Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tiểu luận trung cấp Công tác quản lý hoạt động khoán sản Tỉnh Bình Dương, thực trang và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.11 KB, 34 trang )

Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

A. LỜI NÓI ĐẦU
Với mục tiêu trang bị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý những kiến thức cơ bản và
cần thiết về lý luận chính trị - hành chính; củng cố, nâng cao bản lĩnh chính trị,
phẩm chất đạo đức, trình độ lãnh đạo, quản lý; kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ
thực tiễn được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình
Dương đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Bình Dương mở các lớp trung cấp lý
luận chính trị hành chính nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, kỹ
năng lãnh đạo, quản lý …
Trong quá trình đào tạo vừa qua, các Thầy, Cô đã tận tình truyền đạt, cung
cấp những kiến thức, nội dung rất quan trọng và cần thiết. Qua nhận thức trong học
tập, bồi dưỡng và từ thực tế công tác, tôi nhận thấy công tác quản lý nhà nước về
khoáng sản và hoạt động khoáng sản là vấn đề quan trọng và phức tạp.
Khoáng sản là nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, ở Bình Dương tài
nguyên khoáng sản chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Với
tốc độ phát triển nhanh chóng của tỉnh Bình Dương, quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đòi hỏi ngày càng cao nhu cầu về vật liệu xây dựng phục vụ cho ngành giao
thông, xây dựng, hoạt động khoáng sản phải từng bước hướng tới gắn kết chặt chẽ
giữa mục tiêu lợi nhuận, kinh tế với trách nhiệm bảo vệ môi trường, an toàn lao
động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, tình hình khai thác khoáng sản hiện
nay tại Bình Dương diễn ra hết sức phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý
cũng như ảnh hưởng đến môi trường; Điều này đòi hỏi phải có nghiên cứu lý luận,
đánh giá thực tiễn và đề xuất các biện pháp thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý hoạt động khoáng sản, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh
Bình Dương.
Đó là lý do tôi chọn thực hiện nội dung tiểu luận lớp Trung cấp lý luận Chính
trị – hành chính với đề tài “Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình
Dương - Thực trạng và giải pháp”.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức lý luận của tôi lại hạn chế nên bài
viết không thể không có thiếu sót. Kính mong quý Thầy, Cô hướng dẫn và góp ý để


tôi có thể nâng cao những kỹ năng được bồi dưỡng trong lớp học vừa qua để áp
dụng ngày càng tốt hơn vào công tác quản lý hành chính nhà nước.
Xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
1


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà
nước
a. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước
- Khái niệm: Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do
các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội,
trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có
tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng,
duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo 1 định hướng thống
nhất của nhà nước.
- Đặc điểm của Quản lý nhà nước:
+ Chủ thể Quản lý nhà nước là nhà nước. Nhà nước thực hiện quản lý nhà
nước thông qua các cơ quan trong bộ máy nhà nước (Lập pháp, hành pháp, tư pháp
và chế định chủ tịch nước)
+ Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước (mang tính bắt buộc phải
thực hiện)
+ Đối tượng quản lý nhà nước có phạm vi rất rộng: là các cơ quan, tổ chức, cá
nhân, …
+ Khách thể quản lý nhà nước là hành vi hoạt động của con người trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội (như chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế, quốc

phòng….)
+ Mục tiêu quản lý nhà nước: phục vụ nhân dân, duy trì trật tự, ổn định phát
triển xã hội. Ngoài ra còn có mục tiêu cụ thể được quy định cụ thể trong mỗi chính
sách pháp luật của nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau.
b. Quản lý hành chính nhà nước
- Khái niệm: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành
pháp của nhà nước, đó là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành
chính nhà nước trong quản lý xã hội, theo khuôn khổ pháp luật, nhằm phục vụ nhân
dân, ổn định và phát triển các mối quan hệ xã hội.
- Đặc điểm của Quản lý hành chính nhà nước:

2


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

+ Quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận và là hoạt động trung tâm của
hoạt động quản lý nhà nước,
+ Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan hành chính, người có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật được thực hiện hoạt động quản lý hành
chính nhà nước,
+ Quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu, chiến lược, chương trình hoạt
động để thực hiện các mục tiêu đó,
+ Quản lý hành chính nhà nước có tính chất chuyên môn hóa và tính nghề
nghiệp cao, có tính thứ bậc chặt chẽ,
+ Quản lý hành chính nhà nước có tính chất tương đối: chủ thể, khách thể, đối
tượng quản lý chỉ mang tính tương đối; có tính chất không vụ lợi và nhân đạo.
2. Khái niệm và đặc điểm của Quản lý nhà nước về khoáng sản
- Khái niệm quản lý hành chính nhà nước về khoáng sản: là hoạt động thực
thi quyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền

lực Nhà nước đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức có hoạt động liên quan đến lĩnh vực
tài nguyên khoáng sản nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung cho cả cộng đồng, duy trì
ổn định an ninh, trật tự và phát triển xã hội.
- Một số khái niệm có liên quan
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn,
thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng
chất ở bãi thải của mỏ.
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gồm đá xây dựng, cát xây
dựng, sét gạch ngói, cuội sạn sỏi laterit.
Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động
khai thác khoáng sản.
Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng
khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng
cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.

- Đặc điểm hoạt động quản lý hành chính nhà nước về khoáng sản
+ Là một bộ phận của quản lý nhà nước,
3


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

+ Do các cơ quan hành chính, cá nhân có thẩm quyền thực hiện,
+ Được thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật: Luật Khoáng sản,
Nghị định của Chính phủ, Thông tư, Quyết định của UBND tỉnh...
+ Là cơ sở của những chủ trương, chính sách và thủ tục về quản lý khoáng sản
trong cả nước nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách đó trên thực tế.
3. Hệ thống các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng
sản bao gồm

Theo Luật Khoáng sản năm 2010, hệ thống Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý
nhà nước về khoáng sản bao gồm: Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ
quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp, cụ thể:
1. Chính phủ: thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; ban hành quy
chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm
dò khoáng sản;
+ Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản; lập, trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản theo phân công của Chính
phủ;
+ Khoanh định và công bố các khu vực khoáng sản theo thẩm quyền; khoanh
định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực không đấu giá quyền khai
thác khoáng sản theo thẩm quyền;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt
động khoáng sản;
+ Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác
khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác
khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ
chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;
+ Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa
chất về khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản;
4


