Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

TRÌNH bày NHỮNG yêu cầu về VIỆC lập CHỨNG từ kế TOÁN NGÂN HÀNG nêu NHỮNG vụ VIỆC làm tổn THẤT TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XUẤT PHÁT từ CHỨNG từ KTNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.88 KB, 13 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
-------*****-------

Chủ để 8:
TRÌNH BÀY NHỮNG YÊU CẦU VỀ VIỆC LẬP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
NGÂN HÀNG. NÊU NHỮNG VỤ VIỆC LÀM TỔN THẤT TRONG HOẠT
ĐỘNG NGÂN HÀNG XUẤT PHÁT TỪ CHỨNG TỪ KTNH.

Hà Nội, tháng 03 năm 2015


MỤC LỤC
1. Lý thuyết:....................................................................................................................1
1.1. Lý thuyết chung về chứng từ kế toán ngân hàng ................................................1
1.1.1. Khái niệm, vai trò. .................................................................................................1
1.1.2. Phân loại chứng từ kế toán ngân hàng. ..................................................................1
1.2. Yêu cầu về lập chứng từ kế toán ngân hàng: .......................................................2
1.2.1. Quy định về nội dung: ...........................................................................................2
1.2.2. Quy định về chứng từ điện tử: ...............................................................................2
1.2.3. Quy định về lập chứng từ: .....................................................................................3
1.2.4. Quy định về ký chứng từ .......................................................................................5
1.3 Các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra sai sót với hoạt động của ngân hàng xuất
phát từ chứng từ. ...........................................................................................................5
2. Thực trạng những vụ việc làm tổn thất trong hoạt động ngân hàng xuất phát
từ chứng từ kế toán ngân hàng.....................................................................................6
3. Phân tích , đánh giá và khuyến nghị của nhóm:...................................................10
3.1 Nguyên nhân của hành vi gian lận:: ........................................................................10
3.2 Đề xuất của nhóm về giải pháp hạn chế gian lận: ...................................................10



1. Lý thuyết:
1.1. Lý thuyết chung về chứng từ kế toán ngân hàng
1.1.1. Khái niệm, vai trò.
- Khái niệm: Chứng từ kế toán ngân hàng là các bằng chứng chứng minh các nghiệp
vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành, và là cơ sở để hạch toán vào sổ
sách kế toán tại các NHTM, các TCTD.
- Vai trò:
Chứng từ có những tác dụng rất đáng kể:
+ Thứ nhất, việc lập chứng từ kế toán giúp thực hiện kế toán ban đầu. Nó là khởi điểm
của tổ chức công tác kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Nếu
thiếu chứng từ thì sẽ không thể thực hiện được kế toán ban đầu cũng như toàn bộ công
tác kế toán.
+ Thứ hai, việc lập chứng từ kế toán là để ghi nhận nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát
sinh và đã hoàn thành. Điều này đảm bảo tính hợp lệ và hợp pháp của nghiệp vụ.
+ Thứ ba, việc lập chứng từ kế toán là để tạo ra căn cứ để kế toán ghi sổ nghiệp vụ
phát sinh.
+ Thứ tư, việc lập chứng từ kế toán là để ghi nhận đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm
trước pháp luật về nghiệp vụ phát sinh.
1.1.2. Phân loại chứng từ kế toán ngân hàng.
a,Phân loại theo tính chất pháp lý của chứng từ:
-Chứng từ gốc: Là căn cứ pháp lý chứng minh cho một nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh và đã hoàn thành. Chứng từ gốc được lập ngay khi có nghiệp vụ kinh tế phát
sinh.
- Chứng từ ghi sổ: Là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách
kế toán. Chứng từ ghi sổ được lập trên chứng từ gốc hoặc chứng từ gốc kiêm chứng từ
ghi sổ.
b,Phân loại theo mục đích sử dụng và nội dung nghiệp vụ kinh tế:
-Chứng từ tiền mặt
-Chứng từ chuyển khoản

