Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

bài thảo luận dân sự 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.35 KB, 15 trang )

Vấn đề 1: Hình thức của di chúc
Tóm tắt bản án số 83/2009/DSPT ngày 28/12/2009: nguyên đơn ông Hiếu kiện bị
đơn là bà Trọng về việc tranh chấp di sản thừa kế. Tại Bản án dân sự sơ thẩm số
11/2009/DSST Tòa tuyên xử chấp nhận yêu cầu của ông Hiếu về việc tranh chấp di
sản thừa kế. Tại Tòa phúc thẩm, Tòa bác kháng cáo của nguyên đơn ông Hiếu, giữ
nguyên như quyết định của bản án sơ thẩm.
1.1/ Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.
Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý được quy định ở Điều
655 BLDS 2005: “Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di
chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của
Bộ luật này”.
Điều 653 BLDS 2015 quy định :
1. Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để
cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì
mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
1.2/ Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những người
đã làm chứng di chúc của ông Này có là người làm chứng hợp pháp không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.

1


Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những người đã
làm chứng di chúc của ông Này không phải là người làm chứng hợp pháp. Căn cứ vào


Điều 654 BLDS 2005, người làm chứng cho việc lập di chúc. Mọi người đều có thể làm
chứng cho việc lập di chúc, trừ những trường hợp sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
- Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
Và Điều 676 BLDS 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em
ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ
ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng
thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản
hoặc từ chối nhận di sản.
Mà theo Bản án số 83/2009/DSPT, những người đã làm chứng di chúc cho ông Này
là cha, em gái và em trai ông Này. Và ba người này rơi vào trường hợp không được làm
chứng di chúc theo Khoản 1 Điều 654 BLDS 2005, họ là những người thừa kế theo pháp

2


luật của ông Này. Cha ông Này thuộc hàng thừa kế thứ nhất, em trai và em gái thuộc
hàng thừa kế thứ hai, căn cứ theo Điều 676 BLDS 2005.
1.3/ Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không? Vì sao?

Di chúc của ông Này không là di chúc viết tay, vì theo Điều 633 BLDS 2015 quy
định về “Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tự
viết và ký vào bản di chúc.Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.”. Do bản di chúc của ông Này mặc
dù tự tay ông Này viết nhưng không có người làm chứng hợp pháp và trong bản án cũng
không nói rõ là có chữ ký của ông trong bản di chúc hay không nên di chúc của ông
không được xem là một bản di chúc hợp pháp.
1.4/ Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hình
thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết.
Tôi không hoàn toàn đồng ý với cách giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hình
thức di chúc của ông Này vì di chúc tự viết tay không cần phải có người làm chứng mà
chỉ cần căn cứ vào hình thức của di chúc và nội dung của di chúc là có thể xác định di
chúc hợp pháp hay không. Do đó mặc dù kết quả của Tòa án là công nhận di chúc đó
hợp pháp nhưng trong quá trình xử lý còn có một vài sai sót như người làm chứng, cần
phải có công chứng, chứng thực.
Tóm tắt Quyết định số 874/2011/DS-GĐT ngày 22/11/2011: nguyên đơn ông
Quang kiện bị đơn là bà Ngâm về việc tranh chấp về thừa kế tài sản. Tại bản án dân
sự sơ thẩm, TAND huyện Đồng Anh quyết định: chấp nhận yêu cầu của ông Đỗ Văn
Quang về việc mở thừa kế di sản của cụ Hựu để lại. Tại bản án dân sự phúc thẩm, Tòa
án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định: bác yêu cầu kháng cáo của ông Quang, giữ
nguyên bản án sơ thẩm; bác tất cả các yêu cầu khác của đương sự. Tại Tòa giám đốc
thẩm, Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân sự
phúc thẩm về vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản giữa bị đơn ông Quang và bị đơn bà
Ngâm.

