Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

ÔN THI LUẬT sở hữu TRÍ TUÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 30 trang )

ÔN THI LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUÊ

1. các sáng tạo, phát hiện sau đây có là đối tượng được bảo hộ dưới dạng sáng chế không?
a. phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán
không vì đây là phương pháp kinh doanh theo khoản 2 điều 59 LSHTT
b. việc sáng tạo ra bàn cờ Việt Nam
không vì sử dụng thuật toán để chơi
c. phương pháp bóc tách gen chống bệnh tim ra khỏi cơ thể người
phải
d. việc sản xuất hợp chất được phát hiện trong cơ thể người phòng bệnh viêm gan C
phải, bảo hộ công thức, phương pháp tách chứ không bảo hộ hợp chất trong cơ thể người
e. việc sáng tạo ra giải pháp phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa liên lục địa thế hệ mới ( súng tự hành
thông minh)
vi phạm điều cấm pl
f. việc sáng tạo ra 1 loại pháo nổ bằng nguyên liệu hydro hóa lỏng
vi phạm điều cấm pl
g. việc sáng tạo ra phương pháp sinh sản vô tính ở người
vi phạm điều cấm pl




I. Lý thuyết
1. Sai vì theo điều 16 ND 100/2006 thì hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự
như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó
2. Sai vì giới hạn quyền trong điều 25 LSHTT thì tác phẩm phải được công bố và giới hạn quyền trong
điều 26 LSHTT thì tác phẩm cũng phải được công bố và không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.
3. Đúng vì theo khoản 3 điều 90 luật SHTT2005 sửa đổi 2009
4. Sai vì chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu là chuyển toàn bộ quyền của mình cho người khác, có thể
được thực hiện trước khi cấp văn bằng bảo hộ khác với chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu ( li xăng) chỉ
được thực hiện sau khi nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ.


Link tham khảo: /> />5. sai vì không được chuyển nhượng tên thương mại, nếu muốn chuyển nhượng thì phải chuyển nhượng
toàn bộ cơ sở kinh doanh dưới tên thương mại đó theo khoản 3 điều 139 LSHTT.
II. Bài tập
a. theo luật SHTT Việt Nam thì chỉ công nhận tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là con người chứ không
phải động vật theo điều 13, khoản 2 điều 4 luật SHTT nên con khỉ không phải là tác giả. Bức ảnh nằm
trong máy ảnh của A nên A đồng thời là tác giả và là chủ sở hữu của 2 bức ảnh trên.


b.




I. Lý thuyết
1. Sai vì theo điểm g, khoản 2 điều 74 LSHTT
2. Sai vì từ Chí phèo phổ biến, được mọi người biết rộng rãi, là nhân vật trong tác phẩm văn học nổi
tiếng nên không thể đăng ký.
3. sai vì nếu tác phẩm được sáng tác có nội dung trái đạo đức xh, pháp luật theo điều 5 và điều 131 Bộ
Luật Dân Sự 2005 thì nhà nước không bảo hộ
4. sai vì không có tính mới
5. tác phẩm nghệ thuật
6. Sai vì theo điểm n khoản 2 điều 74 LSHTT
7. Sai vì hình dáng bên ngoài của sản phẩm không phải luôn luôn bất biến mà có thể thay đổi và tồn tại
ổn định trong điều kiện thông thường. Hình dạng tồn tại ổn định trong điều kiện thông thường sẽ được


bảo hộ kiểu dáng, còn sản phẩm dễ thay đổi thì sẽ không được bảo hộ




I. Lý thuyết
1. Sai vì đồng tác giả là từ 2 tác giả cùng nhau trực tiếp sáng tạo, thống nhất ý chí, cùng nhau thỏa thuận
về nội dung, kết cấu, hình thức, cách trình bày,..Còn trong trường hợp này là tập thể tác giả, tức là tác
giả đã sáng tạo 1 cách độc lập sản phẩm và được ghép lại thành 1 tác phẩm.
2. Sai vì người hòa âm phối khí không phải là người biểu diễn như trong luật quy định và hòa âm phối khí
được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả, được coi như 1 sáng tác ở phần nhạc dạo đầu, âm nền của toàn
bộ ca khúc
3. Sai vì điều 114 LSHTT
4.