-Bảng kê các loại
-Giấy báo liên hàng
1


-Lệnh chuyển tiền sử dụng trong chuyển tiền điện tử
-Các chứng từ hạch toán tài sản và chứng từ ngoại bảng
c,Phân loại theo nguồn gốc:
-Chứng từ gốc do khách hàng lập, mang đến giao dịch với ngân hàng.
-Chứng từ gốc do TCTD khác phát sinh trong quan hệ với TCTD thực hiện.
-Chứng từ gốc phát sinh trên cơ sở các thông tin, dữ liệu đầu vào trong hệ thống thông
tin của TCTD và tạo ra các dữ liệu kết quả.
-Chứng từ gốc phát sinh phục vụ các giao dịch nội bộ của TCTD.
1.2. Yêu cầu về lập chứng từ kế toán ngân hàng:
1.2.1. Quy định về nội dung:
Theo khoản 1 điều 5 quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN, chứng từ kế toán của ngân
hàng phải có các nội dung chủ yếu là:
- Tên của chứng từ (Séc, UNC, UNT, Phiếu thu, phiếu chi…)
- Số hiệu của chứng từ
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ; Ngày tháng năm hạch toán số tiền trên chứng từ vào
sổ kế toán.
- Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu, số hiệu tài khoản của người trả (hoặc
chuyển) tiền và tên, địa chỉ của ngân hàng phục vụ người trả (hoặc người chuyển)
tiền.
- Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu, số hiệu tài khoản của người thụ
hưởng số tiền trên chứng từ và tên, địa chỉ của ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số, tổng số tiền
của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền phải ghi bằng số và bằng chữ.
- Chữ kí, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng

từ kế toán. Những chứng từ phản ánh quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân phải có chữ
ký của kế toán trưởng và người phê duyệt.
1.2.2. Quy định về chứng từ điện tử:
+ Có điạ điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền
tin và các thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát sử lý, sử dụng bảo
quản và lưu trữ chứng từ điện tử.
2


+ Có đội ngũ cán bộ thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu kỹ
thuật để thực hiện quy trình lập, xử lý, sử dụng, bảo quản lưu trữ chứng từ điện tử theo
quy trình kế toán và thanh toán .
+ Chữ kí điện tử của người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền của
người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc cá nhân sử dụng chứng từ điện tử và
giao dịch thanh toán điện tử.
+ Phương thức giao nhận chứng từ điện tử và kỹ thuật của vật mang tin.
+ Cam kết về các hoạt động diễn ra do chứng từ điện tử của mình lập khớp,
đúng quy định và phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra do vô tình hay cố ý
để lộ chữ ký điện tử, dẫn đến bị kẻ gian lợi dụng.
1.2.3. Quy định về lập chứng từ:
Theo quyết định số 1789/ 2005/QĐ-NHNN quy định về việc lập chứng từ kế toán ngân
hàng như sau:
-Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ
và dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn, kinh phí; các khoản thu, chi,
trích lập và sử dụng các quỹ của ngân hàng…đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ
kế toán ngân hàng chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
( Điều này giúp đảm bảo cho nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán).
-Tất cả các chứng từ KTNH (bao gồm chứng từ do ngân hàng lập và chứng từ do
khách hàng lập) đều phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo các nội
dung quy định trên mẫu. (Quy định này nhằm đảm bảo cho nguyên tắc cơ sở dồn tích,

thận trọng và trọng yếu - nếu thiếu thông tin đó trên chứng từ có thể ảnh hưởng đến
quyết định kinh tế của người sử dụng.)
-Đối với séc, bắt buộc khách hàng phải lập trên mẫu séc in sẵn nhận ở ngân hàng nơi
khách hàng mở tài khoản tiền gửi. Đối với các chứng từ chuyển tiền đến Kho bạc Nhà
nước để nộp thuế, nộp ngân sách thì phải ghi đầy đủ mã số thuế, mục lục ngân sách
của người nộp thuế, nộp ngân sách. Chứng từ để xử lý các nghiệp vụ chỉ liên quan đến
nội bộ một ngân hàng, các ngân hàng phải dùng các mẫu chứng từ nội bộ do ngân
hàng lập như Phiếu chuyển khoản, Phiếu thu, Phiếu chi…không được dùng các chứng
từ do khách hàng lập.

