Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

tiểu luận cao học XU HƯỚNG XÃ hội HÓA BÁO MẠNG điện tử HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 52 trang )

TIỂU LUẬN

MÔN: NHẬP MÔN BÁO MẠNG
ĐỀ TÀI

XU HƯỚNG XÃ HỘI HÓA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY
Ở VIỆT NAM


Hà Nội, 12/2014
I.

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng tiến bộ, nhu cầu thông tin của người dân lại ngày càng

tăng cao, cùng với sự lớn mạnh và ành hưởng to lớn của khoa học kĩ thuật, đã tạo
điều kiện để các loại hình truyền thông phát triển, trong đó, phải kể tới sự phát
triển như vũ báo của loại hình báo chí non trẻ nhất, nhưng cũng tiềm tàng nhiều
“năng lượng” nhất, đó là báo mạng điện tử.
Báo mạng điện tử là một trong nhiều loại hình báo chí hiện đại với sự phát
triển với tốc độ rất nhanh kể từ khi ra đời. Bên cạnh đó là sự hậu thuẫn của
Internet, phương thức liên kết con người phổ biến nhất thế giới. Internet mở ra một
thời đại phát triển mới, đã tạo ra nền văn minh mới cho loài người, đem đến cho
con người những điều mới lạ, hấp dẫn nhờ kho tàng tư liệu đa dạng, luôn dồi dào
không bao giờ cạn, đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng nhanh và chính xác
đối với con người.
Xuất hiện từ năm 1993 với trang tin đầu tiên của kênh truyền hình CNN, báo
mạng điện tử với những ưu thế vượt trội của mình, chỉ trong vòng chưa đầy 20
năm, đã vươn lên trở thành loại hình báo chí bá chủ về tốc độ, dung lượng và khả
năng tương tác. Trong thời đại số, báo mạng điện tử sẽ còn phát triển hơn nữa theo


hướng tích cực, chủ động, phù hợp với quy luật phát triển của công nghệ cũng như
tư duy và trình độ của con người. Đó là xu hướng đa phương tiện; lấy tốc độ cập
nhật thông tin làm trọng tâm phát triển; xu hướng thương mại hóa; và đặc biệt, là
xu hướng đẩy mạnh quá trình tham gia làm báo của công dân, hay nói cách khác là
tăng cường xã hội hóa báo mạng điện tử.
2


1.1.

Lịch sử nghiên cứu đề tài:

Xã hội hóa báo mạng điện tử, là khái niệm dùng để chỉ việc tham gia vào
quá trình sản xuất tin bài, đăng tải các linh kiện cần thiết để làm nên các trang báo
mạng,…của công dân, bất cứ ai dù họ chưa đủ thậm chí không phải là những người
có chuyên môn cao về nghiệp vụ báo chí. Xã hội hóa đã có từ khá lâu gắn với sự
tồn tại và phát triển của nền dân chủ trên thế giới, con người được quyền làm chủ
số phận của mình, được tự do thực hiện những quyền lợi cơ bản như quyền tự do
cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí,…và một lẽ đương nhiên, người dân hoàn
toàn tự chủ trong việc tham gia vào công tác truyền thông, trong đó có làm báo,
tính xã hội hóa trong báo chí nảy sinh từ đó. Khi thế giới phát triển cùng với sự hỗ
trợ không ngừng của khoa học công nghệ, của thời đại tin học, việc báo mạng trở
thành loại hình báo chí ưu việt với những ứng dụng ngày càng được nâng cấp là
điều dễ hiểu, và xu thế xã hội hóa báo mạng cũng từ đó mà ra. Tự chủ, tự do trên
báo mạng vừa có lợi về mặt địa lý, vừa tận dụng được ưu thế tốc độ và dung lượng,
mà khả năng lôi kéo sự đồng tình, ủng hộ để bảo vệ cho chính kiến của công chúng
lại được đơn giản hóa hơn rất nhiều, chỉ với một cú đúp chuột hoặc một phím
enter. Thế giới đã xã hội hóa báo mạng điện tử từ khá lâu, đặc biệt là sau cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật lần thứ 2, còn với Việt Nam, do ảnh hưởng của chiến tranh
kéo dài với sự chia cắt hai miền Nam – Bắc, báo mạng chưa thể hình thành và phát

triển đồng bộ với những loại hình báo chí khác, vì thế bản thân báo mạng điện tử
vẫn còn là một loại hình báo chí khá non trẻ ở Việt Nam, và đương nhiên, xu
hướng xã hội hóa báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự phát triển
mạnh mẽ. Mặt khác, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, mọi hình thức truyền thông,
quảng bá, hay nói chung là báo giới còn chịu sự quản lí và định hướng của Đảng
3


Cộng sản, thì việc xã hội hóa báo mạng điện tử một cách “tối đa” cũng không phải
là điều dễ dàng và tự do mà không có kiểm soát.
Chính bởi sự mới mẻ, chưa có nhiều biến động mang tính đột phá của nó mà
số lượng tác giả, các nhà lí luận phê bình, hay các nhà báo cùng với những bài viết,
đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam là không nhiều, hoặc có
nhưng chưa toàn diện. Bởi vậy, mà tôi đã chọn đề tài này để triển khai tiểu luận
của mình về xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam dưới một góc
nhìn cụ thể_đó là góc nhìn về xã hội hóa báo mạng.
1.2.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
a.

-

Mục đích

Làm rõ hơn về xu hướng xã hội hóa báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay,

chỉ ra được nguyên nhân cụ thể của xu hướng xã hội hóa, các biểu hiện, ưu, nhược
điểm của xu hướng ấy để có được một cái nhìn toàn diện, nhiều chiều và khách
quan về tình hình phát triển của báo mạng điện tử ở nước ta.

-

Đề xuất giải pháp, hướng cải thiện, điều chỉnh xu hướng xã hội hóa báo

mạng điện tử ở Việt Nam sao cho phù hợp với xu thế phát triển của báo mạng thế
giới, nhưng vẫm nằm trong khuôn khổ sự phát triển nội tại của báo chí Việt Nam,
gìn giữ được nét đẹp văn hóa dân tộc.
b.
-

Nhiệm vụ

Đưa ra và làm rõ được các khái niệm:
+ Xu hướng là gì? Xã hội hóa là gì? Xu hướng xã hội hóa báo mạng điện tử?
+ Làm rõ biểu hiện của xu hướng xã hội hóa báo mạng điện tử ở Việt Nam và

định hướng phát triển cụ thể.
4


+ Khảo sát thực tế trên 3 tờ báo vnepress.vn, dantri.vn, vietnamnet.vn về
thức trạng xã hội hóa các bài viết trên các tờ báo mạng, phân tích sự khác biệt,
những nét đổi mới, ưu thế cũng như hạn chế của xu thế xã hội hóa báo mạng điển
từ, từ đó rút ra những kết luận cần có.
+ Đề xuất, kiến nghị những giải pháp cần sửa đổi hoặc bổ sung để nhằm
phát huy những ưu điểm mà xu thế xã hội hóa báo mạng đem lại, đồng thời khắc
phục những hạn chế do quá trình này gây ra để góp phần thúc để báo mạng điện tử
nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung phát triển.
2.


