Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tìm hiểu việc sử dụng tài nguyên đất của các dân tộc tái định cư tại địa bàn xã chiềng lao, huyện mường la, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CẦM THỤC TRANG

TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA CÁC
DÂN TỘC TÁI ĐỊNH CƯ TẠI ĐỊA BÀN XÃ CHIỀNG LAO,
HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CẦM THỤC TRANG

TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA CÁC
DÂN TỘC TÁI ĐỊNH CƯ TẠI ĐỊA BÀN XÃ CHIỀNG LAO,
HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Địa lí kinh tế - xã hội

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Nhuần

SƠN LA, NĂM 2016



LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành sâu sắc đến cô giáo
ThS. Đặng Thị Nhuần, người trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Tây Bắc, Thư
viện Trường Đại học Tây Bắc, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong
khoa Sử - Địa cùng các phòng ban chức năng đã giúp em trong quá trình nghiên
cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới UBND huyện Mường La, UBND xã Chiềng
Lao, Ban quản lí dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La đã giúp đỡ em trong
việc thu thập tài liệu, thông tin, số liệu cho đề tài này.
Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, thầy cô,
các bạn sinh viên lớp K53 - ĐHSP Địa lí, cùng toàn thể các bạn sinh viên khoa
Sử - Địa cũng rất quan tâm tạo cho em những điều kiện thuận lợi trong quá trình
nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến Hội đồng khoa học đã dành thời gian
nghiệm thu và ghi nhận kết quả khóa luận này của em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện:

Cầm Thục Trang


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ý nghĩa

Viết tắt


1

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

2

DT

Dân tộc

3

NCKH

Nghiên cứu khoa học

4

PTBV

Phát triển bền vững

5



Thủy điện


6

TĐC

Tái định cư

7

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

8

TTBĐ

Tri thức bản địa

9

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2

3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ........................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
6. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 6
7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN ĐẤT CỦA CÁC DÂN TỘC NÓI CHUNG ..................................... 7
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 7
1.1.1. Tài nguyên đất ............................................................................................. 7
1.1.2. Tri thức bản địa của các dân tộc trong việc sử dụng tài nguyên đất ........... 9
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 12
1.2.1. Cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam .......................................................... 12
1.2.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam .................... 13
1.2.3. Mối quan hệ giữa cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên .... 14
Tiểu kết chương 1................................................................................................ 17
Chương 2: SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA CÁC DÂN TỘC TÁI
ĐỊNH CƯ TẠI XÃ CHIỀNG LAO, HUYỆN MƯỜNG LA ......................... 18
2.1. Khái quát chung về Chiềng Lao ................................................................... 18
2.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................. 18
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 19
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................ 22
2.2. Tri thức bản địa của dân tộc tái định cư trong việc sử dụng tài nguyên
đất ........................................................................................................................ 27
2.2.1. Tri thức bản địa trong việc phân loại đất .................................................. 27


2.2.2. Tri thức bản địa trong nông lịch canh tác nương rẫy ................................ 28
2.2.3. Tri thức bản địa trong việc sử dụng đất dốc và bảo vệ đất ....................... 29
2.2.4. Tri thức bản địa trong việc luân canh, xen canh cây trồng ....................... 30

2.2.5. Tri thức bản địa trong việc bảo vệ đất....................................................... 31
2.2.6. Tri thức bản địa về sử dụng đất qua câu châm ngôn truyền khẩu ............ 32
2.2.7. Ý nghĩa của tri thức bản địa trong việc sử dụng tài nguyên đất ............... 34
2.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của dân tộc tái định cư tại xã Chiềng
Lao ....................................................................................................................... 36
2.3.1. Đất nông nghiệp ........................................................................................ 37
2.3.2. Đất phi nông nghiệp .................................................................................. 41
2.3.3. Đất chưa sử dụng....................................................................................... 44
2.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tài nguyên đất tại xã Chiềng Lao .... 44
2.4.1. Thuận lợi ................................................................................................... 44
2.4.2. Khó khăn ................................................................................................... 45
2.5. Đánh giá vai trò của dân tộc tái định cư đến việc sử dụng đất tại xã Chiềng
Lao ....................................................................................................................... 46
2.5.1. Vai trò của hộ tái định cư .......................................................................... 46
2.5.2. Vai trò của chính quyền địa phương ......................................................... 46
2.5.3. Vai trò của tổ chức xã hội ......................................................................... 47
2.5.4. Vai trò của hợp tác xã ............................................................................... 47
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 48
Chương 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC SỬ
DỤNG ĐẤT CHO DÂN TÁI ĐỊNH CƯ TẠI XÃ CHIỀNG LAO, HUYỆN
MƯỜNG LA ...................................................................................................... 49
3.1. Khuyến nghị ................................................................................................. 49
3.2. Nâng cao năng lực sử dụng đất tại xã Chiềng Lao ...................................... 51
3.2.1. Đối với hộ gia đình.................................................................................... 51
3.2.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................... 51
3.2.3. Đối với tổ chức xã hội ............................................................................... 51


KẾT LUẬN ........................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 56

