Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quản lý hoạt động ngoại khóa của khoa ngoại ngữ du lịch, trường cao đẳng du lịch hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.76 KB, 20 trang )

Quản lý hoạt động ngoại khóa của khoa Ngoại
ngữ Du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Đặng Thị Diệp Linh
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ngọc Bích
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý và tổ chức các hoạt động ngoại
khoá cho sinh viên tại các trường cao đẳng. Nghiên cứu thực trạng tổ chức và quản lí
các hoạt động ngoại khố cho sinh viên khoa Ngoại ngữ Du lịch ở trường Cao đẳng
Du lịch Hà Nội. Đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động ngoại khóa tại
trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội và thử nghiệm một số biện pháp.
Keywords: Quản lý giáo dục; Trường Cao đẳng; Du lịch; Hoạt động ngoại khóa; Hà
Nội
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Lý do lý luận
Hoạt động ngoại khố các mơn học là một trong những hình thức hoạt động ngồi giờ
lên lớp có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục cho sinh viên. Hoạt
động ngoại khoá bao gồm một số các hình thức tổ chức như câu lạc bộ khoa học, dạ hội khoa
học hay nghệ thuật, tổ ngoại khố...Đây là những hình thức tổ chức hoạt động dựa trên sự
hứng thú và tự nguyện của sinh viên. Thơng qua các hoạt động ngoại khố, sinh viên củng cố,
mở rộng các kiến thức đã học, tìm kiếm các kiến thức mới, phát triển hứng thú nhận thức các
mơn học, do đó kiến thức, kĩ năng của các em vững chắc hơn, sâu hơn và rộng hơn.
- Lý do thực tiễn
+ Theo dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đến năm 2015 của Tổng cục Du lịch (2007),
năm 2010, nhu cầu về lực lượng lao động ước tính lên tới xấp xỉ 340.000 người và tỷ lệ tăng
bình quân mỗi năm 8,5%. Năm 2015, số lao động các loại làm việc trực tiếp trong ngành Du
lịch ước tính theo nhu cầu dự báo là 503.202 người với tốc độ tăng trưởng 10.2%. Đến năm
2020, ước số lượng lao động du lịch trực tiếp là 750.000 người. Như vậy, mỗi năm ngành du


lịch cần tới 20.000 – 22.000 lao động được đào tạo mới để bổ sung cho thị trường lao động du


lịch, trong đó là lao động có trình độ kỹ năng cơ bản được đào tạo các ngành nghề. Thực tế,
ngành du lịch vẫn còn thiếu rất nhiều nhân viên (khoảng 100.000 người), số lượng sinh viên
khi ra trường có nghiệp vụ nhưng không đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ và số khác lại
giỏi ngoại ngữ nhưng không có nghiệp vụ.
Trước sức ép ngày càng tăng về nhu cầu lao động có tay nghề trong ngành du lịch, bên
cạnh việc bản thân các trường du lịch cần phải có những thay đổi mạnh mẽ trong nội dung,
chương trình, phương pháp đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng
nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp thì việc hỗ trợ các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo về
du lịch trên toàn quốc nâng cao năng lực đào tạo tại chỗ được xem như một giải pháp hữu
hiệu. Phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam thu hút khoảng 12 triệu lượt khách quốc tế và 45
triệu lượt khách nội địa; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
+ Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là một trong những cơ sở lớn đào tạo
và cung ứng lao động cho ngành. Vị thế của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội và những biến
đổi trong cạnh tranh giữa các đơn vị đào tạo địi hỏi trường phải có những đổi mới tích cực
nhằm ln ln tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng trên thị trường nghiệp vụ Du lịch –
Khách sạn.
+ Trong những năm gần đây, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã tập trung nhiều trí
tuệ, tiền của để nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Tuy nhiên, với thời
gian học ngoại ngữ trên lớp có hạn theo chương trình quy định đang áp dụng tại nhà trường và
các hoạt động ngoại khóa nhằm bổ trợ kiến thức cho sinh viên chưa được quan tâm đúng mức
nên khi ra trường sinh viên sử dụng tiếng nước ngoài chưa được tốt. Báo cáo Tổng kết 5 năm
công tác của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (2005- 2010) đã chỉ ra rằng theo số liệu điều
tra, phỏng vấn nhà sử dụng lao động và sinh viên khoa Ngoại ngữ du lịch đã tốt nghiệp, chỉ
khoảng 55% các em sử dụng được ngoại ngữ đã được học tại trường vào công việc. Số cịn lại
chỉ nói được những câu thơng thường theo sách vở, khả năng sử dụng linh hoạt ngoại ngữ còn
kém. Với phương châm “thành thạo nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ”. Do đặc thù của trường là khi
tốt nghiệp sinh viên làm việc trong môi trường du lịch. Do đặc thù của sinh viên khoa Ngoại

ngữ du lịch là khi tốt nghiệp phải sử dụng được tiếng nước ngoài mà mình đã được học nên
Nhà trường đã chú trọng đến cơng tác tố chức hoạt động ngoại khóa nhằm bổ trợ cho sinh
viên khoa Ngoại ngữ du lịch.
+ Hoạt động ngoại khố là một trong những hình thức hoạt động ngồi
giờ lên lớp có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục cho sinh viên. Hơn
thế nữa, hoạt động ngoại khố cũng góp phần đắc lực vào việc cung cấp sự hiểu biết và hình
thành hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên. Thông qua các hoạt động ngoại khoá, sinh viên
củng cố, mở rộng các kiến thức đã học, tìm kiếm các kiến thức mới, phát triển hứng thú nhận
thức các mơn học, do đó kiến thức, kĩ năng của các em vững chắc hơn, sâu hơn và rộng hơn,