Đối tượng nghiên cứu: Tính xã hội hóa báo mạng điện tử (biểu hiện

ở các tác phẩm thể hiện tính xã hội hóa)
3.

Phạm vi nghiên cứu: khảo sát 3 tờ báo vnexpress.vn, vietnamnet.vn,

dantri.vn từ ngày 1/12 đến 15/12/2011
4.

Phương pháp nghiên cứu:

Khảo sát: bằng hình thức theo dõi tình hình update tin, bài viết của các trang

-

báo điện tử có uy tín, khảo sát thông tin của người viết bài, đăng bài, số lượng
comment phản hồi,…sau các bài viết. Đặc biệt chú ý đến những chuyên mục mang
tính xã hội hóa cao mà các tờ báo mạng có.
-

Phân tích: các bài viết, phân tích các nhận định đánh giá, phân tích các tài

liệu phản ánh có liên quan để làm nổi bật những ưu thế và hạn chế của xu thế xã
hội hóa báo mạng.
-

Thống kê: số lượng bài viết, tác giả không phải là phóng viên nhà báo

chuyên nghiệp, cách thức cộng tác, thống kê tỉ lệ bài của họ so với các nhà báo

chính quy,…
5


-

Tổng hợp, kết luận: Trên cơ sở những khảo sát và sự phân tích chính đáng,

có những kết luận mang tính tổng hợp, đúc kết lại quá tình tìm hiểu và đánh giá
của mình, xem nó đem lại kết quả gì?, làm nổi bật được vấn đề đang được nghiên
cứu hay không? Từ đó, tiểu luận mới trở nên chặt chẽ và có giá trị nội dung cao.
-

Phỏng vấn sâu/anket: Trong quá trình tìm hiểu, phân tích hiện trạng, có sử

dụng phương pháp phỏng vấn, đối tượng bao gồm:
+ Những người tham gia viết báo không chuyên
+ Độc giả
+ Một số nhà báo (chuyên gia) có uy tín
5.
Kết cấu của tiểu luận: Bao gồm 3 phần, triển khai theo mô hình
tổng_phân_hợp (có cả diễn dịch và quy nạp)
Chính bởi tính cấp thiết của đề tài, cùng với hướng triển khai tương đối
mạch lạc, rõ rành với phương pháp nghiên cứu thích hợp và đa dạng, tiểu luận chắc
chắn sẽ làm nổi bật được nội dung mà chúng ta đang muốn làm rõ. Từ đó, chúng ta
sẽ có một cái nhìn toàn diện đa chiều về vấn đề này, cùng suy ngẫm vào trao đổi về
những giải pháp tích cực, góp phần thúc đẩy nền báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo
mạng điện tử phát triển mạnh mẽ, nhất là trong thời kì hội nhập, khi mà tính dân
chủ luôn được đặt lên hàng đầu.
II.

Nội dung chi tiết
1. Làm rõ các khái niệm cơ bản
1.1. Xu hướng
Là chiều hướng phát triển của một đối tượng, sự vật, nào đó trong tương lai,
sự vận động tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực. Xu hướng phát sinh dựa trên những
quy luật khách quan, do các nhân tố nội tại, bên trong bản thân sự vật hiện tượng,
đến một giai đoạn nhất định, sẽ phải thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của
thời đại, phù hợp với hiện thực, nhưng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của các
yếu tố khách quan.
Theo từ điển tiếng Việt (Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 1992 - trang
1135), “Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều nào đó. Sự thiên về
6


những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một
thời gian lâu dài. Từ định nghĩa đó, ta có thể hiểu Xu hướng báo chí đó là xu thế
thiên về một chiều hướng nào đó của báo chí, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng
trong thời gian dài. Tác động đến hệ thống báo chí của thế giới. Và đương nhiên,
báo mạng cũng nằm trong hệ thống báo chí thế giới, trong đó có xu hướng thay đổi
của báo mạng điện tử Việt Nam, theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa.
1.2. Xu hướng xã hội hóa báo mạng điện tử ở Việt Nam
Có khá nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về xã hội hóa bởi sự
phức tạp của nó.
Theo Trà Mi, phóng viên đài RFA, người đã có cuộc trò chuyện với Vân
Anh, một trong những kí giả nổi tiếng ở báo Đà Nẵng khi được trao đổi về khái
niệm “xã hội hóa” trước hết là với báo chí nói chung, thì quan điểm của ký giả này
khá trùng lặp với nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực báo chí. “Xã hội hóa
báo chí” là việc mở rộng tự do báo chí, tự do cạnh tranh báo chí để mọi thành
phần, mọi cá nhân, tập thể, giai tầng trong xã hội đều được tham gia vào quá trình
làm báo, tức là bên cạnh việc có báo chí chịu sự quản lí và định hướng của Nhà

nước (đối với Việt Nam), thì còn có báo chí tư nhân. Tuy nhiên, ở nước ta, từ khi
có báo chí ra đời cho tới nay, nền báo chí cách mạng Việt Nam với mọi văn bản
luật hiện nay vẫn luôn kiên định với lập trường là không có báo chí tư nhân. Tư
nhân có thể tham gia vào quá trình của báo chí như quảng cáo, phát hành, nhưng tư
nhân không thể là chủ báo được. Vậy liệu, hiện thực này có đối lập với quan điểm
phía trên mà chúng ta đã đưa ra hay không?
Và câu trả lời là không?, Việt Nam là đất nước đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với chủ trương và
đường lối thống nhất và khoa học. Thứ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Đỗ
7


Qúy Doãn, trong 1 buổi trả lời phỏng vấn phóng viên đài truyền hình VTC đã nhấn
mạnh: “Báo chí ở nước CHXHCN Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng
thiết yếu của đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và là diễn đàn của nhân dân. Điều đó
được quy định rõ trong Luật Báo chí có hiệu lực từ năm 1989 và Luật Báo chí sửa
đổi 1999. Điều này đến nay vẫn tiếp tục được khẳng định. Tất nhiên xu hướng mô
hình báo chí tư nhân với các tập đoàn báo chí, tổ hợp báo chí thì ngay trong chiến
lược thông tin, Thủ tướng đã cho thử nghiệm, cơ sở pháp lý thành lập Tập đoàn
báo chí cũng đã có. Điều quan trọng là sắp tới đây các quy định của Luật cần xem
xét để tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho vấn đề này....Tuy nhiên, phải khẳng định
quan điểm thế này: Chúng ta không chấp nhận việc để tư nhân núp bóng báo chí để
hoạt động. Trong hoạt động báo chí, tư nhân có thể tham gia vào một số khâu như
phát hành, quảng cáo. Còn dứt khoát không được can thiệp vào mặt nội dung hay
quy trình xuất bản báo. Trong thực tế, đôi khi cá nhân làm phát hành tốt hơn, năng
động, linh hoạt, đưa báo chí đến tận cơ sở tốt hơn thì có thể sử dụng họ để làm việc
đó…”
Thứ nhất là quy định của luật báo chí về trách nhiệm cung cấp thông tin của
các tổ chức, cá nhân cho báo nêu rất rõ, nhưng trên thực tế thực hiện không nghiêm

