Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 92 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN




NGUYỄN HỒNG LINH



VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

(Nghiên cứu trường hợp tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội)





LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC








Hà Nội - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN




NGUYỄN HỒNG LINH



VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

(Nghiên cứu trường hợp tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội)


Chuyên ngành : Xã hội học
Mã số : 60 31 30


LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Mai





Hà Nội - 2010



1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 7
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Giả thuyết nghiên cứu, các biến số và khung phân tích. 8
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ PHỤ NỮ
TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 11
1.1. Một số khái niệm, quan điểm và lý thuyết về vai trò của phụ nữ trong
phát triển cộng đồng 11
1.1.1. Các khái niệm chủ chốt 11
1.2. Quan điểm của Mác - Lênin về phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong phát
triển cộng đồng 15
1.2.1. Quan ®iÓm cña §¶ng ta vÒ vai trß, vị thế của
phô n÷, vµ b×nh ®¼ng giíi trong phát triển cộng đồng
16
1.3. Mét sè lý thuyÕt vÒ vai trò của phụ nữ trong
ph¸t triÓn céng ®ång 19
1.3.1.Lý thuyết chức năng – cơ cấu 20
1.3.2. Lý thuyÕt, quan điểm giới và phụ nữ trong
phát triển cộng đồng 21
1.3.3. Quan điểm của các nhà xã hội học về cộng đồng. 23

2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT

TRIỂN CỘNG ĐỒNG 27
2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng
đồng………………………………………………………………………….28
2.2. Đặc điểm chung về vai trò phụ nữ trong phát triển cộng đồng. 31
2.3. Những nhân tố tác động tới vai trò của phụ nữ trong phát triển
cộng đồng 35
2.2.1 Các nhân tố đặc điểm cá nhân với vai trò của phụ nữ 35
2.2.2. Một số nhân tố khách quan tác động đến vai trò phụ nữ trong phát triển
cộng đồng 42
2.4Thực trạng về vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng tại xã Đông
ngạc -Huyện Từ Liêm - Hà Nội. 44
2.3.1. Vai trò của phụ nữ trong việc tham gia, thực hiện các dự án phát triển
cộng đồng 49
2.3.2. Vai trò của phụ nữ trong xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng 54
2.3.3. Vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện Luật bình đẳng giới trong cộng
động 57
2.5. Những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển
cộng đồng 60
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA
PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 68
3.1. Giải pháp chung 68
3.2. Những giải pháp cụ thể 73
3.2.2.Giải pháp nhằm nâng cao sự tham gia của chị em phụ nữ trong lĩnh vực
kinh tế 74
3.2.3.Giải pháp nhằm nâng cao sự tham gia của chị em phụ nữ trong lĩnh vực
văn hoá, xã hội. 75

3
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 85


4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Độ tuổi phụ nữ xã Đông Ngạc tham gia các dự án phát triển
cộng đồng. 33
Biểu đồ 2: Mức độ tham gia của chị em phụ nữ thôn Đông Ngạc với các hoạt
động phát triển cộng đồng 35
Biểu đồ 3: Trình độ học vấn của chị em xã Đông Ngạc 37
Biểu đồ 4: Cơ cấu nghề nghiệp của phụ nữ xã Đông Ngạc 39
Biểu đồ 5: Tỷ lệ sinh con của phụ nữ xã Đông Ngạc 49
Biểu đồ 6: Mức độ tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng 52




DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện hoạt động tại cộng 53
Bảng 2: Một số nội dung bất bình đẳng 55
Bảng 3: số liệu về mức độ các biện pháp nhằm thu hút sự tham gia của chị em
phụ nữ Xã Đông Ngạc 68



5
PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế việc nâng cao vai trò, năng
lực của con người nói chung và của phụ nữ trong phát triển cộng đồng nói
riêng ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết vì phát triển cộng đồng là một
đặc trưng của phát triển xã hội, là một quá trình giúp tăng trưởng kinh tế, xã
hội và cũng là nơi hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mỹ…
Có thể thấy, sự đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội gắn liền
với sự thay đổi một cách cơ bản vai trò của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực của
cuộc sống như trong gia đình, ngoài xã hội, và trong phát triển cộng đồng
Tuy nhiên, đây là một thách thức to lớn đối với vai trò của phụ nữ ở khu vực
nông thôn. Bởi vì, tình trạng trọng nam khinh nữ trong sinh hoạt cộng đồng
làng - xã kéo dài quá lâu trong lịch sử là lực cản to lớn trong quá trình đổi mới
và phát triển cộng đồng nông thôn. Mà phụ nữ là một nhóm xã hội lớn, có mặt
ở nhiều giai tầng, giai cấp khác nhau trong tính đa dạng của các hoạt động xã
hội nhất là hoạt động lao động. Phụ nữ đã có những đóng góp đáng kể trong
sự tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên chưa nơi nào trên trái đất phụ nữ được hoàn
toàn bình đẳng với nam giới. Phụ nữ ở trong điều kiện xã hội đang đấu tranh
cho công bằng và bình đẳng, do đó sự phát triển, sự tiến bộ xã hội cũng chính
là sự phát triển và tiến tới công bằng, bình đẳng giới.
Cũng trong thời kỳ đổi mới, nhờ quán triệt quan điểm giải phóng phụ
nữ của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
và thực hiện luật bình đẳng giới, phụ nữ nói chungvà phụ nữ trong cộng đồng
nông thôn nói riêng có điều kiện và cơ hội phát huy vai trò làm chủ và tính
tích cực công dân trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Ở Việt Nam, khoảng
trên 72% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, phụ nữ chiếm 50,86% dân số và

