Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BÀI THẢO LUẬN DÂN SỰ THỨ HAI-NHỮNG VẤN ĐỀ CUNG VỀ HỢP ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.4 KB, 9 trang )

BÀI THẢO LUẬN THỨ HAI

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA
HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Nhóm 6 CLC-38D

HỌ VÀ TÊN
Trần Thị Diễm
Nguyễn Tấn Nhàn
Nguyễn Văn Tuấn
Nguyễn Thị Quỳnh Nhi
Trần Duy Khánh
Nguyễn Văn Nhơn
Lê Ngọc Tuấn

MSSV
1353801011022
1353801012193
1353801012332
1353801013144
1353801014076
1353801014147
1353801014234

VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Ω•Ω
Vấn đề 1: Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng.


1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy anh Đạt đã chuyển nhượng tài sản cho ông Nâu?


Trong mục xét thấy của Quyết định số 439/2011/DS-GĐT có đoạn: “ngày 30-3-2004
anh Nguyễn Phát Đạt lập hợp đồng chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn Nâu 670m 2 đất
theo giấy chứng nhận quyền sử dụng số 02164/QSDĐ/B2 NGYAF 16/04/1995 do ubnd
huyện lai vung, tỉnh đồng tháp cấp đứng tên thanh đàn với giá 250.000.000 đồng.
2. Đoạn nào của quyết định cho thấy tài sản của anh Đạt chuyển nhượng là tài sản chung

của anh Đạt và chị Linh?
Trong mục xét thấy của bản án số 439/2011/DS- GĐT có đoạn “tuy nhiên, khối tài
sản của anh Đạt thế chấp cho ngân hàng là tài sản chung của anh Đạt và chị Linh (vợ anh
Đạt), nhưng các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên mới chỉ có chữ ký
của anh Đạt nên nên cũng cần phải xem xét chị Linh có biết việc chuyển nhượng hay
khơng?
3. Việc chuyển nhượng trên có cần sự đồng ý của chị Linh khơng? Vì sao? Nêu cơ sở pháp

lý khi trả lời.
Trong bản án Tòa án xác định khối tài sản chuyển nhượng là tài sản chung của vợ
chồng anh Đạt và chị Linh. Như vậy, việc chuyển nhượng trên cần có sự đồng ý của chị
Linh,cụ thể tại Khoản 3 Điều 219 BLDS có quy định: “Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa
thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.
Theo BLDS và thực tiễn xét xử Việt Nam khi nào im lặng được coi là chấp nhận
(đồng ý) đồng ý hợp đồng ?
Theo thực tiễn pháp lý Việt Nam sự im lăng không đủ để khẳng định việc chấp nhận


hợp đồng, tuy nhiên sự im lặng có thể biểu hiện sự chấp nhận nếu tồn tai yếu tố khác
Yếu tố thứ nhất có thể là việc bên giữu im lặng trong q trình giao kết hợp đồng, nhưng

sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng.
• Yếu tố thứ hai có thể là, bên giữ im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng tiếp nhận việc
thực hiện hợp đồng của bên kia và cũng tiếng hành thực hiện hợp đồng từ phía mình thì

được coi là đồng ý.
• Yếu tố thứ ba có thể là bên giữ im lăng trong quá trình giao kết biết rõ việc thực hiện
hợp đồng nhưng khơng có phản đối gì.

2




Yếu tố thứ tư có thể dựa vào lời khai của bên giữ im lặng trong quá trình giao kết hợp