túc. Có sự đùn đẩy, né tránh… làm cho báo chí không có thông tin chính thống, tự
mày mò tìm kiếm thông tin, dẫn tới việc phản ánh thông tin trên báo chí phiến
diện, nhiều trường hợp không chính xác, việc kiểm soát các tờ báo, nếu không
thuộc sự quản lí của nhà nước, là điều vô cùng khó khăn.
Một vấn đề khác là, quy định về cải chính khi báo chí thông tin sai sự thật,
thiếu chính xác cũng chưa được các cơ quan báo chí thực hiện nghiêm túc. Trong
thực tế, rất hiếm cơ quan báo chí khi phát phát hiện ra mình thông tin sai sự thật tự
8


giác để cải chính, xin lỗi theo Luật định (trừ khi bị phát hiện, bị cơ quan quản lý
nhắc). Bên cạnh đó, Luật cũng đã quy định rất rõ một số thông tin thuộc diện bí
mật quốc gia, không được phép đưa lên báo chí nhưng một số báo vẫn vi phạm,
đưa tin nhưng không tính đến hậu quả. Tình trạng vi phạm quy định này đã gây
nên những ảnh hưởng rất xấu. Đây là một trong số những lí do khiến ở Việt Nam,
chúng ta không có, chưa có báo chí tư nhân, để nhằm đảm bảo kiểm soát được tốt
vấn đề thông tin trên các diễn đàn dư luận, thống nhất từ tổ chức đến nội dung,
tránh sự lạm dụng tự do ngôn luận của nhiều tổ chức tư nhân hoạt động báo chí bất
hợp pháp. Điều này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh xã hội Việt Nam lúc này.
Tuy nhiên, không bởi thế mà xu hướng “xã hội hóa báo chí” ở Việt Nam
không được hình thành, trên tất cả các tờ báo vẫn có trang dành cho chính những
người không phải là nhà báo vẫn có thể viết được, không phải cứ là phóng viên thì
viết báo. Có những trang dành cho bạn đọc viết, thì đó cũng là một cách xã hội hoá
báo chí. Các bài viết ấy, trước khi được đăng tải một cách công khai, vẫn phải được
kiểm duyệt về mặt nội dung, hình thức, lập trường chính trị, tức là công dân được
tự do báo chí trong khuôn khổ, đây cũng là đặc trưng của xã hội hóa báo chí ở Việt
Nam.
Trên cơ sở những phân tích trên, có thể rút ra được khái niệm xã hội hóa báo
chí ở Việt Nam nói chung là sự tham gia vào quá trình sản xuất tin bài, đăng tải các
linh kiện cần thiết để làm nên các trang báo,…của công dân, bất cứ ai dù họ chưa

đủ thậm chí không phải là những người có chuyên môn cao về nghiệp vụ báo chí.
Và “xã hội hóa báo mạng điện tử ” là việc tham gia vào quá trình viết các bài báo
mạng của người dân, những bài viết của cộng tác viên, độc giả, người xem, người
nghe,…nói chung là mọi công chúng báo chí dựa trên những lập trường, quan điểm
cá nhân nhưng thống nhất về tư tưởng, có định hướng rõ ràng.
2. Đặc điểm của xu hướng xã hội hóa báo mạng điện tử
9


Một xu hướng mới của báo điện tử là công chúng tham gia ngày càng
nhiều vào nội dung và hình thức của tờ báo. Trong rất nhiều trường hợp, bạn đọc
không chỉ thông báo sự kiện cho báo mà họ còn ghi hình chụp ảnh và tường thuật
sự kiện. Chẳng hạn như trong thảm hoạ sóng thần ở châu Á tháng 12-2004, nhiều
khách du lịch châu Âu đã viết nhật ký trực tuyến (blog) tường thuật sự kiện và
chụp ảnh, quay camera nhiều hình ảnh đưa lên mạng internet, sau đó được nhiều
báo sử dụng.
Từ khái niệm đã nêu ra, những lập luận, cùng cơ sở đã xác định ở trên có thể
rút ra các đặc điểm cơ bản của xu thế “xã hội hóa báo mạng điện tử” là:
- Công dân được tự do trình bày quan điểm, thái độ của mình dưới dạng bài viết,
tác phẩm và được đăng tải công khai. Được tham gia làm báo, hỗ trợ làm báo và
kiểm soát vấn đề làm báo của các cơ quan báo chí chính thống.
- Công dân được tự do lựa chọn hình thức thể hiện, nội dung muốn đề cập trên cơ
sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp với thuần phong mĩ tục, văn hóa của người Việt
Nam, không đi trái với tôn chỉ, mục đích hoạt động của các cơ quan báo mạng.
- Công dân được bình luận, đánh giá một cách công khai, minh bạch, có sự trao
đổi trực tiếp dưới những bài viết của các độc giả nói riêng và toàn bộ các bài
viết do phóng viên, nhà báo chuyên nghiệp thực hiện. (Thể hiện qua các box
comment đặt ngay dưới mỗi bài viết)
- Công dân hỗ trợ làm báo bằng hoạt động gửi ảnh, clip, đoạn thu âm, các tài liệu
quan trọng có liên quan tới vấn đề, sự kiện nóng hổi, đang được toàn xã hội

quan tâm, và những tư liệu ấy nếu được sử dụng trong bất cứ hoàn cảnh nào,
công dân có quyền được nhận quyền lợi chính đáng.

10


- Đẩy mạnh xã hội hóa báo chí bằng việc mở rộng phạm vi hoạt động và phát huy
tối đa tiềm năng của các trang blog cá nhân, mạng xã hội, kênh thông tin cá
nhân dưới sự kiểm soát của các cơ quan thông tấn, cơ quan quản lí Nhà nước về
thông tin nhằm khai thác được sức sáng tạo và lượng thông tin đa chiều khổng
lồ từ công chúng báo chí. (Các link báo mạng được chia sẻ và cùng trao đổi trên
các trang facebook, blog,…tạo nên diễn đàn mở)
- Ngoài việc tham gia vào quá trình làm báo, xã hội hóa báo chí còn thể hiện rõ ở
chỗ, người dân được kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động làm báo của các
cơ quan báo chí theo Luật báo chí được Nhà nước công nhận. Có quyền lên án,
tố cáo những hành vi trái luật, trái đạo đức trong công tác làm báo, tẩy chay
những nguồn tin sai sự thật, bịa đặt chỉ nhằm mục đích giật gân câu khách của
nhiều tờ báo mạng lá cải hiện nay…
- Phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong việc huy động nguồn lực bên ngoài
tham gia vào công tác làm báo, kích thích nhu cầu muốn tìm kiếm thông tin,
khai thác thông tin và chia sẻ thông tin của mọi độc giả.
Từ cơ sở lí luận rất chính xác này, những đặc điểm của xu hướng xã hội hóa
báo chí đang ngày càng được làm rõ, và sau một số khảo sát sau đây, chúng ta sẽ
có một cái nhìn toàn diện hơn nữa về vấn đề này.
3. Giới thiệu đôi nét về ba tờ báo mạng điện tử được khảo sát và vấn
đề đang được triển khai làm rõ trên ba tờ báo đó.
Nói tới báo mạng điện tử ở Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới 3
tờ báo vnexpress.net, vietnamnet.vn, và dantri.com.vn bởi lịch sử cũng như quá
trình phát triển mạnh mẽ của chúng trong thời gian gần đây.
VnExpress là tờ báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam không có phiên bản báo

