Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Luận văn Giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức TDCT thanh toán hàng nhập khẩu tại ngân hàng TMCP sacombank chi nhánh hưng đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.26 KB, 5 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK CHI NHÁNH
HƯNG ĐẠO

Giáo viên hướng dẫn: Th.S PHAN MINH TUẤN
Sinh viên thực hiện:

LÊ THỊ THÙY LINH

Mã số sinh viên:

854011355

Lớp:

08QK-NT2

Niên khóa 2008 – 2012


BẢN TÓM TẮT
Trong thời đại ngày nay, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ khiến cho các quốc gia trong khu vực và trên thế giới
phải không ngừng hoạt động giao lưu với nhau. Điều này đã giúp cho các quốc gia có
điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế đối


ngoại, thương mại quốc tế. Nằm trong xu thế đó, Việt Nam đã thực hiện việc mở cửa nền
kinh tế, đẩy mạnh quá trình hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực cũng như trên thế
giới và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế
nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Việc đó thể hiện rõ qua
việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhờ đó hoạt động giao
thương, buôn bán giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đang diễn ra một cách
thuận lợi. Trong quá trình hội nhập này, hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò đặc biệt
quan trọng.
Hoạt động thanh toán quốc tế không đơn thuần là lựa chọn một phương thức thanh
toán phù hợp mà phải yêu cầu sự nhanh chóng, an toàn, chuẩn xác và mang lại hiệu quả
cho khách hàng và cả ngân hàng thương mại. Trong đó phương thức tín dụng chứng từ là
phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất. Bởi đây chính là phương thức giải
quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu, nhưng cũng
là phương thức gây ra nhiều tranh cãi nhất bởi sự phức tạp của nó. Tại Việt Nam, Ngân
hàng Thương Mại Cổ Phần (TMCP) Sài Gòn Thương Tín là một trong những Ngân hàng
có hoạt động thanh toán quốc tế tương đối phát triển. Tuy nhiên việc mắc phải sai sót và
hạn chế là điều không thể tránh khỏi. Một mặt do bản thân Ngân hàng chưa đáp ứng được
những đòi hỏi ngày càng phức tạp của thực tế giao dịch xuất nhập khẩu, mặt khác xuất
phát từ phía khách hàng và trong quản lý vĩ mô.
Chính vì vậy,trong quá trình thực tập tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín em
đã chọn đề tài: “Giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ thanh
toán nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hưng Đạo” để
nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng


cao hiệu quả khi sử dụng phương thức này trong hoạt động thanh toán hàng nhập
khẩu tại ngân hàng.
 Mục tiêu nghiên cứu:
Khóa luận sẽ tìm hiểu về phương thức thanh toán TDCT trong hoạt động thanh toán
hàng NK tại Sacombank chi nhánh Hưng Đạo, đồng thời tìm hiểu ưu và nhược điểm khi

thanh toán bằng phương thức này. Từ đó đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp
phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức
TDCT tại Sacombank chi nhánh Hưng Đạo.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Khóa luận tìm hiểu về hoạt động thanh toán TDCT đối với hàng NK tại Sacombank
chi nhánh Hưng Đạo. Tập trung đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh
toán TDCT trong thanh toán hàng NK của Sacombank chi nhánh Hưng Đạo từ 2009-2011
qua các số liệu thu thập được tại NH. Qua đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt
động thanh toán hàng NK bằng phương thức TDCT tại Sacombank chi nhánh Hưng Đạo.
 Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp được sử dụng kết hợp trong đề tài: cơ sở lý thuyết, mô tả, phân
tích thực tế, tổng hợp, so sánh dựa trên cơ sở số liệu của Sacombank chi nhánh Hưng
Đạo.
 Kết cấu của đề tài: Nội dung đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức tín dụng chứng từ.
Chương 2: Thực trạng hoạt động phương thức tín dụng chứng từ thanh toán hàng
nhập tại ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Hưng Đạo.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động phương thức tín dụng
chứng từ thanh toán hàng nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Hưng
Đạo.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên bài khóa
luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được
những ý kiến đánh giá, những lời nhận xét, góp ý chân thành từ Quý Thầy Cô để bài viết
được hoàn thiện hơn.


