Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tiểu luận cao học Xu hướng phát triển của truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.37 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................1
TRUYỀN HÌNH TẠI VIỆT NAM ...........................................................2
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ......................................................................4
Bước đầu tiếp cận truyền hình thực tế tại Việt Nam............................4
Chiến lược kinh doanh các chương trình truyền hình thực tế.............8
HÀI KỊCH TÌNH HUỐNG.....................................................................10
“Bình mới rượu cũ”............................................................................10
Tương lai của Sitcom..........................................................................11
Con đường nào cho Sitcom................................................................12
KẾT LUẬN..............................................................................................14
Tài liệu tham khảo...................................................................................15
Tiểu luận Nhập môn Truyền Hình..............................................................16


TRUYỀN HÌNH TẠI VIỆT NAM
Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin
bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng
vô tuyến điện.
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ XX và phát triển với tốc độ như vũ
bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh
thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là
phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền
hình trở thành vũ khí, công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa
cũng như lĩnh vực kinh tế xã hội. Ở thập kỷ 50 của thế kỉ XX, truyền hình
chỉ được sử dụng như là công cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin.
Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám
sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức,
phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ khác. Sự ra đời của truyền
hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm
hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng. Công


chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh. Với
những ưu thế về kĩ thuật và công nghệ, truyền hình đã làm cho cuộc sống
như được cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và
phong phú hơn về nội dung.
Ngày 7/9/1970 đánh dấu lần lên sóng đầu tiên của truyền hình Việt Nam.
Từ đó đến nay, truyền hình Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng và có
những tiến bộ vượt bậc. Từ phát hình đen trắng chuyển sang phát hình
màu, từ phát thử nghiệm chương trình 4 giờ/ ngày vào ban đêm, đến năm
1995 phát 10 giờ/ngày; đến nay Đài Truyền hình Việt Nam phát với tổng
2


số thời lượng trên 200 giờ/ngày trên các kênh VTV1, VTV2, VTV3,
VTV4, VTV5, VTV6, VTV9 cùng với các kênh truyền hình cáp hữu
tuyến (VCTV, INFO TV, SHOPING TV, O2TV…) và 63 đài phát thanh truyền hình địa phương. Ngành Truyền hình Việt Nam đã có nhiều nỗ lực
vượt bậc nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình,
đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng.

3


TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
Bước đầu tiếp cận truyền hình thực tế tại Việt Nam
Truyền hình thực tế, như tên gọi của nó, lấy khía cạnh “thực tế” làm điểm
nhấn hấp dẫn người xem. Nhờ việc áp sát thực tế để xây dựng kịch bản,
thể loại này vừa mang tính giải trí, lại có tính giáo dục cao. Chính bởi vậy,
truyền hình thực tế đã trở thành
Tại các nước có nền công nghiệp truyền hình phát triển, thể loại này
không hề mới. Tại Mỹ, việc sử dụng các đối tượng, nhân vật thực tế giúp
giảm tối đa chí phí cho việc thuê diễn viên, vốn rất đắt đỏ tại đất nước

này. Khi xây dựng một chương trình truyền hình thực tế, việc ghi hình
những con người thật, bình thường trong cuộc sống không phải là những
vị khách đặc biệt, ghi hình trên bối cảnh thật, không cần sắc xếp, đạo diễn
nhiều đã giảm được một chi phí đáng kể khi làm chương trình. Quan trọng
hơn cả là những chương trình này với những chiến lược kinh doanh mà ta
sẽ đề cập ở phần sau đã mang lại những lợi nhuận khổng lồ cho hãng sản
xuất. Sự xuất hiện của các chương trình truyền hình thực tế lại là một
chiến lược khác trong nỗ lực cắt giảm chi phí và độ rủi ro của các hãng
sản xuất chương trình truyền hình.
Nhìn chung, các chương trình thông thường ở Châu Âu và Châu Mỹ rất
đắt do những chi phí để giữ chân đội ngũ “nhân tài” qua các năm. Lấy
Friends làm ví dụ. Năm 1994, 6 diễn viên chính đã đồng ý ký hợp đồng 5
năm với cát-sê 22500 USD một chương trình phát sóng. Mỗi lần ký hợp
đồng, dàn diễn viên của Friends đã thương lượng hợp đồng và tuyên bố đe
doạn rằng họ có thể chuyển sang tham gia các bộ phim nhẹ nhàng và đỡ
4