6
50,9% lực lượng lao động xã hội (số liệu thống kê năm 2006 của TCTK)
Cũng như nhiều nơi trên thế giới, phụ nữ Việt Nam chiếm số đông trong
những người thất học, đói nghèo, bệnh tật, bạo lực tệ nạn xã hội đe doạ. Họ ít

có các cơ hội điều kiện để vui chơi, học hành và hưởng thụ các thành quả lao
động của chính họ. Đó chính là những thiệt thòi trong xã hội, những thua thiệt
trong cuộc sống, những tổn thương trong xã hội mà người phụ nữ phải gánh
chịu đầu tiên. Đây chính là những rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển của
phụ nữ.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, gia đình, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu
chuyên sâu từ góc độ xã hội học về vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng
đồng. Xuất phát từ thực tế trên, một đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vai trò
của phụ nữ trong phát triển cộng đồng là rất cần thiết trước hết là đáp ứng yêu
cầu thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới nói riêng, sự nghiệp giải phóng phụ nữ
nói chung và đồng thời góp phần phát triển chuyên ngành xã hội học về giới ở
Việt Nam. Qua đó hy vọng kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ thực
trạng, nguyên nhân của thực trạng bất bình đẳng giới trong phát triển cộng
đồng và trên cơ sở đó sẽ đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong
phát triển cộng đồng nói riêng, trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng
để :
- Góp phần làm rõ hơn các khái niệm cơ bản, quan điểm lý thuyết về
vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng và khả năng vận dụng các quan
điểm lý thuyết xã hội học về giới nói chung, về vai trò của phụ nữ trong phát

7
triển cộng đồng nói riêng phù hợp với công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế
của Việt Nam ngày nay.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm luận cứ thực tiễn cho
việc điều chỉnh hoặc thay đổi chính sách nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ

trong phát triển cộng đồng; tư vấn cho người dân nói chung, phụ nữ nói riêng
thay đổi khuôn mẫu hành vi phù hợp luật bình đẳng giới trong đời sống xã
hội. Bên cạnh đó, đề tài cũng rút ra những bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực
phát triển cộng đồng nói chung và phụ nữ trong phát triển cộng đồng nói
riêng và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ, nâng cao
bình đẳng giới đối với phụ nữ mà đặc biệt là phụ nữ nông thôn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và mô tả thực trạng vai trò của
phụ nữ trong phát triển cộng đồng qua các hoạt động tại địa phương như các
dự án tại cộng đồng, tham gia luật bình đẳng giới, và hoạt động xây dựng đời
sống văn hóa tại cộng đồng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm rõ các khái niệm cơ bản về vị thế, vai trò của phụ nữ trong cộng
đồng và phát triển cộng đồng, các quan điểm, lý thuyết và tầm quan trọng của
vai trò phụ nữ trong phát triển cộng đồng hiện nay
- Khảo sát, phân tích thực trạng vai trò, nhân tố ảnh hưởng, nguyên
nhân bất cập, hạn chế đến vai trò phụ nữ trong phát triển cộng đồng ở nước ta
hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị giải pháp nhằm góp phần nâng
cao vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng trong giai đoạn hiện nay.

8

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Vai trò của phụ nữ trong phát triển
cộng đồng
4.2. Khách thể nghiên cứu:

Khách thể nghiên cứu của đề tài là:
- Phụ nữ xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội
- Cán bộ lãnh đạo (bí thư, chủ tịch), đảng viên, nhân dân, các tổ chức
đoàn thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên tại xã Đông Ngạc – Từ Liêm- Hà
Nội
4.3. Phạm vi nghiên cứu :
- Đề tài tiến hành nghiên cứu trường hợp tại xã Đông Ngạc, huyện Từ
Liêm, Hà Nội thời gian nghiên cứu, khảo sát từ tháng 9 năm 2009 đến .tháng
6 năm 2010
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp ®Þnh tÝnh (phỏng vấn sâu): 10 trường hợp là: chủ
tịch xã, chủ tịch hội phụ nữ, 4 phụ nữ đã tham gia hoạt động các dự án phát
triển cộng đồng và 4 phụ nữ chưa tham gia vào các hoạt động phát triển cộng
đồng;
- Thảo luận nhóm: 5 thảo luận nhóm tương ứng với 5 lĩnh vực là nhóm
làng nghề, nhóm tự quản, nhóm phụ nữ làm việc trong cơ quan nhà nước,
nhóm phụ nữ làm việc phi nông nghiệp, nhóm phụ nữ thuần nông;
- Phương pháp định lượng: Điều tra khảo sát 250 phiếu hỏi.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu sẵn có;
- Phương pháp so sánh, đối chứng (theo khung SWOT, tức là điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển).
6. Giả thuyết nghiên cứu, các biến số và khung phân tích.

