Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận cao học xu hướng toàn cầu hóa thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.54 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................1

LỜI MỞ ĐẦU
Báo chí từ khi ra đời đã liên tục có những thay đổi để phát triển và tiến xa
hơn. Ban đầu chỉ là những tờ báo chép tay, rồi đến những bản in đầu tiên, và cho
đến ngày nay là những thể loại báo chí đa phương tiện hiện đại, hấp dẫn... tất cả
đều là kết quả của quá trình lâu dài với không ít thách thức. Báo chí luôn đổi mới
để đáp ứng với từng thời kì lịch sử và từng nhu cầu thị hiếu của công chúng.
Trong xã hội hiện đại, khi mà toàn cầu hóa đang là xu hướng phát triển
chung của cả thế giới thì báo chí cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Báo chí thế
giới đã có những thay đổi và định hướng mới để phát triển theo kịp với xu hướng
thời đại mới.
Tất cả những thay đổi và định hướng đó của báo chí hình thành nên xu
1


hướng phát triển mới cho báo chí. Xu hướng của báo chí được hiểu là những xu thế
thiên về một chiều hướng nào đó của báo chí, nó có mục tiêu, ý nghĩa và tầm ảnh
hưởng trong một thời gian dài. Những xu hướng này có tác động lớn đến hệ thống
báo chí của thế giới.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu những xu hướng phát triển của báo chí thế giới sẽ
giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về đặc điểm, thực trạng của nền báo chí
toàn cầu hiện nay. Từ đó mà có thể đưa ra những cách thức, giải pháp cho phù hợp
với tình hình chung của thế giới, góp phần phát triển nền báo chí toàn cầu bền
vững.
Bài tiểu luận dưới đây là những sưu tầm về một số xu hướng đang diễn ra
của báo chí thế giới, trong đó bao gồm nguyên nhân, nội dung cũng như một số dự
đoán về các xu hướng. Trong quá trình tìm hiểu và viết tiểu luận, không thể tránh
khỏi những sai sót, rất mong cô và các bạn góp ý để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn.


I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA THÔNG TIN
Toàn cầu hóa (hay còn gọi là Quốc tế hóa) báo chí là thuật ngữ dung để
chỉ một xu thế tất yếu và phổ biến của nền báo chí - truyền thông thế giới hiện
nay.Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong
nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các
quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô
toàn cầu.Toàn cầu hóa thông tin đó là quá trình thông tin ở khắp mọi nơi trên thế
giới được truyền tải liên tục, nhiều chiều và dễ dàng tới cho công chúng.
1. Điều kiện hình thành toàn cầu hóa thông tin:
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng những thành tựu to lớn của nó
là điều kiện đầu tiên hình thành nên toàn cầu hóa thông tin. Sự phát triển không
2


ngừng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng Internet đã cho phép
thông tin có thể truyền tải được từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Mạng máy tính ra đời và phát triển nhanh chóng cũng đã đem lại không
ít lợi ích cho việc truyền tải thông tin. Internet ra đời khá muộn (đến năm 1992 mới
phát triển hoàn thiện như ngày nay), nhưng nó đã có những bước phát triển như vũ
bão, kết nối, chia sẻ thông tin trên toàn cầu. Internet đã xóa nhòa biên giới quốc
gia, đưa cả thế giới xích lại gần nhau trong ngôi nhà chung.
Nhu cầu thông tin của công chúng cũng là một yếu tố để toàn cầu hóa thông
tin diễn ra. Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về thông
tin ngày càng cao. Những thông tin đó phải kịp thời, chính xác, và đặc biệt là ở mọi
nơi trên trái đất. Các cơ quan báo chí muốn phát triển và nâng cao vị thế của mình
thì cần mở rộng liên kết với bên ngoài, không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi một
quốc gia được.

2. Biểu hiện của toàn cầu hóa thông tin:
Biểu hiện rõ ràng nhất của xu hướng toàn cầu hóa thông tin đó là sự ra đời

và phát triển của các hãng thông tấn trên thế giới. Các hãng thông tấn được thành
lập với chức năng là nơi thu thập các thông tin quốc tế, vì vậy những thông tin này
được cập nhật một cách đầy đủ và sâu sắc trên mọi lĩnh vực và trên hầu khắp các
quốc gia. Ngoài ra các hãng thông tấn còn cho ra mắt các ấn phẩm báo chí bằng
nhiều thứ tiếng để phục vụ được đông đảo độc giả hơn. Ví dụ điển hình là hãng
Reuter của Anh, với số lượng bản tin kinh tế được phát hàng ngày lên đến con số
5,5 triệu bản. Reuter cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán do 40 ngàn
công ty hợp tác, tạo nên 30 ngàn tin vắn bằng 19 thứ tiếng trên toàn thế giới.
Biểu hiện thứ hai của toàn cầu hóa thông tin là việc thông tin được tiếp cận
một cách đa dạng, nhiều chiều. Cùng là một sự kiện nhưng độc giả được tiếp cận
3


