Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân ung thư (nghiên cứu trường hợp tại bệnh viện k)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.63 KB, 22 trang )

Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc
bệnh nhân ung thư (Nghiên cứu trường hợp
tại Bệnh viện K)
Nguyễn Thị Thanh Lâm
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Công tác xã hội: 60 90 01 01
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Năm bảo vệ: 2013
146 tr .
Abstract. Đề tài “Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân ung thư
(Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện K)” được tiến hành với mục đích giúp cho
những Nhân viên Công tác xã hội làm việc trong lĩnh vực Y tế hiểu rõ hơn nhu cầu của
những người chăm sóc bệnh nhân ung thư. Từ đó phát triển những giải pháp thích hợp
trợ giúp họ. Điều đó cũng gián tiếp thúc đẩy việc điều trị cho bệnh nhân hiệu quả hơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa phần những người chăm sóc bệnh nhân ung thư có hiểu
biết sơ lược về căn bệnh này. Những kiến thức họ có được chủ yếu do các bác sỹ và y
tá cung cấp trong những lần trao đổi về bệnh nhân. Người chăm sóc có vai trò rất quan
trọng trong việc giúp đỡ bệnh nhân trong các sinh họat hàng ngày, nâng đỡ tinh thần
người bệnh và trợ giúp bác sỹ theo dõi tình trạng của bệnh nhân. Những yếu tố tác
động đến quá trình chăm sóc bệnh nhân của người chăm sóc chủ yếu là: thiếu kiến
thức về bệnh và kỹ năng chăm sóc chuyên nghiệp; áp lực về chi phí điều trị và chi phí
sinh hoạt; sự căng thẳng về tinh thần; chỗ ở cho người chăm sóc. Những yếu tố này
được coi là khó khăn đối với người chăm sóc bệnh nhân. Từ đó, người chăm sóc có
những nhu cầu bức thiết và mong muốn được đáp ứng như sau: Nhu cầu được nâng
cao kiến thức hiểu biết về bệnh ung thư (trên 90%); nhu cầu nâng cao kỹ năng chăm
sóc, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ chi phí điều trị, chi phí sinh hoạt và chỗ ở (trên 80%). Ngòai
ra họ có những nhu cầu khác như: cải thiện cơ sở vật chất của bệnh viện, tăng cường
tương tác tích cực giữa người chăm sóc và cán bộ bệnh viện, cung cấp thêm thong tin


về các mạng lưới hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Những người thường xuyên hỗ trợ người


chăm sóc trong công việc chăm sóc bệnh nhân chủ yếu là người thân trong gia đình,
ngòai ra có sự hướng dẫn của y tá, điều dưỡng và bác sỹ. Hoàn toàn chưa có sự tham
gia của Nhân viên Công tác xã hội trong việc hỗ trợ người chăm sóc, bởi bệnh viện
hiện tại chưa có đội ngũ này. Công việc của nhân viên CTXH chủ yếu được đảm nhận
bởi y tá và điều dưỡng.
Keywords.Công tác xã hội; Bệnh nhân ung thư; Chăm sóc bệnh nhân; Bệnh viện

Content.
1. Lý do chọn đề tài
Ung thư là một căn bệnh ác tính đang trở thành mối lo ngại của con người. Tỷ
lệ người mắc các bệnh về ung thư ngày càng tăng lên và tình trạng bệnh phức tạp hơn.
Chưa có số liệu thống kê chính xác do lượng bệnh nhân có thể nhập viện ở nhiều
tuyến, tuy nhiên tại Hội thảo phòng chống ung thư diễn ra cuối năm 2010 ở Hà Nội,
các chuyên gia về ung thư cho biết, ước tính cả nước có số ca ung thư mắc mới khoảng
hơn 120.000 trường hợp và con số này tiếp tục tăng trong mỗi năm. Theo con số thống
kê của Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Năm 2006, số ca mắc
được phát hiện tại bệnh viện là 5.575, năm 2009 con số này tăng lên 6.943 ca. Đến
năm 2010 số người mắc mới đã là 14.064 trường hợp. Năm 2011, gần 3.000 ca nữa đã
được phát hiện [18]
Không chỉ tại Việt Nam, ung thư là bệnh lý được hầu hết quốc gia trên thế giới
cảnh báo thường gặp và nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Điều trị ung thư là một
quá trình đòi hỏi bệnh nhân và gia đình có sự kiên trì, niềm tin và nỗ lực rất lớn cả về
vật chất và tinh thần. Những bệnh nhân ung thư và thân nhân của họ gặp không ít khó
khăn trong quá trình điều trị.
Một thực tế cho thấy, thường người ta chỉ quan tâm đến nhóm bệnh nhân: tình
trạng bệnh của họ ra sao, phương pháp điều trị nào là tốt cho bệnh nhân, cần phải chăm
sóc họ như thế nào…? Nhưng bênh cạnh đó, một trong những nhóm rất cần nhận được
sự quan tâm, hỗ trợ chính là nhóm những người chăm sóc cho bệnh nhân. Nếu như
bệnh nhân gặp khó khăn đối với chính bệnh tật của mình, thì người chăm sóc lại gặp



những khó khăn liên quan đến yếu tố tâm lý, kinh tế, thời gian, kiến thức và kỹ năng…
đối với nhiệm vụ chăm sóc người bệnh. Họ cũng là đối tượng cần đến sự quan tâm của
cộng đồng nói chung và của các lĩnh vực chuyên môn nói riêng, trong đó có Công tác
Xã hội.
Người chăm sóc bao gồm những đối tượng sau: người thân của bệnh nhân hay
còn gọi là người chăm sóc gia đình; người chăm sóc chuyên nghiệp được gia đình
bệnh nhân thuê; nhân viên chăm sóc của bệnh viện … Xuất phát từ những vị trí khác
nhau mà vai trò, trách nhiệm, cũng như nhu cầu hỗ trợ của họ cũng có không hoàn toàn
giống nhau.
Hiện nay, Y học trên thế giới cũng như Y học Việt Nam đã và đang ứng dụng
mô hình Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư nhằm cải thiện chất lượng đời
sống của người bệnh cũng như gia đình họ. Với phương pháp này, người bệnh không
chỉ được chăm sóc với những phương pháp điều trị truyền thống về thực thể, mà còn
được hỗ trợ những vấn đề liên quan đến tâm lý, xã hội và tâm linh. Tham gia vào mô
hình này phải kể đến vai trò của những người chăm sóc nói chung và người chăm sóc
gia đình nói riêng. Là người hỗ trợ bệnh nhân, nhưng đồng thời người chăm sóc cũng
là đối tượng được quan tâm trong mô hình chăm sóc giảm nhẹ, nhằm giúp họ đương
đầu với tình trạng bệnh của người thân.
Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có bất cứ nghiên cứu nào về vấn đề nhu cầu
của người chăm sóc bệnh nhân nói chung và người chăm sóc bệnh nhân ung thư nói
riêng. Thiết nghĩ, đây cũng là một trong những đối tượng cần đến sự trợ giúp của Công
tác xã hội. Người chăm sóc trong quá trình chăm sóc bệnh nhân cũng gặp phải những
vấn đề nhất định, họ cũng có những nhu cầu cần đươc trợ giúp. Vì vậy can thiệp Công
tác xã hội là hòan tòan phù hợp với nhóm đối tượng này, nhằm giúp họ đáp ứng những
nhu cầu nảy sinh trong quá trình chăm sóc người bệnh; đồng thời tăng cường năng lực
tự ứng phó cho họ trước những tình huống khó khăn có thể xảy ra. Để có thể trợ giúp
cho một nhóm đối tượng cụ thể, trước hết các nhân viên Công tác xã hội cần hiểu rõ
nhu cầu của họ là gì.