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp


+ Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tình hình hoạt
động khoáng sản; quản lý thông tin, mẫu vật địa chất, khoáng sản;
+ Công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng
sản;
+ Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia;
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm
quyền.
- Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng có trách nhiệm lập và trình phê duyệt quy
hoạch về khoáng sản theo phân công của Chính phủ (quy định tại Điều 8 Nghị định
số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Khoáng sản); đồng thời phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường trong quản lý nhà nước về khoáng sản.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

có trách nhiệm:
+ Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của
Nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa
phương;
+ Khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt
động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; quyết định khu vực
không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền;
+ Lập, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thăm dò,
khai thác, sử dụng khoáng sản của địa phương theo quy định của Chính phủ;
+ Công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản; phê duyệt trữ lượng khoáng
sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép;
+ Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác
khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép
thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu
khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ

chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;
+ Giải quyết theo thẩm quyền việc cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử
dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được
phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
5


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài
nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an
toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;
+ Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản ở Trung ương về tình
hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm
quyền.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi

nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ
tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt
động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài
nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an
toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;
+ Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động khoáng sản
trên địa bàn;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm

quyền.
4. Vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản
Quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản nhằm:
- Góp phần quan trọng trong việc thực hiện hóa chủ trương, đường lối chính
sách của Đảng trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra: phải ngăn chặn có hiệu
quả tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi; quản lý, khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái. Từ nghị quyết của Đảng, Nhà nước
và các cơ quan quản lý đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách quản lý và tăng
cường đầu tư cho lĩnh vực khai thác và quản lý khoáng sản gắn với bảo vệ môi
trường. Luật Khoáng sản 1995 sửa đổi bổ sung năm 2005 được thay thế bằng Luật

6


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

Khoáng sản 2010 đã chú trọng đưa nội dung quy định việc lập, phê duyệt quy hoạch
khoáng sản lên hàng đầu, đồng thời bổ sung quy định mới về chiến lược khoáng sản
(từ Điều 9 đến Điều 15) để làm đúng chủ trương của Đảng.
- Định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hệ thống pháp
luật về tài nguyên khoáng sản và các chính sách của nhà nước: Nhằm chủ động dự
kiến những mục tiêu và phương hướng thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước
trong từng thời kỳ. Ví dụ đối với loại khoáng sản chiến lược đặc thù như than, dầu
khí,... Nhà nước có chính sách cụ thể, cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu để khai
thác và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá này. Hay hiện nay, để tránh việc
khai thác trái phép cát, sỏi trên các sông và cửa biển làm thất thoát tài nguyên,
Chính phủ đã thông báo tạm dừng cấp mới giấy phép các dự án xã hội hóa để nạo
vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý (các dự án
này có khai thác và tận thu khoáng sản cát, sỏi).

- Điều hành, điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến tài nguyên khoáng sản
đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm hướng tới sự phát triển ổn định, hài hòa
của xã hội tránh tình trạng độc quyền trong thăm dò và khai thác khoáng sản.
- Hỗ trợ, duy trì và thúc đẩy sự phát triển của xã hội: Nhà nước khuyến khích
các chủ thể bằng những lợi ích vật chất và tinh thần thông qua các chính sách kinh
tế - xã hội để tạo môi trường phát triển cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Tại tỉnh
Bình Dương, ưu tiên cấp giấy phép khai thác sét gạch ngói cho chủ đầu tư có dự án
xây dựng lò gạch tuynel (công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường), dần dần tiến tới
loại thay thế các lò gạch thủ công và hoffman.
- Là trọng tài, giải quyết các mâu thuẫn ở tầm vĩ mô đối với các chủ thể hoạt
động khoáng sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể hoạt động
khoáng sản.

II. THỰC TRẠNG KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
1. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương
- Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với các tỉnh, thành sau: phía Bắc giáp tỉnh Bình
7


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía
Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Gồm 01 thành phố, 04 thị xã và
04 huyện với 91 xã, phường, thị trấn. Diện tích tự nhiên 2.694.43 km2 , dân số
1.936.000 người, mật độ dân số 718 người/km 2, trong đó dân số trong độ tuổi lao
động chiếm gần 80%, riêng tại khác khu công nghiệp có đến 80 – 90% là lao động
ngoài tỉnh. (Con số và sự kiện tỉnh Bình Dương 2011 – 2015, Cục Thống kê).
- Là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của cả nước: tốc

độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm 13% - tương ứng theo cách tính
mới GRDP là 8,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ưu tiên phát triển dịch
vụ – công nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa. Đầu năm 2011 ngành công nghiệp –
xây dựng chiếm tỷ trọng 62,2%, dịch vụ 33,7%, nông nghiệp 4,1%. Đến cuối nhiệm
kỳ 2015: Công nghiệp – xây dựng 60%, dịch vụ 37,3%, nông nghiệp 2,7%.
- Về thu hút đầu tư: Tăng bình quân 20%/năm.
+ Đầu tư trong nước: Đến nay toàn tỉnh có 19.638 doanh nghiệp trong nước
đăng ký hoạt động kinh doanh với tổng số vốn 146.119 tỷ đồng.
+ Đầu tư nước ngoài: Đến nay đã thu hút được 2.546 dự án với tổng vốn đầu
tư là 21,5 tỷ USD.
- Về phát triển các khu công nghiệp:
Công nghiệp là chủ lực với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, giá trị sản xuất
công nghiệp tăng bình quân 15,7%. Hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ gắn với việc
phát triển hạ tầng đô thị và dịch vụ chất lượng cao.
+ Số lượng: Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 28 khu công nghiệp với tổng diện
tích trên 10.000 ha, trong đó 26 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (còn 02 khu
công nghiệp Tân Bình và Thái Hòa chưa hoạt động).
+ Phân bố: Các khu công nghiệp được phân bố ở 7 huyện, thị xã và thành
phố: Thành phố Thủ Dầu Một 07 khu công nghiệp; Thị xã Thuận An 03 khu công
nghiệp; Thị xã Dĩ An 06 khu công nghiệp; Thị xã Tân Uyên 01 khu công nghiệp;
Thị xã Bến Cát 08 khu công nghiệp; Huyện Bàu Bàng 01 khu công nghiệp; Huyện
Bắc Tân Uyên 02 khu công nghiệp.
2. Đặc điểm địa chất khoáng sản tỉnh Bình Dương