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1: Diện tích các loại đất xã Chiềng Lao..................................................... 21
Bảng 2: Dân số xã Chiềng Lao ........................................................................... 22
Bảng 3: Các đơn vị dân cư xã Chiềng Lao ......................................................... 23
Bảng 4: Tổng hợp giá trị sản xuất từ các ngành kinh tế ..................................... 25
Bảng 5: Lịch canh tác nương rẫy của người Thái ............................................... 29
Bảng 6: Những câu châm ngôn truyền khẩu của dân tộc Thái trong việc bảo vệ
và sử dụng tài nguyên đất.................................................................................... 32
Bảng 7: Cơ cấu sử dụng đất xã Chiềng Lao........................................................ 36
Bảng 8: Kết quả giao đất cho các hộ TĐC .......................................................... 42
Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Mường La ..................................................... 18
Hình 2: Cơ cấu thành phần dân tộc xã Chiềng Lao ............................................ 22


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xã Chiềng Lao là xã miền núi thuộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Chiềng
Lao còn là địa phương thuộc vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La, có địa
hình và cảnh quan đa dạng kết hợp cảnh quan núi, thung lũng và cảnh quan mặt
hồ trải rộng. Mặt khác, đây là địa phương có hơn 90% dân tộc Thái sinh sống,
họ vốn có hệ tri thức bản địa trong quá trình sử dụng tài nguyên nói chung, tài
nguyên đất nói riêng. Tuy nhiên do đặc trưng là địa bàn tái định cư nên không
gian cư trú, canh tác của họ đã có nhiều biến đổi so với trước tái định cư. Diện
tích đất sản xuất thu hẹp lại do đó đòi hỏi việc sử dụng đất phải thay đổi. Do vậy
tìm hiểu tình hình sử dụng đất tại Chiềng Lao trở nên cấp thiết.
Hiện nay, tại Chiềng Lao quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn
ra như sau: diện tích đất canh tác ruộng nước, nương rẫy đã giảm do đây là vùng

có diện tích mặt hồ thủy điện, trong khi đó diện tích mặt đất nước tăng lên, đòi
hỏi phương thức sản xuất, sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế tại địa
phương. Tuy nhiên người dân lại chưa có nhiều kinh nghiệm và phương thức
trong việc sử dụng diện tích đất mặt nước theo quy mô lớn để chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, phát triển sinh kế, giảm nghèo. Đây là vấn đề cần được tìm hiểu nhằm
nâng cao năng lực sử dụng đất cho các bên liên quan và cộng đồng địa phương.
Bản thân tôi sinh ra và lớn lên tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La nên tìm
hiểu việc sử dụng đất tại Chiềng Lao giúp tôi có điều kiện đi thực địa, khảo sát,
hơn nữa khi thực hiện đề tài tôi còn nhận được sự trợ giúp của người dân, chính
quyền địa phương. Là một sinh viên ngành Địa lí thuộc trường đại học Tây Bắc
tìm hiểu việc sử dụng đất tại một địa phương cụ thể có nhiều đặc thù nổi bật như
Chiềng Lao giúp tôi vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn của một giáo viên
Địa lí sau này.
Vì những lí do trên tôi chọn: “Tìm hiểu việc sử dụng tài nguyên đất của
các dân tộc tái định cư tại địa bàn xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn
La” làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn có được một số đề xuất góp phần
ổn định đời sống và phát triển sản xuất, tạo sự phát triển bền vững cho xã
1


Chiềng Lao nói riêng và đồng bào dân tộc miền núi nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay công trình TĐ Sơn La đã hoàn thành và đã có rất nhiều bài viết,
nhiều báo cáo tiến dộ di dân, tình hình di dân, cũng như việc tìm hiểu việc sử
dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất của dân tộc tái định cư (TĐC) như:
“Báo cáo dự án quy hoạch nông thôn mới xã Chiềng Lao, huyện Mường
La, tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 - 2020”, năm 2012 của UBND xã Chiềng Lao
có đề cập tới việc quy hoạch đất đai, xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã.
“Báo cáo tiến độ dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La” ngày 21/8/2015
của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đề cập tới vấn đề di dân và ổn định đời sống

nhân dân ở những khu, điểm TĐC mới.
“Báo cáo kết quả thực hiện công tác di dân tái định cư dự án thủy điện Sơn
La tính đến quý I năm 2011” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kết
quả thực hiện đối với các Bộ, ngành Trung Ương đối với các tỉnh Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu về công tác tuyên truyền vận động, công tác lập quy hoạch chi
tiết các khu, điểm TĐC, công tác thống kê bồi thường, hỗ trợ, công tác thu hồi
đất, giao đất sản xuất và đất ở, công tác hỗ trợ sản xuất và đời sống, kết quả thực
hiện công tác di chuyển dân, kết quả giải ngân và những đánh giá chung về
những mặt được và chưa được, những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Hay “Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên vì
mục tiêu phát triển bền vững” của tác giả TS. Dương Quỳnh Hương có đề cập
đến những biện pháp để sử dụng và bảo vệ những nguồn tài nguyên như: đất,
nước, rừng. Hơn nữa tác giả còn nói đến những tri thức bản địa mà đồng bào dân
tộc trong việc sử dụng nguồn tài nguyên vì mục tiêu phát triển bền vững.
“Kinh nghiệm sử dụng tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường của cộng
đồng người Thái tại ven hồ thủy điện Sơn La” của tác giả Đỗ Xuân Đức có đề
cập đến những kinh nghiệm, tri thức bản địa (TTBĐ) có từ lâu đời của dân tộc
Thái khi sử dụng tài nguyên: đất, nước, rừng. Qua đó tác giả còn đưa ra những
giải pháp khuyến nghị nhằm gắn việc sử dụng tài nguyên với việc bảo vệ môi
trường với nhau để đảm bảo sự phát triển bền vững.
2