giấy được thành lập bởi tập đoàn FPT vào ngày 26 tháng 2 năm 2001. Theo bảng
11


xếp hạng của Alexa, VnExpress luôn có số người truy cập lớn nhất Việt Nam trong
số hơn 10 tờ báo điện tử tại Việt Nam, và cũng theo bảng xếp hạng này vnExpress
hiện nằm trong top 300 website được truy cập nhiều nhất thế giới.
VietNamNet cũng là tờ báo mạng có uy tín được cấp giấy phép hoạt động
mới nhất vào ngày 23 tháng 1 năm 2003. Ngày 15 tháng 5 năm 2008, Bộ Thông tin
& Truyền thông đề nghị với VNPT tách VietNamNet ra khỏi VNPT về trực thuộc
Bộ Thông tin & Truyền thông.
Dân trí là một tờ báo điện tử trực thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt
Nam, có lượng truy cập khá lớn. Theo kết quả từ trang web Alexa.com, hiện nay
Dân trí là một trong 2 tờ báo điện tử tiếng Việt có lượng người đọc đông đảo nhất.
Chính bởi sự uy tín về thương hiệu và lượng truy cập của người dân ngày
càng đông, việc lựa chọn 3 tờ báo chính thống này được xem là hợp lí và cần thiết,
chỉ có những trang báo chính thống thì việc áp dụng cũng như thể hiện xu hướng
“xã hội hóa” mới chính xác và đảm bảo được, không thể chọn những trang báo trẻ
hay những trang thông tin không chính thống. Mặt khác, bản thân 3 tờ báo đều là
những cơ quan truyền thông đi đầu trong công tác thực hiện “xã hội hóa” báo
mạng ở nước ta. Vì vậy, việc khai thác các bài viết cũng như khảo sát tình hình dựa
trên cấu trúc trang báo và nội dung trang báo là điều khá dễ dàng, tuy nhiên, cũng
cần phải hết sức tỉnh táo và khôn ngoan để lựa chọn những tiêu chí cho phù hợp
với nội dung muốn phản ánh.
2.2 Nội dung khảo sát
2.2.1. Khảo sát trên 3 tờ báo
- Khảo sát chuyên mục “Bạn đọc” (để đảm bảo độ chính xác của thông
tin cũng như tập trung được cái bài viết là của công chúng báo chí, chứ
không phải là các nhà báo, phóng viên chuyên nghiệp), khảo sát các báo


12


trong 10 ngày, vnexpress từ 25/11 đến 5/12, dantri.com.vn và
vietnamnet.vn từ ngày 5/12/2011 đến 15/12/2011.
- Tiêu chí khảo sát:
+ Bài viết
+ Tác giả
+ Hình thức thể hiện
+ Mức độ tương tác thể hiện tính xã hội hóa cao
II.2.2.Tính “xã hội hóa”:
Thể hiện mức độ đóng góp của các tác giả là “công chúng báo chí” nằm
ngoài diện nhà báo, phóng viên hoạt động đúng chuyên môn về số lượng bài viết,
nội dung và các lĩnh vực được đề cập tới và hình thức thể hiện các sản phẩm của
mình (tính chuyên môn, chuyên nghiệp hóa, cách trình bày, khả năng tương tác
cao, sử dụng đa phương tiện trong thể hiện, mức độ truy cập của các độc giả với
những bài viết này, sự tương tác,…)
II.2.3.Phân tích cụ thể
Rất nhiều tờ báo hiện nay, không chỉ riêng gì vietnamnet, vnexpress hay
dantri mới có những chuyên mục dành riêng cho bạn đọc viết mà các trang báo
mạng như qdnd.vn, tuoitre.vn, laodong.com.vn…đều có chuyên mục dành riêng
cho bạn đọc. Không những thế, các chuyên mục này còn được chia rất nhỏ thành
các tiêu chí khác nhau (có thể là tùy theo lĩnh vực được đề cập tới, cũng có thể
phân thành các tiêu chí dựa trên vấn đề được bạn đọc quan tâm nhất,…). Tuy
nhiên, tựu chung lại, trên giao diện của các trang báo mạng hiện nay, ngoài các tag
tương ứng với các chuyên mục cố định của các tờ báo mạng, thì khu vực phía trên,
bên phải của tờ báo, luôn luôn có chuyên mục “Bạn đọc”, và 3 tờ báo mà chúng ta
tiến hành khảo sát, cũng có đặc điểm như vậy. Trước hết, chúng ta sẽ khảo sát các
chuyên mục này trước để đảm bảo tính chính xác, đồng thời phân tích một số
thông tin đã thu thập được từ quá trình đi thực tế tại các tòa soạn báo để nắm được


13


thông tin mở rộng về tính xã hội hóa tại mọi chuyên mục, chứ không chỉ riêng
chuyên mục bạn đọc.
Báo điện tử vnexpress.net, từ ngày 25/11 đến ngày 5/12, trung bình mỗi
ngày có khoảng 2 đến 3 bài viết của các độc giả, cộng tác viên gửi bài lên chuyên
mục Bạn đọc. Cụ thể: Những ngày có nhiều bài viết là ngày 26/11 có 3 bài là: Tại
sao EVN không có lãi mà trả lương cao? (Ngô Thành Mạnh); Cách quản lí đăng kí
xe và xử phạt (Dung Hồ); Sao lại sợ nhân dân biểu tình? ; ngày 28/11 có 4 bài viết
là: Áo cũ của bạn – áo Tết của em (Ngọc Thanh); Bác sĩ nhận phong bì không phải
do ý thức kém (Ngô Bảo Bửu); Đề nghị cấm xe máy lưu thông trong hầm Thủ
Thiêm (Nguyễn Hùng); Cảnh giác tội phạm lừa đảo người nước ngoài (Lam
Nguyên); Ngày 30/11 có 2 bài: Dùng xe công làm xe hoa (Chu Toàn Thắng); Tái
cơ cấu ngân hàng (Hùng); những ngày còn lại trung bình mỗi ngày có 1 bài viết
được đăng tải. Điều này đã chứng tỏ mức độ cập nhật, update thường xuyên và sự
theo dõi khá liên tục của độc giả, cộng tác viên… với các vấn đề mà họ quan tâm
trong xã hội, số lượng comment dưới mỗi bài viết, cũng chính là sự đồng thuận
hoặc ý kiến trái chiều của các độc giả khác, tạo nên một sự tranh luận khá sôi nổi
với nhiều góc cạnh được khai thác, làm cho diễn đàn báo chí trở nên sôi động, gay
gắt hơn, chứa đựng rất nhiều yếu tố tích cực.

