Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mô hình nông thôn mới tại xã phúc trìu – thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 74 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
Phần 1: Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2 . Mục đích nghiên cứu
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1- Khái niệm về nông thôn
2.1.2- Khái niệm về mô hình nông thôn mới
2.1.3- Sự cần thiết phải xây dựng mô hình nông thôn mới
2.1.4- Vai trò của mô hình nông thôn mới
2.1.5- Nội dung xây dựng nông thôn mới
2.1.6- Tiêu chí xây dựng nông thôn mới
2.2- Cơ sở thực tiễn
2.2.1- Kinh nghiệm nghiên cứu của một số nước
2.2.2- Lịch sử hình thành và phát triển nông thôn ở VN
2.2.3- Một số bài học kinh nghiệm
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng
3.2. Nội dung
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1- Điều kiện tự nhiên
4.1.2- Đặc điểm kinh tế xã hội
4.1.3- Những thuận lợi- khó khăn
4.2- Thực trạng nông thôn mới so với bộ tiêu chí
4.2.1- Thực trạng nông thôn ở xã Phúc Trìu
4.2.2- Thực trạng nông thôn so với bộ tiêu chí


4.3- Một số giải pháp chủ yếu
4.3.1- Quan điểm về xây dựng mô hình nông thôn mới
4.3.2- Mục tiêu, phương hướng
4.3.3- Một số giải pháp
Phần 5:Kết luận vè kiến nghị
5.1- Kết luận
5.2- Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
2
2
2
4
4
4
5
7
9
10
12
15
15
17
19
22
22
22

22
24
24
24
26
28
29
29
33
46
46
48
50
58
58
59
61


DANH MỤC BẢNG

Nội dung

Trang

Bảng 4.1- Hiện trạng dụng đất

25

Bảng 4.2- Tình hình nhân khẩu và lao động


27

Bảng 4.3- Đơn vị hành chính cấp xã

30

Bảng 4.4- Tổng hợp số liệu so với bộ tiêu chí

30

Bảng 4.5- Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch

33

Bảng 4.6- Thực trạng hạ tầng

35

Bảng 4.7. Thực trạng kinh tế

40

Bảng 4.8. Thực trạng văn hóa- xã hội

42

Bảng 4.9. Thực trạng hệ thống chính trị

45



MC LC
Ni dung
Chơng 1. Tng quan v kinh t phỏt trin nụng thụn
1.1. Lý lun v nụng thụn
1.1.1-Vai trũ ca phỏt trin nụng thụn
1.1.2 Khỏi nim v nụng thụn
1.1.3- Quan h gia nụng thụn v ụ th
1.2. Quan im v phng hng
1.2.1. Nụng thụn Vit Nam trong nhng nm i mi
1.2.2. Nhng quan im phỏt trin kinh t nụng thụn trong quỏ trỡnh
1.2.3. Phng hng phỏt trin kinh t nụng thụn
1.3. Lý lun v tng trng v phỏt trin
1.3.1. Tng trng
1.3.2. Phỏt trin
1.3.3. Phỏt trin bn vng
1.3.4.Khỏi nim v phỏt trin NT
1.4. H thng cỏc ch tiờu
1.4.1. Nhúm ch tiờu v tng trng kinh t
1.4.2. Nhúm ch tiờu v c cu nn kinh t xó hi
1.4.3. Nhúm ch tiờu v phỏt trin xó hi
1.4.4. Đánh giá phát triển kinh tế
1.5. i tng, ni dung v phng phỏp
1.5.1. i tng nghiờn cu ca mụn hc
1.5.2. Ni dung ca mụn hc kinh t phỏt trin nụng thụn
1.5.3. Phng phỏp nghiờn cu mụn hc
Chơng 2: Phỏt trin kinh t v C cu kinh t nụng thụn
2.I. Tng quan v kinh t nụng thụn
2.1.1. Vai trũ ca phỏt trin kinh t nụng thụn

2.1.2. Cỏc hot ng kinh t trong nụng thụn
2.1.3. Cỏc thnh phn kinh t trong nụng thụn
2.1.4. Mc tiờu phỏt trin kinh t nụng thụn
2.1.5. Nhng bi hc phỏt trin kinh t NT t cỏc nc chõu
2.2- C cu kinh t nụng thụn
2.2.1- Bản chất cơ cấu kinh tế nông thôn
2.2.2. c trng ca c cu kinh t nụng thụn
2.3.3. Nhng ch tiờu ỏnh giỏ trỡnh v hiu qu ca c cu
2.3 - Ni dung ca c cu kinh t nụng thụn
2.3.1- Cơ cấu kinh tế theo ngành
2.3.2- Cơ cấu kinh tế theo vùng, l nh thổ
2.3.3- Cơ cấu theo thành phần kinh tế
2.3.4- Cỏc nhõn t nh hng.....

Trang
1
1
2
10
12
13
14
16
18
19
20
21
23
23
24

26
27
35
35
36
38
38
38
38
40
41
42
43
44
47
47
48
48
49


2.4. Phng hng v gii phỏp chuyn dch c cu kinh t NT
2.41-Phơng hớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nụng thụn ở VN
2.4.2- Phng hng c th
2.5- Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ...
2.5.1- Gii phỏp v vn
2.5.2- Giải pháp về thị trờng
2.5.3- Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
2.5.4-Tiếp tục đổi mới và hoàn thin chính sách ruộng đất
2.5.5- p dng tin b cụng ngh