5. Đúng vì theo điểm b khoản 2 điều 125 LSHTT

8. Đúng vì theo khoản 2 điều 28 LSHTT


I. Lý thuyết
a. Sai vì phải đáp ứng yêu cầu thì mới được bảo hộ
b. sai nếu đáp ứng được tính mới, tính sáng tạo, áp dụng công nghiệp thì vẫn được cấp bằng lần 2
c. Sai vì tên miền liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong luật SHTT Việt Nam theo
điểm d khoản 1 điều 130, tên miền không thể đăng ký quyền tác giả hay sở hữu công nghiệp được.
d. Sai vì theo khoản 7 điều 87 LSHTT
e. Sai vì theo khoản 2 điều 114 LSHTT
f. Sai vì không đáp ứng được tính mới
g. Sai vì thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay
dịch vụ còn khái niệm nêu trên đề là nhãn hiệu


h. Sai vì theo điểm d khoản 1 điều 95 LSHTT

I. Lý thuyết

1. Sai vì theo khoản 2 điều 60 LSHTT thì sáng chế mà chỉ có 1 số người có hạn biết và có nghĩa vụ giữ bí
mật thì được coi là chưa bị bộc lộ công khai
2. Sai vì theo điểm a khoản 2 điều 27 thì thời hạn bảo hộ kể từ năm 2012 là 75 năm
3. Sai vì phải chứng minh lại
4. Sai vì xuất xứ hàng hóa phải là địa danh, còn chỉ dẫn địa lý có thể là những dấu hiệu bất kỳ chỉ dẫn
nguồn gốc địa lý của sản phẩm.
5. Sai vì Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in,
đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu
khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.


Nhãn hiệu hàng hóa, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, là dấu hiệu dùng để phân biệt các hàng hóa,
dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau.
Ghi Nhãn hàng hoá là điều kiện bắt buộc đối với một sản phẩm khi lưu thông trên thị trường và phải
tuân thủ theo quy định của pháp luật, trong khi đó Nhãn hiệu hàng hóa hay dịch vụ việc đăng ký bảo hộ
là tự nguyện của chủ doanh nghiệp.
Link : />6. Sai vì
7.
II. BÀI TẬP
nhãn hiệu 3 chiều là hình dáng bề ngoài của sản phẩm được thể hiện dưới dạng không gian ba chiều.

Giải quyết tình huống trong Luật sở hữu
trí tuệ
Chương 2: Giải quyết tình huống
Câu 1: Ông A là tác giả của tác phẩm kiến trúc “ Vườn nghệ thuật Việt Nam” tác phẩm được gửi
chọn tham dự triển lãm quốc tế tại Trung Quốc và đoạt huy chương vàng cùng tiền thưởng. Sau
khi trở về nước , tác phẩm trên đã được công ty B thi công tại khu vui chơi V với sự đồng ý của
ông A. Sau khi khu vui chơi đi vào hoạt động, công ty B cũng bỏ ra nhiều chi phí để quảng cáo
cho khu vườn trở thành một điểm tham quan hấp dẫn của du khách thành phố Hồ Chí Minh. Ông
A yêu cầu công ty B phải trả thù lao quyền tác giả cho ông là 15% doanh số bán vé. Công ty B từ

chối, vì cho rằng hai bên chưa có thỏa thuận về tiền thù lao. Anh ( chị) giải quyết vướng mắc trên
như thế nào?
Trả lời:
1. Ông A được pháp luật bảo hộ quyền tác giả:
1.1 Có thể chứng minh được một cách dễ dàng ông A là tác giả của tác phẩm kiến trúc Vườn
nghệ thuật Việt Nam bởi ông đã đạt giải thưởng lớn với tác phẩm này.
1.2 Tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:
Tác phẩm này thuộc diện tác phẩm kiến trúc và đã được thể hiện dưới dạng vật chất nên ông A
được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm này (theo khoản 1 Điều 6 luật sở hữu trí tuệ và tiết i
khoản 1 Điều 14 luật sở hữu trí tuệ được sửa đổi bổ sung bởi luật số 36/2009/QH12 – Luật
SHTT)
1.3 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả


Theo tiết b khoản 1 Điều 27 Luật SHTT thì tác phẩm kiến trúc của ông A có thời hạn bảo hộ là
suốt cuộc đời ông A và 50 năm tiếp theo năm ông A mất. Như vậy quyền tài sản của ông A đối
với tác phẩm này vẫn trong thời gian được bảo hộ.
2. Ông A có quyền được hưởng thù lao quyền tác giả từ công ty B:
2.1 Theo khoản 3 điều 20 luật SHTT thì khi công ty B khai thác, sử dụng tác phẩm Vườn nghệ
thuật Việt Nam của ông A, quảng cáo, thu lợi nhuận, phải xin phép và trả thù lao quyền tác giả
cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó.
Mặt khác, việc công ty B sử dụng, khai thác tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam không nằm
trong các trường hợp “sử dụng sản phẩm đã được công bố không phải xin phép, không phải trả
tiền nhuận bút, thù lao” (quy định tại Điều 25 luật SHTT) mà nhằm mục đích thương mại nên
công ty B phải trả thù lao quyền tác giả cho ông A.
Công ty B nêu lý do chưa có thỏa thuận nào về tiền thù lao vì thế mà không trả thù lao cho ông A
thì công ty B đã xâm phạm quyền tác giả và buộc phải trả một khoản thù lao cho tác giả của tác
phẩm kiến trúc đó.
2.2 Khoản thù lao mà tác giả được nhận theo luật SHTT quy định là tùy thuộc thỏa thuận giữa
hai bên tác giả và công ty B chứ không nhất thiết là 15% doanh số vé.