3


-Chứng từ kế toán bằng giấy phải được lập đầy đủ số liên quy định. Trường hợp phải
lập nhiều chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên
phải giống nhau và chỉ lập một lần đúng với thực tế thời gian, địa điểm, nội dung và số
tiền của nghiệp vụ kinh tê phát sinh. Trường hợp chứng từ in hỏng, in thiếu liên, viết
sai phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo (X) hoặc ghi chữ “HỦY BỎ” vào tất cả các liên
sai hỏng. Những liên của các chứng từ có in số sẵn (như Séc, Giấy báo liên hàng,…) bị
viết sai phải được giữ lại đầy đủ ở cuống hay ở quyển chứng từ trước khi làm thủ tục
tiêu hủy. Khi tiêu hủy các chứng từ quan trọng viết sai, phải lập biên bản tiêu hủy và
tiến hành tiêu hủy theo đúng quy định.
-Ngày, tháng, năm lập chứng từ KTNH ghi bằng số. Ngày lập chứng từ ghi ngày thực
tế nộp vào ngân hàng (trừ các chứng từ có quy định tách biệt ngày lập và ngày giá trị
ghi sổ là hai nội dung khác nhau).
Trên chứng từ KTNH bắt buộc phải ghi số chứng từ, các chứng từ có in số sẵn thì số
chứng từ là số in sẵn đó, chứng từ do khách hàng lập thì khách hàng phải đánh số. Đối
với séc thì xeri và số séc của khách hàng phát hành phải phù hợp với xeri và số séc mà
ngân hàng (nơi khách hàng mở tài khoản) đã bán cho khách hàng. Kế toán trưởng hoặc
người phụ trách KTNH quy định cụ thể việc đánh số những chứng từ do đơn vị ngân

hàng mình lập.
-Số tiền trên chứng từ KTNH bắt buộc phải ghi cả bằng số và bằng chữ. Số tiền bằng
chữ phải viết rõ nghĩa, chữ đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng đầu
tiên, không được viết cách dòng, cách quãng giữa các chữ, không được viết thêm chữ
(khác dòng) vào giữa hai chữ viết liền nhau trên chứng từ.
-Người lập, người kí duyệt và những người khác ký trên chứng từ KTNH phải chịu
trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán. Đây là yếu tố cần thiết để có thể căn cứ
vào đó mà quy trách nhiệm về tính chất hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế cũng như tính
chính xác của chứng từ đối với các cá nhân có liên quan.
-Chứng từ KTNH được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại
điều 18, khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Luật Kế toán và các quy định tại chế độ này:
 Các chứng từ điện tử phải lập đúng mẫu quy định, đúng cấu trúc, định dạng, đầy đủ
các nội dung, bảo đảm tính pháp lý của chứng từ kế toán.

4


 Chứng từ điện tử ghi trên vật mang tin phải có chỉ dẫn cụ thể về thời gian và các yếu
tố kỹ thuật đảm bảo cho việc sử dụng, kiểm tra, kiểm soát chứng từ điện tử khi cần
thiết.
 Các dữ liệu, thông tin trên chứng từ phải được phản ánh rõ ràng, trung thực, chính xác
và phải được mã hóa theo đúng quy định. Trên chứng từ phải có đủ chữ ký điện tử của
những người liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác, an toàn của dữ liệu; chữ ký
điện tử trên chứng từ phải khớp đúng với chữ ký điện tử do ngân hàng nơi mở tài
khoản hoặc trung tâm thanh toán của Ngân hàng cấp phát và quản lý.
 Ngày, tháng , năm lập chứng từ điện tử ghi bằng số và ghi theo dạng: DD/MM/YYYY
 Việc hủy bỏ, sửa chữa chứng từ điện tử lập sai được thựa hiện theo quy định của pháp
luật và của Ngân hàng Nhà nước về xử lý sai sót trong giao dịch, thanh toán điện tử.
1.2.4. Quy định về ký chứng từ
Theo điều 8 quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN

- Chứng từ kế toán ngân hàng phải có đủ chữ kí bằng bút mực trừ mực đỏ và không
được đóng dấu chữ kí khắc sẵn. Chữ kí trên chứng từ kế toán phải thống nhất, do
người có thẩm quyền ký hoặc người được ủy quyền ký.
- Chữ kí của khách hàng trên chứng từ giao dịch với ngân hàng.
1.3 Các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra sai sót với hoạt động của ngân hàng xuất
phát từ chứng từ.
 Các mẫu chứng từ ghi chép không đúng mẫu hoặc đúng mẫu nhưng ghi chép không
đúng quy định, ghi thiếu các yếu tố trên mẫu chứng từ, thiếu chữ ký của các cá nhân
có liên quan.
 Ký chứng từ không theo đúng quy định. Cán bộ, nhân viên ngân hàng ký vào chứng từ
không đúng thẩm quyền, ký sai mẫu đã đăng ký hoặc ký đúng mẫu nhưng thiếu trách
nhiệm trong việc kiểm soát trước khi ký
 Cán bộ, nhân viên ngân hàng (như kế toán, giao dịch viên, cán bộ tín dụng…) tự làm
giả hồ sơ khống sổ tiết kiệm của khách hàng để rút tiền tiêu xài cá nhân hoặc dùng hồ
sơ của khách hàng đáo hạn để làm hồ sơ giả bằng cách giả chữ ký của người vay, sửa
số chứng minh nhân dân, sửa giấy đăng ký giao dịch…. trình lãnh đạo Chi nhánh và
Phòng tín dụng duyệt, sau đó giả chữ ký khách hàng nhận tiền vay để rút tiền chiếm
đoạt tài sản
5