2.5.6-Phát triển nguồn nhân lực trong khu vực nông thôn
Chơng 3: Chớnh sỏch phỏt trin NNNT v Phỏt trin CSHT
3.1. Phng hng phỏt trin SX nụng nghip
3.1.1. Phơng hớng phát triển sản xuất nông nghip
3.1.2- nh hng chin lc phỏt trin nụng nghip nụng thụn
3.2. Định hớng phát triển nông nghiệp nông thôn đến 2015
3.2.1- nh hng chin lc cho cỏc ngnh sn xut chớnh
3.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp
3.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
3.3.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
3.3.3. áp dụng khoa học và công nghệ tiến bộ, thích hợp trong SXNN
3.3.4. Đào tạo, bồi dỡng lao động nông nghiệp
3.3.5. Chính sách kinh tế khuyến khích phát triển nông nghiệp
3.3. Chớnh sỏch kinh t
3.3.1. Sự cần thiết trợ giúp của Chính phủ đến phát triển ....
3.3.2 Mt s Chớnh sỏch phỏt trin NN nụng thụn thi k i mi
3.4. Phỏt trin c s h tng
3.3.1. Vai trũ ca phỏt trin c s h tng
3.3.2. Thc trng phỏt trin c s h tng nụng thụn
3.3.3. Chớnh sỏch v gii phỏp phỏt trin c s h tng nụng thụn
3.5. Phỏt trin mụi trng nụng thụn
3.5.1. Vai trũ ca mụi trng trong phỏt trin nụng thụn
3.5.2. Nhng chớnh sỏch v gii phỏp phỏt trin mụi trng NT
Chơng 4: Kinh t cụng nghip nụng thụn
4.1. Bản chất và vai trò của công nghiệp nông thôn
4.1.1. Khỏi nim
4.1.2. Bn cht
4.2 Vai trũ ca phỏt trin cụng nghip nụng thụn
4.2.1-Vai trũ ca Nh nc trong phỏt trin cụng nghip nụng
4.2.2-Vai trũ ca phỏt trin cụng nghip nụng thụn

4.3. Cỏc nguyờn tc phỏt trin cụng nghip nụng thụn
4.3.1 Cỏc nguyờn tc la chn cỏc ngnh cụng nghip phõn b ...
4.3.2 Cỏc nguyờn tc bo m tớnh bn vng trong phỏt trin cụng ..
4.4. Ni dung ch yu phỏt trin cụng nghip
4.4.1. Các ngành công nghiệp nông thôn
4.4.2. Các cụm công nghiệp nông thôn
4.5. Những điều kiện chủ yếu để phát triển CN nông thôn
4.5.1. Sự phát triển ở trình độ nhất định của sản xuất nông nghiệp
4.5.2. Khơi dậy và phát triển các kỹ năng truyền thống của từng

51
51
51
52
52
53
53
54
54
54
56
56
58
60
60
67
67
68
68
69

69
70
70
70
74
74
75
76
78
78
78
84
84
84
85
85
87
88
88
88
89
89
91
93
93
93


4.5.3. Thị trờng cho phát triển các ngành công nghiệp nông thôn
4.5.4. Sự phát triển nhất định của các yếu tố cơ sở hạ tầng

4.5.5. Những điều kiện về thể chế
4.5.6. iu kin v lao ng lm vic trong khu vc CNNT
4.5.7. Cỏc nguyờn tc bo m tớnh bn vng trong phỏt trin
4.6. Chớnh sỏch v mc tiờu phỏt trin cụng nghip nụng thụn
4.7. Cỏc gii phỏp phỏt trin
4.7.1- Chớnh sỏch phỏt trin cụng nghip nụng thụn:
4.7.2- Mc tiờu phỏt trin cụng nghip nụng thụn:
4.8 Phỏt trin ngnh tiu th cụng nghip
4.8.1- Vai trũ ca tiờu th CN
4.8.2- Mc tiờu
Chơng 5: Kinh t dch v nụng thụn
5.1. Bản chất, vai trò, đặc điểm kinh tế dịch vụ nông thôn
5.1.1. Bản chất
5.1.2. Vai trò của các ngành dịch vụ nông thôn
5.1.3. Đặc điểm kinh tế dịch vụ nông thôn
5.2. Phân loại kinh tế dịch vụ nông thôn
5.2.1- Phõn theo nhúm tiờu chớ
5.2.2-Phõn loi cỏc lnh vc dch v nụng thụn
5.3- Chớnh sỏch phỏt trin dch v nụng thụn
5.3.1- Nhng kt qu phỏt trin dch v nụng thụn
5.3.2-Nhng tn ti trong phỏt trin dch v
5.3.3. Chin lc phỏt trin dch v nụng thụn
5.3.4. Chớnh sỏch v gii phỏp phỏt trin cỏc lnh vc dch v ch
5.4. Cỏc hỡnh thc t chc kinh t dch v
5.4.1. Các hình thức tổ chức kinh tế dịch vụ
5.4.2. Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh
5.5. Phỏt trin dch v xó hi
5.5.1. Vai trũ ca phỏt trin dch v xó hi nụng thụn
5.5.2. Thc trng phỏt trin cỏc lnh vc dch v xó hi nụng thụn
5.5.3. Chớnh sỏch v gii phỏp phỏt trin dch v xó hi nụng thụn

Chng 6: Kinh t xõy dng kt cu h tng nụng thụn
6.1. Bản chất, vai trò, đặc điểm của hệ thống kết cấu hạ tầng
6.1.1. Bản chất hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn
6.1.2. Vai trò của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn
6.1.3. Những đặc điểm chủ yếu của việc xây dựng kết cấu hạ tầng
6.2. Ni dung h thng kt cu h tng
6.2.1. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
6.2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng x hội

94
94
95
95
95
96
97
98
98
99
99
99
99
100
100
101
102
102
104
104
104

105
105
107
107
110
110
110
111
112
114
114
114
115
116
117

6.3. u t xõy dng h thng kt cu h tng

118
120
121

6.3.1. Thực trạng đầu t xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông
6.3.2. Phơng thức tạo vốn đầu t xây dựng kết cấu hạ tầng ..
Chng 7: H THNG T CHC B MY QUN Lí NN
7. I. Vai trũ ca Nh nc trong phỏt trin nụng thụn
7.1.1- Vai trũ ca Chớnh ph trong phỏt trin nụng thụn th hin trong