vất vả hơn. Năm 1999, họ được trả 125.000 USD mỗi chương, và trong
hai mùa chiếu sau là 750.000 USD mỗi chương. Trong mùa chiếu năm
2002 – năm cuối của chương trình - mỗi thành viên trong nhóm nhận
được 1 triệu USD mỗi chương trình phát sóng và ngân sách của mỗi
chương trình lên tới 7,5 triệu USD. Những gì diễn ra đói với Friends
không phải là duy nhất.
Ở Việt Nam, điều này có phần trái ngược. Để sản xuất một chương trình
truyền hình thực tế thậm chí còn tốn kém hơn cả một bộ phim, xét cả về
nhân lực và vật lực. Chẳng hạn, để có thể cho ra đợi một tập 60 phút của
chương trình Phụ nữ thế kỷ 21 (sản xuất năm 2007) thì cần khoảng 100
triệu đồng. Trong khi, một chương trình tạp chí 30 phút của Đài Truyền
hình Việt Nam được chi phí trong khoảng 4 đến 6 triệu tùy chương trình;

một chương trình sân chơi 45 phút chi phí trong khoảng 5 triệu đồng
(2007).
Trước hết, chúng ta đều biết, truyền hình Việt Nam khá non trẻ. Các nước
tiên tiến trên thế giới đã đi trước chúng ta hàng chục năm trong lĩnh vực
này. Ở Việt Nam, do ngay từ đầu nhân lực và vật lực đều yếu, nên ngay
trong giai đoạn sản xuất chương trình truyền hình theo phương pháp
thông thường đã giản tiện hết mức có thể. Một chương trình tạp chí 30
phút chỉ cần một ê-kíp làm gồm 1 biên tập, 1 quay phim, 1 kỹ thuật ghi
hình trong hai ngày. Vì vậy, khi làm truyền hình thực tế, việt cần huy
động một lượng lớn máy quay, một ê-kíp làm việc đông là khó khăn đầu
tiên.
Ngoài ra, ở Việt Nam, việc xây dựng kịch bản cũng như quay các chương
trình truyền hình thực tế vẫn phụ thuộc quá nhiều vào đạo diễn, nên vô
5


hình chung lại khiến cho việc ghi hình tại những hiện trường là bối cảnh
rộng lớn trở nên phức tạp và gây tốn kém. Đây là vấn đề mà những người
làm truyền hình thực tế của Việt Nam nên cân nhắc. Chúng ta nên chọn
những đề tài, nhân vật gần gũi với cuộc sống hơn nữa. Hãy thực hiện
đúng tiêu chí của truyền hình thực tế là phản ảnh cuộc sống thực của con
người thực… Ngoài ra, đề phát triển truyền hình thực tế tại Việt Nam, các
nhà sản xuất cũng cần tham khảo thị trường để thăm dò nên áp dụng chiến
lược kinh doanh phù hợp.
Như vậy, một trong những xu hướng của truyền hình thực tế đó là việc
tiếp tục khai thác sâu hơn thể loại trò chơi truyền hình thực tế và các
chương trình tài năng thực tế, để từ những bước thử nghiệm ban đầu,
chúng ta có thể hệ thống và định hình thể loại truyền hình thực tế này tại
Việt Nam, xây dựng một khung chương trình truyền hình thưc tế phù hợp
với điều kiện và bản sắc của Việt Nam.

Bên cạnh đó, ngành truyền hình Việt Nam cũng nên khai thác thêm
chương trình truyền hình thực tế ở dạng thể Tài liệu (Documentary).
Trước đây, thể loại này của truyền hình thực tế đã được sản xuất lồng
ghép trong các chương trình truyền hình bình thường như trong các phóng
sự, phim tài liệu. Chúng ta có thể dựa trên cơ sở, nền tảng này để phát
triển nó thành một thể loại riêng biệt nằm trong hệ thống các chương trình
truyền hình thực tế.
Ngoài ra, chúng ta vẫn có thể đồng thời ứng dụng truyền hình thực tế như
một phương pháp làm truyền hình và lồng ghép vào những thể loại phù
hợp giúp nâng cao hiệu quả chất lượng chương trình. Một số thể loại rất
phù hợp để ứng dụng phương pháp làm truyền hình thực tế tại Việt Nam
6