Vì những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ
của người chăm sóc bệnh nhân ung thư (Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện
K)” với mục đích giúp cho những Nhân viên xã hội làm việc trong lĩnh vực Y tế hiểu
rõ hơn nhu cầu của những người chăm sóc bệnh nhân ung thư. Từ đó có những giải
pháp thích hợp trợ giúp họ, điều đó cũng gián tiếp thúc đẩy việc điều trị cho bệnh nhân
hiệu quả hơn.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong nhiều năm nay đã có không ít các nghiên cứu về bệnh ung thư nói chung
và chăm sóc bệnh nhân ung thư nói riêng, trong đó bao gồm cả những nghiên cứu liên
quan đến người chăm sóc bệnh nhân. Đây là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu từ những lĩnh vực khác nhau. Mỗi ngành nghề lại có những
nghiên cứu với chủ đề, hướng tiếp cận và phương pháp khác nhau. Song mục tiêu của
các nghiên cứu này đều hướng đến cung cấp cho người bệnh cũng như gia đình họ
những cách thức hỗ trợ, can thiệp hiệu quả nhất; giảm nhẹ đến mức tối đa các khó
khăn đối với họ.
2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Trong khuôn khổ của nghiên cứu này chỉ tìm hiểu những đề tài có liên quan đến
chăm sóc bệnh nhân ung thư, cụ thể hơn là người chăm sóc bệnh nhân ung thư. Trong
đó, đối tượng được đề cập đến nhiều đó là người chăm sóc gia đình. Có thể thấy các
nghiên cứu đề cập tới những chủ đề cơ bản như: vai trò của người chăm sóc đối với
việc điều trị cho bệnh nhân ung thư; các kỹ năng của người chăm sóc; các đặc điểm
tâm lý – xã hội và nhu cầu của người chăm sóc bệnh nhân ung thư.
Với những nhóm chủ đề này, có thể điểm qua một số nghiên cứu tiêu biểu của
các cơ sở nghiên cứu, điều trị bệnh ung thư và các trường đại học trên thế giới:
(1) Các nghiên cứu về vai trò của người chăm sóc đối với quá trình điều trị bệnh
ung thư nhìn chung đã chỉ ra được những vai trò và tác động, ảnh hưởng cụ thể của
việc thực hiện những vai trò này lên người bệnh. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra triển
vọng của những người chăm sóc. Gắn liền với các nghiên cứu về vai trò là những



nghiên cứu đánh giá cụ thể hơn về kiến thức (Đại học Emory Hoa Kỳ, 1995) và kỹ
năng của người chăm sóc (Trung tâm nghiên cứu ung thư Memorial Sloan-Kettering,
2009); đánh giá, so sánh về kinh nghiệm giữa những người chăm sóc (Đại học
Amsterdam, 2000).
Nghiên cứu của Warner JE (1992) về sự tham gia của gia đình trong kiểm soát
cơn đau của bệnh nhân ung thư đã chỉ ra những căng thẳng của bệnh nhân và người
chăm sóc trong gia đình họ phải trải qua. Mục tiêu trợ giúp các thành viên trong gia
đình đối phó làm tăng hiệu quả của họ như là người chăm sóc và cải thiện chất lượng
cuộc sống của họ là điều quan trọng. Nhưng ngược lại, cũng cần chú trọng cải thiện
khả năng của bệnh nhân để đối phó giảm căng thẳng cho các thành viên khác trong gia
đình. Kiểm soát đau và các vấn đề liên quan được thực hiện bằng cách giáo dục, nâng
cao kỹ năng ra quyết định, sự quyết đoán và giảng dạy các kỹ thuật cụ thể về quản lý
đau đớn và căng thẳng, bao gồm cả sử dụng thuốc giảm đau thích hợp, thư giãn tiến
bộ, hình ảnh, kỹ thuật phân tâm, và quản lý thời gian.
Nghiên cứu về tiềm năng phát triển vai trò của người chăm sóc bệnh nhân ung
thư của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (2012) đã đưa ra những mô tả về vai trò của
người chăm sóc trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Những người chăm sóc thường
trở thành những người trợ giúp cho các bệnh nhân mắc bệnh ung thư với những vai trò
như: Tìm kiếm thông tin, quản lý bảo hiểm, thanh toán hóa đơn, đổi mới thuốc theo
toa, tập thể dục cho bệnh nhân, báo cáo các triệu chứng mới hoặc tác dụng phụ, yêu
cầu giảm triệu chứng, kết hợp thay đổi lối sống, khuyến khích tuân thủ điều trị, thúc
đẩy hành vi tích cực của bệnh nhân. Nghiên cứu cũng chỉ ra những trải nghiệm cảm
xúc mà người chăm sóc sẽ phải đối diện là gì và như thế nào. Tuy nhiên, nghiên cứu
không đi vào phân tích vai trò của người chăm sóc gia đình, mà chỉ đề cập đến người
chăm sóc chuyên nghiệp (người được thuê hoặc làm việc trong các cơ sở y tế).
Vào năm 2006, Trường Cao đẳng Điều dưỡng, Đại học Nam Florida Hoa Kỳ đã
tiến hành một thử nghiệm lâm sàng với 354 người chăm sóc, về tác động của kỹ năng
ứng phó với những người chăm sóc gia đình bệnh nhân ung thư trong giai đoạn người
bệnh hấp hối. Kết quả của nghiên cứu cho biết các kỹ năng đối phó can thiệp có hiệu



