VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
KHÁC BIỆT GIỚI TRONG MONG MUỐN GIỚI TÍNH
CỦA CON CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại xã vĩnh Ninh,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc)
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI, năm 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
KHÁC BIỆT GIỚI TRONG MONG MUỐN GIỚI TÍNH
CỦA CON CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại xã vĩnh Ninh,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số
: 60.31.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN HỮU MINH
HÀ NỘI, năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn được hoàn thành, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự động viên, giúp đỡ của người thân, thầy cô giáo và các bạn học viên lớp
cao học XHH, khóa 5 – đợt 2 năm 2014 tại Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
Trước hết là bố, mẹ, chồng và hai con của tôi – những người đã luôn quan
tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện
Luận văn tốt nghiệp.
Toàn thể thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, đặc biệt là thầy – PGS.TS.
Nguyễn Hữu Minh – Viện trưởng Viện nghiên cứu Gia đình và Giới đã trực tiếp,
tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và toàn thể nhân dân xã
Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ, hợp tác cùng tôi trong
công tác nghiên cứu.
Các anh chị, các bạn và các em học viên lớp cao học XHH, khóa 5 – đợt 2 năm
2014, đã giúp đỡ tôi hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mình đối với lớp trong quá
trình học tập và thực hiện Luận văn.
Tuy đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức chuyên sâu và thời gian còn hạn
chế nên đề tài Luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Hồng Nhung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Khác biệt giới trong mong muốn giới tính của con
của người dân tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa
có ai công bố trong công trình nào khác.
Các biên bản phỏng vấn sâu, số liệu tổng hợp kết quả khảo sát bằng bảng hỏi
mà tôi dẫn chứng trong đề tài là kết quả nghiên cứu thực địa tại xã Vĩnh Ninh,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 4/2016 đến tháng 5/2016.
Hà Nội, tháng 7 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Hồng Nhung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................... 18
1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 18
1.2. Hướng tiếp cận lý thuyết xã hội học ................................................................. 20
1.2.1.Thuyết lựa chọn hợp lý ................................................................................... 20
1.2.2.Hướng tiếp cận “giá trị con cái”....................................................................... 21
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................................. 22
1.3.1.Tổng quan địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 22
1.3.2.Một số văn bản, chính sách pháp luật liên quan ..................................................... 25
Chương 2: THỰC TRẠNG SỰ KHÁC BIỆT GIỚI TRONG MONG MUỐN
GIỚI TÍNH CỦA CON CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH VĨNH PHÚC ..................... 28
2.1.Thông tin chung về mẫu nghiên cứu .................................................................. 28
2.2.Thực trạng sự khác biệt giới trong mong muốn giới tính của con của người dân
tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay ........................................................................................... 31
Chương 3: NHỮNG YẾU TỐ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN MONG MUỐN GIỚI TÍNH
CỦA CON ................................................................................................................ 48
3.1.Những yếu tố có liên hệ đến mong muốn giới tính của con .............................. 48
3.1.1.Yếu tố văn hóa truyền thống trong gia đình và cộng đồng .............................. 48
3.1.2.Yếu tố Chính sách, Pháp luật và công tác tuyên truyền ................................... 54
3.1.3.Yếu tố cá nhân: tuổi kết hôn, nghề nghiệp, học vấn, và thu nhập ................... 63
3.2.Đề xuất một số giải pháp can thiệp phù hợp đối với mỗi giới và cộng đồng nói
chung, góp phần vào việc tuyên truyền hiệu quả chính sách DS-KHHGĐ. ............ 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 76
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Khác biệt giới trong mong muốn số con ................................................. 31
Bảng 2.2. Lý do cho rằng nhất thiết phải có con trai ................................................ 33
Bảng 2.3. Lý do không nhất thiết phải có con trai .................................................... 35
Bảng 2.4. Lý do trong gia đình nhất thiết phải có con gái ........................................ 36
Bảng 2.5. Lý do trong gia đình không nhất thiết phải có con gái ............................ 37
Bảng 2.6. Lý do sinh con thứ 3 trở lên ..................................................................... 39
Bảng 2.7. Tương quan giữa số con hiện có với dự định sinh thêm con .................... 40
Bảng 2.8. Lý do muốn sinh thêm con ...................................................................... 40
Bảng 2.9. Lý do không muốn sinh thêm con ............................................................ 41
Bảng 2.10. Tương quan giữa số con hiện có với việc áp dụng biện pháp để mang
thai theo ý muốn đối với người con nhỏ nhất ........................................................... 44
Bảng 2.11. Cách thức phân chia tài sản trong gia đình ............................................. 52
Bảng 2.12. Tương quan giữa được hay chưa được tuyên truyền về DS-KHHGĐ với
quan niệm “nhất thiết phải có con trai” .................................................................... 55
Bảng 2.13. Những nội dung đã được tuyên truyền ................................................... 55