 Cán bộ, nhân viên ngân hàng thông đồng với đối tượng bên ngoài ngân hàng lập hợp
đồng khống, lập hồ sơ giả, thành lập Công ty giả mua bán hóa đơn GTGT để chiếm
đoạt tài sản; kê khống tài sản, giá trị tài sản lên cao gấp nhiều lần để thế chấp vay
Ngân hàng hoặc nâng giá tài sản thuê mua để rút tiền của ngân hàng chuyển đến các
Công ty sân sau hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân.
2. Thực trạng những vụ việc làm tổn thất trong hoạt động ngân hàng xuất phát
từ chứng từ kế toán ngân hàng.
2.1 Vợ chồng phó giám đốc lừa đảo hàng trăm tỷ đồng:
Ngày 19/11, CA Cần Thơ đã bắt giam vợ chồng bà Nguyễn Thị Thu SươngPhó Tổng giám đốc công ty TNHH XNK An Khang.

Để làm “mờ mắt” cán bộ ngân hàng, ban đầu Sương chỉ đạo cho nhân viên của
mình là Nguyễn Văn Thuận, Hồ Thanh Bình, em chồng Hồ Tuấn Vũ mở nhiều tài
khoản cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cần Thơ,
Ngân hàng Nam Việt. Đồng thời, Sương còn lập các hợp đồng khống với nội dung:
Bình, Vũ, Thuận bán thủy hải sản cho Công ty An Khang để bổ sung thủ tục giải ngân
tiền. Anh Đào lập ủy nhiệm chi yêu cầu chi nhánh Ngân hàng phát triển Việt Nam,
khu vực Cần Thơ - Hậu Giang và chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Cần
Thơ chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của Bình, Thuận, Vũ để Sương rút ra chi trả nợ,
lãi vay cho các cá nhân bên ngoài mà trước đó Sương vay để đảo nợ ngân hàng, một
phần nhỏ được trả tiền mua cá cho Công ty An Khang
Theo cơ quan điều tra, từ ngày 4/3 đến 26/6/2011, Sương và nhân viên của
mình đã làm 44 bộ chứng từ xuất khẩu giả để chiết khấu tại VietinBank Trà Nóc với số
tiền gần 6,7 triệu USD - tương đương 128 tỉ đồng. Do các bộ chứng từ xuất khẩu giả
nên VietinBank không thu được tiền. Sương tiếp tục làm các bộ chứng từ xuất khẩu
giả để nhận tiền chiết khấu và thanh toán cho các bộ chứng từ xuất khẩu giả đem đi
chiết khấu trước đó.
Tính đến ngày 1/7/2011, Sương đã lấy tiền từ các bộ chứng từ xuất khẩu giả sau
trả cho các bộ chứng từ xuất khẩu giả đem đi chiết khấu trước hơn 2,24 triệu USD tương đương hơn 38 tỉ đồng. Tổng số tiền Sương chiết khấu giả để chiếm đoạt của
VietinBank Trà Nóc là hơn 4,4 triệu USD - tương đương 89,8 tỉ đồng. Ngoài ra,
6