9
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Vai trò của phụ nữ hiện nay được thể hiện trong nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội như lĩnh vực, như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế,
nhưng vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng chưa phát triển mạnh
mẽ và sâu rộng.
- Vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng cộng đồng phụ thuộc

vào những yếu tố: trình độ học vấn, lứa tuổi, nghề nghiệp, thu nhập (mức
sống), đặc điểm gia đình ( tình trạng hôn nhân, số con…)
-Vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng sẽ được nâng cao hơn
nếu hệ thống chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về phụ nữ tiếp tục
được đổi mới, hoàn thiện, hệ thống thông tin – giáo dục - truyền thông về vai
trò của phụ nữ được đẩy mạnh, các cấp quản lý ( cấp cơ sở) chú trọng hơn đến
vai trò của phụ nữ thì phụ nữ sẽ phát huy tốt hơn vai trò của mình trong phát
triển cộng đồng.
6.2. Khung phân tích.













ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - VĂN HOÁ- XÃ HỘI CỦA ĐỊA
PHƯƠNG
HỆ THỐNG ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH
SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
Hệ thống chính sách
của Đảng và nhà nước
về vai trò phụ nữ
trong phát triển cộng

đồng
Vai trò tham gia dự án
phát triển xóa đói giảm
nghèo.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp ủy đảng,
chính quyền, đoàn thể
địa phương đến phụ
nữ
ĐĐ
Đặc trưng cá nhân
phụ nữ trong phát
triển cộng đồng

Vai trò thực hiện luật
bình đẳng giới tại
cộng đồng.
X©y dùng ®êi
sèng v¨n ho¸ tại
céng ®ång.
VAI TRÒ
CỦA PHỤ
NỮ
TRONG
PHÁT
TRIỂN
CỘNG
ĐỒNG

10




6.3. Tương quan giữa các biến
- Biến phụ thuộc: Vai trò phụ nữ trong phát triển cộng đồng, bao gồm:
1- Vai trò tham gia thực hiện các dự án phát triển của làng - xã, 2- Vai trò
tham gia lãnh đạo, quản lý các dự án phát triển của làng - xã, 3- Vai trò thực
hiện luật bình đẳng giới trong phát triển cộng đồng, 4 – Vai trò truyền thông.
- Biến độc lập: Đặc trưng cá nhân bao gồm các yếu tố: trình độ
học vấn, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập của phụ nữ.
- Biến can thiệp: Những nhân tố ảnh hưởng như: 1- Bối cảnh kinh tế -
chính trị- xã hội, 2- Hệ thống chính sách của Đảng và nhà nước về phụ nữ,3-
Sự quan tâm chú trọng đến phụ nữ của hệ thống cấp cơ sở.


11
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ
PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

1.1. Một số khái niệm, quan điểm và lý thuyết về vai trò của phụ nữ trong
phát triển cộng đồng.
1.1.1. Các khái niệm chủ chốt
Vị thế: Vị thế xã hội (địa vị xã hội) được định nghĩa là vị trí xã hội
được thừa nhận mà một cá nhân đã nắm giữ được trong xã hội. Hay, địa vị
(vị thế) là một sự xác định vị trí xã hội trong một cơ cấu xã hội [13,tr207] hoặc
có thể hiểu “ vị thế là một vị trí xã hội của một người hay một nhóm người
trong kết cấu xã hội, được sắp xếp, thẩm định hay đánh giá của xã hội” [10,tr
65]. Mỗi vị thế quyết định chỗ đứng của một cá nhân nào đó trong xã hội và

mối quan hệ của cá nhân đó với những người khác. Do đó, vị thế xã hội là
một đạng biểu hiện địa vị xã hội của con người. Vị thế xã hội được hình thành
trong kết cấu xã hội, được sắp xếp, thẩm định hay đánh giá của xã hội trong
một điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, điều đó có nghĩa là mỗi một con người
đều có địa vị của mình trong những nhóm và trong xã hội mà anh ta là một
thành viên, tương ứng với mỗi vị thế là những quyền lợi và nghĩa vụ xác định.
Vai trò: Mô tả vai trò như sự diễn đạt động lực, đưa những vị thế vào
cuộc sống và theo ông, vai trò là những lối ứng xử đã được quy định sẵn và áp
đặt tương ứng với vị thế cụ thể, do đó chúng ta chiếm giữ các( địa vị) vị thế
nhưng chúng ta đóng các vai trò [13, tr208] .Khái niệm vai trò xã hội dùng để
chỉ chức năng xã hội, mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan bởi
vị thế xã hội của cá nhân trong hệ thống các quan hệ xã hội hoặc hệ thống

