Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

nghiên cứu khoa học về tình trạng sức khỏe răng miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.38 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

11


SỠ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH KHOA BÌNH DƯƠNG
Thứ

ngày

tháng

năm 2016

BỆNH RĂNG MIỆNG Ở TRẺ EM

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Kính thưa tất cả các bậc phụ huynh cùng tập thể CBGVNV thân mến!
Như chúng ta đã biết răng miệng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ
con người. Răng đảm nhiệm việc nhai và nghiền thức ăn để cung cấp các chất dinh
dưỡng cho cơ thể. Ở người nhờ có hàm răng khoẻ mạnh giúp chúng ta ăn ngon
miệng hơn, tiêu hoá tốt hơn, phát âm đúng, nói
rõ, đọc chuẩn, hát hay, có nụ cười đẹp và
gương mặt dễ thương.
Cho

đến nay, bệnh răng miệng thường gặp nhất ở lứa
tuổi học sinh là bệnh sâu răng. Bệnh sâu


răng là một bệnh phá hoại cấu trúc của răng làm răng bị hỏng, do vi khuẩn trong
miệng làm lên men thức ăn dính ở răng gây sâu răng, do vệ sinh răng miệng kém,
ăn uống không đủ chất, ăn nhiều đồ ngọt... đồng thời không biết cách vệ sinh răng
miệng đúng cách sẽ ảnh hưởng đến răng của chúng ta.Khi bị sâu răng sẽ làm cho
chúng ta đau đớn, biếng ăn, mất ngủ, gầy sút cân sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu
không được chữa trị, bệnh này có thể dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng
răng.
12


Trẻ em là đối tượng rất dễ dàng bị bệnh sâu răng tấn công do các bé chưa thể tự
mình chăm sóc vệ sinh răng miệng một cách chính xác. Vì vậy việc đề phòng bệnh
sâu răng ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp đỡ và theo dõi từ giáo viên các
bậc phụ huynh.

13


B. NỘI DUNG
1. Vấn đề giáo dục chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ em

Ông cha ta tự xa xưa đã nói rất chí lý là: “Cái răng, cái tóc là gốc con người”. Vì
có bộ răng tốt, khỏe, khi ăn ta mới có thể nhai kỹ, thấy ngon miệng, thức ăn tiêu
hóa được dễ dàng và làm cho ta có sức khỏe. Hàm răng tốt, họng miệng sạch làm
cho ta tự tin trong giao tiếp. Trẻ em vì không biết cách tự chăm sóc răng, cha mẹ
hoặc không biết cách chăm sóc răng hoặc không quan tâm hoặc không có thời gian
chăm sóc răng cho con nên trẻ em có tỷ lệ sâu răng khá cao, là một vấn đề lớn của
thế giới và các nước đang phát triển.
2.
3.

3.1

Đối tượng tư vấn
Cán bộ, giáo viên, nhân viên ở trường
Phụ huynh của trẻ
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chăm sóc răng miệng cho cán bộ, giáo viên, nhân

viên và phụ huynh áp dụng cho con, em mình.
3.2 Mục tiêu
- Thu hút sự chú ý, quan tâm của trẻ, giáo viên và phụ huynh
- Giáo viên và phụ huynh hiểu được vai trò của răng miệng đối với sức khỏe
- Giáo viên và phụ huynh biết được triệu chứng của bệnh sâu răng
- Giáo viên và phụ huynh biết được nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng
- Giáo viên và phụ huynh hiểu được sự nguy hiểm của bệnh sâu răng
- Giáo viên và phụ huynh biết những bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em
- Giáo viên và phụ huynh biết được những độ tuổi dễ bị sâu răng
- Giáo viên và phụ huynh biết cách phòng bệnh răng miệng cho trẻ
- Giáo viên và phụ huynh biết cách đánh răng đúng cách.
4. Nội dung
4.1 Vai trò của răng miệng đối với sức khỏe