Sương còn làm 3 bộ chứng từ xuất khẩu giả để chiết khấu với số tiền gần 5 tỉ đồng tại
Ngân hàng An Bình. Sau khi bị phát hiện, Sương đã trả lại Ngân hàng An Bình hơn 1
tỉ đồng, còn chiếm đoạt gần 4 tỉ đồng.
2.2 Vụ Nguyễn Thị Thủy Vân, phạm tội tham ô tài sản xảy ra ở Ngân hàng
Thương mại cổ phần Sài Gòn, Hà Nội (SHB)
Nguyễn Thị Thùy Vân là kiểm soát viên của một phòng giao dịch thuộc ngân hàng
SHB, biết được User của một nhân viên khác. Khi nhân viên này đã chuyển sang làm
việc tại ngân hàng khác nhưng bộ phận quản lý mạng của ngân hàng SHB không làm

hết trách nhiệm, không hủy ngay User của cán bộ đã chuyển đi nên Nguyễn Thị Thủy
Vân đã sử dụng User đó để truy cập vào hệ thống máy tính của ngân hàng SHB, khai
báo thông tin giả, tạo ra tài khoản cá nhân mang tên một người không có thực, tự ký
giả chữ ký và lưu tại mục thông tin cá nhân trên hệ thống làm chữ ký mẫu của khách
hàng mà không lập hồ sơ giấy. Nguyễn Thị Thủy Vân đã sử dụng tài khoản đã lập, sử
dụng User của cán bộ ngân hàng đã chuyển công tác nơi khác để tạo ra các giao dịch
thanh toán các sổ tiết kiệm không có thực trên hệ thống, trả tiền vào tài khoản này và
rút ra để chiếm đoạt trên 24 tỷ đồng.
2.3. Vụ án Phan Việt Hà phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ, xảy ra ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
(Eximbank) :
Phan Việt Hà lấy thông tin từ khách hàng gửi tiền tiết kiệm để lập 04 quyển sổ tiết
kiệm giả, sau đó đưa cho các nhân viên dưới quyền mình để hợp thức với các lý do giả
mạo. Vì tin tưởng ở Trưởng phòng của mình nên các nhân viên dưới quyền đã thực
hiện các việc theo yêu cầu của Phan Việt Hà. Sau đó Phan Việt Hà đã đem 4 quyển sổ
tiết kiệm giả này, nhờ các nhân viên trong phòng đem cầm cố để vay hộ tiền của ngân
hàng cho người quen. Cũng do tin tưởng ở Phan Việt Hà là Trưởng phòng của mình
nên các nhân viên này để cho Phan Việt Hà vừa làm thủ tục, vừa ký nhận tiền mà
không hề kiểm tra các thủ tục, điều kiện cho vay theo quy định; tạo điều kiện cho Phan
Việt Hà chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng).
2.4. Vụ án “Cán bộ Ngân hàng đầu tư đút túi hàng trăm tỷ đồng lãnh án chung
thân”- 2008.

7


Trần Lệ Thủy nguyên cán bộ ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô, trong thời gian
làm việc tại BIDV, Trần Lệ Thủy đã câu kết với người thân trong gia đình, bạn bè và
một số đồng nghiệp... sửa chữa xác nhận khống số dư trên chứng nhận tiền gửi tiết
kiệm của VCB và BIDV rồi đem thế chấp chiếm đoạt tiền của các nhà băng lấy tiền

chơi chứng khoán, đầu tư bất động sản và tiêu xài cá nhân.
Cụ thể, năm 2003-2008 khi làm việc tại Quỹ tiết kiệm số 1 BIDV Thái Bình cũng như
làm giao dịch viên tại BIDV Đông Đô, bà Thủy bàn với em gái Trần Thị Huyền và
Trần Chí Dân làm thủ tục gửi tiền ở VCB Thái Bình. Sau đó, họ dùng tiền USD gửi
tiết kiệm, mỗi lần gửi làm hai giao dịch khác nhau. Một sổ có giá trị vài chục nghìn
USD, sổ kia có seri liền kề nhưng số dư chỉ có giá trị thấp. Huyền mang giấy chứng
nhận tiền gửi với số tiền lớn đem thế chấp tại BIDV Thái Bình. Sổ này sau đó được
giao cho Thủy cất giữ. Còn lại sổ tiết kiệm với số dư thấp, Huyền và Thủy đưa cho
Dân sửa chữa, làm giả số tiền trùng với số dư của sổ có giá trị lớn đang thế chấp.
Chứng nhận tiết kiệm giả này sau đó được Thủy tráo với sổ thật. Phi vụ hoàn tất, Thủy
lập thông báo về việc trả lại giấy tờ có giá cầm cố vay vốn ngân hàng đưa cho Huyền
đem đến VCB Thái Bình để rút tiền.
Theo nhà chức trách, với thủ đoạn trên, từ năm 2003 đến tháng 4/2008, Thủy Huyền,
Dân đã thực hiện sửa chữa, làm giả, tráo đổi nhiều giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn,
chiếm đoạt của BIDV Thái Bình hơn 29 tỷ đồng.
Khi chuyển sang làm ở BIDV Đông Đô, Thủy tiếp tục dùng thủ đoạn, lợi dụng chức
vụ của mình cùng với sự giúp sức đắc lực của Nguyễn Minh Hằng và Nguyễn Thị Thu
(cùng nguyên Phó trưởng phòng giao dịch 1 của VCB Thành Công); Vũ Khắc Thành
và Phạm Thị Hồng Thái (cùng là nguyên Phó giám đốc BIDV Đông Đô); Hoàng
Trung Thông (nguyên Phó Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng BIDV Đông Đô)... đã
chiếm đoạt hơn 174 tỷ đồng.
2.5. Truy tố 8 cán bộ ngân hàng Vietinbank và VDB trong vụ án Công ty An
Khang (8/2014).
Ngày 5-8/2014, Viện KSND TP Cần Thơ đã tống đạt cáo trạng truy tố 14 bị can liên
quan đến vụ lừa đảo xảy ra tại Công ty TNHH An Khang, trong đó có tám người
nguyên là cán bộ thuộc Ngân hàng VietinBank chi nhánh Trà Nóc (Cần Thơ) và Ngân
hàng Phát triển Việt Nam, khu vực Cần Thơ - Hậu Giang. Công ty An Khang nằm tại
8