đồng, khi lời khai cho thấy rằng người giữ im lặng đã đồng ý với hợp đồng.
4. Chị Linh có biết, có phản đối việc chuyển nhượng trên khơng?
Trong quyết định này khơng có đề cập tới việc chị Linh có phản đối hay khơng phải
đối đối với việc chuyển nhượng đất là tài sản chung của chị Linh và anh Đạt
5. Theo tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc được bình luận, nếu chị Linh biết
và khơng phản đối việc chuyển nhượng thì có được coi là chị Linh đồng ý không? Đoạn
nào của quyết định cho câu trả lời?
Theo tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc được bình luận, nếu chị Linh
biết và không phản đối việc chuyển nhượng thì có được coi là chị Linh đồng ý. Được thể
hiện mục xét thấy, đoạn: “nếu chị Linh biết mà khơng phản đối thì phải coi chi linh cũng
đồng ý việc chuyển nhương”.
6. Hướng giải quyết trên của Tòa án dân sự đã có tiền lệ chưa? Cho biết tiền lệ mà anh chị

biết.
Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ trước đó. Điển hình là quyết định số
27/2003/HĐTP-DS ngày 26-08-2003 của Hội đơng Thấm phán Tịa án nhân dân tối cao.
Tóm tắt nội dung: năm 1991 và 1993, ông Quang đã bán ao và đất vườn. Ông Khánh, bà
Vân, ông Tuyến và cụ Lạc là các đồng thừa kế, có biết và được nhận tiền từ ơng Quang
mà khơng có ý kiến gì, sau đó các ơng, bà này yêu cầu chia thừa kế lại. Theo tòa án nhân

dân tối cao, người giữ im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng, biết hợp đồng và khơng
có ý kiến gì thì có nhiều khả năng họ đồng ý chấp nhận hợp đồng. Xu hướng cá nhân biết
mà không phản đối là chấp nhận hợp đồng đã trở thành án lệ của Hội đồng Thẩm phán.1
7. Suy nghĩ của anh chị về vai trò của im lặng trong hợp đồng dân sự
Việc im lặng không cho thấy rõ việc đồng ý hay không đồng ý chấp nhận hợp đồng.
Tuy nhiên trong một số hợp đồng dân sự, sự im lặng vẫn có thể biểu hiện cho sự chấp
nhận, và trong thực tiễn xét xử việc này rất mập mờ không rõ ràng, dễ khiến giải quyết
việc giải quyết các vụ án theo hướng chủ quan, duy ý chí. Do đó vấn đề im lặng có phải
là chấp nhận hợp đồng dân sự hay không, cần phải được điều chỉnh rõ ràng hơn trong
BLDS.

1 Theo đỗ văn đại luật hợp đồng việt nam- bình luận và bản án tập 1 trang 208

3


Vấn đề 2: Đối tượng của hợp đồng không thể thục hiện.
1. Các quy định trong khoản 1 điều 411 BLDS hiện hành đã tại trong bộ luật 1995 chưa?

Trong BLDS năm 1995 chưa tồn tại các quy định trong khoản 1 điều 411 BLDS hiện
hành
2. Nhìn từ góc độ văn bản, một bên có thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng trên vô hiệu trên cở
sở điều 411 BLDS khơng?
Nhìn từ góc độ văn bản, một bên khơng thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng trên vô hiệu
trên cơ sở điều 411 BLDS vì theo khoản 1 điều 411 thì hợp đồng vơ hiệu trong trường
hợp ngay từ khi kí kết, hợp đồng có đối tượng khơng thể thực hiện được vì lý do khách
quan. Lí do khách quan là trường hợp do những trở ngại khách quan, ngoài ý chí của các
bên như do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc do sự thay đổi của pháp luật, chính sách
của Nhà nước làm cho đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được. Nhưng trong
trường hợp này, khơng phải vì lý do khách quan mà vì lý do chủ quan từ hai bên. Theo

