữ liệu thứ cấp: Các số liệu và thông tin về hoạt động và quản lý đào tạo được thu

thập từ các báo cáo qua các năm của Trường Cao Đẳng Nghề số 23 – Bộ Quốc Phòng, số
liệu đã được công bố đăng tải trên sách báo, tạp chí và nguồn thông tin phong phú trên
mạng Internet.
-

Dữ liệu sơ cấp: Trên cơ sở khảo sát thực tế, điều tra thu thập ý kiến của toàn bộ 95

cán bộ công nhân viên Trường Cao Đẳng Nghề số 23 – Bộ Quốc Phòng, 85 học viên học lái
xe các hạng và học viên nghề cả dân sự và quân nhân xuất ngũ đang theo học tại trường.
5.2. Phương pháp phân tích
 Phương pháp phân tích thống kê
- Đối với dữ liệu thứ cấp: Sử dụng số liệu thống kê trên phần mềm Excel kết quả
điều tra thu thập về kết quả đào tạo, hoạt động đào tạo và thực hiện dịch vụ được thu thập
được từ các báo cáo tài chính của Trường Cao Đẳng Nghề số 23 – Bộ Quốc Phòng để mô tả,

đánh giá thực trạng, phân tích biến động và mối liên hệ
- Đối với dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phần mềm SPSS để mô tả mẫu điều tra, thông qua hệ số
Frequence và các đại lượng thống kê mô tả.
 Phương pháp so sánh
 Phương pháp chuyên gia
 Một số phương pháp khác
• Phương pháp nghiên cứu lý luận
• Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn

2


6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm các phần chính như sau:
Phần I: Đặt Vấn Đề
Phần II: Nội Dung Nghiên Cứu
Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Đào Tạo và Quản Lý Đào Tạo
Chương 2: Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Tại Trường Cao Đẳng Nghề Số
23 – Bộ Quốc Phòng
Chương 3: Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Đào Tạo Nghề Tại Trường Cao
Đẳng Nghề Số 23 - Bộ Quốc Phòng
Phần III: Kết Luận và Kiến Nghị

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO
VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

1.1. Khái niệm đào tạo và quản lý đào tạo
1.1.1. Đào tạo
Đào tạo là hoạt động chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm,

những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng
những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao
động tự lập và góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước.
1.1.2. Quản lý đào tạo
Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử dụng có
hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra.
1.2. Nghề, đào tạo nghề
1.2.1. Nghề
1.2.2. Đào tạo nghề
1.2.3. Quản lý đào tạo nghề
1.2.4. Đặc điểm, mục tiêu đào tạo nghề
3


1.2.4.1. Đặc điểm của hoạt động dạy nghề
a. Đặc điểm chung của dạy nghề
b. Tính chất xã hội của đào tạo nghề
1.2.4.2. Mục tiêu của đào tạo nghề

- Mục tiêu cốt lõi của đào tạo nghề là hình thành kỹ năng, rèn luyện kỹ xảo nghề và
phát triển khả năng hành dụng trên cơ sở những liên hệ hữu cơ giữa tri thức, kỹ năng và kỹ
xảo.
Mô hình đào tạo nghề
Mô hình quản lý đào tạo nghề ở các nhà trường được mô tả theo sơ đồ CIPO:

I – Input: Đầu vào
O – Output: Đầu ra
C – Context: Môi trường
P – Process: Quá trình

