Tải bản đầy đủ (.ppt) (55 trang)

Phương pháp lập và phân tích báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.53 KB, 55 trang )

PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TS.Nguyễn Thanh Bình
Giám đốc phân tích, Đầu tư Công ty Cổ phần
Chứng khoán APEC


Khái niệm


BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính của
doanh nghiệp như tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ, kết quả
kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.



BCTC cung cấp các thông tin kinh tế-tài chính chủ yếu cho người
sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự
đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.



BCTC là những báo cáo mang tính bắt buộc do Nhà nước quy
định.



Tóm lại, BCTC là sản phẩm quan trọng nhất của quy trình kế toán,
là công cụ cơ bản để công bố thông tin kế toán của DN.



Mục đích


Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin về tình hình tài
chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của DN, đáp
ứng nhu cầu hữu ích cho số đông người sử dụng. Báo cáo tài
chính phải cung cấp những thông tin của DN về:


Tài sản



Nợ phải trả



Vốn chủ sở hữu



Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ



Thuế và các khoản nộp Nhà nước




Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán



Các luồng tiền.


Nguyên tắc lập và trình bày BCTC
(CMKT số 21)


Nguyên tắc hoạt động liên tục



Cơ sở dồn tích



Nguyên tắc nhất quán



Trọng yếu và tập hợp



Nguyên tắc bù trừ




Nguyên tắc có thể so sánh



Nguyên tắc phù hợp


Nguyên tắc hoạt động liên tục



BCTC thường được lập trên giả thiết rằng doanh nghiệp
đang hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai.



Nếu doanh nghiệp dự định kết thúc hoạt động trong
tương lai thì BCTC có thể phải lập trên một cơ sở khác,
khi đó cần phải làm khai báo về cơ sở này.


Cơ sở dồn tích



Để đạt được mục tiêu của mình, các báo cáo tài chính
phải được lập trên cơ sở dồn tích. Theo đó, ảnh hưởng
của các nghiệp vụ và sự kiện phải được ghi nhận khi
chúng xảy ra chứ không phải khi thu tiền hay chi tiền và

chúng được ghi chép vào sổ kế toán, được tổng hợp
trên các BCTC.


Nguyên tắc nhất quán



Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp áp dụng các khái
niệm, nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp tính toán
nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác.


Trọng yếu và tập hợp



Nguyên tắc này cho rằng có thể có những sai sót nhỏ,
không trọng yếu, có thể chấp nhận được nếu các khoản
mục này không ảnh hưởng tới tính trung thực và hợp lý
của BCTC, tức là không làm thay đổi quyết định của
người sử dụng thông tin.



Thông tin cung cấp phải dựa trên cơ sở tập hợp đầy đủ,
không phân tán rải rác làm nhiễu thông tin cho người
đưa ra quyết định.



Nguyên tắc bù trừ


Không được phép bù trừ giữa các khoản phải thu với khoản phải trả
của cùng một đối tác vì trong trường hợp DN bị phá sản thì việc xử
lý các khoản phải thu và phải trả là khác nhau.



Khi lập BCKQKD, DN không được bù trừ giữa chi phí và thu nhập
của từng loại hoạt động mà chúng phải được trình bày thành từng
khoản mục riêng, sau đó, chi phí được trừ vào doanh thu hoặc thu
nhập tương ứng để xác định KQKD của từng hoạt động.


Nguyên tắc có thể so sánh


Các BCTC phải cung cấp thông tin có tính so sánh của một
số kỳ kế toán liên tiếp nhằm giúp người sử dụng hiểu được
các biến động trong các chỉ tiêu trên báo cáo giữa các kỳ.



Các thông tin bằng số liệu trong BCTC nhằm để so sánh giữa
các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông
tin bằng số trong BCTC của kỳ trước.




BCTC bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều
này cần thiết giúp cho người sử dụng hiểu rõ được BCTC của
kỳ hiện tại.


Nguyên tắc phù hợp



Nguyên tắc phù hợp đòi hỏi công tác hạch
toán chi phí phù hợp với doanh thu.


Nguyên tắc thận trọng



Nguyên tắc thận trọng yêu cầu kế toán chỉ ghi nhận
doanh thu khi có chứng cớ chắc chắn. Tài sản có xu
hướng giảm giá , mất giá không bán được phải dự tính
thiệt hại để trích lập dự phòng.