như phóng sự (phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung), tài liệu (đặc biệt là
tài liệu chân dung), chương trình giao lưu gặp gỡ trên truyền hình (talk
show)
Trước hết, xét về tâm lý và tính cách chung của người Việt Nam, nếu
người phương Tây vốn sống hương ngoại thì người Việt nam nói riêng và
phương Đông nói chung vốn quen sống hướng nội. Chính vì thế nhìn
chung, tâm lý người Việt khá ngại ngần trong việc đứng trước ống kính
máy quay, càng khó có thể bộc lộ những hành động, phản ứng, cảm xúc
chân thật trước con mắt của cả một ê-kíp làm truyền hình và rất nhiều
người khác nữa.
Do nền tảng văn hóa sống khác nhau, các chương trình phương Tây có thể
thoải mái chấp nhận các hình ảnh “mát mẻ”, hay những pha nói chuyện
kiểu “tự nhiên chủ nghĩa”, thậm chí có cả những câu nói có phần thô tục.
Trong khi đó, nếu những hình ảnh, các chương trình tương tự đưa lên
truyền hình tại Việt Nam sẽ rất phản cảm. Truyền thông Á đông tế nhị,
kín đáo khó có thể chấp nhận những vấn đề nhạy cảm, riêng tư bị phơi

bày trước cộng đồng.
Ngày nay, giới trẻ của Việt Nam đã chịu ảnh hưởng khá nhiều lối sống tự
do, phóng khoáng của phương Tây nên có thể dễ chấp nhận kiểu chương
trình như vậy. Nhưng họ cũng chỉ là một bộ phạn khán giả xem truyền
hình. Còn một bộ phận khán giả rất quan trọng khác là tầng lớp trung
niên, người cao tuổi vẫn còn giữ nhiều tư tưởng, quan niệm của những
người ở thế hệ trước. Cách nhìn nhận các vấn đề xã hội nói chung và các
chương trình truyền hình của đối tượng khán giản này có phần khắt khe
hơn so với giới trẻ.
7


Tương tự như việc các bậc phụ huynh thường ít có thiện cảm với nhạc
rock, hip hop hay game online – những chương trình truyền hình mang
tính chất kích động với những hình ảnh quá phóng khoáng, mát mẻ hay
quái dị thiếu nền nã… chắc chắn sẽ khiến cho tâm lý người xem trung
niên không thoải mái. Chính vì thế, để có thể cân bằng giữa các nhóm đối
tượng tiếp nhận khác nhau của Việt Nam, những người làm truyền hình
không thể áp dụng nguyên xi mộ số mẫu chương trình nước ngoài vào
Việt Nam, mà cần có sự biến đổi hoặc chọn lọc để phù hợp với truyền
thống văn hóa và tâm lý tiếp nhận nói chung của người Việt.
Và cũng tùy theo từng thể loại của truyền hình thực tế mà chúng ta chọn
đối tượng khán giả cho phù hợp. Chẳng hạn như thể loại tài liệu phù hợp
với đối tượng tiếp nhận ở nhiều lừa tuổi, đặc biệt là những người ở độ tuổi
trung niên. Trên cơ sở các phóng sự điều tra và một số chương trình như
Tiêu điểm của VTV1, ta có thể phát triển thành các chương trình truyền
hình thực tế dạng tài liệu chân thực , đầy kịch tính với những thông tin
kinh tế, xã hội có giá trị thời sự hấp dẫn nguời xem.
Chiến lược kinh doanh các chương trình truyền hình thực tế
Ở Việt Nam, vấn đề kinh phí để sản xuất các chương trình truyền hình

thực tế vẫn đang là một bài toán khó với những người làm truyền hình. Để
bù lại những chi phí tốn kém đó, ta có thể tham khảo một vài chiến lược
kinh doanh của các chương trình truyền hình thực tế đã thành công trên
thế giới sau đây.
Chiến lược đầu tiên là nhắm đến đối tượng là các nhãn hàng kinh doanh.
Có thể nói, hầu hết các chương trình thuộc thể loại truyền hình thực tế đểu
tạo ra tiềm năng thu hút sự đầu tư của các nhà quảng cáo bằng việc có thể
8