Đầu vào (Input): Chương trình đào tạo, các quy chế, quy định, cơ chế chính sách
thể hiện quan điểm chiến lược của nhà trường, các nguồn lực: đội ngũ giáo viên, học viên,
cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác;
Đầu ra (Output): Sản phẩm của quá trình học viên tốt nghiệp các chương trình đào
tạo, các sản phẩm khác: phương pháp tổ chức, chính sách trong quá trình thực hiện một
hay một số chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học;
Quá trình (Proces): Quá trình dạy – học, sự biến đổi các nguồn lực đầu vào thành
sản phẩm đầu ra. Đây là đối tượng của hệ thống quản lý gồm: các công đoạn thực hiện quy
trình đào tạo theo những phương thức nhất định;
Môi trường (Context): là yếu tố bên ngoài hệ thống, tác động ảnh hưởng vào tất cả
các yếu tố bên trong hệ thống, tạo ra tính ổn định, cân bằng của hệ thống, thúc đẩy phát
triển hoặc kìm hãm quá trình hoạt động nhằm đạt mục tiêu đào tạo. Môi trường của hệ
thống bao gồm: các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, luật pháp, văn hóa nhà
trường, dư luận, thái độ, tình cảm… của các tầng lớp xã hội, mà trực tiếp nhất là nhóm lợi
4


ích có liên quan.
1.2.5. Nội dung quản lý đào tạo nghề
1.2.5.1. Quản lý chương trình đào tạo
1.2.5.2. Quản lý hoạt động đào tạo và đánh giá
1.2.5.3. Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và thực hành
1.2.5.4. Quản lý các hoạt động phục vụ đào tạo và hỗ trợ người học
1.2.5.5. Quản lý đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề
1.3.1. Những nhân tố khách quan
 Bối cảnh trong nước và Quốc tế
 Nhân tố kinh tế
 Nhân tố chính trị, pháp luật
 Nhân tố văn hóa, xã hội

 Nhân tố khoa học công nghệ
 Nhân tố cơ chế quản lý
1.3.2. Những nhân tố chủ quan
1.4. Tình hình nghiên cứu quản lý đào tạo nghề trong nước và quốc tế
1.4.1. Trong nước
1.4.2. Quốc tế
1.5. Chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước về đào tạo nghề
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 23 – BỘ QUỐC PHÒNG
2.1. Giới thiệu chung về trường Cao Đẳng Nghề số 23 – BQP
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao Đẳng Nghề số 23 – BQP
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao Đẳng Nghề số 23 – BQP
2.1.3. Cơ cấu tổ chức tại Trường Cao Đẳng Nghề số 23 – BQP
2.1.4. Nguồn nhân lực của Trường Cao Đẳng Nghề số 23 – BQP
5


Tính đến hết năm 2015, số lượng sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc
phòng và lao động hợp đồng của trường là 124 đồng chí được thể hiện chi tiết qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Nguồn nhân lực của Trường Cao Đẳng Nghề số 23 – BQP
giai đoạn 2013-2015
Đơn vị tính: người

TT

Năm 2013
Số
Tỷ

Chỉ tiêu


lượng

Năm 2014
Số lượng
Tỷ

lệ

lệ

(%)

(%)
100,

Năm 2015
Số
Tỷ lệ
lượng

(%)

So sánh (%)
2014/201
3

2015/2014

Tổng số lao động

I. Theo bộ phận

117

100,0

120

0

124

100,0

102,6

103,3

1

03

2,6

03

2,5

03


2,4

100,0

100,0

26

22,2

28

23,3

29

23,4

107,7

103,6

45
43

38,5
36,8

45
44


37,5
36,7

48
44

38,7
35,5

100,0
102,3

106,7
100,0

2
3
4

BGH
Các phòng
chức năng
Các khoa
Các trung tâm

ban

(Nguồn: Trường Cao đẳng nghề số 23 - BQP)
2.1.5. Các hệ và ngành nghề, quy mô đào tạo tại Trường Cao Đẳng Nghề số 23 – BQP

Chi tiết về các hệ đào tạo, ngành nghề và qui mô đào tạo của trường Cao đẳng Nghề
số 23 – BQP giai đoạn 2013 – 2015 được thể hiện qua bảng 2.2

6


Bảng 2.2. Các hệ đào tạo và qui mô đào tạo của trường Cao đẳng Nghề số 23 – BQP
giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị tính: người
Qui mô đào tạo

Năm 2013

Năm 2014

Số

Tỷ lệ

Số

lượng

(%)

Tổng số học sinh

3832

I.


