Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án tốt - chào mừng 20-11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.29 KB, 3 trang )

Trường: THCS Lý Thường Kiệt Tổ: Toán - Lý
Ngày soạn: 10.11.2008
Tiết : 13
Ôn tập Chương I
Ngày giảng: 14.11.2008
Tuần : 13
I/ Mục tiêu:
• Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn
thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.
• Kỹ năng: Sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa
để đo, vẽ đoạn thẳng.
• Thái độ: Bước đầu tập suy luận đơn giản, giáo dục tính cẩn thận.
II/ Chuẩn bị:
• Giáo viên: bài soạn, phấn, thước thẳng có chia độ, compa, bảng phụ vẽ
các bảng ôn tập và ghi các đề bài tập.
• Học sinh: Học bài cũ của chương I, soạn các câu hỏi ôn tập và bài tập ở
SGK trang 127, dụng cụ học tập: thước thẳng có chia độ, compa, bút...
III/ Tiến hành:
1/ Ổn định: (1phút)
2/ Vào bài:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: ( 15 phút) Câu hỏi và vẽ hình
+ Treo bảng phụ có ghi các câu hỏi sau:
Câu1: Có mấy cách đặt tên một đường
thẳng?Chỉ rõ từng cách.Vẽ hình minh hoạ.
Câu 2: Khi nào ba điểm A, B, C được
gọi là thẳng hàng? Vẽ ba điểm A, B, C
thẳng hàng. Trong hình vừa mới vẽ, diểm
nào nằm giữa hai điểm còn lại. Hãy viết
hệ thức tương ứng đã học.
Câu 3: Cho hai điểm M, N. Vẽ đường


thẳng aa’đi qua hai điểm đó; vẽ đường
thẳng xy cắt đường thẳng aa’tại trung
điểm I của đoạn thẳng MN. Trên hình đó
có những đoạn thẳng nào? Kể tên một số
tia và các cặp tia đối nhau.
Câu 4: Nếu đoạn thẳng AB = 6 cm thì
trung điểm I của AB cách A, cách B bao
nhiêu cm?
+ Cho HS đọc và trả lời từng câu hỏi trên
+ HS dưới lớp tự ghi và vẽ vào vỡ của
mình – GV kiểm tra vỡ ghi của vài HS
+ GV sửa sai cho vài HS (nếu có)
+ HS1: trả lời
Câu1: Có ba cách đặt tên một đường
thẳng: dùng một chữ cái in thường, dùng
hai chữ cái in thường,dùng hai chữ cái in
hoa.
( HS vẽ hình minh hoạ)
+ HS2: trả lời
Câu2: Ba điểm A, B, C được gọi là thẳng
hàng khi chúng cùng thuộc một đường
thẳng. ( HS vẽ hình minh hoạ)
+ HS3: lên bảng vẽ hình và trả lời bài tập
Câu3:

Trên hình vẽ có: - các đoạn thẳng là: NM,
MI, và NI – các tia là: Ix, Iy, Ia, Ia’...
- các cặp tia đối nhau là: Ix và Iy; Ia và
Ia’...
Câu 4: + HS4 trả lời:

Theo đề, I là trung điểm của AB
Nên IA = IB = ½ AB = 6:2 = 3 (cm)
Vậy điểm I cách điểm A 3 cm; cách điểm
B 3 cm.
Hoạt động 2( 12 phút) Đọc hình để củng cố kiến thức
GV: Nguyễn Đ
ì
nh Thịnh
1
a
a

x
y
I

N

M
Trường: THCS Lý Thường Kiệt Tổ: Toán - Lý
+ GV treo bảng phụ có vẽ bảng sau:
+ Cho HS quan sát từng hình vẽ và trả lời
+ HS trả lời:
H1: Có những điểm thuộc đường thẳng
và có những điểm không thuộc đường
thẳng.
H2: ba điểm thẳng hàng
H3: Đoạn thẳng là khoảng cách ngắn
nhất giữa hai điểm A và B
H4: Đường thẳng a cắt đường thẳng b

tại điểm I
H5: hai đường thẳng m và n song song
với nhau.
H6: hai tia Ox và Oy đối nhau.
H7: Chỉ có một điểm B nằm trên tia Ay
sao cho AB = m (m>0)
H8: Tia Ax cắt đoạn thẳng MN tại K
H9: Đoạn thẳng MN cắt đoạn thẳng AB
tại M
H10: Điểm O là trung điểm của đoạn
thẳng AB
Hoạt động 3:( 6 phút) Củng cố kiến thức qua việc dùng ngôn ngữ
+ GV treo bảng phụ ghi các câu sau:
a/ Trong ba điểm thẳng hành có.................
.........................nằm giữa hai điểm còn lại.
b/ Có một và chỉ có một đường thẳng đi
qua............................................cho trước.
c/Mỗi điểm trên một đường thẳng là..........
..................của hai tia.................................
d/ Nếu điểm................................................
thì AM + MB = AB
e/ Nếu AM = MB = 1/2AB thì...................
....................................................................
+ Cho HS hoạt động đôi bạn trong bàn để
trả lời từng câu.
+HS tra lời:
HS1: Câu a/ ....một và chỉ một điểm......
HS2: Câu b/...hai điểm phân biệt ......
HS3: Câu c/ ...gốc chung....đối nhau.
HS4: Câu d/ ...điểm M nằm giữa hai

điểm A và B....................
HS5: Câu e/ ..........điểm M là trung
điểm của đoạn thẳng AB
Hoạt động 4:( 8 phút) Bài tập
+ GV treo bảng phụ có ghi đề bài tập
6/127 sgk.
+gọi mộtHSđọc to đề và lên bảng vẽ hình.
+HS dưới lớp vẽ hình vào vỡ.
+GV kiểm tra hình vẽ của vài HS, uốn
nắn các sai sót (nếu có)
+ HS thảo luận nhóm để giải bài tập nầy
+ sau 3 phút giáo viên thu bài của ba
+Hs đọc đề bài tập 6/127 sgk
A M B
+HS1: trả lời câu a
Ta có 3 cm < 6 cm hay AM < AB
mà AM và AB cùng nằm trên tia Ax
Nên điểm M nằm giữa hai điểm A và B
+ HS2: trả lời câu b
Ta có điểm M nằm giữa A, B nên
GV: Nguyễn Đ
ì
nh Thịnh
2
Trường: THCS Lý Thường Kiệt Tổ: Toán - Lý
nhóm treo lên bảng.
+ Cho HS nhận xét bài làm từng nhóm,
sửa sai.
+ GV ghi điểm cho từng nhóm.
AM + MB = AB

3 + MB = 6
MB = 6 – 3
MB = 3 (cm)
mà MA = 3 cm ( đề cho)
Vậy MA = MB
+ HS3: trả lời câu c
Theo câu a thì điểm M nằm giữa A, B và
theo câu b thì MA = MB nên M là trung
điểm của đoạn thẳng AB.
3/ Dặn dò:(3 phút)
Về nhà ôn lại bài của chương I, xem lại các bài tập đã giải, làm thêm các bài tập
số 5, 7 và 8 trang 127 sgk, chuẩn bị tiết đến kiểm tra 1 tiết.
GV hướng dẫn giải bài 8/127 sgk
IV/ Rút kinh nghiệm:
GV: Nguyễn Đ
ì
nh Thịnh
3

×