Trong chương 1, khóa luận trình bày cơ sở lý luận về hoạt động Thanh Toán Quốc
Tế nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng như khái niệm về tín dụng
chứng từ, phân loại LC, quy trình thanh toán tín dụng chứng từ, bộ chứng từ thương mại
sử dụng trong thanh toán quốc tế. Từ những cơ sở đó khóa luận đã đề cập, phân tích ưu

nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ cho các bên có liên quan: người xuất
khẩu, người nhập khẩu và các ngân hàng. Sau khi đã biết được quy trình thực hiện
phương thức tín dụng chứng từ chung, khóa luận sẽ căn cứ vào đó để làm nền tảng phân
tích thực trạng hoạt động phương thức tín dụng chứng từ thanh toán hàng nhập khẩu tại
Sacombank chi nhánh Hưng Đạo.
Trước khi bước vào xem xét, phân tích thực trạng phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ đối với hàng nhập khẩu tại Sacombank chi nhánh Hưng Đạo, chương 2 của khóa
luận đã giới thiệu một cách tổng quát về Sacombank chi nhánh Hưng Đạo. Sau đó, khóa
luận đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích những những yếu tố ảnh hưởng đến phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng nhập khẩu tại ngân hàng và quy trình
thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu tại ngân hàng. Qua đó thấy được tình hình
hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của
Sacombank chi nhánh Hưng Đạo và mặc dù phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là
phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến do những ưu điểm của nó nhưng phương
thức này không hoàn hảo, an toàn một cách tuyệt đối. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
hoàn thiện hoạt động phương thức tín dụng chứng từ thanh toán hàng nhập khẩu đối với
Sacombank chi nhánh Hưng Đạo. Những phân tích ở chương 2 này sẽ là những tiền đề
cho việc đề ra những giải pháp, kiến nghị ở chương sau.
Trên cơ sở những tiền đề có được từ nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 và phân
tích chuyên sâu trong chương 2, chương 3 đã nêu ra một số giải pháp cho Sacombank chi
nhánh Hưng Đạo và đưa ra một số kiến nghị ở cấp độ vĩ mô đối với Nhà nước và Hội sở
Sacombank. Các giải pháp này được đưa ra với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả khi sử
dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng nhập khẩu ở
Sacombank chi nhánh Hưng Đạo. Tuy nhiên, thực tế việc vận dụng các giải pháp này như
thế nào để có hiệu quả còn tùy thuộc vào ngân hàng. Ngân hàng cần phải thực hiện các


giải pháp này một cách đồng bộ, linh hoạt và hợp lý trong từng trường hợp cụ thể để đạt
được hiệu quả tốt nhất. Nếu các giải pháp khóa luận đưa ra được ngân hàng áp dụng trong
thực tế, vận dụng tốt trong từng trường hợp thì sẽ giúp ngân hàng nâng cao uy tín trên

thương trường, thu hút được thêm nhiều khách hàng mới và từ đó nâng cao khả năng cạnh
tranh với các ngân hàng khác trong lĩnh vực Thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu.
Xu thế mở cửa nền kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại trên cơ sở mở rộng
quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới của Việt Nam những năm gần
đây đã mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh quốc tế cho các doanh nghiệp và các ngân hàng
thương mại trong nước. Nhờ đó hoạt động ngoại thương của Việt Nam đã có nhiều thay
đổi mạnh mẽ, tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác quốc tế ngày càng tăng và đã góp
phần phát triển nền kinh tế đất nước, cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó không thể
không kể đến sự đóng góp quan trọng của hoạt động Thanh toán quốc tế của các ngân
hàng thương mại, mà chủ yếu là phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ đã thực sự trở
thành một công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần không nhỏ
thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Trong các phương thức thanh toán, phương thức Tín dụng chứng từ được sử dụng phổ
biến rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế vì những ưu việt của nó nhưng khi thực
hiện phương thức này tại các ngân hàng vẫn còn tồn tại hạn chế. Với sự quan tâm của ban
lãnh đạo Sacombank chi nhánh Hưng Đạo cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân
viên, hoạt động Thanh toán quốc tế nói chung và phương thức Tín dụng chứng từ nói
riêng của Sacombank chi nhánh Hưng Đạo đã có những bước tiến vượt bậc, ngày một đổi
mới phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế. Nhưng ngân hàng vẫn cần phải có sự
nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hơn khi thực hiện phương thức này.
Do đây là một lĩnh vực khá phức tạp và khả năng bản thân còn hạn chế nên những đề
xuất của em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nhưng em hy vọng ở một chừng mực
nào đó, những giải pháp em đề nghị sẽ giúp ích được phần nào trong việc nâng cao hiệu
quả, góp phần mở rộng hoạt động thanh toán hàng NK theo phương thức TDCT tại
Sacombank chi nhánh Hưng Đạo.



×