Cao đẳng nghề

0

1

(Học sinh)

Số

Tỷ lệ

lượng (%)

lượng

(%)

100

4531

100

0

0

0


5869
41

100
0,7

Công nghệ thông tin

0

0,0

2

Công nghệ ô tô

27

0,5

3

Cơ khí -Hàn

0

0,0

4


Điện công nghiệp
KT Máy lạnh,

8

0,1

6

0,1

Hệ, ngành

Tỷ lệ

Năm 2015

So sánh (%)
2014/2013 2015/2014

nghề đào tạo

5

ĐHKK

118,2

129,5


II

Trung cấp nghề

336

8,8

855

18,9

1287

21,9

254,5

150,5

1

Công nghệ ô tô

108

2,8

279


6,2

426

7,3

258,3

152,7

2

144

3,8

279

6,2

363

6,2

193,8

130,1

27


0,7

135

3,0

213

3,6

500,0

157,8

4

Điện công nghiệp
Kỹ thuật sửa chữa,
lắp ráp MT
Kỹ thuật máy lạnh
ĐHKK

57

1,5

162

3,6


234

4,0

284,2

144,4

5

Hàn

0

0,0

0

0,0

51

0,9

3496

91,2

3676


81,1

4541

77,4

105,1

123,5

312

8,1

297

6,6

240

4,1

95,2

80,8

3

III

1

Sơ cấp nghề
Vận hành máy công
trình

2

Công nghệ ô tô

45

1,2

30

0,7

93

1,6

66,7

310,0

3

Hàn


33

0,9

54

1,2

93

1,6

163,6

172,2

4

Điện công nghiệp
KT máy lạnh và ĐH
KK

105

2,7

51

1,1


0

0,0

48,6

0,0

0

0,0

18

0,4

0

0,0

90

2,3

0

0,0

48


0,8

7

Sửa chữa máy tính
Sửa chữa máy may
công nghiệp

0

0,0

6

0,1

75

1,3

8

Lái xe ô tô

2911

76,0

3220


71,1

3941

67,1

110,6

122,4

5
6

(Nguồn: Trường Cao đẳng nghề số 23 - BQP)
2.1.6. Cơ sở vật chất của Trường Cao Đẳng Nghề số 23 – BQP
2.1.6.1. Cơ sở vật chất:
Diện tích đất sử dụng:

516.445 m2

+ Diện tích đất xây dựng : 116.445 m2
7


+ Diện tích đất lưu không: 400.000 m2
2.1.6.2. Trang thiết bị đào tạo

Bảng 2.5. Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư cho các nghề giai đoạn 2012 - 2015
ĐVT: 1.000.000 đồng
TT


Nghề đầu tư

1
2
3

Nghề Công nghệ ô tô
Nghề Hàn
Nghề Vận hành xe máy

4
5

công trình
Nghề Điện DD& CN
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp

6
7
8
9
10

máy tính
Quản trị mạng máy tính
Nghề KTML và ĐHKK
Tin học văn phòng
Sửa chữa máy may công
nghiệp

Nghề Lái xe ô tô
Tổng cộng

Phân chia theo các năm đầu tư
2012
500

2013
1.835

700

2014
1.469
1.935
1.071

2015
3.902
739

Tổng
cộng
7.705
1.935
1.810

423
126


250
402

1.373

324

78
501

402
501
257

257
150

528

150

6.377

2.574

5.418

993

15.362

28.523

Đánh giá chung: Thiết bị dạy nghề hiện có của Nhà trường cơ bản đáp ứng được
yêu cầu đào tạo ở 03 cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề. Tuy nhiên, so với yêu
cầu đầu tư dạy các nghề trọng điểm và đào tạo ở 3 cấp trình độ trong thời gian tới, Nhà
trường sẽ tiếp tục đầu tư thêm theo danh mục qui định của các nghề và xây dựng các phòng
chuyên môn hóa, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng ngoại ngữ và một số thiết bị
an toàn, thiết bị kiểm tra chuyên dùng khác cho các nghề.