12
quan hệ cá nhân. Nói cách khác, vai trò xã hội là một tập hợp các mong đợi,
các quyền và những nghĩa vụ gán cho một địa vị cụ thể. Những mong đợi này
xác định các hành vi của con người được xem như là phù hợp và không phù
hợp đối với người chiềm giữ một địa vị [13,tr208]
Giới là một khái niệm mới xuất hiện nửa đầu thế kỷ XX và mới được
sử dụng rộng rãi ở phong trào phụ nữ thuộc các nước Phương Tây và ở nước
ta vào những năm 1980 [3,tr23]. Cho đến nay nhất là từ khi xuất hiện Luật
bình đẳng giới, thuật ngữ giới đã trở nên khá quen thuộc đối với các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Khái niệm giới đã làm rõ sự khác biệt giữa nam và nữ trên hai khía
cạnh: 1. sinh học (giới tính); 2. văn hóa- xã hội ( giới).
Giới (gender): Chỉ mối quan hệ và tương quan giữa địa vị xã hội của
phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể [3,tr 21]. Nói cách khác,
nói đến giới là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ góc độ xã hội.
Giới còn là thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ
vọng liên quan đến nam và nữ. Khái niệm giới còn dùng để chỉ những quan

niệm, những suy nghĩ đã được thống nhất trong xã hội với một nền văn hoá
cụ thể về những gì là phù hợp, là thông thường của mọi người về tính nam
hay tính nữ có ở hai giới tính đàn ông và đàn bà [29,tr9-15]
Giới tính ( sex): Chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về mặt sinh
học. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến chức năng tái sản xuất giống nòi
và do các yếu tố tự nhiên quy định. Hoặc có thể hiểu, giới tính là sự khác biệt
giữa nam và nữ về mặt sinh học, bao gồm sự khác nhau về giải phẫu ( kích
thước, hình dạng cơ thể…), đặc điểm và chức năng sinh lý của cơ thể người (
hoạt động hormon, chức năng của các bộ phận). Chính vì sự khác nhau về mặt
sinh học nên giới tính có đặc trưng cơ bản là: bẩm sinh, đồng nhất, không
biến đổi và khó thay đổi.

13
Các vai trò giới: Hàng ngày, phụ nữ và nam giới thường phải làm
những công việc khác nhau để thể hiện vai trò của mình. Căn cứ vào từng
chức năng công việc mà mỗi giới thực hiện, có thể nhóm thành ba loại vai trò:
vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng.
- Vai trò giới trong sản xuất: bao gồm những công việc do nam giới và
phụ nữ làm nhằm tạo ra thu nhập bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Phụ nữ và
nam giới thực hiện những vai trò khác nhau trong sản xuất, kinh doanh.
- Vai trò giới trong tái sản xuất: bao gồm những hoạt động tạo ra nòi
giống, duy trì và tái sản xuất sức lao động. Phụ nữ và nam giới thực hiện
những vai trò khác nhau trong quá trình tái sản xuất xã hội.
- Vai trò giới trong đời sống cộng đồng: Bao gồm các hoạt động do phụ
nữ và nam giới thực hiện ở cấp cộng đồng nhằm duy trì, bảo dưỡng các
nguồn lực khan hiếm của cộng đồng, đồng thời thực hiện các nhu cầu chung
của cộng đồng. Phụ nữ và nam giới thực hiện những vai trò khác nhau trong
cộng đồng. Vai trò cộng đồng có thể chia làm hai loại:
+ Vai trò tham gia cộng đồng: Bao gồm các hoạt động chủ yếu do phụ
nữ thực hiện ở cấp cộng đồng, làng bản, tổ dân phố như là sự mở rộng vai trò

tái sản xuất của mình. Đây thường là những công việc tự nguyện không được
trả công và thường làm vào thời gian rỗi.
+ Vai trò lãnh đạo cộng đồng: Bao gồm các hoạt động ở cấp cộng đồng
thường trong thể chế, chính trị của quốc gia. Những công việc này thường
được trả công trực tiếp bằng tiền hoặc gián tiếp bằng tăng thêm vị thế và
quyền lực.
Cộng đồng: ( community) là một khái niệm đã có một quá trình phát
triển lâu dài với nhiều tuyến nghĩa, được sử dụng rộng rãi để chỉ nhiều đối
tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô, đặc tính xã hội.
[28,tr45], cộng đồng là hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các

14
thành viên về mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết ( gia đình,
tình bạn cộng đồng yêu thương) được chính họ tìm kiếm và vì thế con người
được cảm thấy có tính cội nguồn.
Cộng đồng là một nhóm người sống trong cùng một làng/xã hoặc là
những người hàng xóm láng giềng lân cận và do đó được tổ chức thành một
thực thể cộng đồng hoặc một thực thể xã hội hóa [22,tr22]
Như vậy, khái niệm cộng đồng có thể hiểu theo nhiều nghĩa, nghĩa
rộng: cộng đồng chỉ những tập hợp người, các liên minh rộng lớn như “ cộng
đồng thế giới, cộng đồng Châu Âu, cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài… Hẹp hơn, căn cứ vào đặc điểm về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo,
cộng đồng có thể được áp dụng cho một kiểu/hạng xã hội. Hẹp hơn nữa, cộng
đồng sử dụng cho các hình thức xã hội cơ bản là gia đình, làng, hay một nhóm
xã hội nào có những đặc tính chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, giới tính,
nghề nghiệp. Tuy nhiên trong đa số trường hợp khái niệm cộng đồng được sử
dụng chủ yếu để chỉ các cộng đồng địa phương, và đặc biệt là ở cấp cơ sở, tức
là ở cấp phường xã và ở cả quy mô thôn/xóm/làng/bản. Loài người nói chung
đều là các kiểu cộng đồng xã hội dựa trên các cơ sở cộng đồng khác nhau.
Năm 1956, Liên hiệp quốc đã đưa ra định nghĩa : Phát triển cộng đồng là

những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính
quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng đồng và
giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp cho quốc gia [26,tr21]
Trong khuôn khổ luận văn này tác giả tiếp cận Phát triển cộng đồng
theo hướng nghĩa như sau:
Phát triển cộng đồng là sự phát triển của toàn bộ đời sống kinh tế -
chính trị - xã hội, văn hoá của cả một cộng đồng xã hội với sự tham gia của
các thành viên cá nhân, gia đình và các tổ chức của cộng đồng đó, và chủ thể