bố trí các sản phẩm cần quảng cáo trong chương trình. Khác với những
chương trình phim truyện hay sân chơi thông thường, trong các chương
tình truyền hình thực tế, các sản phẩm của các nhãn hàng quảng cáo có
thể được bố trí trực tiếp trong chương trình. Việc bố trí sản phẩm và tài
trợ trực tiếp thể hiện một trong những chiến lược tìm kiếm doanh thu mới.
Một cách khác là khuyến khích khán giả tham gia vào chương trình, hoặc
sử dụng các phương tiện khác để có thể tiếp cận chương trình. Chương
trình Big brothers đã đi tiên phong về chiến lược này. Quản lý website
Big Brother 2 – Real Netword/CBS trog mùa hè 2001 đã lôi kéo được
56.026 khán giả trả phí thuê bao hàng tháng (từ 9.96$ - 19.95$) để nhận
được các video 24/24h trong chương trình. Một lần mua video như vậy
với giá trung bình 15$/lần, nhà quản lý web thu về khoảng 850.000$.
David Katz, phó chủ thịch liên đoàn kết hoạch chiến lược tại CBS cho
biết: “Thông qua sự thử nghiệm này, chúng tôi thấy rõ giá trị của việc sử
dụng nội dung chương trình và cung cấp dịch vụ thuê bao. Nó khiến
chúng tôi có thể da dạng hóa các nguồn thu. Đây mới chỉ là sự bắt đầu”.
Để khuyến khích khán giả tham gia vào chương trình, các nhà sản xuất có
thể cho phép người xem nhắn tin dự đoán kết quả thông qua tin nhắn và
Internet. Hình thức này đã và đang được áp dụng tại Việt Nam trên khá
nhiều chương trình truyền hình. Đây làm một cách thu lợi nhuận bên lề

cho chương trình, vừa là một hình thức tương tác hiệu quả với khán giả
xem truyền hình.
Thơi thống kê của TED Media, tại Anh, nơi chương trình Big Brother thu
hút tới 35% khán giả trong mùa hè năm 2002 – tương đương với 3,5 triệu
người (tức gần 50% khán giả nói chung) đã bầu chọn để loại Adele
9


Roberts. Mỗi lần bầu chọ như vậy họ phải trả 25 xu (tiền Anh), điều đó có
nghĩa là tổng số tiền của tất cả lên tới 875.000 Bảng Anh, cao hơn chi phí
sản xuất một số của chương trình và cao hơn cả chi phí 40.000 Bảng trả
cho mẩu quảng cáo 30 giây được phát trong buổi tối bầu chọn người chơi
bị loại khỏi chương trình. Tại Úc, khoảng 250.000 người đã trả 50 xu để
bầu chọn người chơi bị loại với tổng số tiền thu được là 125.000$ so với
mẩu quảng cáo trị giá 50.000$ kéo dài trong 30 giây được phát vào số
cuối chương trình.
Bên cạnh việc bầu chọn để loại người chơi hay dự đoán người lọt vào
vòng trong bằng tin nhắn, khán giả còn có thể tải nhạc chuông, hình nền
và cập nhật những thông tin liên quan đến chương trình. Tại Thụy Điển,
phiên bản Big Brother mùa hè năm 2002 đã được liên kết trực tiếp với
mạng di động. Nguời đứng đầu chuỗi đa phương tiện của Endemol UK đã
nói: “Chúng tôi tạo ra một vòng tròn làm khán giả cuốn hút muốn biết
trong ngôi nhà đang diễn ra cái gì, khiến họ đến với chương trình trên
truyền hình, chương trình truyền hình sẽ dẫn họ tới Internet. Và Internet
sẽ dẫn họ tới các kênh mà họ có thể lấy được các thông tin, các kênh
thông tin này lại đưa họ trở về với truyền hình.”.
HÀI KỊCH TÌNH HUỐNG
“Bình mới rượu cũ”
Hài kịch tình huống có nhiều tập với những tình huống hài hước được
lồng ghép vào nội dung câu truyện phim và được thực hiện hầu hết trong

trường quay, thu thanh đồng bộ, sử dụng cùng lúc 3 đến 4 máy quay và
bắt buộc phải dựng hình ngay tại trường quay để bảo đảm thời gian thực
hiện một tập phim (khoảng 50 phút) chỉ trong thời gian 3 đến 4 ngày.
10


