Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận cao học Xay dung dang trong hai cuoc khang chien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.42 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
Xây dựng Đảng trong chế độ Đảng cầm quyền là một vấn đề có ý nghĩa
rất quan trọng. Đây là một vấn đề cần thiết vì từ lý luận Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh cũng thường xuyên nói về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
C.Mác, Ănghen phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,
nhưng các ông cho rằng: giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành được xứ
mệnh đó khi tổ chức ra chính đảng, đội tiên phong của giai cấp; Đảng phải
được trang bị bởi lý luận tiên phong; Đảng phải được thường xuyên xây dựng
và củng cố: Đảng phải là một đội ngũ có tổ chức tập trung chặt chẽ, các cơ
quan lãnh đạo của Đảng phải được bầu cử dân chủ, Đảng phải là một khối
thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Lênin đã kế thừa và sáng tạo ra học thuyết về chính đảng kiểu mới của
giai cấp công nhân. Khi có chính quyền, Đảng là lực lượng lãnh đạo hệ thống
chính trị và là một bộ phận của hệ thống đó. Tập trung dân chủ là nguyên tắc
cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Đảng là một khối
thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tự phê bình và phê bình là quy
luật phát triển của Đảng. Đảng gắn bó chặt chẽ với quần chúng, kiên quyết
đấu tranh để ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, xa rời quần chúng.
Đảng kết nạp những phần tử ưu tú của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
vào Đảng, đồng thời loại bỏ những phần tử thoái hóa biến chất ra khỏi Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa những nguyên lý về xây dựng Đảng
kiểu mới của Mac- Lênin chỉ ra những vấn đề thực tiễn trong xây dựng
Đảng ta. Trong đó nhấn mạnh về sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, về
nguyên tắc dân chủ tập trung, về phê bình và tự phê bình, về đảng cầm
quyền phải thực sự là đầy tớ của nhân dân, về xây dựng đạo đức cho đội
ngũ cán bộ đảng viên…
Người viết: Đảng tổ chức theo nguyên tắc dân chủ tập trung. Nghĩa là: có
đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất. Cá
1



nhân phải phục tùng đoàn thể, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải
phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương.
Đảng phải giữ vững chế độ dân chủ tập trung. Phải luôn luôn chỉnh đốn tổ
chức, loại bỏ những phần tử xấu ra khỏi Đảng. Phải bồi dưỡng, lựa chọn và
dùng cán bộ một cách đúng đắn.
Xuất phát từ thực tiễn về sự ra đời của Đảng ta từ một nước thuộc địa
nửa phong kiến. Đảng ta ra đời từ một nước tiểu nông, tỉ lệ thành phần giai
cấp công nhân trong Đảng rất ít, chủ yếu là các giai tầng khác trong xã hội có
thuận lợi là cơ sở xã hội, quần chúng của Đảng rộng rãi, nhưng đặt ra công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng rất khó khăn, phức tạp.
Những thói quen của người sản xuất nhỏ ăn sâu bám rễ trong tư tưởng
cán bộ, đảng viên không thể một sớm, một chiều có thể thay đổi được. Đây là
các mầm mống có thể phát sinh, phát triển tư tưởng cục bộ, bản vị địa phương
và chủ nghĩa cá nhân.
Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu của cuộc kháng chiến. Kẻ thù của cách
mạng nước ta là những đế quốc, có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn gấp nhiều
lần ta. Lúc đầu cuộc kháng chiến chúng ta chưa được sự giúp đỡ nhiều của
quốc tế. Vừa giành được chính quyền, chúng ta chưa có nhiều thời gian để
củng cố Đảng, chính quyền, khôi phục kinh tế, ổn định mọi mặt xã hội…
Xuất phát từ vai trò và yêu cầu lãnh đạo cuộc kháng chiến của Đảng. Đảng
xác định được đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo thì cách mạng thuận
lợi, phát triển và ngược lại. Yêu cầu của cuộc kháng chiến đối với sự lãnh đạo
của Đảng là rất cao, rất toàn diện, rất cam go. Đảng chưa có nhiều kinh
nghiệm lãnh đạo chiến tranh.
Vì những lí do trên tôi chọn đề tài “ Xây dựng Đảng trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ ( 1945 – 1975 )” làm đề
tài tiểu luận môn Lịch sử xây dựng Đảng.

2



NỘI DUNG
Chương I. Quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
1.1 Nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp
1.1.1 Bối cảnh lịch sử sau cách mạng tháng Tám
Thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, thực dân Pháp mở rộng
chiến tranh ra toàn Đông Dương hòng đặt lại ách thống trị thực dân không
phải là việc bất ngờ đối với Đảng và nhân dân ta. Ngày 23/9/ 1945, Pháp nổ
súng tấn công Sài Gòn Chợ Lớn, sau đó mở rộng ra các tỉnh Nam Bộ
Ngay tại Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào, Đảng ta chỉ rõ, đế
quốc Pháp lăm le khôi phục lại địa vị của chúng ở Đông Dương.
Ngày 16-12-1946, những tên trùm thực dân Pháp ở Đông Dương đã họp
tại Hải Phòng bàn triển khai kế hoạch đánh chiếm Hà Nội và khu vực Bắc vĩ
tuyến 16.
Ngày 17 và 18-12-1946 tại Hà Nội, quân Pháp khiêu khích, tàn sát đồng
bào ta ở các phố Yên Ninh, Hàng Bún.
Ngày 18-12-1946, đại diện Chính phủ Pháp cắt đứt mọi liên hệ với đại
diện Chính phủ ta. 20 giờ ngày 19, ta chủ động nổ súng tại Hà Nội, phát súng
lệnh báo hiệu toàn quốc kháng hiến.
Nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
với bao khó khăn:
Nước ta vốn là nước thuộc địa, nửa phong kiến mới được giải phóng,
đất không rộng, người không đông, với một nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu, lại bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá và bị chủ nghĩa đế quốc bao
vây bốn phía.
Pháp là một nước đế quốc có nền kinh tế công nghiệp phát triển, có một
quân đội chính quy, trang bị hiện đại, có sẵn 100.000 quân đóng tại đất nước
3