điều 402 BLDS đã quy định về nội dung của hợp đồng dân sự là phải chỉ ra đối tượng của
hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm. Mặc khác, theo
khoản 2 điều 429 BLDS thì trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là vật thì vật phải
được xác định rõ. Và theo điều 442 BLDS thì bên bán có nghĩa vụ cung cấp thơng tin cho
bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn sử dụng tài sản đó. Và bên
mua cũng thiếu xót khi khơng tìm hiểu về đối tượng. Như vậy cả bên mua và bên bán đều
có sai khi ký kết nội dung của hợp đồng. Và vì thế là lý do chủ quan nên khơng áp dụng
được điều 411 BLDS.
3. Nhìn từ góc độ thực tiễn, một bên có thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng trên vơ hiệu trên cở
sở điều 411 BLDS khơng?
Nhìn từ góc độ thực tiễn xét xử thì hợp đồng trên vô hiệu trên cơ sở điều 411.
Mặc dù đối tượng không thể thực hiện được do lỗi chủ quan của các bên. Đã có
những vụ án dân sư vẫn cơng nhận các hợp đồng vô hiệu do đối tượng ko thể thực hiện
được vì lỗi chủ quan, như quyết định số 470/2010/DS-GĐT ngày 16-8-2010 của tòa dân
sự tòa án nhân dân tối cao.2
4. Suy nghĩ của anh chị về điều 411 BLDS hiện hành?
2 Luật hợp đồng việt Nam-bình luận và bản án –tập 1(Đỗ Văn Đại) trang 716

4


Theo em, Điều 411 BLDS hiện hành vẫn còn nhiều bất cập. Bất cập thứ nhất là khái
niệm về “không thể thực hiện được”. Hiện nay chưa có một định nghĩa chính xác về khái
niệm này. Nên khi đưa khái niệm này vào luật rất khó thực thi trên thực tế. Bất cập thứ 2
là về thời hiệu. Nếu hợp vơ hiệu vì đối tượng khơng thể thực hiện được thì thời hiệu u
cầu Tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu như thế nào? Có được áp dụng Điều 136 BLDS
hay khơng? Vì Điều 136 đã nói rõ áp dụng cho điều 130 đến điều 134 đối với khoản 1 và
điều 128, điều 129 đối với khoản 2. Không có khoản nào được nói đến để áp dụng cho
điều 411. Bất cập thứ 3 là hợp đồng vô hiệu khi đối tượng khơng thể thực hiện được vì lý
do khách quan. Vậy vì lý do chủ quan thì sẽ tuyên như thế nào? Nếu tuyên vô hiệu về

mặt nội dung hay hình thức. Vì nếu tun vơ hiệu về nội dung thì hợp đồng đó phải có
nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.Nếu tun vơ hiệu về
hình thức theo điều 401 và điều 134 cũng khơng có căn cứ.

Vấn đề 3: Xác lập hợp đồng giả tạo và nhằm tẩu tán tài sản.
*Đối với vụ việt thứ nhất
1. Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?

Giả tạo trong xác lập giao dịch là khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả
tạo nhằm che giấu một giao dịch khác. Theo Điều 129 Bộ luật dân sự 2005.
2. Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng? Các bên

xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?
Trong phần xét thấy của Quyết định Giám đốc thẩm số 102/2011 có đoạn: “Như vậy,
có đủ cơ sở xác định hợp đồng tặng cho nhà ngày 05/6/2006 là hợp đồng giả tạo nhằm
che giấu hợp đồng mua bán nhà, mục đích mà các bên trình bày là để giảm tiền thuế phải
nộp cho nhà nước.”
3. Hướng giải quyết của Toà giám đốc thẩm đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che
giấu và suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Toà giám đốc thẩm về hợp đồng giả tạo
và hợp đồng bị che giấu.
5


Hướng giải quyết của Toà giám đốc thẩm đối với vụ án nêu trên là chấp nhận hợp
đồng che giấu (hợp đồng mua bán căn nhà với giá 1.200.000 VND) là có cơ sở và được
tiếp tục thực hiện. Cịn đồng thời vô hiệu hợp đồng giả tạo ( hợp đồng tặng cho căn nhà)
Theo em hướng giải quyết của Toà giám đốc thẩm đối với hợp đồng giả tạo và hợp
đồng bị che giấu của bản án nêu trên là phù hợp và đúng với tinh thần chung của Điều
129 Bộ luật dân sự 2005. Bởi vì các bên đã vì lợi ích cá nhân ( trốn thuế) mà đánh mất đi
lợi ích chung của nhà nước và tồn xã hội. Những cá nhân này cần phải xử lý việc vi

phạm thật nghiêm minh theo pháp luật để tránh những tình trạng tái diễn.
*Đối với vụ việc thứ hai
1. Đoạn nào của bản án cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông

Tịnh, bà Quỳnh với bà Sáu được xác lập sau khi có quyết định của Tịa án buộc ơng Tịnh
thực hiện nghĩa vụ cho bà Huệ?
Bản án cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Tịnh, bà
Quỳnh với bà Sáu được xác lập sau khi có quyết định của Tịa án buộc ông Tịnh thực
hiện nghĩa vụ cho bà Huệ, dẫn chứng: Tại bản án sơ thẩm số 360/2009/DSST ngày
29/12/2009, Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng quyết định buộc ông
Trần Tịnh trả bà Nguyễn Thị Huệ là 1.186.100.000 đồng. Ngày 04/01/2010 ơng Tinh
kháng cáo. Tịa án cấp phúc thẩm đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày
10/5/2010. Ngày 08/2/2010 bà Hồ Nguyễn Thúy Quỳnh có đơn xin hỗn phiên Tịa. Tại
quyết định số 26/2010/QĐPT ngày 10/5/2010, Tòa án nhân dân tành phố Đà Nẵng chấp
nhận việc xin hỗn phiên Tịa của bà Quỳnh và ấn định ngày mở phiên tòa tiếp theo là
ngày 13/5/2010. Nhưng ngày 11/5/2010 tại phịng cơng chứng số 2 thành phố Đà Nẵng
ông Tịnh và bà Quỳnh đã kí hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất…
2. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã xác định việc lập hợp đồng trên là nhằm trốn

tránh nghĩa vụ?
Bản án cho thấy Tòa án đã xác định việc lập hợp đồng trên là nhằm trốn tránh nghĩa
vụ, dẫn chứng: Như vậy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất
6


giữa ơng Tịnh, bà Quỳnh với bà Sáu chưa hồn thành. Việc ông Tịnh và bà Quỳnh
chuyển nhượng cho bà Sáu đất và tài sản trên đất là hành vi nhằm trốn tránh nghĩa vụ.
3. Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là hành vi nhằm trốn tránh

nghĩa vụ.

Tòa án xác định hợp đồng trên là hành vi nhằm trốn tránh nghĩa vụ tức là xem hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất là vơ hiệu do đó tài sản vẫn
thuộc quyền sở hữu chung của ông Tịnh và bà Quỳnh để ơng Tịnh có điều kiện thực hiện
nghĩa vụ trả nợ nhằm bảo vệ người bị xâm phạm là bà Huệ.
4. Nếu hợp đồng chuyển nhượng trên được xác lập trước khi ơng Tịnh có quyết định của

Tịa án buộc ông Tịnh thực hiện nghĩa vụ dân sự thì bà Huệ có thể u cầu Tóa án tun
bố hợp đồng vô hiệu không?
Nếu hợp đồng trên được xác lập trước khi ơng Tịnh có quyết định của Tịa án buộc
ơng Tịnh thực hiện nghĩa vụ dân sự thì bà Huệ khơng thể u cầu Tịa án tun bố hợp
đồng vơ hiệu được vì hợp đồng trên được xác lập trước khi ơng Tịnh có quyết định của
Tịa án nghĩa là lúc đó căn nhà chưa phải là tài sản để thi hành án do vậy nó vẫn là tài sản
chung của ông Tịnh và bà Quỳnh nên họ có quyền định đoạt mà khơng phải gọi là trốn
tránh nghĩa vụ hay xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác ở Điều 10 năm
2005. Bà Huệ chỉ có quyền kiện ra Tịa khi mà ơng Tịnh khơng trả nợ cho mình mà thơi,
khi đó Tịa sẽ giải quyết.
Vấn đề 4: Đứng tên giùm mua bất động sản.
1. Trong trường hợp bà Mỹ, chị Đặng gửi tiền về nhờ vợ chồng bà Hằng, ông thạnh mua