2


giúp sinh viên tự học, tự nghiên cứu chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực Du lịch – Khách
sạn và đáp ứng yêu cầu nhân lực trong ngành du lịch.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động ngoại
khoá của khoa Ngoại ngữ Du lịch, trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội” làm luận văn tốt
nghiệp ngành Quản lý giáo dục với mong muốn sẽ xây dựng được những biện pháp khả thi
trên cơ sở lý luận khoa học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn hoạt động quản lý tổ chức hoạt
động ngọai khóa cho sinh viên khoa Ngoại ngữ Du lịch của nhà trường trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện cơng tác tổ chức hoạt động ngoại khố bổ
trợ nhằm nâng cao năng lực thực hành tiếng cho sinh viên khoa Ngoại ngữ du lịch tại trường
Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động ngoại khoá bổ trợ cho sinh viên khoa Ngoại ngữ du lịch tại trường
Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
3.2. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động ngoại khoá bổ trợ cho sinh viên khoa Ngoại ngữ du lịch tại trường Cao
đẳng Du lịch Hà Nội.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý và tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức và quản lí các hoạt động ngoại khoá.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động ngoại khóa tại trường
Cao đẳng Du lịch Hà Nội và thử nghiệm một số biện pháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức hoạt động ngoại khoá bổ trợ cho sinh viên khoa
Ngoại ngữ tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2010.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu để tổng
quan các vấn đề lý luận cơ bản phục vụ đề tài.
5.2. Phương pháp điều tra để điều tra thực trạng và thu thập ý kiến của các nhà quản lý,
giảng viên, giáo viên, sinh viên đã và đang học, của các nhà sử dụng lao động, bao gồm
các phương pháp
+ Điều tra bằng bảng hỏi.

3


+ Phỏng vấn cá nhân, nhóm, lấy ý kiến chuyên gia.
+ Quan sát, dự giờ.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO
SINH VIÊN TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm quản lý

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý nhưng các tác giả Nguyễn Quốc Chí và
Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã có định nghĩa bao quát: “Hoạt động quản lý là tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản
lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [11, tr.
1].
Các chức năng của quản lý
Henri Fayol (1841 – 1925) xuất phát từ các loại hình quản lý cho rằng: “Quản lý là
quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế
hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [11, tr. 15].
Trong Lý luận đại cương về quản lý đã viết rằng , quản lý là hệ thống gồm 4 chức năng
cơ bản: (1) Kế hoa ̣ch hóa; (2) Tở chức; (3) Chỉ đa ̣o; (4) Kiể m tra.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc [11, tr. 1], QLGD là hoạt
động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của các cấp QLGD tác động đến
toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trƣờng là hoạt động chuyên biệt của các chủ thể quản lí (các cơ quan
quản lý giáo dục cấp trên, ngƣời lãnh đạo nhà trƣờng) nhằm tập hợp, tổ chức và phát
huy tối đa sức mạnh các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, đảm bảo triển
khai các hoạt động giáo dục - dạy học của nhà trƣờng đạt đƣợc các mục tiêu phát triển
với chất lƣợng, hiệu quả cao nhất.
1.2.4. Biện pháp quản lý
Theo Đại từ điển tiếng Việt (1999) do Nguyễn Như Ý chủ biên “biện pháp là cách làm,
cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể” [33, tr.161].
Biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề trong công
tác quản lý, làm cho hệ thống quản lý vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và
phù hợp với quy luật khách quan, nâng cao khả năng hoàn thành đạt được kết quả các mục
tiêu đặt ra.


4


Có 4 loại biện pháp quản lý cơ bản là: Biện pháp hành chính tổ chức, biện pháp tâm lý
- giáo dục, biện pháp thuyết phục và biện pháp kinh tế. Các biện pháp quản lí có liên quan
chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống các biện pháp.
1.3. Quản lý hoạt động ngoại khóa
1.3.1. Hoạt động ngoại khóa
Đến nay khái niệm ngoại khoá cũng chưa được lý giải cặn kẽ, thấu đáo và nhất quán.
Theo các tác giả Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Duật [18]
“Ngoại khố khơng nên hiểu là cơng việc ngồi giờ học, ngồi chương trình, thực hiện tuỳ
tiện được sao hay vậy. Ngoai khố chỉ có nghĩa là khơng đặt sự giảng dạy của giáo viên bộ
môn lên hàng đầu mà xem trọng hoạt động tự giác vận dụng sáng tạo của sinh viên. Đó cũng
là việc học đích thực, do sinh viên tự nguyện, tự chọn, tự làm ra mà học’’. Vì vậy, có thể nói,
hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngồi chương trình học chính khóa, thường mang
tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Sinh viên có thể tham gia hoạt động ngoại khóa ở lớp/
trường hoặc ngoài xã hội với rất nhiều lựa chọn khác nhau: Thể thao, Văn hóa, Nghệ thuật,
Tình nguyện, Tổ chức…Hoạt động ngoại khóa đóng một vai trị quan trọng trong việc bổ
sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho sinh viên, giúp các em trở thành một con người
toàn diện và thú vị hơn.
1.3.2. Quản lý hoạt động ngoại khóa
Từ cách hiểu về các khái niệm quản lí liên quan và khái niệm hoạt động ngoại khố có
thể xem quản lí hoạt động ngoại khố trong trường cao đẳng là công việc của người hiệu
trưởng đặt ra các mục tiêu, lập kế hoạch, xây dựng các điều kiện, tổ chức, chỉ đạo thực hiện
và kiểm tra giám sát các hoạt động này trong mối quan hệ với các hoạt động chính khố để
phát triển tồn diện nhân cách của sinh viên, nâng cao chất lượng học tập cho các em.
1.3.3. Mối quan hệ giữa hoạt động ngoài giờ lên lớp với hoạt động ngoại khoá và với các
hoạt động dạy học, giáo dục
Việc tổ chức hoạt động trên lớp và tổ chức ngoài giờ lên lớp là hai bộ phận hữu cơ
hợp thành một thể thống nhất trong quá trình giáo dục sinh viên nhằm đạt mục tiêu đào tạo

của nhà trường Cao đẳng. Những đặc điểm cơ bản của hai dạng hoạt động này có ý nghĩa làm
cơ sở để tổ chức thực hiện các biện pháp sư phạm thích hợp. Do vậy các biện pháp tổ chức
học tập ngoài giờ lên lớp phải được đặt trong mối quan hệ học tập chính khố và học tập
ngoại khố. Trong nhà trường muốn hồn thành tốt nhiệm vụ của việc giảng dạy môn học,
người giáo viên cần phải phối hợp một cách khéo léo các mặt hoạt động chính khố và ngoại
khố.
1.4. Vai trị ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục
sinh viên