ta, có kinh nghiệm chiến tranh xâm lược thuộc địa, lại được đế quốc Mỹ, Anh
giúp sức...
Tuy nhiên, chúng ta cũng có những thuận lợi nhất định:
Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ trong cả nước. Là người làm
chủ đất nước, nhân dân ta quyết tâm bảo vệ đến cùng chế độ mới.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống chống xâm lược rất vẻ vang.
Đảng ta và nhân dân ta đã có 16 tháng chuẩn bị cho kháng chiến.
Lực lượng vũ trang của ta tuy non trẻ nhưng là lực lượng vũ trang cách mạng
từ nhân dân mà ra, có lòng yêu nước nồng nàn và chí căm thù giặc sâu sắc.
Đảng ta nắm vững quyền lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo Nhà nước.
Pháp là một đế quốc bị bại trận và bị kiệt quệ trong chiến tranh, lại tiến
hành xâm lược một nước ở xa nước Pháp hàng vạn kilômét.
Mâu thuẫn trong nội bộ nước Pháp ngày càng sâu sắc, phong trào đấu
tranh cho độc lập dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa Pháp đang phát
triển mạnh mẽ.
Cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta lại diễn ra trong lúc phong
trào độc lập dân tộc, hoà bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội đang dâng lên
mạnh mẽ, nhân dân ta cùng nhân dân hai nước Lào và Campuchia đấu tranh
chống một kẻ thù là thực dân Pháp xâm lược.
Đường lối kháng chiến do Đảng xác định đó là đường lối kháng chiến toàn
dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, nhất định thắng lợi.
Thể hiện trong Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung
ương Đảng ngày 12-12-1946.
Từ tháng 3-1947, qua thực tiễn những ngày đầu của cuộc chiến đấu, đồng
chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng đã viết một loạt bài làm sáng tỏ
thêm đường lối kháng chiến của Đảng; những bài này sau được xuất bản
thành tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi vào tháng 7/ 1947.
Và trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến sáng ngày 19/12/1946 của

Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4


Nội dung cơ bản của Đường lối kháng chiến:
Mục tiêu của cuộc kháng chiến là giành độc lập và thống nhất. Cuộc
kháng chiến là sự tiếp tục của cách mạng dân tộc dân chủ bằng hình thức
chiến tranh, cho nên còn có mục tiêu vì dân chủ, tự do, vì hoà bình thế giới.
Đường lối chung của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự
lực cánh sinh.
Về chính trị, đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, chính, dân nhất trí, động viên
nhân lực, vật lực, tài lực của cả nước; đoàn kết với hai dân tộc Lào, Campuchia
anh em, với nhân dân Pháp, với các nước châu Á và các dân tộc bị áp bức, các dân
tộc yêu chuộng hoà bình, dân chủ trên thế giới, cô lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều
bầu bạn; củng cố chế độ cộng hoà dân chủ, lập ra uỷ ban kháng chiến các cấp.
Về quân sự, cuộc kháng chiến sẽ trải qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự,
phản công; triệt để dùng "du kích vận động chiến", tiến công địch ở khắp nơi,
vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng; tản cư nhân dân ra xa vùng chiến sự.
Về kinh tế, toàn dân tăng gia sản xuất, tự túc tự cấp, xây dựng kinh tế theo
hướng "vừa kháng chiến vừa kiến quốc"; ra sức phá kinh tế địch, không cho
chúng lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
Về văn hoá, đánh đổ văn hoá nô dịch, ngu dân, xâm lược của thực dân
Pháp, xây dựng nền văn hoá mới, xoá nạn mù chữ; thực hiện cần, kiệm, liêm,
chính; động viên các nhà văn hoá tham gia kháng chiến.
Ta chủ trương đánh lâu dài để làm cho những chỗ yếu cơ bản của địch
ngày càng bộc lộ, chỗ mạnh của địch ngày một hạn chế; chỗ yếu của ta từng
bước được khắc phục, chỗ mạnh của ta ngày một phát huy.
Tự lực cánh sinh là dựa vào sức lực của toàn dân, vào đường lối của Đảng,
vào các điều kiện nhân hoà, địa lợi, thiên thời của đất nước ta, đồng thời ra
sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để chiến thắng kẻ thù.

Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến, Người nói: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già,
5


người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì
phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc... Thắng lợi nhất định về dân
tộc ta!".
Đảng chỉ đạo mở đầu cuộc kháng chiến đến chiến thắng Thu Đông Việt
Bắc. Tổng kết năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, trongLời kêu gọi nhân kỷ
niệm một năm ngày kháng chiến toàn quốc 19-12-1947, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhận định thực dân Pháp muốn đánh nhanh thắng nhanh, nhưng đã thất
bại. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ, lực lượng của ta ngày càng thêm mạnh như
suối mới chảy, như lửa mới nhóm, chỉ có tiến không có thoái... Lực lượng
địch như mặt trời vào lúc hoàng hôn, hống hách lắm nhưng đã gần tắt nghỉ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở quân ta không được chủ quan, khinh địch.
1.1.2 Đảng chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Đất nước đã kịp thời chuyển sang thời chiến và bước đầu triển khai thế trận
chiến tranh nhân dân. Các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận... chuyển lên căn
cứ địa Việt Bắc. Các cơ quan dân, chính, đảng địa phương cũng về đóng nơi tạm
thời an toàn. Bộ máy chính quyền các cấp được kiện toàn.
Đảng mở đợt sinh hoạt chính trị trong cán bộ, đảng viên về rèn luyện tu
dưỡng, gương mẫu về đạo đức, trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ, một
lòng, một dạ vì dân, chống bệnh chủ quan, quan liêu, mệnh lệnh, địa phương
chủ nghĩa, bè phái, vô kỷ luật.
Trong Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ và Thư gửi các đồng chí Trung Bộ
(tháng 3 - 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục yêu cầu cán bộ, đảng viên
cần nêu cao hơn nữa việc tu dưỡng, gương mẫu về đạo đức, trau dồi về
chuyên môn, nghiệp vụ, một lòng, một dạ vì dân, chống bệnh chủ quan,

quan liêu, mệnh lệnh, địa phương chủ nghĩa, bè phái, vô kỷ luật.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Trong lúc này tư tưởng và hành động
của mỗi đông chí rất có quan hệ đến toàn quốc. Nếu một người sơ suất, một
việc sơ suất là có thể hỏng việc to, sai một ly đi một dặm".