8


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

Bình Dương nằm trên nền địa hình chuyển tiếp từ vùng đồi núi thấp phía Bắc

độ cao 35 - 45 m xuống vùng đồng bằng hạ lưu hệ thống sông phía Nam độ cao 5 15 m so với mực nước biển, sự kết hợp dạng đồi thoải xen kẽ những thung lũng nhỏ
và dải đất bằng ven sông, suối thể hiện được đặc trưng cho điều kiện địa chất
khoáng sản.
Nhờ đặc điểm địa chất trên mà tỉnh Bình Dương đa dạng về khoáng sản vật
liệu xây dựng thông thường với tổng trữ lượng (phát hiện đến năm 1999): Kaolin
320 triệu m3, sét gạch ngói 1 tỷ m3, đá xây dựng 900 triệu m3, cát xây dựng 36,4
triệu m3, cuội sỏi 1 triệu m3, laterit rải rác toàn tỉnh, than bùn 729.000 tấn.
Và một số loại khoáng sản tuy đặc biệt nhưng không đạt hàm lượng khai thác
nên không được đưa vào quy hoạch khai thác như: vàng xâm tán trong đá andezit
biến chất khu vực đá Núi Châu Thới hàm lượng 0,02 gam/tấn, Đông Bắc Phú Giáo
và Bắc Tân Uyên hàm lượng 1 - 2 hạt /dm3 (chỉ tiêu công nghiệp 4 gam/tấn) (theo
Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1982, Báo cáo công tác đo vẽ bản đồ địa chất, tìm kiếm
khoáng sản); Calcedon Bubit được phá hiện trong đãi mẫu trọng sa ở khu vực Bắc
Tân Uyên. Thạch anh tinh thể không lớn, trong suốt, nằm trong một số mạch thạch
anh phát hiện ở Phú Giáo, chưa đánh giá cụ thể về chất lượng và trữ lượng.
Tuy nhiên, sau hơn 15 năm phát triển cả về kinh tế - xã hội lẫn khoa học đánh
giá, trữ lượng kaolin, sét gạch ngói, cuội sỏi và cát xây dựng đã giảm đáng kể (do
khai thác, do phương pháp nghiên cứu đánh giá chính xác hơn và do quy hoạch phát
triển khu dân cư, khu công nghiệp trùm lên vùng có khoáng sản), duy nhất trữ
lượng đá xây dựng là tăng lên. Cụ thể như sau:
- Sét gạch ngói: 300 triệu m3 (Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo)
- Đá xây dựng: 1 tỷ m3 (Dĩ An, Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng)
- Cát xây dựng: 3,5 triệu m3 (dọc sông Sài Gòn, Đồng Nai, các suối..)
- Cuội, sỏi: 600.000 tấn (Dầu Tiếng, Tân Uyên)
+ Laterit: rải rác toàn tỉnh
Ngoài ra còn có khoáng sản khác như:
- Kaolin: 67.000 tấn (Tân Uyên, Dầu Tiếng)
- Than bùn: 800.000 tấn (phân bố ở ven sông Thị Tính và khu vực Tân Ba).

9



Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động
khoáng sản tỉnh Bình Dương
Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm thực hiện
nhiệm vụ quản lý lĩnh vực khoáng sản tại địa phương được Luật Khoáng sản quy
định. Các cơ quan tham mưu trong lĩnh vực khoáng sản gồm:
- Sở Công Thương tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp: Thực hiện quy hoạch, kế hoạch,
thẩm định hồ sơ cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khai thác đá xây
dựng thông thường; về công nghiệp khai thác mỏ: quy định an toàn trong khai thác
và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng),
tham gia hội đồng thẩm định về khoáng sản khi có yêu cầu, tham gia các đoàn kiểm
tra về an toàn trong khai thác khoáng sản.
- Sở Xây dựng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng: Tổ chức lập, thẩm định các quy hoạch phát
triển vật liệu xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt; Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về: công nghệ
khai thác, sản xuất, chế biến, chất lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng; tham gia
thẩm định dự án đầu tư và góp ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở cho các dự án khai
thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về tất cả các lĩnh vực còn lại trong quản lý hoạt
động khoáng sản.
Các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương thực hiện chức năng
nhiệm vụ theo quy định của nhà nước và theo Quy chế phối hợp quản lý hoạt động
khoáng sản được UBND tỉnh ban hành theo Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày
13/3/2015.

Với đề tài này, tôi chỉ thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ về
lĩnh vực khoáng sản của Phòng Tài nguyên Nước - Khoáng sản và Khí tượng
thủy văn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chức năng

10


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

- Phòng Tài nguyên nước - Khoáng sản và Khí tượng thủy văn được thành lập
từ năm 2009 do sát nhập từ 02 Phòng quản lý Khoáng sản và Phòng tài nguyên
Nước, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở, đồng thời chịu sự hướng dẫn về
công tác chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực địa chất khoáng sản của Tổng Cục Địa
chất Khoáng sản - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên
khoáng sản, địa chất … trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ
- Tham mưu Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh các dự thảo quyết định,
chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự
án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về tài nguyên khoáng sản, địa chất và
công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Phòng.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; thông tin, tuyên truyền,
hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật và nâng cao nhận thức
cộng đồng về địa chất khoáng sản trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khoanh định các khu vực
cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; xác định các khu vực không đấu
giá quyền khai thác khoáng sản; đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác; lập kế hoạch và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
- Tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của địa

phương; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường khi phát
hiện khoáng sản mới; thẩm định hồ sơ công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng; hồ sơ phê
duyệt trữ lượng khoáng sản.
- Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại, trả lại một phần,
chuyển nhượng giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác; quyền thăm dò, quyền khai
thác; đề án đóng cửa mỏ; hồ sơ đấu giá quyền; tổ chức thẩm định tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản.
- Tổ chức thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường và than bùn.
- Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về thăm dò khoáng sản làm
vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng
sản đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
11


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

- Xây dựng giá tính thuế tài nguyên đối với khoáng sản chưa có giá tính thuế
hoặc điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên do không còn phù hợp.
Cơ cấu tổ chức
- Có 01 Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng, 06 chuyên viên biên chế và 02
lao động hợp đồng. Trong đó, phụ trách lĩnh vực khoáng sản do 01 Phó trưởng
phòng chuyên trách thông qua Trưởng phòng cùng với 02 biên chế và 01 lao động
hợp đồng.
- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức sau khi thống nhất với Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Cơ sở vật chất:
Phòng Tài nguyên Nước - Khoáng sản và Khí tượng thủy văn được bố trí 03
vị trí làm việc thuộc cơ sở vật chất của Sở Tài nguyên và Môi trường tại tầng 9 Tháp
A, tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương.