với nhiều luồng thông tin hơn, do đó có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về sự
kiện đó. Tuy nhiên biểu hiện này cũng là con dao hai lưỡi. Một mặt, nó xóa bỏ sự
độc quyền thông tin, thủ tiêu kiểu đưa tin chủ quan, một chiều. Nhưng mặt khác, nó
lại tiềm ẩn nguy cơ cao của độc quyền thông tin, đưa tin sai sự thật - khi mà sự
cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Với việc toàn cầu hóa thông tin báo chí, một sự kiện xảy ra có thể thu hút
được rất nhiều sự quan tâm của công chúng, kể cả những sự kiện ở bên kia bán cầu.
Chúng ta có thể kể đến rất nhiều những sự kiện nóng hổi thu hút rất nhiều sự quan
tâm của công chúng như: sự kiện vụ khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ, hay sự kiện thảm
họa kép tại Nhật Bản ngày 11/3, hay gần đây nhất là cái chết của trùm khủng bố
Osama Binladen...
Biểu hiện tiếp theo của xu hướng này là việc một ấn phẩm báo chí có thể
được xuất bản ở nhiều quốc gia, hoặc nhiều quốc gia cùng hợp tác sản xuất một ấn
phẩm báo chí. Biểu hiện này được thể hiện cụ thể ở từng loại hình truyền thông
khác nhau: báo in, phát thanh, truyền hình, thông tấn...
Đối với báo in, toàn cầu hóa thể hiện ở:



Báo in ấn và phát hành ở nhiều nơi trên thế giới.



Báo được in cùng một lúc ở nhiều nơi trên thế giới để phát hành

nhanh, một số báo in thêm thông tin địa phương.


Hai quốc gia liên kết cùng xuất bản một tờ báo.



Các cơ quan báo chí, tập đoàn báo chí mở nhiều chi nhánh ở nước

ngoài.
Một số tờ báo phát hành song ngữ để khách nước ngoài dễ đọc.
Biểu hiện của xu hướng trên báo phát thanh:


Các chương trình trên đài phát thanh giới thiệu về tin tức, phong tục
4


tập quán, nền văn hóa của các nước trên thế giới.
Xu hướng phát sóng ra nước ngoài của các tổ hợp truyền thông. Tiêu biểu
cho xu hướng này là các đài phát thanh: VOA của Mỹ phát 2001 giờ/tuần với 40
thứ tiếng, BBC của Anh phát 120 giờ/ngày với 38 thứ tiếng...
Biểu hiện của xu hướng trên truyền hình:



Lợi thế của truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh. Qua hình ảnh có

thể nhận biết về các sự việc và diễn biến của những sự việc đó.


Các nước với những kênh truyền hình khác nhau có thể giới thiệu một

cách sống động về phong tục, lối sống của đất nước mình.


Phóng viên thường trú tại các nước có thể trao đổi thông tin nóng hổi,

sinh động về những sự kiện nóng trên thế giới. Khán giả nhanh chóng nhận biết
bản chất của sự việc thông qua các hình ảnh từ nhiều góc độ khác nhau.


Thông qua các kênh thông tin đối ngoại công chúng dễ hiểu về đất

nước, con người của các quốc gia trên thế giới.


Các kênh phim truyện đặc sắc của thế giới giúp công chúng hiểu về

truyền thống, lịch sử, văn hóa của các dân tộc, các quốc gia khác nhau trên thế giới,
mà nếu chỉ đọc tác phẩm dịch khó có thể hình dung được.
Biểu hiện của xu hướng trên lĩnh vực thông tấn:



Vai trò của các hãng thông tấn là thu thập thông tin quốc tế.



Các ấn phẩm phát hành bằng tiếng nước ngoài có giá trị quan trọng

trong thông tin thế giới.


Phóng viên thường trú ở các nước, các phân xã, các văn phòng đại

diện đặt ở các nước có nhiệm vụ thu thập chính xác và cập nhật các thông tin một
cách nhanh chóng.
Các hãng thông tấn liên kết với nhau nhằm tăng cường thu thập thông tin
5


trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu.
Biểu hiện của xu hướng trên lĩnh vực báo mạng điện tử:


Lợi thế thông tin trên mạng thực sự nhanh chóng, đa dạng với những

giao diện bắt mắt giúp công chúng nắm bắt tốt nhất các vấn đề, các vụ việc, sự
kiện.


Thông tin mạng còn kết nối cư dân toàn thế giới theo nhiều lĩnh vực

khác nhau. Nếu đọc một bài báo khoa học, bạn có cơ hội trao đổi với chính tác giả

nếu thông qua cách đặt vấn đề nghiêm túc.
Một số trang mạng nổi tiếng ngày càng lớn mạnh, thu thập chỉnh lí thông tin
chính xác và toàn diện như Google, Yahoo, Facebook...

II.

BÁO CHÍ LÀ MỘT NGÀNH KINH DOANH PHÁT TRIỂN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thương mại hóa hiện nay, không một

ngành, một lĩnh vực nào không chịu ảnh hưởng của kinh tế và thương mại. Báo chí
cũng là một trong số đó, giờ đây các nhà làm báo đều quan tâm đến lợi nhuận có
được từ những ấn phẩm báo chí của mình, đặc biệt là lượng doanh thu khổng lồ có
được từ quảng cáo. Giờ đây, báo chí cũng đã bước chân vào nền thương mại và
đang dần dần trở thanh một ngành kinh doanh tiềm năng.
Theo số liệu báo cáo của Hiệp Hội Báo Chí Thế Giới (WAN) thì tổng
số báo chí phát hành trên toàn cầu năm 2007 đã tăng 3.65 % trong năm 2006, trong
đó cả báo miễn phí và báo phát tại các phương tiện vận chuyển đã tăng trưởng rất
nhanh và lan rộng khắp mọi nơi.
6