quả trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của những chăm sóc, giảm gánh nặng
liên quan đến các triệu chứng của bệnh nhân.
Nếu như nghiên cứu của Đại học Nam Florida đi vào tìm hiểu kỹ năng ứng phó,
thì nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu ung thư Memorial Sloan-Kettering, New
York (2009) lại đi sâu tìm hiểu kỹ năng giao tiếp, truyền thông của những người chăm
sóc chuyên nghiệp, trong việc tổ chức các cuộc họp gia đình trong chăm sóc giảm nhẹ.
Từ đó xây dựng các mô-đun đào tạo kỹ năng giao tiếp cho người chăm sóc gia đình,
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc cho người bệnh. Kết quả có tới 93% số người
tham gia bày tỏ sự hài lòng của họ với các khía cạnh khác nhau của các mô-đun bằng
cách đồng ý hoặc rất đồng ý với báo cáo về hình thức đánh giá khóa học.
Một số nghiên cứu tiến hành so sánh về kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân giữa
các nhóm người chăm sóc với những đặc điểm khác nhau (Đại học Amsterdam Hà
Lan, 2000). Nghiên cứu mô tả mô hình kinh nghiệm của các đối tác chăm sóc của bệnh
nhân mắc bệnh ung thư khoảng thời gian 6 tháng. Kinh nghiệm chăm sóc được đánh
giá bởi phương tiện CRA, trong đó bao gồm: Lịch trình bị gián đoạn, các vấn đề tài
chính, thiếu hỗ trợ gia đình, mất sức mạnh thể chất, và lòng tự trọng. Phân tích nhóm
nhỏ được thực hiện theo giới tính, tuổi tác và tình trạng kinh tế xã hội (SES). Loại,
kích cỡ và hướng của những thay đổi trong kinh nghiệm chăm sóc đã được phân tích
cả ở một cấp độ nhóm và ở một mức độ cá nhân. Kết quả cho thấy kinh nghiệm chăm
sóc khác nhau giữa các phân nhóm: phụ nữ, người chăm sóc trẻ, và những người chăm
sóc với trình độ kinh tế xã hội cao. Những phát hiện này cho thấy giá trị của nghiên
cứu mô hình liên cá nhân phân nhóm khác nhau, và nhấn mạnh rằng kinh nghiệm
chăm sóc nên được coi như là một khái niệm đa chiều bao gồm các kinh nghiệm cả
tiêu cực và tích cực của việc chăm sóc.
Bên cạnh nghiên cứu so sánh về kinh nghiệm giữa những người chăm sóc, thì
một nghiên cứu khác lại đưa ra sự so sánh thú vị về sự khác nhau trong kiến thức về
đau và nhận thức về những kinh nghiệm đau giữa các bệnh nhân ung thư ngoại trú và
những người chăm sóc gia đình của họ (Đại học Emory, Atlanta, 1999). Kết quả chỉ ra

rằng: Không có sự khác biệt đáng kể về điểm số kiến thức đã được phát hiện giữa các


bệnh nhân và người chăm sóc gia đình của họ. Nhưng nhận thức về đau có sự khác biệt
giữa bệnh nhân người chăm sóc: Những người chăm sóc gia đình báo cáo rằng: (a)
bệnh nhân có mức độ đau đớn cao hơn so với các báo cáo của bệnh nhân, (b) bệnh
nhân đã trải qua đau khổ lớn từ nỗi đau của họ hơn so với bệnh nhân báo cáo về chính
mình, và (c) những người chăm sóc gia đình đã trải qua đau khổ lớn hơn đáng kể từ
những đau đơn của bệnh nhân hơn so với bệnh nhân được báo cáo cho người chăm sóc
của họ. Bệnh nhân ngoại trú và những người chăm sóc gia đình của họ có kiến thức
hạn chế về sự đau đớn và quản lý cơn đau và cảm nhận được những kinh nghiệm đau
cũng khác nhau. Vì vậy họ cần được đào tạo tốt hơn về việc làm thế nào để quản lý
cơn đau liên quan đến ung thư. Ngoài ra, để giảm vấn nạn cho bệnh nhân và người
chăm sóc, y tá khoa ung thư cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho thông tin liên lạc giữa
các bệnh nhân và người chăm sóc gia đình về những kinh nghiệm đau.
(2) Các nghiên cứu về tâm lý – xã hội của người chăm sóc nói chung đã chỉ ra được
những triệu chứng căng thẳng, trầm cảm xuất hiện ở những người chăm sóc; những
thách thức phải đối mặt khi người bệnh ở giai đoạn cuối, đối diện với cái chết (chăm
sóc cuối đời). Đây cũng là những đặc điểm tâm lý cơ bản thường thấy ở nhóm đối
tượng này. Nhóm nghiên cứu thuộc chủ đề này cũng đề cập đến chất lượng cuộc sống
của những người chăm sóc gia đình; Mối quan hệ giữa người bệnh và người chăm sóc.
Năm 2001, Viện Ung thư Welther Hoa Kỳ đã tiến hành một thử nghiệm lâm
sàng ngẫu nhiên: Cải thiện các triệu chứng trầm cảm trong số những người chăm sóc
bệnh nhân ung thư. Tuổi trung bình của bệnh nhân được lựa chọn khảo sát là 55 - 73
tuổi, 55% bị ung thư vú, và 76% là nữ giới. Tuổi trung bình của những người chăm sóc
là 52- 44 tuổi, và 50% là nữ giới. 125 những cặp đồng ý tham gia; 89 những cặp hoàn
thành nghiên cứu. Kết luận của nghiên cứu đưa ra: Sự can thiệp có hiệu quả hơn trong
việc làm chậm tốc độ trở nên xấu hơn của các triệu chứng trầm cảm hơn lơn việc giảm
mức độ trầm cảm trong số mẫu người chăm sóc này. Xác định hiệu quả của các can
thiệp này trong giảm trầm cảm người chăm sóc là khó khăn bởi vì người chăm sóc với

mức độ trầm cảm cao hơn có nhiều khả năng đã rút khỏi nghiên cứu. Có thể coi đây là
một hạn chế của nghiên cứu này. Tuy nhiên nó đã chỉ một nhiệm vụ: Y tá phải thận


