Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Pháp luật về xây dựng và quản lí quy hoạch sử dụng đất thực tiễn tại thị xã hương thủy tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.82 KB, 36 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài niên luận này, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến quí thầy cô giáo trong Khoa Luật – Đại Học Huế đã trang bị cho em
những kiến thức cơ bản về ngành học, giúp em có thề tích lũy được nhiều kiến
thức cơ bản phục vụ cho công việc học tập cũng như công việc đi sâu vào nghiên
cứu đề tài này.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thân Văn Tài đã tận tình
giúp đỡ, chỉ dẫn, đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thành tốt nhất bài niên luận
này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Tài Nguyên và Môi
Trường thị xã Hương Thủy đã tạo điều kiện thuận lợi nhất, giúp đỡ em trong quá
trình xin số liệu tại quí cơ quan, và trong việc tìm tòi các nguồn tài liệu liên quan
để hoàn thành tốt bài niên luận này.
Là sinh viên lần đầu tiên tiếp xúc với công tác nghiên cứu khoa học và do sự
hạn chế về khả năng của bản thân, nên chắc chắn niên luận sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế nên em rất mong nhận được nhiều hơn sự góp ý từ quí
thầy cô giáo và những ai quan tâm đến bài niên luận này.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã động
viên giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
Huế, 03/2015
Sinh viên thực hiện:
Trần Sơn Hùng

1


MỤC LỤC

2



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống. Chính vì vậy, việc sử dụng tài nguyên đất đai một cách
hợp lí và hiệu quả luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất
đai, điều này đã được ghi nhận từ điều 35 đến điều 51 luật đất đai 2013(1)và được
cụ thể hóa tại điều 54 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban
hành năm 2013 theo đó ” Đất đai là tài nguyên quan trọng của quốc gia, nguồn lực
quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật

(2)

”. Như vậy, việc xây

dựng và quản lý đất đai theo quy hoach sử dụng đất được pháp luật quan tâm đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay. Song trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện
nay đang phát triển, thêm vào đó là việc gia tăng dân số ngày càng nhiều đã làm
cho vấn đề xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất trở thành vấn đề cấp thiết.
Và thực tế hiện nay việc xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất hiện nay còn
nhiều hạn chế và bất cập.
Với nhận thức trên về vai trò, ý nghĩa của pháp luật về xây dựng và quản lý
quy hoạch sử dụng đất và mong muốn nâng cao hiệu quả cũng như hoàn thiện hệ
thống pháp luật quy hoạch sử dụng đất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Pháp luật về xây dựng và quản lí quy hoạch sử dụng đất - thực tiễn tại Thị xã
Hương Thủy-Tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đây là một vấn đề quan trọng và cần thiết
nhằm kiểm tra tình hình sử dụng đất trên địa bàn Thị xã, kiến nghị điều chỉnh kịp
thời những nội dung sử dụng đất bất hợp lý, không phù hợp với phương án quy
1()Xem Luật đất đai 2013

2() Xem Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 2013

3


hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, hoặc góp ý điều chỉnh nội dung của phương
án quy hoạch sử dụng đất không theo kịp những biến động trong phát triển kinh tế
-xã hội của địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các nội dung liên quan đến công tác xây dựng và quản lý quy
hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Hương Thủy. Đề xuất các giải pháp cơ bản,
có tính khả thi nhằm tăng cường công tác xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng
đất tại thị xã Hương Thủy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất ở Thị xã Hương
Thủy giai đoạn 2000-2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu đến công tác xây dựng và quản lý quy hoạch sử
dụng đất tại địa bàn thị xã Hương Thủy giai đoạn 2000-2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, tổng hợp, phân tích, so sánh gắn lý luận với thực
tiễn. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế ở địa bàn Thị xã
Hương Thủy về công tác xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất .
5. Bố cục đề tài
Bố cục của niên luận được trình bày như sau: mở đầu, nội dung và kết
luận.Trong nội dung gồm có hai chương:
Chương 1: Khái quát về quy hoạch sử dụng đất và pháp luật về xây dựng,
quản lí quy hoạch sử dụng đất

Chương 2 : Thực tiễn việc thực hiện công tác xây dựng và quản lý quy hoạch
sử dụng đất tại Thị xã Hương Thủy-Tỉnh Thừa Thiên Huế và một số kiến nghị
4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÁP
LUẬT VỀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, mục tiêu và sự cần thiết của quy hoạch sử
dụng đất
1.1.1 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Về mặt thuật ngữ, quy hoạch có nghĩa là việc xác định một trật tự nhất định
bằng những hoạt động như: phân bố, sắp xếp, tổ chức… đất đai là một phần lãnh
thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, mảnh đất, miếng đất…) có vị trí, hình thể,
diện tích và những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành ( đặc tính thổ nhưỡng,
điều kiện địa chất, địa hình, thủy văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực
vật, các tính chất lý hóa tính ) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng
theo các mục đích khác nhau .Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch,
đây là quá trình nghiên cứu lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa, mục đích của
từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định.
Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả
cao nhất của việc tính toán, phân bổ quỹ đất cho các ngành, cho các mục đích sử
dụng, cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã
hội và tạo điều kiện bảo vệ đất đai, môi trường sinh thái. Như vậy, tổ chức sử dụng
đất đai đầy đủ có nghĩa là các loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích
nhất định.
Sử dụng hợp lý đất đai là các thuộc tính tự nhiên, vị trí, diện tích đất đai
được sử dụng phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng. Sử dụng đất đai khoa học
là việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong quá trình sử dụng đất,

hiệu quả sử dụng đất đai được thể hiện ở hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường.
5


Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế- xã hội cho nên nó có
tính kinh tế, tính kỹ thuật và tính pháp chế của nhà nước.
Tính kinh tế thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụng đất đai.Tính kỹ thuật thể
hiện ở các công tác chuyên môn kĩ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ,
xử lý số liệu…Tính pháp chế nghĩa là việc quản lý và sử dụng đất đai phải tuân
theo các quy định pháp luật của nhà nước.
Tóm lại, quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở quan trọng để hình thành các
quyết định nhằm tạo điều kiện để đưa đất đai vào sử dụng bền vững và mang lại lợi
ích kinh tế- xã hội cao nhất.
1.1.2 Đặc điểm của xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát
triển nền kinh tế của đất nước. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì đặc điểm của
quy hoạch sử dụng đất cũng khác nhau.Nhưng nhìn chung quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai có các đặc điểm sau đây:
-Tính lịch sử kinh tế-xã hội:
Lịch sử phát triển của xã hội chính là sự phát triển của quy hoạch sử dụng
đất đai. Trong xã hội, ở mỗi thời điểm phát triển nhất định đều có một hình thái
kinh tế xã hội nhất định ”đó là quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất” mà quy
hoạch sử dụng đất lại thể hiện đầy đủ hai mặt này. Lực lượng sản xuất đó là quan
hệ giữa người và đất đai như điều tra, đo đạt, khoanh định, thiết kế…còn quan hệ
sản xuất đó là quan hệ giữa người với người như xác nhận bằng văn bản về sở hữu
và quyền sử dụng đất giữa những người chủ đất đó chính là giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất .Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển lực
lượng sản xuất vừa là yếu tố thúc đẩy các quan hệ sản xuất. Đối với nước ta, quy
hoạch sử dụng đất nhằm phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của
toàn xã hội góp phần thay đổi quan hệ sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất

xã hội.
6


-Tính tổng hợp:
Quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tổng hợp tức là nó vận dụng kiến thức
của thuộc nhiều lĩnh vực như xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông- công nghiệp,
môi trường sinh thái…Với đặc điểm này, quy hoạch sử dụng đất giữ trách nhiệm
tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hòa các mâu thuẫn về đất đai giữa các
ngành, lĩnh vực, xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân bổ, sử
dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế đất nước
phát triển bền vững và ổn định.
-Tính dài hạn:
Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về đất đai để phát triển lâu dài
kinh tế-xã hội. Quy hoạch sử dụng đất đai thường từ 10 năm đến 20 năm hoặc lâu
hơn nữa. Trên cơ sở dự báo của các yếu tố kinh tế- xã hội từ đó xác định quy hoạch
trung hạn và dài hạn về sử dụng đất, đề ra các phương hướng, chính sách và biện
pháp có tính chiến lược cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hằng năm và ngắn
hạn.
-Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô:
Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước
được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bổ sử dụng đất.
Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu
của quy hoạch mang tính chỉ đạo mĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử
dụng đất của các ngành như:
+ Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử
dụng đất trong vùng;
+ Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành;

7



+ Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bổ đất đai trong vùng;
+ Phân định ranh giới và các hình thức quản lý sử dụng đất đai trong
vùng;
+ Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu
của phương hướng sử dụng đất.
Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, ảnh hưởng của nhiều nhân tố
kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa, quy
hoạch sẽ càng ổn định.
-Tính khả biến:
Dưới tác động của nhiều nhân tố khó dự đóan trước do đó quy hoạch sử
dụng đất đai là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất từ hiện
trạng sử dụng đất này sang hiện trạng sử dụng đất khác thích hợp hơn cho một thời
kì phát triển kinh tế nhất định. Do đó, quy hoạch sử dụng đất đai là một quy hoạch
động, một quá trình lặp lại theo quá trình xoắn ốc “quy hoạch-thực hiện-quy hoạch
lại hoặc chỉnh lý-tiếp tục thực hiện với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù
hợp ngày càng cao hơn.
1.1.3 Vai trò và ý nghĩa quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những biện pháp quan trọng
của nhà nước trong việc tố chức, xây dựng và quản lý đất đai một cách tiết kiệm và
khoa học nhất. Bởi quy hoạch sử dụng đất sẽ thống kê được từng loại đất từ đó cấp
giấy chứng nhận đến chủ sử dụng, lên kế hoạch sử dụng đất cho từng vùng. Thông
qua đó nhà nước sẽ quản lý chặt chẽ đồng thời định hướng cho người sử dụng đúng
yêu cầu, đúng mục đích và làm trong sạch môi trường.