5


Với tư cách là một hình thức hoạt động ngồi giờ lên lớp, hoạt động ngoại khố có
một tầm quan trọng đặc biệt, đem lại nhiều tác dụng to lớn, góp phần đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục vì nó có các tác dụng sau đây:
1.4.1 Ngoại khoá giúp sinh viên mở rộng, nâng cao kiến thức
1.4.2. Hoạt động ngoại khoá giúp việc phát hiện năng khiếu của sinh viên
1.4.3. Hoạt động ngoại khoá hướng hứng thú vào các hoạt động bổ ích, làm giảm thiểu
tình trạng yếu kém về đạo đức của sinh viên
1.4.4. Hoạt động ngoại khoá tạo sự gắn bó đồn kết trong tập thể
1.4.5. Hoạt động ngoại khố là con đường quan trọng để hình thành, phát triển nhân cách
cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới để Việt
Nam có thể hội nhập với giáo dục khu vực và thế giới
1.4.6. Hoạt động ngoại khoá huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc giáo dục
sinh viên
1.5 . Cơ sở tâm lý học– giáo dục học của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá
1.5.1. Cơ sở giáo dục học
Hoạt động ngoại khoá tại trường cao đẳng phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục của nhà
trường: đào tạo sinh viên thành con người phát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh
với hồn cảnh xã hội hiện nay.

1.5.2. Cơ sở tâm lí
Hoạt động ngoại khố phải dựa trên sự hứng thú, tự nguyện của sinh viên
Phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của sinh viên
1.6. Mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động ngoại khóa
1.6.1. Mục tiêu
Về tri thức; Về kỹ năng; Về thái độ.
1.6.2. Nội dung
Nội dung hoạt động ngoại khoá có thể là những vấn đề kiến thức khơng nằm trong
chương trình nhưng phải dựa vào hoặc có liên quan đến kiến thức đã được học để phát triển
và đào sâu nhằm phục vụ cho nội khố.
1.6.3. Hình thức
Trong nhà trường hoạt động ngoại khố phải ln được tổ chức dưới nhiều hình thức
phong phú, đa dạng mới có thể thu hút được số đơng sinh viên, mới có thể tạo ra được sức
hấp dẫn với các em- lứa tuổi thích khám phá những gì mới mẻ. Có những hình thức tổ chức
chính sau đây:
1.6.3.1.Tổ ngoại khố
Đây là tổ chức thu hút được số đông sinh viên nhất định. Nội dung hoạt động của nó
khơng nhất thiết phải giống như nội dung hoạt động có tính chất quần chúng, dẫu rằng về căn

6


bản cũng khơng có gì khác nhau. Tuy nhiên hai hình thức đó có khác nhau về số người tham
gia, nội dung hoạt động ngoại khoá cũng cao hơn, sâu hơn, yêu cầu của người tham gia cũng
có nặng hơn vì các tổ viên là những sinh viên có trình độ sở trường khá hơn.
1.6.3.2. Những hình thức hoạt động ngoại khố có tính chất quần chúng
Các cuộc thi có tính tích hợp như: Rung chng vàng, Tài trí trẻ, Vượt qua thử thách,
mở cửa tri thức, nhịp nối trái tim…
Các hoạt động tham quan, nghe kể chuyện lịch sử, nói chuyện thời sự…
Tham gia xem và biểu diễn văn nghệ

Tổ chức đi vào các cơ sở sản xuất
Xem và biểu diễn văn nghệ, đó là lúc các em được bồi dưỡng về mặt tâm hồn, trình độ
và kỹ năng trình bày, thể hiện của các em sẽ được tốt hơn.
Tham gia các tờ báo tường, tập san, các em sẽ được nâng cao về trình độ viết, kỹ năng
diễn đạt.
Nghe nói chuyện chuyên đề.
Đi đến những danh lam thắng cảnh.
1.7. Quản lý các hoạt động ngoại khóa
1.7.1. Quản lý mục tiêu
Người hiệu trưởng cần xác định và xây dựng được mục tiêu của các hoạt động ngoại
khóa. Khi xây dựng mục tiêu, hiệu trưởng phải dựa trên những căn cứ sau:
-

Mục tiêu chương trình, văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Bộ.

-

Tình hình và yêu cầu của địa phương, của nhà trường đối với chất lượng học tập và
phát triển nhân cách của sinh viên.

-

Đặc điểm sinh viên.

1.7.2. Quản lý nội dung chương trình hoạt động ngoại khoá
Kiến thức mà giáo viên sẽ chuyển tải trong hoạt động ngoại khoá phải đảm bảo một
số yêu cầu sau:
- Có tính chính xác.
- Có tính khoa học.
- Có tính ứng dụng.

1.7.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá
Người hiệu trưởng cần nắm bắt và hiểu rõ các phương pháp và các hình thức tổ chức
giáo dục, hoạt động ngoại khoá để tổ chức các hoạt động này một cách phù hợp, linh hoạt và
sáng tạo. Hình thức tổ chức ngoại khố trong trường cao đẳng phải được quản lý chặt chẽ.
Với các tổ ngoại khố: Đây là hình thức tổ chức có tính chuyên sâu, thu hút nhiều sinh
viên có năng khiếu tham gia. Do đó các nhà quản lý phải rất lưu tâm tới việc bố trí, sắp xếp
giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng tham gia.

7


1.7.4. Quản lý và xây dựng các nguồn lực phục vụ hoạt động ngoại khoá
Các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động ngoại khố trong
trường cao đẳng nói riêng bao gồm cả con người, kinh phí, thời gian và các điều kiện về vật
lực.
1.7.5. Quản lý chất lượng các hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khoá
Chất lượng các hoạt động giáo dục và ngoại khoá thể hiện mức độ đạt được các mục
tiêu đề ra trong chương trình, kế hoạch đối với từng lứa tuổi cụ thể.
1.8. Vai trò của ngƣời giáo viên và nhà quản lý trong hoạt động ngoại khóa
1.8.1. Vai trò của người giáo viên
Giáo viên là người chỉ đạo, là trọng tài đánh giá kết quả hoạt động ngoại khố, uốn
nắn những sai lệch, động viên, khích lệ những sáng tạo và hình thành cho các em khả năng tự
nghiên cứu, say mê khoa học.
1.8.2. Vai trò của người hiệu trưởng
Hiệu trưởng là người chỉ huy, tạo các điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động ngoại
khoá và cũng là người kiểm tra giám sát, đánh giá chất lượng của các hoạt động này.
Tiểu kết chƣơng 1
Không thể xem nhẹ các HĐNK trong nhà trường. Muốn các HĐNK trở thành một
hoạt động giáo dục thường xuyên và đạt kết quả tốt, người GV và QL phải ý thức được rằng
tổ chức các HĐNK là một phần, một bộ phận hữu cơ và không thể thiếu được trong công tác