Theo WAN thì số lượng phát hành báo chí trên toàn cầu đã tăng 2,57% so
với năm 2006 và tăng 9,39% so với năm 2003.
Với sự tham gia của báo miễn phí hàng ngày thì tổng lượng phát hành báo chí
(bao gồm cả báo thương mại) đã tăng 3,65% so năm 2006 và tăng 14,3% so với
năm 2003. Tổng lượng báo miễn phí hiện nay chiếm gần 7% trong tổng lượng báo
phát hành toàn cầu và chiếm 23% trong tổng lượng báo phát hành tại Châu Âu.
Doanh số quảng cáo của báo ngày đã tăng 0,86% so với năm 2006 và tăng
9,39% so với 2003. Báo chí vẫn chiếm ngôi đầu bảng trong thị phần các phương
tiện quảng cáo toàn cầu với 40%. Tổng số lượng báo chí phát hành trong năm 2006

của gần 80% các quốc gia trên thế giới có sự tăng trưởng hoặc ổn định và tại ¾ các
quốc gia trên toàn cầu vẫn duy trì sự tăng trưởng này vòng 05 năm qua” theo ông
Timothy Balding - Giám Đốc Điều Hành của Hiệp Hội Báo Chí Thế Giới đã phát
biểu.
Mặc dù lượng phát hành Báo Ngày Thương Mại đang giảm tại một số khu
vực như Mỹ, một số nước Tây Âu nhưng báo chí vẫn tiếp tục phát triển cả về lượng
và loại phát hành (chủ yếu là báo và sách miễn phí) do các phương tiện vận chuyển
tăng.
Về quảng cáo:
• Doanh số quảng cáo trên báo chí toàn cầu đã tăng liên tục trong 05
năm(2003 - 2007) và tăng 0,86% trong năm 2007. Từ 2003 – 2007 doanh số này đã
tăng tổng cộng 12,84%
• Trong khoảng từ năm 2003 – 2007, doanh thu quảng cáo trên báo chí đã tăng
trên tất cả các khu vực, cụ thể là: Bắc Mỹ tăng 8,1%, Tây Âu tăng 10,15%, châu Á
Thái bình dương tăng 13,88%, Trung đông và Châu phi tăng 99,3%, Mỹ Latinh
tăng 55,38%, Trung và Đông Âu tăng 8,47%
• Doanh số quảng cáo trên báo của Mỹ, quốc gia có thị trường quảng cáo trên
báo lớn nhất thế giới đã giảm 3% trong năm 2007, nhưng nếu tính chung từ 2003 –
7


2007 đã tăng 8%. Tại Nhật bản, doanh thu từ quảng cáo cũng đã giảm 4,08% trong
năm 2007 và giảm 8,77% trong vòng 05 năm qua.
• Tại Trung quốc, doanh số quảng cáo đã tăng tới 16,13% trong năm 2007 và
tăng 49,39% trong vòng 05 năm từ 2003 – 2007.
• Tại liên minh Châu Âu, doanh số quảng cáo trên báo cũng đã tăng 1,51%
trong năm 2007 và giai đoạn từ 2003 – 2007 là 9,91%
Rõ ràng nền kinh tế thị trường và thương mại hóa toàn cầu đã và đang có một
ảnh hưởng to lớn đến sự vận động của báo chí hiện đại. Các nhà làm báo giờ đây
không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm thông tin nữa mà còn phải tính đến những

phương thức kinh doanh, phát triển tờ báo của mình. Những thay đổi mới của báo
chí đòi hỏi các nhà báo phải thức thời, nhạy cảm với thời cuộc và phải thực sự năng
động để có thể thích ứng với điều kiện mới của nền báo chí toàn cầu.

III.

XU HƯỚNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

Ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển một cách nhanh chóng, một cơ
quan báo chí hiện đại không thể chỉ còn là một tờ báo giấy thông thường, cổ điển
như trước kia. Một tờ báo giấy không thể thiếu sản phẩm báo điện tử đi kèm, doanh
thu từ bản điện tử này ngày càng lớn, thậm chí lớn hơn doanh thu của báo mẹ. Xu
hướng đa phương tiện đang được các tòa soạn báo chú trọng phát triển, không chỉ
để tăng doanh thu bán báo mà còn để đáp ứng nhu cầu của công chúng, đặc biệt là
giới trẻ. Có thể nhận định rằng, tương lai của báo chí sẽ thuộc về truyền thông đa
phương tiện.
Có thể hiểu, truyền thông đa phương tiện (multimedia) là sự kết hợp của
ngôn ngữ viết, hình ảnh, âm thanh, video và những phương thức tương tác khác
8


nhằm truyền tải một thông tin, một sự kiện một cách đa diện, mỗi hình thức thể
hiện nhằm tạo nên một câu chuyện thuyết phục nhất và đầy đủ thông tin nhất.