6


Tăng cường công tác phát triển đảng viên “ lớp tháng Tám” trong công
nhân, nông dân, trí thức và chiến sĩ lực lượng vũ trang
Hàng nghìn công nhân, nông dân, trí thức cách mạng và chiến sĩ lực lượng
vũ trang ưu tú đã gia nhập Đảng. Tính đến cuối năm 1947, tổng số đảng viên
có trên 70.000 người (trong cách mạng tháng Tám chỉ có 5000 đảng viên) .
Cùng với việc phát triển nhanh lực lượng vũ trang, phải tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng trong Quân đội, thông qua công tác chính trị trong Quân
đội
Lực lượng vũ trang được chăm lo xây dựng, công tác Đảng trong quân đội
được tăng cường một bước. Riêng mùa hè năm 1947 có tới 35.000 người tình
nguyện nhập ngũ. Bộ đội chủ lực cũng phát triển từ 80.000 lên 120.000 chiến
sĩ. Lực lượng dân quân tự vệ lên tới 1 triệu người. Nhiều căn cứ địa kháng
chiến ở địa phương được xây dựng.
Trong những năm 1948-1949, tình hình có những chuyển biến mới, thuân
lợi cho cuộc kháng chiến của ta
Trong những năm 1948 - 1949, tình hình thế giới có những chuyển biến
lớn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Liên Xô thực
hiện vượt kế hoạch 5 năm 1946 - 1950, đạt những thành tựu quan trọng về
kinh tế - xã hội và thử thành công bom nguyên tử (9-1949) làm mất thế độc
quyền về vũ khí nguyên tử của Mỹ. Các nước dân chủ nhân dân ở châu Âu và
châu Á xây dựng xã hội mới đạt nhiều thắng lợi. Phong trào giải phóng dân
tộc phát triển ở châu Phi, châu Á và Trung Cận Đông. Mỹ thực hiện kế hoạch

Mácsan nhằm vừa vực dậy các nước Tây Âu, vừa khống chế các nước này.
Tại Pháp cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài: thất bại bước đầu trong
chiến tranh Đông Dương làm cho Pháp khó khăn thêm. Chỉ tính đến đầu năm
1949, Chính phủ Pháp đã bị đổ tới 8 lần. Phong trào phản chiến của nhân dân
Pháp phát triển.
Ở Đông Dương, từ năm 1948 thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược
đánh nhanh thắng nhanh sang chiến lược đánh lâu dài, "lấy chiến tranh nuôi
7


chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt". Chúng bình định vùng chiếm
đóng, mở các cuộc hành quân nhỏ nhằm tiêu diệt cơ sở kháng chiến, mở rộng
nguỵ quân (năm 1948 có 8 vạn nguỵ binh, chiếm gần 30% tổng số quân địch).
Ngày 20-1-1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp mở rộng, nhận
định tình hình sau chiến thắng Việt Bắc và đề ra những nhiệm vụ toàn diện
trên các lĩnh vực trong giai đoạn mới.
Về quân sự, mở rộng chiến tranh du kích, nhất là trong vùng địch kiểm
soát, tuỳ điều kiện tập trung đánh vận động tiêu diệt địch, tăng cường công tác
địch vận.
Tháng 11-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh về nghĩa vụ quân sự.
Chỉ trong một thời gian ngắn, tính từ Liên khu IV trở ra đã có thêm 50 vạn
thanh niên ghi tên tòng quân.
Từ 8 vạn người lúc bắt đầu kháng chiến qua hơn ba năm, quân đội ta đã
có 23 vạn người.
Đầu năm 1950 hai đại đoàn và hai trung đoàn chủ lực thuộc Bộ Tổng Tư
lệnh và 12 trung đoàn chủ lực các liên khu đã ra đời.
Về quân số lực lượng cơ động của ta nhiều hơn lực lượng cơ động địch.
Dân quân tự vệ và du kích lên tới gần 3 triệu người.
Về chính trị, củng cố khối đoàn kết toàn dân kháng chiến, thực hiện
khẩu hiệu "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết", củng cố bộ máy kháng

chiến, phá tan chính quyền bù nhìn, làm thất bại âm mưu "dùng người
Việt trị người Việt".
Từ năm 1949, nhiều địa phương đã xúc tiến việc thống nhất Việt Minh và
Liên Việt. Các đoàn thể Tổng liên đoàn lao động, Hội Nông dân cứu quốc,
Thanh niên cứu quốc. Hội liên hiệp phụ nữ... được củng cố và phát triển. Tại
các vùng tập trung đồng bào có đạo, Đảng chỉ đạo việc đi sâu giác ngộ quần
chúng, tranh thủ tầng lớp trên và kiên quyết trừng trị bọn phản động đội
lốt tôn giáo. Đảng tích cực đấu tranh chống những khuynh hướng tư tưởng
và chính trị sai lầm, như chống khuynh hướng đòi chia quyền lãnh đạo với
8