8


2.2. Đánh giá về thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo ở Trường Cao đẳng
nghề số 23 – BQP
2.2.1. Công tác quản lý của nhà trường
 Công tác lập kế hoạch
 Công tác tổ chức
 Công tác chỉ đạo
 Công tác kiểm tra, đánh giá
2.2.2. Qui mô, cơ cấu mẫu điều tra
Để có căn cứ thực tiễn và cơ sở để đánh giá về thực trạng công tác quản lý đào tạo tại
Trường Cao đẳng Nghề số 23 – Bộ quốc phòng, tác giả đã tiến hành khảo sát 65 CBQL,
GV, NV và 90 người học thuộc các hệ đào tạo của nhà trường (chi tiết bảng hỏi được trình
bày ở phụ lục 1 và phụ lục 2)
Kết quả về số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ được trình bày ở bảng 2.6
Bảng 2.6. Thống kê số phiếu phát ra, thu về và số phiếu hợp lệ
Tổng số phiếu
Tổng số phiếu
Số phiếu hợp lệ
Tỷ lệ (%)

phát ra
thu về
CBQL,GV, NV
65
65
58
89,2
Người học
90
90
83
92,2
Trong 65 phiếu khảo sát CBQL, GV, NV, tác giả đã loại bỏ 7 phiếu khi đưa vào phân
tích SPSS do các phiếu này để trống quá nhiều, trả lời cùng một đáp án cho tất cả các câu
hỏi. Đồng thời trong 90 phiếu khảo sát người học, tác giả cũng đã phân loại sơ bộ và loại bỏ
7 phiếu cũng với lỹ do tương tự. Từ kết quả ở bảng 2.6 ta thấy tỷ lệ phiếu khảo sát hợp lệ
đối với CBQL, GV, NV là 89,2% và người học là 92,2%.
Toàn bộ dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để nghiên cứu đánh
giá thực trạng công tác quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề số 23 – Bộ quốc phòng.
2.2.3. Thực trạng chương trình đào tạo
Từ kết quả khảo sát thông qua hồi cứu tư liệu liên quan và kết quả xử lý 02 bảng hỏi
cho thấy thực trạng CTĐT tại trường như sau:

9


Biểu đồ 2.1. Đánh giá của CBQL, GV, NV về chương trình đào tạo

10



Biểu đồ 2.2. Đánh giá của người học về chương trình đào tạo
Biểu đồ 2.1 và 2.2 cho thấy:
- Chương trình đào tạo, mô đun, môn học được công bố công khai và dễ tiếp cận được
CBQL, GV, NV (4,14) và người học (4,06) đánh giá ở mức tốt. Kết quả này có được là do
trong những năm qua nhà trường đã chú trọng đầu tư hạ tầng CNTT để quảng bá về nhà
trường và tạo điều kiện cho CBQL, GV, NV và người học tiếp cận dễ dàng với các thông tin
của nhà trường nói chung và CTĐT nói riêng.
- Nội dung chương trình đào tạo, mô đun, môn học được rà soát, điều chỉnh và cập
nhật thường xuyên thì CBQL, GV, NV (3,98) đánh giá ở mức tốt còn người học (3,34) chỉ
đánh giá ở mức đạt. Kết quả này phản ánh thực tế rằng CTĐT của nhà trường thường xuyên
được rà soát, điều chỉnh và cập nhật nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.
Đây là một vấn đề nhà trường cần phải chú ý trong thời gian tới để hoàn thiện công tác quản
lý đào tạo của nhà trường.
- Quá trình xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo lôi cuốn được sự tham dự của
11


các bên liên quan được cả CBQL, GV, NV (3,66) và người học (3,43) đánh giá ở mức tốt.
Tuy kết quả được cả hai nhóm đối tượng khảo sát đánh giá ở mức tốt nhưng điểm trung bình
lại tiệm cận với mức đạt. Điều này cho thấy rằng việc xây dựng và điều chỉnh CTĐT chưa
thực sự có sự tham gia tích cực của các bên liên quan.
2.2.4. Thực trạng về hoạt động đào tạo và đánh giá môn học
Thực trạng về hoạt động đào tạo và đánh giá môn học được thể hiện chi tiết qua biểu
đồ 2.3