Số lượng cán bộ công chức Phòng là 10 người (05 nhân sự chịu trách nhiệm
quản lý lĩnh vực khoáng sản) được trang bị một số máy móc thiết bị như sau: 10 bộ
bàn ghế, 10 tủ đứng cất giữ tạm hồ sơ, 10 máy tính để bàn, 01 máy tính xách tay
(được mua từ nguồn trích tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng
sản của Thanh tra Sở chuyển sang), 03 máy in laser (có 01 máy in màu), 01 máy
định vị GPS, 01 máy chụp hình kỹ thuật số.
4. Thực trạng quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản
trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2013 - 2015
a. Về hoạt động chung
Năm 2013
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản về khoáng sản như: Văn bản
số 3440/UBND-KTN của UBND tỉnh ngày 11/11/2013 về việc tiếp tục tăng cường
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, vận chuyển và kinh doanh
cát; Bãi bỏ Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 30/6/2009 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Bình Dương, về việc quy định trình tự thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản
vì không còn phù hợp với Luật Khoáng sản năm 2010;
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoáng sản : Phối hợp Báo, Đài Bình
Dương thực hiện phóng sự về hoạt động khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài
12


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

nguyên khoáng sản chưa khai thác; Tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền các
văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên khoáng sản cho gần 500 người là các cán
bộ phụ trách tài nguyên môi trường cấp xã, cấp huyện, các doanh nghiệp hoạt động
khoáng sản
- Quy hoạch khoáng sản: Lập “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương đến năm 2015, tầm
nhìn đến năm 2020” được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua theo Nghị quyết số 22/NQHĐND8 ngày 09/12/2013 và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo Quyết định số

89/QĐ-UBND ngày 14/01/2014.
- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấy phép : Cấp 02 giấy phép thăm dò
khoáng sản (01 khai thác đá xuống sâu, 01 sét gạch ngói thăm dò mở rộng); 08 giấy
phép khai thác khoáng sản (đá xây dựng 06, sét gạch ngói 01 và cát xây dựng 01)
trong đó cấp mới là 06 giấy phép, cấp lại là 02 giấy phép.
- Thu tiền cấp quyền: Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể từ Bộ.
- Thanh kiểm tra: Thanh, kiểm tra 20 tổ chức, cá nhân, Chánh thanh tra Sở xử
phạt 04 tổ chức vi phạm hành chính với số tiền 42.500.000 đồng; Trình UBND tỉnh
xử phạt 02 tổ chức 24.000.000 đồng và tịch thu 65.777 m 3 đất tầng phủ tương ứng
với giá trị bằng tiền là 986.655.000 đồng, chuyển hồ sơ về huyện xử lý vi phạm
hành chính đối với 02 cá nhân; Chuyển UBND huyện xử phạt 6.500.000 đ và truy
thu 7.623 m3 sỏi đỏ, 5.829 m3 đất phủ tương đương 12.000.000 đồng.
- Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác: Khoanh định khu vực cấm, tạm cấm
hoạt động khoáng sản và đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt tại Quyết định
số 1394/QĐ-UBND ngày 11/6/2013.
- Cải cách hành chính: Lập bổ sung 04 quy trình cấp phép hoạt động khoáng
sản theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008.
Năm 2014:
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản về khoáng sản: Trong năm không
ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật.
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoáng sản : Phối hợp với Đài Phát
thanh truyền hình Bình Dương thực hiện tuyên truyền, phổ biến Luật Khoáng sản,
quyền và nghĩa vụ của từng người dân nơi có hoạt động khoáng sản; Tổ chức hội
13


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

nghị tập huấn triển khai các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Khoáng sản đến đối tượng doanh nghiệp.

- Quy hoạch khoáng sản: Không lập quy hoạch mới.
- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấy phép : Cấp 05 giấy phép thăm dò xuống
sâu và mở rộng phần rìa các mỏ đang khai thác; Cấp mới 02 giấy phép khai thác sét
gạch ngói; cấp lại 07 giấy phép (01 cát, 05 đá, 01 sét); gia hạn 06 giấy phép (04 đá
xây dựng, 02 sét gạch ngói). Đóng cửa mỏ 02 giấy phép.
- Thu tiền cấp quyền: Tổng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
23.729.781.247 đồng.
- Thanh kiểm tra: Thanh, kiểm tra 19 khu vực được cấp giấy phép khai thác
mỏ và 01 tổ chức không phép, Chánh thanh tra Sở xử phạt 03 tổ chức, cá nhân vi
phạm hành chính 211.500.000 đồng; Phối hợp Phòng CS PCTP về Môi trường kiểm
tra và trình UBND tỉnh xử phạt 02 tổ chức với số tiền 365.000.000 đồng, tịch thu
1.662 m3 sét gạch, 690 m3 sét kaolin pha cát và 4.480 m3 sỏi đỏ tương ứng
418.228.800 đồng; Phối hợp Thanh tra NN tỉnh kiểm tra trình UBND tỉnh xử phạt
và truy thu thuế 03 đơn vị khai thác khoáng sản với tổng số tiền 8.902.134.907
đồng.
- Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác: Phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường
thành phối Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh xây dựng quy chế phối hợp kiểm tra khai
thác cát vùng sông giáp ranh; Nhắc nhở các địa phương tăng cường công tác quản
lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
- Cải cách hành chính: Vận hành phần mềm một cửa liên thông với UBND
tỉnh để giải quyết các hồ sơ về tài nguyên khoáng sản.
Năm 2015:
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản về khoáng sản : Quyết định số
06/2015/QĐ-UBND ngày 11/3/2015 quy định về việc quản lý, cấp phép khai thác
đất san lấp khi cải tạo mặt bằng; Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày
09/10/2015 quy định về mức thu, chế độ thu, quản lý và sử dụng phí đấu giá quyền
khai thác khoáng sản; Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 13/3/2015 quy định quy
chế phối hợp về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