Đảng ta của những phần tử phái hữu trong Đảng Dân chủ, chống khuynh
hướng đòi tư pháp độc lập, đòi quyền tự do cá nhân theo quan điểm tư sản
trong ngành tư pháp.
Về kinh tế, tăng gia sản xuất tự cấp tự túc, cải thiện đời sống nhân dân lao
động, phá kinh tế địch, tịch thu tài sản, ruộng đất của bọn phản quốc chia cho
dân nghèo, giảm tô, chia lại công điền, khuyến khích đổi công trong nông dân
lao động, thí điểm lập hợp tác xã.
Đến cuối năm 1949, chỉ tính từ Liên khu IV trở ra, hơn 113.000 ha ruộng
đất đã được tạm cấp cho nông dân, giảm tô được thực hiện với mức ít nhất là
25%. Liên khu V nêu cao tinh thần tự lực tự cường, không những tự cấp được
vải, gạo và vật dụng cần thiết mà còn dành ra được một phần để tương trợ
những vùng lân cận.
Về văn hoá, động viên mọi lực lượng văn hoá phục vụ kháng chiến, chấn
chỉnh giáo dục, xoá nạn mù chữ.
Nền văn hoá ngu dân, nô dịch của thực dân Pháp bị xoá bỏ; nền văn hoá
mới được xây dựng. Đường lối, nhiệm vụ công tác văn hoá kháng chiến
được xác định tại Hội nghị văn hoá toàn quốc tháng 7-1948. Hội Văn hoá
Việt Nam được thành lập. Các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, rượu

chè... giảm đi nhiều. Phong trào xoá nạn mù chữ phát triển mạnh. Chương
trình giáo dục phổ thông bước đầu được cải tiến theo nội dung dân tộc, dân
chủ, nhân dân và phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến.
Về đối ngoại, Trong tháng 1 và 2 năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, các nước
XHCN Đông Âu đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
Nhân dân nhiều nước châu Á, châu Phi đã dành cho nhân dân ta mối cảm
tình đặc biệt và sự ủng hộ tích cực.
Mối quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương ngày
càng thắt chặt, ta đã giúp cách mạng Lào, Campuchia đạt nhiều thắng lợi
Ngày 21-1-1950, Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng họp, đề ra chủ
trương "hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công" và
9


quyết định tổng động viên theo khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để
chiến thắng".
Song vì nóng vội và ỷ lại vào tình hình khách quan thuận lợi, trong Đảng đã
có một số lệch lạc khi chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công. Để kịp thời
uốn nắn, khắc phục những lệch lạc, mùa hè năm 1950 đồng chí Trường Chinh
viết bài Nhận định đúng, hành động đúng và một số bài khác đăng trên Tạp chí
Cộng sản. Tháng 6-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào, cán bộ
Liên khu IV phê bình sai lầm của cán bộ trong tổng động viên. (Hội nghị lần
thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khoá II) đã tự phê bình về chủ trương
"chuyển mạnh sang tổng phản công" nêu ra ở Hội nghị toàn quốc lần thứ ba
tháng 1-1950. Bản báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương ba
(khoá II) có đoạn viết, đây là chủ trương "vội vàng, chủ quan, đã tạo ra một
không khí chủ quan, ảnh hưởng đến công tác trong toàn Đảng").
Trước yêu cầu phát triển của cuộc kháng chiến, để giải phóng vùng biên giới
phía bắc phá thế bao vây của địch, tiến tới giành quyền chủ động về chiến
lược trên chiến trường chính, tháng 6-1950 Ban Thường vụ Trung ương Đảng

chủ trương mở Chiến dịch biên giới. Trong chỉ thị ngày 12-8-1950, Trung
ương Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ của các địa phương trong toàn quốc phối
hợp với chiến dịch kiềm chế và tiêu hao lực lượng địch.
Trước những tình hình mới đó Đảng đã chỉ đạo về xây dựng Đảng
Một là, củng cố Đảng, phải làm cho Đảng thực sự có tính chất quần chúng
mạnh mẽ, Đảng phải gần dân, sát dân, cùng dân, gương mẫu và luôn đi dầu
trong các phong trào của nhân dân.
Hai là, tiếp tục phát triển đảng, tích cực phát triển đảng ở các vùng địch
kiểm soát, nhằm đẩy mạnh ảnh hưởng của Đảng và phong trào đấu tranh
trong lòng địch.
Ba là, tăng cường giáo dục đảng viên, nâng cao chất lượng toàn diện đội
ngũ đảng viên, nhất là tính tiền phong gương mẫu, luôn đi tiên phong trong

10


mọi công tác. Nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, giúp nhau cùng tiến
bộ.
Bốn là, khẩn trương đào tạo cán bộ cho Đảng, chính quyền, Mặt trân, các
đoàn thể và cán bộ quân sự.
Năm là, Tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc.
Sáu là, Khéo tổ chức sự lãnh đạo cuả Đảng trong điều kiện liên lạc khó
khăn.
Trong điều kiện chiến đấu ngày càng ác liệt liên lạc gặp nhiều khó khǎn,
Đảng chủ trương xây dựng các "chi bộ tự động công tác", phát huy tính chủ
động sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ đảng ở các khu, tỉnh,
thành v.v... Tǎng cường quyền hạn cho Uỷ ban kháng chiến khu. Khi mất liên
lạc, Uỷ ban kháng chiến khu có toàn quyền điều khiển mọi mặt hoạt động ở
địa phương theo đường lối của Đảng.
Bảy là, Đảng đã kịp thời uốn nắn, khắc phục những lệch lạc trong nhận thức

và hành động nóng vội trước chủ trương chuyển mạnh sang tổng phản công,
huy động sức dân vượt quá khả năng của dân, không được dân đồng tình.
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khoá II), tháng 4- 1952 đã
ra chủ trương chỉnh Đảng, làm từng bước và có trọng tâm. Cụ thể:
Chỉnh huấn cán bộ trước rồi chỉnh đốn đến chi bộ. Chỉnh đốn tư tưởng
trước rồi mới chỉnh đốn tổ chức.
Chỉnh huấn cán bộ cao cấp phải do Trug ương trực tiếp lãnh đạo vì đó là
mấu chốt của việc chỉnh đốn toàn Đảng..
Việc chỉnh đốn tổ chức và công tác của chi bộ và của Hội nông dân cứu
quốc sẽ cùng làm trong đợt phát động quần chúng này.
Tuy nhiên, thời kỳ này còn một số khuyết điểm trong công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng:
Sau Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng họp ngày 21- 1- 1950 đưa ra
chủ trương "hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản

11


công" và quyết định tổng động viên theo khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất
cả để chiến thắng".
Tháng 6-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào, cán bộ Liên khu
IV phê bình sai lầm của cán bộ trong tổng động viên.
Tháng 9-1950, Đảng quyết định tạm ngừng phát triển Đảng để củng cố. Chủ
trương này được thực hiện một cách nhất loạt và kéo dài. Việc đóng cửa Đảng
vào lúc kháng chiến đang quyết liệt và quần chúng đã được thử thách qua
chiến đấu nên có ảnh hưởng lớn đến sự lãnh đạo của Đảng.
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khoá II), tháng 4- 1952 đã
tự phê bình về chủ trương "chuyển mạnh sang tổng phản công" nêu ra ở Hội
nghị toàn quốc lần thứ ba tháng 1-1950.
Kết quả:

Trong hai năm 1948 - 1949, Đảng đã kết nạp hơn 50 vạn đảng viên.
Tổ chức cơ sở Đảng được xây dựng rộng khắp.
Qua cuộc vận động xây dựng "chi bộ tự động công tác", tổ chức cơ sở
Đảng được tôi luyện và trưởng thành thật sự là hạt nhân lãnh đạo kháng
chiến ở các địa phương, các ngành và trong quân đội.
Tuy nhiên, trong công tác xây dựng Đảng, có nhiều trường hợp không
nắm vững tiêu chuẩn đảng viên, củng cố không theo kịp phát triển. Để khắc
phục thiếu sót đó, tháng 9-1950 Đảng quyết định tạm ngừng phát triển để
củng cố.
Tháng 2-1951, Đại hội II của Đảng diễn ra tại Hà Nội. Nội dung quan trọng
của Đại hội là xác định mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong
giai đoạn mới và hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
đồng thời, đề ra hai nhiệm vụ cụ thể có quan hệ chặt chẽ với nhau là đưa
kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và Đảng ra hoạt động công khai lấy tên
là Đảng lao động Việt Nam. Đại hội khẳng định tư tưởng chiến lược là nắm
vững ngọn cờ độc lập dân tộc va chủ nghĩa xã hội đã nêu trong Cương lĩnh
đầu tiên của Đảng (1980) là đúng đắn. Đại hội đã phát triển và cụ thể hoá tư
12


tưởng chiến lược đó theo hướng: "Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân,
do nhân dân lao động làm động lực, cách mạng đó không chỉ giải quyết
những nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến, mà còn phát triển chế độ dân
chủ nhân dân một cách mạnh mẽ, đông thời gây mầm mống cho chủ nghĩa xã
hội, tạo điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội" Đại hội cũng xác định phương
hướng phát triển của cách mạng Việt Nam đại thể qua ba giai đoạn: độc lập
dân tộc, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội. ở giai đoạn đầu, nhiệm vụ giải
phóng dân tộc bao gồm cả nhiệm vụ phản đế và nhiệm vụ phản phong kiến.
Sự "mô hình hoá" và sự khẳng định nguyên tắc chỉ đạo chiến lược trên đánh
dấu bước tiến mới của Đảng về nhận thức quy luật cách mạng ở nước thuộc

địa nửa phong kiến, giải quyết đúng mối quan hệ có tính quy luật giữa nhiệm
vụ trước mắt và xu hướng tiến lên của cách mạng. Đại hội cũng thảo luận và
quyết định những nội dung cơ bản về xây dựng và củng cố chính quyền, quân
đội, mặt trận dân tộc thống nhất, phát triển kinh tế, vǎn hoá, nhằm đẩy mạnh
cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
Đại hội II đã chỉ ra những tồn tại, khuyết điểm trong xây dưng Đảng và đội
ngũ đảng viên, và nhấn mạnh: phải mở rộng dân chủ, tăng cường tập trung và
mở rộng phê bình, coi việc “phát triển phê bình và tự phê bình là khâu chính
để mở rộng dân chủ trong Đảng”.
Đại hội II chủ trương cần nâng cao trình độ lý luận của Đảng, “ cần
khuyến khích, giúp đỡ quần chúng ngoài Đảng phê bình chủ trương chính
sách của Đảng,phê bình cán bộ và đảng viên”.
Đại hội II nhấn mạnh cần chống cả chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa
giáo điều, nhưng “ trong Đảng ta hiện nay kẻ thù chính là chủ nghĩa kinh
nghiệm”.
Năm 1952, Đảng tổ chức "Cuộc vận động chỉnh Đảng". Thực hiện đấu
tranh phê bình và tự phê bình nghiêm túc nhằm thống nhất nhận thức, đoàn
kết nội bộ, xây dựng tư tưởng tự lực, tự cường, kháng chiến lâu dài trong cán
bộ, đảng viên, làm rõ yêu cầu giữa vấn đề dân tộc và dân chủ.
13


Sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng và sự
giúp đỡ quốc tế có mạnh hơn trước, trong Đảng ta xuất hiện một số nhận thức
không đúng như ỷ lại vào bên ngoài, hoặc lạc quan tếu, muốn thắng nhanh,
không thấy hết tính phức tạp, trường kỳ, gian khổ của cuộc kháng chiến. Để
uốn nắn những nhận thức sai, nâng cao tinh thần tự lực tự cường, nǎm 1952,
Đảng tổ chức "Cuộc vận động chỉnh Đảng". Đây là một cuộc đấu tranh phê
bình và tự phê bình nghiêm túc nhằm thống nhất nhận thức, đoàn kết nội bộ,
xây dựng tư tưởng tự lực tự cường, kháng chiến lâu dài trong cán bộ, đảng