121
123

143
126
126


7.2. Vai trũ ca cỏc t chc trong phỏt trin nụng thụn
7.2.1. Chớnh quyn tnh, huyn v c s
7.2.2. Hp tỏc xó
7.2.3. Ngõn hng v cỏc t chc tớn dng
7.2.4. Cỏc doanh nghip nh nc
7.2.5. Khu vc t nhõn
7.2.6. Cỏc t chc xó hi
7.2.6. Cỏc t chc phi chớnh ph
7.3. Lng xó v xu hng phỏt trin
7.3.1-Vai trò, đặc điểm
7.3.2-Xu hng phát triển các làng x
7.4-Hệ thống tổ chức b mỏy qun lý NN ở nông thôn
7.4.1-Cỏc nguyờn tc hot ng ca h thng
7.4.2 -Hệ thống t chc chớnh tr
7.4.3- Hệ thống t chc kinh tế nông thôn
7.4.4-Hệ thống cỏc t chc chớnh tr xó hi khỏc
7.5- H thng thụng tin qun lý nh nc nụng thụn
7.5.1-H thng thụng tin kinh t
7.5.2- H thng thụng tin dõn s v lao ng
7.5.3- H thng thụng tin v t ai
7.6- H thng cỏc cụng c qun lý nh nc i vi nụng thụn
7.6.1. Pháp luật
7.6.2. Hệ thống chính sách
7.6.3. Kế hoạch hoá


129
129
130
130
131
131
132
132
132
133
133
133
135
136
137
138
138
138
139
140
141
142


Ni dung
Chơng 1. Tng quan v kinh t phỏt trin nụng thụn
1.1. Tăng trởng và phát triển kinh tế
1.1.1. Các khái niệm
1.1.2. Đánh giá phát triển kinh tế
1.2. Khỏi nim v vai trũ vựng nụng thụn

1.2.1. Khái niệm
1.2.2. c trng ca vựng nụng thụn
1.2.3. Phõn bit vựng nụng thụn v ụ th
1.2.4. Vai trũ kinh t ca vựng nụng thụn.
1.3. Quan h gia vựng nụng thụn v ụ th
1.3.1. Quan h v t ai
1.3.2. Quan h v dõn s, lao ng v i sng
1.3.3. Quan h v kinh t
1.3.4. Quan h v bo v mụi trng
1.4. Quan im v phng hớng phát triển của nông thôn nớc ta
1.4.1. Nụng thụn trong nhng nm i mi
1.4.2. Nhng quan im phỏt trin kinh t nụng thụn trong quỏ trỡnh CNH-HH
1.4.3. Phng hng phỏt trin kinh t nụng thụn
1.5. ối tợng, nội dung và phơng pháp nghiên cứu môn học
1.5.1. i tng nghiờn cu ca mụn hc
1.5.2. Ni dung ca mụn hc kinh t phỏt trin nụng thụn
1.5.3. Phng phỏp nghiờn cu mụn hc
Chơng 2: C cu kinh t nụng thụn
2.1. Bản chất và đặc trng của cơ cấu kinh tế nông thôn
2.1.1. Bn cht ca kinh t nụng thụn
2.2.2. c trng ca c cu kinh t nụng thụn
2.2.3. Nhng ch tiờu ỏnh giỏ trỡnh v hiu qu ca c cu kinh t NT
2.2. Nội dung cơ cấu kinh tế nông thôn
2.2.1. C cu kinh t theo ngnh
2.2.2. C cu kinh t theo vựng lónh th
2.2.3. C cu theo thnh phn kinh t
2.3. Các nhân tố ảnh hởng đến cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu
2.3.1. Nhúm nhõn t v iu kin t nhiờn
2.3.2. Nhúm cỏc nhõn t v kinh t - xó hi
2.3.3. Nhúm nhõn t v t chc - k thut


Trang
4
4
4
8
25
25
26
27
28
29
29
30
31
31
32
32
34
37
39
39
40
40
42
42
42
43
46
47

47
49
50
51
51
51
53


2.4. Phơng hớng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
2.4.1. Phng hng chuyn dch c cu kinh t
2.4.2. Cỏc gii phỏp ch yu thc hin chuyn dch c cu kinh t
Chơng 3: Kinh t nụng nghip v chớnh sỏch phỏt trin NNNT
3.1. Vai trò, đặc điểm và phơng hớng phát triển sản xuất nông nghiệp

54
54
55
59
59

3.1.1. Vai trò và đặc điểm

59

3.1.2. Phơng hớng phát triển sản xuất nông nghiệp
3.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
3.2.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
3.2.3. p dụng khoa học và công nghệ tiến bộ, thích hợp trong sản xuất NN

3.2.4. Đào tạo, bồi dỡng lao động nông nghiệp
3.2.5. Chính sách kinh tế khuyến khích phát triển nông nghiệp
3.3. Chính sách kinh tế đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn
3.3.1. Sự cần thiết trợ giúp của Chính phủ đến phát triển nông nghiệp và nông thôn
3.3.2. Chính sách sử dụng đất nông nghiệp
3.3.3. Các biện pháp hỗ trợ trong nớc (Hỗ trợ giá)
3.3.4. Chính sách bảo hộ nông nghiệp
3.4. Chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới
3.4.1. Chính sách đổi mới nông nghiệp, nông thôn
3.4.2. Một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn
3.4.3. Định hớng phát triển nông nghiệp nông thôn đến 2010
Chơng 4: Kinh t cụng nghip nụng thụn
4.1. Bản chất và vai trò của công nghiệp nông thôn
4.1.1. Bản chất
4.1.2. Vai trò
4.2. Nội dung chủ yếu phát triển công nghiệp nông thôn
4.2.1. Các ngành công nghiệp nông thôn
4.2.2. Các cụm công nghiệp nông thôn
4.3. Những điều kiện chủ yếu để phát triển công nghiệp nông thôn
4.3.1. Sự phát triển ở trình độ nhất định của sản xuất nông nghiệp
4.3.2. Khơi dậy và phát triển các kỹ năng truyền thống của từng vùng nông thôn
4.3.3. Thị trờng cho phát triển các ngành công nghiệp nông thôn
4.3.4. Sự phát triển nhất định của các yếu tố cơ sở hạ tầng
4.3.5. Những điều kiện về thể chế