Bảng 2.14. Hiệu quả của các hình thức tuyên truyền ............................................... 57
Bảng 2.15. Tương quan giữa nghề nghiệp chính với quan niệm “nhất thiết phải có
con trai” .................................................................................................................... 65
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 2.1. Số con trai và con gái mong muốn ...................................................... 32
Biểu đồ 2.2. Quan điểm về nhât thiết phải có con trai và con gái ............................ 33
Biểu đồ 2.3. Số con hiện có của các cặp vợ chồng ................................................... 38
Biểu đồ 2.4. Mong muốn của bố mẹ về giới tính của người con nhỏ nhất trước khi
mang thai ................................................................................................................... 43
Biểu đồ 2.5. Các biện pháp để mang thai theo ý muốn............................................. 45
Biểu đồ 2.6. Tương quan giữa số con hiện có với dự định áp dụng biện pháp để
sinh con theo ý muốn ở lần sinh tiếp theo ................................................................. 46
Biểu đồ 2.7. Tương quan giữa mô hình chung sống với quan niệm “nhất thiết phải
có con trai” ............................................................................................................... 49
Biểu đồ 2.8. Tương quan giữa thứ tự người con trai trong gia đình với quan niệm
“nhất thiết phải có con trai” ...................................................................................... 50
Biểu đồ 2.9. Trong gia đình nếu sinh được con trai thì người phụ nữ sẽ ................. 51
Biểu đồ 2.10. Trong gia đình nếu không sinh được con trai thì người phụ nữ sẽ .... 51
Biểu đồ 2.11. Các hình thức tuyên truyền ................................................................. 56
Biểu đồ 2.12. Người tham dự những buổi tuyên truyền ........................................... 58
Biểu đồ 2.13. Nhận định của NTL về nội dung tuyên truyền DS-KHHGĐ được đưa
vào hương ước, quy ước của thôn/xóm ..................................................................... 60
Biểu đồ 2.14. Mức độ hiểu biết của người dân về các Luật ..................................... 62
Biểu đồ 2.15. Tương quan giữa nhóm tuổi kết hôn với quan niệm “nhất thiết phải có
con trai” ..................................................................................................................... 64
Biểu đồ 2.16. Tương quan giữa trình độ học vấn với quan niệm “nhất thiết phải có
con trai” ..................................................................................................................... 64
Biểu đồ 2.17. Tương quan giữa thu nhập với quan niệm niệm “nhất thiết phải có
con trai” .................................................................................................................... 66
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu/Viết tắt
Giải thích/Tên đầy đủ
1
%
Tỷ lệ %
2
N
Số người
3
BV, CS&GD
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
4
DS-KHHGĐ
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
5
CC/VC
Công chức /Viên chức
6
KD-DV
Kinh doanh – dịch vụ
7
GTKS
Giới tính khi sinh
8
TSGT
Tỷ số giới tính
9
TS GTKS
Tỷ số giới tính khi sinh
10
NTL
Người trả lời
11
V/c NTL
Vợ/chồng của người trả lời
12
THCS
Trung học cơ sở
13
THPT
Trung học phổ thông
14
TC/CĐ/ĐH
Trung cấp/Cao đẳng/Đại học
15
UBND
Ủy ban Nhân dân
16
UNFPA
Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc
17
XHH
Xã hội học
Stt
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay mong muốn về giới tính của con cộng với công nghệ hiện đại giúp
lựa chọn giới tính thai nhi khiến cho ước muốn của các cặp vợ chồng dễ dàng trở
thành hiện thực hơn. Tâm lý ưa thích con trai và việc lựa chọn giới tính trước sinh
của các cặp vợ chồng là nguyên nhân chính góp phần làm mất cân bằng giới tính
khi sinh (GTKS). Ngược lại, nếu như các cặp vợ chồng được nâng cao nhận thức về
bình đẳng giới, không phân biệt con trai, con gái thì liệu rằng có cần đến công nghệ
hiện đại để lựa chọn giới tính nữa hay không? Có xảy ra tình trạng mất cân bằng
GTKS ở mức báo động như hiện nay không?
Theo báo cáo “Khác biệt giới trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam”
(FAO & UNDP xuất bản 7/2002) cho thấy đã đạt được những thành tựu quan trọng
về bình đẳng giới và trong một số lĩnh vực, tình hình của phụ nữ và trẻ em gái thực
sự tốt hơn so với nam giới và trẻ em trai. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lĩnh vực mà ở đó
phụ nữ và trẻ em gái vẫn còn bị thiệt thòi so với nam giới và trẻ em trai. Vì vậy cần
phải tiếp tục các hoạt động có mục tiêu đối tượng rõ ràng để duy trì và tiếp tục cải
thiện tình hình của phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam. [35]
Nhìn chung, sau gần 30 năm thực hiện chính sách Đổi mới, các khác biệt
giới trong nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội đang có xu hướng thu hẹp, đặc biệt là trong
lĩnh vực giáo dục và việc làm. “Tuy nhiên, trong bối cảnh thực hiện Chính sách Dân
số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) đi cùng với phát triển kinh tế mạnh mẽ,
xu hướng mất cân bằng cơ cấu giới tính của trẻ em khi sinh lại xuất hiện ở dân số
Việt Nam. Đây có thể được coi là mặt “tiêu cực” xuất hiện từ chính sách tích cực
được thực hiện trong thời gian qua”. [28]
Tâm lý ưa thích, khát khao con trai, những “áp lực không tên” khi sinh con
gái, “bắt nhịp” cùng điều kiện công nghệ kỹ thuật (siêu âm, phá thai lựa chọn giới
tính...) đã khiến “cơn sốt” mất cân bằng tỷ số GTKS (TS GTKS) tại Việt Nam chưa
có dấu hiệu ngừng lại. TS Đặng Hoàng Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên
cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng đã từng chia sẻ như vậy dưới góc độ một nhà
1
nghiên cứu kinh tế - xã hội. Và ông còn lo lắng hơn: “Khi người dân chỉ mới nghĩ
đến niềm vui trước mắt là có người nối dõi tông đường, quá mải mê, suy tư làm sao
để có được một cậu bé, chúng ta lại bỏ quên luôn cả số phận của những bé trai đó.