Ông A đưa ra yêu cầu ông cho là phù hợp với mức thù lao ông xứng đáng nhận được là 15%
doanh số vé. Công ty B buộc phải xem xét đề nghị đó và thỏa thuận với ông A mức thù lao công
ty chấp nhận được, hai bên phải ra được kết quả làm hài lòng nhất chứ công ty B không có quyền
từ chối trả thù lao.
Nếu hai bên không thể thỏa thuận sẽ phải nhờ tới sự can thiệp của cơ quan chức năng ấn định
mức thù lao.
Câu 2: Đài truyền hình Việt Nam (VTV) là chủ sở hữu tại Việt Nam của những nhãn hiệu dịch
vụ “ Đường lên đỉnh Olympia” ( nhóm 41- dịch vụ giải trí). Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc
thi Olympic Mac-LeNin. VTV yêu cầu Bộ giáo dục và Đào tạo phảo đổi tên cuộc thi để tránh
nhầm lẫn với nhãn hiệu “Olympia” của mình. Bộ GD&ĐT cho rằng tên gọi hai cuộc thi là khác
nhau, vả lại Omlympic là tên gọi phổ biến nên không thể được bảo hộ dưới dạng NHHH. Anh
( chị) đồng ý với ý kiến của ai?
Trả lời:
Trong tình huống trên nhóm đồng ý với ý kiến của Bộ GD- ĐT
1. Hai tên gọi hai cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” và “ Olympic Mac- Lenin” là khác
nhau và không dễ gây nhầm lẫn.
Olympia là tên một thành phố của Hi Lạp ngày nay, Olympia trước đây là nơi diễn ra thế vận hội
Olympic cổ đại. Tên gọi Olympic là tên phiên âm tiếng việt của Olympiad (có từ cách đây gần
3000 năm) bắt nguồn từ cuộc tranh tài thể thao giữa các quốc gia toàn thế giới và dần dần phổ
biến và mở rộng sang các cuộc thi về các môn khoa học ngoài thể thao mang tầm quốc tế (có sự
tham gia của rất nhiều quốc gia trên thế giới) như: IMO (Olympic toán học quốc tế), IPhO
(Olympic vật lý quốc tế), IChO (Olympic hóa học quốc tế),…. Việc sử dụng từ Olympic trong
tên cuộc thi của Bộ GD& ĐT nhẳm thể hiện tinh thần của thi đấu và cũng nhằm để công bố là
đây là 1 cuộc thi về kiến thức triết học Mac- Lenin. Còn chương trình truyền hình “ Đường lên
đỉnh Olympia” thể hiện sự vinh quang khi vượt qua bao khó khăn để chiến thắng của người chơi,
mượn ý nghĩa của đỉnh Olympia trong thần thoai Hy lạp trước để chỉ nơi đạt đến vinh quang. =>
tính chất hai cuộc thi là khác nhau và tên gọi cũng khác biệt.
2. Olympic là tên gọi phổ biến



Tên gọi Olympic đã có từ cách đây rất lâu (gần 3000 năm), được biết đến rộng rãi nên biểu
tượng cũng như tên gọi Olympic thuộc về tất cả mọi người và được sử dụng rộng rãi, thương
xuyên. Hiện nay, mọi cuộc thi có tính mở rộng, người ta có thể sử dụng từ Olympic kèm tên lĩnh
vực thi làm tên gọi cuộc thi.
2.1 Theo tiết b khoản 2 điều 74 luật SHTT, tên Olympic do quá thông dụng nên được coi là nhãn
hiệu không có khả năng phân biệt
2.2 Theo khoản 2 điều 72 luât SHTT, tên Olymic không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng
hóa bởi không có khả năng phân biệt.
2.3 Mặt khác, theo khoản 2 điều 73 luật SHTT, những dấu hiệu không được bảo hộ với danh
nghĩa nhãn hiệu là “dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên viết tắt, tên đầy
đủ của tổ chức quốc tế nếu không được tổ chức đó cho phép. Từ Olympic trùng với tên Ủy ban
quốc tế về thể thao nên sẽ không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu.
=> Tên gọi cuộc thi “Olympic Mac- Lê nin” sẽ không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng
hóa mà bất kỳ cá nhân tổ chức nào cũng có thể sử dụng từ Olympic, hơn nữa tên gọi hai cuộc thi
là khác nhau như trên đã giải thích nên việc VTV yêu cầu bộ GD&ĐT đổi tên cuộc thi để tránh
nhầm lẫn với nhãn hiệu Olympia của mình là không hợp lý và không được pháp luật chấp nhận.
Câu 3: Kỹ sư Thành đã nghĩ ra một loại đầu bút bi đặc biệt khiến bi trơn hơn và ra mực đều hơn.
Anh đã đăng ký bảo hộ phát minh của mình. Điểm mấu chốt của phát minh này là tạo một
khoảng trống giữa viên bi và đầu bút bi. Anh Mạnh cho rằng việc thông khí hai đầu của một chất
lỏng ( mực) khiến chất lỏng chảy đều hơn là chuyện trong nghề ai cũng biết. Hơn nữa, anh
Thành đã thông báo về phát minh của mình trước khi đăng ký bảo hộ. Vì vậy phát minh của anh
Thành không còn tính mới đối với thế giới nữa và không còn khả năng được bảo hộ. Anh Mạnh
có lý không? Tại sao?
Trả lời:
1. Về tình huống
Theo nhóm, phát hiện của anh Thành là một giải pháp kỹ thuật, không nên gọi là phát minh như
trong tình huống, bởi phát minh là từ chỉ việc tìm ra những sự vật, hiện tượng, quy luật có sẵn
trong tự nhiên nhưng trước đó con người chưa biết tới. Còn giải pháp kỹ thuật là sản phẩm sáng
tạo của con người, không hề có sẵn trong tự nhiên. Vì vậy mà loại đầu bút bi đặc biệt này- một
thành quả lao động sáng tạo trí tuệ được coi là một giải pháp kỹ thuật. Chúng ta đi xem xét xem