Hài kịch tình huống tại Việt Nam là điều khá mới mẻ. Bộ phim đầu tiên
được làm theo công nghệ này là Lẵng hoa tình yêu do Hãng phim Truyền
hình TP.HCM hợp tác với Công ty FNC (Hàn Quốc) thực hiện, tiếp theo
là Vòng xoáy tình yêu (được chiếu trên HTV9). Cuối năm 2005, VFC bấm
máy quay 300 tập phim Gia đình họ Vạn. Các tiểu phẩm của chương trình
Gặp nhau cuối tuần trên VTV như: Chuyện của sếp (20 tập), Chuyện
Giang Còi, Quang Tèo (20 tập), Chuyện hàng xóm cũng có thể liệt kê vào
thể loại sitcom. Mới đây, hai bộ phim thể loại sitcom mới là Cô gái xấu xí
và Những người độc thân vui vẻ (VFC).
Ưu thế lớn nhất của loại phim này là khả năng đáp ứng nhu cầu phát sóng
liên tục. Thường thì với sitcom, chỉ cần khoảng hai đến ba ngày là có thể
hoàn thành một tập phim. Chính điểm mạnh này đã khiến cho sitcom ngày
càng được các kênh truyền hình Việt quan tâm.
Tương lai của Sitcom
Nếu như sự xuất hiện của các chương trình truyền hình thực tế đem lại vô
số các cơ hội phát triển cho các nhà làm truyền hình, thì điều này không
xảy ra đối với thể loại Hài kịch tình huống. Thực tế dù đã xuất hiện ở Việt
Nam đã lâu và cũng đã chiếm được một số lượng khán giả nhất định,
nhưng các bộ phim Sitcom vẫn không thể tạo ra được nguồn thu đủ lớn
cho các nhà đài.
Lý do chủ yếu là các bộ phim Sitcom ít để lại dấu ấn trong lòng khán giả.
Đạo diễn Lê Bảo Trung nhận xét: "Thể loại sitcom trên màn ảnh nhỏ phía
Nam hiện nay chỉ mới dừng lại ở mức độ căn bản là hoàn thành vai trò kỹ
thuật đường dây, kết cấu. Do người xem Việt Nam chưa quen với thể loại

này nên nhà sản xuất cũng đã lược bỏ bớt tiếng cười đệm trong các tình
11


huống". Với Sitcom, có thể khẳng định kịch bản là quan trọng nhất và
cũng là điều kiện tiên quyết để níu khán giả ngồi lại trước màn ảnh nhỏ.
Tiếc rằng hiện nay hầu hết các kịch bản sitcom truyên truyền hình Việt
Nam là mua của nước ngoài .
Chính vì thế, một trong những yếu tố quan trọng nhất của thể loại này đó
là tính thời sự, đã mất đi khi tới được đến nước ta. Chính việc Việt hóa
"chưa tới nơi tới chốn" kịch bản nước ngoài đã tạo ra các sản phẩm sitcom
có các chi tiết lạ lẫm với khán giả Việt. Bên cạnh đó, mỗi tập kịch bản gốc
sitcom của nước ngoài thông thường có độ dài 25-30 phút trong khi thời
lượng một tập phim của ta là 45 phút nên đôi lúc người xem thấy hình như
những kịch bản sitcom nước ngoài được Việt hóa có phần bị kéo giãn và
“nhạt”.
Có thể thấy, yêu cầu cấp thiết hiện nay khi thực hiện thể loại Sitcom là
học tập theo phương pháp của các nước bạn. Điển hình như bộ phim
Sitcom Camera Công sở đã khá thành công khi thu hút được một lượng
người xem nhất định trong khi vẫn duy trì chi phí sản xuất ở mức rất thấp.
Xen vào đó là thực hiện quảng cáo ngay trong hoạt cảnh của bộ phim.
Điều này đã giúp Camera Công sở thu được khá nhiều kết quả.
Dù vậy, loại hình Sitcom tại Việt Nam vẫn còn non trẻ. Trong những
bước đi chập chững của thời kì đầu, khó có thể đòi hỏi nhiều hơn.
Con đường nào cho Sitcom
Như đã nói ở trên, chất lượng kịch bản đóng vai trò chủ yếu cho thành
công của một bộ phim Sitcom. Chúng ta đã khá quen với mô hình Sitcom
như của Camera Công sở, với thời lượng mỗi đoạn phim không quá 1
12