Răng miệng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người, là bộ
phận đầu tiên của hệ thống tiêu hóa. Răng miệng đảm nhiệm chức năng nhai và
nghiền thức ăn, giúp cho ăn ngon miệng và quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn
được dễ hơn, nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Khi mắc các bệnh về răng
14



miệng trẻ sẽ biếng ăn, mất ngủ, gầy sút cân, dần dần dẫn đến suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, răng miệng còn có vai trò thẩm mỹ, phát âm chuẩn, góp phần để nụ
cười đẹp duyên. Răng sâu là nơi chứa các mảnh vụn của thức ăn, lên men gây
hôi miệng và làm hỏng răng.
4.2 Triệu chứng của bệnh sâu răng

Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ
sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian
sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người
bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn
nóng, lạnh, đau khi có thức ăn nóng giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần
đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh
nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng
đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.
4.3 Nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng
-

Có 3 yếu tố gây bệnh sâu răng là: vi khuẩn, chất đường và thời gian vi khuẩn và
chất đường bám dính ở răng. Vi khuẩn gây sâu răng trú ẩn ở lớp mảng bám răng.
Đường có trong thức ăn, thời gian vi khuẩn tồn tại trong miệng từ 20- 1 giờ sau
khi ăn.

-

Các acid

trong thức ăn gồm acid citric, phospholic, malic
tartaric, cacbonic…Những người thường uống
nước ép hoa quả, nước uống có ga, ăn dưa chua,




muối, các loại trái cây chua như khế, cam, quýt,
me… bị ăn mòn răng ngày càng nặng.

-

Những người ăn nhiều tinh bột, nếu ăn ít các
loại đường thì có mức độ sâu răng thấp hơn
15


- Các loại thuốc như kháng sinh trẻ em, vitamin, xi rô ho, …chứa một lượng lớn
đường, nên chúng sẽ làm tăng tốc độ sâu răng.
4.4 Nguy hiểm của bệnh sâu răng

Từng được Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) xem là một trong ba mối nguy cho
sức khỏe con người sau bệnh tim và ung thư, chính vì thế cho đến nay, bệnh sâu
săng vẫn là nỗi lo mà bất cứ ai cũng không thể xem thường.
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, bệnh sâu răng lại có những tác động tiêu cực không chỉ
trong một thời gian ngắn mà còn kéo dài đến khi trẻ trưởng thành.
Nhiều phụ huynh đến nay vẫn chưa hiểu rõ hay xem nhẹ ảnh hưởng của bệnh
sâu răng đến cuộc sống hằng ngày của con nhỏ. Đây thật sự là điếu đáng phải
quan tâm vì thực tế, ngoài những cơn nhức răng thường thấy, trẻ còn bị ảnh
hưởng nhiều đến việc sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, học tập,…
Chính những lỗ hổng ban đầu xuất hiện trên bề mặt răng sẽ khiến trẻ có cảm giác
ê buốt mỗi khi ăn phải các đồ ăn nóng lạnh hay chua ngọt. Tuy cảm giác này sẽ
hết khi trẻ không còn ăn nữa nhưng chính vì thế làm trẻ dễ có suy nghĩ muốn bỏ
bữa để tránh cơn đau. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị sớm, các lỗ sâu sẽ
lớn dần và sâu vào tận buồng tủy. Lúc này, cảm giác đau răng sẽ xuất hiện với

mật độ nhiều hơn khiến trẻ sẽ thật sự chán ăn dẫn đến sụt cân liên tục. Càng kéo
dài tình trạng bỏ bữa sẽ làm trẻ suy nhược, giảm sức đề kháng do thiếu chất dinh
dưỡng, nặng hơn là suy dinh dưỡng.
Ngoài những ảnh hưởng về thể chất, bệnh sâu răng còn khiến bé trở nên thụ
động, ngại tiếp xúc với bạn bè, học hành cũng giảm sút. Đã có rất nhiều bậc phụ
huynh than phiền cháu nhà từ hiếu động trở nên lầm lì, ủ rũ một chỗ chẳng chịu
nói chuyện với ai, thậm chí còn cáu gắt với cha mẹ chỉ vì bị răng sâu hành. Theo
thời gian, trẻ sẽ dễ cô lập bản thân với mọi người không chỉ bạn bè xung quanh
16


mà còn cả gia đình. Điều này rất ảnh hưởng đến sự định hình tâm lý sau này của
bé.
4.5 Những bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em