trọng trong việc theo dõi những người chăm sóc cho các dấu hiệu trầm cảm và phải
can thiệp để cung cấp hỗ trợ tinh thần cho họ, để thúc đẩy các kết quả tích cực cho
bệnh nhân và người chăm sóc.
Trường Điều dưỡng thuộc Đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu
“Dự đoán những căng thẳng của những người chăm sóc bệnh nhân có khối u não ác
tính” (2006). Mục đích của nghiên cứu này mô tả cắt ngang để dự đoán các đau khổ
của những người chăm sóc gia đình của người có một khối u não nguyên phát ác tính.
Tình trạng tâm thần kinh của người nhận chăm sóc luôn ảnh hưởng đến triệu chứng
trầm cảm của người chăm sóc và gánh nặng bị ảnh hưởng từ cuộc sống hàng ngày liên
quan đến lịch trình chăm sóc và sức khỏe. Kết quả có thể giúp xác định những người
chăm sóc có nguy cơ tiêu cực, và đề xuất các biện pháp can thiệp để cải thiện sức khỏe
tinh thần của những người chăm sóc.
Không chỉ trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, người chăm sóc gia đình mới
phải đối mặt với khó khăn, mà ngay cả khi người thân qua đời, họ cũng phải trải qua
những thách thức nhất định. Bàn về vấn đề này, Đại học Colorado Denver Mỹ đã thực
hiện nghiên cứu: “Tình trạng mất người thân: Những thách thức phải đối mặt bởi bệnh
nhân ung tiến triển, người chăm sóc và các bác sĩ của họ”, (2009). Nghiên cứu này
cho thấy, vai trò của các bác sỹ trong việc hỗ trợ bệnh nhân và gia đình họ trong giai
đoạn cuối đời của người bệnh, không chỉ dừng lại ở việc làm giảm các cơn đau, cung
cấp hiểu biết cho người nhà về các cơn đau. Bên cạnh đó cần phải tác động đến cảm
xúc và hành vi của họ; quan tâm đến các nhu cầu riêng của họ, trong đó bao gồm thừa
nhận cảm giác đau buồn và mất mát, thúc đẩy khả năng ứng phó cho gia đình khi
người thân của họ qua đời.
Nỗi đau mà bệnh tật mang lại không chỉ người bệnh phải chịu đựng, mà chính
người chăm sóc cũng phải trải nghiệm, đặc biệt với người chăm sóc gia đình. Nghiên
cứu “Mối quan hệ giữa đau khổ tâm lý của bệnh nhân ung thư và những người chăm

sóc họ” (Đại học Mancheste, 1992) đã chỉ ra rằng các bệnh nhân và người chăm sóc đã
không có kinh nghiệm đáng kể nhiều hơn hoặc ít hơn về những đau khổ tâm lý so với
người kia. Bằng chứng sơ bộ của nghiên cứu cho thấy can thiệp sớm với bệnh nhân và


người chăm sóc của họ có thể ngăn chặn sự phát triển sau này của đau khổ tâm lý ở cả
hai thành viên
Trong nghiên cứu của Ferrell BR (1991) mô tả đau ung thư từ quan điểm của
những người chăm sóc gia đình. Đau mãn tính, được liên kết với bệnh ác tính, tạo ra
một gánh nặng căng thẳng trên bệnh nhân cũng như trên toàn bộ gia đình. Nghiên cứu
định tính này bao gồm 85 người chăm sóc gia đình của bệnh nhân với cơn đau ung thư.
Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng phỏng vấn và phân tích. Kết quả đã xác định
được bốn chủ đề xung quanh mô tả nỗi đau của người chăm sóc gia đình (mô tả giải
phẫu, đau ẩn, gia đình sợ hãi và đau khổ, và đau quá / bất nhẫn) và ba chủ đề xung
quanh kinh nghiệm của người chăm sóc gia đình (bất lực, đối phó bằng cách từ chối
tình cảm, và mong muốn cho chết). Nghiên cứu này chứng minh vai trò quan trọng của
các thành viên trong gia đình trong điều trị ung thư. Nếu số lượng bệnh nhân được
chăm sóc tại nhà từ các thành viên trong gia đình tiếp tục phát triển, vai trò này sẽ trở
nên quan trọng hơn. Nghiên cứu tập trung vào tác động của nỗi đau của các bệnh ung
thư có người chăm sóc gia đình và kết luận nỗi đau không có một tác động to lớn về
gia đình vì nó được xem như là một phép ẩn dụ của bệnh tiến triển trầm trọng hơn và
tử vong.
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư và những người chăm sóc cũng là
phạm vi mà các nhà nghiên cứu quan tâm. Tiêu biểu như nghiên cứu:“Chất lượng
cuộc sống của người chăm sóc gia đình: sự khác biệt giữa chữa bệnh và thiết lập điều
trị ung thư giảm nhẹ” của Đại học Nam Florida (1991), hay nghiên cứu: “Chất lượng
cuộc sống của những người chăm sóc gia đình của những bệnh nhân ung thư sống sót
qua quỹ đạo của bệnh” của Kim Young Mee (2009).
Từ những vấn đề đó, một nghiên cứu của Đại học New York tiến hành vào năm
2010 đã đề cập đến “Chăm sóc tâm lý xã hội cho bệnh nhân và gia đình của họ là

không thể thiếu để chăm sóc hỗ trợ trong bệnh ung thư”. Nghiên cứu đã đánh giá mối
quan tâm về tâm lý xã hội và nhu cầu của bệnh nhân ung thư trong tất cả các giai đoạn
của liên tục của bệnh, từ chẩn đoán đến chết hoặc sống sót. Vai trò của văn hóa, tâm
linh và tôn giáo được xem xét như là một phần của chăm sóc tâm lý xã hội. Nghiên


cứu kêu gọi cho một sự thay đổi một mô hình mới về chăm sóc thông qua một cách
tiếp cận tích hợp để xác định và đáp ứng nhu cầu tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư
và người sống sót như một phần của chăm sóc hỗ trợ trên toàn thế giới
(3) Những nghiên cứu về tâm lý xã hội hay vai trò và các kỹ năng của người chăm
sóc, cũng gián tiếp đề cập đến nhu cầu của nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, đề cập trực
tiếp hơn và rõ ràng hơn về nhu cầu của người chăm sóc bệnh nhân ung thư, có thể kể
đến một số những nghiên cứu từ các trường đại học khác nhau. Nhóm chủ đề liên quan
đến nhu cầu của người chăm sóc cũng không tách rời với các nghiên cứu về tâm lý xã
hội người chăm sóc.
Nghiên cứu “Đánh giá sự chăm sóc và can thiệp để giảm thiểu những căng
thẳng và gánh nặng của người chăm sóc gia đình” (Đại học Utah, 2008) chỉ ra rằng:
sự đa dạng và cường độ của các vai trò chăm sóc cũng có thể dẫn đến căng thẳng và
gánh nặng chăm sóc. Sử dụng các biện pháp can thiệp để giảm căng thẳng và gánh
nặng cho những người chăm sóc bệnh nhân ung thư là nhiệm vụ quan trọng. Nghiên
cứu là một đánh giá quan trọng và tổng hợp của các bằng chứng về các công cụ đánh
giá và các biện pháp can thiệp nhằm giảm căng thẳng chăm sóc và gánh nặng ung thư.
Nghiên cứu cũng chỉ ra được những hạn chế về số lượng các can thiệp hướng đến đối
tượng là những người chăm sóc bệnh nhân ung thư.
Một nghiên cứu khác đề cập trực tiếp đến “Đáp ứng nhu cầu hỗ trợ của những
người chăm sóc gia đình trong chăm sóc giảm nhẹ: những thách thức cho các chuyên
gia y tế” do Đại học Melbourne (2004). Cụ thể: Chăm sóc cho một người thân hấp hối
đòi hỏi những người chăm sóc gia đình có nhiều nhu cầu cần được đáp ứng liên quan
với vai trò người chăm sóc của họ. Nhưng những nhu cầu này lại chưa được đáp ứng
đúng mức. Thông thường, những người chăm sóc bệnh nhân chết vì bệnh ung thư đã

thông báo rằng họ cần hỗ trợ nhiều hơn và thông tin từ các chuyên gia chăm sóc sức
khỏe. Hơn nữa, một số bác sĩ lâm sàng và các nhà nghiên cứu chăm sóc giảm nhẹ đã
kêu gọi can thiệp để tăng cường sự hỗ trợ cung cấp cho những người chăm sóc gia
đình. Tuy nhiên, trước khi các nhà nghiên cứu có thể phát triển và thử nghiệm can
thiệp chăm sóc giảm nhẹ trực tiếp cho các gia đình lại gặp phải những rào cản về vấn