“Kiến thức địa phương qua những câu châm ngôn truyền khẩu của người
Thái đen - Tây Bắc” của tác giả Cầm Tú Lan. Ở đây tác giả đã sưu tập những
câu châm ngôn truyền khẩu về những TTBĐ có từ lâu đời của người Thái trong
việc sử dụng nguồn tài nguyên đất và những TTBĐ có đề cập cho đồng bào dân
tộc biết tầm quan trọng của đất để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
“Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lí
tài nguyên thiên nhiên” của Viện khoa học hàn lâm Việt Nam có đề cập tới việc

canh tác nông nghiệp, phương pháp bảo vệ đất của các dân tộc vùng cao.
“Tri thức địa phương các dân tộc thiểu số vùng cao phía bắc trong khai
thác và sử dụng tài nguyên đất” của tác giả ThS. Nguyễn Khuê trường cán bộ
dân tộc, có đề cập tới những TTBĐ trong lịch thời vụ, phương pháp canh tác trên
đất dốc, phương pháp bảo vệ đất.
“Nâng cao năng lực và vị thế người phụ nữ Thái trong xây dựng nông thôn
mới tại khu vực tái định cư ven hồ thủy điện Sơn La” của tác giả Đỗ Xuân Đức
có đề cập tới vị thế của người phụ nữ trong việc canh tác và chọn giống, chăm
sóc nương rẫy, bảo vệ đất tuy nhiên vẫn còn sự phân biệt giữa nam và nữ ở cộng
đồng người Thái. Chính vì vậy tác giả đã đưa ra những biện pháp để nâng cao
năng lực và vị thế của người phụ nữ trong cộng đồng người Thái khu TĐC ven
hồ TĐ Sơn La.
Còn rất nhiều đề tài nữa nhưng chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu chủ
yếu về việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất của dân tộc TĐC tại địa bàn xã
Chiềng Lao huyện Mường La tỉnh Sơn La vì vậy tôi đã chọn vấn đề trên làm đề
tài nghiên cứu của mình.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở tổng quan những công trình đã có ở trong và ngoài nước liên
quan đến đề tài, mục tiêu chủ yếu của đề tài là tìm hiểu tài nguyên đất và tri thức
bản địa của dân tộc Thái TĐC trong việc sử dụng tài nguyên đất đề từ đó đề xuất
khuyến nghị sử dụng hợp lí tài nguyên đất.

3


3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu nói trên, đề tài cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ
chủ yếu sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về TNTN và tri thức bản địa của các dân

tộc từ đó rút ra vấn đề lí luận và thực tiễn để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu.
- Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu và tìm hiểu tài nguyên đất và
TTBĐ trong sử dụng tài nguyên đất cũng như thực trạng sử dụng tài nguyên đất
của dân tộc Thái TĐC trong sử dụng tài nguyên đất ở xã Chiềng Lao.
- Đề xuất khuyến nghị trong sử dụng hợp lí tài nguyên đất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do các dân tộc TĐC chủ yếu ở xã Chiềng Lao là dân tộc Thái chiếm 80,8%
nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu về tri thức bản địa trong việc sử dụng và bảo vệ
tài nguyên đất của dân tộc Thái TĐC trên địa bàn xã Chiềng Lao - huyện Mường
La - tỉnh Sơn La.
Thời gian: Tiến hành nghiên cứu từ tháng 10/2015 đến tháng 05/2016.
Phạm vi, nội dung:
- Nghiên cứu tổng quan về xã Chiềng Lao.
- Tìm hiểu hiện trạng sử dụng tài nguyên đất tại xã Chiềng Lao.
- Khuyến nghị nâng cao năng lực sử dụng đất tại Chiềng Lao.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu và xử lí số liệu
Thu thập, tổng hợp tài liệu là bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu
đề tài vì vậy đối với đề tài này tôi tiến hành thu thập các nguồn tài liệu sơ cấp và
tài liệu thứ cấp.
Tài liệu sơ cấp: Tôi đã sử dụng phiếu điều tra khi đi khảo sát thực tế để thu
thập các số liệu về diện tích đất được giao, diện tích đất canh tác nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản, diện tích đất ở, các giống cây trồng vật nuôi chính của địa
phương, những câu châm ngôn truyền khẩu, tri thức bản địa được người dân áp
dụng trong việc sử dụng và bảo vệ đất. Từ đó, tôi chọn lọc, sắp xếp, xử lí số liệu,
trình bày vấn đề sao cho đơn giản và dễ hiểu nhất.
4