giảng dạy và giáo dục SV. Các biện pháp QL của Hiệu trưởng quyết định chất lượng của các
HĐNK. Người Hiệu trưởng phải nghiên cứu kỹ và có kế hoạch có các hình thức tổ chức, phối
hợp, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá thường xuyên để GV và thực hiện thành cơng nhiệm vụ mà
ngoại khố đề ra.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TẠI KHOA
NGOẠI NGỮ DU LỊCH, TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Quy mô, chất lượng đào tạo
2.1.2. Chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy. Hệ thống cơ sở vật chất
2.1 3. Về nhân sự:
2.2. Khái quát về khoa Ngoại ngữ Du lịch
2.2.1. Đội ngũ cán bộ giáo viên ngoại ngữ
Khoa Ngoại Ngữ Du lịch có tổng số 34 cán bộ (20 thạc sỹ) GV được chia thành 3 tổ
chuyên môn Anh văn, Trung văn, Pháp văn.
2.2.2. Hoạt động đào tạo ngoại ngữ Du lịch
Khoa Ngoại ngữ thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Giảng dạy tiếng Anh, tiếng Trung,, tiếng Pháp cơ bản tất cả các khoa, lớp.

8


+ Giảng dạy tiếng Anh cho 6 chuyên ngành:
+ Giảng dạy tiếng Trung cho các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Lữ hành (15
ĐVHT); Hướng dẫn du lịch (20 ĐVHT) và Giảng dạy tiếng Pháp cho chuyên ngành:Quản trị
Chế biến món ăn (6 ĐVHT).
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa tại khoa Ngoại ngữ Du lịch, trƣờng Cao
đẳng Du lịch Hà Nội
Trong phần này , đề tài tập trung nhận dạng , tìm hiểu một số nguyên nhân cơ bản và
đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ngoại khoá trong bối cảnh hiện nay của Trường CĐDL
HN, tác giả đã tiến hành khảo khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến của 24 cán bộ quản lý, 80

giáo viên và 240 sinh viên của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Nhận thức của hiệu trưởng, giáo viên và sinh viên về HĐNK:
CBQL nhà trường nhận thức rất rõ ràng về tầm quan trọng của hoạt động
NK, các yêu cầu cần đạt k hi tổ chức hoạt động này và yêu cầu với phẩm chất, năng lực
của GV. Có từ 92 đến 100% CBQL đều nhận thấy HĐNK có tác dụng lớn và đều cho là rất
cần
Bảng 2.3. Ý kiến về mức độ cần thiết phải tổ chức hoạt động ngoại khoá
Hoạt động ngoại khoá

Mức độ cần thiết
Rất

Cần

cần
Ngoại khố cho tất cả

Khơ
ng cần

83%

17%

74%

26%

Tham quan đi thực tế


9%

74%

Các cuộc thi có tính tổng

17%

83%

Nói chuyện chun đề

17%

66%

Xem và biểu diễn văn

17%

83%

các mơn học
Ngoại khố theo chủ
điểm
17%

hợp
17%


nghệ
Nhận thức là thế nhưng thực tiễn làm việc và kết quả của hoạt động NK không phải
lúc nào cũng được như ý muốn. CBQL xếp hạng tầm quan trọng của các năng lực và phẩm
chất của giáo viên cho việc tổ chức hoạt động ngoại khố thì có 83% u cầu GV biết cách
tổ chức, 75% u cầu GV có trình độ chun mơn vững vàng.
GV cũng như CBQL đều đánh giá cao tầm quan trọng của chuyên môn đối với việc tổ

9


chức HĐNK. Trong các yếu tố và điều kiện để tổ chức tốt HĐNK họ đều đề cao yếu tố
chuyên mơn của giáo viên. Điều này là hồn tồn phù hợp và cần thiết vì HĐNK cần có sự
hiểu biết rộng và cụ thể về lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, họ xếp kĩ năng tổ chức hoạt động
ngoại khoá ở vị trí số 5, trong khi kĩ năng tổ chức HĐNK là hết sức quan trọng quyết định sự
thành công và ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của sinh viên .
Qua 240 phiếu khảo sát thì nhận thức của SV về HĐNK là: Có 96% (231/240 phiếu)
cho rằng có tác dụng mở rộng củng cố nâng cao kiến thức; Có 87,5 % (210/240 phiếu) cho
rằng có tác dụng phát triển năng lực sở trường; 96% (230/240 phiếu) cho rằng có tác dụng tạo
gắn kết với tập thể.
Khi được xếp thứ tự theo sở thích các hình thức HĐNKBM thì có: 31% các em thích
tham quan, 33% các em thích xem biểu diễn văn nghệ, 14% các em thích tổ ngoại khố bộ
mơn, 22% thích các cuộc thi kiến thức. Sự nhận thức và hứng thú này phản ánh đúng hiện
trạng. Người phụ trách phải tôn trọng sở thích của các em, định hướng các em tới những hoạt
động bổ ích

1
0

Thực trạng về cơng tác quản lí hoạt động ngoại khố
Thơng thường hiệu trưởng nắm mục tiêu qua trưởng khoa, trưởng bộ môn. Tuỳ theo

từng môn học, từng buổi ngoại khoá mà hiệu trưởng yêu cầu trưởng bộ mơn chỉ rõ những gì
sinh viên cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Nhóm trưởng sẽ báo cáo về mục tiêu cần đạt
cho bộ phận lãnh đạo, trình bày quy trình thực hiện và đề xuất các kiến nghị khi tổ chức. Khi
quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn thông qua kế hoạch, hầu hết kế hoạch được xây dựng từ
tổ, nhóm chun mơn khá rõ ràng, được bàn bạc cụ thể, lãnh đạo phê duyệt. Tuy nhiên, vẫn
có nhà quản lý chưa coi trọng việc lập kế hoạch, cịn tuỳ tiện, mang tính hình thức nên kết quả
không cao.
Thực trạng các điều kiện tổ chức hoạt động ngoại khoá
-Về thời gian và chủ trương đường lối: Trong biên chế năm học, Bộ Giáo
dục – Đào tạo quy định rõ ngồi 33 tuần thực học, cịn lại dành cho các hoạt động khác. Bộ
Giáo dục - Đào tạo còn nhấn mạnh việc tăng cường các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp,
coi đó là một trong những biện pháp để đẩy mạnh chất lượng giáo dục
- Về nhân lực: Trường có 112 cán bộ quản lý, 65 người đã qua các lớp quản lý giáo dục tại
Trường cán bộ quản lý Trung ương, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. Có 48 người làm cơng tác
quản lý từ 5 năm trở lên. Khoa ngoại ngữ Du lịch hiện có tổng số 34 cán bộ, GV được chia
thành 3 tổ chuyên môn Anh văn, Trung văn, Pháp văn.Trong đó, 19 GV Anh văn, 07 GV
Trung văn, 07 GV Pháp văn và 01 trợ lý khoa kiêm giảng.
Về học hàm học vị hiện Khoa có