đề này. Nghiên cứu hướng đến phá bỏ rào cản, giải quyết những nhu cầu của người
chăm sóc, để từ đó có sự can thiệp hiệu quả hơn với quá trình điều trị của bệnh nhân.
Đặc biệt nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhu cầu chăm sóc, tính hỗ trợ và chuẩn bị
sẵn sàng về kết cục chăm sóc gia đình trong quá trình điều trị ung thư” của Đại học
Nebraska (2008) đã cho ra những kết quả bất ngờ: Nhu cầu có liên quan mạnh nhất với
khó khăn trong việc chăm sóc và căng thẳng bao trùm. Sự phụ thuộc lẫn nhau (tính hỗ
trợ) có liên quan mạnh nhất với sự tức giận của người chăm sóc. Thật bất ngờ, chuẩn
bị sẵn sàng có mối liên hệ mạnh mẽ với các kết quả rối loạn tâm lý hơn so với các biến
việc chăm sóc cụ thể khó khăn và căng thẳng.
Nghiên cứu “Vai trò nổi bật và nhu cầu của người chăm sóc bệnh nhân ung
thư” (Glajchen M, 2004) nhấn mạnh lại một lần nữa: Sự tham gia của những người
chăm sóc gia đình là điều cần thiết để điều trị tối ưu cho các bệnh nhân ung thư trong
việc đảm bảo tuân thủ điều trị, tiếp tục chăm sóc, và hỗ trợ xã hội, đặc biệt là ở giai
đoạn cuối cuộc đời. Chăm sóc cho một thành viên trong gia đình mắc bệnh ung thư đặt
ra những thách thức đáng kể, với những hậu quả đáng kể, tâm lý và thể chất cho người
chăm sóc.
 Nhìn chung những nghiên cứu trên đã đạt được những kết quả góp phần đáng kể
cho lĩnh vực nghiên cứu về người chăm sóc bệnh nhân ung thư và vai trò, cũng như
nhu cầu của của họ trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư nói chung.
Thứ nhất, các nghiên cứu này phần lớn là nghiên cứu ứng dụng, nhằm mục đích
tìm hiểu để đề xuất những can thiệp, hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị của bệnh
nhân và đáp ứng nhu cầu của người chăm sóc.
Thứ hai, các nghiên cứu này đã đưa ra những phát hiện và so sánh về mức độ

hiểu biết, những khó khăn về tâm lý giữa người chăm sóc và bệnh nhân; giữa những
người chăm sóc chuyên nghiệp và những người chăm sóc gia đình; giữa những người
chăm sóc gia đình trong tương quan giới, độ tuổi, trình độ.
Thứ ba, các nghiên cứu này cũng đưa ra những đề xuất cho việc đáp ứng nhu
cầu của người chăm sóc. Các mô hình hỗ trợ như: hỗ trợ tăng cường kỹ năng giao tiếp,
ứng phó…


Tuy nhiên, bên cạnh đó các nghiên cứu này vẫn còn những hạn chế chung nhất
định: Thứ nhất, chưa có sự phân loại cụ thể về đối tượng người chăm sóc khi đánh giá
về nhu cầu (người chăm sóc gia đình và người chăm sóc chuyên nghiệp sẽ có những
nhu cầu khác nhau); Thứ hai, chưa phân loại được khó khăn, nhu cầu và vai trò của
người chăm sóc từng đối tượng bệnh nhân ung thư (mỗi loại bệnh ung thư có nhu cầu
được chăm sóc khác nhau, do vậy khó khăn và nhu cầu của người chăm sóc chưa hẳn
đã giống nhau hòan tòan).
2.2. Các nghiên cứu trong nước
 Những nghiên cứu về chăm sóc bệnh nhân ung thư và người chăm sóc
Hiện tại ở Việt Nam mới chỉ có những nghiên cứu về bệnh ung thư và bệnh
nhân ung thư, chủ yếu là nghiên cứu về Y học. Hỗ trợ người chăm sóc bệnh nhân cũng
là một phần trong chăm sóc giảm nhẹ. Tuy nhiên, vấn đề này cũng mới được đề cập lẻ
tẻ ở các bài báo, tạp chí và bài viết hội thảo khoa học, chưa có các nghiên cứu chính
thức và quy mô.
Tuy chưa có đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề này, nhưng mô hình chăm
sóc giảm nhẹ và người chăm sóc bệnh nhân ung thư ít nhiều cũng đã được đề cập đến
trong cuốn sách: “Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư và
AIDS” (TS. Nguyễn Thị Xuyến chủ biên), NXB Y học, 2006. Cuốn sách được coi là
một cuốn cẩm nang hướng dẫn cách thức thực hành chăm sóc người bệnh theo mô
hình chăm sóc giảm nhẹ. Nội dung chủ yếu của chương 1 và chương 2 là những chỉ
dẫn y học về cách thức kiểm soát đau và xử lý triệu chứng cho bệnh nhân. Điều đáng
chú là là cuốn sách dành hẳn Chương 3 để đề cập đến “Chăm sóc tâm lý xã hội cho

người bệnh và người chăm sóc”. Đây là những hướng dẫn cụ thể về cách thức hỗ trợ
tâm lý xã hội cho nhóm đối tượng này.
 Những nghiên cứu về Công tác xã hội và Công tác xã hội trong bệnh viện
Đề tài Nghị định thư số 45/2010/HĐ-NĐT “Đổi mới Công tác xã hội trong điều
kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế (Nghiên cứu kinh nghiệm của Công hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga) do PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà chủ trì đã