Tài liệu thứ cấp: Trong các Nghị quyết, Chỉ thị của tỉnh cũng đã đề cập đến

vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên đất. Căn cứ vào mục đích nhiệm vụ của đề
tài, tôi đã tiến hành thu thập, phân tích tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như
trong số liệu báo cáo tại xã, từ ban TĐC, tại UBND xã Chiềng Lao, UBND
huyện Mường La, các sách báo, tạp chí, các luận văn, các công trình đề tài
nghiên cứu khoa học, tham khảo các tài liệu từ nguồn Internet kết hợp với việc
khai thác tri thức từ bản đồ, tranh ảnh.
Khi đã thu thập số liệu, tôi tiến hành xử lí và mô hình hóa dưới dạng
bảng, biểu đồ, tất cả những nguồn tài liệu đó đã đóng góp rất lớn cho kết quả
nghiên cứu và giúp tôi có cách đánh giá tổng quan hơn về việc sử dụng
tài nguyên đất.
5.2. Phương pháp điều tra thực địa
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi sẽ tiến hành đi thực địa bằng công cụ
phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn sâu hộ gia đình cũng như việc dân tộc
Thái sử dụng TTBĐ như thế nào trong quá trình canh tác, chọn đất,…, đại diện
chính quyền, đại diện ban di dân TĐC huyện Mường La để tìm hiểu về dân số,
tình hình sử dụng tài nguyên đất, tư liệu liên quan tới việc quy hoạch và sử dụng
đất. Từ đó, đã giúp tôi có những cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp khai
thác đất hợp lí hơn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững và đưa ra những khuyến
nghị nhằm nâng cao năng lực sử dụng đất cho đồng bào dân tộc tại xã Chiềng
Lao nói riêng và đồng bào dân tộc miền núi nói chung.
5.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã xin ý kiến tham vấn của chính quyền
địa phương (chủ tịch xã, phụ trách địa chính xã Chiềng Lao huyện Mường La
tỉnh Sơn La, chủ tịch hội nông dân), đại diện ban quản lí dự án di dân TĐC TĐ
Sơn La huyện Mường La. Các ý kiến đó đã giúp tôi phân tích, đánh giá và có cái
nhìn tổng quan về những vấn đề liên quan tới việc sử dụng đất. Ngoài ra, việc
lấy ý kiến của các thầy cô dạy địa lí cũng là một việc không thể thiếu, trong quá
trình nghiên cứu đề tài tôi tham khảo ý kiến của những người cao tuổi đã chứng
kiến sự thay đổi. Từ việc lấy ý kiến của các chuyên gia đã giúp tôi có một cái
5



nhìn tổng quan hơn về quy hoạch sử dụng đất, chiến lược sử dụng đất của địa
phương, để giúp cho đề tài mang tính thực tiễn hơn và giúp tôi có những khuyến
nghị phù hợp để nâng cao năng lực sử dụng đất cho các bên liên quan và cộng
đồng địa phương.
5.4. Phương pháp thống kê toán học (Excel)
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc xử lí kiểm tra đánh giá
kết quả đạt được qua tìm hiểu thực tế. Trong đề tài tôi tiến hành thống kê số liệu
và lập bảng dựa trên phần mềm Excel từ đó tôi tính phần trăm trong cơ cấu, mức
độ chênh lệch giữa diện tích đất trong ngành nông, lâm, thủy sản,…Để đề tài
khoa học, hợp lí hơn, ngoài ra còn giúp tôi hệ thống hóa lại diện tích các loại
đất, cơ cấu dân số, dân tộc, đơn vị dân cư thuộc xã Chiềng Lao, cơ cấu sử dụng
đất, từ đó lượng hóa thông tin số liệu hơn về quy hoạch đất tại Chiềng Lao
6. Đóng góp của đề tài
- Đề tài hoàn thành nên một bức tranh chân thực và sinh động về thực trạng
sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất và sản xuất canh tác cũng như việc dùng TTBĐ
của đồng bào dân tộc Thái trên địa bàn xã Chiềng Lao huyện Mường La tỉnh
Sơn La.
- Đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên, sinh viên
để phục vụ giảng dạy, học tập phần Địa lí địa phương tỉnh Sơn La.
Trên cơ sở đó đề xuất những khuyến nghị nâng cao năng lực sử dụng đất,
giải pháp phù hợp để phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc Thái xã Chiềng
Lao nói riêng và đồng bào dân tộc miền núi nói chung.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần mở đầu, danh mục các từ viết tắt, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo, phụ lục, đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA CÁC DÂN TỘC NÓI CHUNG
Chương 2: SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA CÁC DÂN TỘC TÁI

ĐỊNH CƯ TẠI XÃ CHIỀNG LAO, HUYỆN MƯỜNG LA
Chương 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC SỬ
DỤNG ĐẤT TẠI XÃ CHIỀNG LAO HUYỆN MƯỜNG LA
6


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
ĐẤT CỦA CÁC DÂN TỘC NÓI CHUNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Tài nguyên đất
1.1.1.1. Khái niệm
Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Ðất có hai nghĩa: đất đai
là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để
sản xuất nông lâm nghiệp.
Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,
hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình
và thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp
chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%. Giá trị tài nguyên đất được đo
bằng số lượng diện tích (ha, km²) và độ phì (độ mầu mỡ thích hợp cho trồng cây
công nghiệp và lương thực). Tài nguyên đất của thế giới theo thống kê như sau:
Tổng diện tích 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251
triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24%
là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả
năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ trọng
đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở
các nước đang phát triển là 36%.
Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói
mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí

hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá.
Ðất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh nên thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động
cuả con người. Ô nhiễm đất có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh thành ô
nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải của các hoạt động
nông nghiệp, ô nhiễm nước và không khí từ các khu dân cư tập trung. Các tác
nhân gây ô nhiễm có thể phân loại thành tác nhân hoá học, sinh học và vật lý.
7