Biểu đồ 2.3. Đánh giá của CBQL, GV, NV và người học về hoạt động đào tạo và
đánh giá môn học
Biểu đồ 2.3 cho thấy rằng:
- Các phương thức đào tạo được đa dạng hóa để đáp ứng yêu cầu của người học được

CBQL, GV, NV (3,90) và người học (3,78) đánh giá ở mức tốt. Kết quả này đánh giá đúng
12


với những nỗ lực của nhà trường nhằm đa dạng hóa các phương thức đào tạo trong những
năm qua. Đặc biệt, trường thường xuyên liên kết với Trường Cao đẳng Y tế Huế để mở các
lớp trung cấp điều dưỡng và trung cấp dược.
- Doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào quá trình đào tạo (dạy thực hành, cung cấp nơi
thực tập, chấm thi tốt nghiệp...) đều được CBQL, GV, NV (3,76) và người học (3,72) đánh
giá ở mức tốt. Kết quả này tuy đạt mức đánh giá tốt nhưng cũng cần phải cố gắng cải thiện
hơn nữa trong thời gian tới nhằm thu hút thêm doanh nghiệp hỗ trợ cho quá trình đào tạo,
- Doanh nghiệp tạo cơ hội tiếp nhận, hướng dẫn người học thực tập hiệu quả đều nhận
được mức đánh giá tốt từ phía CBQL, GV, NV (3,95) và người học (3,60). Tuy nhiên, về
điểm trung bình thì có sự khác nhau giữa hai nhóm đối tượng khảo sát. Người học đánh giá
tiêu chí này thấp hơn CBQL, GV, NV.
- Tỷ lệ người dạy trên người học đúng qui định tuy đều có mức đánh giá là tốt từ
CBQL, GV, NV (3,91) và người học (3,48) nhưng giá trị trung bình nhận được có sự sai
khác khá lớn.
2.2.5. Thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và thực hành
Nhằm đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và thực hành của
Trường Cao đẳng Nghề số 23 – BQP, tác giả đã cũng đã tiến hành khảo sát CBQL, GV, NV
và người học. Trong hai bảng hỏi được sử dụng để khảo sát thì bảng hỏi dành cho CBQL,
GV, NV có nhiều hơn 4 câu hỏi nhằm đánh giá chính xác thực trạng về cơ sở vật chất phục
vụ đào tạo của trường hiện nay.
Kết quả trung bình đánh giá của CBQL, GV, NV và người học về cơ sở vật chất,
phương tiện dạy học và thực hành được thể hiện chi tiết qua biểu đồ 2.4

13



Biểu đồ 2.4. Đánh giá của CBQL, GV, NV và người học về cơ sở vật chất, phương
tiện dạy học và thực hành
Qua biểu đồ 2.4 cho thấy rằng:
- Hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học
chuyên môn hóa đáp ứng được nhu cầu học tập của người học được CBQL, GV, NV (4,12)
đánh giá ở mức tốt, gần tiệm cận với mức rất tốt và người học đánh giá ở mức tốt. Kết quả
đánh giá này phản ánh đúng hiện trạng phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm và
14