14



Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoáng sản : Phối hợp Đài PTTH Bình
Dương thực hiện 9 kỳ phát sóng tuyên truyền về các hoạt động liên quan đến quản
lý khoáng sản; cập nhật trên web Sở Tài nguyên và Môi trường 45 tin tức mới liên
quan đến tài nguyên khoáng sản; hướng dẫn công tác cấp phép về tài nguyên
khoáng sản cho cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và UBND cấp
xã trên địa bàn 9 huyện/thị xã/thành phố.
- Quy hoạch khoáng sản: Lập đề cương, dự toán kinh phí, ký hợp đồng thực
hiện đề án “Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030”;
Hiện đã triển khai công tác thu thập tài liệu, điều tra thực địa.
- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấy phép: Cấp 06 giấy phép thăm dò (04
giấy cấp mới, 02 giấy thăm dò mở rộng và xuống sâu); 01 giấy phép khai thác sét
(cấp mới) và 04 giấy phép khai thác đá (gia hạn cấp lại). Đóng cửa mỏ 01 phần diện
tích của 01 giấy phép.
- Thu tiền cấp quyền: Tổng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
572.930.568.000 đồng.
- Thanh kiểm tra: Thanh, kiểm tra 11 khu vực được cấp giấy phép khai thác
mỏ, Chánh thanh tra Sở xử phạt vi phạm hành chính 4 tổ chức với số tiền
156.000.000 đồng; Phối hợp Phòng Cảnh sát phòng chống TP về Môi trường kiểm
tra và trình UBND tỉnh xử phạt 01 tổ chức với số tiền 120.000.000 đồng và tịch thu
1.976 m3 sét gạch pha sạn sỏi, 4.500 m3 sỏi đỏ laterit tương ứng 194.280.000 đồng.
- Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác: Phối hợp Thanh tra Nhà nước tỉnh Bình
Dương kiểm tra các vị trí lợi dụng việc cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp để tận thu
khoáng sản không phép hoặc quá quy định cho phép tại huyện Phú Giáo, Bắc Tân
Uyên, Dầu Tiếng.
- Cải cách hành chính: Kiến nghị điều chỉnh 6 quy trình cấp phép về khoáng

sản đã công bố theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 cho phù hợp với các quy
định hiện hành.
Ngoài các nhiệm vụ trên, Phòng còn có nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh tổ
chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa thực hiện
được.

15


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

Bảng tổng hợp tình hình cấp giấy phép khai thác khoáng sản:
Số

Tổng

Giấy phép

Năm Điểm số giấy
2013
2014
2015

mỏ
37
43
44

phép
44

52
50

khai thác

Giấy phép khai
thác đá

Kaolin
02
02
02

27
31
31

Giấy phép

Giấy phép

khai thác

khai thác sét

cát
04
03
03


gạch ngói
11
16
14

(Ghi chú:- Kaolin là khoáng sản phi kim loại, thuộc thẩm quyền quản lý cấp phép của Bộ Tài
nguyên và môi trường,
- Tổng số giấy phép mỏ có diện tích được cấp nằm trong diện tích của tổng số điểm mỏ)

Đến thời điểm hiện tại cuối năm 2015, diện tích, trữ lượng và công suất
khoáng sản được cấp phép trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:
Khoáng sản
Kaolin
Đá
Cát
Sét gạch ngói

Diện tích
156,0 ha
528,3 ha
45,8 ha
120,9 ha

Công suất được khai
thác hàng năm
106.728 m3
16.105.887 m3
288.000m3
1.599.000 m3


b) Kết quả vận dụng quy định của Luật khoáng sản vào điều kiện phát
triển của địa phương:
Do chủ trương phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương kéo theo nhu cầu
rất cao về việc sử dụng đất san lấp, sỏi đỏ laterit để làm đường giao thông nông
thôn, làm nền hạ các công trình đường giao thông huyết mạch trong tỉnh, làm mặt
bằng nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Việc hoàn tất một dự án khai thác
khoáng sản từ khi bắt đầu khảo sát, thăm dò cho đến khi được cấp giấy phép theo
đúng trình tự của Luật Khoáng sản quy định thì sẽ làm chậm tiến độ các công trình
giao thông, xây dựng, công nghiệp, hoặc khu mỏ không gần công trình làm tăng
thời gian, tăng chi phí vận chuyển đôi khi sẽ bỏ qua cơ hội cho đầu tư và phát triển.
Vì vậy, UBND tỉnh Bình Dương đã căn cứ Luật Khoáng sản 1995 sửa đổi bổ
sung năm 2005 ban hành Quyết định 46/2009/QĐ-UBND ngày 30/6/2009 quy định
về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình
Dương, trong đó vấn đề khai thác đất đầu, đất phún laterit được vận dụng linh hoạt
và quy định tại Điều 11, quy trình cấp giấy phép được quy định tại Điều 20 (Hiện
nay Quyết định 46/2009/QĐ-UBND đã được thay thế bằng Quyết định
16


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

06/2015/QĐ-UBND ngày 11/3/2015 của UBND tỉnh quy định về việc quản lý, cấp
phép khai thác đất san lấp khi cải tạo mặt bằng căn cứ Luật Khoáng sản 2010).
Với quy định này, quy trình xin cấp giấy phép khai thác đất đầu, đất phún
laterit đơn giản hơn và rút ngắn thời gian hơn rất nhiều so với việc xin cấp giấy
phép khai thác các khoáng sản khác (20 ngày/180 ngày). Chỉ cần có quyết định phê
duyệt dự án, công trình thi công khác (giao thông, xây dựng, nông nghiệp), cần một
khối lượng khoáng sản cung cấp vào công trình thì sẽ được xin cấp giấy phép khai
thác (ngoài một số cơ sở pháp lý dễ thực hiện khác).
Xuất phát từ thực tế trên, ngoài việc cấp giấy phép đối với khoáng sản đá xây

dựng, cát xây dựng, sét gạch ngói và khoáng sản phụ đi kèm trong các mỏ như trên,
tỉnh Bình Dương còn cấp giấy phép khai thác khoáng sản từ những dự án: cải tạo
mặt bằng đất nông nghiệp, hạ thấp những gò đồi để có những sản phẩm như đất san
lấp, đất sỏi đỏ laterit phục vụ cho các công trình làm đường giao thông và các công
trình hạ tầng khác; dự án nông nghiệp cải tạo đất đào ao nuôi cá có tận dụng sét
gạch ngói, sét pha cát … Diện tích cho mỗi giấy phép ít nhất khoảng 0,2 ha và
nhiều nhất lên đến 5,4 ha. Thời hạn khai thác của các giấy phép này chỉ từ 3 tháng
đến 01 năm và phụ thuộc vào thời gian thực hiện dự án cũng như khối lượng khai
đào của dự án, thông thường thời gian từ 3 tháng đến 01 năm, và sau 01 năm, tùy
theo kết quả thực hiện mà có thể gia hạn thời gian hoặc cấp mới giấy phép.