làm rõ những vấn đề lý luận đổi mới Công tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế; đánh giá Công tác xã hội Việt Nam, nghiên cứu Công tác xã hội
của một số quốc gia trên thế giới, chỉ rõ xu hướng biến đổi của Công tác xã hội trong
thời gian tới; từ đó tác giả đưa ra những đề xuất giải pháp và khuyến nghị đổi mới
Công tác xã hội đáp ứng nhu cầu xã hội. Đây là một trong những nghiên cứu có tầm cỡ
và quy mô lớn. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là nền tảng quan trọng cho những
nghiên cứu tiếp theo về Công tác xã hội tại Việt Nam.
Bài viết “Công tác xã hội bệnh viện theo cách nhìn Công tác xã hội chuyên
nghiệp và quản lý bệnh viện” – GS.TS. Phạm Huy Dũng và TS. Phạm Huy Tuấn Kiệt
(Đăng trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: 20 năm Khoa Xã hội học thanh tựu và thách
thức - 2011) đã chỉ rõ những công việc của nhân viên công tác xã hội bệnh viện
chuyên nghiệp có thể đảm nhận và lý do cần hay không cần nhân viên Công tác xã hội
bệnh viện chuyên nghiệp từ góc nhìn của người đào tạo Công tác xã hội và cán bộ
quản lý bệnh viện. Tác giả đã chỉ ra rằng nhân viên Công tác xã hội có thể tham gia
vào nhiều khâu trong khám chữa bệnh và trong căm sóc bệnh nhân tại bệnh viện, từ
khâu đón tiếp bệnh nhân nhập viện, cho đến khâu chuẩn bị cho bệnh nhân xuất viện.
Tác giả không đề xuất một mô hình tổ chức Công tác xã hội bệnh viện cụ thể mà chỉ
đề nghị triển khai dần một số hoạt động Công tác xã hội bệnh viện.
ThS. Đặng Kim Khánh Ly với bài viết “Định hướng vai trò của nhân viên công
tác xã hội trong bệnh viện ở Việt Nam hiện nay” (Đăng trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế:
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về Công tác xã hội và An sinh xã hội – 2012) đã chỉ ra sự
cần thiết của nhân viên Công tác xã hội trong hệ thống bệnh viện ở Việt Nam bối cảnh

hiện tại, trong đó nêu rõ những khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ tại các cơ sở y tế
và lợi thế của việc xuất hiện nhân viên Công tác xã hội trong bệnh viện. Từ đó tác giả
đề xuất vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong bệnh viện ở Việt nam, bài học kinh
nghiệm từ các hoạt động Công tác xã hội trong bệnh viện của các nước trên thế giới.
 Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về người chăm sóc bệnh nhân ung thư
từ góc độ Công tác xã hội ở Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu này muốn đi sâu tìm
hiểu trong bối cảnh của Việt Nam hiện tại, những người chăm sóc bệnh nhân ung thư


có những nhu cầu hỗ trợ gì? Và họ cần được hỗ trợ như thế nào? Các Nhân viên xã hội
có thể hỗ trợ cụ thể gì cho nhóm đối tượng này?
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu có cơ hội sử dụng một số lý thuyết Công tác xã hội, lý giải một số
vấn đề trong thực tiễn thông qua việc tìm hiểu và phân tích các nhu cầu của người
chăm sóc bệnh nhân ung thư, bao gồm: Lý thuyết Vai trò; lý thuyết Nhu cầu (Maslow).
Đồng thời cũng vận dụng các phương pháp và kỹ năng can thiệp trong Công tác xã hội
được ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, củng cố sâu sắc hơn những hiểu biết về các
lý thuyết và phương pháp, kỹ năng Công tác xã hội đã được học và thực hành.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu tìm hiểu, làm rõ hơn những nhu cầu của người chăm sóc
bệnh nhân ung thư và những nhu cầu đó đã được đáp ứng như thế nào. Từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hỗ trợ người chăm sóc.
Nghiên cứu nhằm chỉ ra rằng: không chỉ bệnh nhân ung thư, mà những người
chăm sóc bệnh nhân cũng có những nhu cầu cần được can thiệp hỗ trợ từ phía Nhân
viên xã hội.
Kết quả này cũng góp phần vào việc hòan thiện và phát triển mô hình chăm sóc
giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư. Bởi hỗ trợ tâm lý xã hội cho bệnh nhân và người
chăm sóc cũng là một phần cơ bản trong chăm sóc giảm nhẹ.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân ung thư.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Người chăm sóc bệnh nhân: trong khuôn khổ đề tài này tác giả chỉ tập trung tìm hiểu
khách thể là người chăm sóc gia đình.
- Bệnh nhân ung thư
- Các bác sỹ, điều dưỡng tại bệnh viện tham gia điều trị cho bệnh nhân.


- Nhân viên y tế đang đảm nhận công việc giống như nhân viên xã hội trong bệnh
viện.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 1/2013 – 10/2013
- Phạm vi về không gian: Bệnh viện K (cơ sở 2 Tam Hiệp)
- Phạm vi về nội dung: Người chăm sóc bệnh nhân ung thư bao gồm rất nhiều thành
phần khác nhau như: người chăm sóc gia đình, đội ngũ nhân viên y tế, nhân viên chăm
sóc được thuê… Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu này chỉ tập trung tìm hiểu nhu cầu
cần hỗ trợ của nhóm người chăm sóc gia đình (người thân) của bệnh nhân ung thư. Từ
đó hướng đến những giải pháp hỗ trợ phù hợp.
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu và phân tích các nhu cầu cần trợ giúp của người chăm sóc
gia đình bệnh nhân ung thư, nhằm giúp cho những Nhân viên công tác xã hội làm việc
trong lĩnh vực Y tế hiểu rõ hơn nhu cầu của những người chăm sóc. Từ đó có những
giải pháp thích hợp trợ giúp họ, điều đó cũng gián tiếp thúc đẩy việc điều trị cho bệnh
nhân hiệu quả hơn.
6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhận diện đặc điểm người chăm sóc gia đình, làm rõ vai trò cũng như những thuận
lợi và khó khăn của họ trong quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư.
- Nhận diện các nhu cầu cần hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân ung thư về các khía

cạnh: kiến thức, kỹ năng chăm sóc, tâm lý – xã hội, thông tin, tài chính và những yếu
tố khác nảy sinh trong quá trình chăm sóc người bệnh.
- Tìm hiểu các hoạt động Công tác xã hội trong việc trợ giúp người chăm sóc bệnh
nhân và bệnh nhân tại bệnh viện. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động Công
tác xã hội trong việc đáp ứng nhu cầu của người chăm sóc gia đình.
7. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Người chăm sóc bệnh nhân có đặc điểm, vai trò gì?