xưởng thực hành của nhà trường do trường mới được thành lập và nhận được sự quan tâm
và đầu tư của Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quân khu IV và đặc biệt là Bộ Quốc Phòng.
- Phương tiện dạy học, thực tập hiện đại và phân bổ sử dụng hiệu quả nhận được đánh
giá ở mức rất tốt từ CBQL, GV, NV (4,22) và ở mức tốt từ người học (3,63). Kết quả này là
phù hợp thực tế vì trường đã nhận được rất nhiều dự án đầu tư cho phương tiện dạy học và
thực tập từ Bộ Quốc Phòng trong các năm qua. Tuy nhiên, nhiều thiết bị nhận về chưa được
phân bổ và sử dụng hiệu quả để phục vụ trực tiếp cho quá trình đào tạo. Do đó, người học
đánh giá tiêu chí này ở mức tốt. Trong thời gian tới, nhà trường nên tiến hành đánh giá và
sắp xếp lại các thiết bị để có thể sử dụng hiệu quả hơn. Điều này càng được khẳng định rõ
ràng hơn khi tiêu chí: hạ tầng, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học, thực tập đáp ứng được
các tiêu chí và qui định về mỹ thuật công nghiệp, thẩm mỹ nghề nghiệp, sư phạm cũng như
môi trường, an toàn, y tế... nhận được đánh giá ở mức tốt từ cả CBQL, GV, NV (4,05) và
người học (3,76).
2.2.6. Thực trạng về các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ người học

Biểu đồ 2.5. Đánh giá của CBQL, GV, NV và người học về dịch vụ tư vấn và hỗ trợ
người học
Biểu đồ 2.5 cho thấy rằng:
- Hệ thống kiểm soát tiến trình học tập của người học phù hợp và hiệu quả được
15



CBQL, GV, NV (3,83) và người học (3,66) đánh giá ở mức tốt. Kết quả này cho thấy nhà
trường đã chú trọng đến việc kiểm soát hiệu quả tiến trình học tập của người học để có các
biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm tăng chất lượng đào tạo của nhà trường. Điều này được minh
chứng rõ thêm khi cả CBQL, GV, NV (3,90) và người học (3,71) đều đánh giá ở mức tốt
với tiêu chí người học được tư vấn, hỗ trợ và phản hồi thông tin về học thuật phù hợp với
tiến trình học tập.
- Tổ chức phù đạo cho người học có chất lượng, phù hợp và kịp thời nhận được đánh
giá ở mức tốt từ CBQL, GV, NV (3,86) và người học (3,47). Tuy nhiên, điểm trung bình
đánh giá của người học còn khá thấp ở tiêu chí này, chỉ nhỉnh hơn mức đạt một khoảng giá
trị rất nhỏ. Để hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát tiến trình học tập của người học thì nhà
trường cần chú trọng hơn đến công tác phù đạo cho người học kịp thời và phù hợp trong
thời gian tới.
2.2.7. Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Tác giả đã xây dựng bảng hỏi và tiến hành khảo sát CBQL, GV, NV và người học với
hai bảng hỏi có sự khác biệt về nội dung câu hỏi. Số lượng câu hỏi dành cho người học ít hơn
CBQL, GV, NV vì có một số nội dung chỉ phù hợp cho CBQL, GV, NV trả lời khảo sát.
Sau khi tổng hợp và phân tích, kết quả đánh giá về đội ngũ CBQL, GV, NV được
trình bày ở biểu đồ 2.6 và 2.7

16


Biểu đồ 2.6. Đánh giá của CBQL, GV, NV về đội ngũ quản lý, giáo viên và nhân viên

17


Biểu đồ 2.7. Đánh giá của người học về đội ngũ quản lý, giáo viên và nhân viên

Biểu đồ 2.6 và 2.7 cho thấy:
- Cán bộ quản lý và nhà giáo đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình được CBQL,
GV, NV (4,19) và người học (3,89) đánh giá ở mức tốt. Kết quả này chứng tỏ nhà trường đã
quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trong thời gian qua. Điều này cũng
phù hợp với tiêu chí “trách nhiệm xã hội của cán bộ quản lý và nhà giáo được duy trì tốt”
được cả CBQL, GV, NV (3,97) và người học (3,89) đánh giá ở mức tốt.
- Người học tham gia đánh giá giảng dạy/đào tạo của nhà giáo khách quan, công bằng
và dân chủ được đánh giá ở mức tốt từ CBQL, GV, NV (4,07) và người học (3,54). Tuy kết
quả đánh giá từ người học nằm ở mức tốt nhưng điểm trung bình lại nằm ở mức thấp nên
nhà trường cần chú trọng đến công tác kiểm định chất lượng giảng dạy thông qua phản hồi
từ người học để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo.