đất cất nhà thì, theo Tịa án nhân dân tối cao, cần phải xử lý như thế nào?
Trong trường hợp này, theoTòa án nhân dân tối cao thì trước tiên phải định giá nhà
đất đang tranh chấp
• Nếu giá nhà đất thấp hơn số tiền của bà Mỹ,chị Đặng gửi về thì phải cơng nhận vợ chồng
bà Hằng có quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, đồng thời buộc vợ chồng bà Hằng trả
lại giá trị nhà đất .
7





Nếu giá trị nhà đất cao hơn số tiền của bà Mỹ,chị Đặng gửi về mua đất, xây dựng nhà thì
buộc vợ chồng bà Hằng trả lại cho bà Mỹ,chị Đặng số tiền mà bà Mỹ,chị Đặng gửi về,
phần chênh lệch chia cho các bên theo công sức thực tế.

2. Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao đã có tiền lệ chưa? Nêu một tiền lệ

giống hướng giải quyết trên mà anh chị biết.
Hướng giải quyết trên của Tịa án đã có tiền lệ trước đó. Đó là tại quyết định số
17/2007/DS- GĐT ngày 06-06-2007 của hội đồng thẩm phánTòa án nhân dân tối cao.
Trong vụ việc này, bà xem là người đã định cư ở nước ngoài đã gửi tiền về nhờ nhờ anh
Khanh , chị Loan (vợ anh Khanh) mua và đứng tên giùm 2 thửa đất, và sau này xảy ra
tranh chấp. Do bà xem là người việt đang định cư ở nước ngồi và khơng đầu tư kinh
doanh tại Việt Nam, nên theo quy định của pháp luật thì bà xem khơng thuộc đối tượng
được sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Còn vợ chồng anh Khanh chuyển nhận đất hợp
pháp và được chính quyền đại phương cơng nhân quyền sử dụng đất là đúng quy định của
pháp luật. Nên khi xảy ra tranh chấp hướng giải quyết Tòa án cũng giống như tình huống
ở đề bài. Đầu tiên Tịa án tiến hành định giá giá trị quyền sử dụng đất và nếu anh Khanh
hoặc chị Loan có nhu cầu sử dụng thì giao cho anh Khanh hoặc chị Loan sử dụng, đồng
thời buộc thanh toán cho bà xem đúng bằng số tiền mà bà xem đã gửi về để mua đất. Nếu
sau khi thanh tốn cịn dư ra thì bà xem được hưởng ½ số tiền đó, cịn ½ cịn lại là tài sản
chung của anh Khanh và chị Loan để chia. Trường hợp trường hợp giá trị quyền sử dụng
đất nhỏ hơn số tiền mà bà xem đã gửi thì chỉ phải trả cho bà xem giá trị theo định giá.
Nếu bà Mỹchị Đặng ngày nay có đủ điều kiện đứng tên sở hữu nhà đất ở Việt Nam
và mong muốn sở hữu nhà đất có tranh chấp thì cần xử lý như thế nào? Vì sao?
Trong trường hợp bà Mỹ, chị Đặng có đủ điều kiện đứng tên sở hữu nhà đất ở Việt
Nam và mong muốn sở hữu nhà đất có tranh chấp thì nên chuyển quyền sở hữu nhà đất
cho người nhờ đứng tên dùm (bà Mỹ, chị Đặng), đồng thời buộc bà Mỹ,chị Đặng phải trả
lại cho vợ chồng bà Hằng một khoản tiền tương ứng công sức của vợ chồng bà Hằng.
Bởi trong một số bản án cũng có cách giải quyết tương tự như là bản án
02/2010/DSST ngày 30-03-2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương. Đồng thời theo

hướng của tác giả Đỗ Văn Đại trong “Luật hợp đồng Việt Nam-Bình luận và bản án” thì

8


khi công nhận quyền sở hữu của tài sản đang tranh chấp thuộc về bên nhờ đứng tên thì
việc chuyển nhượng phải thực hiện hai lần:
• Từ người bán sang người đứng tên giùm
• Từ người đứng tên giùm sang người nhờ đứng tên
Do 2 lần chuyển nhượng nên bị đánh thuế hai lần, chính điều này sẽ làm hạn chế việc
đứng tên giùm.

9



×