8


Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một bước đột phá nhằm mục đích thúc

đẩy quá trình lập bản đồ sử dụng đất trên toàn quốc cũng như cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, từ đó làm căn cứ định ra các loại giá cho các loại đất một cách
chính xác, kịp thời.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không những giúp cho quá trình quản lý
được tốt mà còn bố trí sắp xếp kế hoạch sử dụng các loại đất một cách khoa học,
tận dụng hết tiềm năng của đất, tránh hoang hóa hoặc sử dụng quá mức, đảm bảo
cho đời sống kinh tế được ổn định và trong sạch cho môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất sẽ giúp cho tâm lí của người sử dụng đất được vững
vàng và họ an tâm đầu tư sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình và xã hội
trong một thời gian ổn định và lâu dài.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ là căn cứ lâu dài và quan trọng cho các
ngành, các vùng bố trí tổ chức sử dụng hợp lý quỹ đất đảm bảo tính hiệu quả kinh
tế và làm trong sạch môi trường.
Tóm lại, công tác lập kế hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa vô cùng to
lớn nhất là thời điểm kinh tế hiện nay. Bởi vì, Việt Nam phần lớn diện tích là đất
lâm nghiệp và thủy sản còn đất đô thị chiếm một tỉ lệ nhỏ hiện nay xu hướng đô thị
hóa ngày một tăng do đó quy hoạch, kế hoạch là căn cứ quan trọng để nhà nước có
biện pháp hạn chế sử dụng trái mục đích quy định.
1.1.4 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với việc quản lý và sử
dụng quy hoạch sử dụng đất
Trong những năm qua, công tác quy hoạch đã được các ngành, các cấp triển
khai tích cực và rộng khắp nên nhìn chung phương hướng phát triển tổng thể và dài
hạn của các vùng nên nhìn chung các ngành, các địa phương đã được xác định,
làm căn cứ cho việc hoạch định các kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm và tạo
căn cứ cho việc xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài. Quy
9


hoạch đã từng bước trở thành một trong các công cụ hữu hiệu để quản lý và điều
hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu

hóa.
Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về quy hoạch từng bước được nghiên cứu,
làm rõ. Hệ thống văn bản pháp luật về công tác quy hoạch dần được ban hành,
hoàn thiện. Đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, tư vấn và quản lý nhà nước
về quy hoạch được hình thành và phát triển. Chất lượng công tác quy hoạch dần
được nâng lên. Nhận thức của các cấp, các ngành đối với công tác quy hoạch có
tiến bộ rõ rệt. Vị trí, vai trò của công tác quy hoạch được nâng cao và được khẳng
định ngày càng rõ trong xã hội.
Bên cạnh những thành tựu như trên, các bất cập, hạn chế của công tác quy
hoạch hiện nay đang trở thành vấn đề bức xúc, được thảo luận trên nhiều diễn đàn
và đòi hỏi phải có những biện pháp cấp bách để đổi mới.
Những hạn chế, yếu kém chủ yếu của công tác quy hoạch hiện nay bao gồm:
Thứ nhất, hệ thống quy hoạch cồng kềnh, chồng chéo, trùng lặp gây tốn kém
nguồn lực và giảm hiệu lực của các quy hoạch.
Thứ hai, chất lượng quy hoạch thấp, tầm nhìn ngắn hạn, thiếu tính khả thi.
Thứ ba, bất cập trong quy trình xây dựng, thẩm định quy hoạch, công tác kế
hoạch hóa về quy hoạch.
Thứ tư, bất cập trong triển khai, giám sát, đánh giá quy hoạch.
1.2. Khái quát về pháp luật về xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất
1.2.1. Các quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất
10


Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung có nhiều
đổi mới nhất tại Luật Đất đai 2013 (Chương IV với 17 điều từ Điều 35 đến Điều
51)(3)so với Luật Đất đai 2003 (Mục 2 thuộc Chương II với 10 điều từ Điều 21 đến
Điều 30) (4) với những thay đổi cụ thể:
- Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 35):
Luật Đất đai 2013 đã kế thừa những nguyên tắc của Luật Đất đai 2003, từ
thực tế triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời gian qua, đã loại bỏ các

quy định cũ bất cập khi thực hiện và đưa ra các quy định cơ bản như sau:
+ “Quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng
đất của cấp trên” và “quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử
dụng đất của cấp xã.” (bỏ quy định: “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp
trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới” của Luật Đất đai 2003).
+ Luật Đất đai 2013 đã bỏ quy định: “Quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất của
mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kì trước đó của Luật
đất đai 2003 vì nếu thực hiện đúng theo quy định này sẽ rất khó khăn về mặt thời
gian,nhân lực và nguồn kinh phí cho việc đồng thời một lúc triển khai lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.
+ Để đảm bảo ưu tiên điều tiết cho các mục đích sử dụng đất, Luật Đất đai
2013 đã quy định: “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên quỹ đất
cho các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, an ninh
lương thực và bảo vệ môi trường”.
-Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