1.1.1.2. Phân loại
Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33 triệu ha, đứng thứ 58 trên
thế giới, trong đó đất bồi tụ khoảng 11 triệu ha, đất phát triển tại chỗ khoảng 22
triệu ha. Thành phầ n cấ u ta ̣o của đấ t là các ha ̣t khoáng hơ ̣p chấ t humic không
khí nước.
+ Đất mùn núi cao (11%)
+ Đất phù sa (24%)
+ Đất feralit đồi núi thấp (65%)
- Cả nước có 14 nhóm đất gồm có:
+ Nhóm đất cát biển: Đất cồn cát trắng vàng, đất cồn cát đỏ, đất cát biển
+ Nhóm đất mặn: Đất mặn sú vẹt đước, đất mặn nhiều, đất mặn trung bình
và ít
+ Nhóm đất phèn: Đất phù sa phèn - Đất glây phèn - Đất than bùn phèn
+ Nhóm đất glây: Đất glây chua, đất lầy
+ Nhóm đất than bùn
+ Nhóm đất phù sa: Đất phù sa sông Hồng, đất phù sa sông Cửu Long, đất
phù sa sông ngòi miền Trung, đất phù sa chua, đất phù sa trung tính ít chua, đất
phù sa đồng bằng
+ Nhóm đất đen
+ Nhóm đất mùn alit núi cao
+ Nhóm đất xám: Đất xám feralit, đất xám mùn trên núi, đất xám glây, đất

xám bạc màu, đất xám có tầng loang lổ
+ Nhóm đất đỏ: Đất nâu đỏ, đất nâu vàng, đất feralit mùn vàng đỏ trên núi
+ Nhóm đất nâu vùng bán khô hạn: Đất nâu vùng bán khô hạn phát triển
trên đá mẹ giàu thạch anh, đất đỏ vùng bán khô hạn
+ Nhóm đất đen
+ Đất mùn alit núi cao
+ Đất xói mòn trơ sỏi đá
Sở dĩ có sự phân hóa như vậy là do vị trí và địa hình đặc biệt của nước ta
làm cho thổ nhưỡng Việt Nam mà có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm
8


nhưng rất đa dạng và phân hóa rõ từ đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam và
từ Ðông sang Tây.
1.1.1.3. Vai trò và chức năng
Đất là nguồn tài nguyên quý giá nó có vai trò và chức năng rất lớn đối với
đời sống của con người.
- Vai trò trực tiếp: là nơi sinh sống của người và sinh vật ở cạn, là nền
móng, địa bàn cho mọi hoạt động sống, là nơi thiết chế các hệ thống nông lâm
để sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và muôn loài.
- Vai trò gián tiếp: là nơi tạo ra môi trường sống cho con người và mọi sinh
vật trên Trái Đất, đồng thời thông qua cơ chế điều hòa của nước, khí quyển…
Chức năng của tài nguyên đất: Đất là giá thể cho sinh vật và con người,
điều hòa khí hậu, nguồn nước, kiểm soát chất thải và ô nhiễm, bảo tồn văn hóa
và lịch sử, môi trường sống của con người và nhiều loài động thực vật trên trái
đất, đây còn là nơi bảo tồn lưu trữ nhiều nguồn gen quý hiếm,…
1.1.2. Tri thức bản địa của các dân tộc trong việc sử dụng tài nguyên đất
1.1.2.1. Tri thức bản địa
Cho tới nay, khái niệm TTBĐ hay tri thức truyền thống vẫn được định
nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào các lĩnh vực chuyên môn hay

theo các mục đích sử dụng. Mặc dù sử dụng các tên gọi khác nhau nhưng đối
tượng TTBĐ được nghiên cứu luôn là một hệ thống các tri thức đặc hữu của
cộng đồng người địa phương liên quan đến cái cách cộng đồng này quan hệ với
môi trường tự nhiên xung quanh.
“Theo định nghĩa chung của tổ chức UNESCO, thuật ngữ tri thức bản địa
(indigenous knowledge) hay tri thức địa phương (local knowledge) dùng để chỉ
những thành phần tri thức hoàn thiện được duy trì, phát triển trong một thời gian
dài với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên.
Đó là một phần của tổng hoà văn hoá, tập hợp những hiểu biết tri thức bao gồm
hệ thống ngôn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử dụng tài
nguyên, các hoạt động sản xuất, các lễ nghi, giá trị tinh thần và thế giới quan ...
Những tri thức này là cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều phương diện
9


cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại địa phương như săn bắn, hái lượm, đánh cá,
canh tác và chăn nuôi, sản xuất lương thực, nước, sức khoẻ và sự thích nghi với
những thay đổi của môi trường và xã hội. Hơn nữa, trái với kiến thức chính
thống, những kiến thức không chính thống được truyền miệng từ đời này sang
đời khác và rất hiếm khi được ghi chép lại”. [1]
TTBĐ được hình thành trong hoạt động sống, thường xuyên được kiểm
nghiệm qua quá trình sử dụng, luôn có sự chọn lọc trong quá trình vận động của
cuộc sống để ngày càng thích nghi với môi trường của các cộng đồng người.
Nhìn chung TTBĐ có một số đặc điểm sau:
- Đặc thù cho mỗi khu vực, mỗi cộng đồng nhất định.
- Dựa trên những kinh nghiệm được tích lũy, kế thừa từ đời này qua đời
khác qua những kênh thông tin thầm lặng.
- Có quá trình nghiệm sinh (vận động thử nghiệm, tích luỹ và hoàn thiện
theo thời gian trong hoạt động sống của con người). Phù hợp với môi trường,
văn hóa từng vùng, từng cộng đồng, tộc người.