3


1.5/ Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?
Di chúc của cụ Hựu đã được lập như sau: “Ngày 25/11/1998, di chúc là do cụ Hựu

đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu điểm chỉ, ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quy (là mẹ của ông Vũ) ký
tên, làm chứng, sau đó ngày 04/01/1999 bà Lựu mang di chúc đến cho ông Hoàng Văn
Thưởng (là Trưởng thôn) và Ủy ban nhân dân xã ai Lâm xác nhận”.
1.6/ Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho câu trả lời?
Cụ Hựu không biết chữ.
Đoạn của Quyết định số 874 cho câu trả lời: “Ông Quang xác định cụ Hựu là người
không biết chữ”.
1.7/ Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có hình
thức phù hợp với quy định với pháp luật?
Theo Khoản 3 Điều 652: “Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người
không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc
chứng thực”.
Và Điều 658 BLDS 2005: “Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn.Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người
có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng
viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập
di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác
nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công
chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn ký vào bản di chúc;
2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di
chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người

4


này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng
thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm

quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc
trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
1.8/ Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu?
Các điều kiện đã được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu:
- Di chúc được người làm chứng lập thành văn bản.
- Di chúc có công chứng, làm chứng ((có 2 người làm chứng là ông Vũ và cụ Quý, có
xác nhận của ông Thưởng trưởng thôn và xác nhận của Ủy ban nhân xã Mai Lâm).
1.9/ Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của ông
Hựu?
Các điều kiện không được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu là việc công chứng,
chứng thực, không xác định được chính xác dấu vân tay của cụ Hựu và Ủy ban nhân dân
xã Mai Lâm không xác nhận nội dung di chúc.
1.10/ Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn về hình thức không? Vì sao?
Theo em di chúc trên không thỏa mãn điều kiện về hình thức. Mặc dù di chúc đã được
lập thành văn bản và có người làm chứng nhưng về yêu cầu có công chứng, chứng thực
do cụ Hựu là người không biết chữ thì chưa thỏa mãn yêu cầu của Luật. Vì theo quy
định tại Điều 658 BLDS 2005 “Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước
công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép
lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào
bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý
chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc”. Nhưng ở đây cụ Hựu chỉ đọc cho ông Vũ
viết và bà Lựu mang di chúc đến cho ông Hoàng Văn Thưởng (là Trưởng thôn) và Ủy
ban nhân dân xã mai Lâm xác nhận. Điều đó không phù hợp với luật. Mặt khác theo

5


Quyết định thì cụ Hựu không rơi vào Khoản 2 Điều 658 BLDS 2005. Ta cũng cần phân

biệt trường hợp di chúc viết hộ với di chúc được lập bởi người không thể tự lập di chúc
do khiếm khuyết hoặc mù chữ. “Trường hợp này cần đặc biệt lưu ý, vì sẽ có người nhầm
tưởng quy định này cũng áp dụng đối với mọi cá nhân không thể tự mình viết di chúc…
Khi người để lại di sản không thể tự mình viết di chúc (do bị khiếm khuyết thể chất hoặc
người mù chữ) thì pháp luật quy định người này phải lập di chúc bằng văn bản theo thủ
tục công chứng, chứng thực, đồng thời việc lập, công chứng, chứng thực di chúc phải có
người làm chứng thì di chúc mới có hiệu lực”1
1.11/ Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong BLDS liên quan đến hình thức di
chúc của người không biết chữ.
Quy định trong BLDS liên quan đến hình thức di chúc của người không biết chữ vẫn
còn rất sơ xài, chưa quy định rõ. BLDS quy định về việc công chứng và chứng thực của
di chúc nhưng không nêu rõ người đi công chứng hoặc chứng thực là ai. Vì vậy nên bổ
sung thêm quy định vào chế định di chúc của người không biết chữ, theo đó người đi
công chứng hoặc chứng thực phải là người xác lập di chúc hoặc người thể hiện ý chí của
người lập di chúc thành văn bản để đảm bảo sự công bằng, rõ ràng, chính xác của di
chúc, để tránh sự thay đổi ý chí của người lập di chúc, từ đó tránh các sự tranh chấp
không đáng có. Ngoài ra BLDS cũng cần quy định thêm thời hạn công chứng, chứng
thực di chúc của người không biết chữ.
Vấn đề 2: Tài sản được định đoạt theo di chúc
Tóm tắt Quyết định số 359/2013/DS-GĐT ngày 28/8/2013: nguyên đơn cụ Quý
kiện ông Dũng và ông Lộc về việc tranh chấp thừa kế. Tại Bản án dân sự sơ thẩm Tòa
án nhân dân TP. Hồ Chí Minh quyết định chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn cụ Quý
đòi chia tài sản chung và thừa kế. Sau đó ông Lộc đã khiếu nại bản án dân sự sơ thẩm.
Tại Tòa giám đốc thẩm, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã chấp nhận kháng nghị
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và hủy bản án dân sự sơ thẩm số
1 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế, Nxb Hồng
Đức-Hội Luật gia Việt Nam, Tr. 241-242.