3() Xem thêm Luật đất đai 2013
4() Xem thêm Luật đất đai 2003

11


Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã đã được tích hợp vào quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp huyện, Luật Đất đai 2013 (Điều 36) quy định hệ thống quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất chỉ còn 3 cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và 2
quy hoạch đất có tính chất đặt biệt là quy hoạch đất quốc phòng và quy hoạch đất
an ninh.
-Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Do không còn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã, kế hoạch sử dụng
đất cấp huyện là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử

dụng đất; vì vậy, Luật Đất đai 2013 quy định:
+ Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.
+ Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng
đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập
hàng năm (Điều 37).
-Căn cứ lập và nội dung quy hoạch, kế hoạch:
Luật Đất đai 2003 quy định “căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất” và “nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” chung cho cả bốn cấp (có
hơn 40 chỉ tiêu) nên có những bất cập: các căn cứ và nội dung giữa quy hoạch sử
dụng đất, kế hoạch sử dụng đất các cấp khác nhau, có những căn cứ ở quy hoạch
của cấp này có nhưng cấp kia không có; nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất các cấp được quy định như nhau nên chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp quốc
gia, cấp tỉnh quá chi tiết.

12


Luật Đất đai 2013 quy định căn cứ và nội dung cho việc lập quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất riêng cho từng cấp: cấp quốc gia tại Điều 38, cấp tỉnh tại Điều
39 và cấp huyện tại Điều 40 nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế trên.
-Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh:
Xây dựng kết cấu của điều luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc
phòng, an ninh như quy định của các cấp hành chính để đảm bảo tính thống nhất về
mặt pháp luật đối với các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 41).
-Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 42):
+ Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh,
cấp huyện tương tự như Luật Đất đai 2003, bổ sung một số quy định cụ thể trách
nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất quốc phòng và đất an ninh (bỏ quy định về trách nhiệm trong
việc lập quy hoạch cấp xã của Luật Đất đai 2003).

1.2.2. Các nguyên tắc của xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất
Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm 8 nguyên tắc sau (5):
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới
phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đấtcủa cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kếtcủa

5() Điều 35 Luật đất đai 2013

13


các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung
sử dụng đất của cấp xã.
3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích
ứngvới biến đổi khí hậu.
5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
6. Dân chủ và công khai.
7. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục
đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực
và bảo vệ môi trường.
8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải
bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
1.2.3. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Là giai đoạn thể hiện kết quả nghiên cứu của các giai đoạn trước bằng việc
phân bổ, khoanh định cụ thể vị trí đất đai trên địa bàn quy hoạch cho các mục đích
sử dụng, các ngành, các đơn vị và các dự án trên cơ sở điều chỉnh và cân đối chung

quỹ đất cùng với việc đề xuất các chính sách, biện pháp thực hiện và phân kỳ quy
hoạch theo từng giai đoạn cụ thể. Bước này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là khâu
nối tất cả các bước của quy trình thông qua việc xây dựng báo cáo tổng hợp quy
hoạch sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống bảng biểu, tài liệu bản đồ.
Dựa vào các hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội
và định hướng sử dụng đất, tiến hành xây dựng các phương án sử dụng đất. Để
14


đảm bảo tính khách quan cho các giải pháp quy hoạch, cần xây dựng nhiều phương
án khác nhau, từ đó sẽ lựa chọn ra phương án tối ưu để kiến nghị trình duyệt. Các
công việc cần thực hiện trong bước này bao gồm:
- Xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và sử
dụng đất đai của thời kỳ quy hoạch. Trước khi đi vào tính toán lập các phương án
quy hoạch sử dụng cần trình bày về phương hướng, mục tiêu bao trùm về phát triển
kinh tế xã hội và phương hướng phát triển của các ngành có vị trí quan trọng trong
việc sử dụng quỹ đất. Phương hướng, mục tiêu này được thể hiện thông qua một số
chỉ tiêu như sau:
+ Các chỉ tiêu kinh tế như tổng giá trị sản phẩm, tốc độ tăng trưởng hàng
năm, thu nhập bình quân đầu người, tỷ trọng các ngành trên tổng giá trị sản phẩm.
+ Các chỉ tiêu xã hội như tốc độ gia tăng dân số, lao động, vấn đề giải quyết
việc làm cho người lao động, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục, đào tạo
và y tế… cho người dân.
- Điều chỉnh và cân đối chỉ tiêu sử dụng đất đai theo các mục đích, các
ngành và dự án trọng điểm. Trong quá trình xây dựng các phương án quy hoạch sử
dụng đất, cần tính toán nhu cầu sử dụng đất bằng cách dựa trên tập hợp định mức
sử dụng đất để tính nhu cầu sử dụng đất cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,
đất khu dân cư, đất xây dựng, giao thông thủy lợi và các nhu cầu khác.
Sau đó, tiến hành cân đối quỹ đất và xây dựng các phương án quy hoạch sử
dụng đất.

- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai:
+ Khoanh định các khu vực sử dụng đất đai cho từng mục đích sử dụng như
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng đô thị, khu dân cư nông thôn, các khu
đặc biệt, bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa, du lịch, quốc
phòng an ninh…Phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ được xây dựng theo các
chuyên đề (nông nghiệp, lâm nghiệp…) trên cơ sở đề cương chung đã hoạch định.
15


Để thuận tiện cho việc tổng hợp số liệu sau này, các nhóm chuyên đề cần thống
nhất với nhau về phương pháp, quy trình, các mẫu biểu bảng…
Trong quá trình xây dựng, cần tiến hành hội thảo trao đổi giữa các nhóm
chuyên đề nhằm đạt hiệu quả cao.
+ Quy hoạch mặt bằng khu vực sử dụng đất đai cho các dự án trọng điểm
+ Quy hoạch các vùng khai hoang, phục hóa, cải tạo, bảo vệ tài nguyên đất
đai và môi trường…
+ Đề xuất các chính sách và biện pháp thực hiện quy hoạch.
- Biên soạn báo cáo tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, hoàn
thiện hệ thống số liệu, bảng biểu, tài liệu bản đồ.
1.2.4 Nội dung của xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất
Nội dung của việc xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất là việc nhà
nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó. Nội dung lâp quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất luật
đất đai 2013 đã có tínhđột phá trong nội dung lập quy hoạch,ké hoạch sử đụng đất
là đã quy định cụ thể “nội dung kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện tại
khoản 4 điều 40.Trong đó xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện
công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại điều 61 và điều 62 của
luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị cấp xã”. Đổi mới trong việc quy định
nội dung lập kế hoạch sur dụng đất hàng năm cấp huyện làm cơ sở thu hồi,giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất gắn với nhu cầu sử dụng đất trong năm

của ngành, lĩnh vực, của các cấp phù hợp với khả năng đầu tư và huy động nguồn
lực, khắc phục lãng phí trong việc giao đất cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
1.2.5 Thẩm quyền quyết định việc xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất
Xét duyệt quy hoạch sử dụng đất thuộc thẩm quyền của cấp trên cấp lập quy
hoạch.Việc xét duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch là cơ sở để quy hoạch có giá
trị pháp lý. Điều 45 luật đất đai 2013 quy định :
16


- Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
- Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
huyện.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế
hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại
khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm
của cấp huyện.
Như vậy, so với luật đất đai 2003 thì luật đất đai 2013 đã có quy định mới
hơn về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch,kế hoạch sử đụng đất. Đó là, đã bổ sung
quy định “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua
danh mục dự án thu hồi đất ,quy định tại khoản 3 điều 62 của luật này trước khi
phê duyệt kế hoạch sử dung đất hằng năm của cấp huyện “. Để nâng cao trách
nhiệm trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo
quản lý chặt chẽ và sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai luật

đất đai 2013 còn bổ sung thêm điều 47 “ tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất nhằm chuyên môn hóa các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực này “.
1.2.6. Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công
bố theo quy định sau đây :
17


+ Bộ tài nguyên và môi trường có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài
liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước đã được Quốc hội quyết định
tại trụ sở cơ quan Bộ trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đăng công
báo, công bố trên mạng thông tin quản lý nhà nước của Chính phủ và trích đăng
trên một báo hàng ngày của Trung ương.
+ Sở tài nguyên và môi trường có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài
liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được xét duyệt tại trụ
sở cơ quan mình trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công bố trên
mạng thông tin quản lý nhà nước của cấp tỉnh và trích đăng trên một báo hàng
ngày của địa phương.
+ UBND cấp xã có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và các dự án công trình đầu tư đã được xét
duyệt tại trụ sở của UBND cấp xã trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế có trách nhiệm công bố công
khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt
tại trụ sở Ban quản lý trong suốt kỳ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất công bố trên
trang thông tin điện tử của khu công nghệ cao, khu kinh tế và trích đăng trên một
báo ngành và một báo địa phương nơi có quy hoạch đó.
1.2.7. Thực hiện và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Luật đất đai năm 2013(6) quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
rất cụ thể, chi tiết.Theo đó, Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc thực

hiện quy hoạch kế hoạch của cả nước, kiển tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của cấp tỉnh.UBND cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch
kế hoạch của địa phương, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của địa phương cấp dưới trực tiếp. UBND cấp xã tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện
quy hoạch kế hoạch của địa phương, phát hiện ngăn chặn các hành vi sử dụng đất
trái quy hoạch, kế hoạch đã được công bố.
6() Xem thêm điều 49 Luật đất đai 2013