15
của sự phát triển cộng đồng là phụ nữ mà đề tài này sẽ cần làm rõ các vai trò
của họ.
1.2. Quan điểm của Mác - Lênin về phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong
phát triển cộng đồng
Lênin đã phát triển quan điểm giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ
bình đẳng trong thời đại mới. Ông bác bỏ luận điểm xuyên tạc chủ nghĩa Mác
Lênin về tình yêu, hôn nhân và gia đình, đồng thời vạch trần bộ mặt thật của
chế độ tư bản. Theo Lênin, dưới chế độ tư bản, trong các gia đình lao động,
dù quan hệ vợ chồng có được xây dựng trên tình thương yêu giai cấp thì
người phụ nữ, vừa bị nền sản xuất tư bản làm cho kiệt sức và mụ mẫm, vừa
phải gánh vác những công việc nội trợ vụn vặt, nặng nề nên cũng không thể
vươn lên bình đẳng cùng nam giới. Lênin đã chỉ cụ thể: “ dưới chế độ tư bản
thì phụ nữ, tức là một nửa nhân loại, phải chịu hai tầng áp bức. Nữ công nhân
và nông dân đều bị tư bản áp bức và ngoài ra, họ còn bị giam trong cảnh “ nô
lệ gia đình”[36,tr 38-39]. Từ phân tích những bất công trong xã hội tư sản,
Lênin kêu gọi phụ nữ đứng lên làm cách mạng để giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp và tự giải phóng mình. Việc đầu tiên sau khi giai cấp vô sản
nắm chính quyền, chính quyền Xô viết phải xóa bỏ quyền tư hữu về tư bản và
ruộng đất. Đồng thời, xoá bỏ mọi sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trước pháp
luật sao cho, trong pháp luật mới người ta không còn thấy một chút dấu vết gì

về việc phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng. Sau đó, tạo điều kiện thuận lợi cho
phụ nữ tham gia hoạt động chính trị và hoạt động sản xuất. Theo Lênin, bình
đẳng nam nữ sẽ chỉ nằm trên giấy nếu phụ nữ không có quyền tham gia
những công việc quyết định vận mệnh của đất nước mình, do đó nhà nước Xô
viết phải mạnh dạn đưa phụ nữ vào những cơ quan quản lý nhà nước, xây
dựng củng cố chính quyền và phải giáo dục chính trị cho phụ nữ. Tuy nhiên,
một yếu tố quan trọng để đưa lại bình đẳng cho phụ nữ ở ngoài xã hội chính

16
lại là việc đang đè lên lưng họ, làm cho họ nghẹt thở, mụ mẫm và nhục nhằn.
Lênin đã khẳng định: Không thể nào đảm bảo được tự do thực sự, không thể
nào xây dựng được ngay cả chế độ dân chủ chứ đừng nói đến chủ nghĩa xã
hội nữa, nếu phụ nữ không tham gia công tác xã hội, đội dân cảnh, sinh hoạt
chính trị, nếu không giải thoát phụ nữ khỏi tình cảnh làm cho người ta mụ
mẫm đi, tức là công việc nội trợ và bếp núc [36,tr 38- 39] Bớt gánh nặng công
việc gia đình để phụ nữ có thêm nhiều thời gian học tập, lao động ngoài xã
hội giúp họ vừa làm tròn trách nhiệm của gia đình và trách nhiệm với xã hội
là một bước tiến lớn của V.I. Lênin trong việc thực hiện lý tưởng giải phóng
phụ nữ ở nước Nga. Cách mạng tháng mười thành công không chỉ mở ra kỷ
nguyên dành độc lập cho các dân tộc bị áp bức mà còn mở đầu cho cuộc đấu
tranh giải phóng phụ nữ trên toàn thế giới.
Cho đến nay luận điểm của Lênin về phụ nữ và vai trũ của phụ nữ vẫn
còn giá trị về mặt lý luận, luận điểm của Lênin thêm môt lần nữa khẳng định
cho chúng ta thấy phụ nữ muốn khẳng định mình, muốn bình đẳng với nam
giới họ cần phải trở thành lực lượng lao động xã hội để có được vị thế kinh tế,
từ đó họ mới có điều kiện để cải thiện địa vị của mình trong gia đình và ngoài
xã hội, có như vậy công cuộc giải phóng phụ nữ mới có khả năng trở thành
hiện thực.
1.2.1. Quan điểm của Đảng ta về vai trò, vị thế của phụ nữ, và bình đẳng
giới trong phát triển cộng đồng

Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã thể hiện rõ quan điểm của mình về
phụ nữ, vai trò, vị thế của phụ nữ, và bình đẳng giới trong phát triển cộng
đồng. Trong Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông dương, Đảng đã
đánh giá cao khả năng cách mạng của phụ nữ Việt Nam cũng chú trọng đến
vai trò của phụ nữ và việc tổ chức vận động phụ nữ “ lực lượng phụ nữ là một
lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia

17
vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được.
Nghị quyết của “ Trung ương toàn thể hội nghị” của Đảng cộng sản Đông
Dương tháng 10 năm 1930 về phụ nữ đã nhận định: phụ nữ chiềm một lực
lượng không nhỏ trong những người khổ cực. Họ bị bóc lột vì bị bó buộc
trong phong tục, không có một chút tự do. Vì thế: “ Phải làm cho quần chúng
phụ nữ lao khổ tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng của công nông,
đó là điều cốt yếu nhất, nếu phụ nữ đứng ngoài cuộc đấu tranh cách mạng của
công nông thì sẽ không bao giờ đạt mục đích giải phóng phụ nữ được[27,tr48]
Đảng cộng sản Việt Nam sớm có những đánh giá đúng đắn về vai trò
của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng nên chúng ta đã sớm có được những
phương thức thích hợp để huy động và khích lệ họ phát huy được vai trò, khả
năng cách mạng và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh
đó, Đảng ta luôn luôn quán triệt quan điểm xem giải phóng phụ nữ là một
mục tiêu và nội dung quan trọng của công tác đổi mới và sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Sự quan tâm của Đảng ta về công tác phụ nữ không chỉ thể hiện qua
các Nghị quyết, chỉ thị mà đã được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp luật, các
chính sách do Nhà nước ban hành nhằm bênh vực và bảo vệ quyền chính
đáng của phụ nữ, bảo vệ quyền bình đẳng giữa nam và nữ trên tất cả mọiế
phương diện học tập, nghiên cứu, lao động, hoạt động xã hội, sinh hoạt gia
đình- Trong hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban
hành năm 1946 đã tuyên bố với thế giới rằng phụ nữ Việt Nam đứng ngang

hàng với nam giới để hưởng các quyền tự do: “ Tất cả quyền bình đẳng trong
nước là của nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu
nghèo, giai cấp tôn giáo”, “ Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về
mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”, “ Đàn bà ngang quyền với đàn
ông về mọi phương diện” . Tiếp theo đó đến các hiến pháp năm 1959, 1980

18
nguyên tắc bình đẳng giới được nhấn mạnh, mở rộng và khẳng định trong
điều 63. Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 1992: “ Công dân nam và nữ có
quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình. Nhà nước
và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng
phát huy vai trò của mình trong xã hội”
Luật hôn nhân và gia đình của nước ta ban hành năm 1959 cũng đã
nhấn mạnh quyền tự do hôn nhân, nguyên tắc một vợ, một chồng, vợ chồng
cùng bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em: “ Vợ chồng có nghĩa
vụ và quyền lợi như nhau đối với tài sản chung. Việc mua bán, trao đổi, cầm
cố, vay mượn và chuyển nhượng những tài sản có giá trị lớn phải có sự thoả
thuận của cả hai vợ chồng”.
Luật lao động của nước Việt Nam công bố ngày 5/7/1994 khẳng định
việc: “ Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt
với nam giới” như “ tạo mọi điều kiện để lao động nữ phát huy khả năng của
mình”, bảo hộ các chế độ làm việc, sử dụng lao động nữ và chế độ liên quan
đến thai sản trong quá trình lao động”
Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam cũng kêu gọi
khuyến khích sự bình đẳng giới trong lao động, tuyển dụng, giáo dục, y tế, và
trao quyền cho phụ nữ trong việc lãnh đạo và tham gia các chương trình phát
triển quốc gia. Kêu gọi củng cố vai trò phụ nữ trong gia đình và xã hội. Vì
vậy, nâng cao vai trò, địa vị của phụ nữ được nhìn nhận như là một vấn đề về
quyền con người, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển và giảm tình trạnh bất
bình đẳng, đặc biệt là bất bình đẳng giới.

Sự kiện không thể không nói đến là quốc hội Việt Nam đã thông qua
Luật bình đẳng giới vào ngày 29/10/2006. Sự kiện này đả khẳng định quyết
tâm những quy định về bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống gia
đình và xã hội. Các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ

19
quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới. Điều 11
của Luật bình đẳng giới quy định nam nữ bình đẳng: 1) trong tham gia quản
lý Nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; 2) trong tham gia xây dựng hương
ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan tổ chức; 3)
trong việc tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội
đồng nhân dân, tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo
của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
4)bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản
lý, lãnh đạo của cơ quan tổ chức.
Có thể nói Đảng và chính phủ Việt Nam đánh giá cao vai trò của phụ
nữ trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng
đất nước, đồng thời quan tâm đến việc bảo vệ địa vị của người phụ nữ, nâng
cao bình đẳng giới ở Việt Nam.Phụ nữ Việt nam được khuyến khích, tạo điều
kiện hỗ trợ về mặt pháp lý trongviệc tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế,
văn hoá và xã hội trong cộng đồng.
Tóm lại nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng, được
xem xét dưới góc độ của chủ nghĩa Mác Lê nin và quan điểm của Đảng và
nhà nước ta để thấy rõ những điểm cơ bản và quan trọng sau:
- Muốn giải phóng phụ nữ , thiết lập vị trí bình đẳng với nam giới
phụ nữ cần tham gia các hoạt động xã hội, và nền sản xuất xã hội để từ đó có
sự đóng góp kinh tế cho gia đình, ngoài ra phụ nữ còn đóng góp kinh tế cho
cộng đồng và tham gia các hoạt động chính trị, văn hoá, chăm sóc sức khoẻ
để nâng cao vị thế của mình không chỉ ở trong gia đình mà còn ở ngoài xã
hội.