Sau này liệu các em có lấy được vợ hay không? Hay phải cạnh tranh với các cậu
con trai của những gia đình khá giả hơn, hoặc thậm chí là đàn ông nước khác, có
điều kiện kinh tế hơn? Đây là lúc chúng ta phải nghĩ lại một cách nghiêm túc!” [33]
Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ, ông Nguyễn Văn
Tân từng chia sẻ: “Nếu chúng ta không khắc phục được tình trạng mất cân bằng
GTKS, đến khoảng năm 2050, sẽ có khoảng 2,3 - 4,3 triệu nam giới Việt Nam
không lấy được vợ. Điều đó cũng có nghĩa là có chừng đó phụ nữ ở tuổi đó (là
những bé gái hiện nay) không được sinh ra. Trong khi, việc nối tiếp các thế hệ,
thông qua việc sinh sản thì phải có nam, có nữ. Như vậy, nếu chúng ta chỉ lo việc
trước mắt là thờ cúng, hương hỏa tổ tiên ông bà, mà không nghĩ đến việc nếu không
có phụ nữ thì việc sinh con đẻ cái để nối tiếp thế hệ cũng khó… thực hiện”. [33]
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, từ một tỉnh nghèo,
Vĩnh Phúc đã vươn lên là một trong 10 tỉnh có nguồn thu công nghiệp cao nhất cả
nước. Song bên cạnh đó Vĩnh Phúc cũng phải đối mặt với những thách thức không
nhỏ trong công tác dân số, trong đó có tình trạng mất cân bằng GTKS. Từ năm
2012 Vĩnh Phúc đã lọt vào tốp 10 tỉnh có TS GTKS cao nhất cả nước. Hiện tại tình
trạng mất cân bằng GTKS của Vĩnh Phúc đang ở mức báo động. Theo số liệu chính
thức của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết, TS GTKS ở Vĩnh Phúc tăng nhanh từ
109 bé trai/100 bé gái năm 2003, năm 2008 là 115/100, năm 2012 là 115,35/100 và
năm 2013 tỷ số này vẫn khá cao 115,9/100. Tình trạng mất cân bằng GTKS xảy ra ở
tất cả 9 huyện, thị và thành phố trong tỉnh. Đặc biệt, ở các địa phương như: huyện
Vĩnh Tường, Vĩnh Lạc, Tam Dương, Sông Lô, thị xã Phúc Yên... [31]
Nếu vấn đề mất cân bằng GTKS không được khắc phục kịp thời thì sẽ nảy sinh
những vấn đề, hệ lụy rất phức tạp, sau 20-30 năm nữa, Vĩnh Phúc sẽ có khoảng 43-63
ngàn nam giới trưởng thành không tìm được phụ nữ cùng trang lứa để kết hôn. [32]
2
So với các địa phương khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Tường là một
trong những “điểm nóng” về tỷ lệ sinh con thứ 3 và mất cân bằng GTKS. Năm
2015, toàn huyện có hơn 3.830 trẻ được sinh ra, trong đó có hơn 710 trẻ là con thứ 3
trở lên và TS GTKS là 111/100. Một số xã trong huyện có TS GTKS cao nhất như:
Vĩnh Ninh 190/100, Vĩnh Thịnh 160/100, Chấn Hưng 152/100... [27]
Một em bé chào đời là kết quả của quyết định sinh con của các cặp vợ chồng.
Là bé trai hay bé gái có khi là kết quả tự nhiên, có khi là kết quả của sự tính toán,
can thiệp của công nghệ y khoa để đáp ứng mong đợi của họ. Vậy mong muốn giới
tính của con giữa phụ nữ và nam giới ở Vĩnh Phúc liệu có khác nhau? Khác nhau
như thế nào và diễn ra ở những nhóm xã hội nào? Những yếu tố nào tác động đến
mong muốn giới tính của con của cả hai giới? Đó là những câu hỏi đặt ra đối với
các nhà xã hội học cần được trả lời. Trên cơ sở đó để có chiến lược tuyên truyền
thay đổi nhận thức về chính sách DS-KHHGĐ phù hợp đối với mỗi giới, góp phần
làm giảm tình trạng mất cân bằng GTKS trong tỉnh. “Nếu không nhận thức được sự
khác biệt về giới khi thiết kế các chính sách có thể có hại cho hiệu lực của các chính
sách đó, xét cả trên khía cạnh công bằng lẫn hiệu quả”. [7. tr.15]
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Khác biệt
giới trong mong muốn giới tính của con của người dân Vĩnh Phúc hiện nay” làm đề
tài luận văn của mình với tham vọng góp phần giải quyết tận gốc tình trạng mất cân
bằng GTKS. Trong khuôn khổ của đề tài, tôi đi sâu tìm hiểu sự khác biệt trong
mong muốn giới tính của con của những người đã kết hôn trong độ tuổi sinh đẻ (1849) để tối đa hóa những thông tin thu được. Đề tài chỉ triển khai nghiên cứu trường
hợp tại xã Vĩnh Ninh, huyện, Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Hy vọng rằng những kết
quả nghiên cứu ở địa phương này có thể góp phần phân tích vấn đề này ở phạm vi
rộng hơn.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy hiện tượng mất cân bằng GTKS là
hậu quả của 3 nhóm nguyên nhân chính: sự ưa thích con trai; sự phát triển của công
nghệ lựa chọn giới tính và việc thu hẹp quy mô gia đình [36]. Ngoài ra tại các quốc
3
gia có TS GTKS cao như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc hay Việt Nam thì các nhà
nghiên cứu cũng đưa ra một số yếu tố tác động khác tùy thuộc vào bối cảnh nghiên
cứu và địa bàn nghiên cứu.
Tác giả luận văn chỉ lựa chọn và phân tích một số tài liệu liên quan trực tiếp
đến đề tài nghiên cứu của mình – đó là khía cạnh mong muốn giới tính của con,
trong đó có tâm lý ưa thích con trai.