20 thạc sỹ, số GV cịn lại đang theo ho ̣c chương

trình đào tạo thạc sĩ . Có 2 GV đoạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi tồn quốc. Có 10 GV đoạt

10


danh hiệu giáo viên dạy giỏi thành phố. Đại đa số các GV đều được đào tạo chính qui từ hai
trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc Gia Hà Nội và ĐH Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi để
nâng cao chất lượng chun mơn
- Về tài chính: Với tổ ngoại khố bộ mơn, các buổi nói chuyện chun đề,

các buổi biểu diễn văn nghệ hay các cuộc thi có tính tổng hợp ... Nhà trường thường chi
kinh phí 100%. Nguồn kinh phí này gồm nguồn ngân sách, học phí, quỹ khuyến học và các
nguồn tài trợ khác.
- Về cơ sở vật chất:. Trường Cao đẳng Du lịch có cơ sở vật chất vào loại khá: Đều có khu
học tập của sinh viên là những dãy nhà cao tầng khang trang, có đủ ánh sáng, thống mát, có
khu vui chơi giải trí. Diện tích m2 đất tính trên sinh viên đạt từ 8 – 10m2. Trường có khách sạn
3 sao Hồng long; 04 phịng thực hành nghiệp vụ Khách sạn – Nhà hàng; 04 phoàng thực
1

1
hành nghiệp vụ Hướng dẫn. Sinh viên khơng chỉ có một khơng gian rộng để hoạt động tập thể
mà ngay cả các tổ ngoại khóa đều có thể song song tiến hành trong cùng một thời điểm. Giáo
viên ở các giờ ngoại khố có thể đưa sinh viên về phòng chức năng để tiện thực hành. Với
hoạt động ngoại khoá, cơ sở vật chất là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả của hoạt động này
Hiệu trưởng hướng dẫn thực hiện hoạt động ngoại khố bộ mơn
Thơng thường các hiệu trưởng hướng dẫn ngoại khố bộ mơn theo 5 bước sau:
Bước 1 -

Lập kế hoạch báo cáo chi tiết cho nhà quản lý nắm được.

Bước 2 - Tiến hành chuẩn bị rồi làm thử (Có đề xuất bổ sung nếu thấy cần).
Bước 3 - Tổ chức thực hiện
Bước 4 -

Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm

Bước 5 -. Đưa vào tiêu chí thi đua.
2.4. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khố
2.4.1. Khái qt chung: Qua phiếu thăm dị, qua trực tiếp phỏng vấn cho thấy mức độ

thường xuyên tổ chức các HĐNK như sau:
Bảng 2.9. Mức độ tiến hành các hoạt động ngoại khoá
Hoạt động

Mức độ tiến hành
Thường
xuyên

Ngoại khố cho tất cả các
mơn học

91,6%

Ngoại khố theo chủ điểm

Thỉnh
thoảng
8,4%
83%

11

Khơng
bao giờ


Tham quan, đi thực tế

91%


Các cuộc thi có tính tổng

91%

hợp
Nói chuyện chuyên đề

84%

Câu lạc bộ

75%

Xem và biểu diễn văn

98%

nghệ

Tổ NKBM được tiến hành thường xuyên Các trường thường có từ 3 đến 6
lần/ môn học 1 năm với 1 khối. Số SV

tham gia ở tổ ngoại khoá từ 50 đến 60

SV/mơn/khối. Cịn các hình thức khác như xem – biểu diễn văn nghệ, câu lạc bộ, nói chuyện
chuyên đề, cuộc thi có tính tổng hợp, tham quan là thỉnh thoảng. Với hình thức sinh hoạt có
tính quần chúng này, số SV tham gia là rất đông.
2.4.2. Đánh giá cụ thể thực trạng tổ chức một số hình thức HĐNK
Tổ ngoại khố bộ mơn.
Hình thức này được tổ chức thường xun. Tiến hành tổ ngoại khố bộ

mơn, giáo viên khắc sâu kiến thức, giải đáp thắc mắc cho các em. Hình thức này nhìn
chung khơng tiêu tốn kinh phí nhiều trong mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất, nhưng lại địi hỏi
ở giáo viên một trình độ chun mơn tốt. Trên 70% ý kiến được hỏi cho rằng giáo viên bộ
môn giỏi là người quan trọng nhất trong hoạt động ngoại khố.
Những hoạt động có tính quần chúng.
Hình thức này địi hỏi người tổ chức phải có sự chuẩn bị nhiều về các
mặt: thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất, tài chính.... So với tổ ngoại khố bộ mơn thì những
hoạt động ngoại khố có tính quần chúng tốn kém hơn nhiều vì người chỉ đạo thường phải
huy động một số đông cán bộ, giáo viên cùng tham gia, thành lập ban tổ chức. Hình thức này
khơng được tổ chức một cách thường xuyên ở các nhà trường.
2.5. Kết quả tổ chức hoạt động ngoại khoá
.

Hoạt động ngoại khoá giúp sinh viên hứng thú hơn với việc học tập nội khoá. Hầu hết

các GV đều cho rằng các em thích được tham gia HĐNK, nếu đựơc tổ chức tốt sẽ là môi
trường thuận lợi để các em được mở rộng, nâng cao kiến thức, xây dựng một tập thể đồn kết,
là nhịp cầu để thầy trị xích lại gần nhau hơn. GVcó điều kiện để tìm hiểu sâu hơn hồn cảnh
gia đình, tâm tư và nguyện vọng của các em. Hoạt động này có những ảnh hưởng tích cực đến
chất lượng học tập và rèn luyện cuả SV. Tuy nhiên HĐNK vẫn cịn nhiều hình thức tổ chức
chưa có tác động tích cực đếnSV, một bộ phận các em tham gia chỉ để vui đùa. Ngay cả người
tổ chức, một số kinh nghiệm còn hạn chế.