Khu chế xuất - công nghiệp Trà Nóc do ông Nguyễn Hồng Quân làm giám đốc. Ông
Quân giao cho con gái là Nguyễn Thị Thu Sương (làm phó giám đốc) điều hành mọi
hoạt động.
Do hoạt động không hiệu quả, Sương đã làm khống 44 bộ chứng từ xuất khẩu để chiết
khấu tại VietinBank Trà Nóc với số tiền hơn 6,4 triệu USD, chiếm đoạt gần 4,4 triệu
USD (tương đương 87 tỉ đồng). Ngoài ra, Sương đã ký khống hợp đồng mua nguyên
liệu, hợp đồng xuất khẩu để làm thủ tục vay, lừa đảo chiếm đoạt của VDB khu vực
Cần Thơ - Hậu Giang hơn 75,1 tỉ đồng; làm khống ba bộ chứng từ xuất khẩu để chiết
khấu tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Cần Thơ hơn 4,9 tỉ đồng, chiếm đoạt
hơn 3,9 tỉ đồng. Sương còn kê khống hàng tồn kho, làm thủ tục khống vay tiền để lừa
đảo, chiếm đoạt của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ hơn 14,9 tỉ
đồng; kê khống hàng tồn kho, làm thủ tục khống vay tiền để lừa đảo, chiếm đoạt của
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô hơn 11 tỉ đồng. Để mọi việc
trôi chảy, Sương đã “bôi trơn” một số cán bộ ngân hàng (đã bị truy tố) mỗi người từ
vài chục triệu đến vài tỉ đồng cùng hàng chục ngàn USD.
2.6. Cho vay sai, AgriBank chi nhánh 6 chịu tổn thất.( năm 2007-2010)
Thực hiện chủ trương di dời nhà máy, xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường về
khu công nghiệp, công ty Đông Phương đã ký hợp đồng với công ty Phương Nam hợp
tác xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ và chung cư cao tầng tại số 10 Âu Cơ,
TP.HCM.
Lợi dụng việc thực hiện dự án, từ năm 2007-2010, giám đốc công ty Đông Phương Lê
Thành Công, Dương Thanh Cường và nhiều giám đốc doanh nghiệp khác đã làm các
bộ hồ sơ không hợp pháp, vay của Agribank Chi nhánh 6 hàng trăm tỉ đồng và đến nay
không có khả năng hoàn trả.
Bên cạnh đó là 4 vụ việc liên quan tới Agribank chi nhánh 6 đang được các cán bộ
điều tra làm rõ.
Nhận thấy, cơ chế sai phạm của Agribank chi nhánh 6 là không kiểm soát được dự án
kinh doanh, cũng như khả năng thu được lợi nhuận của dự án, ảnh hưởng tới khả năng
chi trả. Quá trình kiểm tra phân tích hồ sơ vay vốn của Agribank chi nhánh 6 đang gặp
vấn đề. Các chứng từ kế toán liên quan không rõ ràng.