phút. Tuy nhiên, thành công của các thể loại Sitcom cũng đến từ các kịch
bản cho các phim kéo dài từ 15-20 phút. Ở mức độ này, Sitcom hoàn toàn
có thể thay thế một bộ phim truyền hình dài kỳ.
Khó khăn khi viết một kịch bản cho Sitcom là việc phải liên tục sáng tạo
các tình tiết mới. Giả sử một bộ phim Sitcom thành công như Friends với
9 kỳ, mỗi kì ít nhất , việc viết hàng trăm kịch bản như vậy trong thời gian
ngắn thực sự là một thách thức lớn đối với bất cứ tác giả nào. Trong khi
đó, thực trạng hiện nay là chúng ta không có đội ngũ biên kịch đã được
đào tạo cho Sitcom bởi đây vẫn là một thể loại mới trên truyền hình.
Thực tế có hai mô hình xây dựng Sitcom được yêu thích, một của Mỹ và
một của Hàn Quốc. Trong trường hợp của Việt Nam, có vẻ cách làm của
Hàn Quốc được tiếp nhận dễ dàng hơn. Điển hình là các bộ Sitcom High
Kick Through The Roof , All My Love hay mới đây là Tối Nay Ăn Gì trên
truyền hình Hà Nội. Điểm khác biệt của các bộ Sitcom của Hàn Quốc so
với mô hình truyền thống trên truyền hình Mỹ là các bộ phim này đều có
cốt truyện rõ ràng, mở đầu và kết thúc như một bộ phim truyền hình bình
thường.
Rõ ràng mô hình này của Hàn Quốc gần gũi hơn với phương pháp xây
dựng phim truyền hình của nước ta. Khán giả Việt Nam vốn dĩ không
quen với các bộ phim vô thưởng vô phạt, không có cốt truyện rõ ràng.
Trong khi đó, cách làm của các nhà làm phim Hàn Quốc vừa giải quyết
được vấn đề trên, vừa vẫn giữ được ưu thế về mặt kinh tế của một bộ
phim Sitcom.

13


KẾT LUẬN
Trong điều kiện nhân lực, vật lực của ngành truyền hình của chúng ta đều

khá yếu, truyền hình thực tế hay hài kịch tình huống đã đem đến những
giải pháp tuyệt vời, dù chỉ trên lý thuyết. Xu hướng này là không thể tránh
khỏi khi đời sống của người dân được nâng cao dẫn tới những nhu cầu
giải trí, thu thập kiến thức qua truyền hình trở nên phức tạp và khó đoán
biết hơn. Thậm chí, tùy thuộc vào điều kiện thực tế, văn hóa, kinh tế vùng
miền mà sở thích của người xem lại có những thay đổi khó tránh khỏi.
Bởi vậy, cho dù đi theo xu hướng hay tiếp cận bất cứ loại hình, thể loại
chương trình mới nào, các nhà làm truyền hình cũng cần phải áp dụng sao
cho đúng cách vào môi trường truyền thông của Việt Nam. Hiện tại việc
xây dựng các chương trình truyền hình thực tế hay Sitcom vẫn còn đi theo
lối mòn, áp dụng máy móc cách làm của các nước sẽ là phi thực tế. Trong
khi đó, rất cần có những nghiên cứu cụ thể và những bước đi đúng để việc
áp dụng các loại hình, thể loại chương trình truyền hình mới này có thể
thành công.

14


Tài liệu tham khảo
1. Truyền thông Đại chúng, Tạ Ngọc Tấn
2. Luận văn “Hiện trạng và xu hướng phát triển của truyền hình thực
tế tại Việt Nam”
3. Báo chí truyền hình
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
-----------------------

15



Tiểu luận Nhập môn Truyền Hình
Đề tài: Một số thể loại chương trình truyền hình mới tại Việt Nam.

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Kim Thanh
Sinh viên thực hiện

: Lê Đức Anh Tuấn

Lớp: Báo mạng Điện tử - K29

16


Hà Nội, tháng 06 năm 2011
4.

17



×