- Vận động và thay đổi phù hợp với những điều kiện mới, cơ cấu xã hội mới.
TTBĐ được giữ trong ký ức và trong hoạt động sản xuất của người dân và
được trao lại cho thế hệ sau bằng phương pháp giáo dục truyền nghề dân gian.
TTBĐ được chia sẻ và truyền bá thông qua ngôn ngữ nói, bằng các ví dụ cụ thể
và thông qua luật tục, tập quán, văn hoá của cộng đồng. Các hình thức giao tiếp
và tổ chức của cộng đồng có ý nghĩa sống còn đối với các quá trình ra quyết
định ở cấp độ địa phương, có ý nghĩa sống còn đối với việc bảo tồn, phát triển
và phổ biến các TTBĐ.
1.1.2.2. Tầm quan trọng của tri thức bản địa
TTBĐ chính là nền tảng cơ sở để duy trì cuộc sống của các xã hội truyền
thống. Hơn thế nữa, trong bối cảnh các xã hội khép kín với nền kinh tế tự cung
tự cấp của đa số tộc người ở Việt Nam, đó còn là cơ sở duy nhất. “Một thời gian
dài, TTBĐ đã không được đánh giá đúng với những giá trị mà nó chứa đựng. Ở
nhiều nơi, người ta đã coi đó là biểu hiện của sự trì trệ, lạc hậu và phản khoa học.
Ngày nay, giá trị và vai trò của tri thức bản địa đã được đánh giá khách quan hơn.
10


Các học giả, những nhà hoạch định chính sách và những người đang hoạt động trên
lĩnh vực phát triển đã thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức bản địa và khoa học;
thừa nhận tính hợp lý của kiến thức bản địa đối với hệ thống giáo dục cũng như các
vấn đề phát triển” [1]. Hệ thống tri thức bản địa đã và đang đóng góp một phần
quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề của địa phương.
TTBĐ đóng góp cho khoa học trong nhiều lĩnh vực liên quan đến việc
quản lý tài nguyên thiên nhiên qua các nghiên cứu về thực vật - dân tộc học hiện
đại. Cụ thể là TTBĐ đã giúp các nhà khoa học nắm được những vấn đề về đa
dạng sinh học và quản lý rừng tự nhiên. TTBĐ cũng đóng góp cho khoa học
những hiểu biết sâu sắc về thuần hoá cây trồng, gây giống, quản lý và giúp các
nhà khoa học nhận thức đúng đắn về nguyên tắc, thói quen đốt nương làm rẫy,
nông nghiệp sinh thái - nông lâm kết hợp, luân canh cây trồng, quản lý sâu hại,

đất đai và nhiều kiến thức khác về khoa học nông nghiệp.
Nhìn chung việc phát triển các hệ thống TTBĐ có ý nghĩa sống còn đối
với cộng đồng địa phương đã sáng tạo ra nó. Các hệ thống TTBĐ cũng không
ngừng biến đổi, tri thức mới liên tục được bổ sung, không ngừng được đổi mới
từ bên trong và các kinh nghiệm, tri thức học hỏi được từ bên ngoài, không
ngừng được nội tại hoá, được sử dụng, thích ứng với điều kiện địa phương.
1.1.2.3. Phân loại tri thức bản địa
Gồm có những loại TTBĐ sau:
- TTBĐ trong khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
(rừng, đất, nước…).
- TTBĐ trong hoạt động sản xuất (kinh nghiệm chọn đất, chọn giống, kỹ
thuật canh tác, thời tiết, lịch canh tác…).
- TTBĐ trong văn hóa vật chất (nhà ở, trang phục, ẩm thực…).
- TTBĐ trong ứng xử xã hội và quản lý cộng đồng (ứng xử gia đình, dòng
họ, làng bản, lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng…).
- TTBĐ trong chăm sóc sức khỏe (kiêng cữ, sinh đẻ, chăm sóc con cái,
dưỡng sức, trị bệnh…)

11


1.1.2.4. Tri thức bản địa về sử dụng đất của một số dân tộc thiểu số cùng núi
phía Bắc Việt Nam
Vùng núi phía Bắc có diện tích rộng lớn 102,9 nghìn km, chiếm 1/3 diện
tích tự nhiên của nước ta bao gồm vùng Đông Bắc và Tây Bắc, đây là ngôi nhà
chung của nhiều đồng bao dân tộc thiểu số chung sống. Đặc điểm tự nhiên đã
tạo ra nhiều lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú là điều
kiện thuận lợi để nguời dân có thể phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp,… nhưng
do địa hình có độ dốc cao nên người dân rất khó khăn trong việc canh tác vì đất
bị rửa trôi, bạc màu…

Do những điều kiện tự nhiên, điều kiện về kinh tế xã hội gặp nhiều khó
khăn nên đồng bào dân tộc nơi đây đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm
sống, kinh nghiệm trong việc canh tác, sản xuất nông nghiệp,… trải qua nhiều
thế hệ đã hình thành nên TTBĐ trong việc sử dụng đất phù hợp với từng dân tộc
và tập quán sinh sống, ngoài ra TTBĐ còn được thể hiện trong đời sống văn hóa,
luật tục, tâm linh, trong hoạt động sản xuất.
Chính những truyền thống đó tạo thành những TTBĐ đặc biệt những tri
thức trong việc bảo vệ và sử dụng đất là rất quan trọng trong quá trình canh tác.
Đất đối với họ có giá trị quan trọng tới cuộc sống, sinh tồn nên đồng bào dân tộc
thiểu số vùng núi phía Bắc luôn phải tìm ra những biện pháp để sử dụng đất một
cách hiệu quả nhất trong canh tác.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều dân tộc. Các dân tộc trên
đất nước ta là một cộng đồng thống nhất trong đa dạng, cư trú phân tán và đan
xen nhau trên mọi vùng miền của đất nước với cơ cấu dân số và trình độ phát
triển không đồng đều.
Vùng dân tộc và miền núi nước ta chiếm gần 3/4 diện tích tự nhiên, bao
gồm 21 tỉnh miền núi vùng cao, 23 tỉnh có miền núi và 10 tỉnh đồng bằng có
đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Theo số liệu điều tra dân số năm 2015,
nước ta có 54 thành phần dân tộc, trong đó dân số của 53 dân tộc thiểu số chiếm
12