60
62
62
63
63

64
64
65
65
66
67
68
70
70
71
73
75
75
75
76
78
78
82
85
85
86
87
87
88

4.3.6. iu kin v lao ng lm vic trong khu vc CNNT

88

4.3.7. Cỏc nguyờn tc bo m tớnh bn vng trong phỏt trin CNNT


89

4.4. Vai trò nhà nớc trong phát triển công nghiệp nông thôn
4.4.1. Quy hoạch, định hớng phát triển
4.4.2. Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách
4.4.3. Khuyến khích đầu t phát triển các doanh nghiệp, các khu công nghiệp
4.4.4. Bảo vệ môi trờng trong phát triển công nghiệp nông thôn
Chơng 5: Kinh t dch v nụng thụn
5.1. Bản chất, vai trò, đặc điểm kinh tế dịch vụ nông thôn
5.1.1. Bản chất

89
89
90
90
91
92
92
92


5.1.2. Vai trò của các ngành dịch vụ nông thôn
5.1.3. Đặc điểm kinh tế dịch vụ nông thôn
5.2. Phân loại kinh tế dịch vụ nông thôn
5.2.1. Theo lĩnh vực cung ứng dịch vụ
5.2.2. Theo tính chất x hội của đối tợng phục vụ
5.2.3. Theo nội dung của các dịch vụ
5.2.4. Theo trách nhiệm chi trả dịch vụ của ngời sử dụng dịch vụ
5.3. Các hình thức tổ chức kinh tế dịch vụ


92
93
94
94
95
95
97
97

5.3.1. Các hình thức tổ chức kinh tế dịch v
5.3.2. iều kiện và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh
Chng 6: Kinh t xõy dng kt cu h tng nụng thụn
6.1. Bản chất, vai trò, đặc điểm của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn
6.1.1. Bản chất hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn
6.1.2. Vai trò của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn
6.1.3. Những đặc điểm chủ yếu của việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
6.2. Nội dung hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn
6.2.1. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
6.2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng x hội
6.3. Đầu t xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn
6.3.1. Thực trạng đầu t xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn
6.3.2. Phơng thức tạo vốn đầu t xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
Chơng 7: Hệ thống tổ chức quản lý nhà nớc đối với nông thôn
7.1. Vai trò, đặc điểm và xu hớng phát triển các làng xã
7.1.1. Vai trò
7.1.2. Đặc điểm
7.1.3. Xu hng phỏt trin ca lng xó VN
7.2. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nông thôn
7.2.1. Các nguyên tắc hoạt động của hệ thống tổ chức quản lý nông thôn

7.2.2. Hệ thống tổ chức chính trị cơ sở ở nông thôn
7.2.3. Hệ thông tổ chức kinh tế cơ sở ở nông thôn
7.2.4. Hệ thống các tổ chức x hội hoặc chính trị x hội ở nông thôn
7.3. Hệ thống thông tin trong quản lý nhà nớc ở nông thôn
7.3.1. Hệ thống các thông tin về kinh tế nông thôn
7.3.2. Hệ thống thông tin về dân số lao động nông thôn
7.3.3. Hệ thống thông tin về đất đai ở nông thôn
7.4. Hệ thống công cụ quản lý nhà nớc đối với nông thôn
7.4.1. Pháp luật
7.4.2. Hệ thống chính sách
7.4.3. Kế hoạch hoá

97
101
106
106
106
105
107
109
109
111
112
112
116
123
123
123
123
126

127
127
129
131
131
132
133
133
136
138
138
139
141


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

1- Thông tin chung
Tên đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mô hình
nông thôn mới tại xã Phúc Trìu – Thành phố Thái Nguyên”.
-

Mã số: T2012- 73

-

Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Châu

-


Tel: 0913.614.201

-

E-mail:

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm- TN
Cơ quan phối hợp thực hiện: UBND xã Phúc Trìu- Thành phố Thái Nguyên- tỉnh TN
Thời gian thực hiện: Tháng 3 năm 2012- Tháng 3/ 2013.
2- Mục tiêu:
- Điều tra thực trạng nông thôn tại xã Phúc Trìu – TP Thái Nguyên so với chương
trình nông thôn mới.
- Đánh giá – phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông
thôn mới tại xã Phúc Trìu. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại địa phương.
3- Nội dung chính:
1- Điều tra thực trạng nông thôn tại xã Phúc Trìu – TP Thái Nguyên so với chương trình
nông thôn mới.
2- Đánh giá – phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn
mới tại xã Phúc Trìu.
3- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng mô hình nông
thôn mới tại địa phương.
4- Kết quả chính đạt được
4.1- Kết quả về mặt khoa học
Đề tài đã điều tra được thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã Phúc Trìu và đã
rút ra được những thuận lợi cũng nhu những điểm hạn chế trong quá trình thực hiện


chương trình. Từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn
chế, phát huy những ưu điểm cho việc xây dựng nông thôn mới những năm tiếp theo.