giải pháp này có được coi là một sáng chế không và có được bảo hộ dưới dạng sáng chế hay
không?
2. Sáng tạo về đầu bút bi đặc biệt của anh Thành NẰM NGOÀI các đối tượng không được
bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế
Theo điều 59 luật SHTT về đối tượng không dược bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.
3.Giải pháp của anh Thành không đảm bảo có trình độ sáng tạo, không được bảo hộ dưới
hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế
3.1 Anh Mạnh có lý khi cho rằng việc thông khí hai đầu của một chất lỏng khiến chất lỏng chảy
đều hơn là chuyện trong nghề ai cũng biết. Theo quy định của điều 61 luật SHTT có thể thấy do
phát hiện của anh Thành dựa trên giải pháp kỹ thuật có sẵn trước đó mà cải tiến đi làm ưu việt
hơn, hiệu quả hơn chứ chưa phải là một bước tiến sáng tạo vượt trội hơn hẳn so với trình độ kỹ
thuật hiện tại và người trình độ trung bình trong nghề ai cũng có thể dễ dàng biết được nên giải
pháp kỹ thuật của anh Thành về đầu bút bi đặc biệt không được coi là có trình độ sáng tạo.


3.2 Điều này liên quan đến điều kiện bảo hộ đối với sáng chế (điều 58 luật SHTT). Trong đó,
sáng chế phải đảm bảo có trình độ sáng tạo, có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp mới
được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế.
=> Giải pháp kỹ thuật về đầu bút bi đặc biệt của anh Thành không được bảo hộ dưới hình thức
cấp bằng độc quyền sáng chế do không đảm bảo có trình độ sáng tạo.
4. Xem xét tính mới của giải pháp của anh Thành
Theo như lời anh Mạnh thì anh Thành đã thông báo về đầu bút bi đặc biệt này trước khi nộp đơn
xin bảo hộ sáng chế
4.1 Trường hợp anh Thành thông báo cho một số người bạn có hạn được biết và họ có nghĩa vụ
giữ bí mật
Theo khoản 2 điều 60 luật SHTT, giải pháp kỹ thuật này của anh Thành được coi là chưa bị bộc
lộ công khai và vẫn đảm bảo tính mới. Thêm vào đó, đầu bút bi đó có khả năng áp dụng công
nghiệp (điều 62 luật SHTT) nên theo khoản 2 điều 58 luật SHTT thì giải pháp kỹ thuật này được
bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích
4.2 Trường hợp anh Thành công bố về giải pháp của mình dưới dạng báo cáo khoa học hoặc

trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại triển lãm quốc tế chính thức hoặc
được thừa nhận là chính thức đồng thời đơn đăng ký bảo hộ được nộp trong thời hạn 6 tháng kể
từ ngày công bố
Theo tiết b, c khoản 3 điều 60 luật SHTT thì trong trường hợp này đàu bút bi đặc biệt ,mà anh
Thành sáng tạo ra vẫn đảm bảo tính mới đồng thời đảm bảo có khả năng áp dụng công nghiệp
(điều 62 luật SHTT) nên được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích
(khoản 2 điều 58 luật SHTT)
4.3 Việc anh Thành thông báo về đầu bút bi đặc biệt của mình nằm ngoài 2 trường hợp nêu trên
Giải pháp kỹ thuật đó không đảm bảo tính mới nên sẽ không được bảo hộ sáng chế.
5. Trường hợp anh Thành đã gửi đơn xin cấp bằng bảo hộ sáng chế cho giải pháp của mình
tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định và đánh giá thấy giải pháp đó không đủ điều kiện bảo
hộ dưới hình thức sáng chế nhưng vẫn đủ điều kiện được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc
quyền giải pháp hữu ích (khoản 2 điều 58 luật SHTT), thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại đơn
yêu cầu cấp bằng sáng chế và kèm theo là bản hướng dẫn đăng kí cấp bằng độc quyền giải pháp
hữu ích cho anh Thành.
Câu 4: Xưa nay người ta vẫn dùng phương pháp trộn bê tông ướt giữa xi măng, sỏi và cát. Độ
đông cứng của bê tông được tăng cường bởi chất phụ gia X theo tỷ lệ k%. Một hôm do đãng trí
anh Bình pha quá nhiều phụ gia X, đồng thời lại cho sỏi vào trước khi cho phụ gia và phát hiện
ra rằng do sỏi tạo sẵn các kẽ hở trong hợp chất bê tông trước khi trộn, đồng thời tỷ lệ phụ gia
thích hợp hơn, nên bê tông đông cứng nhanh hơn hẳn, rất thích hợp cho công trình hầm hay trụ
cầu. Anh Bình xin đăng ký bảo hộ phát minh sáng chế, song mọi người can rằng việc tạo kẽ hở
làm hỗn hợp bê tông mau đông là chuyện hiển nhiên, trong nghề xây dựng ai cũng biết, vì thế
anh sẽ không đủ tiêu chuẩn để được bảo hộ. Họ có đúng không?
Trả lời:
1.Việc tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau đông của anh Bình KHÔNG thuộc đối tượng
không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế
Theo điều 59 luật SHTT về đối tượng không dược bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.
2. Giải pháp của anh Bình có khả năng áp dụng công nghiệp
Theo điều 62 luật SHTT về khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.



3. Giải pháp tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau đông của anh Bình không đáp ứng điều kiện
có trình độ sáng tạo nên không đủ tiêu chuẩn được bảo hộ độc quyền sáng chế
3.1. Theo điều 61 luật SHTT quy định thì sáng chế có trình độ sáng tạo phải không thể được tạo
ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Việc
tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau đông chuyện hiển nhiên, trong nghề xây dựng ai cũng biết
cho nên giải pháp đó của anh Bình được cho là không đảm bảo trình độ sáng tạo.
3.2. Những người đóng góp ý kiến cho anh Bình có lý khi nói rằng anh sẽ không đủ tiêu chuẩn
để được bảo hộ sáng chế bởi giải pháp của anh không đảm bảo có trình độ sáng tạo (theo khoản
1 điều 58 luật SHTT).
4.
Xét tính mới của giải pháp anh Bình đưa ra.
Trường hợp giải pháp kỹ thuật này chưa được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả
bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp
đơn đăng ký bảo hộ hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đăng ký sáng chế được hưởng
quyền ưu tiên. Giải pháp của anh Bình được coi là có tính mới (khoản 1 điều 60 luật SHTT).
Mặc dù anh không được cấp bằng độc quyền sáng chế nhưng được cấp bằng độc quyền giải pháp
hữu ích. (khoản 2 điều 58 luật SHTT).
4.1. Trường hợp có một số người có hạn đã biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về giải pháp này. Theo
khoản 1, 2 điều 60 luật SHTT thì việc tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau đông vẫn được coi là
có tính mới. Tương tự như ý trên, anh Bình sẽ được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích
4.2. Trường hợp giải pháp anh Bình có được đã được công bố trước ngày nộp đơn đăng ký bảo
hộ.
– Nếu đơn đăng ký được nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố và việc công bố thuộc
các hình thức nêu trong tiết a, b, c khoản 3 điều 60 luật SHTT thì giải pháp anh Bình đưa ra vẫn
đảm bảo có tính mới và tương tự vẫn được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
– Ngoài các trường hợp nêu trên, giải pháp tạo kẽ hở làm bê tông mau khổ của anh Bình sẽ
không đảm bảo tính mới và không được bảo hộ độc quyền cả cho sáng chế lẫn giải pháp hữu ích.
Chương 3: Kết luận

Nhìn chung, hầu hết các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về tiêu chuẩn bảo hộ các đối
tượng SHTT đều phù hợp với quy định của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến thương
mại của quyền SHTT (TRIPS). Như vậy, khung pháp lý về SHTT của Việt Nam đã tương đồng
với các quốc gia thành viên WTO, tuy nhiên, tính hiệu quả trong thực thi thì còn gặp nhiều hạn
chế. Từ những tình huống nêu trên, có thể thấy ngay là loại hình bảo hộ nào cũng sẽ có những
bất cập đặc thù. Vấn đề là chúng ta phải nắm vững và vận dụng linh hoạt những quy định để
được đảm bảo vững chắc, ổn định quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cần chú trọng đến vấn đề
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước khi quá muộn.
Link nguồn : />
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI VÀ GIẢI THÍCH
1. đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là các tài sản trí tuệ
2. Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sử dụng
đối với các quyền quy định tại khoản 3 điều 19, điều 20, khoản 3 điều 29,điều 30 và điều 31 của luật này cho tổ chức cá
nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
3 Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dung cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc do mình đưa ra thị trường
nhưng do chủ thể khác sản xuất.


4. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên áp dụng đối với những đối tượng của quyền sở hữu pải đăng ký bảo hộ.
5. , Hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không được phép của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là hành vi xâm
phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.
TÌNH HUỐNG:
Môt câu lạc bộ những người yêu điện ảnh trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh đã tự lập ra một trang web để chia sẻ các bộ phim
mới nhất, kèm theo những giới thiệu và bình luận của các thành viên trong nhóm. Các bạn trẻ đưa rất nhiều bộ phim lên
trang web này, phần lớn phim do các thành viên câu lạc bộ tự sưu tầm ( thường được tải từ nhiều trang mạng xem phim
trực tuyến) . Trang web của câu lạc bộ hoạt động với mục đích phi thương mại , không có quảng cáo. Sau một năm hoạt
động, câu lạc bộ này bị nhiều công ty kinh doanh điện ảnh với tư cách là chủ sở hữu của các bộ phim trên tố cáo đến các
cơ quan chức năng là xâm phạm quyền tác giả và yêu cầu câu lạc bộ này chấm dứt việc đưa phim lên trang web trên và
phải bồi thường thiệt hại. Hãy đưa ra phương án giải quyết tình huống này.
Em xin cảm ơn!

Người gửi:H.K
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật sở hữu trí tuệ của công ty luật Minh Khuê.

Luật sư tư vấn trực tuyến gọi:1900 6162
Trả lời:
Chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty luật Minh Khuê,với thông tin câu hỏi bạn cung cấp chúng tôi xin được tư
vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ
Nội dung tư vấn:
A.Nhận định đúng hay sai và giải thích.
1.Khẳng định
"đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là các tài sản trí tuệ" là khẳng định đúng vì theo điều 3 luật sở hữu trí tuệ quy định như
sau:
Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả
bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,
bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Như vậy căn cứ vào điều luật này cho thấy đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là các sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người
hay chính là các tài sản trí tuệ.
2.Khẳng định:
" Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sử dụng
đối với các quyền quy định tại khoản 3 điều 19, điều 20, khoản 3 điều 29,điều 30 và điều 31 của luật này cho tổ chức cá
nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan" .Đây là khẳng định sai vì theo quy định tại điểu 45
luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:


Điều 45. Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển
giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật
này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan
Như vậy chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác gỉa ,chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền
sở hữu chứ không phải chuyển giao quyền sử dụng đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều
29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên
quan.
3.Khẳng định:
"Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dung cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc do mình đưa ra thị trường
nhưng do chủ thể khác sản xuất".
Đây là khẳng định sai vì theo quy định tại khoản 2 điều 87 luật sở hữu trí tuệ quy định thì tổ chức cá nhân có quyền đăng ký
nhãn hiệu cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc do mình đưa ra thi trường nhưng do chỉ thể khác sản xuất với điều kiện
người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
4.Khẳng định :
" Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên áp dụng đối với những đối tượng của quyền sở hữu phải đăng ký bảo hộ". Đây là khẳng định
sai vì theo quy định tại điều 90 luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:
Điều 90. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
1. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký cùng một sáng chế hoặc đăng ký các kiểu dáng
công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau hoặc đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau hoặc tương tự với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp
cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn
bằng bảo hộ.
2. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu
tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo
sự thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng
bảo hộ.
Theo quy định này cho thấy trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tồn tại những trường hợp các tác gỉa hoàn toàn độc lập
không có mối liên hệ gì với nhau nhưng lại có thể sáng tạo ra cùng một đối tượng sở hữu công nghiệp trùng nhau ,tương tự
nhau chính vì thế mà luật sở hữu trí tuệ áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong việc đăng ký bảo hộ nhằm bảo vệ
quyền lợi của chủ thể nộp đơn sớm hơn các chủ thể khác đối với cùng một đối tượng sở hữu công nghiệp.

5.Khẳng định 5:
"Hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không được phép của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là hành vi xâm phạm
quyền đối với kiểu dáng công nghiệp." Đây là khẳng định sai vì theo quy định tại luật sở hữu trí tuệ thì hành vi thực hiện mà
không có sự cho phép của chủ sở hữu được gọi là hành vi xâm phạm đối với kiểu dáng công nghiệp là hành vi như sau:
a.Sản xuất sản phẩm theo kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam
b,Nhập khẩu ,bán quảng cáo hoặc sử dụng các sản phẩm chế tạo theo kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam
nhằm mục đích kinh doanh .
Theo điểm b điều này thì khi sử dụng các sản phẩm chế tạo theo kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam nhằm
mục đích kinh doanh không được chủ sở hữu cho phép thì mới là hành vi trái pháp luật .
B.Giaỉ quyết tình huống.
Theo quy định tại khoản 10 điều 28 luật sở hữu trí tuệ quy định về hành vi được coi là xâm phạm quyền tác giả như sau:
"Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và
các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả". Như vậy việc một câu lạc bộ của những
ngừoi yêu điện ảnh trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh đã đăng tải những phim ảnh tự sưu tầm lên trang web tự tạo mà không
được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả của những tác phẩm này thì được coi là hành vi vi phạm quyền sở hữu
cho dù mục đích của họ là phi thương mại và không có quảng cáo.
Về nguyên tắc xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại thì tòa sẽ xem xét và căn cứ vào mức thiệt hại cụ thể mà
nhóm người trong câu lạc bộ này đã gây ra cho người chủ sở hữu quyền tác giả của những bộ phim đã đăng theo quy định
tại điều 204 và điểu 205 luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:
Điều 204. Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh,
chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;
b) Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh
thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.
2. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
Điều 205. Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho

mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây:


a) Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
b) Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử
dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực
hiện;
c) Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a và
điểm b khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không
quá năm trăm triệu đồng.
2. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho
mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,
tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.
3. Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu
Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các
quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ
chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến
quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của
quý khách hàng.

/>
1. Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền SHTT khi có
hành vi xâm phạm. => Sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt và không được bảo hộ nếu trùng hoặc tương
tự với nhãn hiệu của người khácđã được cấp văn bằng bảo hộ hoặc có ngày nộp đơn sớm hơn.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Người đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó. => Đúng. Theo

khoản 4 điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trong 20 năm tính từ ngày cấp. => Sai. Theo khoản 2
điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
5. Người sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước phải xin phép sử dụng và thanh toán nhuận
bút, thù lao. => Đúng. Theo điều 29 nghị định 100/2006.
6. Chỉ có bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý là đối tượng được bảo hộ không xác định thời hạn. =>
Sai. Tên thương mại.
7. Các thông tin là bí mật kinh doanh có thể bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế. => Đúng. Theo
điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ.
8. Các tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương đó đều được
sử dụng chỉ dẫn địa lý. => Sai. Theo điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ.
9. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn. => Sai. Theo khoản 7 điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.


10. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. => Sai. Theo khoản 3 điều 6 Nghị định 103/2006.
11. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam. => Đúng. Theo khoản
20 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
12. Quyền đối với tên thương mại không thể là đối tượng của các hợp đồng chuyển giao quyền
sở hữu công nghiệp. => Sai. Theo khoản 3 điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ.
13. Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
khi có hành vi xâm phạm. => Sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.
14. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn. => Đúng. Theo khoản 7 điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ.
15. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo QĐ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
thuộc dạng không độc quyền. => Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ.
16. Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng là không xác định. => Đúng. Theo nghị định
06/2001.
17. Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ nếu điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc
tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi. => Sai. Theo điểm g khoản 1 điều 95 Luật Sở
hữu trí tuệ.

18. Văn bằng bảo hộ sáng chế bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ không
nộp lệ phí duy trì hiệu lực. => Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ.
19. Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo QĐ của CQNN có TQ có quyền
chuyển giao quyển sử dụng đó cho một người khác theo một hợp đồng thứ cấp. => Sai. Theo
điểm c khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ.
20. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật
chất nhất định. => Đúng. Theo khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ
21. Các bản ghi âm, ghi hình đều là đối tượng được bảo hộ của quyền liên quan. => Đúng. Theo
khoản 1 điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ.
22. Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đều không thể chuyển nhượng cho người khác =>
Sai. Theo khoản 2 điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ.
23. Tác phẩm hết thời hạn bảo hộ sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước. => Sai. Theo khoản 1
điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ.
24. Các phát minh, phương pháp toán học có thể đăng ký bảo hộ là sáng chế. => Sai. Theo khoản
1 điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ.


25. Chỉ những cuộc biểu diễn được thực hiện ở Việt nam mới được bảo hộ theo Luật SHTT Việt
Nam. => Sai. Theo khoản 1 điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ.
26. Tổ chức phát sóng khi sử dụng bản ghi âm, ghi hình để thực hiện chương trình phát sóng
phải trả thù lao cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. => Đúng. Theo điều 3 Nghị định
100/2006 và khoản 2 điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ.
27. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thuộc hạng không độc quyền.=>. Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí
tuệ.
28. Chỉ những hành vi sử dụng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá,
dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc có liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, có khả
năng gây nhầm lẫn mới bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. => Sai. Theo khoản
1 điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.
29. Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng là không xác định.=> Đúng. Theo khoản 2 điều

6 Nghị định 103/2006.
30. Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ nếu điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc
tính của sảnphẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi. => Sai. Theo điểm g khoản 1 điều 195 Luật Sở
hữu trí tuệ.
31. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác
giả. => Đúng. Theo khoản 1 điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ.
32. Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trong 20 năm tính từ ngày cấp. => Sai. Theo khoản 2
điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.
33. Văn bằng bảo hộ sáng chế bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ không
nộp lệ phí duy trì hiệu lực. => Đúng. Theo khoản 1 điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ.
34. Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng đó cho người khác theo một hợp đồng thứ cấp. => Sai.
Theo điểm c khoản 1 điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ.
35. Nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được. => Đúng. Theo khoản 1 điều 72 Luật Sở
hữu trí tuệ.
36. Đối tượng SHCN được bảo hộ không xác định thời hạn bao gồm: Bí mật kinh doanh, chỉ dẫn
địa lý, tên thương mại. => Sai. Là Nhãn hiệu nổi tiếng.
37. Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ phải sử dụng sáng chế đã được bảo hộ. => Đúng. Theo
khoản 1 điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ.