12


Qua nhiều năm theo dõi, chúng tôi nhận thấy những sinh viên tham gia hình thức này
thường có kết quả học tập khá cao, đạt điểm cao trong các kỳ thi sinh viên giỏi các trường đào

3


tạo về du lịch, sinh viên giỏi tay nghề ASEAN.
Tiểu kết chƣơng 2
Hiện nay các nhà QL đã chú trọng hình thức tổ chức dạy học này, đã thực hiện một
cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Tuy nhiên, có sự
mâu thuẫn giữa mong muốn của SV và việc đáp ứng của các nhà trường hiện nay. Do hạn chế
về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ và có cả năng lực tổ chức, điều hành của nhà QL. Thực
tiễn cho thấy rằng, tài chính,CSVC có vai trị khá quan trọng đối với sự thành công của các
HĐNK, tuy nhiên chúng không phải là những yếu tố quyết định. Nhận thức và năng lực tổ
chức của người Hiệu trưởng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của công tác
hoạt động ngoại khố trong nhà trường. Nếu có những biện pháp quản lý đồng bộ, chắc chắn
hoạt động này sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ KẾT
QUẢ KHẢO NGHIỆM, THỰC NGHIỆM VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp: Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nghiên cứu trong
chương 1 và chương 2, chúng tôi đưa ra một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng
HĐNK.
3.1.1. Cơ sở lí luận
Cơ sở giáo dục học: Mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam chỉ
có thể được thực hiện thơng qua các hoạt động khác nhau trong đó HĐNK đóng vai trị quan
trọng. HĐNK có nhiều hình thức. Càng tổ chức đa dạng, tác dụng càng cao. NK u cầu đối
với giáo viên giỏi chun mơn, có kĩ năng tổ chức hoạt động này.
Cơ sở tâm lý học: HĐNKmuốn thành công phải được tổ chức dựa trên hứng thú của
sinh viên.Tạo cơ hội để các em được khám phá và thể hiện mình. Những gì mới mẻ thường có
sức thu hút các em.
Cơ sở quản lí giáo dục: Tổ chức HĐNK là bắt buộc theo qui định của Bộ
GD-ĐT, nhiệm vụ năm học, trong Chiến lược phát triển GD 2001- 2010, Luật giáo dục.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Thực trạng cho thấyHĐNK tuy đã được chú trọng nhưng còn nhiều hạn chế cần được
khắc phục. Đội ngũ giáo viên u nghề, hăng hái, nhiệt tình ln sẵn sàng tham gia tổ chức và

thực hiện các hoạt động ngoại khoá đề ra. Tuy nhiên:
- Hiệu trưởng, phòng Đào tạo của trường còn hạn chế khi lập kế hoạch tổng
thể của nhà trường trong đó có kế hoạch hoạt động ngoại khoá.

13


- Chưa có sự phân cơng phụ trách tổ chức và QL HĐNK một cách hợp lí.
- Hiệu trưởng chưa có biện pháp động viên để những giáo viên có năng lực

1
5

và phẩm chất tốt truyền lại kinh nghiệm cho giáo viên mới vào nghề, đồng thời có kế
hoạch cụ thể để thúc đẩy mọi giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Nguồn lực dành cho hoạt động ngoại khố cịn nhiều hạn chế.
3.2. Hệ thống các biện pháp: Luận văn đã đề xuất 6 biện pháp sau đây và trong mỗi biện
pháp đã giải thích rõ mục đích vì sao phải tiến hành biện pháp đó và cần đạt kết quả gì. Nội
dung và các bước thực hiện.
3.2.1.Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác dụng của hoạt động ngoại khóa bộ mơn
cho giáo viên và sinh viên.
Mục đích: Tuyên truyền làm cho giáo viên và sinh viên hiểu rõ tác dụng của hình thức
tổ chức dạy học, có được nhận thức đúng đắn về việc tổ chức hoạt động ngoại khố. Nhận
thức đúng thì hành động mới không lệch lạc, mới tránh được những sai lầm.
Nội dung tuyên truyền: Tác dụng của hoạt động ngoại khoá. Vai trò của
sinh viên, giáo viên trong các hoạt động ngoại khoá. Các hoạt động ngoại khoá sẽ tiến
hành trong thời gian tới.
Lực lượng tham gia tuyên truyền: Hiệu trưởng, trưởng khoa, tổ trưởng bộ
môn, giáo viên chủ nhiệm và cố vấn Đồn phải là người tun truyền tích cực cho giáo
viên và sinh viên

Phương tiện tuyên truyền: Người làm cơng tác tun truyền phải bám vào
các văn bản có tính pháp quy.
Các Bước tiến hành: a) Lập kế hoạc b) Triển khai kế hoạch:
3.2.2. Nâng cao năng lực lập kế hoạch cho HT, cáctrưởng khoa, tổ trưởng bộ môn,
tăng cường các hoạt động QLHĐNK (chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá…)
3.2.2.1. Nâng cao năng lực lập kế hoạch cho HT, các tổ trưởng bộ môn.
3.2.2.2. Tăng cường các hoạt động QLHĐNK (chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá…), có
cách thức đánh giá kết quả HĐNK tiện lợi, chính xác.
3.2.3. Rèn luyện kỹ năng cho giáo viên về tổ chức hoạt động ngoại khóa

1
3.2.4. Xây dựng các điều kiện để tổ chức tốt HĐNK (CSVC, tài chính, thời gian...)
9

3.2.5. Tổ chức đa dạng và kết hợp nhiều HĐNK khác nhau ở các bộ môn
3.2.6. Trao đổi kinh nghiệm giữa các trường
3.2.7. Sử dụng các biện pháp
3.3. Kết quả khảo nghiệm