2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Almond, Douglas và Edlund, Lena (2008) dựa trên phân tích các số liệu
Tổng điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000 đã tập trung tìm hiểu về tỷ số giới tính
(TSGT) trẻ em trong các gia đình ở Hoa Kỳ mà cả cha và mẹ có nguồn gốc là người
Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ để đối chứng với TSGT cao được ghi nhận tại các
quốc gia Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy TSGT
thiên về nam giới trong các cộng đồng dân số này trùng lặp với những mô hình đã
quan sát được ở các quốc gia Châu Á tương ứng, trong đó có thể thấy rõ sự thiên
lệch về con trai ở những lần sinh cao hơn, đặc biệt là từ đứa con thứ ba trở lên với
tỷ số là 1,51 so với 1. Sự thiên lệch ở các lần sinh cao hơn này đúng với người mẹ ở
bất kỳ quốc tịch nào, mặc dù vẫn còn thiếu nhiều yếu tố để có thể giải thích được sự
thiên lệch về con trai ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ví dụ như chích sách có
1 con của Trung Quốc, giá trị món của hồi môn cao ở Ấn Độ, phong tục sống cùng
gia đình chồng sau khi kết hôn ở cả ba quốc gia này, hay phong tục dựa vào con cái
hỗ trợ lúc về già. [13. tr.41]
Chung, Woojin and Das Gupta, Monica (2007) phân tích xu thế ưa thích con
trai dựa trên kết quả điều tra Mức sinh và Sức khỏe gia đình Hàn Quốc năm 1991 và
năm 2003 cho thấy sự ưa thích con trai ở Hàn Quốc đã giảm đáng kể do sự thay đổi
về quan niệm và chuẩn mực nhờ những thay đổi cơ bản về các điều kiện kinh tế xã
hội ở cấp độ xã hội hơn là ở cấp độ cá nhân. Yếu tố chính dẫn đến giảm bớt tâm lý
ưa thích con trai là xu thế thay đổi các chuẩn mực xã hội trong tất cả các nhóm kinh
tế xã hội. Sự suy giảm mức độ ưa thích con trai bắt đầu từ các thành phần trí thức
ưu tú có học vấn cao cư trú tại thành thị, là nhóm người được tiếp cận với thông tin
4
đầu tiên và sau đó lan nhanh sang phần còn lại của dân số và các nhóm cư dân nông
thôn được cho là bảo thủ nhất lại có một sự suy giảm tối đa. Sự sụp đổ của các quan
niệm truyền thống được thể hiện bằng một thực tế là TS GTKS hiện nay ít phụ
thuộc vào sự tác động của năm sinh trong khi trước đây cha mẹ sẽ tránh sinh con
gái vào những năm xấu (mang lại rủi ro), ngày nay cha mẹ không còn quan tâm tới
những điều như thế này nữa. [13. tr.43]
John, Mary E và cộng sự (2008) nghiên cứu định lượng và định tính thu thập
theo hai giai đoạn 2003 và 2005 tại một số huyện/vùng thuộc các bang Madhya
Pradesh, Rajasthan, Himachal Pradesh, Haryana và Punjab của Ấn Độ” cho thấy
rằng đã có một sự thay đổi từ nhận thức sang các chiến lược với chủ đích đạt được
quy mô gia đình nhỏ hơn: ngày càng có nhiều gia đình mong muốn có ít con gái và
con trai hơn. Tuy nhiên các phương án lựa chọn ở đây vẫn là: có một con trai, hoặc
có hai con trai, hoặc có một con trai và có lẽ một gái, hiếm có gia đình nào lựa chọn
mô hình toàn con gái. Chính điều này làm tăng thêm xu thế nam hóa và tăng sự ác
cảm với con gái. [13. tr.47]
Li, Shuzhuo (2007) trên cơ sở nghiên cứu tài liệu về vấn đề mất cân bằng
giới tính khi sinh trong thời gian từ 1992 - 2005 ở Trung Quốc, cho biết các lý do
chính dẫn tới sự tăng TS GTKS bao gồm: việc giết trẻ sơ sinh nữ, báo cáo không
đầy đủ về số trẻ sơ sinh nữ, nạo phá thai lựa chọn giới tính do có sự ứng dụng rộng
rãi của các công nghệ siêu âm thai với giá rẻ ở tất cả các khu vực nông thôn.
Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tỷ lệ tử vong trẻ em gái cao là do sự phân biệt
đối xử với trẻ em gái trong cung cấp dinh dưỡng và trong phòng và chữa bệnh.
Ngoài ra quy mô phân công lao động truyền thống và sự phụ thuộc kinh tế vào nam
giới cùng với hệ thống gia đình gia trưởng nghiêm ngặt theo các nguyên tắc Khổng
giáo và các hệ thống xã hội, luật pháp và phân phối nguồn lực trong đó nam giới là
chủ đạo, chính là nguyên nhân sâu xa của các xu hướng hiện thời. Ý nghĩa nhân
khẩu học của việc tăng TS GTKS là việc đẩy nhanh quá trình già hóa của Trung
Quốc và việc thiếu nữ giới nghiêm trọng trong độ tuổi kết hôn. Các tác động về mặt
xã hội bao gồm sự vi phạm các quyền của phụ nữ và trẻ em gái, các áp lực về tâm lý
5
và các rủi ro về sức khỏe cho người mẹ khi thực hiện nạo phá thai lựa chọn giới
tính, sự thiếu chú ý đến sức khỏe của những người không thể lập gia đình, sự gia
tăng nguy cơ bị buôn bán và bị đẩy vào mại dâm của các em gái và tăng nạn hôn
nhân sắp đặt không bình thường cũng như việc loại ra ngoài lề xã hội những nam
giới “không được ưa thích” do vị thế kinh tế xã hội thấp. [13. tr.53]
Song, Jian (2009) chỉ ra nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự tăng TS GTKS ở
Trung Quốc là do bất bình đẳng giới và các truyền thống trọng nam trong văn hóa
Nho giáo. Chính phủ Trung Quốc đã coi hoạch định chính sách là một trong những
biện pháp quan trọng nhất trong việc đối phó với vấn đề tăng TS GTKS. Chính vì
thế đã có rất nhiều hoạt động và chương trình được thực hiện và nhiều chính sách