viên, làm rõ yêu cầu giữa vấn đề dân tộc và dân chủ.
Đảng chỉ đạo cải cách ruộng đất kết hợp với củng cố tổ chức Đảng dã
thúc đẩy cuộc kháng chiến, nhưng đã mắc sai lầm trong tổ chức thực hiên là
giáo điều, rập khuôn, mở rộng diện đấu tranh quá mức
Nhưng trong tổ chức cuộc vận động chỉnh Đảng cũng đã mắc một số
khuyết điểm. Thiếu sót của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng là
tuy có nêu vấn đề thực hiện từng bước chính sách ruộng đất, nhưng không
khẳng định chủ trương thực hiện cải cách ruộng đất nguy trong kháng chiến
khi yêu cầu của cuộc kháng chiến đặt ra. Để khắc phục thiếu sót đó, tháng 111953, Đảng ban hành cương lĩnh ruộng đất và quyết định tiến hành cải cách
ruộng đất trong vùng tự do. Cương lĩnh ruộng đất và chủ trương tiến hành cải
cách ruộng đất trong kháng chiến là đúng, đã thúc đẩy cuộc kháng chiến phát
triển mạnh mẽ. Nhưng trong khi tổ chức thực hiện, ta đã mắc sai lầm giáo
điều, rập khuôn, mở rộng diện đấu tranh quá mức.
Quá trình xây dựng Đảng trong kháng chiến tuy còn một số thiếu sót,
khuyết điểm, nhưng trên cơ sở đường lối chính trị đúng đã làm tốt công tác tổ
chức và công tác tư tưởng của Đảng, xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ
kháng chiến kiến quốc, thực sự là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc
kháng chiến.

14


1.2 Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ
1.2.1.Tình hình miền Nam sau năm 1954
Sau năm 1954, Mỹ từng bước thế chân Pháp, độc chiếm miền Nam, dựng
lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, quyết tâm chia cắt lâu dài hai miền
Nam Bắc nước ta bằng chính sách xâm lược thực dân mới. Mỹ ráo riết xây
dựng và tăng cường quân bị cho miền Nam. Đến năm 1959, chính quyền Mỹ Diệm đã xây dựng được 150.000 quân chính quy, 52.000 bảo an và 5 vạn dân
vệ. Đi đôi với xây dựng quân đội, Mỹ ráo riết xây dựng và mở rộng các căn
cứ quân sự ở miền Nam

Để nắm chặt quân đội miền Nam, đế quốc Mỹ trùm lên Bộ Quốc phòng
Diệm một bộ máy chỉ huy do tướng Williams điều khiển với các cơ quan
quân sự Mỹ: MAAG, TERM, TRIM, CATO
Tất cả các hoạt động trên đây cho thấy mục đích của Mỹ là ráo riết xây
dựng miền Nam thành một trong những căn cứ quân sự quan trọng của đế
quốc Mỹ gắn liền với các căn cứ khác của Mỹ ở Thái Bình Dương, hình thành
một phòng tuyến chung một mặt mưu đồ xâm chiếm miền Bắc. Nhưng chúng
đang có một nhược điểm rất lớn: quân đội chúng xây dựng có thể có một phần
về kỹ thuật nhưng tinh thần thấp kém, sợ chiến tranh, sợ phải đánh với quân
đội ta.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, phe xã hội chủ nghĩa lớn mạnh và
phát triển nhanh chóng, phong trào dân tộc chủ nghĩa của các dân tộc thuộc
địa và chậm tiến ở Á - Phi và trung Nam Mỹ vùng lên làm tan rã chủ nghĩa
thực dân không gì ngăn cản nổi, phong trào hoà bình lớn mạnh hơn bao giờ
hết. Đó là những sự kiện vô cùng lớn lao trong tình hình quốc tế ngày nay.
Các mâu thuẫn của xã hội miền Nam, đó là: Mâu thuẫn giữa dân tộc ta
với đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với địa chủ
phong kiến. Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động.
15


Trong ba mâu thuẫn trên thì mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Mỹ và
tay sai là chủ yếu nổi nên.
Chủ trương của Đảng đối với cách mạng miền Nam
Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc
và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, góp phần xây dựng một
nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế
quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình

Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền Liên hợp dân tộc ở
miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện
đời sống của nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên
cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á
và thế giới.
Phướng hướng phát triển của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành
chính quyền về tay nhân dân... Đảng cũng dự kiến khả năng cuộc đấu tranh
của nhân dân ta có khả năng chuyển thành một cuộc đấu tranh vũ trang trường
kỳ.
1.2.2 Đảng chỉ đạo công tác xây dựng Đảng
- Sau khi biểu dương Đảng bộ và nhân dân miền Nam, Hội nghi
BCHTW lần thứ 15- khóa II của Đảng đã chỉ ra những yếu kém, khuyết
điểm của Đảng bộ miền Nam là:
Thứ nhất, Chưa chú trọng xây dựng cho cán bộ và đảng viên tư tưởng
cách mạng trường kỳ gian khổ, quyết tâm đánh đổ chế độ Mỹ - Diệm
Các đảng bộ miền Nam trong mức độ khác nhau, chưa thấm nhuần tư
tưởng phai đấu tranh lâu dài nên trong một thời gian có tư tưởng ỷ lại vào
16


pháp lý Giơnevơ, nên có nơi chưa chú trọng đầy đủ việc xây dựng thực lực
cách mạng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh lâu dài, tiến lên đánh đổ chế độ
Mỹ - Diệm. Hữu khuynh rõ nhất là sự lãnh đạo của Thành uỷ Sài Gòn - Chợ
Lớn và Liên khu V..Hiện nay vấn đề trọng yếu là phải ra sức củng cố lập
trường cách mạng cho cán bộ và đảng viên.
Thứ hai, Không nhận rõ ta đang ở "thế " nào trong cuộc đấu tranh với
địch hiện nay ở miền Nam
Phải nhận rõ trong giai đoạn thế thủ phải tranh đấu thế nào để giữ mình,
nhưng trong thế thủ phải biết từng mặt, từng lúc giành lại chủ động, tấn công
địch bằng tuyên truyền cho sắc bén và đúng đích. Không biết tấn công địch

