ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ HUYỀN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN HỆ TỪ XA
TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ HUYỀN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN HỆ TỪ XA
TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mai Hƣơng
HÀ NỘI – 2016
MỤC LỤC
Lời cảm ơn …………………………………………………….....………..
i
Danh mục các chữ viết tắt………………………………....………………
ii
Danh mục các bảng …………………………………….....……………….
viii
Danh mục các biểu đồ ………………………………….....……………….
ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................
1
Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ
HỌC CỦA SINH VIÊN HỆ TỪ XA.........................................................
6
1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu ……………………........………..
6
1.1.1. Trên thế giới ……………………………………….....……………..
6
1.1.2. Ở Việt Nam ………………………………………....………………
7
1.2. Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu ……….........……….
11
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý ………………….....…………
11
1.2.1.1. Quản lý ………………………………………….....……………...
11
1.2.1.2. Các chức năng quản lý ……………………….....………………...
12
1.2.1.3. Quản lý nhà trường…………………………….....……………….
14
1.2.1.4. Quản lý quá trình dạy học …………………….....……………….
15
1.2.2. Các khái niệm về tự học ………………………....…………………
16
1.3. Đào tạo từ xa và hoạt động tự học của sinh viên hệ từ xa ……............
21
1.3.1. Đào tạo từ xa …………………………………………………......…
21
1.3.2. Hoạt động tự học của sinh viên hệ từ xa …………………......……..
28
1.4. Quản lý hoạt động tự học của sinh viên hệ từ xa ...........................................
31
1.4.1. Mục đích quản lý hoạt động tự học của sinh viên hệ từ xa ….....….
31
1.4.2. Các nội dung quản lý hoạt động tự học của sinh viên hệ từ xa .....…
32
1
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học
của sinh viên .............................................................................................................
36
1.5.1. Yếu tố khách quan ……………………………………….....………
36
1.5.2. Yếu tố chủ quan ………………………………….....………………
37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA
SINH VIÊN HỆ TỪ XA TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI......................
40
2.1. Tình hình chung của Viện Đại học Mở Hà Nội ....................................
40
2.1.1. Khái quát về Viện Đại học Mở Hà Nội .............................................
40
2.1.2. Loại hình và quy mô đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội .............
41
2.1.3. Đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội .......................................
42
2.2. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên hệ từ xa tại Viện Đại học
Mở Hà Nội ...................................................................................................
44
2.2.1. Thực trạng của sinh viên hệ từ xa Viện Đại học Mở Hà Nội ……....
44
2.2.2. Thực trạng nhận thức và động cơ của sinh viên hệ từ xa về việc tự học ..
45
2.2.3. Thực trạng nội dung, phương pháp tự học của sinh viên hệ từ xa ….......
51
2.2.4. Thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên hệ từ xa …….....…………
53
2.2.5. Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của sinh
viên hệ từ xa ……………………………….....……………………………
55
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động tự học đối với sinh viên hệ từ xa tại
Viện Đại học Mở Hà Nội ………………………………............………….
61
2.3.1. Thực trạng quy trình quản lý hoạt động tự học của sinh viên hệ từ
xa...................................................................................................................
61
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên hệ từ xa .............
62
2.4. Nhận xét chung về thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên
tại Viện Đại học Mở Hà Nội ........................................................................
67
2.4.1. Kết quả quản lý hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả......
67
2
2.4.2. Thuận lợi và khó khăn ........................................................................
68
2.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................
70
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA SINH VIÊN HỆ TỪ XA TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI......
73
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh
viên hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội ........................................................
73
3.1.1. Tính pháp lý ..............................................................................................
73
3.1.2. Tính hệ thống ............................................................................................
74
3.1.3. Tính hiệu quả và khả thi ...........................................................................
74
3.1.4. Tính thực tiễn ............................................................................................
74
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên hệ từ xa tại
Viện Đại học Mở Hà Nội .............................................................................
75
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hoạt động tự học cho sinh viên
hệ từ xa .........................................................................................................
75
3.2.2. Biện pháp 2: Phát triển đội ngũ cố vấn học tập hướng dẫn sinh viên
hệ từ xa tự học có hiệu quả ..........................................................................
76
3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống tài liệu hướng dẫn tự học cho sinh
viên hệ từ xa .................................................................................................
78
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường quản lý kế hoạch và kết quả tự học của
sinh viên hệ từ xa .........................................................................................