1. Nguyên nhân của sự phát triển xu hướng:
Có thể nói rằng, nguyên nhân chính đưa đến sự phát triển cảu xu hướng đa
phương tiện trên báo chí là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông.
Công nghệ đã cho phép báo điện tử ra đời và ngược lại, chính báo điện tử cũng
thúc đẩy sự phát triển của những công nghệ mới. Những trình duyệt phiên bản mới
liên tục được ra đời và cải tiến để có thể tích hợp các tính năng truyền thông đa

phương tiện. Điện thoại và các thiết bị di động cá nhân cũng được nâng cấp để có
thể truy cập web tiện lợi hơn và khai thác thông tin trực tuyến.
Sự phát triển của công nghệ truyền thông đã tạo cho báo chí một hướng đi
mới: tích hợp các phương tiện truyền thông. Rất nhiều tờ báo làm đài phát thanh,
kênh truyền hình và đặc biệt là báo mobile (gửi các bản tin cho bạn đọc qua điện
9


thoại di động) - một hình thức báo chí mới, nhưng được đánh giá là có tương lai ở
Âu - Mỹ trong những năm tới. Người ta gọi cả cái hệ thống đó là báo chí thời
multimedia - truyền thông đa phương tiện. Và nhà báo trong thời đại này được gọi
là multimedia journalist.
Nguyên nhân thứ hai của sự phát triển này còn là nhu cầu của công chúng.
Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, công chúng sẽ không thể thỏa mãn
chỉ với một tờ báo giấy hay một chương trình TV nhàm chán. Cái mà họ muốn là
một hình thức truyền thông mới với đầy đủ các tính năng như hình ảnh, âm thanh,
video... và quan trọng là phải hấp dẫn. Xu hướng tiếp nhận thông tin của công
chúng ngày càng đa dạng hơn và vì thế mà đa phương tiện là lựa chọn số một của
các tòa soạn báo ngày nay.

2. Biểu hiện của xu hướng đa phương tiện:
2.1. Sự phát triển của các tổ chức truyền thông đa phương tiện.
Các công ty truyền thông như viễn thông, truyền hình cáp và các khối giải trí
đang tranh giành nhau để có chân trong “thị trường” tích hợp các phương tiện
truyền thông mới. Một vài ví dụ:
Henry Luce đã giành được sự kiểm soát hoàn toàn tạp chí Time
(www.time.com ). Người kế nghiệp của ông thêm vào đó những tạp chí thành công
khác, bao gồm tờ Fortune và tờ Sports Illustrated. Hiện tại mảng tạp chí là một
phần nhỏ của công ty khổng lồ AOL Time Warner (www.timewarner.com ),
chuyên về chương trình giải trí, xuất bản sách, tạp chí và chương trình truyền hình

10


cáp đặc sắc. Nó bao gồm những đơn vị khác nhau như Cable News Network
( www.cnn.com ), Warner Brothers (www.timewarner.com ), và đội bóng chày
Atlanta Braves. Gần đây hơn, nó trở thành một bộ phận của American Online
( www.aol.com ) trong sự liên doanh truyền thông lớn nhất trong lịch sử. Sự liên
doanh đó minh họa sinh động cho sự kết hợp các phương tiện truyền thông cũ và
mới.
Cox Enterprises Inc. ( www.coxnews.com ) bắt đầu chỉ với một tờ báo vào
năm 1898. Cox là một trong những công ty truyền thông lớn nhất quốc gia, và về
mặt lịch sử, nó bao gồm cả những phương tiện truyền thông hiện đại: đài phát
thanh, đài truyền hình và truyền hình cáp. Vào tháng 4/1996, Cox Interactive
Media được thành lập để cho ra đời những tờ báo trực tuyến ở các thành phố mà có
sự hiện diện của các phương tiện truyền thông của Cox. Và Access – Atlanta
( www.accessatlanta.com ) là trang thông tin quan trọng hàng đầu.
Knight Ridder ( www.kri.com ), một trong những công ty truyền thông được
chú trọng nhất ở Mỹ, từ lâu đã nhận thấy giá trị của việc truyền tải tin điện tử. Thử
nghiệm vào những năm 1940, những bản tin đầu tiên được fax, vào những năm
1970, bản tin được truyền hình và vào những năm 1990 báo được điện toán hóa và
phát lên mạng. Bạn có thể tìm tất cả các báo trực tuyến của Knight – Ridder trên
mạng Real Cities Network ( www.realcities.com ) và tờ San Jose Mercury News đi
đầu trong việc phát tin qua Internet với trang web Mercury Center
( www.mercurycenter.com ) của nó.
Những công ty phát hành báo lớn khác, bao gồm New York Times Co.
(www.nyt.com ) và Tribune Co., nhà xuất bản của tờ Chicago Tribune
(www.tribune.com ), chuyển tin chủ yếu qua mạng Internet.

11



Thậm chí các công ty báo chí nhỏ cũng vào cuộc. Tờ Lawrence Journal World ( www.ljworld.com ) mở một công ty truyền hình cáp và một trang web và
là người sử dụng đầu tiên công nghệ “đẩy”, đưa thông tin đến cho người dùng dựa
vào sự thu hút được xác định trước.
Các công ty truyền hình cũng không thoát khỏi sự liên kết. NBC
(www.home.nbci.com ) có một trong nhiều trang đầy tham vọng trên Internet, và
có những dự án chung về truyền hình và Internet với hãng máy tính khổng lồ
Microsoft ( www.msnbc.com ). Các hãng khác như CBS, ESPN, FOX va CNN đều
có những trang chính trên Internet.
Việc các hãng như Microsoft nhảy vào địa hạt truyền thông làm những ai xưa
nay đang kiếm sống trong ngành này phải lo lắng. Nhiều người đặt câu hỏi liệu một
công ty như Microsoft, nổi tiếng đã không từ chuyện gì để cải thiện lợi nhuận, có
thể đáp ứng được những tiêu chuẩn cao được đặt ra bởi các nguyên tắc truyền
thông cho việc quản lý các hoạt động tin tức hay không. Nhưng kể từ lúc Microsoft
trình làng mạng Microsoft chứa đầy tin tức, nó đã tiếp thu rất nhiều từ các báo, các
đài truyền hình, báo cáo của các công ty trong việc đảm bảo những tiêu chuẩn khắt
khe cho các hoạt động truyền thông từ lâu đã được đề cao.
Những hãng như Microsoft sẽ không đặt chân vào công việc kinh doanh nếu
tiềm năng về lợi nhuận không đáng kể. Rõ ràng, Microsoft, AOL Time Warner, và
MTI’s Negroponte có chung một tầm nhìn về tương lai – kết hợp các phương tiện
truyền thông và giải trí vào một phương thức truyền thông mới có khả năng cung
cấp sự lựa chọn tin tức bằng văn bản hay bằng các đoạn phim và những bộ phim
mới nhất bất kì khi nào được yêu cầu. Tầm nhìn đó là nền tảng cho sự mua bán ồ ạt
tài sản của các hãng truyền thông diễn ra trong suốt những năm 1990 và những sự
liên kết các phương tiện truyền thông là có thể vì sự bãi bỏ quy định xảy ra sau khi
12