đã được ban hành. Tuy nhiên tất cả các nỗ lực này cũng chưa mạng lại hiệu quả
trong việc ngăn chặn xu thế đi lên của TS GTKS. [13. tr.56]
2.2.Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Con cái có ý nghĩa đặc biệt, là cầu nối, là mắt xích tạo nên sự liên tục của gia
đình, dòng họ. Qua hình ảnh của con, cháu, thế hệ ông bà và cha mẹ có thể nhìn
thấy hình ảnh của mình trong quá khứ cũng như gửi gắm những tình cảm, mong
ước, hy vọng vào đó. Con cái luôn được coi là nhân tố quan trọng để đảm bảo cho
sự bền vững của hôn nhân, hạnh phúc gia đình [5. tr.15-16]. Đó là một trong những
kết luận được đưa ra từ nghiên cứu “Giá trị con cái trong gia đình Việt Nam hiện
nay – những vấn đề đặt ra” của Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, do TS. Ngô Thị
Tuấn Dung làm chủ nhiệm đề tài (2012). Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề cập đến
hiện tượng lựa chọn giới tính thai nhi đã gây xáo trộn đến một số cặp vợ chồng,
quan hệ đời sống gia đình... tác động gây ra tâm lý lây lan, phân biệt đối xử con cái
trong nhóm độ tuổi sinh đẻ. [5. tr.12]
Trong nghiên cứu mới đây cũng được thực hiện bởi Viện nghiên cứu gia
đình và giới “Sinh con theo ý muốn và ảnh hưởng của nó tới mất cân bằng giới tính
khi sinh” (2015) do TS.Trương Thị Thu Thủy làm chủ nhiệm đề tài, kết quả nghiên
cứu cho thấy: nhu cầu lựa chọn giới tính khi sinh được cho là xuất phát chủ yếu từ
tâm lý ưa thích con trai của người dân và nó cũng được xem là điều kiện tiên quyêt
6
để các cặp vợ chồng thực hiện việc áp dụng sinh con trai. Kết quả nghiên cứu này
cho thấy sự coi trọng giá trị con trai vẫn khá phổ biến trong nhiều gia đình. Các lý
do ủng hộ sự cần thiết phải có con trai chủ yếu liên quan đến quan niệm truyền
thống về vai trò của nam giới trong nối dõi tông đường, hỗ trợ cha mẹ lúc tuổi già
và có người thờ cúng tổ tiên. Các yếu tố ảnh hưởng đến mong muốn sinh con trai
không có sự khác biệt đáng kể theo đặc điểm về giới tính, nhóm tuổi và học vấn, số
thế hệ, nhưng lại có một sự khác biệt đáng chú ý giữa các nhóm xã hội theo nghề
nghiệp và đặc điểm của người chồng. [9. tr.40]
Nguyễn Minh Thắng (1999) chỉ ra số con hay sự ưa thích giới tính của con
không khác nhau nhiều giữa hai nhóm ông bố và bà mẹ. Tuy nhiên, nó còn phụ
thuộc vào một số đặc trưng khác. Những đối tượng càng trẻ càng có mong muốn số
con ít, do vậy sự phân biệt trai gái không rõ. Mặc dù vậy, số liệu phần nào cho thấy
quan niệm về số con và giới tính của con của các nhóm trẻ cũng có chuyển biến
ngay cả đối với các hộ dân nghèo. Xét theo trình độ văn hóa của đối tượng được
phỏng vấn, những người có văn hóa càng thấp thì càng thích nhiều con, điều này
chứng tỏ người có học vấn càng cao quan điểm về số con càng tiến bộ. Tuy nhiên,
điều lý thú là cho dù muốn ít con thì tâm lý có nếp, có tẻ và ưa thích con trai dường
như không mấy thay đổi theo trình độ học vấn. Có nghĩa là những người có học vấn
cao hơn ở nông thôn vẫn chịu ảnh hưởng của văn hóa phong kiến. [8. tr.79]
Belanger, Daniele (2006) nghiên cứu một làng ở Hà Tây cũ trên cơ sở phân
tích định tính đã chỉ ra rằng trong phạm vi của gia đình và quan hệ họ hàng, phụ nữ
sử dụng ba chiến lược cơ bản để thương thuyết về nhu cầu sinh con trai: 1) có nhiều
con cho tới khi họ sinh được một con trai; 2) tìm vợ hai cho chồng và 3) nhận con
nuôi là con trai. Cộng đồng là một tác nhân đầy quyền lực trong việc chi phối những
mong muốn và hành vi sinh sản vì cộng đồng có thể gây áp lực lớn trong việc tuân
thủ các quy tắc này. Một số phụ nữ không thể chịu đựng được sự chế nhạo nên đành
từ bỏ ý định tuân theo chính sách hai con, trong khi đó một số phụ nữ khác lại có
thể thương thuyết tính hợp lẽ về việc họ không có con trai. Để thương thuyết với
Nhà nước – chính sách kế hoạch hóa gia đình, những phụ nữ buộc phải vượt qua
7
giới hạn hai con đã có những chiến lược khác nhau (1) báo cáo rằng biện pháp
phòng tránh thai thất bại; 2) Che dấu việc sinh con thứ ba; 3) một nhóm nữ giáo
viên đã cùng nhau quyết định có con thứ ba trong cùng một năm để cùng chia sẻ sự
xấu hổ thay vì việc từng người phải chịu việc đó. Về việc thương thuyết với chính
sách của Nhà nước, phụ nữ cho rằng họ cần có con trai như một cách để giữ gìn
truyền thống. Ngược lại, những nỗ lực của phụ nữ trong việc sinh con trai phản ánh
xu hướng toàn cầu trong việc có ít con hơn nhưng “chất lượng tốt hơn” thông qua
việc sử dụng các biện pháp “khoa học” hiện đại và các công nghệ mới trong việc
sinh con trai. [13. tr.64]
Nanda Priya, Khuất Thu Hồng, Lamichhane Prabhat và các cộng sự (2012)
cho rằng sự ưa thích con trai là hiện tượng nổi bật ở Việt Nam với hầu như một nửa
số nam giới tán thành việc có con trai rất quan trọng trong khi chỉ có một phần tư
nam giới coi trọng con gái. Những phát hiện này tương tự như phát hiện từ nghiên
cứu định tính năm 2010 do Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam tiến hành