79
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm thúc
đẩy hoạt động tự học của sinh viên hệ từ xa. ...............................................
80
3.2.6. Biện pháp 6: Hoàn thiện các điều kiện về vật chất, trang thiết bị phù
hợp tạo thuận lợi cho sinh viên hệ từ xa tự học...........................................
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
3
83
động tự học của sinh viên hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội .......................
85
3.3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý …………………….....…...
85
3.3.2. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ..........................
87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................
92
1. Kết luận ………………………………………………………………...
92
2. Khuyến nghị …………………………………………………………...
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………..................................……………
97
PHỤ LỤC ………………………………………….……………………..
102
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của trí tuệ với nền kinh tế tri thức, học
thường xuyên, học suốt đời đã và đang trở thành một trong những nhu cầu
thiết yếu để cập nhật tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao chất lượng
nguồn lực lao động trong xã hội.
Với nhiệm vụ chuẩn bị cho xã hội đội ngũ lao động kế cận giàu tiềm
năng, sự nghiệp giáo dục đại học đang đứng trước những yêu cầu mới. Vấn đề
cốt lõi của cải cách giáo dục là phải tiến hành đổi mới theo hướng: Đa dạng
hóa các loại trường, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, xã hội hoá giáo dục,
linh hoạt trong quá trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của
người học.
Trong bối cảnh đó, giáo dục theo loại hình đào tạo từ xa (ĐTTX) có một
vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mặc dù giáo dục
từ xa (GDTX) là một phương thức đào tạo mới ở Việt Nam, nhưng những năm
gần đây quy mô đào tạo đại học theo phương thức này ngày càng tăng cao.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các loại hình đào tạo khác
của Viện Đại học Mở Hà Nội, ĐTTX với tôn chỉ mục đích “mở cơ hội học tập
cho mọi người " đã có nhiều bước trưởng thành cả về quy mô và chất lượng
đào tạo. Hiện nay, số lượng sinh viên theo học đại học hệ từ xa chiếm gần 70%
số lượng sinh viên toàn trường.
GDTX, trong đó có đào tạo đại học từ xa (ĐHTX) là một quá trình dạy
học, phần lớn có sự giãn cách giữa người dạy và người học về mặt không gian
và thời gian. Người học theo hình thức GDTX chủ yếu là tự học qua học liệu
như giáo trình, băng hình, băng tiếng, đĩa CD-ROM, phần mềm vi tính, các
phương tiện nghe nhìn cá nhân, phát thanh, truyền hình, các tổ hợp truyền
thông đa phương tiện, mạng Internet, dưới sự tổ chức trợ giúp của nhà trường.
Bản chất của đào tạo ĐHTX là phát huy cao độ năng lực tự học, tự nghiên cứu
5
để chiếm lĩnh tri thức của người học. Hoạt động tự học (HĐTH) của sinh viên
hệ từ xa có ý nghĩa then chốt, có tính quyết định sự trưởng thành của nhân tố
người học và chất lượng đào tạo ĐHTX của nhà trường.
Tuy nhiên, thực tế chất lượng học tập của sinh viên hệ từ xa của Viện
Đại học Mở Hà Nội còn nhiều hạn chế không đạt được kết quả như mong đợi.
Tỉ lệ sinh viên khá, giỏi còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao
của thị trường lao động. Sinh viên vẫn còn thờ ơ với việc trang bị tri thức, lười
đọc sách… việc học tập còn mang tính chiếu lệ. Nhìn chung, sinh viên hệ từ xa
chưa tích cực tự học, chưa có được những phương pháp, kỹ năng tự học. Mặt
khác, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
sáng tạo, nâng cao năng lực tự học cho sinh viên chưa được thực hiện đồng bộ,
chưa thường xuyên…. Có thể nói, đó chính là những nguyên nhân ảnh hưởng
đến kết quả học tập của sinh viên.
Việc tìm ra biện pháp tổ chức, quản lý HĐTH của sinh viên hệ từ xa
tại Viện Đại học Mở Hà Nội là một nhiệm vụ cấp thiết đối với nhà trường
trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “Quản lý hoạt
động tự học của sinh viên hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội” để
nghiên cứu
2. Câu hỏi nghiên cứu
2.1. Các nội dung và yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH và quản lý HĐTH của
sinh viên hệ từ xa là gì?