18


2.3. Đánh giá chung thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại Trường
Cao đẳng nghề số 23 – BQP
Qua khảo sát thực trạng và phân tích công tác quản lý đào tạo nghề ở Trường Cao
đẳng Nghề số 23 - BQP có thể rút ra nhận định về một số ưu nhược điểm về công tác quản
lý đào tạo nghề của trường như sau.
2.3.1. Về chương trình đào tạo
2.3.1.1. Ưu điểm
2.3.1.2. Nhược điểm
2.3.2. Về hoạt động đào tạo
2.3.2.1. Ưu điểm
2.3.2.2. Nhược điểm
2.3.3. Về cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy và thực hành
2.3.3.1. Ưu điểm
2.3.3.2. Nhược điểm

2.3.4. Về dịch vụ tư vấn và hỗ trợ người học
2.3.4.1. Ưu điểm
2.3.4.2. Nhược điểm
2.3.5. Về đội ngũ quản lý, cán bộ và giáo viên
2.3.5.1. Ưu điểm
2.3.5.2. Nhược điểm
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 23 - BỘ QUỐC PHÒNG
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
 Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về phát triển GD-ĐT nói chung và mục tiêu phát triển của hệ thống đào tạo nghề nói
riêng.
 Các biện pháp đề xuất phải dựa vào cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu và kết quả
phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề của nhà trường.
 Các biện pháp cần phải tạo nên sự đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng công
tác quản lý đào tạo trong nhà trường
 Các biện pháp đề xuất phải đồng bộ trong hệ thống quản lý của nhà trường
 Các biện pháp phải đảm bảo được tính khả thi.
3.2. Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề số
23 – BQP
3.2.1. Xây dựng và điều chỉnh chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường
19


lao động
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
 Trên cơ sở chương trình đào tạo đang thực hiện, căn cứ vào định hướng phát
triển KT-XH của địa phương, nhu cầu ngành nghề và yêu cầu về trình độ lao động kỹ thuật

để chỉnh lý, bổ sung nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo hiện hành và phát triển
một số chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Nêu rõ yêu cầu trình độ đầu vào đối
với từng nghề, thời gian đào tạo tương ứng.
 Xác định yêu cầu trình độ đầu ra (kiến thức, kỹ năng, thái độ).
 Sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu chung của nghề và phục vụ tốt cho thực tiễn
sản xuất ở địa phương cũng như nhu cầu của xã hội.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
 Thành lập Ban đổi mới chương trình.
 Tổ chức cho các cán bộ, giáo viên đầu ngành định kỳ triển khai việc đổi mới
nội dung chương trình đào tạo.
 Tổ chức định kỳ cử cán bộ, giáo viên đi thực tế ở các doanh nghiệp sản xuất để
nắm bắt những công nghệ, kỹ thuật, vật liệu mới để bổ sung vào bài giảng, viết đề tài
nghiên cứu khoa học
 Chỉ đạo kiểm tra định kỳ, đột xuất về biên soạn bổ sung kiến thức mới cho các
bài giảng, giáo án nhằm đánh giá, biểu dương khen thưởng kịp thời.
3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý, giám sát kế hoạch và nội dung giảng dạy
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
 Lập kế hoạch đào tạo và kế hoạch giảng dạy chi tiết theo từng khoá, từng năm.
 Xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy vừa phải, không quá ngắn cũng
không quá dài; phải kết hợp được lý luận và thực tiễn, thực tập; kết hợp với sản xuất nhằm
tạo ra sản phẩm để gây sự hứng thú cho người học.
 Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra kế hoạch, nội dung giảng dạy.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
 Tổ chức phê duyệt kế hoạch giảng dạy, thực hiện nội dung chương trình của
từng giáo viên.
 Tổ chức, kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc thực hiện quy chế chuyên môn
của giáo viên về giờ giấc ra vào lớp, về chất lượng giờ dạy trên lớp, về đổi mới phương
pháp giảng dạy; việc thực hiện đúng chương trình dạy học. học.
Phòng đào tạo