6



1162/2010/DS-ST ngày 11/08/2010.
2.1/ Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số 359 cho câu
trả lời?
Cụ Hương đã định đoạt tài sản là cụ Hương đã định đoạt toàn bộ nhà đất tại địa chỉ
25D/19 Nguyễn Văn Đậu (nay là 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, Phú Nhuận).
Đoạn của Quyết định số 359 cho câu trả lời: “Ngày 16/01/2009, cụ Hương di chúc
toàn bộ nhà đất cho các con là Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc
Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều (vợ ông Nguyễn Hữu Trí)”.
2.2/ Đoạn nào của Quyết định số 359 cho thấy tài sản của cụ Hương định đoạt trong
di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương?
Đó là đoạn: “Tuy nhiên, về nội dung thì di chúc chỉ có giá trị một phần bởi nhà đất
trên là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương và cụ Quy.”.
2.3/ Tòa án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết định số 359
cho câu trả lời?
Tòa án đã công nhận hiệu lực đối với một phần tài sản của cụ Hương (1/2 nhà đất)
cho 5 người con, sau khi đã chia cho cụ Quý 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.
Đoạn cho thấy câu trả lời: “Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử di chúc của cụ Nguyễn
Văn Hương có hiệu lực một phần đối với phần tài sản của cụ Hương (1/2 nhà đất) nên
được chia đều cho 5 người con là các ông bà Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa,
Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều ( vợ ông Nguyễn Hữu Trí) sau
khi đã chia cho cụ Quý 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.”
2.4/ Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
Theo em hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lí và đảm bảo được
quyền lợi cho các bên.

7


2.5/ Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần nào của di chúc có giá trị pháp lý? Nêu

cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu cụ Quý chết trước thì phần di chúc có giá trị pháp lý là một phần tài sản của cụ
Hương trong phần tài sản chung của cụ Quy và cụ Hương (1/2).
Trong trường hợp cụ Quý để lại di chúc nhưng không chia di sản cho cụ Hương thì
phần di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý cộng thêm 2/3 suất thừa kế theo pháp luật
mà cụ Hương được nhận từ cụ Quý do cụ Hương là người thừa kế không phụ thuộc nội
dung di chúc. Căn cứ vào Điều 669 BLDS 2005.
Còn nếu cụ Quý để lại di chúc có chia di sản cho cụ Hương thì phần di chúc có giá trị
pháp lý của cụ Hương sẽ cộng thêm phần di sản cụ Hương được nhận. Căn cứ vào Điều
631 BLDS 2005.
Trường hợp cụ Quý không để lại di chúc thì phần di sản của cụ Quý sẽ được chia theo
pháp luật (cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm 12 người con và cụ
Hương) thì phần di chúc có giá trị pháp lý của cụ Hương sẽ cộng thêm 1/13 di sản cụ
Quy để lại. Căn cứ vào Điều 675, 676 BLDS 2005.
2.6/ Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương vào
đầu tháng 4/2009 thì di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý không? Vì sao?
Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương vào đầu
tháng 4/2009 thì di chúc có giá trị pháp lý hay không bộ luật không có quy định. Còn
trong thực tiễn xét xử Tòa án giải quyết theo hướng di sản được xác định từ thời điểm
lập di chúc. Như vậy trong trường hợp này di chúc của cụ Hương được công chứng ngày
16/01/2009 mà đến đầu tháng 4/2009 tài sản mới thuộc sở hữu của cụ Hương thì di chúc
của cụ Hương không có giá trị pháp lý.

Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 58/2018/DS-GĐT ngày 27-9-2018: nguyên
đơn là ông Y kiện bị đơn là Phòng công chứng M tỉnh Vĩnh Phúc về vụ án Tranh chấp
yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Tại bản án dân sự sơ thẩm, Tòa án đã

8



tuyên bố di chúc vô hiệu. Sau đó ông D1 kháng cáo. Tại Bản án dân sự phúc thẩm,
Tòa án quyết định giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm. Sau đó ông D1 lại có đơn đề
nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự phúc thẩm. Tại tòa
giám đốc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy Bản án dân sự sơ thẩm và
phúc thẩm.
2.7/ Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy quyền sử dụng đất của cụ C và cụ D đã bị
thu hồi trước khi hai cụ chết.
Đó là đoạn: “Ngày 15-01-2011, cụ D lập di chúc tại Phòng công chứng M, tỉnh Vĩnh
Phúc với nội dung để lại phần tài sản của mình tại thửa đất nêu trên cho ông D1, khi Nhà
nước thu hồi, bồi thường bằng tái định cư (hoặc nhận tiền) và bồi thường tài sản trên đất
thì ông D1 được đứng tên và nhận tiền”.
2.8/ Đoạn nào của Quyết định sô 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định di sản của
cụ C và cụ D là quyền sử dụng đất? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định vừa nêu
của Tòa giám đốc thẩm?
Đó là đoạn: “Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất
số 38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-072010 của Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên nhưng giá trị quyền sử dụng đất đã bị
thu hồi vẫn được pháp luật đảm bảo theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ có quyền
lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1.”.
Theo tôi hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lý và đảm bảo được quyền lợi cho
đương sự.
2.9/ Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo hướng cụ C và
cụ D được định đoạt theo di chúc quyền sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi? Suy nghĩ
của anh/chị về hướng giải quyết vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm.
Đó là đoạn: “Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất
số 38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-07-

9


2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên nhưng giá trị quyền sử dụng đất đã bị

thu hồi vẫn được pháp luật đảm bảo theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ có quyền
lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1.”.
Theo tôi hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lý và đảm bảo được quyền lợi cho
đương sự.
Vấn đề 3: Di chúc chung của vợ chồng
Tóm tắt bản án số 14/2017/DSST ngày 28-9-2017: nguyên đơn bà Hoàng Thị H
kiện anh Hoàng Tuyết H về việc tranh chấp thừa kế di sản. Tòa án quyết định công
nhận di chúc của ông Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị H viết ngày 10/8/2015 là hợp
pháp; không chấp nhận yêu cầu của anh Hoàng Tuyết H và anh Hoàng Quốc H2 đòi
chia di sản của ông Hoàng Minh X.
3.1/ Đoạn nào của bản án số 14 cho thấy di chúc có tranh chấp là di chúc chung của
vợ chồng?
Đó là đoạn: “Ông Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị H là vợ chồng. Trong thời kỳ hôn
nhân ông bà đã tạo dựng được khối tài sản chung như biên bản thẩm định ngày
21/8/2017. Tháng 01/2016 ông X chết và có để lại một bản di chúc chung của vợ chồng
viết ngày 10/8/2015”.
3.2/ Theo Tòa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp dụng BLDS
2015 không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Theo Tòa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp dụng BLDS 2015.
Đoạn của bản án cho câu trả lời: “Áp dụng Điều 627, 630 Bộ luật dân sự 2015;
khoản 1, 5 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự; điểm d khoản 1 Điều 12, điểm a khoản 7
Điều 27 Nghị quyết: số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu,
miễn, giảm, thu, nộp quản lí và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án và Điều 26 Luật thi hành
án dân sự.

10


1. Xử: công nhận di chúc chung của ông Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị H viết ngày
10/8/2015 là hợp pháp.”.

3.3/ Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc chung của
vợ chồng trong mối quan hệ với BLDS 2015.
Hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc chung của vợ chông trong mối quan hệ
với BLDS 2015 là hoàn toàn xác đáng. Vì bản di chúc chung của vợ chồng ông X bà H
thỏa mãn với Điều 630 đủ điều kiện để công nhận đó là một bản di chúc hợp pháp.
Vấn đề 4: Di sản dùng vào việc thờ cúng
4.1/ Trong điều kiện nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Điều kiện để di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý căn cứ vào Điều 645
BLDS 2015:
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần
di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di
chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng
di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có
quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì
những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng
để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc
diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản
của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Tóm tắt bản án số 211/2009/DSST ngày 16/9/2009 của Tòa án nhân Huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai: Nguyên đơn anh được kiện bị đơn là anh Tân và chị Hương về