2.2. Thực trạng HĐTH của sinh viên hệ từ xa và công tác quản lý HĐTH
của sinh viên hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội như thế nào?
2.3. Cần có những biện pháp gì để quản lý tốt HĐTH của sinh viên hệ từ
xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội?
3. Giả thuyết nghiên cứu
Có nhiều nguyên nhân làm cho số đông sinh viên hệ từ xa Viện Đại học
Mở Hà Nội chưa giành được kết quả học tập cao khi kết thúc khoá học. Một
trong những nguyên nhân đó là do khả năng tự học của sinh viên hệ từ xa và
6
việc tổ chức quản lý HĐTH cho sinh viên hệ từ xa còn hạn chế. Nếu đánh giá
đúng thực trạng HĐTH của sinh viên và việc quản lý HĐTH của nhà trường
đối với sinh viên hệ từ xa, đồng thời đề ra những biện pháp quản lý phù hợp,
hữu hiệu thì chắc chắn tỷ lệ sinh viên đạt kết quả cao trong học tập sẽ chiếm tỷ
lệ cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ĐHTX của nhà trường trong giai
đoạn hiện nay.
4. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý HĐTH và kết quả phân tích,
đánh giá thực trạng quản lý HĐTH của sinh viên hệ từ xa tại Viện Đại học Mở
Hà Nội, luận văn nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH nhằm
phát huy năng lực tự học cho sinh viên hệ từ xa, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo ĐHTX của Viện Đại học Mở Hà Nội.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể
Quá trình quản lý HĐTH của sinh viên hệ từ xa tại Viện Đại học Mở
Hà Nội.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý HĐTH của sinh viên hệ từ xa tại Viện Đại học
Mở Hà Nội.
6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản
lý HĐTH cho sinh viên hệ từ xa hiện đang theo học các chuyên ngành đào tạo
ĐHTX theo phương thức truyền thống của Viện Đại học Mở Hà Nội.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
7.1. Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về HĐTH, đặc điểm của ĐTTX và
quản lý HĐTH của sinh viên hệ từ xa.
7
7.2. Khảo sát thực trạng HĐTH của sinh viên hệ từ xa và công tác quản
lý HĐTH của sinh viên hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội, tìm ra nguyên
nhân của thực trạng đó.
7.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐTH đối với sinh viên hệ từ xa
tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ đề ra của đề tài, luận văn đã sử dụng một số
phương pháp sau:
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hóa
các nguồn tài liệu, bài viết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng
các khái niệm công cụ và cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu các quy chế, quy đinh, văn bản: Quy chế về giáo dục đào
tạo, nghiệp vụ sư phạm được nghiên cứu, phân tích nghiêm túc.
Đây là những nguồn tài liệu phong phú, cập nhật và tập hợp được nhiều
ý kiến của các chuyên gia và các quy định chuẩn.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Bằng phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn trực
tiếp sinh viên hệ từ xa, giáo viên và cán bộ quản lý về thực trạng tự học, quản
lý hoạt động tự học mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động tự học đối với sinh viên hệ từ xa đã được đề xuất.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trao đổi, tọa đàm với cán bộ quản
lý, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, ban đại diện lớp về vấn đề quản lý
hoạt động tự học; tham gia trao đổi kinh nghiệm tự học với sinh viên.
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn công tác quản lý HĐTH của
Viện, các buổi sinh viên tập trung định kỳ nghe giải đáp, phụ đạo tại tại một số
địa phương để nắm tình hình tự học và quản lý HĐTH.
8
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua các mẫu phiếu và trao đổi trực
tiếp để xin ý kiến các chuyên gia về cách xử lý các kết quả điều tra, cách thức
khảo nghiệm các biện pháp quản lý HĐTH đề xuất.
8.3. Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý các tài liệu lượng hóa
kết quả nghiên cứu đề tài.
9. Đóng góp của đề tài
9.1. Về mặt lý luận
Luận văn đã hệ thống các tri thức lý luận về tự học, HĐTH, quản lý
HĐTH với sinh viên hệ từ xa, xác định được hệ thống các biện pháp quản lý
HĐTH đối với đối tượng sinh viên này.
9.2. Về mặt thực tiễn:
Luận văn này phân tích thực trạng HĐTH của sinh viên hệ từ xa và thực
trạng quản lý HĐTH của sinh viên hệ từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội. Phân
tích đánh giá các kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của thực trạng.
Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH của sinh viện
hệ từ xa, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ĐHTX của Viện Đại học Mở
Hà Nội.
10. Cấu trúc của đề tài
Đề tài dự kiến ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu
tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương, bao
gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐTH của sinh viên hệ từ xa
Chương 2: Thực trạng HĐTH và quản lý HĐTH của sinh viên hệ từ xa
tại Viện Đại học Mở Hà Nội
Chương 3: Xây dựng các biện pháp quản lý HĐTH của sinh viên hệ từ xa
tại Viện Đại học Mở Hà Nội
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Văn bản văn kiện
Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Thủ tướng chính phủ về đổi mới căn bản
và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
Tác giả, tác phẩm
1. Nguyễn Ngọc Bảo (1980), Tổ chức dạy học, một số vấn đề về lý luận
dạy học. Tủ sách trường CBQL và NVGD.
2. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lý giáo dục, quản
lý nhà trường. Bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục
3. Thiên Giang Trần Kim Bảng (1967), Muốn học giỏi. Nhà sách khai trí Sài
gòn
4. Lê Khánh Bằng (1998), Tổ chức phương pháp tự học cho sinh viên Đại
học. Nxb ĐHSP Hà Nội.
5. Lê Khánh Bằng (1998), Phương pháp tự học (đề cương chuyên đề).
Đại học sư phạm
6. B.P. Exipov chủ biên (1997), Những cơ sở lý luận dạy học, Tập 1. Nxb
Giáo dục, 1997
7. Cẩm nang giáo dục từ xa (2009), Trần Đức Vượng dịch. Nxb Thế giới.
8. Nguyễn Duy Cần (1971), Tôi tự học. Nhà sách Khai trí - Sài Gòn
9. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của sinh viên. Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
10. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt hiệu quả. Nxb
ĐHSP Hà Nội.
11. Nguyễn Cao Chƣơng (2009), Một số giải pháp phát triển giáo dục đại
học theo phương thức từ xa tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung Tây
Nguyên. Báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa học ở Viện Đại học Mở
Hà Nội.
10
12. Phạm Khắc Chƣơng - J.A.Comenxki (1996), Ông tổ của nền sư
phạm cận đại - NXB Giáo dục - Hà Nội.
13. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Tập bài giảng Lý
luận đại cương về quản lý.
14. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Lý luận đại cương về
quản lý. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
15. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997), Những cơ sở khoa
học về quản lý giáo dục. Trường CBQL giáo dục - Đào tạo, Hà Nội.
16. Đặng Trung Còn (1960), Luận ngữ - Từ Đức Tòng thư - Sài Gòn
17. Nguyễn Văn Đạo, Tự học - Tự đào tạo tư tưởng chiến lược của phát
triển giáo dục Việt Nam. Nxb giáo dục, Hà Nội
18. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý. NXB chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
19. Hà Thị Đức (1993), Về hoạt động tự học của sinh viên sư phạm. Tạp
chí Nghiên cứu Giáo dục số 5.
20. Hồ Chủ Tịch (1962), Bàn về giáo dục. NXB Giáo dục
21. Trình Thanh Hà (2004), Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học
đối với học viên hệ từ xa của Viện Đại học Mở Hà Nội. Luận văn Thạc
sĩ Quản lý Giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội.
22. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo
dục. Nxb GD. Hà Nội.
23. Nguyễn Duy Hoan (2005), Một số giải pháp nâng cao chất lượng
giảng dạy và quản lý đối với hệ đào tạo từ xa. Báo cáo khoa học tại Hội
thảo khoa học ở Viện Đại học Mở Hà Nội.
24. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức (1994), Lí luận dạy đại học. Nxb Trường
ĐHSP Hà Nội.
25. Nguyễn Mai Hƣơng (2013), Những thách thức mới và hệ thống giải
pháp đảm bảo phát triển bền vững đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở
Hà Nội. Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội. N01.
11
26. TS Nguyễn Mai Hƣơng (2012), Nghiên cứu phương pháp dạy học
hiệu quả cho các lớp đại học hệ từ xa – Viện ĐH Mở HN. Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Viện.
27. Harold Koontz, Cyrill O,donnell. Heninz Weihrich (1992), Những
vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội
28. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra - đánh giá trong dạy - học đại học.
Nxb Giáo dục. Hà Nội.
29. Nguyễn Hiến Lê (2002), Tự học - một nhu cầu thời đại. Nxb Văn hóa
Thông tin. Thành phố Hồ Chí Minh.