- Đảng và nhà nước thừa nhận sự đóng góp của phụ nữ trong sự
nghiệp cách mạng của nhà nước và đã liên tục thay đổi, tạo khuôn khổ pháp
lý phù hợp để phụ nữ có cơ hội và điều kiện bình đẳng cùng nam giới về mọi

20
phương diện. Đó chính là bước tạo đà để phụ nữ được phát huy sức mạnh nội
lực của mình, có cơ hội đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế gia đình, và phát
huy vai trò của mình trong tham gia các hoạt động cộng đồng vì sự phát triển
của gia đình và xã hội.
1.3. Một số lý thuyết về vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng
1.3.1.Lý thuyết chức năng – cơ cấu
Thuyết chức năng đóng vai trò quan trọng và được sử dụng rộng rãi
trong nghiên cứu xã hội học, thuyết chức năng nhấn mạnh đến những đóng
gớp chức năng của những bộ phận trong một xã hội để duy trì cấu trúc, trật tự
xã hội. Ngoài ra thuyết chức năng còn nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của
các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể, mà mỗi bộ phận đều có chức năng
nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó, với tư cách là một
cấu trúc tương đối ổn định, bền vững. Mô hình lý thuyết này gồm hai mô hình
như sau:
- Thứ nhất, xã hội do cấu trúc xã hội cấu thành, được xác định như
những khuôn mẫu, hành vi xã hội tương đối ổn định. Các cấu trúc xã hội quan
trọng nhất là những bộ phận chính trong xã hội.
- Thứ hai, mỗi thành phần cấu trúc xã hội được hiểu trong mô hình
này theo nghĩa chức năng xã hội, quy vào kết quả hoạt động xã hội như một
tổng thể. Vì thế, mỗi bộ phận trong xã hội có một hay nhiều chức năng quan
trọng cần thiết cho xã hội tồn tại. Lý thuyết này tập trung vào sự hội nhập xã
hội, sự đồng tình, đoàn kết xã hội, sự ổn định, cân bằng nội tại đảm bảo cho
trật tự xã hội Những gương mặt tiêu biểu cho lý thuyết này là các nhà xã hội
học như: Auguste Comte, Herbert Spencer; Emile Durkheim, Talcott Parsons
và sơ đồ lý thuyết hệ thống xã hội của Parsons AGIL được phân tích và có

ứng dụng trong hệ thống xã hội.

21
Nhìn chung các luận điểm cơ bản của thuyết cấu trúc, chức năng đều
nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc. Thuyết
này cho rằng, một xã hội tồn tại được, phát triển được là do các bộ phận cấu
thành của nó hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp với nhau để đảm bảo cho sự cân
bằng chung cho cả cấu trúc; bất kỳ một sự thay đổi ở thành phần nào cũng
kéo theo sự thay đổi ở thành phần khác. Sự biến đổi của cấu trúc luôn
hướng tới thiết lập lại trạng thái cân bằng ổn định. Đối với cấu trúc xã hội, các
đại diện của chủ thuyết chức năng vừa nhấn mạnh tính hệ thống của nó, vừa
đề cao vai trò quan trọng của hệ giá trị, hệ chuẩn mực xã hội trong việc tạo
dựng sự nhất trí, thống nhất, ổn định, trật tự xã hội.
Tóm lại, lý thuyết chức năng với các biến thể của nó gợi ý cho thấy
rằng với tư cách là một nhóm xã hội tạo nên cấu trúc xã hội, phụ nữ cũng có
những chức năng quan trọng, cần thiết đê cho xã hội tồn tại và phát triển.
Thuyết chức năng chỉ ra rằng vai trò của phụ nữ phụ thuộc rất nhiều vào vị
thế xã hội của họ trong cơ cấu ( cấu trúc xã hội) của cộng đồng nơi họ sinh
sống. Nghiên cứu thuyết này cũng cho thấy rằng vai trò của phụ nữ chính là
chức năng xã hội mà phụ nữ thực hiện để đáp ứng các yêu cầu của sự tồn tại
và phát triển của cả cộng đồng xã hội. Do đó, tham gia bình đẳng cùng nam
giới, bày tỏ nguyện vọng của mình trong các hoạt động phát triển qua đó góp
phần ổn định, trật tự xã hội, đẩy mạnh công bằng xã hội là một yêu cầu, một
đòi hỏi, một xu thế của phụ nữ Việt nam trong khi đất nước bước vào nền
kinh tế hội nhập và khi Việt Nam đã cam kết thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.
1.3.2. Lý thuyết, quan điểm giới và phụ nữ trong phát triển cộng đồng
- Quan điểm phụ nữ trong phát triển (WID)
Sau chiến tranh thế giới thứ II, hệ thống Liên hiệp quốc được hình
thành với các hoạt động điều phối hỗ trợ phát triển ngày càng được mở rộng,
tuy nhiên thời gian đầu chưa có bất cứ một luận điểm nào chú ý hoặc đề cập