c) Kết quả hoạt động khoáng sản của các doanh nghiệp:
- Năm 2013
Loại khoáng sản

Sản lượng m3

Doanh thu
đồng

Nộp ngân sách
đồng

Đá và sản phẩm phụ
trong mỏ đá
Cát xây dựng
Kaolin
Sét gạch ngói
Tổng


9.193.953
98.711
76.313
1.503.714
10.872.691

1.562.972.276.119
6.912.219.855
17.307.091.122
75.940.030.000
1.663.131.617.096

305.832.410.202
1.892.205.867
2.394.787.174
17.762.962.294
327.882.365.537

- Năm 2014
Loại khoáng sản
Đá và sản phẩm phụ
trong mỏ đá

17

Sản lượng
(m3)
12.027.346

Doanh thu

(đồng)
1.840.079.899.134

Nộp ngân sách
(đồng)
354.698.109.400


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

Cát
Kaolin
Sét

106.963
76.356
860.111
13.070.776

Tổng

9.085.464.599
18.167.911.208
83.635.870.511
1.950.969.145.452

2.247.724.416
2.203.937.930
22.481.065.129
381.630.836.875


Doanh thu
(đồng)

Nộp ngân sách
(đồng)

Năm 2015
Sản lượng
(m3)

Loại khoáng sản
Đá và sản phẩm phụ
trong mỏ đá
Cát
Kaolin
Sét
Tổng

11.928.197

1.829.600.739.134

354.590.945.691

97.533
67.358
689.428
12.782.516


8.304.234.919
17.546.329.000
86.466.770.511
1.941.918.073.564

2.048.961.480
1.863.150.342
22.539.224.163
381.042.281.676

Năm 2014
13.070.776
1.950.969.145.452
381.630.836.875

Năm 2015
12.782.516
1.941.918.073.564
381.042.281.676

So sánh các năm:
Tổng chỉ tiêu
Sản lượng (m3)
Doanh thu (đồng)
Nộp ngân sách (đồng)

Năm 2013
10.872.691
1.663.131.617.096
327.882.365.537


(Nộp ngân sách: thuế tài nguyên, thuế thu nhập DN, thuế VAT, phí bảo vệ môi trường)

Kết quả thống kê cải tạo mặt bằng đất qua các năm như sau:
Năm
2013
2014
2015

Số giấy phép
11
16
14

Tổng diện tích
14,7 ha
23,4 ha
32,3 ha

Tổng khối lượng
358.793 m3
585.000 m3
807.500 m3

5. Đánh giá về hoạt động quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh bình
Dương từ năm 2010 (khi có Luật Khoáng sản mới) đến năm 2015
a) Ưu điểm:
- Công tác tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản
năm 2010 được các cấp, các ngành chú trọng thực hiện, cho đến nay cơ bản đã được

hoàn thiện, khá hoàn chỉnh, đồng bộ. Ở tỉnh, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân quan tâm, ban hành khá kịp thời, từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực thi
Luật khoáng sản năm 2010 trên địa bàn. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp công
tác quản lý tài nguyên khoáng sản được chặt chẽ và hiệu quả hơn; để các tổ chức, cá
nhân hoạt động khoáng sản thực hiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lí nhà nước về khoảng sản.

18


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã tham mưu UBND tỉnh ban
hành Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 13/3/2015 quy định quy chế phối hợp về
quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh để công tác quản lý khoáng sản
được đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành liên quan.
- Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật:
Thường xuyên quan tâm phối hợp với Báo, Đài Bình Dương thực hiện phóng
sự về lĩnh vực hoạt động khoáng sản, nghĩa vụ và quyền lợi của người dân nơi có
khoáng sản khai thác khoáng sản; Tuyên truyền, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ
và trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản đến từng cấp cơ sở cho các cán bộ
quản lý tài nguyên môi trường. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ,
công chức và người dân địa phương về trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản.
- Công tác quy hoạch khoáng sản:
Khi Luật Khoáng sản 2010 và Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012
quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật ra đời thì tỉnh Bình Dương cũng đã quan
tâm chỉ đạo lập Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu
xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 trình
Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua cuối năm 2013. Hiện nay đang khảo sát thực địa lập
Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông

thường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030. Công tác khoanh
định, trình thẩm định và phê duyệt khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản
cũng đã được thực hiện. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để cấp phép hoạt động
khoáng sản, góp phần chấn chỉnh tình trạng cấp phép tràn lan không theo quy hoạch
khoáng sản như trước đây.
- Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản:
Được chấn chỉnh và ngày càng chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật về
khoáng sản. Số lượng giấy phép thăm dò khoáng sản cấp mới tăng so với những
năm trước khi Luật Khoáng sản 2010 ra đời, góp phần khắc phục tình trạng cấp
phép khai thác không có trữ lượng. Việc tỉnh Bình Dương ban hành các quy định về
cấp phép khai thác đất san lấp từ vận dụng quy định của Luật khoáng sản kết hợp
quy định của các ngành khác cho nhiều dự án cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp, đào
ao nuôi cá, san lấp công trình xây dựng, giao thông có khai thác khoáng sản đã giải

19


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

quyết được nhu cầu rất lớn về nguồn nguyên liệu đất, sỏi đỏ phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Công tác thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản:
Đã kịp thời trình UBND tỉnh phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
cho 32/37 đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh (chiếm khoảng
86%) làm cơ sở tăng thu ngân sách cho địa phương, phát huy được nguồn lực tài
nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Công tác thanh kiểm tra:
Việc hậu kiểm sau khi cấp phép được quan tâm chú trọng, kịp thời nhắc nhở
các đơn vị chấp hành nghiêm pháp luật về khoáng sản trong quá trình khai thác và
đóng cửa mỏ, hoàn công công trình cải tạo đất sau khai thác.

Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản tiếp tục
được đẩy mạnh, có hiệu quả hơn, đối tượng thanh tra, kiểm tra được lựa chọn trúng và đúng;
các cuộc thanh tra, kiểm tra được tiến hành dứt điểm, kết luận rõ ràng. Năm 2014 là
năm đầu tiên áp dụng các hình thức và mức xử phạt theo Nghị định số
142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản với mức xử phạt
bằng tiền cao so với trước đây, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra được nâng lên.
Việc xử lý vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản trái phép thực hiện có
hiệu quả hơn; tình trạng khai thác khoáng sản trái phép đã giảm; ý thức tuân thủ
pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân cũng như của người dân và các cơ
quan, tổ chức đã được nâng lên một bước.
- Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác:
Tỉnh đã kịp thời khoanh định khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản
làm cơ sở để kiểm soát, hạn chế tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan cũng như
hay ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với khoáng sản vùng giáp
ranh hoặc giao Thanh tra nhà nước tỉnh thường xuyên phối hợp với chính quyền cấp
cơ sở kiểm tra xử lý những khu vực khai thác khoáng sản trái phép nhằm bảo vệ tài
nguyên khoáng sản chưa khai thác.
- Công tác cải cách hành chính:

20


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

Công tác cải cách hành chính đã được triển khai kịp thời, chỉnh sửa bổ sung
đúng quy định hiện hành. Việc tham mưu ban hành các quy định về cấp phép khai
thác đất san lấp, đấu giá quyền khai thác khoáng sản và thu tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản, đăng tin lên trang web Sở, vận hành phần mềm một cửa liên thông với
UBND tỉnh để giải quyết hồ sơ khoáng sản đã góp phần công khai, minh bạch, đơn

giản hoá thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân chấp hành quy
định, góp phần cải cách thủ tục hành chính
- Hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân:
Sản lượng khai thác duy trì ở mức tương đối cao, đá xây dựng khai thác chưa
hết công suất cho phép nhưng đủ cung ứng nguyên vật liệu xây dựng trong tỉnh và
một số vùng lân cận. Sản lượng khai thác của tất cả các loại khoáng sản năm 2014
tăng so với năm 2013 là 28 %, nhưng 2015 đã giảm 2,3 % (giảm không đáng kể,
thời điểm từ 2013 - 2014 cung và cầu đã gần tương đương).
Hoạt động khai thác khoáng sản dần đi vào nề nếp, các tổ chức, cá nhân hoạt
động khoáng sản tuân thủ quy định của pháp luật.
Đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối
với địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác, góp phần giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động; Công tác hỗ trợ địa phương, người dân nơi có
khoáng sản được quan tâm thực hiện thông qua các hoạt động như: cải tạo, nâng cấp hạ
tầng kỹ thuật giao thông; hỗ trợ các quỹ phúc lợi cho địa phương cấp xã, huyện, v.v...;
một số doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đã chú trọng, quan tâm đầu
tư thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến để thu hồi tối đa khoáng sản trong quá trình
khai thác, giảm thất thoát tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường; Việc nộp tiền ký
quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản được thực hiện tương đối tốt.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản cũng đã thực hiện nghĩa vụ tài chính
theo quy định của pháp luật (thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thuế VAT, thuế
thu nhập doanh nghiệp).
b) Hạn chế:
- Một số quy định của pháp luật về khoáng sản chậm được ban hành và triển
khai trong tỉnh, một số quy định có tính khả thi chưa cao nhất là một số quy định
mới như tiền cấp quyền; đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Một số quy định của
Luật khoáng sản cần hướng dẫn hoặc quy định chi tiết nhưng chưa được có văn bản
21



Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

hướng dẫn, thiếu các chính sách tài chính khoáng sản như: quy định bảo hộ quyền
lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; quy định trách
nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; hướng dẫn hồ sơ đăng ký khối lượng khai
thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại điểm a khoản 2 Điều 64
Luật Khoáng sản 2010, cơ chế phân cấp quản lý bất cập dẫn tới tình trạng tận thu
khoáng sản.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên khoáng sản đã được
tăng cường, đa dạng hoá về hình thức và nội dung đến từng huyện/thị xã và từng
xã/phường/thị trấn trên địa bàn tỉnh cũng như thông tin trên Báo, Đài, trên trang
web để đến người dân. Tuy nhiên, nhận thức về công tác quản lý tài nguyên, chấp
hành quy định của pháp luật trong khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản của
người dân chưa cao.
- Công tác lập, phê duyệt quy hoạch khoáng sản còn nặng tính chất cục bộ địa

phương, quy hoạch khai thác khoáng sản phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh, không
được bán khoáng sản ra ngoài tỉnh. Quy hoạch chậm được rà soát, điều chỉnh, phê
duyệt theo yêu cầu về nội dung của Luật khoáng sản năm 2010, nhất là đã chuyển
sang kỳ quy hoạch mới (2016 - 2020).
- Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản thông qua hình thức đấu giá quyền
khai thác khoáng sản triển khai chậm, vẫn còn một số giấy phép hoạt động khoáng
sản làm vật liệu xây dựng thông thường cấp khi chưa phê duyệt khu vực cấp phép là
khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản (Điều 27 Luật khoáng sản
2010); Một số giấy phép khai thác mỏ được cấp quá 12 tháng, đôi khi lên đến 3 năm
chưa triển khai dự án nhưng vẫn chưa tiến hành thủ tục thu hồi giấy phép; Ngày
càng có nhiều diện tích hơn đối với những khu vực được cấp giấy phép khai thác
khoáng sản từ việc cải tạo đất, cải tạo mặt bằng, đào ao nuôi cá với thời gian ngắn
và được gia hạn nhiều lần; Cấp phép không theo nguyên tắc không chia cắt khu vực
khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp giấy phép khai

thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ (thể hiện là số
điểm mỏ ít hơn số giấy phép).
- Công tác thu tiền cấp quyền triển khai chưa hoàn tất triệt để.
- Công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả chưa cao: chưa thanh tra, kiểm tra
kịp thời để xử lý các vi phạm pháp luật; việc xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm pháp
22


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

luật chưa cương quyết, chưa đủ mạnh và thiếu tính răn đe, số tiền xử phạt còn ít so
với lợi nhuận do hành vi vi phạm thu được, nhất là đối với hoạt động khai thác
khoáng sản trái phép.
- Công tác phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản
giữa các Sở, ngành có liên quan và cấp cơ sở trong quản lý khoáng sản cũng như
trong thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản hiệu quả chưa cao; chưa có
quy chế phối hợp và quy chuẩn quy định giữa cơ quan thuế với cơ quan quản lý nhà
nước về khoáng sản trong việc xác định sản lượng tính thuế. Sự phối hợp giữa các sở,
ngành có liên quan với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa
khai thác chưa hiệu quả; Mặc dù, chính quyền địa phương đã áp dụng nhiều biện
pháp nhằm truy quét, giải tỏa, nhưng chưa thường xuyên nên tình trạng khai thác
khoáng sản trái phép vẫn chưa chấm dứt, hậu quả là gây tổn thất, mất mát khoáng
sản; thất thu ngân sách nhà nước; mất trật tự trị an, tệ nạn xã hội phát sinh khó kiểm
soát; gây ô nhiễm môi trường khu vực và hầu như không khắc phục được hậu quả.
+ Công tác cải cách hành chính vẫn chưa đạt như mong muốn, việc thực thi
minh bạch hóa ngành khai khoáng gặp nhiều trở ngại. Tài nguyên khoáng sản là sở
hữu toàn dân, nhưng lợi ích từ hoạt động khoáng sản hiện tại chủ yếu thuộc về các
công ty, cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản.
- Công tác khoáng sản và hoạt động khoáng sản ở tỉnh Bình Dương vẫn còn
có những hạn chế, bất cập:

+ Về tổ chức khai thác:
. Còn nhiều dự án khai thác khoáng sản đã cấp phép đã quá 12 tháng nhưng
chưa triển khai công tác xây dựng cơ bản mỏ (Công ty TNHH MTV Thanh Lễ,
Công ty TNHH Đất Lành) thậm chí có những giấy phép đã cấp từ năm 2011 - 2012
vẫn chưa triển khai (Công ty CP Miền Đông TP.HCM); một số chủ đầu tư tranh
chấp hợp đồng khai thác mỏ dẫn đến tình trạng không sản xuất kinh doanh trong
nhiều năm liền (Công ty CP Miền Đông, Công ty TNHH Long Sơn Phú, Công ty
TNHH Bảo Thành); một số Công ty chuyển nhượng cổ phần, sang nhượng mỏ
nhưng tìm cách lách luật để trốn thuế; hầu như các doanh nghiệp chưa đầu tư,
chuyển đổi công nghệ, thiết bị hiện đại nhằm khai thác, chế biến khoáng sản có hiệu
quả và ít ảnh hưởng môi trường.

23


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

. Các tổ chức, cá nhân khai thác vẫn còn vi phạm như: khai thác không đúng
thiết kế mỏ; không bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ hoặc bổ nhiệm nhưng không
đúng quy định; khai thác vượt quá công suất hoặc vượt quá diện tích, chiều sâu quy
định trong giấy phép khai thác, không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi
phát hiện khoáng sản khác khoáng sản chính được cấp phép, chưa thật sự tự giác áp
dụng những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường gây bức xúc, áp lực lớn cho
nhân dân khu vực có hoạt động khoáng sản.
. Một vài tổ chức cá nhân lợi dụng việc xin giấy phép cải tạo mặt bằng đất
nông nghiệp, đào ao nuôi cá… (Hộ Kinh doanh cá thể Đinh Thị Kim Xanh, Đoàn
Quốc Tuấn, Đỗ Hoài Phương Minh…) rút ngắn thời gian và trình tự thủ tục pháp lý
để khai thác khoáng sản đất phún laterit phục vụ công trình đường giao thông, dư
khối lượng khá lớn bán ra ngoài nhằm thu lợi bất hợp pháp, đôi khi là khai thác
vượt quá độ sâu, bán đất sét ra ngoài và dùng đất tầng phủ lấp lại nhằm che giấu sự

kiểm tra của lực lượng chức năng, cố tình kéo dài thời gian khai thác một cách phù
hợp với công trình để xin gia hạn giấy phép.
+ Về trữ lượng, sản lượng:
. Với công suất cấp phép khai thác sét như hiện tại, cộng với lượng sét tận thu
trong một số mỏ đá xây dựng cũng chưa đủ cung ứng cho các cơ sở sản xuất gạch
ngói của tỉnh. Hiện các lò gạch của tỉnh phải mua thêm sét từ tỉnh Đồng Nai và tỉnh
Long An, sản lượng khai thác thực tế lại giảm vì một số mỏ cũ khai thác hết trữ
lượng đang đóng cửa mỏ, một số mỏ mới được cấp phép chưa đạt công suất cấp
phép.
. Sản lượng khai thác cát thực tế ít hơn công suất thiết kế nhiều (khoảng bằng
1/3) do một số mỏ có vị trí và điều kiện tự nhiên rất khó khai thác. Hiện tại nguồn
cát của tỉnh chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu xây dựng trong tỉnh, hầu như
được cung ứng từ các tỉnh Miền Tây.
. Theo tài liệu điều tra địa chất khoáng sản thì Bình Dương là một tỉnh có
tiềm năng lớn về kaolin. Tuy nhiên thực tế nguồn kaolin tỉnh Bình Dương đã cạn
kiệt, các khu công nghiệp và khu dân cư đã được quy hoạch trùm lên khu mỏ. Hiện
các nhà máy gốm sứ trên địa bàn tỉnh đã phải nhập kaolin từ Bình Phước, Lâm
Đồng, Hải Dương và cả nhập khẩu từ nước ngoài.
24


Tiểu luận: Công tác quản lý hoạt động khoáng sản của tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp

+ Về tác động của khai thác
Khai thác và chế biến khoáng sản đã và đang để lại nhiều tác động bất lợi đến
môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, cảnh quan, hệ sinh thái nông nghiệp, làm suy
giảm các tài nguyên khác và gây bức xúc trong cộng đồng: làm thay đổi địa hình,
Thảm thực vật bị tàn phá, làm khô hạn đất nông nghiệp, thiếu ẩm, giảm độ phì của
đất, nguy cơ sạt lở, suy giảm nguồn nước ngầm, hoàn thổ phục hồi môi trường rất
khó vì không thể nào phục hồi nguyên hiện trạng, mâu thuẫn xã hội do lợi ích giữa

các bên liên quan chưa được minh bạch và công bằng. Vì vậy, đôi khi người dân
vùng có khai thác khoáng sản đã ngăn cản hoạt động khai thác, các vụ khiếu nại,
khiếu kiện thường xảy ra.

c) Nguyên nhân:
Trong những năm vừa qua, UBND tỉnh Bình Dương cũng như tất cả các Sở,
ban, ngành địa phương trong tỉnh đã thực hiện nghiêm đường lối chủ trương chính
sách của Đảng về quản lý hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản theo Nghị
quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương
khóa XI về tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tiếp tục thực hiện
Chỉ thị 02 của Thủ tướng Chính phủ trong việc tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản. Ngoài ra,
được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, thường xuyên của Lãnh đạo Sở, đội ngũ cán bộ,
công chức của Phòng Tài nguyên Nước - Khoáng sản và Khí tượng thủy văn đã có
nhiều cố gắng, nỗ lực thực hiện hầu hết các nhiệm vụ được giao đúng tiến độ
chương trình công tác, ngoài ra còn chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ mới
phát sinh. Nhờ đó, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng
sản đã có những chuyển biến rõ nét với những ưu điểm như đã nêu trên
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế với những nguyên nhân như:
- Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong tỉnh còn chậm do
thiếu hướng dẫn từ các Bộ, ngành của trung ương.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa đạt hiệu quả do nhận thức
của người dân chưa cao, độ phủ sóng internet còn chưa rộng và cuộc sống của

25


×