14


Đối tượng khảo nghiệm:Trưng cầu ý kiến về các giải pháp của đề tài với 45 đối tượng
được chia thành 3 nhóm là các nhà quản lý, tổ trưởng bộ mơn, cố vấn Đồn và một số giáo
viên giỏi.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Giải pháp xây dựng các điều kiện để tổ
chức HĐNK là quan trọng nhất. Điều này đúng với thực tế. Giải pháp tuyên truyền nâng
cao nhận thức, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ là cấp thiết nhất. Tun truyền nâng cao nhận
thức có tính khả thi cao nhất vì ai cũng có thể thực hiện và thực hiện bằng nhiều con đường
khác nhạu. Hai giải pháp 5 và 6 không được GV và CBQL đánh giá cao xem ra khó có vẻ

thực hiện. Các giải pháp phù hợp sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
3.4. Thực nghiệm sƣ phạm
Chúng tôi đã cùng nhà trường xây dựng kế hoạch và thực nghiệm các chủ điểm HĐNK
tháng 3 (Bảng 3.3 đến 3.5): Kế hoạch hoạt động ngoại khoá tháng 3 năm 2009 và kết quả đạt
được:
Số sv

Mức độ mở rộng kiến thức

53

Đạt y/c cao
31

sv

58,5%

Khá đạt Đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu

y/c

tham gia

cầu

- 18 sv - 4 sv -7,5%


0

34%

Tổ chức buổi ngoại khố : cơng tác tun truyền và phân công công việc cụ thể cho mỗi
người.
Họp rút kinh nghiệm ở tổ bộ môn (mời các tổ khác cùng tham dự)
3.5. Một số kết luận chung về tính khả thi và tầm quan trọng của các biện pháp qua
khảo nghiệm và thực nghiệm:
1 -Nâng cao nhận thức để giúp mọi người tham gia tích cực chủ động và hứng thú.
2-Mở rộng kiến thức và nâng cao kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khố cho giáo viên bộ
mơn, đặc biệt là các kĩ năng: tổ chức, kết hợp giữa nói và chỉ dẫn có kèm các đồ dùng trực
quan, dụng cụ thí nghiệm.
3-Vận động và bằng nhiều hình thức để đóng góp và trang bị cơ sở vật chất, phương tiện
hoạt động và kinh phí cho nhà trường nói chung, hoạt động ngoại khố bộ mơn nói riêng.
4-Thống nhất và triển khai đồng bộ kế hoạch của nhà trường với kế hoạch của các tổ
nhóm, trao quyền chủ động cho tổ bộ môn trong tổ chức HĐNK
5-Phối kết hợp các lực lượng, các biện pháp nói trên, chú trọng cách thức đánh giá kết quả
hoạt động ngoại khoá bộ môn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

15


I. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý, qua nghiên cứu thực trạng
quản lý hoạt động ngoại khố ở trường CĐDLHN, tác giả có một số kết luận sau:
1. Về lý luận:
Hoạt động ngoại khoá là một bộ phận của hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì những lý do
đó mà chúng ta khơng thể xem nhẹ các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường. Muốn các

hoạt động ngoại khoá trở thành một hoạt động giáo dục thường xuyên và đạt kết quả tốt,
người giáo viên và nhà quản lý phải ý thức được rằng tổ chức các hoạt động ngoại khoá là
một phần, một bộ phận hữu cơ và không thể thiếu được trong công tác giảng dạy và giáo dục
sinh viên. Các biện pháp quản lí của hiệu trưởng quyết định chất lượng của các hoạt động
ngoại khố.
- Với quản lí tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, đặc biệt là quản lí hoạt động ngoại
khóa của khoa Ngoại ngữ Du lịch, nhà quản lí cần chú ý đến đặc thù ngành nghề. Ngoại ngữ
không tốt của đội ngũ lao động trong ngành du lịch đã tác động rất lớn đến chất lượng dịch vụ
du lịch, đến sự phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian qua. Đó cũng chính là “rào
cản” đối với quá trình hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam .
- Các em sinh viên ngành ngoại ngữ du lịch đã, đang và sẽ trở thành cầu nối quan
trọng về ngơn ngữ và văn hóa. Và để có được nguồn nhân lực như mong đợi, chúng ta không
chỉ chú trọng đến giờ học trên lớp của sinh viên mà cần phải thực sự tăng cường các hoạt
động ngoại khóa nhằm tăng tự tin, khả năng thể hiện bản thân và cũng để bổ xung những kiến
thức các em đã được học để các em có đủ năng lực thực hiện cơng việc của mình hiệu quả
trong ngành du lịch.
2. Về thực trạng
Tác giả đã xác định được những hạn chế cơ bản của việc quản lý hoạt động ngoại khoá
tại khoa Ngoại ngữ du lịch, trường Cao đẳng du lịch Hà Nội như sau:
- Năng lực quản lí, tổ chức hoạt động ngoại khố của hiệu trưởng, đội ngũ cán bộ quản
lí, của trưởng khoa, trưởng bộ mơn và giáo viên cịn có những hạn chế.
- Các biện pháp quản lý của lãnh đạo nhà trường chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy,
chưa thường xuyên giao lưu học hỏi kinh nghiệm để làm phong phú cho hoạt động ngoại khố
của mình, các hình thức khen thưởng, động viên chưa kịp thời.
- Đội ngũ giáo viên trẻ có nhiệt tình nhưng cịn thiếu kinh nghiệm trong tổ chức và
phối hợp. Hạn chế về hình thức tổ chức hoạt động ngoại khố
- Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khố nhìn chung cịn đơn điệu, nghèo nàn, cơ sở
vật chất thiếu thốn, kinh phí dành cho hoạt động này cịn q ít.
- Hạn chế về điều kiện tổ chức và hạn chế trong công tác động viên khen thưởng. Các
điều kiện cho hoạt động ngoại khố cịn chưa có sự đầu tư cho thoả đáng.


16


- Hạn chế về các cơ chế, chính sách liên kết với cộng đồng và các tổ chức liên quan.
Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường đều băn khoăn muốn làm sao cho hoạt
động ngoại khố của sinh viên được sơi động và nội dung ngoại khố được phong phú. Nhìn
chung, giáo viên đều phản ánh hình thức ngoại khố cịn nghèo nàn.
- Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá ở nhà trường nhiều khi chắp vá, vụn, lẻ thất
thường và tuỳ tiện.
Thực tế hoạt động ngoại khoá khoa Ngoại ngữ Du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà
Nội được khảo sát đã cho thấy rằng nhà quản lý đã chú trọng hình thức tổ chức dạy học này,
đã thực hiện một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà
trường.
Thực tiễn cho thấy rằng, tài chính, cơ sở vật chất có vai trị khá quan trọng đối với sự
thành cơng của các hoạt động ngoại khố, tuy nhiên chúng khơng phải là những yếu tố quyết
định vì đã có khơng ít trường thiếu thốn tài chính, cơ sở vật chất nhưng vẫn tổ chức được tốt
hoạt động này. Vì vậy, có thể nói, nhận thức và năng lực tổ chức của người quản lí, của giáo
viên và sinh viên là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành cơng của cơng tác hoạt động
ngoại khố trong các nhà trường. Nếu có những biện pháp quản lý đồng bộ, chắc chắn hoạt
động này sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
3. Về giải pháp
Từ kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm, tác giả nhận thấy cần chủ động
thực hiện một số công việc sau để tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá:
1. Tổ chức tốt các sinh hoạt, nâng cao nhận thức để giúp mọi người tham gia tích
cực chủ động và hứng thú vào hoạt động ngoại khóa.
2. Mở rộng kiến thức và nâng cao kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khố cho giáo
viên bộ mơn, đặc biệt là các kĩ năng: tổ chức, kết hợp giữa nói và chỉ dẫn có
kèm các đồ dùng trực quan.
3. Vận động và bằng nhiều hình thức để đóng góp và trang bị cơ sở vật chất,