khoảng 14% số dân của cả nước. “Trong các dân tộc thiểu số, quy mô dân số
cũng có sự chênh lệch đáng kể, có những dân tộc thiểu số có số dân trên một triệu
người (Tày, Thái, Mường, Khmer, Hoa), nhưng cũng có những dân tộc thiểu số
có số dân rất ít, một số dân tộc thiểu số có số dân dưới 1.000 người (Si La, Pu
Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu). Hình thái cư trú phổ biến của các dân tộc ở nước ta là
sống xen kẽ nhau” [5]. Xu hướng sống xen kẽ giữa các dân tộc ngày càng có

chiều hướng gia tăng, điều đó tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường
quan hệ mọi mặt, tăng cường hiểu biết lẫn nhau cùng tiến bộ trong cuộc sống và
phát triển sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các dân tộc, cùng
nhau thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau giữa các dân tộc hiện
nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của một số dân tộc thiểu số. Nhiều dân tộc đã
đạt được đến trình độ cao về phát triển kinh tế - xã hội, nhưng một số dân tộc
vẫn còn ở trình độ phát triển rất thấp.
1.2.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam
Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33 triệu ha, đứng thứ 58 trên
thế giới, trong đó đất bồi tụ khoảng 11 triệu ha, đất phát triển tại chỗ khoảng 22
triệu ha. Đất bằng và đất ít dốc chiếm 39%, đất sản xuất nông nghiệp chiếm
17%. Đất cần cải tạo như đất cát, đất ngập mặn, phèn, xám bạc màu… khoảng
20%. Trong số các nhóm chính có 9,1% đất phù sa, 7,5% đất xám bạc màu,
5,2% đất phèn, 3,0% đất mặn, 1,4% đất cát biển, 48,5% đất feralit đỏ vàng,
11,4% đất mùn vàng đỏ trên núi, 0,5% đất mùn trên núi cao. Ở Việt Nam, dân số
đông nên tỉ lệ đất tự nhiên trên đầu người thấp, chỉ khoảng 0,54 ha/ người.
Trong đó diện tich đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 20% tổng diện tích đất đai tự
nhiên. Tính đến 01/01/2011 tổng diện đất nông nghiệp 26226.4 nghìn ha, đất
phi nông nghiệp 3705 nghìn ha, đất chưa sử dụng 3164.3 nghìn ha.
Dưới sức ép của bùng nổ dân số, quá trình CNH - HĐH, các hoạt động
sản xuất vật chất, hoạt động kinh tế khiến chất lượng đất ngày càng suy giảm.
Hoạt động nông nghiệp ngày càng phát triển kéo theo xu thế sử dụng đất đai
13


ngày càng lớn. Hoạt động chặt phá rừng, khai thác mỏ bừa bãi, canh tác nông
nghiệp quá mức làm tăng nhanh quá trình sa mạc hóa ở nước ta. Nông nghiệp
phát triển theo hướng thâm canh đầu tư nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước

tưới mà ít chú ý đến việc trả lại chất hữu cơ cho đất đã làm đất xấu đi rõ rệt.
1.2.3. Mối quan hệ giữa cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên
1.2.3.1. Quan hệ cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên
Các điều kiện tự nhiên, TNTN và trạng thái môi trường là cơ sở vật chất
khách quan tác động tới các dân tộc sinh tụ và phát triển trong môi trường tự
nhiên đó. Mỗi dân tộc, tùy theo trình độ phát triển, tập quán sản xuất và văn hoá
mà tác động khác nhau tới môi trường và cũng sử dụng tài nguyên theo cách
riêng của mình. Một dân tộc phát triển thường sử dụng tài nguyên theo chiều
sâu, biết khai thác tiết kiệm và có ý thức PTBV. Nhưng với một dân tộc chậm
phát triển thường khai thác tài nguyên theo chiều rộng, theo lối quảng canh, du
canh du cư. Thực ra, những dân tộc thiểu số không phải là họ có ý thức PTBV
thấp kém, mà do cuộc sống của những dân tộc này quá khó khăn, lại có ít nguồn
trợ cấp. Chính vì thế mà cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên. Vai
trò của pháp luật trong việc sử dụng và bảo vệ TNTN đối với cộng đồng các dân
tộc có hiệu lực hay không là thuộc vào sự tự giác chấp hành và trình độ tiếp thu
pháp luật, và điều rất quan trọng là trình độ phát triển và hoàn cảnh sống của
các dân tộc này.
Vấn đề nói trên trở nên đặc biệt phức tạp và tế nhị đối với các địa bàn có
nhiều dân tộc cư trú xen kẽ. Trong đó, các dân tộc sinh sống cùng bằng một
cách thức tác động vào tài nguyên và môi trường như trồng lúa, trồng rừng, phát
triển chăn nuôi... thì các dân tộc này dễ dàng hoà nhập thành một cộng đồng
thống nhất. Nhưng, khi các dân tộc cư trú tương đối biệt lập, theo chiều cao
hoặc theo đầu nguồn, ở giữa hoặc cuối dòng nước thì vấn đề lại khác. Họ phải
dựa vào nhau trên nguyên tắc: Dân tộc này khai thác tài nguyên cho cuộc sống
của mình, phải chú ý xem tài nguyên đó khai thác tới mức nào để không ảnh
hưởng xấu tới các cộng đồng dân tộc khác, và ngược lại cộng đồng sống trong
điều kiện thuận lợi thì phải có trách nhiệm với cộng đồng khác có điều kiện
14