Luật Viễn Thông được thông qua năm 1996. Bức tranh các phương tiện truyền
thông đang thay đổi mạnh mẽ khi các công ty tự đặt cho mình một vai trò trong

thương trường truyền thông của tương lai. Và trong khi chưa ai biết chính xác dạng
phương tiện truyền thông tương lai sẽ là gì, hay dạng thức đó được phát đi như thế
nào, thì mọi người đã muốn chia sẻ lợi nhuận. Thị trường triển vọng trong tương lai
vô cùng lớn.
Bởi vì những cấu trúc liên kết đang thay đổi, nên những tòa soạn báo cũng
thay đổi. Ví dụ, ở trụ sở chính của NBC tại New York, một thế hệ nhà báo mới đã
lấy những bài báo từ mạng lưới các tòa soạn và số hóa chúng để lưu vào máy tính.
Những bài báo này tạo cơ sở cho NBC Desktop News, một hệ thống thông tin bằng
hình ảnh theo yêu cầu được bán rộng rãi cho các công ty trên toàn quốc. Nó đã
được hợp nhất thành MSNBC.
Vì sự tích hợp các phương tiện truyền thông thay đổi, nên định nghĩa về tin
tức cũng thay đổi. Và hơn thế, định nghĩa tin tức đang thay đổi theo cách mà nhiều
nhà báo chưa hề tưởng tượng được. Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ
thông tin qua mạng và thư điện tử có thể làm cho con người trên khắp thế giới gặp
gỡ nhau qua mạng. Ở đó họ chia sẻ cùng nhau kiến thức, thuật lại cho nhau những
chuyển biến mới nhất với hàng ngàn chủ đề. Những bộ phận được dùng nhiều nhất
trong hệ thống đó là các diễn đàn và những trang tin điện tử. Những người sử dụng
chọn thông tin theo những đề tài mà họ thích thú.
2.2. Các sản phẩm truyền thông đa phương tiện.
Sự phát triển của xu hướng đa phương tiện trên báo chí kéo theo sự ra đời
của những sản phẩm truyền thông đa phương tiện:


Báo in không thể thiếu sản phẩm đi kèm là báo điện tử



Các tòa soạn báo thành lập ra đài phát thanh, đài truyền hình và đặc biệt
13



là báo mobile.
• Dùng giao thức Internet để phát các chương trình phát thanh, truyền hình
Xu hướng đa phương tiện trên báo chí đòi hỏi nhà báo phải có kĩ năng rộng
hơn. Trong khi một số nhà báo có thể tập trung vào viết, như bây giờ, thì họ sẽ phải
thể hiện sự đánh giá phong phú hơn qua hình ảnh, biểu đồ, đồ thị, bản đồ – và thậm
chí các thiết bị nghe nhìn – có thể bổ sung cho bài báo của họ. Đó là bởi vì các nhà
báo tương lai sẽ phải am hiểu các dạng truyền thông, bằng thị giác cũng như bằng
ngôn từ. Nhiều cơ quan báo chí đang ủng hộ thực tế đó vì họ cố gắng làm cho các
phóng viên tư duy bằng hình ảnh nhiều hơn và các nhà nhiếp ảnh, nhà quay phim
tư duy bằng ngôn từ nhiều hơn. Để cung cấp những kỹ năng này, các trường báo
chí truyền thông đang thay đổi chương trình giảng dạy để giúp sinh viên cảm thấy
dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận những điểm cần thiết của tất cả các loại hình
truyền thông. Bất kể những thay đổi đó, hầu hết các nhà báo trẻ trong một vài năm
tới sẽ bước vào nghề ở những vị trí truyền thống.

14


IV.

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ LÀ ĐỘNG LỰC CẢI TỔ BÁO CHÍ

Dù chưa có những ước tính cụ thể, nhưng điều chắc chắn là khủng hoảng tài
chính và tiếp đó là suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ khiến ngân sách quảng cáo trên thế
giới bị thu hẹp đáng kể. Trong bối cảnh đó, khách hàng quảng cáo sẽ tăng cường
lựa chọn những phương tiện truyền thông có giá quảng cáo rẻ hơn nhưng có “vùng
phủ sóng” cao hơn. Rõ ràng, trong cuộc chiến thu hút quảng cáo, lợi thế đang
nghiêng về báo điện tử. Bởi vậy, nhìn từ góc độ khác, cuộc khủng hoảng tài chính
đang lan rộngtrên toàn cầu, một cách vô tình, đã buộc các phương tiện báo chí