phương tiện hoạt động và kinh phí cho nhà trường nói chung, hoạt động ngoại
khố nói riêng.
4. Thống nhất và triển khai đồng bộ kế hoạch của nhà trường với kế hoạch của
các khoa, tổ bộ môn, trao quyền chủ động cho khoa, tổ bộ mơn trong tổ chức
hoạt động ngoại khố
5. Phối kết hợp các lực lượng, các biện pháp nói trên, chú trọng cách thức đánh
giá kết quả hoạt động ngoại khoá.

17


Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá của khoa Ngoại ngữ Du lịch, trường
CĐDLHN dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kĩ năng tổ chức
và các điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường.
Sau khi nghiên cứu lí luận và thực trạng, đề tài luận văn đã đưa ra 5 biện pháp nhằm
quản lí tốt hơn hoạt động này, đã thực nghiệm và triển khai trong năm học 2010-2011. Qua
thực tế khảo nghiệm cho thấy, thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khố trên đây
đã mang lại kết quả tốt, được dư luận giáo viên, nhà trường, sinh viên đánh giá cao.
II. Khuyến nghị
Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm hoàn thiện về mặt lí luận, trang bị những kiến
thức cần thiết để người giáo viên hiểu rõ hoạt động ngoại khoá trong nhà trường, biết cách
tiến hành hoạt động này.
Đề nghị với các cấp quản lí trang bị các điều kiện cần thiết giúp cho hoạt động ngoại
khoá được tốt hơn như: đầu tư cơ sở vật chất, tài chính, đất đai cho các nhà trường.
Các trường nên có những buổi giao lưu để học hỏi kinh nghiệm trong quá trình tổ
chức và quản lí hoạt động ngoại khố.
Tổ chức các buổi hội thảo, các buổi nói chuyện chuyên đề về cách thức tổ chức và
quản lí hoạt động ngoại khố.

2

6

Người Hiệu trưởng cần tích cực tham gia các chuyên đề về đổi mới phương pháp, đổi
mới các hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường hiện nay.
Khoa Ngoại ngữ Du lịch, trường CĐDLHN cần thực hiện tốt 5 kết luận
rút ra sau khảo nghiệm và thực nghiệm
References
Báo cáo tổng kết năm học 2004-2005 của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Bộ giáo dục và Đào tạo(2004), Nhiệm vụ năm học 2004-2005, Nxb Giáo dục
Bộ giáo dục và Đào tạo(2000) Điều lệ nhà trường phổ thông Nxb Giáo dục
Cai Rôp (1960), Giáo dục học Bản dịch của khu học xá
Đặng Quốc Bảo(1997), Một số kinh nghiệm về quản lý.
Đặng Vũ Hoạt –Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học tập 1,2, Nxb Giáo dục
Đặng Vũ Hoạt (1997), Hoạt động giáo dục ngồi gìơ lên lớp ở trường THCS – Nxb Giáo
dục.
Đinh Xuân Huy (1999). Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của
người hiệu trưởng trong trường DTNT ở tỉnh Lai Châu. Luận văn thạc sỹ KHGDTrường ĐHSP Hà Nội.

18


Đỗ Nguyên Hạnh(1996), “Một vài hình thức giáo dục cho học sinh ngồi giờ lên lớp có
hiệu quả “- Tạp chí nghiên cứu giáo dục số2.
J A Cơ men xki, Ông tổ của nền sư phạm cận đại.
11.Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Lý luận đại cương về quản lý. Tài liệu giảng
dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2008.
(1997), Nghệ thuật lãnh đạo -Nxb Giáo dục
Nguyễn Đào Quý Châu (2005), Làm chủ phương pháp giảng dạy Nxb Đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Đức Quang(1999), Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động ngồi giờ lên lớp ở

trường phổ thơng -Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 6
Nguyễn Đức Minh (Chủ biên ) Nguyễn Hải Khoát (1981),. Cơ sở tâm lý học của công
tác quản lý trường học. Nxb Giáo dục
Nguyễn Trọng Tấn(2005), Quản lý các trường học trong thế kỷ XXI Nxb Đại học sư
phạm Hà Nội
Phạm Lăng (1984), “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PTTH Chu Văn An
Hà Nội”- Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 12
Phan Trọng Luận, Trƣơng Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Duật (1998),
Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
Phan Văn Khải, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010
Thái Duy Tuyên(1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục.
Thái Duy Tuyên (1991), "Vấn đề lựa chọn phương pháp dạy học", Tạp chí Nghiên cứu
giáo dục, số1
V.A.Xu Khơm Lin xki (1984), Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trường phổ
thơng (Hồng Tấn Sơn lược dịch)- Tủ sách trường cán bộ quản lý và nghiệp vụ-Bộ giáo
dục thành phố Hồ Chí Minh.
Xa mu cơp (1961), Giáo trình giáo dục học - ĐHSP Hà Nội.
Kelly(15 February 2005 ), Outdoor learning, DFES
James J. Shields, Jr, Japanese Schooling(1989), The Pennsylvania State
Schermerhorn (2001), Management, sixth edition, John Wiley and sons, Inc.
University Press, University Park and London
Organization of MEXT of Japan (2003), Education Reform Plan for the 21st Century
U.S. National Center for Public Policy and Higher Education(2002), Business Leader's
Guide to Measuring Up .

19


US Department of Education (May, 2003), Comperative Indicators of Education in the
U.S.A and other G8 coutries.


20



×