sống kém thuận lợi hơn.
Những vấn đề nêu trên chỉ là nguyên tắc chung để xem xét mối quan hệ
cộng đồng dân tộc và việc sử đụng TNTN. Trên thực tế, khi đặt vấn đề đó trong
bối cảnh tự nhiên và xã hội nhất định thì cách giải quyết lại tuỳ thuộc vào hoàn
cảnh địa lý và lịch sử cụ thể. Nếu trước đây, nguy cơ chất lượng môi trường bị
suy giảm chưa rõ rệt, thì cộng đồng các dân tộc được ứng xử với tự nhiên theo
truyền thống và tập quán của mình. Ngày nay sự cấp bách phải bảo vệ môi
trường vì sự PTBV, thì cộng đồng các dân tộc không thể hành động biệt lập như
trước, mà phải hành động trong một khuôn khổ nhất định, trước hết là khuôn
khổ pháp luật quy định, đồng thời phải ứng xử hợp lý vì sự tồn tại và phát triển
của mỗi dân tộc trong cộng đồng đó.
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta có
điều kiện để hỗ trợ cho cộng đồng các dân tộc giải quyết tốt mối quan hệ của họ
đối với việc sử dụng TNTN. Trước hết, đó là việc sử dụng tài nguyên có hiệu
quả hơn trong việc nâng cao chất lượng sống của cộng đồng, đồng thời sử dụng
mà không làm cạn kiệt. Do vậy, các quan hệ giữa cộng đồng các dân tộc phải
được tính tới trong các chính sách kinh tế, các dự án, các chương trình phát
triển, đặc biệt là chính sách và dự án liên quan trực tiếp tới tài nguyên và môi
trường sống của cộng đồng.
1.2.3.2. Tri thức bản địa của các dân tộc trong mối quan hệ với việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
Trên thế giới, đã có không ít những công trình nghiên cứu về những
TTBĐ trong quản lý, sử dụng tài nguyên và đã khẳng định việc PTBV nguồn tài
nguyên phải dựa vào tri thức địa phương. Kết quả nghiên cứu của Ruguelito
M.Pastores và Romeo E. SanBuenaventura đã chỉ ra rằng những người dân bản
xứ đóng góp rất lớn và giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tìm hiểu và lựa
chọn những loài cây có đặc tính sinh thái và sinh học phù hợp với địa phương.
Công trình nghiên cứu của Paul Henbinck về “Mạng lưới kiến thức chính thống
và không chính thống trong bảo tồn lâm nghiệp ở Zimbabuê” cũng đã cho thấy
để quản lý và bảo tồn rừng bền vững phải dựa vào tri thức địa phương.

15


Trong bài viết sử dụng TTBĐ trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên
thiên nhiên vùng cao cho rằng: “TTBĐ có vai trò rất quan trọng trong việc xác
định các vấn đề, các hạn chế ảnh hưởng đến việc quản lý hệ sinh thái. Nó cũng
có giá trị như một nguồn thồng tin có xu hướng lâu dài và những sự cố bất
thường mà có thể chúng không xảy ra trong khoảng thời gian các nhà khoa học
đang tiến hành nghiên cứu ở địa phương đó. TTBĐ là nguồn tài nguyên quốc
gia quan trọng có thể giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển theo những
phương sách ít tốn kém, có sự tham gia của người dân và đạt được sự bền vững.
Các dự án phát triển dựa trên cơ sở kiến thức địa phương sẽ lôi kéo được nhiều
người dân tham gia, vì người dân biết phải làm gì và làm như thế nào, đó chính
là cơ sở của sự thành công” [1].
TTBĐ là cơ sở của sự hiểu biết về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,
quản lý tài nguyên. Loại kiến thức này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
các nhà khoa học, các nhà lập kế hoạch. Nó có thể được xem xét và so sánh với
hệ thống kiến thức quốc tế, từ đó xác định được những khía cạnh bổ ích của hệ
thống, cũng như khía cạnh có thể cải tiến thông qua các kỹ thuật, công nghệ trên
cơ sở khoa học hiện đại.
Trong điều kiện của khoa học kỹ thuật hiện đại, TTBĐ vẫn đang được các
nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu rất nhiều. Chúng ta có thể tìm thấy ở
TTBĐ một nguồn trí tuệ to lớn và cũng chính nhờ kho kiến thức này mà nhiều
giải pháp công nghệ mới ra đời. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta,
một đất nước đang trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

16


Tiểu kết chương 1

Đất là nguồn tài nguyên quý giá, có vai trò và chức năng rất lớn đối với đời
sống của con người. Từ lâu đời con người đã sinh sống và canh tác trên đất dựa
trên những kinh nghiệm vốn quý của họ. TTBĐ chứa đựng những bài học về
cách ứng xử cần thiết của con người với môi trường xung quanh để tồn tại và
phát triển. Đó cũng là những quy tắc ứng xử của cá nhân, của cộng đồng và của
các cộng đồng với nhau. Những kiến thức, luật tục được trao truyền qua nhiều
thế hệ, chủ yếu là truyền miệng của từng dân tộc, từng địa phương là một trong
những nền tảng của việc đưa ra những giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên và bảo vệ môi trường.

17


×