38. Quyền sử dụng tên thương mại không được quyền chuyển giao. => Sai. Theo khoản 3 điều
139 Luật Sở hữu trí tuệ.
39. Khi tác phẩm thuộc về công chúng, tất cả các quyền tác giả đồng thời thuộc về công chúng.
=> Sai. Theo khoản 2 điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ.
40. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm khoa học thuộc đối tượng bảo hộ quyền
tác giả. => Sai. Theo khoản 1 điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ.
41. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp
chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó cho cá nhân, tổ chức khác. => Sai. Theo khoản 1 điều
138 Luật Sở hữu trí tuệ.

42. Người làm tác phẩm phái sinh dù không nhằm mục đích thương mại vẫn phải xin phép tác
giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang ngôn ngữ cho người khiếm
thị. => Đúng. Theo điểm i khoản 1 điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ.
43. Tên thương mại là tên gọi của tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được sử dụng trong
hoạt động của họ. => Sai. Theo khoản 21 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
44. Trong hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền có thể không phải
là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đó. => Đúng. Theo khoản 3 điều 143 Luật Sở hữu
trí tuệ.
45. Văn băng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp bị huỷ bỏ hiệu lực trong trường hợp đối
tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng được điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo
hộ. => Đúng. Theo điểm b khoản 1 điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ.
46. Người vẽ tranh minh hoạ cho tác phẩm văn học và người viết tác phẩm văn học đó là đồng
tác giả của tác phẩm văn học đó. => Sai. Theo điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ.
47. Người dịch, cải biên, chuyển thể tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho
chủ sở hữu quyền tác giả. => Đúng. Theo khoản 3 điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ.
48. Quy trình xử lý chất thải có thể đăng ký bảo hộ là sáng chế. => Đúng. Theo điều 59 Luật Sở
hữu trí tuệ.
49. A không hề tham khảo thông tin về sáng chế của B (đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và
đang trong thời hạn bảo hộ tại Việt Nam) nhưng đã tự tạo ra sáng chế giống như vậy để áp dụng
vào sản xuất và bán sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Hành vi của A không xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. => Sai. Theo khoản 1 điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ.
50. Sáng chế được bảo hộ trong thời hạn 20 năm tính từ ngày nộp đơn xin bảo hộ sáng chế. =>
Sai. Theo khoản 1 điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.


51. Việc chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan chỉ được thực hiện đối với
các quyền tài sản. => Sai. Theo khoản 2 điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ.
52. Các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đăng ký tai cơ quan
quản lý nhànước về sở hữu công nghiệp. => Sai. Theo khoản 1 điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ.
53. Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội dung, chất lượng nghệ thuật.

=> Sai. Theo khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ.
54. Quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng sáng tạo. => Đúng.
55. Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đều được bảo hộ vô thời hạn. => Sai. Theo khoản 2
điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ.
56. Nhãn hiệu là dấu hiệu được sử dụng cho hàng hoá để phân biệt sản phẩm của các nhà sản
xuất khác nhau. => Sai. Theo khoản 1 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
57. Kiểu dáng công nghiệp sẽ bị mất tính mới nếu đã bịcông bố công khai trước thời điểm nộp
đơn. => Sai. Theo khoản 4 điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ.
58. Người dịch, cải biên, chuyển thể tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho
chủ sở hữu quyền tác giả. => Sai. Theo điểm i khoản 1 điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ.
59. Các tác phẩm đều có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả
chết. => Sai. Theo khoản 2 điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ.
60. Nhãn bao gói bánh, kẹo có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. => Đúng. Theo điều
64 Luật Sở hữu trí tuệ.
61. Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ bao gồm các tổn thất về tài sảnX Q` nt + q` ts
62. Dịch giả có quyền đặt tên cho tác phẩm dịch mà họ là tác giả. => Đúng. Theo khoản 2 điều
14 và khoản 1 điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.
63. Tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ có thể đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo thoả ước Madrid nếu
đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam. => Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 12 Nghị định
103/2006.
64. Sử dụng bao bì sản phẩm có cách trình bày tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với bao bì sản
phẩm của chủ thể kinh doanh khác cho hàng hoá trùng không vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
nếu nhãn hiệu trên đó không trùng hoặc tương tự. => Sai. Theo khoản 1 điều 126 Luật Sở hữu trí
tuệ.
65. Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
khi có hành vi xâm phạm. => Sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.


×