4.2- Kết quả về mặt đào tào
- Giúp cho một số sịnh viên hoàn thành khóa luận từ nội dung nghiên cứu của đề tài
- Bổ sung thêm kiến thức vào bài giảng Kinh tế phát triển nông thôn
- Làm tài liệu tham khảo tốt cho các sinh viên các ngành trong Khoa KT&PTNT nói
riêng và các sinh viên trong trường ĐHNL nói chung.
4.3- Kết quả về mặt ứng dụng
- Kết quả của đề tài làm cơ sở tham khảo cho các xã đa và đang trong giai đoạn
xây dựng và thực hiện mô hình nông thôn mới, nhất là các xã đang thực hiện phát
triển theo mô hình thí điểm của tình về nông thôn mới.
4.4- Kết quả về mặt kinh tế- xã hội
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy trong quá trình thực hiện mô hình nông
thôn mới tại xã Phúc Trìu môi trường nông thôn đã có sự thay đổi đáng kể, đời sống
của người dân đã được cải thiện, thu nhập tăng, đường làng, ngõ xóm khang trang,
chính trị ổn định, làm cho người dân phấn khởi, tự tin yên tâm đầu tư phát triển kinh
tế.


SUMARRY OF SCIENCE SUBJECT’S FINDINGS AT PRIMARY LEVEL

1. General information
• Project title: "Research and propose some main measures to develop the
new rural model in Phuc Triu commune – Thai Nguyen city"
• Code: T2012- 73
• Project manager: Master Nguyen Thi Chau
• Tel: 0913.614.201
• E-mail:
• Sponsoring agency: University of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen
• The co-operating agency: the local goverment at Phuc Triu commune –
Thai Nguyen city.
• Execution time: March, 2012 – March, 2013

2. Objective
• Survey on the status of the new rural development in the studying area.
• Analyse the advantages and disadvantages in developing the new rural
model in Phuc Triu commune – Thai Nguyen city
• Propose some main measures to develop new rural model in Phuc Triu
commune and neighbouring communes.
3 - Contents:
• Investigate in the condition of the rural area in Phuc Triu commune, Thai
Nguyen city from the new rural program.
• Estimate and analyse of the advantages and difficulties in the process of
building new rural program in Phuc Triu commune.
• Propose some solutions to improve the efficiency of the building new rural
model in local.
4. The main results
4.1. Scientific results
• Topic analyzed the status of building new rural area in Phuc Triu commune
and have learned the advantages and the disadvantages in the process of
program implementation. Then, there is a basis to propose solutions to
overcome the limitations and promote the advantages to the program of
rural economic development in the next stage.
4.2.Results in terms of training
• To assist students to complete a graduation thesis following the content of
this subject.
• Adding knowledge in lecture of Rural Economy Development subject.


• Be good reference for all students at Rural Economy Development
department in particular and all students of Thai Nguyen University of
agriculture and forestry in general.
4.3.The results of the application

.
• Results of the research as the basis of reference for the communes which have
been in the process of new rural model building and imlementation, especially
communes are developping the example model of new rural program that
provincial committee gave out.
4.4. The results of economic – social
• Research results of thi project shows that rural environment has changed
significantly; people’s lives have been improved; income grows; village roads,
alleys are spacious; policy is more stable; all makes people happy and
confident in economic development.


PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, khu vực nông thôn việt nam đã có sự thay
đổi rõ nét. Trong nông nghiệp, để khắc phục tình trạng khủng hoảng về mô hình tổ chức
sản xuất, ngày 13/1/1981, Ban Bí thư TW đã ban hành chỉ thị 100 CT/CP, chính thức quy
định chủ trương khoán sản phẩm cuối cùng tới nhóm và người lao động. Chỉ thị của Ban
Bí thư đã đáp ứng được nguyện vọng của người dân vì vậy mà nông dân khắp mọi miền
hưởng ứng nhiệt tình. Hình thức này đã khắc phục được những hạn chế của các hình thức
khoán trong HTX nông nghiệp trước đây, gắn được lợi ích của người lao động với sản
phẩm họ làm ra. Do người nông dân rất tích cực tham gia sản xuất, vì vậy năng suất, sản
lượng tăng đáng kể. Nền kinh tế dần được phục hồi nhưng chưa ổn định.
Để đưa đất nước thoát dần cuộc khủng khoảng kinh tế- xã hội, tháng 12/1986, Đại
hội VI của Đảng quyết định thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, mở ra thời kì mới cho
phát triển kinh tế Việt Nam. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, hoạt động dịch
vụ phát triển mạnh, hình thành và phát triển các mô hình kinh tế mới (khu công nghiệp,
trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân) hoạt động có hiệu quả thu hút
nhiều lao động nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm cho nền kinh tế. Kết cấu kinh tế - xã hội
ở nông thôn có nhiều thay đổi, hệ thống điện, đường trường trạm, cơ sở y tế, nước sạch,

môi trường được quan tâm và đẩy mạnh. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt thành tựu
đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm.
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Ngày 4-6-2010,
Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội
từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh
thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về phía tỉnh Thái Nguyên, để triển khai và thực hiện chủ trương này, ngày 25-52011, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm
2020. Tỉnh đã tổ chức triển khai phân bổ nguồn vốn thực hiện Quy hoạch xây dựng nông
thôn mới cho 143/143 xã. Trong đó, chú ý phân bổ tập trung cho 35 xã phấn đấu đến năm
2015 hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Sau hơn hơn một năm hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới đã làm

1


thay đổi một cách căn bản diện mạo nông thôn, nếp sống, nếp nghĩ. Giúp người dân biết
áp dụng KHKT vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi,... làm cho cả đời sống vật chất và tinh
thần của người dân đều được nâng cao, bộ mặt làng xã đã có sự thay đổi rõ rệt, cảnh quan
môi trường được bảo vệ.
Nhưng mặt hạn chế cũng không phải là ít, theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
của tỉnh, thì đây là một lĩnh vực mới, trong khi kinh nghiệm của cán bộ chưa có nhiều.
Khi đề xuất nội dung xây dựng đã yêu cầu chỉ chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng mà chưa
quan tâm nhiều tới các mô hình sản xuất. Sự trông chờ, ỉ lại của một bộ phận cán bộ cơ
sở, dân cư là khá lớn, vẫn tồn tại quan niệm “xin-cho”. Vì thế mà họ chỉ quan tâm tới
việc giải ngân tốt mà chưa để ý tới mục tiêu chất lượng của chương trình.

Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tiễn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mô hình nông thôn mới
tại xã Phúc Trìu – Thành phố Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phúc Trìu Thành phố Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp để chương trình thực hiện nông thôn
mới đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra thực trạng nông thôn tại xã Phúc Trìu – TP Thái Nguyên so với chương trình
nông thôn mới.
- Đánh giá – phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn
mới tại xã Phúc Trìu. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
việc xây dựng mô hình nông thôn mới tại địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu
• Củng cố kiến thức về nông thôn mới cho giáo viên và sinh viên.
• Giúp giáo viên tiếp xúc thực tế, nâng cao năng lực, rèn luyện kĩ năng và trang bị
kiến thức thực tế phục vụ cho quá trình công tác và giảng dạy.
• Là tài liệu tham khảo cho trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Kinh tế

2


& PTNT và cho các sinh viên.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
• Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các địa phương khác có thể nhìn nhận, khai thác và áp
dụng và phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của địa phương
mình
• Đề xuất những giải pháp khả thi để khắc phục những khó khăn nhằm thực hiện tốt
hơn chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm cải thiện đời sống người dân
nông thôn.


3


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Khái niệm nông thôn
Nông thôn là những vùng dân cư sinh sống bằng nghề nông nghiệp, dựa vào tiềm
năng của môi trường tự nhiên để sinh sống và tạo ra của cải mới trong môi trường tự
nhiên đó. Từ hái lượm của cải tự nhiên sẵn có dần dần tiến đến canh tác và dần tạo ra của
cải cho mình. Nông thôn được coi như là khu vực địa lí nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó,
có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
cho hoạt đông sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và còn có nhiều quan điểm
khác nhau.
Có những quan điểm lại cho rằng: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ
ban nhân dân xã.
Có quan điểm lại cho rằng, dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có
nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng thành thị.
Nông thôn là những nơi mà dân cư trung thành từng khối thường được gọi là xã,
làng, xóm, đội, tổ.v.v...mọi người đều cùng làm những việc thuộc lĩnh vực nông
nghiệp:trồng lúa, trồng rau, chăn nuôi gia súc gia cầm.v.v..Cuộc sống của họ thanh bình
không ồn ã, tấp nập, không có nhiều nhà máy, công trường xí nghiệp, nhà cao tầng,
những thứ xa hoa lộng lẫy...
Quan điểm khác lại cho rằng, nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thi trường, phát
triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng vùng nông thôn có trình độ sản
xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường thấp hơn so với đô thị.
Một ý kiến khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là

chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nông thôn trong vùng là từ sản xuất nông
nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể và từng quốc gia nhất
định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh
tế. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thời
gian và theo tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều
kiện Việt Nam hiện nay chúng ta có thể hiểu:

4


“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp
cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường trong một
thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”(3)
Phát triển nông thôn là một quá trình nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của
người dân nông thôn một cách bền vững về kinh tế xã hội, văn hoá và môi trường, quá
trình này, trước hết là do nỗ lực từ chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực
của Chính phủ và các tổ chức khác.
Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát triển cả
về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa
đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các
chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc
phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí.
2.1.2. Khái niệm về mô hình nông thôn mới
Trước hết chúng ta cần phải có cái hiểu đúng về nông thôn mới. Khái niệm “nông
thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn…. Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra
mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn
hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị
ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”; Xây dựng nông thôn mới là

sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới
không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. đề ra mục
tiêu đến năm 2020 xây dựng được khoảng 50% số xã trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn nông
thôn mới. Đây là một chủ trương có ý nghĩa to lớn cả về chính trị, kinh tế, xã hội; thực
hiện thắng lợi chủ trương này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, kinh
tế nông thôn và nền kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nông dân, một lực lượng xã hội đông đảo chiếm khoảng 70% dân số của cả nước, tạo ra
diện mạo nông thôn mới "ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú,
đậm đà bản sắc dân tộc", thể hiện rõ bản chất ưu việt, tốt đẹp của chế độ ta.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ,
đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Như vậy, nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị
trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn

5


theo năm nội dung cơ bản sau: (1) làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; (2) sản
xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; (3) đời sống về vật chất và
tinh thần của dân nông thôn ngày càng được nâng cao; (4) bản sắc văn hoá dân tộc được
giữ gìn và phát triển; (5) xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. . Đô thị hóa và
phi nông hóa nông dân chính là nguồn động lực quan trọng để xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới phải đặt trong bối cảnh đô thị hóa. Trong khi đó, chuyển dịch
lao động nông thôn chính là nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dưng nông thôn mới
và chủ thể là các tổ chức nông dân. Các tổ chức hợp tác khu xã nông dân kiểu mới đóng
một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp này.
Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khác
nhau. Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn
diện theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa.
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là những

kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những KHKT hiện đại, song vẫn giữ được
nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong cuộc sống văn hóa, tinh thần.
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát
triển; Có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; Đạt hiệu quả cao
nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; Tiến bộ hơn so với mô hình cũ;
Chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước. Xây dựng
nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực
giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hóa, qua
đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên
tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường
lối, chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng
như lâu dài.
Mục tiêu chính của xã nông thôn mới làm sao để nhân dân làm chủ, Đảng lãnh đạo,
chính quyền hỗ trợ. Vì vậy, địa phương cần phát huy nội lực của người dân, tạo ra mô
hình kinh tế mới, sáng tạo trong sản xuất. Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền tập trung
hơn nữa về nội dung đăng ký thực hiện hộ, tổ, ấp nông thôn mới để người dân giúp đỡ
lẫn nhau, góp phần phát triển toàn diện. Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; Cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn
hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ; Nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị
dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn; Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh

6


công nông và đội ngũ tri thức, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo
thực hiện thành công CNH – HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội có quy mô rất lớn và toàn diện lần đầu tiên được thực hiện tại
nước ta trên quy mô cả nước theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Ban chấp hành
Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Theo đó, để phát triển nông nghiệp,
nông thôn bền vững, phải xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinhthần
của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Tuy nhiên, thực trạng nông thôn nước ta nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói
riêng hiện nay phát triển còn kém bền vững và còn nhiều hạn chế, đòi hỏi phải có sự quan
tâm đầu tư của Chính phủ, chính quyền địa phương và sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể
cộng đồng để thực hiện Chương trình có hiệu quả trên địa bàn của tỉnh:
+Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát.
Cơ chế quản lý phát triển theo quy hoạch còn yếu. Xây dựng tự phát, kiến trúc cảnh
quan làng quê bị pha tạp, lộn xộn, nhiều nét văn hóa truyền thống bị mai một. Nhà nào
mạnh người ấy tự ý phát triển, xây dựng tràn lan không theo một quy hoạch hay khuôn
mẫu nhất định nảo cả. Làm mất mỹ quan nông thôn.
+Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu, chưa trở thành động lực lớn thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội lâu dài.
Trong đó giao thông nông thôn, đặc biệt là ở các xã khó khăn vùng sâu, vùng xa
trở thành rào cản lớn nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cần được đầu
tư mạnh mẽ phục vụ sản xuất và sinh hoạt của cư dân nông thôn.
Thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tỷ lệ kênh
mương do xã quản lý được kiên cố hóa mới đạt 25%. Giao thông chất lượng thấp, không
có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng giao thông chưa phục vụ tốt sản
xuất, lưu thông hàng hóa, phần lớn chưa đạt chuẩn quy định. Hệ thống lưới điện hạ thế ở
tình trạng chắp vá, chất lượng thấp, quản lý lưới điện ở nông thôn còn yếu, tổn hao điện
năng cao (22-25%), nông dân phải chịu giá điện cao hơn giá trần Nhà nước quy định. Hệ
thống các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở nông thôn có tỷ lệ đạt chuẩn về cơ

sở vật chất thấp. Tỷ lệ chợ nông thôn đạt chuẩn thấp. Cả nước hiện còn hơn hàng

7


nghìn nhà ở tạm bợ (tranh, tre, nứa lá), hầu hết nhà ở nông thôn được xây không có quy
hoạch, quy chuẩn.
+ Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân nông thôn còn ở mức thấp:
Kinh tế hộ ở nông thôn vẫn là chủ yếu với quy mô nhỏ, kinh tế trang trại, HTX hoạt động
chưa thực sự hiệu quả trong việc thu hút lao động, giải quyết việc làm và tạo ra giá trị
hàng hoá lớn, doanh nghiệp đầu tư hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp không đáng kể,
lợi nhuận thấp; Thu nhập bình quân của người dân nông thôn chỉ bằng 70% mức thu
nhập bình quân của tỉnh.
+ Văn hoá – xã hội – môi trường khu vực nông thôn còn nhiều vấn đề cần quan tâm
đầu tư, giải quyết: Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo còn rất thấp (dưới 5%), một số tệ
nạn xã hội còn phổ biến ở nhiều nơi, môi trường sống bị giảm cấp và ô nhiếm nghiêm
trọng (70% số hộ khu vực nông thôn chưa có nhà vệ sinh đạt chuẩn, 144/144 xã chưa có
khu thu gom, xử lý rác thải).
+Hệ thống chính trị cơ sở còn yếu (nhất là trình độ năng lực quản lý, điều hành): tỷ
lệ cán bộ xã (do dân bầu) đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý là 58,19%,
chủ yếu là trình độ trung cấp và sơ cấp; công chức xã đạt chuẩn về chuyên môn tỷ lệ là
86,58%; 29,17% số Đảng bộ, chính quyền xã chưa đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh.
Việc xây dựng nông thôn mới là một vấn đề cần thiết vì các nguyên nhân:
- Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, còn nhiều
yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, tỷ lệ
giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư;
hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự
an toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông
thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ

kém phát triển.
- Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa
gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh
tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ trong
nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp; cơ giới hoá chưa
đồng bộ.
- Do thu nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ở khu
vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu
kém. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao, cơ hội có việc làm mới tại địa phương không

8


nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
- Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyền thống
đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục...); nhà ở dân cư nông thôn
vẫn còn nhiều nhà tạm, dột nát. Hiện nay, kinh tế - xã hội khu vực nông thôn chủ yếu
phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch.
- Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cần 3 yếu tố
chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc xây dựng nông thôn mới sẽ triển khai
quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa.
- Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vì
vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân
nghèo khó.
Phát triển nông thôn là một quá trình nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người
dân nông thôn một cách bền vững về kinh tế xã hội, văn hóa và môi trường, quá trình này
trước hết là do nỗ lực của chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Chính
phủ, các tổ chức khác.
Xây dựng nông thôn mới là chính sách về một mô hình phát triển cả nông nghiệp và

nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết
nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các
lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc,
duy ý chí.
2.1.4. Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội
* Về kinh tế
Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội
nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho
mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.
- Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người
tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phân hóa
giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.
- Hình thức sở hữa đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo mô
hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn.
- Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao,mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng,
địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến bảo
quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.