Khoa và các tổ chuyên môn
Phối hợp của các phòng chức năng
- Thành phần: phòng tổ chức hành chính, phòng đào tạo, trung tâm tuyển
20


sinh,…
3.2.3. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy và thực
hành
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
 Lập kế hoạch
 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện:
(1) Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng mới lớp học, nhà xưởng, đầu tư trang
bị máy móc thiết bị đào tạo.
(2) Tăng cường theo dõi, đánh giá việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị.
(3) Tăng cường quản lý việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị.
(4) Tăng cường việc bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị.

21


 Kiểm tra, đánh giá
3.2.4. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL và GV
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
 Lập kế hoạch
 Tổ chức thực hiện


22


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong những năm qua, về cơ bản Trường Cao đẳng nghề số 23 – Bộ quốc phòng đã
thực hiện tốt sứ mệnh của mình, góp phần tích cực cho sự nghiệp đào tạo nghề; đặc biệt là
đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, đứng trước đòi hỏi
về chất lượng nguồn nhân lực cao như hiện nay, đòi hỏi nhà trường phải thực hiện các biện
pháp đổi mới toàn diện, trong đó có những biện pháp mang tính đột phá và tính cơ bản
nhằm hoàn thiện công tác quản lý đào tạo của mình.
Qua phân tích thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề của nhà trường, có thể nói:
công tác quản lý đào tạo của Trường Cao đẳng Nghề số 23 – Bộ quốc phòng trong thời gian
qua đã có nhiều nỗ lực, cố gắng tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động đào tạo.
Tuy nhiên, công tác quản lý đào tạo vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế đòi hỏi nhà trường cần
phải sớm giải quyết, khắc phục. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng công
tác quản lý đào tạo, tác giả luận văn đã đề xuất bốn biện pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng nghề số 23 – Bộ quốc phòng gồm:
1. Xây dựng và điều chỉnh chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao
động
2. Hoàn thiện công tác quản lý, giám sát kế hoạch và nội dung giảng dạy
3. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy và thực hành
4. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL và GV
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Kiến nghị với Bộ quốc phòng
Ban hành qui định thống nhất về việc tuyển dụng, sử dụng học sinh sau đào tạo, tạo
ra sự bình đẳng và lành mạnh trong việc tuyển dụng người lao động trong các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất của Quân đội.

Cục nhà trường và Cục tài chính cần tăng cường hơn nữa ngân sách hàng năm cho
Trường Cao đẳng Nghề số 23 – Bộ quốc phòng.

23


3.2.2. Kiến nghị với các cơ quan quản lý giáo dục Trung Ương và Tỉnh
Giao nhiều quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cao hơn cho các trường đào tạo nghề
để các trường có thể năng động và sáng tạo hơn trong việc đổi mới quản lý để thích ứng
nhanh chóng và linh hoạt trong đào tạo để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng luôn biến
đổi trong cơ chế thị trường.
3.2.3. Kiến nghị với Trường Cao Đẳng Nghề số 23 – BQP
Tăng cường tổ chức hội thảo chuyên đề về hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đào
tạo nghề. Chú trọng về đổi mới nội dung chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng
dạy nhằm tạo ra đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu thị
trường lao động.
Tạo điều kiện đầu tư về kinh phí để mua sắm thiết bị dạy nghề cho các ngành đào tạo
của trường theo hướng hiện đại hoá.

24



×