Theo kết quả điều tra về răng miệng gần đây cho thấy trên toàn quốc có trên 60%
người bị sâu răng. Đặc biệt, có khoảng 85% trẻ em từ 6-8 tuổi bị sâu răng, mỗi trẻ
trung bình có tới 6 răng sâu. Bệnh răng miệng hay gặp nhất ở tuổi học đường là
bệnh sâu răng sữa và viêm lợi. Sâu răng sữa xuất hiện ở trẻ chưa hoặc bắt đầu
thay sang răng vĩnh viễn, đây là lứa tuổi bắt đầu vào lớp 1. Tình trạng sâu răng
sữa cũng có thể xuất hiện trước khi trẻ đến trường với biểu hiện nhiều răng bị
sún. Khi chưa thay răng, răng sữa của trẻ thường chỉ có 20 chiếc. Với đặc điểm
của răng sữa là kết cấu không bền vững, mềm và dễ bị tác động của vi khuẩn
trong miệng, do vậy răng sữa rất dễ bị sâu. Nếu không được điều trị tốt, răng sữa
bị sâu sẽ lây lan nhanh sang các răng lành khác và là điều kiện thuận lợi làm cho
các răng vĩnh viễn mọc sau đó tiếp tục mắc phải căn bệnh này. Khi mới bắt đầu
sâu, cũng như sâu răng ở người lớn, trên răng sữa của trẻ xuất hiện những đốm
màu sậm như cà phê rồi trở nên đen. Các vết đen này ngày một ăn sâu vào trong
thân răng làm mòn răng gây đau nhức, khó nhai, thậm chí là sốt, ảnh hưởng đến
sự phát triển của xương quai hàm và viêm tủy xương hàm ở trẻ.

Song hành cùng với bệnh sâu răng sữa là tình trạng viêm lợi. Đây là 2 bệnh có
quan hệ với nhau. Khi lợi bị viêm sẽ đỏ và sưng tấy, dễ chảy máu, miệng có mùi
hôi. Vì lợi bị đau nên nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên làm cho tình
trạng viêm tiếp tục nặng hơn và tạo điều kiện cho sâu răng phát triển, nếu đã có
sâu răng rồi thì càng nặng hơn. Viêm lợi còn là giai đoạn đầu của quá trình viêm
quanh răng, khi bệnh đã nặng thì lợi sẽ không còn bám chắc vào răng nữa mà
hình thành các túi lợi, các dây chằng của răng và xương bị vi khuẩn xâm nhập,
phá hủy. Trong các túi lợi chứa đầy mảng bám cao răng và vi khuẩn. Quá trình
này diễn ra lâu và không được điều trị sẽ làm lung lay và rụng răng. Bên cạnh đó
17


thì tình trạng thay răng không được chăm sóc tốt, sâu răng, răng bị “sún” làm cho
nhiều trẻ có hàm răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và còn là
điều kiện cho mảng bám, vi khuẩn phát triển ở những chỗ răng mọc chen chúc,
răng mọc lệch khiến quá trình đánh răng không làm sạch được sẽ gây ra các bệnh
răng miệng sau này.
4.6 Những độ tuổi dễ bị sâu răng
Sâu răng sớm là hiện tượng xuất hiện rất phổ biến ở trẻ, chiếm tỷ lệ 30 – 50% ở
các nước phát triển và đến 70% ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân do
nhiều trẻ có thói quen ăn bánh, kẹo ngọt liên tục trong ngày, không theo bữa và
ăn xong không đánh răng. Bên cạnh đó là việc rất ít trẻ được khám và điều trị
các bệnh về răng miệng kịp thời. Sự hình thành sâu răng phụ thuộc vào các axít
hữu cơ được tạo ra từ sự lên men của các carbohydrate trong thức ăn do vi khuẩn
làm giảm độ pH ở các mảng bám răng và tạo ra những chỗ bị mất khoáng. Sâu
răng ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và các lỗ sâu răng sẽ
xuất hiện khi tình trạng mất khoáng tiến triển mạnh.
Nhóm các vi khuẩn atreptococcus mutans có liên quan đến sự hình thành sâu
răng. Các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng, tạo ra nhiều chất
axít và sống ở môi trường pH thấp. Khi men răng bị thủng lỗ, các loại vi khuẩn

khác (các lactobacillus) sẽ sinh sôi ở răng, tạo ra môi trường axít và thúc đẩy hóa
trình mất khoáng. Sự mất khoáng do axít được tạo ra từ vi khuẩn phụ thuộc vào
số lần tiêu thụ và loại carbohydrate có trong thức ăn.
Sâu răng sớm ở trẻ có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi. Các đối tượng có
nguy cơ bị sâu răng bao gồm những trẻ thường xuyên ăn chất đường (thường
xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường, bánh snack), trẻ có nhiều người
thân như cha mẹ hay các anh chị em ruột bị sâu răng, hay trẻ có dị dạng ở răng.