14


Trong chuyên mục Bạn đọc của vnexpress, có chia thành các mục nhỏ hơn
bao gồm: Thế giới, Văn hóa, Thể thao, Kinh doanh, Pháp luật, Xã hội, Đời sống,
Khoa học,…đây là một sự phân định khá rõ ràng về các lĩnh vực đa dạng để độc
giả, cộng tác viên,…có thể tham gia đóng góp, chia sẻ, cùng nhau bàn luận, đưa ra

những ý kiến, quan điểm của mình trên nhiều lĩnh vực khác nhau một cách dễ dàng
và khoa học. Điều này khiến các bài viết trở nên tập trung hơn và có chất lượng
cao hơn vì đã được định hướng khá rõ ràng, quan điểm của bạn đọc có thể được
đưa ra một cách tự do, nhưng vẫn nằm trong giới hạn đề tài, với những hình thức
kiểm soát khéo léo mà chặt chẽ…tạo nên cấu trúc trang báo rất rõ ràng, dễ tìm hiểu
và khai thác thông tin. Không chỉ có chuyên mục Bạn đọc, mà hầu hết tất cả các
chuyên mục khác của vnexpress đều được chia nhỏ như vậy.
Tính xã hội hóa không chỉ thể hiện ở số lượng bài viết do các cộng tác viên,
bạn đọc, những người không chuyên về ngành báo viết mà còn thể hiện ở nội dung
và hình thức thể hiện các bài viết. Xem xét thật kĩ các bài viết đã được đăng trong
chuyên mục Bạn đọc từ 25/11 đến 5/12/2011, ta có thể thấy rõ lĩnh vực mà mọi
người dân đang khá quan tâm và có những quan điểm đa dạng, đó là lĩnh vực thể
thao, pháp luật, xã hội và đời sống…với mức độ bài viết được đăng tải khá đều đặn
ở mỗi tháng với những vấn đề cực kì nóng bỏng hiện nay…Đó là hiện tượng nhận
hối lộ, hiện tượng lừa đảo, các vụ tai nạn nghiêm trọng gây hậu quả thương tâm
cùng nhiều vấn đề mang tính chính trị nhạy cảm khác, cũng được độc giả đưa lên
mặt báo, với một phương thức thể hiện khác, phong cách khác và lối viết khác.
Mới mẻ và đậm tính cá nhân, không còn là đưa thông tin đơn thuần, không nặng về
lý thuyết hay cơ sở khoa học,…mà thiên về quan điểm cá nhân, bộc lộ trực quan
suy nghĩ và biểu hiện thái độ, đánh giá một cách trực tiếp,…chính bởi vậy, mà
những bài viết này rất giàu cảm xúc, tác động trực tiếp vào tâm lí người đọc bởi họ
chính là những người trong cuộc được bày tỏ thái độ, hoặc là những người trực tiếp
15


chứng kiến, tiếp cận với vấn đề, chứ không phải là phóng viên, nhà báo với những
quan điểm, ý tưởng đã được “cấp trên” phê duyệt và có chỉnh sửa, phải form theo
một khuôn, một định hướng có sẵn, dù có muốn phá cách, sáng tạo thì cũng luôn
phải đặt tiêu chí theo sát tôn chỉ lên hàng đầu. Thế nhưng với những bài viết do các
cộng tác viên, độc giả viết, ta thấy được sự chân thực và chính xác trong đó.

Bài viết của tác giả Ngô Bảo Bửu với nhan đề: Bác sĩ nhận phong bì không phải do
ý thức kém có để lại ấn tượng khá sâu sắc…từ câu chuyện của chính mình, và
người bạn mình, dùng ngôi thứ nhất xưng “tôi”, anh đã thẳng thắn đưa ra một quan
điểm mà không phải vị bác sĩ nào hiện nay cũng có thể nói ra được. Một là vì nghi
ngại không biết hành vi nhận phong bì của mình liệu có đúng, có vì hoàn cảnh như
trong bài viết này đã đề cập hay không?, hoặc là vì đúng nhưng ngại chia sẻ, ngại
bày tỏ thái độ vì sợ búa rừu dư luận… Một thực tế đang diễn ra là, hiện nay trong
xã hội, tình trạng nhận phong bì của các y bác sĩ không phải hiếm, thậm chí, nhiều
người còn cho rằng đó là lẽ hiển nhiên để việc khám chữa bệnh được thuận lợi, thì
cái phong bì như là một tấm vé qua cửa để người bệnh được vào khám, hay được
đối xử tốt hơn,…điều đó đã tạo nên lmột àn sóng dư luận không tốt với những
hành vi xử xự “không phải là từ mẫu” này của các bác sĩ bây giờ. Dư luận đánh giá
đây là hành động thiếu nhân cách, không chuẩn mực đạo đức, đi ngược lại với
truyền thống, với đạo lí thương người của dân tộc ta, những bài báo đã từng làm dư
luận xôn xao về ý đức xuống cấp của các y bác sĩ với những cái tít giật kiểu “bác sĩ
nhận phong bì vẫn thờ ơ để trẻ sơ sinh bị tử vong ( hay “Bác sĩ
nhận phong bì: Chọn lương tâm, hay lương tháng?”đã tạo nên một mặc cảm, một
sự đánh giá và nhìn nhận với thái độ không thể bao dung được của xã hội đối với
các y bác sĩ. Tuy nhiên, nhiều khi dư luận lại quá nhẫn tâm khi đánh giá phiến diện
một chiều về vấn đề này, rằng có phải tất cả các y bác sĩ hiện nay đều như vậy, hay
16


là chỉ một bộ phận họ đang bị xuống cấp về đạo đức, bị gánh nặng áo cơm làm cho
phải tha hóa?...Bài viết đã thành công ở điểm này, khi chỉ ra được sự khác nhau
giữa cuộc sống và nghề nghiệp của bản thân người viết khi anh đang làm việc tại
một môi trường khác, đó là môi trường bệnh viện tư nhân, một bệnh viện quốc tế.
… “Tôi đang làm việc trong một môi trường quốc tế năng động, công bằng. Lương
bổng được trả theo từng giờ, ngày đêm khác nhau, theo năng lực làm việc chứ
không theo thâm niên, bằng cấp. Lương tôi hiện nay gấp khoảng 20 lần mức lương

tôi làm nhà nước trước kia, đó là chưa tính phụ cấp ăn ở, đi lại, 6 tháng được tăng
lương 1 lần. Mới làm có 2 năm mà tôi được tăng lương 4 lần, hiện tại lương tôi gấp
đôi mức mới vào làm”, và một bên là người bạn của tác giả, với chế độ trợ cấp và
đãi ngộ của Nhà nước cho một bác sĩ giỏi có bằng cấp… “Vì có một thực tế là,
trong khoa của anh chuyện nhận phong bì là bình thường, anh không nhận thì bác
sĩ khác nhận thay cho anh rồi chia đều ra. Nếu nhận lương nhà nước không thôi thì
không đủ sống. Ngoài lương cơ bản anh được hưởng phụ cấp phẫu thuật khoảng
35.000 đồng/1 ca. Cộng tất cả lại thì lương anh chỉ khoảng 7 triệu/1 tháng cho 20
năm làm bác sĩ ngoại khoa. Vì có một thực tế là, trong khoa của anh chuyện nhận
phong bì là bình thường, anh không nhận thì bác sĩ khác nhận thay cho anh rồi chia
đều ra. Nếu nhận lương nhà nước không thôi thì không đủ sống. Ngoài lương cơ
bản anh được hưởng phụ cấp phẫu thuật khoảng 35.000 đồng/1 ca. Cộng tất cả lại
thì lương anh chỉ khoảng 7 triệu/1 tháng cho 20 năm làm bác sĩ ngoại khoa”…Sự
phân tích rất hợp lí vế chế độ ưu đãi của hai môi trường làm việc đã phần nào cởi
bỏ cái nhìn khắt khe đối với tất cả các bác sĩ hiện nay. Phong cách viết rất đơn
giản, mộc mạc, ngôn từ dễ hiểu, không cầu kì, vừa tạo nên sự gần gũi với người
đọc, vừa truyền tải được thông điệp mà không phải ai cũng giãi bày được…Chính
bởi vậy mà khi bài viết vừa mới được đăng tải, đã có rất nhiều người bình luận ở
phía dưới, với các quan điểm, ý kiến đánh giá khác nhau về vấn đề này, làm nên
một cuộc tranh luận công khai vô cùng sôi nổi, để lại nhiều bài học cho cả người
17


