Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

TUYÊN BỐ CÁ NHÂN MẤT TÍCH VÀ TUYÊN BỐ CÁ NHÂN CHẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.44 KB, 18 trang )

Chào mừng cô và các
bạn đã đến với bài
thuyết trình của
nhóm 2


Khoa Luật

Môn học: Luật Dân Sự 1

Chủ đề:
TUYÊN BỐ CÁ NHÂN MẤT TÍCH
VÀ TUYÊN BỐ CÁ NHÂN CHẾT

GVHD: NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN


NỘI DUNG CHÍNH
TUYÊN BỐ CÁ NHÂN MẤT TÍCH
I, Khái niệm tuyên bố cá nhân mất tích
II, Điều kiện tuyên bố cá nhân mất tích
III, Nội dung tuyên bố cá nhân mất tích
IV, Hủy bỏ tuyên bố cá nhân mất tích

TUYÊN BỐ CÁ NHÂN CHẾT
I, Khái niệm tuyên bố cá nhân chết
II, Điều kiện tuyên bố cá nhân chết
III, Nội dung tuyên bố cá nhân chết
IV, Hủy bỏ tuyên bố cá nhân chết



TUYÊN BỐ CÁ NHÂN MẤT TÍCH
I, Khái niệm:
Tuyên bố cá nhân mất tích là việc Tòa án nhân dân ra quyết
định tuyên bố một cá nhân mất tích theo yêu cầu của những
người có quyền, lợi ích liên quan khi có đủ những điều kiện luật
định.
Đk về
mặt thời
II, Điều kiện tuyên bố cá nhân mất tích
gian

Điều kiện
tuyên bố
CN mất
tích

ĐK về thủ tuc
Yêu cầu của người có
quyền lợi liên quan

* Điều kiện về mặt thời gian: Được quy định tại Điều 78 BLDS
2005. Trường hợp cá nhân biệt tích hai năm liền trở lên không có
tin tức xác thực là còn sống hay đã chết.


TUYÊN BỐ CÁ NHÂN MẤT TÍCH
Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng
về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng
thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo
tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng

có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên
của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
* Về mặt thủ tục: Việc tuyên bố cá nhân mất tích phải thông báo
tìm kiếm công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo
quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
* Có yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan:
Người có quyền và lợi ích liên quan có yêu cầu gửi đến Tòa án,
yêu cầu Tòa án tuyên bố cá nhân đó mất tích.


TUYÊN BỐ CÁ NHÂN MẤT TÍCH
III, Nội dung của việc tuyên bố cá nhân mất tích.
Về mặt tài sản: Tài sản của người bị tuyên bố mất tích
được quản lí theo quy định của pháp luật tại khoản 1 điều 75,
điều 79 BLDS 2005 và khoản 1 điều 65, điều 69 BLDS 2015.
- Nếu trước khi vắng mặt người này đã uỷ quyền cho một
chủ thể quản lí thì chủ thể được uỷ quyền tiếp tục quản lí.
- Tài sản chung trong khối tài sản chung với các đồng sở hữu
chủ khác thì các đồng sở hữu tiếp tục quản lí.
- Tài sản chung của vợ, chồng thì người vợ hoặc người
chồng tiếp tục quản lí; hoặc nếu không có thì Toà án sẽ chỉ
định một người thân thích quản lí.


TUYÊN BỐ CÁ NHÂN MẤT TÍCH
- Nếu không có người thân thích thì Toà án sẽ chỉ định một
chủ thể quản lí tài sản của người vắng mặt.
- Trường hợp Toà án giải quyết cho vợ hoặc chồng li hôn thì
tài sản được giao cho con đã thành niên, cha mẹ hoặc
người thân thích của người bị tuyên bố mất tích quản lí.

Nếu không có những người như trên thì Toà án chỉ định một
người khác quản lí.
- Riêng đối với điểm c khoản 1 điều 65 BLDS 2015 có quy
định thêm: nếu vợ hoặc chồng có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người
vắng mặt quản lí. Mà trước đó BLDS 2005 chỉ quy định
những khả năng: vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực
hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.


TUYÊN BỐ CÁ NHÂN MẤT TÍCH
Về mặt nhân thân:
Căn cứ khoản 2 điều 78 của BLDS 2005 và khoản 2,3 điều 68
của BLDS 2015 có điểm khác biệt như sau:
Điều 78. Tuyên bố một người
mất tích

2. Trong trường hợp vợ
hoặc chồng của người bị
tuyên bố mất tích xin ly
hôn thì Toà án giải quyết
cho ly hôn.

Điều 68. Tuyên bố một người mất tích

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng
của người bị tuyên bố mất tích xin ly
hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn
theo quy định của pháp luật về hôn
nhân và gia đình.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố
một người mất tích phải được gửi
cho Ủy ban nhân cấp xã nơi cư trú
của người bị tuyên bố mất tích để ghi
chú theo quy định của pháp luật về


TUYÊN BỐ CÁ NHÂN MẤT TÍCH
IV, Hủy bỏ tuyên bố mất tích
+ Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là
người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc người có
quyền, lợi ích liên quan ,TA ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố
mất tích đối với người đó.
+Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người
quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.
+Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được
ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực
là người đó còn sống,quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.
+ Ngoài các nội dung quy định tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung :
Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích
phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị
tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định pháp luật về hộ tịch.
(Căn cứ Khoản 4 Điều 70 Bộ luật dân sự 2015)


Một người đã bị mất tích 7
năm liền liên tiếp thì những
người có quyền và lợi ích liên
quan có thể đề đơn lên tòa xin
tuyên bố là người đó đã chết

mà không cần phải đợi tuyên
bố mất tích không ?