(UNFPA, 2011). Tâm lý ưa thích con trai vì lý do con trai đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì dòng dõi gia đình (hơn 2/3 nam giới) và chăm sóc cha mẹ khi về
già (gần nửa nam giới), trong khi 2/5 nam giới cho rằng nữ giới chia sẻ công việc
gia đình và 3/5 tin rằng nữ giới sẽ chia sẻ tình cảm với cha mẹ. [13. tr.73]
Ở cả Nepal và Việt Nam cho thấy trong số những yếu tố ưa thích con trai có
khác nhau, học vấn thấp là lý do chính. Nam giới có trình độ học vấn cao thường ít
có xu hướng bộc lộ tâm lý ưa thích con trai. Ở Việt Nam, có các yếu tố bộc lộ tâm
lý ưa thích con trai và các yếu tố quyết định bao gồm: sắp xếp cuộc sống (sống
trong gia đình mở rộng), trải nghiệm thời thơ ấu về bất bình đẳng giới, điểm theo
thang đo GEM, mức độ trầm cảm của người tham gia phỏng vấn cũng ảnh hưởng
đáng kể và tích cực đến việc nam giới đề cao giá trị con trai như thế nào. Cụ thể,
những người sống trong gia đình mở rộng, những người từng trải qua bất bình đẳng
giới thời thơ ấu, những người có thái độ bất bình đẳng giới và những người bị trầm
cảm nặng càng có tâm lý ưa thích con trai nhiều hơn. [13. tr.73]
8
Năm 2007, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) đã thực hiện một
nghiên cứu định tính về “Lựa chọn giới tính trước sinh” theo yêu cầu của Quỹ Dân
số Liên Hợp Quốc (UNFPA) Cuộc nghiên cứu được triển khai từ tháng 6 đến tháng
8 năm 2007 ở ba địa phương có tỉ lệ giới tính khi sinh khác nhau: Bắc Ninh (với TS
GTKS là 123 năm 2006), Hà Tây (TS GTKS là 112) và Bình Định (TS GTKS là
107). Các kết quả chính của nghiên cứu này cho thấy thái độ ưa thích con trai thể
hiện rất rõ qua thái độ sẵn sàng chia sẻ cả kiến thức và các chiến lược sinh con trai
của người trả lời. Cả nam giới và phụ nữ đều có những chiến lược khác nhau để
thực hiện nguyện vọng có con trai. Các chiến lược này rất đa dạng sử dụng các kinh
nghiệm truyền thống và khoa học. Siêu âm và nạo thai được sử dụng như những
phương tiện “hiệu quả” để đạt được nhu cầu lựa chọn giới tính. Và phụ nữ tỏ ra là
người đóng vai trò chính và luôn chủ động tìm mọi cách để có con trai. [34]
Một nghiên cứu định tính được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2010
tại 4 tỉnh/thành phố là: Hà Nội, Hưng Yên (Đồng bằng sông Hồng), Quảng Ngãi
(Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung) và Cần Thơ, đã được UNFPA công
bố năm 2011 với tựa đề: “Sự ưa thích con trai ở Việt Nam: Ước muốn thâm căn,
công nghệ tiên tiến”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tâm lý ưa thích con trai ở Việt Nam
bắt nguồn từ hệ thống thân tộc phụ hệ và mô hình cư trú bên nội. Trong khi đó, mô
hình gia đình ít con (1-2 con) đã được xã hội chấp nhận nhưng áp lực buộc các gia
đình phải có ít nhất một con trai để nối dõi, tiếp tục việc thờ cúng tổ tiên và chăm
sóc cha mẹ khi về già vẫn tồn tại. Việc có con trai không chỉ vì “giá trị”của bản thân
người con trai mà vì việc có con trai sẽ củng cố vị trí của người phụ nữ trong gia
đình và khẳng định uy tín của người đàn ông trong cộng đồng. Áp lực của gia đình
và cộng đồng trong việc duy trì vai trò chủ đạo của người đàn ông nói chung và tâm
lý ưa thích con trai nói riêng có vai trò đáng kể trong việc lựa chọn giới tính thai
nhi. [15. tr.53]
Nhìn chung, các nghiên cứu cả trên thế giới và Việt Nam được phân tích ở
trên đều đã chỉ ra những nguyên nhân và hệ quả của vấn đề mất cân bằng GTKS.
Trong đó tâm lý ưa thích con trai là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động
9
đến lựa chọn giới tính khi sinh. Một, hai nghiên cứu có đề cập đến khía cạnh giới,
nhưng chỉ ra không có sự khác biệt đáng kể giữa các cặp vợ chồng trong mong
muốn giới tính của con. Ở Việt Nam, các yếu tố tác động làm mất cân bằng GTKS
được tổng kết theo 3 nhóm chính là: 1) Nhóm yếu tố văn hóa truyền thống như: hệ
thống gia đình thân tộc phụ hệ, mô hình cư trú bên nội, giá trị con cái trong nối dõi
tông đường, chăm sóc cha mẹ già, chứng tỏ bản thân (đàn ông đích thực – nam tính
hay phụ nữ “biết đẻ”), áp lực của gia đình và cộng đồng trong việc duy trì vai trò
chủ đạo của người đàn ông... 2) Công nghệ y học hiện đại giúp chọn lọc giới tính
thai nhi và 3) Nhóm yếu tố thuộc về chính sách: chính sách giới hạn số con, sự lỏng
lẻo trong chính sách KHHGĐ.
Tuy nhiên, trên đây phần lớn là những nghiên cứu trên bình diện quốc gia và
khu vực ít có nghiên cứu chi tiết ở cấp độ tỉnh/thành phố. Hơn nữa, ít có nghiên cứu
chuyên biệt đi sâu tìm hiểu sự khác biệt giới trong mong muốn giới tính của con (cả
con trai và con gái), qua đó nhận diện những nguyên nhân gốc rễ làm mất cân bằng
GTKS. Bởi cho dù có nhiều yếu tố tác động đi nữa thì quyết định cuối cùng để một
đứa trẻ được sinh ra là do chính các cặp vợ chồng. Nên việc xác định được những
yếu tố ảnh hưởng đến mong muốn giới tính của con của các cặp vợ chồng thì mới
có thể giải quyết tận gốc vấn đề mất cân bằng GTKS.