viết và các độc giả khác. Người thì đồng cảm cho rằng đúng: “tôi thấy bác Bửu nói
rất đúng, mà ko chỉ riêng ngành nghề nào, mà là tất cả các ngành nghề đều như vậy
(Độc giả có nickname: nguy3nz); Đây là ý kiến và tư duy "trái chiều" rất đáng
quan tâm. Mong rằng người trong cuộc lên tiếng nhiều hơn để xã hội hiểu được
thực chất của vấn đề "phong bì", giúp các nhà làm chính sách nắm được vấn đề,
tránh được những hành động chỉ mang tính hình thức.( Vy Cao)…Nhưng có những
ý kiến trái chiều, không đồng tình với quan điểm này của người bác sĩ đã viết bài: “

Nếu nói như cách giải thích của bác sĩ thì có 3 vấn đề cần suy nghĩ: Những người
nghèo thì họ mới vào bệnh viện nhà nước chữa trị, thì tiền đâu họ đưa phong bì.
Nếu không đưa phong bì thì nhận sự ghẻ lạnh, chậm trễ của bác sĩ. Nếu họ có tiền
thì họ đã đi BV tư; Nếu bác sĩ chê lương thấp tại bệnh viện nhà nước thì tại sao
hằng năm vẫn đầy đơn xin việc tại các bệnh viện này. Tại sao bác lại nộp đơn vào
BV nhà nước, Phải chăng vì một vài lý do nào đó, bác sĩ chấp nhận vào bệnh viện
nhà nước; Những người làm nghề liên quan đến ngành y (như y tế cộng đồng, cán
bộ phục hồi chức năng) thì sao? Lương họ chỉ bằng phân nữa bác sĩ mà công việc
cũng không kém bác sĩ( Độc giả Kiều Anh );…cũng có những người có y đức thật
sự, làm việc với cái tâm nhưng cũng có một bộ phận là làm việc theo quyền lợi và
đồng tiền Chuyện đơn giản, 2 gia đình vào khám chữa bệnh, một gia đình giàu có
và một gia đình nghèo, thì sự quan tâm của bác sĩ về gia đình có tiền là nhiều hơn,
còn gia đình nghèo thì nhận được những ánh mắt khó chịu từ các y bac1 sỹ Vì sao
lại có tình trạng phong bì. Nếu thái độ của các y bác sỹ không khó khăn, nạt nộ và
ít quan tâm đến người khác thì lý do chính là vì vần đề gì…(độc giả Nguyễn
Trung). Bài viết đã thành công ở chỗ đó, ở chỗ đã thu hút được sự quan tâm sâu
sắc của độc giả, động chạm đến những vấn đề nóng hổi mà cả xã hội đang quan
tâm. Rất nhiều tờ báo hiện nay, mặc dù người viết có thể là những phóng viên, nhà
báo chuyên nghiệp, nhưng để viết được một bài viết chất lượng, đúng với yêu cầu
mà xã hội đặt ra, và thu hút được sự chú ý của đông đảo độc giả, không phải là dễ.
18


Trong thời buổi báo chí ăn theo nhau, rồi áp lực thời gian, áp lực tiền bạc,…buộc
nhiều phóng viên, nhà báo phải buông bút viết nên những trang viết rỗng tuếch,
thậm chí còn hùa theo xu hướng giật tít câu khách, cắt dán bài của nhau,…khiến
cho các bài báo trở nên nhạt nhẽo, không có giá trị. Bài viết của tác giả Ngô Bảo
Bửu chỉ là một trong những ví dụ rất nhỏ về khả năng tham gia vào diễn đàn báo
chí của công dân, không chỉ đưa ra một quan điểm riêng, có độ mở lớn cho các độc
giả được cù n g bà n luậ n, mà ông đã dù ng ý kiế n củ a mì n h, là m đò n bẩ y để cá c

ý kiế n củ a nhữ n g độ c giả khá c đượ c khai sá ng, mặ c dù có thể trá i chiề u, đố i
lậ p vớ i vớ i ông. Bà i viế t có phầ n mang tí n h chủ nghĩ a cá nhân, cò n hạ n chế
trong cá ch nhì n nhậ n , vì thự c tế hiệ n tượ ng nhậ n phong bì vì “là m già u”, vì
“hố i lộ ”, vì sự tha hó a củ a “nhân cá ch” do đồ n g tiề n là không hề hiế m, và
ông đưa ra khẳ ng đinh: “Nhậ n phong bì không phả i do ý thứ c ké m” là hơi
phiế n diệ n , tuy nhiên, chú ng ta cầ n nhì n nhậ n ra cá i mà tá c giả bà i viế t đã
là m đượ c chí n h là ả n h hưở ng củ a nó tớ i độ c giả …
Một bài viết khác của tác giả Nguyễn Đức Toàn trong lĩnh vực thể thao, với
nhan đề: Dại gì từ chức?, tác giả đã gây được ấn tượng ngay từ đầu với độc giả,
đặc biệt, dấu (?) đặt ở cuối, như một điểm nhấn gợi sự tò mò thú vị để độc giả phải
chú ý xem nội dung bài biết này là gì. Liệu có phải về vấn đề chính trị nhạy cảm
hay không? Chỉ với gần 1000 chữ, nhưng tác giả đã đưa được toàn bộ thông tin mà
mình muốn truyền tải tới người độc bằng một thứ ngôn ngữ rất cô đọng, hàm súc
mà vẫn giàu sức biểu cảm. Sử dụng tiếng lóng, động từ, tính từ mạnh như “béo bở,
đinh đóng cột, ương ngạnh, mổ xẻ…”, các câu ca dao, tục ngữ có tính gợi hình cao
“trâu già…chớ nại dao phay”, cái hấp dẫn của bài viết không dừng lại ở nội dung
nóng hổi, mang tính thời sự cao về thực trạng bóng đá Việt Nam hiện nay và cách
giải quyết của những người lãnh đạo, những nhà chức trách phần nào khiến công
chúng không phục, mà còn bởi lối viết hóm hỉnh, dễ đọc, nhẹ nhàng mà thâm thúy,
19