TUYÊN BỐ ĐÃ CÁ NHÂN CHẾT
I, KHÁI NIỆM
Tuyên bố cá nhân đã chết là việc Tòa án nhân dân ra quyết định
1 cá nhân là đã chết theo yêu cầu của những người có quyền, lợi
ích liên quan khi có những điều kiện nhất định.
II, ĐIỀU KIỆN ĐỂ TUYÊN BỐ NGƯỜI ĐÃ CHẾT:
- Về mặt thủ tục: Người yêu cầu tuyên bố cá nhân chết phải thông
báo tìm kiếm công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
- Điều kiện về thời gian: Được quy định tại Điều 81 BLDS 2005 và
tại Điều 68 BLDS 2015 củ thể người có quyền, lợi ích liên quan
có thể yêu cầu tòa án tuyên bố 1 người là đã chết trong các
trường hợp sau đây:


TUYÊN BỐ ĐÃ CÁ NHÂN CHẾT

a. Sau 3 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của TA có
hiệu lực phát luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b. Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm, kể từ ngày chiến tranh
kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
* Tại Điểm c trong hai BLDS có sự khác biệt về thời gian mà Tòa
án quyết định tuyên bố 1 người là đã chết:
Kéo dài thời gian tuyên bố một người là đã chết đối với trường
hợp bị tai nạn, thảm họa thiên tai:
Đ81, BLDS 2005 Bị tai nạn

Đ71,BLDS2015 Bị tai nạn hoặc
hoặc thảm họa,thiên tai mà sau thảm họa,thiên tai mà sau 2 năm,
1 năm, kể từ ngày gặp tai nạn
kể từ ngày gặp tai nạn hoặc thảm
hoặc thảm họa, thiên tai đó
họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn
chấm dứt vẫn không có tin tức
không có tin tức xác thực là còn
xác thực là còn sống, trừ trường sống, trừ trường hợp pháp luật có
hợp khác mà phát luật quy định; quy định khác;


TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT
d. Biệt tích từ 5 năm trờ lên và vẫn không có tin tức xác thực là
còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại Khoản 1, Điều
78 BLDS 2005 và Khoản 1, Điều 68 của BLDS 2015;
=>> Việc tính thời hạn 1 người là đã chết thì tòa án xác định
ngày chết của người này căn cứ vào Khoản 1Điều này của
luật này.
- Bổ sung quy định: (Căn cứ Khoản 1, 3 Điều 71 BLDS 2015)
Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được
gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố
là đã chết để ghi chú theo quy định pháp luật về hộ tịch.
- Có yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan:
Người có quyền và lợi ích liên quan có yêu cầu gửi
đến Tòa án, yêu cầu Tòa án tuyên bố cá nhân chết.


TUYÊN BỐ ĐÃ CÁ NHÂN CHẾT
III, Nội dung của việc tuyên bố cá nhân chết


NỘI DUNG

Quyết định cá nhân chết có giá trị như một giấy chứng tử. Vì
vậy hậu quả pháp lí được giải quyết như một người đã chết và
năng lực pháp luật của cá nhân đó cũng được chấm dứt.
Về mặt tài sản: Khoản 2 Điều 82 của BLDS 2005 và khoản 2
Điều 72 của BLDS 2015 “Quan hệ tài sản của người bị Tòa
án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã
chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của
pháp luật về thừa kế”
Về mặt thân nhân: Khoản 1 Điều 82 của BLDS 2005 và
Khoản 2 Đ72 của BLDS 2015 “ Khi quyết định của Tòa án
tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan
hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ thân nhân khác của
người đó được giải quyết như đối với người đã chết ”


TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT
IV, Hủy bỏ quyết định tuyên bố cá nhân đã chết
Theo điều 83 BLDS 2005 và điều 73 BLDS 2015 về quyết định
huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết như sau:
- Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác
thực là người đó còn sống thì yêu cầu của người đó hoặc của
người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ
quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
-Sau khi được Toà án ra quyết định huỷ bỏ tuyên bố người đó là
đã chết thì quan hệ nhân thân của người đó được khôi phục, trừ
trường hợp :
+Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Toà án

cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 BLDS 2015
hoặc khoản 2 Điều 78 của BLDS 2005 thì quyết định
cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.


TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT
+ Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố đã chết đã kết hôn với
người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực
- Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu
những người nhận thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn
nếu người nhận thừa kế cố tình che giấu việc người bị tuyên bố là
đã chết vẫn còn sống hoặc có thông tin xác thực là vẫn còn sống
thì người đó phải trả lại toàn bộ tài sản, hoa lợi, lợi tức, nếu gây
thiệt hại phải bồi thường.
BLDS 2015 có bổ sung thêm:
- Quyết định của Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một
người là đã chết phải được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp xã
nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo
quy định của pháp luật về hộ tịch.


Ông C bị TAND tuyên bố là đã
chết; đã được gia đình đăng ký
khai tử tại UBND xã. Nay đột nhiên
ông trở về. Họ hàng, gia đình, vợ
con vô cùng vui mừng. Họ tính
chuyện đến TAND và UBND để
làm các thủ tục huỷ bỏ các quyết
định đã tuyên bố về ông nhưng
không biết có được không?





×