11


về tranh chấp di sản thừa kế. Toà án tuyên xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh
Phan Văn Được đối với anh Phan Văn Tân, chị Phan Thị Hương và người có quyền

lợi nghĩa vụ liên quan anh Thảo, anh Xuân, anh Nhành, chị Hoa.
4.2/ Đoạn nào của bản án cho thấy di sản có tranh chấp được di chúc dùng vào việc
thờ cúng?
Đó là đoạn: “Tại tờ di chúc ngày 08 tháng 7 năm 2004 bà Lùng để lại nhà đất cho 7
người con đồng thừa hưởng để thờ cúng cha mẹ, anh Được là người đang quản lí di sản,
hiện tại 5/7 người anh chị em của anh Được đồng ý chia di sản và giao cho anh Được sở
hữu di sản có cơ sở chấp nhận.”.
4.3/ Các điều kiện để di sản dùng vào việc thờ cúng một cách hợp pháp có được thỏa
mãn trong vụ việc đang nghiên cứu không?
Các điều kiện để di sản dùng vào việc thờ cúng một cách hợp pháp không thỏa mãn
trong vụ việc đang nghiên cứu, vì trong các điều kiện trên có một trường hợp là “Trường
hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người
thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng”. Và trong việc này anh Được được cử quản lý
di sản nhưng chỉ được 5/7 người hưởng thừa kế di sản đồng ý.
4.4/ Ai đồng ý và ai không đồng ý chia di sản dùng vào việc thờ cúng trong vụ tranh
chấp này? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Những người đồng ý là: anh Thảo, anh Được, anh Xuân, chị Nhành, chị Hoa.
Những người không đồng ý là: anh Tân và chị Hương.
Đoạn của bản án cho câu trả lời: “ Ngày 07 tháng 7 năm 2004 mẹ anh lập di chúc để
lại nhà đất cho 07 anh chị em, hiện tại anh quản lý nhà đất, năm 2005 năm anh chị em
hợp lại chia di sản của mẹ anh, nhưng anh Tân và chị Hương không đồng ý.”.
4.5/ Cuối cùng Tòa án có chấp nhận chia di sản đã được di chúc dùng vào việc thờ
cúng không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

12


Cuối cùng Tòa án chấp nhận di sản đã được di chúc dùng vào việc thờ cúng.
Đoạn của bản án cho câu trả lời: “Tại tờ di chúc ngày 08 tháng 7 năm 2004 bà Lùng
để lại nhà đất cho 7 người con đồng thừa hưởng để thờ cúng cha mẹ, anh Được là người

đang quản lí di sản, hiện tại 5/7 người anh chị em của anh Được đồng ý chia di sản và
giao cho anh Được sở hữu di sản có cơ sở chấp nhận.”.
4.6/ Suy nghĩ của anh/chị về chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLDS và
giải pháp của Tòa án trong vụ việc đang nghiên cứu.
Để đảm bảo và tôn trọng ý chí, quyền tự định đoạt của người để lại DSTK cũng như
phù hợp với truyền thống, phong tục của nước ta, pháp luật hiện hành đã quy định về
vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng tại Điều 670[13] BLDS năm 2005. Tuy nhiên, qua
thực tiễn thi hành quy định này và giải quyết những tranh chấp về di sản dùng vào việc
thờ cúng, thấy bộc lộ một số vướng mắc, bất cập cần khắc phục:
Thứ nhất, khi người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng và
những NTK khó có thể cử ra một người quản lý di sản vì họ mâu thuẫn, tranh chấp nên
không thống nhất được ý kiến, thì việc giải quyết vấn đề đó thế nào? Họ có được khởi
kiện yêu cầu Tòa án giải quyết xác định người quản lý di sản? Hoặc nếu các thừa kế đều
thống nhất không dùng di sản vào việc thờ cúng nữa vì quá trình thực hiện nội dung di
chúc đã dẫn đến những mâu thuẫn không thể khắc phục được (như người quản lý di sản
tự chia di sản cho các con mình, tự bán, tự sửa chữa thay đổi hiện trạng di sản) làm ảnh
hưởng việc thờ cúng chung thì họ có được yêu cầu chia theo pháp luật phần di sản dùng
vào việc thờ cúng hay không. Hiện nay chưa có quy định về vấn đề này.
Thứ hai, người được chỉ định quản lý di sản từ chối không nhận quản lý di sản và các
thừa kế khác cũng không thống nhất về cử người quản lý di sản hoặc họ thống nhất
không cử người quản lý di sản thì di sản sẽ giải quyết như thế nào?
Thứ ba, sau một thời gian lập di sản thờ cúng, các thừa kế và người quản lý di sản thờ
cúng đồng ý sữa chữa hoặc dỡ bỏ di sản thờ cúng - phong tục miền Nam gọi là “phá
hương hỏa” - thì pháp luật có chấp nhận cho họ thay đổi hiện trạng di sản thờ cúng