30. Vũ Thị Lý (2014), Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào
tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Hòa Bình. Luận văn Thạc sĩ
Quản lý Giáo dục, trường Đại học giáo dục.
31. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006). Tâm lý học quản lý. Tài liệu dành cho
học viên cao học quản lý giáo dục, khoa Sư phạm, ĐHQGHN.
32. Phan Trọng Luận (1998), Tự học - một chìa khóa vàng về Giáo dục.
Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 2.
33. Makiguchi (1994), Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo .Trường ĐHTH Tp.
Hồ Chí Minh, NXB Trẻ.
34. Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản
lý giáo dục. Trường Cán bộ QLGD-ĐT Trung ương.
35. Rubakin (1962), Tự học như thế nào. Nxb Giáo dục. Hà Nội.
36. RaJa Roy Singh (1994), Nền giáo dục cho thế kỷ XXI – Những triển
vọng của châu á - Thái Bình Dương (bản dịch). Viện KHGD Hà Nội.
37. Roger Gal (1971), Lịch sử giáo dục học. NXB Trẻ, Sài Gòn.
38. Lâm Quang Thiệp (2000), Xây dựng một hệ thống giáo dục từ xa đích
thực cho giáo dục đại học từ xa. Hà Nội.
39. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy - tự học. Nxb Giáo dục. Hà
Nội.
12
40. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn về kinh nghiệm tự học. Nxb
Giáo dục. Hà Nội.
41. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập tác phẩm tự học - Tự giáo dục Tự nghiên cứu. Trường ĐHSP Hà Nội
42. Nguyễn Đức Trí (2002), Quản lý quá trình giáo dục và đào tạo. Viện
phát triển giáo dục, Hà Nội.
43. Nguyễn Kim Truy (2013), Giáo dục từ xa - lý luận và thực tiễn. Tạp
chí Khoa học - Viện Đại học Mở Hà Nội.
44. Trịnh Quang Từ (1996), Phương pháp tự học. Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh.
45. Phạm Viết Vƣợng (1996), Giáo dục học đại cương. Nxb Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
46. Trần Đức Vƣợng (2006), Giáo dục mở và từ xa: cơ sở lý luận và kinh
nghiệm quốc tế. Đề tài NCKH cấp bộ, Viện Đại học Mở Hà Nội.
47. Nguyễn Hoàng Yến (1990), Tự học, một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về dạy học - Tạp chí NCGD số 3.
Tiếng Anh
48. Garrison, R. (1993) Quality and access in distance education:
theoretical considerations- In D. Keegan (Ed.) Theoretical Principles of
Distance Education. New York: Routledge.
49. Moore, M. (1993) Theory of transactional distance. In D. Keegan (Ed.)
Theoretical Principles of Distance Education. New York: Routledge.
50. Perraton, H. (2007) Open and Distance Learning in the Developing
World (2nd edition). London: Routledge.
51. Peters, O. (1967) Distance education and industrial production: a
comparative interpretation in outline. In D. Keegan (Ed) (1993) Otto
Peters on Distance Education: the industrialization of teaching and
learning. New York: Routl edge.
13
52. Peters, O. (1993) Distance education in post-industrial society. In D.
Keegan (Ed.) (1993) Otto Peters on Distance Education: the
industrialization of teaching and learning. New York: Routledge.
53. Peters, O. (1999) The University of the Future: pedagogical
perspectives. Proceeding of the Ỉ9íh World Conference on open
Learning and Distance Education, Vienna, June.
5
Hệ thống tài liệu hướng dẫn tự học chưa chi tiết và đầy đủ đầy đủ
6
Việc quản lý kế hoạch và kết quả tự học của sinh viên chưa được
quan tâm sát sao
7
Các phương tiện tin học, truyền thông hỗ trợ hoạt động tự học còn
thiếu
8
Công tác khen thưởng - kỷ luật sinh viên ít khi được thực hiện
9
Đánh giá, tổng kết công tác HĐTH chưa thường xuyên
10
Việc giao lưu, trao đổi tài liệu và kinh nghiệm tự học trong các tập
thể lớp ít được thực hiện
11
Nhà trường chưa ban hành các văn bản quy định cụ thể về nhiệm
vụ, quyền hạn cho các bộ phận tham gia quản lý HĐTH
Ý kiến khác:
.......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn!
ụ lục 3
14