9


* Về chính trị
Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với
pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỉ cương phép
nước, phát huy tính tự chủ của làng xã.
Phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các đoàn thể, các
tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào xây dựng nông thôn
mới.
* Về văn hóa- xã hội

Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, vươn lên
làm giàu chính đáng.
* Về con người
Xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có, kết tinh các
tư cách: Công dân, thể nhân, dân của làng, con người của các dòng họ, gia đình.
* Về môi trường
Xây dựng và củng cố, bảo vệ môi trường, sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô
nhiễm nguồn nước, môi trường không khí vè chất thải từ các khu công nghiệp để nông
thôn phát triển bền vững.
Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi
chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kĩ thuật, nguồn
lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong
thực thi chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế- xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng
thể nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới.
2.1.5. Nội dung xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới không phải chỉ nhằm xây dựng con đường, kênh mương,
trường học, hội trường…mà cái chính là qua cách làm này sẽ tạo cho người nông dân
hiểu rõ được nội dung, ý nghĩa và thúc đẩy họ tự tin, tự quyết, đưa ra sang kiến, tham gia
tích cực để tạo ra một nông thôn mới năng động hơn. Phải xác định rằng, đây không phải
đề án đầu tư của Nhà nước mà là việc người dân cần làm, để cuộc sống tốt hơn, Nhà
nước chỉ hỗ trợ một phần.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng thôn về tiềm năng, lợi thế, năng lực của cán
bộ, khả năng đóng góp của nhân dân…hướng dẫn để người dân bàn bạc đề xuất các nhu
cầu và nội dung hoạt động của đề án. Xét trên khía cạnh tổng thể, những nội dung sau
đây cần được xem xét trong xây dựng mô hình nông thôn mới.

10



* Đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng
- Nâng cao năng lực cộng đồng trong việc quy hoạch, thiết kế, triển khai thực hiện,
quản lý, điều hành các chương trình, dự án trên địa bàn thôn.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở và đội ngũ cán bộ các cấp về phát triển
nông thôn bền vững.
- Nâng cao trình độ dân trí của người dân.
- Phát triển mô hình câu lạc bộ khuyến nông thôn để giúp nhau ứng dụng TBKT vào
sản xuất, phát triển ngành ngề, dịch vụ để giảm lao động nông nghiệp.
* Tăng cường và nâng cao mức sống cho người dân
- Quy hoạch lại các khu dân cư nông thôn, với phương châm: Giữ gìn tính truyền
thống, bản sắc của thôn, đồng thời đảm bảo tính văn minh, hiện đại, đảm bảo môi trường
bền vững.
- Cải thiện điều kiện sinh hoạt của khu dân cư: Ưu tiên những nhu cầu cấp thiết nhất
của cộng đồng dân cư để triển khai thực hiện xây dựng: Đường làng, nhà văn hóa, hệ
thống tiêu thoát nước…
- Cải thiện nhà ở cho các hộ dân: Tăng cường thực hiện xóa nhà tạm, nhà tranh tre
nứa, hỗ trợ người dân cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, hầm biogas cho
khu chăn nuôi…
* Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ nâng cao thu nhập
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của mỗi thôn để xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý, co
hiệu quả, trong đó:
Sản xuất nông nghiệp: Lựa chọn tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi là lợi thế, có
khối lượng hàng hóa lớn và có thị trường, đồng thời đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
trên cơ sở phát huy khả năng về đất đai, nguồn nước và nhân lực tại địa phương.
Cung ứng các dịch vụ sản xuất và đời sống như: Cung ứng vật tư, hàng hóa nước
sạch cho sinh hoạt, nước cho sản xuất, điện, tư vấn kĩ thuật chuyển giao tiến bộ khoa học,
tín dụng…
Hỗ trợ trang bị kiến thức và kỹ năng bố trí sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi hợp lý.
- Củng cố, tăng cương quan hệ sản xuất, tư vấn hỗ trợ việc hình thành và hoạt động của

các tổ chức: Tổ hợp tác, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…tạo mối liên kết bốn
nhà trong sản xuất, chế biến, và tiêu thụ sản phẩm.
* Xây dưng nông thôn gắn với phát triển ngành nghề nông thôn tạo việc làm phi nông
nghiệp
- Đối với những thôn chưa có nghề phi nông nghiệp: Để phát triển được ngành nghề

11


nông thôn cần tiến hành “cấy nghề” cho những địa phương còn “trắng” nghề.
- Đối với những thôn đã có nghề: Củng cố tăng cường kỹ năng tay nghề cho lao
động, hỗ trợ công nghệ mới, quảng bá và mở rộng nghề, hỗ trợ xử lý môi trường, hỗ trợ
tư vấn thi trường để phát triển bền vững.
* Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất
- Tư vấn hỗ trợ quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng, chuyển đổi ruộng đất,
khuyến khích tịch tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại với nhiều loại hình thích
hợp.
- Hỗ trợ xây dựng mặt bằng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, chế
biến thu hoạch, giao thông, thủy lợi nội đồng.
* Xây dựng nông thôn gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở nông thôn
Vấn đề bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường từ việc quản lý nguồn cấp nước, thoát
nước đến quản lý thu gom rác thải ở nông thôn cũng đã trở lên đáng báo động. Đã đến
lúc cơ quan địa phương mình như: Xây dựng hệ thống xử lý rác thải, tuyên truyền nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, xây dựng hệ thống quản lý môi trường ở
khu vực mình một cách chặt chẽ.
* Phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở
nông thôn
Thông qua các hoạt động ở nhà văn hóa làng, những giá trị mang đậm nét quê đã
được lưu truyền qua các thế hệ, tạo nên những phong trào đặc sắc mang hồn quê Việt
Nam riêng biệt, mộc mạc – chân chất – thắm đượm tình quê hương.

Xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở nông thôn, trước hết xuất phát từ xây dựng làng
văn hóa, nhà văn hóa làng và các hoạt đông trong nhà văn hóa làng. Phong trào này được
phát triển trên diện rộng và chiều sâu.
2.1.6. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Căn cứ Quyết định số: 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
* Các nhóm tiêu chí: gồm 5 nhóm
- Nhóm I : Quy hoạch (có 01 tiêu chí)
- Nhóm II : Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí)
- Nhóm III : Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí)
- Nhóm IV : Văn hóa – xã hội – môi trường (co 04 tiêu chí)
- Nhóm V : Hệ thống chính trị (có 02 tiêu

chí)

12


×