truyền thống trên thế giới phải đẩy nhanh quá trình cải tổ hoạt động, nếu như không
muốn bị phá sản sớm.
Với báo in, một hướng đi đang được nhiều tờ báo in lựa chọn là mạnh dạn
tiến vào hoạt động trên “sân chơi” mới là Internet, thậm chí từng bước lấy Internet
làm môi trường hoạt động chủ yếu, chấp nhận đổi mới, chấp nhận mạo hiểm, rủi ro
để giành giật lại độc giả. Đồng thời, cải tổ triệt để quy trình làm việc của báo in,
hướng vào việc đưa những thông tin chuyên sâu với chất lượng cao, tương hợp chặt
chẽ với ấn bản điện tử để khai thác tối đa sức mạnh của Internet.
Một ví dụ cụ thể là sự cải tổ của New York Times, tờ nhật báo uy tín hàng
đầu nước Mỹ. Thời gian qua, tờ báo này đã thay đổi văn hóa làm việc như sau:


Thay đổi về nhịp độ sản xuất tin tức: thay vì “một hạn chót mỗi ngày”

(one deadline per day) là chế độ 24/7 (24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần).


Thay đổi hoạt động của nhà báo: thay vì là nhà báo cho một loại hình

báo chí, trở thành “người kể chuyện” (storyteller) cho nhiều loại hình.


Thay đổi cách tư duy của chính tờ báo: từ “nhà sản xuất báo” trở thành

“nhà cung cấp nội dung.”


Thay đổi cách nhìn về bạn đọc: bạn đọc trở thành trung tâm và là
15



người quyết định (thay vì tờ báo là trung tâm và quyết định luôn người ta đọc gì).
Một ví dụ khác là tờ Daily Telegraph của một cường quốc báo chí khác là
Anh. Năm 2006, tờ báo này đã đưa ra kế hoạch cải tổ quy mô lớn, bắt đầu từ việc
dồn các nhà báo vào một tầng lầu, trong một không gian mở, rộng lớn, với tư duy
cho rằng không thể nào có sự liên thông giữa các phóng viên báo in và Internet nếu
vẫn tiếp tục tồn tại các vách ngăn vật lý. Tiếp đó, Daily Telegraph áp dụng mô hình
“trục nan hoa,” trong đó bộ phận Internet là cấu thành không thể thiếu trong mọi
quy trình biên tập và phát hành. Tất cả bộ phận (ban) dọc mỗi “nan hoa” đều có
một nhà báo online. Các trưởng ban ngồi ở đầu “nan hoa” gần sát khu trung tâm,
tiện cho việc hội họp ở chiếc bàn lớn ở ngay giữa. Xác định được ba giờ cao điểm
trên mạng (8g-10g, 12g-14g và cuối giờ làm việc), Daily Telegraph đưa ra lịch
trình phát hành tin mới, trong đó nhấn mạnh sự khác biệt giữa các loại hình báo chí
theo thói quen của độc giả ở từng thời điểm trong ngày.
Với truyền hình, bên cạnh việc tích cực đưa các nội dung video lên Internet
để mở rộng thị phần, ngành này cũng đang phát triển mạnh lĩnh vực truyền hình
cáp. Lợi thế của truyền hình cáp là họ có thể thông báo ngay cho nhà quảng cáo chỉ
sau một đêm đã có bao nhiêu người đón xem chương trình, mà nhà quảng cáo thì
bao giờ cũng thích “tiền tươi, thóc thật”.
Với phát thanh, các nhà đài tích cực phát triển các nội dung nhắm vào từng
nhu cầu chuyên biệt của các lớp độc giả, như nhu cầu âm nhạc, giải trí của thính giả
trẻ, hay của những người thường xuyên đi xe hơi. Mặt khác, nhiều đài phát thanh
đã tích cực đưa các nội dung thông tin của mình lên mạng Internet, và trong nhiều
trường hợp, kênh Internet lại đang trở thành một phương tiện đắc lực cho các nhà
đài trong việc giữ chân độc giả, mà tổ hợp phát thanh - truyền hình BBC (Anh) là
một ví dụ.
(Bài phát biểu của GS. Đào Nguyên Cát – TBT Thời báo Kinh tế Việt Nam tại Hội nghị tại Vinpearl XU
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ)

16



V.

BÁO CHÍ CÔNG DÂN

Một trong những ý tưởng được đưa ra vào thời điểm ngành truyền thông
khủng hoảng hiện nay này là đưa chính những người dân trở thành chủ bút cho
những tin tức báo chí mà họ quan tâm.

Xuất hiện ở Mỹ vào đầu những năm 1990, ý tưởng cốt lõi trong triết lý và hệ
thống giá trị của báo chí công dân (civic journalism) là niềm tin cho rằng báo chí có
một nghĩa vụ đối với đời sống công cộng.
Jan Schaffer - giám đốc điều hành Trung tâm báo chí công dân PEW - kết
luận: “Chúng ta thấy rằng khi báo chí cung cấp phương tiện hành động cho độc giả,
họ sẽ hành động”.
17


Những quan niệm cơ bản về cách thức làm báo chí công dân đã được những
nhà làm báo chuyên nghiệp tổng kết như sau:
Thay đổi cách làm tin
Đa số nhà báo định nghĩa tin tức thường thiên về mặt tiêu cực. Nhà báo cảm
thấy không thích làm tin tích cực. Trên thực tế, viết mặt tích cực không có giá trị
bằng viết mặt tiêu cực. Thật vậy, nhà báo thích viết tiêu cực hơn bởi nghĩ như thế
mới là nhà báo.
Nhà báo công dân lại tìm cách cho thấy cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, cả cái
làm được lẫn cái chưa làm được. Nhà báo công dân đưa ra những giải pháp thành
công ở nơi khác để cho các cộng đồng tham khảo học tập.
Tập trung cho giải pháp