Từ năm 2012 trở lại đây, Vĩnh Phúc là một trong 10 tỉnh có TS GTKS ở
mức cao nhất cả nước, trong đó có những xã sự chênh lệch số bé trai sinh ra so với
bé gái lên đến 155/100, thậm chí là 190/100 ở xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường
(2015). Nên việc tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm về sự khác biệt giới trong
mong muốn giới tính của con của người dân ở tỉnh Vĩnh Phúc là rất cần thiết – nơi
mà có những đặc điểm về kinh tế, văn hóa-xã hội đặc thù.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu sự khác biệt giới trong mong muốn giới
tính của con của người dân Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó để có chiến lược tuyên truyền
10
về chính sách DS-KHHGĐ phù hợp đối với mỗi giới, nhằm góp phần làm giảm tình
trạng mất cân bằng GTKS trong tỉnh.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nghiên cứu cần hoàn thành những nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Mô tả và phân tích sự khác biệt trong mong muốn giới tính của con giữa
phụ nữ và nam giới đã kết hôn trong độ tuổi sinh đẻ (18-49) ở một địa phương của
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phân tích các yếu tố có liên hệ đến mong muốn giới tính của con ở phụ nữ
và nam giới.
- Trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng, đề xuất một số giải pháp
trong chiến lược tuyên truyền thay đổi nhận thức về chính sách DS-KHHGĐ phù
hợp đối với mỗi giới và đối với cộng đồng nói chung.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự khác biệt giới trong mong muốn giới
tính của con.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khách thể: Phụ nữ và nam giới đã kết hôn trong độ tuổi sinh đẻ từ
18-49 và đang trong hôn nhân (nghĩa là những người đã kết hôn nhưng ly thân/ly
hôn hoặc góa thì không nằm trong mẫu nghiên cứu)
- Phạm vi không gian: nghiên cứu trường hợp tại xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 01/2016 đến tháng 7/2016
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Câu hỏi nghiên cứu
-
Có sự khác nhau giữa phụ nữ và nam giới trong mong muốn giới tính của
con không? Khác nhau như thế nào?
-
Những yếu tố nào có liên hệ đến mong muốn giới tính của con của người
dân ở tỉnh Vĩnh Phúc?
11
5.2.Giả thuyết nghiên cứu
- Có sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong mong muốn giới tính của
con, nam giới có mong muốn phải có con trai nhiều hơn nữ giới.
- Có ba nhóm yếu tố chính liên hệ đến mong muốn giới tính của con ở phụ nữ
và nam giới đó là:
Nhóm yếu tố văn hóa truyền thống trong gia đình và cộng đồng: tâm lý
ưa thích con trai, thứ tự người con trai trong gia đình, mô hình chung sống và cách
thức phân chia tài sản.
Nhóm yếu tố thuộc về Pháp luật, chính sách DS-KHHGĐ và công tác
tuyên truyền.
Nhóm yếu tố cá nhân: tuổi kết hôn, học vấn, nghề nghiệp và thu nhập.
5.3. Phương pháp thu thập thông tin
5.3.1.Phương pháp phân tích tài liệu
Trong nghiên cứu này tôi tiến hành phân tích một số tài liệu đã công bố và
phát hành của các cơ quan, ban ngành; tài liệu từ mạng Internet ... liên quan đến
giới, mức sinh và TS GTKS, nhằm có cái nhìn tổng thể, toàn diện về vấn đề nghiên
cứu. Đó là những tài liệu liên quan như:
- Một số công trình nghiên cứu
- Sách báo, tạp chí nghiên cứu chuyên sâu
- Các chương trình, chính sách DS-KHHGĐ
- Các báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện DS-KHHGĐ
của địa bàn nghiên cứu.
5.3.2.Phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu là: 240 người (tỷ lệ nam/nữ = 120/120) với cơ cấu mẫu như sau:
Chưa có hoặc đã
có 1 con
Đã có 2 con
Đã có con thứ
3 trở lên
Tổng
Nam
40
40
40
120
Nữ
40
40
40
120
Tổng
80
80
80
240
12
Mẫu được chọn ngẫu nhiên: việc chọn mẫu được căn cứ vào sổ hộ gia đình,
trong mỗi hộ gia đình lại chọn đại diện hoặc vợ, hoặc chồng để khảo sát. Từ sổ hộ gia
đình cần lập riêng 2 danh sách: phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ (18-49) và
đang trong hôn nhân. Từ danh sách đó, theo một trong 2 cách sau để chọn ngẫu nhiên:
-
Tính bước nhảy k
-
Hoặc sử dụng phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên Epi6
5.3.3. Thu thập thông tin qua bảng hỏi
Để thu thập được những thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu, tác giả
sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi thiết kế sẵn. Với 238 bảng hỏi phỏng
vấn 238 người, trong đó 120 nữ và 118 nam (thiếu 2 nam so với dự kiến ban đầu)
Nội dung và cấu trúc của bảng hỏi như sau:
-
Phần A: Thông tin chung về người được hỏi (Tuổi, giới tính, tình trạng hôn
nhân, tuổi kết hôn, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập...)
-
Phần B: Thực trạng mong muốn giới tính của con.
-
Phần C: Những yếu tố có liên hệ đến mong muốn giới tính của con.
-
Phần D: Sinh con theo ý muốn
Bảng hỏi được tác giả thiết kế trên cơ sở khảo sát thử nghiệm tại xã Vĩnh
Ninh. Sau khi bảng hỏi được thiết kế hoàn thiện, tác giả tiếp tục phỏng vấn thử 1
nam đã có gia đình nhưng chưa có con và 1 nữ có gia đình và đã có 2 con nhằm
đảm bảo bảng hỏi đã được xây dựng phù hợp với đối tượng.