18


CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN VIỆC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY-TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội Thị xã Hương Thủy
2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên
Thị xã Hương Thủy có diện tích tự nhiên là 45.602,07 ha; nằm giáp phía
Đông Nam thành phố Huế, có tọa độ địa lý từ: 16 08/đến 16030/ vĩ độ Bắc; 107030/
đến 1070 45/ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính(7):
+ Phía Bắc giáp thành phố Huế và huyện Phú Vang
+ Phía Nam giáp huyện Nam Đông
+ Phía Đông giáp huyện Phú Lộc
+ Phía Tây giáp huyện A Lưới và thị xã Hương Trà
Với vị trí đặc biệt thuận lợi: là cửa ngỏ phía Đông Nam và là cầu nối giữa
hai trung tâm kinh tế lớn ở miền Trung ( thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng), có
tuyến quốc lộ huyết mạch 1A, tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam, sân bay quốc
tế Phú Bài đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để thị xã thu hút đầu tư phát triển
mạnh về kinh tế - văn hóa – xã hội trong thời gian tới.
2.1.2 Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội Thị xã Hương Thủy
Thị xã Hương Thủy có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, yếu tố lịch

sử văn hóa truyền thống nên tạo cho thị xã Hương Thủy nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế, xã hội. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch đúng hướng,
nhất là dịch vụ từng bước đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tăng từ
10,70% năm 2005 lên 17,63% năm 2010; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
xây dựng năm 2010: 73,35% (năm 2005: 77,68%); nông nghiệp giảm từ 11,62%
năm 2005 xuống còn 9,02% năm 2010. Trong đó phần thị xã quản lý, dịch vụ tăng
7() Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2012 của Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

19


từ 30,22% năm 2005 lên 41,50% năm 2010; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
xây dựng tăng từ 34,33% năm 2005 lên 35,87% năm 2010; nông nghiệp giảm từ
35,45% năm 2005 xuống còn 23,07% năm 2010. Năm 2011, tăng trưởng GDP trên
địa bàn ước đạt 17,57%; giá trị tổng sản phẩm là 1.393 tỷ đồng (8)
2.2 Tình hình thực hiện pháp luật việc giám sát quy hoạch sử dụng đất tại Thị
xã Hương Thủy
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất trên địa bàn thị xã
Hương Thủy
2.2.1.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2012 ( 01/01/2012), tổng diện tích tự nhiên
của thị xã 45.602,07 ha; binh quân 0,46 ha/ người. Trong đó:
- Đất nông nghiệp có diện tích là 33.802.85 ha, chiếm 74,13% tổng diện tích
tự nhiên;
- Đất phi nông nghiệp có diện tích là 9.684,19 ha, chiếm 28,65% tổng diện
tích tự nhiên;
- Đất ở tại đô thị 896,68 ha chiếm 1,97 % tổng diện tích tự nhên.
- Đất ở tại nông thôn 764,89 ha chiếm 1,68% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng có diện tích là 453,46 ha chiếm 0,99% tổng diện tích tự
nhiên;

Như vậy, có tới 99,09% diện tích tự nhiên của thị xã đã được đưa vào sử
dụng cho các mục đích khác nhau trong đó chủ yếu cho mục đích đất nông nghiệp,
đất phi nông nghiệp, đất ở.
*Đất nông nghiệp
Theo số liệu kiểm kê đất đai 01/01/2012, diện tích đất nông nghiệp của thị
xã có 33.802,85 ha chiếm 74,13% tổng diện tích tự nhiên, bình quân đạt 0,34 ha/
người.
8() Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
đầu ( 2011- 2015), thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế

20


Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng cho các mục đích cụ thể gồm:
Đất trồng lúa nước hai vụ 3.317,86 ha
Đất trồng lúa nước còn lại 116,10 ha
Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 1,90 ha
Đất trồng cây hằng năm khác 1.250,06 ha
Đất trồng cây lâu năm 347,71 ha
Đất trồng rừng sản xuất 17.014,40 ha
Đất trông rừng phòng hộ 10.414,41 ha
Đất trồng rừng đặc dụng 985,60 ha
- Đất nuôi trồng thủy sản 354,81 ha
* Đất lúa nước
- Đất lúa nước diện tích là 3.433,96 ha ( trong đó: lúa nước 2 vụ
-

3.317,86 ha; lúa nước còn lại 116,10 ha ), chiếm 10,16% diện tích đất nông
nghiệp, phân bố nhiều ở các xã như: Thủy Phù 687,79 ha; Thủy Châu
470,76 ha; Thủy Lương 339,95 ha;