Hệ thống báo cáo tài chính

Hệ thống BCTC tổng hợp gồm 4 biểu mẫu báo cáo


Bảng cân đối kế toán




Báo cáo kết quả HĐKD



Báo cáo lưu chuyển tiền tệ



Bản thuyết minh BCTC

Mẫu số B 01-DN
Mẫu số B 02-DN
Mẫu số B 03-DN
Mẫu số B 09-DN

Đối với công ty mẹ và tập đoàn thì phải lập BCTC hợp nhất.


Bảng cân đối kế toán


Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một báo cáo tài chính
tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện
có, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại
một thời điểm nhất định.




Nói một cách khác, BCĐKT là báo cáo kế toán chủ yếu,
phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn chủ
yếu của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới
hình thái tiền tệ.


Kết cấu của BCĐKT


BCĐKT được lập dựa trên phương trình kế toán cơ bản
Tổng tài sản = Tổng nợ phải trả + Tổng NVCSH



BCĐKT được trình bày theo kết cấu dạng hai bên (kết
cấu ngang, kết cấu tài khoản): bên trái là tài sản, bên
phải là nguồn vốn.



BCĐKT được trình bày theo kết cấu dạng một bên (kết
cấu dọc, kết cấu dạng báo cáo): bên trên là tài sản, bên
dưới là nguồn vốn.


Nguồn số liệu để lập BCĐKT
Để lập BCĐKT cần thiết phải sử dụng nhiều nguồn số
liệu khác nhau trong đó chủ yếu :



Bảng cân đối kế toán cuối kỳ trước, năm trước



Sổ cái các TK tổng hợp và TK phân tích



Bảng cân đối tài khoản (bảng cân đối phát sinh)



Các tài liệu khác có liên quan (bảng tổng hợp chi tiết, bảng
kê…)


Phương pháp lập

Chuyển số dư của các tài khoản loại 1 đến loại 4 vào
biểu mẫu tương ứng theo hướng dẫn chuẩn mực kế
toán số 21 (xem bảng)


Các nghiệp vụ kế toán và ảnh hưởng đến BCTC

Các nghiệp vụ làm tăng cả tài sản và
nguồn vốn (hạch toán lợi nhuận, vay vốn,
bổ sung vốn chủ sở hữu).
 Các nghiệp vụ làm giảm tổng tài sản và
nguồn vốn (trả nợ, trả cổ tức, lợi nhuận

âm).
 Các nghiệp vụ làm thay đổi kết cấu tài sản
 Các nghiệp vụ làm thay đổi kết cấu nguồn
vốn



BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


BCKQHĐKD thể hiện kết quả các hoạt động của một
doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường là 1
năm).



Báo cáo này phản ánh tổng quát các khoản doanh thu (hay
thu nhập) phát sinh và các khoản chi phí tương ứng tạo ra
khoản doanh thu hay thu nhập đó và lợi nhuận trong kỳ
của doanh nghiệp.



Chức năng của báo cáo này là cung cấp các căn cứ cho
người sử dụng đánh kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.


Nguồn số liệu để lập báo cáo
Để lập BCKQHĐKD, người lập phải sử dụng nguồn

số liệu chủ yếu sau:


BCKQHĐKD quý trước, năm trước.



Sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản loại 5- doanh thu;
loại 6- chi phí; loại 7- thu nhập khác; loại 8- chi phí khác;
loại 9- xác định kết quả kinh doanh.



Các tài liệu khác có liên quan như sổ chi tiết TK 3334thuế TNDN, thông báo nộp thuế TNDN…


BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


BCLCTT là báo cáo trình bày nguồn gốc và phương
thức sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nó cung cấp
thông tin về luồng tiền vào và ra chủ yếu trong một thời
kỳ nhất định.



Các thông tin này phục vụ cho việc giải thích các hoạt
động đầu tư và huy động vốn quan trọng của doanh
nghiệp trong kỳ kế toán.



Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm các phần chính



Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh



Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư



Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính



Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ



Tiền tồn đầu kỳ và cuối kỳ


Nguồn số liệu



Bảng cân đối kế toán




Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh



Thuyết minh báo cáo tài chính



Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước



Các tài liệu khác như sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.


Phương pháp lập

Có 2 phương pháp lập BCLCTT
 Phương

pháp trực tiếp

 Phương

pháp gián tiếp


Phương pháp trực tiếp




BCLCTT được lập bằng cách xác định và phân
tích trực tiếp các khoản thực thu, thực chi bằng
tiền theo từng nội dung thu, chi trên sổ kế toán
tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp.


×