giành lại chủ động thì không thể giữ vững phong trào.
Ơ Nam Bộ, một số đồng chí lãnh đạo các địa phương vì không nhận rõ
phương hướng trên đây nên có nơi đã làm tổn hại đến lực lượng cách mạng.
Ở Liên khu V cũng vì không nhận rõ phương hướng đó nên về mặt tổ chức
lúc đầu không kiên quyết và kịp thời đổi mới, không đảm bảo bí mật; về mặt
đấu tranh không tạo được thế hợp pháp cho quần chúng để che giấu lực
lượng của Đảng, và trong một thời gian khá dài đã lãnh đạo quần chúng đấu
tranh dưới những khẩu hiệu chính trị cao, ra mặt đối lập với địch làm bộc lộ
lực lượng nên đã gây tổn thất cho phong trào ở trung du.
Thứ ba, Không nhận rõ chỗ mạnh và chỗ yếu của địch để biết hướng
phòng ngự và biết hướng tấn công
Muốn chống lại chúng phải xoay quanh các vấn đề về dân sinh và dân
chủ để tập hợp quần chúng đi từ thấp và dần dần mở rộng và nâng cao phong
trào. Qua các phong trào ta mới có thể xây dựng lực lượng làm cơ sở vững
chắc đưa phong trào ngày càng lên cao. Vì chưa nhận thức đúng như thế nên
trong lãnh đạo đấu tranh có khi ta phiêu lưu đưa quần chúng đấu tranh với
khẩu hiệu chính trị cao bị địch đàn áp, cơ sở bị tan vỡ.

17


Mặt khác chúng ta cũng không thấy hết chỗ yếu của địch. Bản chất phi
nghĩa cướp nước bán nước của Mỹ - Diệm trong tình hình hiện nay làm cho
chúng ở vào thế cô lập. Vì bản chất phi nghĩa của chúng như thế nên chúng
không được các từng lớp nhân dân đồng tình. Càng khủng bố, đàn áp, uy thế
chính trị của chúng ngày càng sa sút. Đó là chỗ yếu căn bản của địch. Phải
luôn luôn chủ động tấn công địch bằng tuyên truyền, để thắng địch hằng
ngày, hằng giờ, giành lấy dư luận và chính nghĩa về ta, làm cho nội bộ chúng
phân hoá, tê liệt. Qua quá trình vận động ấy mà mở rộng mặt trận chống Mỹ
- Diệm và phát triển cơ sở trong quần chúng, đưa phong trào tiến lên vững

chắc. Đó là phương pháp phòng ngự tốt nhất.
Những khuyết điểm trên đây bắt đầu được sửa chữa từ năm 1957. Sự phổ
biến và học tập đường lối cách mạng miền Nam ở Nam Bộ đến tận chi bộ và
ở Liên khu V trong một số cán bộ đã có tác dụng củng cố lập trường tư
tưởng trong Đảng. Phong trào hiện nay tương đối phát triển đúng phương
hướng hơn và cơ sở có phần vững chắc hơn trước. Ở trung châu Liên khu V
trước mắt tuy có nhiều khó khăn nhưng từ Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng
Ngãi đến Phú Yên cơ sở đảng bắt đầu phục hồi dần, phong trào quần chúng
cũng bắt đầu trở lại.
Đại hội lần thứ III của Đảng (9-1960) đã đề ra đường lối chung cho cách
mạng Việt Nam, chỉ rõ nhiệm vụ cách mạng mỗi miền và mối quan hệ giữa
cách mạng hai miền. Đó là đường lối tiến hành hai chiến lược cách mạng:
Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDCND ở miền Nam.
Về xây dựng Đảng, Đại hội đã nhấn mạnh trên những nội dung chính sau
đây:
Tổng kết ba mươi năm về vai trò lãnh đạo của Đảng, rút ra tám bài học
kinh nghiệm chủ yếu. Trong đó nhấn mạnh: Xây dựng Đảng Mác – Leenin
đoàn kết nhất trí, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, luôn luôn giữ vững quyền
lãnh đạo cách mạng; Có đường lối phương châm cách mạng đúng đắn, kết
18


hợp nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến, coi nhiệm vụ
chống đế quốc và tay sai là nhiệm vụ chủ yếu nhất...
Củng cố và tăng cường sự lãnh đạo mọi mặt tư tưởng, tổ chức và cán bộ
của Đảng.
Đảng phải không ngừng nâng cao trình độ lý luận Mác- Leenin và củng
cố lập trường giai cấp công nhân, tính tiền phong của Đảng, nâng cao sức
chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng
Chú trọng việc tổng kết kinh nghiệm, kết hợp lý luận với thực tiễn.

Tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng trên cơ sở phê bình và tự
phê bình, nâng cao tính tổ chức và kỷ luật của đảng viên.
Mở rộng dân chủ và tăng cường tập trung trong sinh hoạt Đảng, thấu
suốt đường lối quần chúng của Đảng.
Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường cải tiến công
tác phát triển đảng, nâng cao trình độ mọi mặt của đảng viên.
Các nghị quyết Trung ương- khóa III về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Theo chiều hướng phát triển của cuộc kháng chiến, cùng với chủ trương
và sự chỉ đạo chung, Đảng luôn khẳng định và bổ sung những nội dung về
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu cuộc kháng chiến trong từng thời
kỳ. Biểu hiện tập trung trên một số mặt sau:
Phải thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ kỷ
luật và trách nhiệm, chế độ thưởng và phạt, đề cao hơn nữa ý thức trách
nhiệm của toàn Đảng.
Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Trung ương, chủ yếu là tăng cường
tổ chức chỉ đạo và thực hiện đường lối của Đảng, theo hướng phải đi sâu, đi
sát hơn nữa vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta. Phải làm cho đường
lối chính sách lớn của Đảng thông suốt xuống toàn Đảng, biến đường lối
chính sách đó thành hành động của quần chúng.
19