9


3. Phân tích , đánh giá và khuyến nghị của nhóm:
3.1 Nguyên nhân của hành vi gian lận:
-Xuất phát từ phía khách hàng:
Có những trường hợp khách hàng cố tình lừa gạt ngân hàng bằng cách lập ra các
chứng từ giả mạo nhằm nâng cao khống tài sản đảm bảo để vay được số tiền lớn hơn
nhiều lần. Với những trường hợp như thế này thì lỗi thuộc về khách hàng nhưng về
phía ngân hàng cũng có trách nhiệm một phần khi không kiểm định, thẩm định chính
xác.
- Từ nội bộ trong ngân hàng:
Một số tình huống khách hàng và nhân viên ngân hàng thông đồng với nhau để rút ruột
ngân hàng. Ví dụ như nhiều vụ lừa đảo bằng giấy tờ giả của khách hành với sự tiếp tay
của nhiều nhân viên tín dụng, thậm chí là các trưởng phòng, kế toán trưởng của các
ngân hàng.
+ Công tác kiểm soát của ngân hàng còn quá lỏng lẻo, các hồ sơ, chứng từ qua các bộ
phận không được thẩm định, kiểm duyệt chặt chẽ; thậm chí chỉ mang tính đối phó,
chống chế. Thực tế cho thấy, phần lớn các vụ lừa đảo trong ngân hàng xảy ra ở các chi
nhánh cấp 2 (thực chất là phòng giao dịch nhỏ). Tại những chi nhánh này, do cán bộ ít
(một người phải kiêm nhiệm nhiều việc) nên việc kiểm tra, kiểm soát và quản lý có
nhiều sơ hở để các đối tượng triệt để lợi dụng phạm tội.
+ Công tác tổ chức cán bộ tại nhiều ngân hàng cũng có vấn đề khi làm việc dựa nhiều
trên tình cảm, công tác bảo mật kém, nhiều nhân viên có tiền sự về kinh tế, bất minh
về lối sống vẫn được trọng dụng.
+ Có sự nhập nhằng trong việc phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận, dẫn đến việc
nhân viên các bộ phận thông đồng với nhau.
+ Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận lãnh đạo chưa được rõ ràng nên vẫn có
những trường hợp cấp trên lợi dụng chức vụ để ép buộc cấp dưới thực hiện trái quy

định và người chịu trách nhiệm là nhân viên.
3.2 Đề xuất của nhóm về giải pháp hạn chế gian lận:
- Ngân hàng sử dụng chứng từ điện tử phải nâng cao chất lượng các đường truyền tải
thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin và các thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu
khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử;
10


- Có đội ngũ cán bộ thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu kỹ thuật để
thực hiện quy trình lập, xử lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy
trình kế toán và thanh toán.
- Ngân hàng và khách hàng sử dụng chứng từ điện tử phải áp dụng các biện pháp bảo
mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải có biện pháp
quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, thâm nhập, sao chép, đánh
cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử khi bảo
quản phải được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi
đi hoặc nhận nhưng phải có đủ các thiết bị phù hợp để sử dụng khi cần thiết.
- Chứng từ kế toán ngân hàng được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy
định của phap luật
- Các chứng từ điện tử phải lập đúng mẫu quy định, đúng cấu trúc, định dạng, đầy đủ
các nội dung, bảo đảm tính pháp lý của chứng từ kế toán.
- Chứng từ điện tử ghi trên vật mang tin phải có chỉ dẫn cụ thể về thời gian và các yếu
tố kỹ thuật đảm bảo cho việc sử dụng, kiểm tra, kiểm soát chứng từ điện tử khi cần
thiết.
- Các dữ liệu, thông tin trên chứng từ phải được phản ánh rõ ràng, trung thực, chính
xác và phải được mã hóa theo đúng quy định. Trên chứng từ phải có đủ chữ ký điện tử
của những người liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác, an toàn của dữ liệu;
chữ ký điện tử trên chứng từ phải khớp đúng với chữ ký điện tử do ngân hàng nơi mở
tài khoản hoặc Trung tâm thanh toán của Ngân hàng cấp phát và quản lý.


Tài liệu tham khảo:
 QĐ số 44/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/03/2002
 QĐ số 1789/2005/QĐ-NHNN do NHNN ban hành ngày 12/12/2005
 Giáo trình Kế toán Ngân hàng của Học viện Ngân hàng

11



×