22
đến phụ nữ bởi quan niệm bất kỳ sự phát triển kinh tế xã hội nào cũng đều
đem lại đổi thay cho mọi người, trong đó có phụ nữ. Sự thay đổi bắt đầu xuất
hiện trong Chiến lược phát triển quốc tế cho thập kỷ thứ hai do Đại hội đồng
Liên hiệp quốc nhấn mạnh: khuyến khích sự hoà nhập của phụ nữ vào nỗ lực
phát triển một cách đầy đủ và vấn đề của phụ nữ là vấn đề phát triển. Và thuật
ngữ “ phụ nữ trong phát triển” ra đời từ đó.
Quan điểm “phụ nữ trong phát triển” chú trọng vào phụ nữ, vào các vấn
đề phụ nữ nảy sinh trong phát triển như: cơ hội có việc làm, được học hành,
bình đẳng tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội và được hưởng dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ và đời sống. Phong trào WID đòi hỏi công bằng xã hội và
công lý cho phụ nữ.
Cách tiếp cận WID dựa vào cơ sở nổi bật là các quá trình phát triển sẽ
được tiến hành tốt hơn nếu như phụ nữ được coi là trọng tâm nghiên cứu và
trong chuyển giao các nguồn vốn qua các dự án. Cách tiếp cận này cũng thách
thức quan điểm trước đây cho rằng, những lợi ích thu được từ những dự án
phát triển sẽ tự động làm lợi cho phụ nữ và các nhóm yếu thế khác trong các
quốc gia phát triển và quan điểm cho rằng hiện đại hoá sẽ tự động làm tăng sự
bình đẳng giới.
Quan điểm “ phụ nữ trong phát triển” đã nhấn mạnh vai trò to lớn, quan
trọng, cần thiết của phụ nữ trong quá trình xây dựng đất nước và tăng trưởng
kinh tế, coi trọng vai trò của phụ nữ với tư cách là người hưởng thụ thành quả
của sự phát triển, nắm giữ được các nguồn lực như là chìa khoá mở đường
giúp họ thoát khỏi sự lệ thuộc. Nhưng “ phụ nữ trong phát triển” mới chỉ đặt
phụ nữ trong khuôn khổ phát triển đã được định sẵn chứ chưa coi phụ nữ là
chủ thể của quá trình phát triển kinh tế xã hội vì vậy hạn chế khả năng phát
huy tính chủ động, sáng tạo của phụ nữ mà có thể làm giảm hiệu quả của các
quá trình kinh tế, và quan điểm này xem vấn đề phụ nữ một cách tách biệt,


23
quá nhấn mạnh đến khía cạnh sản xuất trong công việc và lao động của phụ
nữ, nhất là việc tạo ra thu nhập, trong khi đó đã bỏ qua khía cạnh tái sản xuất.
- Quan điểm Giới và phát triển ( GAD)
Quan điểm “ Giới và phát triển”quan tâm đến mối tương quan giữa phụ
nữ và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, hướng vào sự
phát triển bền vững, tập trung vào cân bằng giới với các chương trình phát
triển nhằm đáp ứng nhu cầu của cả giới nam và nữ. GAD là tạo sự chuyển
biến trong suy nghĩ, nhìn nhận về vai trò, trách nhiệm, các quyền tiếp cận,
kiểm soát nguồn lực của phụ nữ và nam giới cũng như điều chỉnh các yếu tố
cơ cấu tác động ảnh hưởng nhằm cải thiện tình trạng, vị thế của phụ nữ và cân
bằng các quan hệ giới.
Theo hướng tiếp cận này, phụ nữ được nhìn nhận là những nhân tố tích
cực chứ không phải là những người thừa hưởng thành quả của sự phát triển.
Mục tiêu phát triển ở đây là sự tự lực và sức mạnh của bản thân phụ nữ, nghĩa
là phụ nữ có cơ hội phát huy hết năng lực của mình và có điều kiện phát triển
một cách toàn diện và hoàn toàn bình đẳng cùng nam giới, sự tham gia và
kinh nghiệm của phụ nữ trong hoạt động kinh tế xã hội hay quản lý cộng đồng
có ý nghĩa chính trị – xã hội tích cực, vừa tăng trưởng năng lực cá nhân, vừa
tạo quyền cho chính họ, vừa thúc đẩy tốc độ phát triển chung của xã hội.
Quan điểm GAD cung cấp cơ sở lý luận cho việc xem xét vai trò của
phụ nữ trong mối tương quan với vai trò của nam giới tang phát triển cộng
đồng trên các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Tìm hiểu, nhu cầu, nguyện vọng
tạo điều kiện để phụ nữ phát huy hết năng lực của mình, chủ động cùng nam
giới tham gia các hoạt động phát triển kinh tế gia đình và cộng đồng, các hoạt
động văn hoá, chính trị, chăm sóc SKSS.
1.3.3. Quan điểm của các nhà xã hội học về cộng đồng.

×