Tờ Tin tức Savannah Morning cho rằng sẽ chẳng mang lại lợi ích nào cả cho
các ngôi trường yếu kém nếu vẫn viết như trước đây về những kết quả học tập đáng
“giật mình” của những học sinh nghèo, về số học sinh bỏ học, những lời than phiền
của cha mẹ học sinh đối với nhà trường và những lời phàn nàn của nhà trường đối
với chính phủ... Thay vì làm thế, tờ báo này:


Thành lập một nhóm công dân hành động để trao đổi với các chuyên

gia, nhân viên nhà trường, phụ huynh, học sinh.


Các công dân này cùng nhà báo tham quan các mô hình trường điển

hình trên khắp nước Mỹ...


Các công dân viết bài cho tờ báo đề xuất những việc có thể thực hiện

cho thị trấn của mình.

18




Nhóm hành động xây dựng một kế hoạch hành động và đăng lên tờ




Sau khi dự án báo chí này kết thúc, các công dân cùng ngồi lại và

báo.
thành lập một quĩ tài trợ phi chính phủ để cải thiện các trường này.
Cái gì làm nên báo chí công dân? - Đó là tờ báo


khi tờ báo biết kêu gọi mọi người dân bình thường tham gia đóng góp

ý kiến, hiến kế.


khi tờ báo chứng minh cho thấy sự hiểu biết hằng ngày của người

dân... là có giá trị.


khi tờ báo biết phát triển các nhóm đầu mối - tức các nhóm hành động

- giúp người dân tự động não để cùng góp sức làm sao cho mọi việc trở nên tốt
hơn.


khi tờ báo biết khảo sát những giải pháp khả thi, ứng dụng được cho

vấn đề đang phải giải quyết.


khi tờ báo biết xây dựng cái gọi là “năng lực công dân”, nghĩa là công


dân tự quản, tự đảm nhận và chủ động giải quyết vấn đề.
Suy nghĩ lại những thói quen làm báo
Nhà báo công dân quan tâm đến cách thức làm thế nào để tin tức tạo nên được
tác động xã hội.
Tờ

The Orange County Register ở bang California vận dụng kỹ thuật kể

chuyện mới để kể lại câu chuyện của những trẻ em đang sống trong những khu ổ
chuột theo cách thức đối thoại chỉ bằng tiếng nói của những đứa trẻ. Không hề trích
dẫn lời chuyên gia, không “ép” các quan chức nhà nước phải chường mặt.
Phản ứng từ phía công chúng lại thật bất ngờ: 1.100 người gọi điện đến tòa
soạn bày tỏ sự ủng hộ và tặng 200.000 USD, 50 tấn thực phẩm, 8.000 món đồ chơi
19


và hàng ngàn giờ lao động tình nguyện. Chính quyền vùng Orange chi 1 triệu USD
cho chương trình nhà ở để đưa gia đình các em rời khỏi khu ổ chuột lưu động này.
Một tổ chức phi chính phủ phát động chiến dịch 5 triệu USD để ngăn chặn tình
trạng lạm dụng ma túy trong các gia đình ở khu ổ chuột.
Phát triển những nguồn tin mới
Nhà báo công dân đưa ra một kỹ thuật mới nhằm phát triển các nguồn tin tức
mà họ gọi là “lộ trình công dân”.
• Tìm kiếm những “người xúc tác” trong cộng đồng. Họ là những
“chuyên gia không chính thức” biết thúc đẩy công việc mà không nhất
thiết phải có một chức sắc ghê gớm nào.
• Tìm kiếm những “người kết nối”. Đây là những người đang tham gia
nhiều thiết chế của cộng đồng - chẳng hạn như một huấn luyện viên bóng
đá hay một giáo viên, họ có chuyên môn về lĩnh vực của mình và biết rõ
những gì đang diễn ra trong khu vực của họ.

• Hãy trò chuyện với họ chứ đừng phỏng vấn. Hỏi han họ về những gì
họ quan tâm và lắng nghe họ nêu vấn đề như thế nào?
Xây dựng mối quan hệ mới với người đọc
Nhà báo công dân tìm cách xây dựng cuộc trò chuyện hai chiều với người đọc
của mình, chứ không phải là cái máng xối giội tin tức xuống theo một chiều.
Trung tâm báo chí công dân PEW đã tiến hành một cuộc thăm dò đối với các
thư ký tòa soạn. Kết quả: 90% trong số họ nói rằng tương lai của báo chí tùy thuộc
vào việc có nhiều kết nối với người đọc hay không.