18


4.7 Phòng bệnh răng miệng tuổi học đường
Muốn trẻ có hàm răng đẹp, trẻ phải được chăm sóc ngay từ khi mang thai, đó là
cần thực hiện chế độ dinh dưỡng thai nhi tốt, đầy đủ chất cần thiết cho sự phát
triển hàm răng đẹp, khỏe của trẻ sau này như canxi, các loại vitamin có trong
thức ăn. Trong thời kỳ trẻ thay răng sữa sang răng vĩnh viễn cũng cần bổ sung
các chất cần thiết đó cho trẻ.
Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng và viêm nướu là vệ sinh răng miệng không
sạch và không thường xuyên, vì vậy, cần chú trọng vệ sinh răng miệng.
- Đánh răng sau mỗi bữa ăn, tối thiểu 2 lần một ngày sáng khi ngủ dậy, tối trước
khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải mềm và đánh răng đúng cách;
- Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung canxi, vitamin;
- Hạn chế ăn quà vặt, không ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, bim bim…vv trước
khi đi ngủ; Không ăn các thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá cứng, quá chua;
- Kiểm tra răng miệng theo định kỳ 3-6 tháng một lần;
- Điều trị kịp thời khi phát hiện bệnh về răng miệng;
- Sử dụng chất Fluor để phòng chống sâu răng bằng cách cho học sinh súc miệng
bằng dung dịch Natri fluor 0,2%, từ lớp 1 trở lên thực hiện 1 lần/tuần.
- Khi thay răng không nên để trẻ tự nhổ hoặc nhổ răng tại nhà , tránh nhiễm
khuẩn và chảy máu nặng mà cần đến các phòng khám nha khoa, bệnh viện. Đối

với những em có răng mọc lệch lạc, cần đợi mọc đủ răng vĩnh viễn mới xem xét
đến việc dùng các dụng cụ nắn chỉnh răng hợp lý. Trong quá trình học tập, vui
chơi tại trường, các em cẩn thận khi vui đùa tránh những tai nạn gãy răng xảy ra,

19


nhất là gãy răng đã thay sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng phát âm, nhai
nghiền cũng như tốn kém cho việc làm răng giả sau này.
4.8 Đánh răng đúng cách giúp giảm thiểu được nguy cơ mắc các chứng bệnh
sâu răng và viêm lợi.
Các bước đánh răng đúng cách:
Bước1: Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, dấp một ít nước cho ẩm và để
một lớp mỏng kem đánh răng lên bề mặt lông bàn chải, nên chọn loại kem có
chứa flour.
Bước 2: Khi bắt đầu đáng răng, nên hàm chải trên, ở bên trái trước (mặt gần má)
theo chiều kim đồng hồ. Đặt lông bàn chảI hướng về đường viền nướu răng một
góc 45 độ, rồi dịch chuyển bàn chải theo vòng tròn ngắn trên bề mặt răng khoảng
20 giây.
Bước 3: Dùng lông bàn chải “quét” quét từ đường viền nướu răng đến bề mặt răng
để làm sạch các mảng bám thức ăn trong kẽ răng và khe nướu.
Bước 4: Tiếp tục chải “xoay tròn” theo chiều kim đồng hồ đói với hàm dưới bên
trái. Lặp lại bước 2 và 3 cho bề mặt trong ở phía răng ở phía trong của hàm trên
và hàm dưới.
Bước 5: Chải mặt trong của răng cửa hàm trên (gần lưỡi) bằng cách sử dụng đỉnh
đầu bàn chảI để chải nhẹ từ đường viền nướu răng xuống bề mặt của răng. Thực
hiện động tác này 2-3 lần.
Bước 6: Đối với mặt trong của răng trước hàm dưới, thì cũng đặt lông đỉnh đầu
bàn chải về đường viền nướu răng, sau đó chải nhẹ lên.Thực hiện 2-3 lần.
Bước 7: Chải mặt nhai của răng hàm trên và dưới bằng cách xoay tròn bàn chải.