cách xưng hô “mấy vị”, rồi những câu cảm thán kiểu “nghe sau mà xã xỉ”, “văn
hóa từ chức ư?”,…ít nhiều đã tạo nên dư âm, tác động trực tiếp vào các giác quan
của người đọc. Khiến cho họ nhanh bộc lộc thái độ và quan điểm hơn, có thể đồng
chiều hoặc trái chiều. Bài viết có phần đánh giá hơi chủ quan, về việc giải quyết
vấn đề xem xét rút kinh nghiệm của ban lãnh đạo liên đoàn bóng đá Việt Nam sau
thất bại của đội nhà tại Seagame 26, và nhiều ý kiến phản hồi của độc giả phía dưới
đã cho thấy điều đó, đơn cử như độc giả Nguyễn Nam: “Theo tôi thì liên đoàn
bóng đá VN cũng đã cố gắng hoàn thành trách nhiệm ở cương vị của mình. Mọi

người không nên có định kiến với họ khi U23 VN thất bại ở Seagames 26.
Thắng thì không ai nói gì, chứ hễ cứ thua là chỉ trích tôi nghĩ chưa đúng với
tinh thần thể thao.Hơn nữa đối với các cầu thủ, họ cũng đã cố gắng trong suốt
từ đầu đến cuối giải. Có trách thì trách sao họ chơi chưa hết mình mà để thua
trong trận tranh huy chương đồng vừa qua.Bản thân họ tôi nghĩ sau đợt
Seagames, cũng như liên đoàn bóng đá VN VFF đã rút được nhiều kinh
nghiệm cho bản thân mình và cả đội tuyển. Tất nhiên thất bại này cũng là bài
học quý giá cho bóng đá VN, mong các cầu thủ và lãnh đạo liên đoàn nỗ lực
hơn trong các giải đấu khu vực và châu Á sau này.”
Điều rõ nhất thể hiện tính xã hội hóa ở không chỉ những bài viết đã được
phân tích phía trên, là ở nhận thức của các độc giả về các vấn đề nóng trong xã hội
đang không ngừng được nâng cao, họ rất nhạy cảm với sự biến động của xã hội,
chứ không chỉ riêng các nhà báo, phóng viên chuyên nghiệp mới có “mắt sáng,
lòng trong, bút sắc”. Họ hoàn toàn ý thức được vấn đề mà mình đang trăn trở, có
kiển thức để nói nó ra dưới nhiều hình thức, và cùng bàn luận, tranh luận về nó một
cách công khai bằng lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục của mình. Không chỉ thê,s
nhiều độc giả còn thể hiện cái nhìn rất sâu sắc và có khám phá mới lạ về những vấn
đề của xã hội mà chưa chắc, những người làm báo đã có được, và viết hay được
20


như độc giả. Hãy đọc những bài viết như “Sao lại sợ nhân dân biểu tình”, “cảnh
giác tội phạm lừa đảo người nước ngoài”, “đề xuất giải pháp chống kẹt xe và giảm
thiểu tai nạn giao thông”,…nhiều cán bộ cao cấp, nhiều nhà quản lí hay lãnh đạo,
đôi khi còn phải học hỏi, còn phải lắng nghe những quan điểm, những đề án, giải
pháp mà chính những người dân tham gia đóng góp, xây dựng, chứ không phải
một cơ quan tổ chức nào hết. Không những có trình độ nhận thức và phản ánh tốt,
các độc giả hiện nay còn có khả năng viết báo đầy sáng tạo với ngôn ngữ chính
xác, hàm súc và có dấu ấn. Phải chăng chính vì không chịu sự quản lí và bó buộc
về mặt câu chữ của bất cứ nhà quản lí nào mà họ lại có thể “phóng bút ngoạn mục”

đến thế. Nhiều bài viết rất sắc sảo, hình ảnh đẹp, gợi hình gợi cảm xúc, phonh cách
viết cá tính, lúc hài hước, lúc sâu cay,…tất cả đã làm nên một diễn đàn báo chí sôi
động, phong phú về thể loại, đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện. Góp phần
thúc đẩy trình độ làm báo và năng lực viết báo của không chỉ những nhà báo
chuyên nghiệp, mà còn với mọi người dân. Tăng sức hấp dẫn và hứng thú làm báo,
còn gì bằng khi ý tưởng của mình, quan điểm của mình được xuất hiện trên mặt
báo, được cùng trao đổi với nhiều người khác để cùng học hỏi và đúc rút kinh
nghiệm…xã hội hóa báo chí có những ưu thế tích cực và vượt trội là như thế đó.
Mặt khác, bên cạnh việc trực tiếp viết bài và đăng bài, những sản phẩm do
các độc giả, những công dân báo chí thực hiện trọn vẹn, thì công chúng báo chí
còn có thể hỗ trợ công tác làm báo như gửi ảnh, hỗ trợ clip mà họ quay được, ảnh
mà họ chụp được hay tư liệu liên quan mà họ có để “trợ giúp” cho các nhà báo,
phóng viên khi mà họ có điều kiện ghi lại, hoặc tình cờ ghi lại được, đặc biệt trong
thời đại Internet, thì việc làm đó ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Một cách rất tự
nhiên, công dân chính là số lượng công tác viên khổng lồ được các tòa soạn tỏa đi
khắp các vùng miền trong nước cũng như quốc tế, làm công tác hỗ trợ từ xa.
Những nơi nào phóng viên không thể đến, hoặc chưa kịp đến, đã có công dân,
những độc giả thân thiết, gắn bó làm cộng tác viên trung thành cho mình, điều này
21


đã góp phần giảm chi phí làm báo xuống đáng kể, đồng thời huy động được tối đa
những tiềm năng về nhân lực cũng như thiết bị từ phía công chúng báo chí, để quá
trình làm báo được nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Đây cũng là một trong
những cách góp phần thúc đẩy “xã hội hóa báo mạng điện tử”.
Trên vnexpress.net chuyên mục Bạn đọc ngày 3/12/2012, có đăng tải bài viết
của một bạn độc giả VJF, trong đó là lời dẫn ngắn gọn dẫn dắt tới hàng loạt hình
ảnh được đăng ngay phía dưới, sau hai đường link của các bài viết có liên quan.
Đây chính là những hình ảnh mà độc giả đã may mắn ghi lại được tại hiện trường
của tai nạn nổ xe máy gây chết người ở Bắc Ninh. Chính những bức ảnh chụp lại