(2) Người chăm sóc bệnh nhân có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình chăm
sóc bệnh nhân?
(2) Người chăm sóc bệnh nhân ung thư có những nhu cầu hỗ trợ gì?
(4) Nhân viên xã hội có vai trò gì trong việc đáp ứng nhu cầu của người chăm sóc?
8. Giả thuyết nghiên cứu
- Người chăm sóc gia đình của bệnh nhân ung thư có vai trò quan trọng đối với
quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư: hỗ trợ bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày,
nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhân, hỗ trợ bác sỹ theo dõi tiến trình điều trị của người
bệnh.
- Những người chăm sóc bệnh nhân ung thư đều có nhu cầu cung cấp kiến thức
về bệnh ung thư, kỹ năng chăm sóc người bệnh, hỗ trợ tâm lý xã hội, hỗ trợ về tài
chính và cơ sở vật chất.
- Nhân viên xã hội có vai trò quan trọng trong việc kết nối với các nguồn lực trợ
giúp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người chăm sóc gia đình; đồng thời nhân viên xã
hội cũng là người hỗ trợ về mặt tâm lý cho họ thông qua tham vấn tình cờ.
9. Phương pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Chủ
nghĩa duy vật biện chứng, khi xem xét nhu cầu của người chăm sóc bệnh nhân ung thư
trong mối quan hệ tổng hòa với các vấn đề khác của chính họ (như các đặc trung nhân
khẩu xã hội, điều kiện sống, điều kiện chăm sóc người bệnh và sự phát triển kinh tế xã

hội. Nói chung, phương pháp luận này được sử dụng trong nghiên cứu để có thể lý giải
rõ hơn thực trạng nhu cầu, cũng như các nhân tố tác động đến nhu cầu đó.
9.2. Phương pháp thu thập thông tin
9.2.1. Phương pháp quan sát
Người nghiên cứu tiến hành quan sát với những nội dung sau:
-

Quan sát hoạt động chăm sóc bệnh nhân và thái độ của những người chăm sóc:
Trong đó tác giả tập trung quan sát các kỹ năng chăm sóc người bệnh và những


biểu hiện cũng như những thay đổi về thái độ, tinh thần và sức khỏe của người
chăm sóc.
-

Quan sát sự tương tác giữa bệnh nhân và người chăm sóc để thấy được những phản
hồi của bệnh nhân đối với hoạt động chăm sóc mà bệnh nhân nhận được từ người
chăm sóc

-

Quan sát tương tác giữa những người chăm sóc về cách thức họ trao đổi kiến thức,
kinh nghiệm chăm sóc cũng như chia sẻ về những khó khăn và nhu cầu trong cuộc
sống, những thông tin mà họ nhận được.

-

Quan sát tương tác giữa người chăm sóc và cán bộ bệnh viện.
Ngoài ra, người nghiên cứu còn tiến hành quan sát những yếu tố xung quanh tác


động đến hoạt động của người chăm sóc như: cơ sở vật chất phục vụ điều trị và sinh
hoạt, các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ cung ứng…
9.2.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 90 người
chăm sóc gia đình tại 2 khoa đặc thù: Khoa Chống đau (điều trị cho những bệnh nhân
tương đối nặng, họ thường xuyên bị những cơn đau hành hạ và cần đến những liệu
pháp chăm sóc giảm nhẹ) và Khoa Ung bướu Trẻ em (điều trị cho các bệnh nhân là trẻ
em dưới 19 tuổi) thuộc cơ sở 2 Bệnh viện K.
Nội dung khảo sát đề cập đến: vai trò của người chăm sóc đối với quá trình điều
trị của người bệnh, các hoạt động chăm sóc bệnh nhân thường nhật. Những yếu tố tác
động đến công việc của người chăm sóc. Nhu cầu của người chăm sóc và những hỗ trợ
họ đã nhận được từ phía bệnh viện.
Các bảng hỏi sau khi thu thập đã được xử lý qua chương trình xử lý thống kê
SPSS 16.0.
Ngòai ra trong quá trình phỏng vấn bằng bảng hỏi với người chăm sóc và tro
chuyện với bệnh nhân, chúng tôi cũng tiến hành thu thập thêm những ý kiến, nhận định
để làm phong phú thêm dữ liệu.
9.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Chúng tôi tiến hành 12 phỏng vấn sâu với 06 đối tượng theo cơ cấu như sau:


-

01 phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện về nội dung: nhận định về vai trò của người
chăm sóc trong nhóm hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân; định hướng về giải pháp hỗ trợ
người chăm sóc.

-

06 người chăm sóc (03 nam; 03 nữ) về nội dung : công việc chăm sóc; những thuận

lợi và khó khăn khi chăm sóc người bệnh; các kiến thức và hiểu biết về bệnh cũng
như phác đồ điều trị của bệnh nhân; các nguồn lực hiện có; những nhu cầu cần
được hỗ trợ; cách thức mong muốn được đáp ứng nhu cầu; kiến nghị đối với sự trợ
giúp của nhân viên xã hội và bệnh viện.

-

01 bác sỹ điều trị và 01 điều dưỡng. Nội dung phỏng vấn về: Đánh giá về vai trò
của người chăm sóc đối với bệnh nhân; Nhận định về những nhu cầu của người
chăm sóc; Đề xuất giải pháp hỗ trợ người chăm sóc.

-

02 bệnh nhân về nội dung: Nhu cầu cần được chăm sóc như thế nào; Phản hồi khi
được chăm sóc bởi những người chăm sóc gia đình.

01 nhân viên y tế (đang đảm nhận những công việc của một nhân viên công tác xã
hội) về nội dung: Nhận định về nhu cầu của người chăm sóc; Những hỗ trợ đã thực
hiện đối với người chăm sóc; Đánh giá hiệu quả của những hỗ trợ này; Giải pháp
cho mô hình hỗ trợ phù hợp và hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2006), “Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư và
AIDS”, NXB Y học.
2. Bộ Y tế (2011), Quyết định về việc phê duyệt Đề án Phát triển nghề Công tác

3.
4.

5.

6.

xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011 – 2020, Bộ trưởng Bộ Y tế ký ngày 15
tháng 7 năm 2011.
Bộ Y tế (2012), Đề án Giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012-2020.
Phạm Huy Dũng, Phạm Huy Tuấn Kiệt (2011), Công tác xã hội bệnh viện theo
cách nhìn Công tác xã hội chuyên nghiệp và quản lý bệnh viện. Kỷ yếu Hội
thảo Quốc tế: 20 năm Khoa Xã hội học thành tựu và thách thức. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Vũ Dũng (2008), “Từ điển Tâm lý học”, NXB Từ điển Bách khoa.
Nguyễn Thanh Đạm (2010), “Ung thư căn bệnh thế kỷ”, NXB Y học.