* Đất trồng cây hằng năm còn lại
- Đât trồng cây hằng năm có diện tích là 1.250,06 ha chiếm 3,70 diện
tích đất nông nghiệp, phân bố nhiều ở các phường, xã như : Thủy Phù
639,30 ha; Thuỷ Bằng 95,28 ha; Thủy Dương 95,62 ha;…
* Đất trồng cây lâu năm
- Đất trồng cây lâu năm có diện tích là 347,71 ha, chiếm 1,03% diện
tích đất nông nghiệp, chủ yếu là cây ăn quả lâu năm với các loại cây như:
thanh trà, mít, tiêu…
* Đất lâm nghiệp
- Kinh tế trồng rừng được phát triển mạnh trong những năm qua, hiệu
quả kinh tế cao đã góp phần năng cao đời sống cho nhân dân vùng gò đồi,
năm 2011 diện tích khai thác là 500 ha, đạt giá trị khoảng 30 tỷ đồng. Đồng
thời đã trồng mới được 450 ha rừng tập trung và 140 nghìn cây phân tán.
Công tác bảo vệ rừng và phòng cháy rừng chưa cháy được chú trọng.
*Đất rừng đặc dụng

21


-

Đất rừng đặc dụng có diện tích là 985,60 ha, chiếm 2,92 % diện tích

đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở phường Thủy Phương và xã Thủy
Bằng.
*Đất rừng sản xuất
- Đất rừng sản xuất có diện tích là 17.014,40 ha, chiếm 50,33% diện
tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở 2 xã Dương Hòa và Phú Sơn.
*Đất rừng phòng hộ
- Đất rừng phòng hộ có diện tích 10.414,41 ha, chiếm 30,81% diện

tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở 2 xã Dương Hòa và Phú Sơn.
* Đất nuôi trồng thủy sản
- Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 354,81 ha, phân bố rải rác
trên địa bàn thị xã, trong năm qua sản lượng thu hoạch đạt 1.758 tấn.
2.2.1.2. Biến động sử dụng quỹ đất đai
Qua tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai các năm 2000, 2005, 2010 cho thấy
tổng diện tích tự nhiên của thị xã giảm 131,79 ha, sỡ dĩ có sự biến động về diện
tích tự nhiên của thị xã là do sai số của số liệu kiểm kê trước đây và số liệu đo đạc
địa chính của các đơn vị hành chính trong thị xã được thực hiện ở tỷ lệ bản đồ lớn
hơn, đảm bảo độ chính xác cao hơn 6 .
2.2.1.3. Biến động sử dụng các loại đất giai đoạn 2005 – 2010
* Biến động sử dụng đất nông nghiệp
Trong giai đoạn năm 2005 – 2010, diện tích đất nông nghiệp tăng 8.474,05
ha, diện tích đất nông nghiệp tăng do chuyển từ đất bằng chưa sử dụng sang các
mục đích nông nghiệp, và do quá trình đo đạc rà soát để thành lập bản đồ địa chính
cho các xã.Trong đó:
- Đất trồng lúa nước giảm 184,02 ha để chuyển sang đất phi nông nghiệp
- Đất trồng cỏ giảm 4,70 ha
- Đất trồng cây hằng năm còn lại giảm 74,60 ha
- Đất trồng cây lâu năm giảm 18,68 ha

22


- Đất trồng rừng sản xuất tăng 8.463,20 ha từ đất bằng chưa sử dụng và tăng
từ quy hoạch ba loại rừng.
- Đất trồng rừng đặc dụng tăng 465,60 ha do quy hoạch sắp xếp ba loại rừng.
- Đất trồng rừng phòng hộ giảm 350,90 do chuyển sang các mục đích phi
nông nghiệp.
- Đất nuôi trông thủy sản tăng 65,54 ha từ đất trồng lúa và đất mặt nước

chuyên dùng.
* Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp
Trong giai đoạn từ 2005 – 2010, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 445, 81
ha. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng do chuyển từ đất nông nghiệp và đất chưa
sử dụng, trong đó:
- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp tăng 63, 41 ha
- Đất quốc phòng tăng 36, 41 ha
- Đất khu công nghiệp tăng 129, 75 ha
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 64,70 ha
-Đất di tích danh thắng 79,83 ha
- Đất xử lý, chôn lấp chất thải 62,92 ha
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng tăng 0,99 ha
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa giảm 16,52 ha
- Đất có mặt nước chuyên dùng tăng 98,79 ha
- Đất phát triển hạ tầng tăng 68,02 ha; tăng cho các mục đích phát triển : đất
giao thông, đất thủy lợi, đất văn hóa, đất thể dục thể thao … trên địa bàn thị xã.
* Đất ở tại đô thị
Trong giai đoạn từ 2005 – 2010, diện tích đất ở tại đô thị tăng 768,81 ha, do
chuyển diện tích đất ở tại nông thôn của các xã lên đất ở tại đô thị của các phường
( các xã trước đây phát triển thành các phường ).
*Đất ở tại nông thôn
23


Trong giai đoạn từ 2005 – 2010 , diện tích đất ở tại nông thôn giảm 670,40
ha do đất ở các xã chuyển thành đất ở tại đô thị của các xã phát triển thành phường.
*Đất chưa sử dụng trong kỳ giảm 9.154,06 ha phần lớn là giảm do chuyển
sang trồng rừng sản xuất và đất nông nghiệp.
2.2.2 Kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật về giám sát quy hoạch
sử dụng đất

* Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp
Chỉ tiêu quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2010 đã được phê duyệt là
36.109,56 ha, thực hiện đến năm 2010 là 38.319, 61 ha (đạt 106,2% ), cao hơn so
với chỉ tiêu phê duyệt 2.210,05 ha. Nguyên nhân chính là do kỳ quy hoạch thị xã
đã làm tốt công tác giao đất, giao rừng đến tận người dân, phát triển các loại đất
sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp từ đất chưa sử dụng; ngoài ra có sự sai số từ
số liệu thống kê trước đây và số liệu đo đạc địa chính phục vụ công tác kiểm kê
năm 2010. Cụ thể từng loại đất đạt được như sau:
-Đất sản xuất nông nghiệp: chỉ tiêu được phê duyệt là 6.104,08 ha, thực hiện
đến năm 2010 là 5.062,59 ha ( đạt 82,94% ), thấp hơn chỉ tiêu phê duyệt 1,041,49
ha, trong đó:
+ Đất trồng cây hằng năm: chỉ tiêu đã được phê duyệt là 5.003,48 ha, thực hiện
đến năm 2010 là 4.714,48 ha ( đạt 94,22% ), thấp hơn chỉ tiêu phê duyệt 289 ha.
+ Đất trồng lúa: chỉ tiêu đã được phê duyệt là 3.537,86 ha, thực hiện đến
năm 2010 là 3.460,46 ha ( đạt 97,83% ), thấp hơn chỉ tiêu phê duyệt 76,90 ha; do
có sự sai số từ số liệu thống kê trước đây và số liệu đo đạc địa chính phục vụ công
tác kiểm kê năm 2010, ngoài ra có sự chuyển diện tích đất trông lúa kém hiệu quả
sang nuôi trồng thủy sản và chuyển sang phát triển các dự án phi nông nghiệp khác
nên diện tích đất trồng lúa được đổi đạt được 97,83% chỉ tiêu quy hoạch đề ra.
+ Đất trồng cây lâu năm: thực hiện chuyển đổi diện tích đất bằng chưa sử
dụng, đất trồng rừng sản xuất sang kế hoạch đất trồng cây lâu năm, bên cạnh đó đất
24


trồng cây lâu năm chuyển sang mục đích phát triển các loại đất phi nông nghiệp và
đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn và chuyển cho các mục đích khác, chỉ tiêu đã
được phê duyệt là 1.100,60 ha, thực hiện đến năm 2010 là 348, 11 ha (đạt 31,63%),
thấp hơn chỉ tiêu phê duyệt 752,49 ha.
-Đất lâm nghiệp: thực hiện chuyển đổi diện tích đất chưa sử dụng sang đất
trông rừng, bên cạnh đó đất trồng rừng chuyển sang mục đích phát triển các loại

đất phi nông nghiệp, chuyển cho các mục đích khác, và do kế hoạch sắp xếp lại ba
loại rừng; trong kỳ quy hoạch chỉ tiêu đã được phê duyệt là 29.870,13 ha, thực hiện
đến năm 2010 là 32.90,21 ha ( đạt 110%), cao hơn so với chỉ tiêu phê duyệt
3.032,08 ha ( trong đó: đất rừng sản xuất đạt 208%; đất rừng phòng hộ đạt 56,58
%; đất rừng đặc dụng đạt 88,68% ).
-Đất nuôi trồng thủy sản: chỉ tiêu đã được phê duyệt là 135,35 ha, thực hiện
đến năm 2010 là 354,81 ha ( đạt 262% ), cao hơn so với chỉ tiêu phê duyệt 219,46
ha, diện tích tăng chủ yếu là do sự chuyển đổi diện tích đất mặt nước và đất trông
lúa kém hiệu quả sang phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
2.2.3 Những tồn tại yếu kém trong việc thực hiện pháp luật về xây dựng và
quản lí quy hoạch sử dụng đất
Do đất đai là yếu tố nhạy cảm, việc sử dụng đất mang nặng tính lịch sử, tư
duy của một bộ phận nhân dân chưa phù hợp với quy định của pháp luật, một số
nơi quản lý đất đai thiếu chặt chẽ nên dẫn đến có những tồn tại nhất định trong
công tác quản lý như:
Thứ nhất, tình hình biến động đất đai khá lớn, các tài liệu về quản lý đất đai
không được cập nhật thường xuyên, trong khi cán bộ chuyên môn ở thị xã và xã
phường còn thiếu kinh nghiệm, kiêm nhiệm, hay thay đổi nên có nhiều nơi tài liệu
phản ánh chưa kịp thời với thực tế.
Thứ hai, nhận thức pháp luật về đất đai của người dân còn hạn chế ảnh
hưởng đến việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp, thu hồi đất giải phóng mặt bằng.

25


×