13


không? Hoặc trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ
cúng nhưng nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo

thoả thuận của những NTK thì những NTK có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ
cúng cho người khác quản lý. Vậy những NTK ở đây là những NTK theo pháp luật hay
theo di chúc?
Thứ tư, hiểu thế nào là một phần di sản dùng vào việc thờ cúng? Qua khảo sát ở các
địa phương khác nhau, thấy việc xác định phần di sản dùng vào việc thờ cúng cũng có sự
khác nhau:
(i) Xác định “một phần tài sản trong khối di sản” là một phần tài sản trong một tài sản cụ
thể, độc lập với tài sản khác. Theo cách này thì đối với một ngôi nhà cụ thể, người lập di
chúc chỉ được dành một phần của ngôi nhà đó để thờ cúng chứ không được để lại toàn
bộ ngôi nhà để thờ cúng. Do đó, có trường hợp, có người có 2 - 3 ngôi nhà (hoặc nhiều
hơn) muốn lập di chúc để lại một ngôi nhà để thờ cúng, nhưng không được chấp nhận.
(ii) Cho rằng “một phần tài sản trong khối di sản” là một phần tài sản của toàn bộ khối di
sản mà người lập di chúc để lại, chứ không thể hiểu là một phần tài sản đơn lẻ. Bởi
DSTK bao gồm: nhà, đất, vật, tiền, giấy tờ có giá trị về các quyền sản khác. Như vậy di
sản là ngôi nhà gắn liền với đất chỉ là một phần tài sản trong khối di sản.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử, dù người lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản của mình
vào việc thờ cúng thì di chúc đó vẫn có hiệu lực. Do đó, việc luật quy định “một phần”
đã xâm phạm quyền tự định đoạt của người có tài sản.
Cần thiết phải bổ sung thêm quy định đối với di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
Nếu các thừa kế đều thống nhất không dùng di sản vào việc thờ cúng, hoặc người quản
lý di sản vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng (như không
thực hiện việc thờ cúng, tự ý thay đổi tình trạng di sản,...) thì những NTK có quyền yêu
cầu Tòa án giải quyết phần DSTK dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp di sản là nhà, đất rộng, có vị trí đẹp đã được
người bảo quản di sản cho thuê để thu lợi, trong khi đó các thừa kế khác không bảo quản

14


di sản thì không được lợi về khoản thu lợi từ việc cho thuê nhà, đất đó, hoặc người bảo

quản di sản được ở lại nhà, đất đó mà không phải trả tiền thuê nhà. Đồng thời người bảo
quản lại được hưởng thêm phần chi phí cho việc bảo quản di sản là không phù hợp. Do
đó, đề nghị chỉ nên quy định người bảo quản di sản chỉ được nhận chi phí cho việc bảo
quản di sản đối với di sản cần phải trông coi nhưng không sinh lợi. Thực tiễn xét xử
cũng cho thấy, có trường hợp các đương sự tranh chấp với nhau về đồ vật dùng vào việc
thờ cúng (lư hương, câu đối, tủ thờ…) nhưng luật chưa có quy định cụ thể các đồ vật này
có phải là di sản dùng vào việc thờ cúng hay không, nên rất lúng túng trong giải quyết.2
Theo em giải pháp của Tòa án trong vụ việc đang nghiên cứu là hợp lí và đảm bảo
được quyền lợi của những người có quyền lợi.

2 Phạm Văn Bằng, “Những vấn đề đặt ra về chế định thừa kế khi sửa đổi Bộ luật dân sự”, mục 5: Di sản dùng
vào việc thừa kế.

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×