20


Báo chí tham dự
Trong bài viết “We media: How audiences are shaping the future of news
and information”, Shayne Bowman và Chris Willis đưa ra định nghĩa: báo chí tham
dự (participatory journalism hay citizen journalism) là hành động của các công dân
muốn “đóng một vai trò tích cực trong tiến trình thu thập, tường thuật, phân tích,
phổ biến tin tức và thông tin”.
Báo chí tham dự xuất hiện ở Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống năm 1988 như
một biện pháp đối phó trước nạn tin tức ngày càng mất dần tính chân thật và trước
tình trạng công chúng ngày càng cảm thấy vỡ mộng về những vấn đề chính trị và
công dân.
Báo chí tham dự được mô tả như là báo chí “của dân, do dân” (by the people).
Nó được thúc đẩy bởi công nghệ mạng và Internet. Tại Hàn Quốc, OhMyNews do
Oh Yeon Ho thành lập ngày 22-2-2000 đã đưa ra khẩu hiệu: “Mỗi công dân là một
nhà báo”.
Năm 2003, trong một bài viết trên tạp chí điện tử Journalism Review, J.D.
Larisca xếp loại báo chí tham dự như sau:



Tham gia của khán giả, độc giả (những bài bình luận từ những tin tức

đã đăng trên báo, những trang blog cá nhân, ảnh hay những băng video thu từ
camera cá nhân, hay những tin tức địa phương do các cư dân trong một cộng đồng
địa phương viết và gửi cộng tác với báo chí).


Các trang web cá nhân bao gồm tin tức và thông tin.



Những trang web tin tức thật sự (như OhMyNews).



Các loại “truyền thông mềm” khác (email).
21




Các đài phát thanh cá nhân (KenRadio).

Với báo chí tham dự, một sự cân bằng mới về quyền lực được thiết lập giữa
những nhà báo truyền thống và “những người đọc cầm bút” hay “những khán giả
cầm máy”.
Báo chí công dân đem đến những thông tin chân thực, khách quan ở một góc
độ nào đó, tuy nhiên báo chí công dân cũng có những hạn chế và điểm yếu. Điểm
yếu lớn nhất của loại hình báo chí này chính là độ tin cậy. Không ai có thể kiểm
chứng hết được những thông tin mà các nhà báo công dân mang lại có chính xác và

khách quan hay không, bởi những bài báo công dân thường mang nặng tính chủ
quan của người viết. Vì vậy việc xã hội hóa báo chí theo cách này đôi khi lại là con
dao 2 lưỡi, nếu như những người biên tập tờ báo không tỉnh táo thì sẽ rất dễ mắc
phải những sai lầm mà hậu quả của nó quả thực khó lường. Không phải công dân
nào cũng có thể viết được những bài báo có tính khách quan cao, rất nhiều người đã
tự tạo ra một câu chuyện, hoặc xuyên tạc một sự thật nào đó,... nếu như những
người biên tập không có được sự tinh tường và nhạy bén thì hậu quả khi đăng
những bài báo vô căn cứ đó là khôn lường.
Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan báo chí phải có được một đội ngũ
những biên tập viên nhạy bén, tinh tường và một bộ phận kiểm chứng có đủ phẩm
chất và năng lực để kiểm tra những thông tin mà độc giả gửi đến. Một bộ phận
kiểm duyệt tốt sẽ biết cách kiểm chứng thông tin mà độc giả gửi đến, và từ đó sẽ có
những điều chỉnh phù hợp để những bài báo khi xuất bản luôn là những thông tin
chân thực và đáng tin cậy nhất.

22


LỜI KẾT
Báo chí là một kênh thông tin hữu hiệu của con người. Cùng với quá trình
phát triển của thế giới là những sự thay đổi, cải tiến của báo chí nhằm đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của độc giả. Mỗi một giai đoạn lịch sử qua đi là một xu hướng mới
của báo chí ra đời. Mỗi xu hướng đem lại cho báo chí thế giới một diện mạo mới,
một chức năng mới cho sự phát triển của nhân loại.
Sự phát triển của công nghệ đã tạo ra xu hướng đa phương tiện cho báo chí.
Một tờ báo giấy đơn thuần sẽ không thể đáp ứng đượ toàn bộ nhu cầu tiếp nhận
thông tin của độc giả, vì vậy những tờ báo này phải cho ra đời những ấn phẩm báo
chí phụ như báo mạng điện tử, báo hình, phát thanh... Từ đó độc giả sẽ có nhiều lựa
chọn trong cách thức tiếp nhận thông tin.
Sự thương mại hóa toàn cầu cũng đem đến cho báo chí một hướng phát triển

mới, đó là mỗi nhà làm báo là một nhà kinh doanh. Xu hướng này mặc dù đem lại
nhiều tranh cãi trong dư luận nhưng nó cũng đã mang đến cho báo chí một diện
mạo mới phong phú và đa dạng hơn trong cách làm báo.
Sự tham gia ngày một nhiều của công chúng vào quá trình làm báo đã tạo
nên báo chí công dân. Cái nhìn khách quan và nhiều chiều của công chúng sẽ làm
cho báo chí được tự do, phát triển đa dạng theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên điều
này cũng đòi hỏi các nhà làm báo cũng như công chúng có con mắt tinh tường để
phân biệt những thông tin đúng với những thông tin sai lệch, không làm mất đi tính
chân thực và khách quan của báo chí.
Trên con đường hội nhập toàn cầu, báo chí Việt Nam cũng đang từng bước
xây dựng và phát triển mình để theo kịp với những xu hướng của thế giới. Mặc dù
còn nhiều những hạn chế nhất định nhưng báo chí Việt Nam cũng đang dần có
những bước đi đúng đắn để từng bước khẳng định vị thế của mình.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO



Tạp chí Nghề báo



Tạp chí Người làm báo




















Bài phát biểu của GS. Đào Nguyên Cát – TBT Thời báo Kinh tế Việt Nam

tại Hội nghị tại Vinpearl XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ


Citizen journalism – Wikipedia.org



10 Social Media Trends for 2011 – Entrepreneur.com

24




×