5.3.4.Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Nghiên cứu tiến hành 9 cuộc phỏng vấn sâu cá nhân với đại diện từng đối
tượng (cụ thể xem bảng dưới). Nội dung phỏng vấn tập trung đi sâu tìm hiểu
những yếu tố có liên hệ đến mong muốn giới tính của con; những giải pháp can
thiệp nhằm góp phần truyền thông hiệu quả trong việc thay đổi nhận thức của
người dân Vĩnh Phúc về giới tính của con theo hướng bình đẳng hơn. Tác giả sẽ
thu âm, ghi chép đầy đủ và trung thành với câu trả lời của người được phỏng vấn.
Thông tin thu được từ phỏng vấn sâu là những thông tin định tính nhằm làm rõ
thêm cho thông tin định lượng.
13
Bảng phân bổ đối tượng phỏng vấn sâu cá nhân
Số lượng
Đối tượng
Stt
Nữ
Nam
1
Chưa có con
1
2
Đã có 1 con gái
1
1
3
Đã có 2 con gái
1
1
4
Đã có 2 con trai
5
Đã có con thứ 3 trở lên
6
Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ
1
1
Tổng
1
1
4
Tổng chung
5
9
5.3.5.Phương pháp quan sát
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp quan sát trong quá trình nghiên
cứu để bổ trợ cho những phương pháp ở trên. Qua quan sát tôi nhận biết thêm được
về điều kiện sống, văn hóa, lối sống của đối tượng được phỏng vấn. Đồng thời tôi
cũng quan sát hệ thống giao thông, xí nghiệp, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa...
nhằm thu thập những thông tin bổ sung về trình độ phát triển kinh – xã hội của địa
bàn nghiên cứu.
5.4. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
Toàn bộ thông tin định lượng thu được qua phỏng vấn bằng bảng hỏi được
nhập bằng phầm mềm Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
Các thông tin định tính thu được bằng phương pháp phỏng vấn sâu được gỡ
băng và ghi chép lại toàn bộ nội dung các cuộc phỏng vấn.
Trên cơ sở những thông tin định lượng và đính tính thu được, tác giả tiến
hành phân tích mô tả để trình bày kết quả nghiên cứu.
14
5.5.Khung phân tích
Mất cân bằng giới
tính khi sinh
Mong muốn giới tính
của con
Yếu tố cá nhân:
tuổi kết hôn, học vấn,
nghề nghiệp, thu nhập...
Gia đình
Trình độ phát triển
kinh tế - xã hội
Môi trường văn hóa,
tâm lý, lối sống
nông thôn
15
Luật pháp,
chính sách
DS - KHHGĐ
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học trong đó tác giả vận dụng hệ thống
khái niệm, phạm trù, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học vào thu thập
thông tin, phân tích và giải thích một số khía cạnh của vấn đề khác biệt giới trong mong
muốn giới tính của con. Do vậy kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung
nguồn tư liệu nghiên cứu thực nghiệm cho chuyên ngành XHH Dân số và XHH về
Giới và Phát triển. Đồng thời còn là sự kiểm chứng việc ứng dụng một số lý thuyết
XHH trong việc nhìn nhận, nghiên cứu những vấn đề của thực tiễn cuộc sống.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đi sâu tìm hiểu sự khác biệt giới trong mong muốn giới tính của con
của người dân ở tỉnh Vĩnh Phúc, và nhận diện những yếu tố có liên hệ đến mong
muốn của họ, từ đó tìm ra những giải pháp tuyên truyền về chính sách DS-KHHGĐ
phù hợp đối với mỗi giới. Kết quả luận văn sẽ đóng góp phần nào vào việc làm
giảm tình trạng mất cân bằng GTKS ở tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời luận văn còn là
nguồn tư liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học phục vụ cho các hoạt
động học tập, nghiên cứu khoa học.
7. Cơ cấu của luận văn
Cơ cấu của luận văn được chia thành 3 phần:
-
Mở đầu
-
Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương
-
Kết luận và kiến nghị
Trong đó:
Mở đầu: tác giả muốn khái quát những thông tin đã biết và chưa biết về vấn
đề nghiên cứu của mình để từ đó đưa ra tính cấp thiết của đề tài và đó cũng là lý do
vì sao tác giả chọn vấn đề “Khác biệt giới trong mong muốn giới tính của con của
người dân Vĩnh Phúc hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. Với mục đích nhằm góp
phần làm giảm tình trạng mất cân bằng GTKS ở tỉnh Vĩnh Phúc. Để đạt được mục
16
đích đó, tác giải cũng nêu ra những nhiệm vụ cụ thể cần phải thực hiện và những
phương pháp nghiên cứu giúp hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.
Nội dung chính của luận văn: Trong phần này gồm 3 chương: Trước hết ở
chương 1, tác giả nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nhằm làm cơ sở và
kim chỉ nam cho việc trình bày và phân tích các kết quả nghiên cứu ở chương 2 và
chương 3. Thực trạng về sự khác biệt giới trong mong muốn giới tính của con của
người dân Vĩnh Phúc hiện nay được phân tích cụ thể ở chương 2. Từ thực trạng này,
ở chương 3 tác giả phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến mong muốn của phụ nữ
và nam giới và từ đó đưa ra những giải pháp can thiệp phù hợp đối với mỗi giới và
cộng đồng nói chung.
Kết luận và kiến nghị: ở phần này tác giả sẽ tổng hợp một cách vắn tắt các
kết quả nghiên cứu dựa vào giả thuyết nghiên cứu. Đồng thời, bình luận về kết quả
nghiên cứu trong sự đối chiếu với phần kết luận của tổng quan tài liệu. Từ đó làm rõ
tầm quan trọng cũng như đóng góp của luận văn ở cả góc độ lý luận và thực tiễn,
đồng thời đưa ra một số kiến nghị.
17