7. Nguyễn Bá Đức (2003), “Chăm sóc và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân ung
thư”, NXB Hà Nội.
8. G.Endruweit và G.Tromsdoff (2002), “Từ điển Xã hội học”. NXB Thế giới.
9. Nguyễn Thị Thu Hà (2013), “Đổi mới Công tác xã hội trong điều kiện kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế. Lý luận và thực tiễn”. NXB Chính trị Quốc gia.
10. Nguyễn Thị Thu Hà (2011), “Sự phát triển của Công tác xã hội tại Liên Bang
Nga và Đề án Phát triển nghề Công tác xã hội chuyên nghiệp tại Việt Nam”,
Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thống, số 5-2011, ISSN 1859-1485.
11. Nguyễn Thị Thu Hà (2011), “Nhu cầu hoạt động Công tác xã hội trong một số
lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, ISSN 0866-7659.
12. Nguyễn Thị Thu Hà (2011), “Chuyên nghiệp hóa Công tác xã hội tại Việt Nam,
nhu cầu bức thiết”, Bản tin Nghề nghiệp và cuộc sống.
13. Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Thục (2011), “Các lĩnh vực hoạt động và
hiệu quả bước đầu của Công tác xã hội ở Việt Nãm”, Tạp chí Giáo dục lý luận,
số 9-2011, ISSN 0868-3492.
14. Nguyễn Thị Thu Hà (2012), “Một số giải pháp đổi mới Công tác xã hội trong
điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Xã hội học, ISSN

0866-7659, số 1 (115).
15. Nguyễn Chấn Hùng (2010), “Sương mù tan biến”, NXB Tri thức.
16. Hồng Khánh (2008). “Địa giới Hà Nội chính thức mở rộng từ 1 tháng 8”. Báo
điện tử VnExpress.
17. Mai Trọng Khoa (2009), “Tình hình mắc bệnh Ung thư trên thế giới và ở Việt
Nam”. Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai.
/>18. Kỷ yếu Hội thảo Phòng chống ung thư 1/12/2011, Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Đặng Kim Khánh Ly (2012), “Định hướng vai trò của nhân viên Công tác xã
hội trong bệnh viện ở Việt Nam hiện nay”. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Chia sẻ
kinh nghiệm quốc tế về Công tác xã hội và An sinh xã hội. NXB ĐHQG Hà
Nội.
20. Bùi Thị Xuân Mai (2012), “Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội”, NXB Lao
động - Xã hội.


21. Lê Văn Phú (2004), “Cẩm nang điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư”, NXB
Y học.
22. Roger Cole (Biên dịch: Hạnh Nguyên),(2008), “Sứ mệnh yêu thương” NXB
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
23. Thông cáo báo chí (2009) “Dân số Hà Nội đứng thứ 2 cả nước” báo Hà Nội
mới ngày 11 tháng 12 năm 2009.
24. Nguyễn Khắc Viện (2007), “Từ điển Tâm lý học”, NXB Thế giới.
25. Websites: Bệnh viện K />26. Websites: Tổng tục Thống kê
27. />28. Websites: Bộ Y tế
2. Tài liệu tiếng nước ngoài:
29. Beth Israel Medical Center (2013), “Net of Care – The family caregiver
program”. New York.
30. Cameron JI, Franche RL, Cheung AM, et al.: Lifestyle interference and
emotional distress in family caregivers of advanced cancer patients. Cancer 94
(2): 521-7, 2002.

31. Casarett D, Pickard A, Bailey FA, et al.: Do palliative consultations improve
patient outcomes? J Am Geriatr Soc 56 (4): 593-9, 2008.
32. Christopher D. Green (2000), “Classics in the History of Psychology”, York
University, Toronto, Ontario. ISSN 1492-3713.
/>33. Emblem Health, NAC (2010), “Care for the family caregiver: A place to start”.
34. Ferrell BR, Rhiner M, Cohen MZ, et al.: Pain as a metaphor for illness. Part I:
Impact of cancer pain on family caregivers. Oncol Nurs Forum 18 (8): 1303-9,
1991 Nov-Dec.
35. Glajchen M: The emerging role and needs of family caregivers in cancer care. J
Support Oncol 2 (2): 145-55, 2004 Mar-Apr.
36. Gueguen JA, Bylund CL, Brown RF, et al.: Conducting family meetings in
palliative care: themes, techniques, and preliminary evaluation of a
communication skills module. Palliat Support Care 7 (2): 171-9, 2009.


37. Honea NJ, Brintnall R, Given B, et al: Putting Evidence into Practice: nursing
assessment and interventions to reduce family caregiver strain and burden. Clin
J Oncol Nurs 12 (3): 507-16, 2008.
38. Hudson PL, Aranda S, Kristjanson LJ: Meeting the supportive needs of family
caregivers in palliative care: challenges for health professionals. J Palliat Med 7
(1): 19-25, 2004.
39. Hudson PL, Aranda S, Kristjanson LJ: Meeting the supportive needs of family
caregivers in palliative care: challenges for health professionals. J Palliat Med 7
(1): 19-25, 2004.
40. IARC, 2012. 75% increase in cancer incidence predicted by 2030.
/>41. Kim Y, Carver CS: Frequency and difficulty in caregiving among spouses of
individuals with cancer: effects of adult attachment and gender.
Psychooncology 16 (8): 714-23, 2007.
42. Kim Y, Given BA: Quality of life of family caregivers of cancer survivors:
across the trajectory of the illness. Cancer 112 (11 Suppl): 2556-68, 2008.

43. Kutner JS, Kilbourn KM: Bereavement: addressing challenges faced by
advanced cancer patients, their caregivers, and their physicians. Prim Care 36
(4): 825-44, 2009.
44. Malcolm Payne (1997), “Modern Social work theory”, Palgrave Macmillan.
45. Nijboer C, Triemstra M, Tempelaar R, et al.: Patterns of caregiver experiences
among partners of cancer patients. Gerontologist 40 (6): 738-46, 2000.
46. Sarah Gehlert (2012), “Handbook of health Social work”, Canada: John Wiley
& Sons, Inc.
47. Schumacher KL, Stewart BJ, Archbold PG, et al: Effects of caregiving
demand, mutuality, and preparedness on family caregiver outcomes during
cancer treatment. Oncol Nurs Forum 35 (1): 49-56, 2008.
48. Sherwood PR, Given BA, Given CW, et al.: Predictors of distress in caregivers
of persons with a primary malignant brain tumor. Res Nurs Health 29 (2): 10520, 2006.
49. Susan wehberg (2011), “Family caregiver support program consultant policy
interation unit”.


50. Surbone A, Baider L, Weitzman TS, et al.: Psychosocial care for patients and
their families is integral to supportive care in cancer: MASCC position
statement. Support Care Cancer 18 (2): 255-63, 2010.
51. Yeager KA, Miaskowski C, Dibble SL, et al.: Differences in pain knowledge
and perception of the pain experience between outpatients with cancer and their
family caregivers. Oncol Nurs Forum 22 (8): 1235-41, 1995.
52. Weitzner MA, McMillan SC, Jacobsen PB: Family caregiver quality of life:
differences between curative and palliative cancer treatment settings. J Pain
Symptom Manage 17 (6): 418-28, 1999.
Warner JE: Involvement of families in pain control of terminally ill patients. Hosp J 8
(1-2): 155-70, 1992.




×