được sự kiện này đã tạo nên sức ám ảnh công chúng lớn, khiến các độc giả khác có
thể hình dung được trọn vẹn hoàn cảnh diễn ra sự việc, mức độ nghiêm trọng của
sự việc và hậu quả mà nó đã gây ra. Bên cạnh vai trò làm phương tiện hỗ trợ thông
tin, truyền tải thông tin đến bạn đọc, những bức ảnh đó còn có giá trị pháp lý, nó có
thể được sử dụng như là bằng chứng để các cơ quan công an có thể dễ dàng điều
tra sự việc, làm rõ quá trình xảy ra vụ tai nạn,…Không chỉ dừng lại ở đó, công
chúng báo chí còn hỗ trợ về mặt hình ảnh động, những clip chân thực ghi lại được
bằng các phương tiện kĩ thuật cá nhân, kịp thời gửi tới tòa soạn để thông tin về sự
kiện đã, đang diễn ra được hình dung một cách trọn vẹn, đầy đủ nhất. Chắc chắn,
với một clip đã được dàn dựng lại, đạo diễn lại bởi bàn tay của các phóng viên, nhà báo
chuyên nghiệp, sẽ không bao giờ tạo được ấn tượng và sự thu hút bằng một clip dù chỉ
quay tay nghiệp dư, còn có phần rung giật, nhưng nó lại chớp được, ghi lại được những
“pha hiểm” của cuộc sống, những tình tiết, chi tiết đắt mà không phải ai cũng có thể ghi
lại được.
Vietnamnet.vn và dantri.com.vn cũng là 2 tờ báo điện tử uy tín đang nhận được
sự ủng hộ nhiệt tình của các độc giả về cả nội dung và hình thức, thể hiện rõ trong

22


chuyên mục Bạn đọc, để dễ theo dõi và so sánh mức độ xã hội hóa trên hai tờ báo này, vì
chúng có cùng thời gian khảo sát là từ 5/12 đến 15/12, chúng ta sẽ theo dõi bảng sau:
Thời gian

Vietnamnet.vn

Dantri.com.vn

5/12


4

4

6/12

6

5

7/12

4

3

8/12

7

3

9/12

5

2

10/12


5

3

11/12

4

3

12/12

7

2

13/12

8

4

14/12

6

4

15/12


7

4

Bên cạnh những bài viết chân thực và giàu cảm xúc của các độc giả
vnexpress, là những trang viết của những bạn đọc ruột trên trang báo điện tử
vietnamnet.vn. Là một trong số những tờ báo mạng xuất hiện đầu tiên ở Việt
Nam, vietnamnet.vn từ lâu đã trở thành diễn đàn thông tin toàn diện và có uy tín
với nhiều độc giả trong và ngoài nước. Với lượng tin bài đăng lên liên tục, nóng
hổi, đa dạng, phong phú nhiều thể loại, với các phong cách viết khác nhau, những
nhà báo, phóng viên của vietnamnet luôn cật lực, miệt mài làm việc không mệt mỏi
để có được những trang báo tốt, với chất lượng cao nhất. Tuy nhiên, họ sẽ không
thể hoàn thành tốt nhất được nhiệm vụ và vai trò của mình nếu không có độc giả,
những công chúng báo chí trung thành luôn sát cánh, cung cấp thông tin và tư liệu
một cách liên tục và thường xuyên. Đồng thời, công chúng báo chí cũng tham gia
ngày một nhiều hơn vào công tác sản xuất tin bài trên vietnamnet.

23


Chuyên mục bạn đọc của vietnamnet.vn nằm ở góc phải, phía trên, trong đó
có các chuyên mục nhỏ hơn như chuyện chung – chuyện riêng, hồi âm, chia sẻ,
nhịp cầu thơ. Khác với vnexpress, những bài viết trong chuyên mục Bạn đọc của
vietnamnet thiên về những bài viết chia sẻ cảm xúc, đề cập nhiều tới khía cạnh văn
hóa, đời tư của con người, không đa dạng về lĩnh vực như tại vnexpress, điều này
có phần làm hạn chế không gian, phạm vi thể hiện quan điểm của các độc giả với
những vấn đề mang tính chính trị, xã hội, kinh tế,…Độ mở cho người đọc, những
cộng tác viên được công khai trực diện bộc lộ quan điểm của mình về những vấn
đề nóng bị hạn chế hơn rất nhiều so với vnexpress. Tuy nhiên, xét ở một phương
diện nào đó, thì việc kiểm soát này vẫn có yếu tố tích cực, sự tập trung trong chủ

đề sẽ được quan tâm hơn, độc giả có định hướng rõ ràng khi chia sẻ tâm sự của
mình. Mặt khác, nó góp phần làm cho tờ báo quản lí tốt hơn thông tin mà mình
được đăng tải, đặc biệt trong giai đoạn nhiều tin tặc, hacker lợi dụng xã hội hóa
báo mạng điện tử để tiến hành những hoạt động chống phá, nhả virus xâm nhập
khiến cho nhiều tờ báo bị sập, trong đó vietnamnet là một trong những nạn nhân.

24


Cuộc sống con người là đa chiều kích, con người là tổng thể của các mối
quan hệ, với xã hội, với gia đình, và với chính bản thân mình. Các mối quan hệ ấy
đã góp phần tạo nên một tổng thể thống nhất và hài hòa. Con người không chỉ chịu
sự tác động từ bên ngoài, nhận thức và hành động vì xã hội, những điều xung
quanh mình, mà còn có những diễn biến tâm lí phức tạp bên trong. Đôi khi vì quá
mải mê với những vấn đề lớn lao của xã hội, những vấn đề kinh tế, văn hóa, quân
sự, quốc phòng, an ninh với bao biến cố phức tạp, mà chúng ta quên mất những
điều giản dị xung quanh mình, những diễn biến tình cảm trong con người mình, và
từ đó, nhu cầu thể hiện mình, trải lòng ra giãi bày hoàn cảnh, tâm tư của mình với
người khác của công chúng hình thành. Những bài viết của bạn đọc tại
vietnamnet.vn có xu hướng như vậy. Khảo sát từ 5/12 đến 15/12/2011, mỗi ngày
chuyên mục này đăng tải 4 đến 5 tin bài, trong đó cũng đề cập đến nhiều góc độ
của đời sống xã hội, tuy nhiên, lượng tin bài thiên về các bài viết tâm sự, chia sẻ
cảm súc, chuyện tình cảm của mình thì chiếm số lượng khá lớn. Tập trung nhiều
nhất vào ngày 5/12 có 4 bài viết; ngày 6/12 có 6 bài viết: Xây dựng gia đình văn
hóa: hạn chế từ đâu?, hoa muống biển, đập đá phá thẳng vào thân, nỗi lòng người
cha cùng đường bán thận cứu con, sốt ruột vì họ đang bay còn ta…chạy chậm, tiền
có thể mua được em nhưng…; ngày 8/12 có 7 bài: Sao gươm, cảnh báo những
chiêu lừa cực kì dễ dính, ở nhà thuê có được cưới vợ, bé Kim Yến đã về nơi vĩnh
hằng, cầu cứu người cũ khi có thai với trai Hà Nội, phải khởi tố vụ “xăng A83 giả
xăng B92”; ngày 9,10,11,12/12 cũng có khá nhiều bài viết hay và nóng hổi được

đăng tải, thể hiện sự quan tâm và nhu cầu chia sẻ, trao đổi ý kiến thường xuyên của
các độc giả hiện nay, lượng độc giả theo dõi, xem tin bài trên vietnamnet là rất
nhiều, đặc biệt ngày 14/12, có tới 8 bài được đăng tải với những nội dung rất hấp
dẫn như những bài viết về sự đồng cảm với các bệnh nhân mổ tim, những thông tin
về trộm cắp, cướp giật, về nạn mua bán người,…và những bài viết gần đây nhất
tiếp tục đề cập tới các vấn đề liên quan đến luật pháp, đề nghị sửa đổi luật, tình
25


×