110


Bước 8: Chải lưỡi và mặt trong cửa má: xoay nhẹ nhàng lông bàn chải theo
chuyển động trên bề mặt lưỡi và phía trong má khoảng 30 giây.
Bước 9: Súc miệng bằng nước sạch hoặc có thể dùng nước súc miệng.


Lưu ý:
- Chải sạch tất cả các bề mặt của răng.
- Không đánh răng quá mạnh.
- Thời gian đánh răng ít nhất 2 phút.
- Đánh răng ngay sau khi ăn, trước khi ngủ.
- Ba tháng nên thay bàn chải 1 lần.

5. Phương tiện công cụ
-

Máy chiếu

-

Video, hình ảnh về răng miệng

-

Dụng cụ đánh răng: răng giả, bàn chảy, kem đánh răng

6. Thời gian, không gian
-


Buổi tối 19h chủ nhật trong phòng sinh hoạt tập thể ở trường

7. Đối tượng tham gia hổ trợ
-

Nhân viên y tế trong trường

-

1 Giáo viên trong trường

111


8. Kinh phí buổi tư vấn

8.1 Nguồn kinh phí thu được

STT

Họ và tên

Chức vụ

Địa chỉ

Số tiền
quyên góp


1

Nguyễn Văn Út

Hội phụ huynh Bình Thạnh, Cao Lãnh, 1.500.000đ
học sinh
Đồng Tháp

2

Trần Thị Huệ

Hội phụ huynh Bình Thạnh, Cao Lãnh, 1.000.000đ
học sinh
Đồng Tháp

3

Nguyễn Thị Ngọc
Nga

Hiệu
MN
Sen

4

Lê Thị Xuân Ngân Y tá trạm Mỹ Phường 6, Cao Lãnh, Đồng 500.000đ
Hiệp
Tháp


5

Nguyễn Thế Sang

Bác sĩ bệnh Phường 4, Cao Lãnh, Đồng 1.500.000đ
viện Quân Y
Tháp

6

Lê Tấn Tài

Hội phụ huynh Phường 2, Cao Lãnh, Đồng 300.000đ
học sinh
Tháp

8

Võ Thị Diễm My

Hiệu phó MN Phường 4, Cao Lãnh, Đồng 800.000đ
Hương Sen
Tháp

9

Lâm Thanh Hằng

Phụ huynh


Phường 5, Cao Lãnh, Đồng 200.000đ
Tháp

10

Nguyễn Thanh
Phương Em

Phụ huynh

Phường 2, Cao Lãnh, Đồng 100.000đ
Tháp

trưởng Phường 6, Cao Lãnh, Đồng 1.500.000đ
Hương Tháp

Tổng nguồn kinh phí quyên góp: 7.400.000đ

112


8.2 Chi phí

+ Vận chuyển: 300.000đ
+ Công lao động: 3.000.000đ
+ Quà

Quà


Số lượng

Giá

Bàn chảy đánh
răng trẻ em

230

8.000đ

1.840.000đ

Kem
răng

đánh

230

9.000đ

2.070.000đ

Túi giấy đựng
quà

230

800đ


184.000đ

Tổng chi

Tổng

4.094.000đ

Tổng các chi phí: 7.394.000đ
9

Đánh giá kết quả buổi tư vấn TT-GD-SK
Buổi tư vấn diễn ra rất thành công và hiệu quả khách mời rất chú ý và nhiệt tình trả
lời câu hỏi cũng như đặt ra những câu hỏi, trường hợp, những thắc mắc của mình.
Tổng khách mời 200 người, số khách có mặt 186 người. Tỷ lệ người tham gia 93% so
với thư mời cho ta thấy bệnh sâu răng rất được cộng đồng quan tâm
Tỷ lệ người trả lời đúng câu hỏi 100% cho ta thấy khách mời đã hiểu về bệnh sâu
răng và cách phòng chống để áp dụng cho con em và cả bản thân mình.

113


C. Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

114


ĐIỂM


115



×