Khi đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Đảng chủ
trương: cùng với chuyển hướng nền kinh tế và tăng cường quốc phòng của
miền Bắc, cần phải chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp với tình
hình mới; tăng cường công tác đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ.
Sau Hiệp định Pari, Nghị quyết BCHTW lần thứ 21 của Đảng (tháng 71973) chủ trương phát triển mọi mặt để chuẩn bị kết thúc chiến tranh thắng
lợi. Hội nghị nhấn mạnh “ra sức nâng cao công tác tổ chức của Đảng lên
ngang tầm của nhiệm vụ chính trị trước mắt”. Hội nghị khẳng định: điều kiện
chủ yếu để giành thắng lợi trong giai đoạn mới là Đảng bộ miền Nam phải

thật mạnh về tưởng, chính trị và tổ chức.
Tháng 12- 1974, trước những thành tựu to lớn đạt được ở hai miền NamBắc, Hội nghị BCHTW lần thứ 23 họp bàn về tăng cường sự lãnh đạo và
nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn mới của cách mạng. Cụ thể
một số nội dung chủ yếu là:
Xây dựng Đảng vững mạnh về chính tri, tư tưởng và tổ chức. Công tác
tư tưởng và tổ chức phải kết hợp chặt chẽ với nhau.
Xây dựng Đảng, tăng cường sức chiến đấu của Đảng trong phong trào
cách mạng của quần chúng.
Việc xây dựng Đảng, tăng cường sức chiến đấu của Đảng phải gắn với
việc nâng cao năng lực quản lý, kiện toàn tổ chức bộ máy Nhà nước và các
đoàn thể chính trị.
Kết hợp nâng cao chất lượng đảng viên với nâng cao chất lượng tổ chức
cơ sở đảng
Trong công tác phát triển Đảng phải coi trong chất lượng, không chạy
theo số lượng, phát triển Đảng phải đi đôi với củng cố Đảng.
Tóm lại: Thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ xâm lược là kết quả hội tụ của nhiều yếu tố, trong đó sự lãnh đạo
20


đúng đắn của Đảng là nguyên nhân quyết định nhất. Theo đó, công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là yếu tố trực tiếp làm
cho Đảng vững mạnh, đủ sức lãnh đạo hai cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi
hoàn toàn.

Chương II. Kinh nghiệm xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
21



2.1. Đảng luôn nên cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạch
định đường lối và tổ chức thực hiện đường lối.
Trong hai cuộc kháng chiến, nhiều vấn đề quan hệ quốc tế phức tạp, nhất
là mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc. Mỗi nước có thái độ khác nhau
đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Nhưng Đảng đã khôn khéo giải
quyết và giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, sang tạo trong hoạch định đường
lối kháng chiến.
Trước những thời điểm bước ngoặt, Đảng luôn coi trọng công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo đảm cho Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng
và tổ chức, độc lập, tự chủ và sang tạo đề ra đường lối chính xác đưa cách
mạng phát triển.
Kinh nghiệm trên không chỉ có ý nghĩa lịch sử to lớn, góp phần làm nên
thắng lợi của hai cuộc kháng chiến mà còn có giá trị hiện thực to lớn hiện nay.
2.2. Đảng không ngừng chăm lo xây dựng tổ chức đảng và đội ngũ cán
bộ, đảng viên đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo kháng chiến toàn dân,
toàn diện.
Luôn thấm nhuần lý luận Mác- Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
cán bộ, đảng viên, trong mọi thời kỳ của cuộc kháng chiến, Đảng luôn coi
trọng công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.
Phát triển đảng luôn đi đối với củng cố Đảng. Gắn việc giáo dục nâng cao
chất lượng đảng viển với kiện toàn và nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ
chức Đảng.
Thực tiễn hai cuộc kháng chiến, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng
viên của Đảng đã phát huy vai trò trong vận động, tổ chức quần chúng nhân
dân thực hiện đường lối của Đảng. Gianh thắng lợi cho cách mạng.
2.3. Đảng có phương thức lãnh đạo phù hợp.

22



Trong hai cuộc kháng chiến, bộ máy của đảng được tổ chức chặt chẽ.
Phương thức lãnh đạo hợp lý, linh hoạt.
Mặc dù có một thời gian khá dài Đảng rút vào hoạt động bí mật, nhưng
Đảng vẫn luôn duy trì sự lãnh đạo chặt chẽ.
Trong kháng chiến chống Mỹ, do tính đặc điểm đất nước ta tạm chia làm
hai miền, và do sách lược đấu tranh nên Đảng đã thành lập ở miền Nam
Trưng ương Cục miền Nam để thường xuyên, trực tiếp lãnh đạo cách mạng
miền Nam.
Đảng luôn khẳng định vị trí độc tôn lãnh đạo đối với cách mạng Việt
Nam, thực hiện sự lãnh đạo trực tuyệt đối và toàn diện trên tất cả các mặt, các
lĩnh vực, các mặt trận nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.
2.4. Không ngừng chăm lo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng làm nền
tảng đoàn kết toàn dân kháng chiến.
Đoàn kết tạo ra sự thống nhất và sức mạnh. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn quan tâm xây dựng sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng, coi
đây là yếu tố tạo nên sức mạnh cho Đảng.
Thực tiễn hai cuộc kháng chiến, Đảng luôn giữ vững được sự đoàn kết,
thống nhất trong Đảng, tạo nền tảng để đoàn kết toàn quân, toàn dân thành
sức mạnh to lớn chiến thắng kẻ thù.

KẾT LUẬN
23


Thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược là kết quả hội tụ của nhiều yếu tố, trong đó sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng là nguyên nhân quyết định nhất. Theo đó, công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là yếu tố trực tiếp làm cho
Đảng vững mạnh, đủ sức lãnh đạo hai cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn
toàn. Những nội dung về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong hai cuộc

kháng chiến không chỉ có giá trị lịch sử to lớn làm nên thắng lợi của hai cuộc
kháng chiến oanh liệt của dân tộc ta trong quá khứ mà còn có giá trị hiện thực
sâu sắc trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

24



×