Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

hình tượng người chiến sĩ trong văn xuôi giai đoạn 45-75i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.08 KB, 19 trang )

Cách Mạng tháng Tám 1945 là một mốc son chói lọi trong lịch sử
dân tộc Việt Nam. Cuộc tổng khởi nghĩa vẻ vang này không chỉ có ý nghĩa
đánh dấu những mốc sự kiện cách mạng tiêu biểu mà quan trọng hơn Cách
mạng tháng Tám còn là bước chuyển mình trong mọi lĩnh vực của đời sống
lịch sử xã hội. Sau ngày Hồ Chủ Tịch đọc bản “ Tuyên Ngôn Độc Lập” khai
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cả quân và dân ta chuyển sang
một giai đoạn đấu tranh mới, khốc liệt hơn, khó khăn hơn. Giai đoạn lịch sử
1945 – 1975 với hai cuộc kháng chiến trường kì : kháng chiến chống Pháp
và kháng chiến chống Mỹ.
Có thể nói Cách mạng tháng Tám không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử
mà nó còn là dấu mốc ghi nhận sự chuyển biến của đời sống văn học dân
tộc. Cách mạng tháng Tám trở thành cầu nối nhà văn đến với hiện thực cách
mạng. Giúp cho các nhà văn trước cách mạng “ nhận đường”, sáng tác phục
vụ cho nhiệm vụ làm cách mạng, sáng tác theo quan điểm “ sống rồi hãy
viết”. Chính vì vậy mà bức tranh văn học thời kì này có nhiều biến đổi cả về
chất và lượng. Quan trọng nhất là văn học thời kì này đã có cùng chung một
mục đích sáng tác, một chiến hào chiến đấu, cùng hướng ngòi bút về một
tâm điểm của văn học là hiện thực cách mạng.
Từ đó dẫn tới các nhân vật trung tâm trong các sáng tác văn học giai
đoạn này cũng có nhiều điểm tương đồng trong các tác phẩm văn học cụ thể.
Tuy các nhân vật được xây dựng từ những tiểu tiết khác nhau như quê
hương, hoàn cảnh, thành phần xuất thân, các mâu thuẫn và tình huống truyện
tạo nên những điểm nhấn trong cuộc đời song tựư chung lại họ vẫn gặp nhau
ở một điểm cốt yếu: các nhân vật ấy đều là những đứa con tinh thần lớn lên
và trưởng thành trong chiếc nôi cách mạng.
Trở lại khái niệm nhân vật trung tâm, như ta đã biết nhân vật trung
tâm là kiểu nhân vật tham gia vào mọi diễn biến, mọi tình tiết của cốt truyện.
1
Nhân vật này là tâm điểm diễn ra các sự kiện, là sợi dây kết nối và chắp dính
các sự kiện, các tình tiết lại với nhau tạo nên những hiệu quả thẩm mĩ cho
tác phẩm. Nhân vật trung tâm vừa mang cái riêng lại vừa mang cái chung,


đồng thời vừa là nhân vật điển hình vừa là nhân vật tâm điểm. Có thể khẳng
định một điểu nhân vật trung tâm trong văn xuôi giai đoạn 1945 – 1975 là
nhân vật người chiến sĩ. Bởi sống trong hiện thực cách mạng với cuộc kháng
chiến trường kì đầy gian khổ như vậy, đề tài cách mạng có một sức hút
mạnh mẽ thôi thúc các nhà văn cầm bút. Vì một lẽ đơn giản văn chương
cũng là vũ khí, các văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên các mặt trận văn hoá. Nhà văn
nào chưa viết về cách mạng, chưa viết về hiện thực chiến tranh, chưa viết về
người chiến sĩ thì tự coi mình như là chưa từng được sống và chiến đấu bằng
ngòi bút để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ dân tộc. Chính vì thế mà hình ảnh người
chiến sĩ đã trở thành nhân vật trung tâm cho rất nhiều tác phẩm. Các nhà văn
bằng những trường liên tưởng, bằng ngòi bút sắc sảo của mình tập trung
khắc hoạ biết bao tấm chân dung mà ở đó chứa đựng những nét tinh tuý nhất
của con người Việt Nam trong kháng chiến. Tuy rằng mỗi nhà văn lại có
những cách khai thác rất riêng, rất đặc trưng cho phong cách của mình, đặc
trưng cho từng giai đoạn kháng chiến kiến quốc của dân tộc.
Như chúng ta đã biết, từ xa xưa trong lịch sử, người lính Việt Nam đã
có những nét riêng trong hoàn cảnh xuất thân. Lực lượng cách mạng đều bắt
nguồn từ mọi tầng lớp nhân dân. Không phân định tuổi tác, nghề nghiệp,
dòng dõi. “Khi giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” đã trở thành một khẩu hiệu
quen thuộc. Chính vì thế có rất nhiều ý kiến cho rằng nhân vật trung tâm
trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 không phải là người chiến sĩ
mà là người lính. Nếu xét về nghĩa, người lính mới là kiểu hình tượng nghệ
thuật mang tính cụ thể và đại diện cho “ người bộ đội” theo đúng nghĩa của
nó, tức là đó phải là những người sống và chiến đấu trong một đơn vị cách
2
mạng cụ thể. Tuy nhiên xét cho cùng, người chiến sĩ mới là nhân vật trung
tâm của văn học giai đoạn này. Bởi hình tượng người chiến sĩ là hình tượng
mang tính chất bao quát, nó bao hàm cả hình tượng của người lính trong đó.
Bên cạnh các hình tượng khác như: người thanh niên xung phong, dân quân
du kích, thanh niên tự vệ, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi… Tất cả các hình

tượng này góp phần tạo nên hình tượng người chiến sĩ có mặt trên tất cả các
mặt trận, các trận địa chiến đấu của dân tộc. Vì vậy, nếu xét nhân vật trung
tâm của cả giai đoạn văn học 1945- 1975 có thể tiếp cận nó từ hình ảnh
người chiến sĩ.
Văn học thời nào cũng thế, trước hết, đó là câu chuyện về con người,
về những dâu bể thăng trầm của lịch sử. Bởi vậy, sự thay đổi của thời đại
văn học này so với thời đại văn học khác, ngẫm ra, luôn gắn với sự thay đổi
trong cách quan niệm về con người.
Mặc dù cách khám phá về con người trong văn học hết sức phong phú và đa
dạng nhưng dường như thời đại văn học nào cũng cố gắng khắc họa nên
những nhân vật thể hiện rõ nhất chân dung tinh thần của thời đại mình. Ðó
chính là loại nhân vật trung tâm trong văn học mà trước, nay chúng ta
thường nói đến.
Nếu trong văn học trung đại, nhân vật nổi bật nhất trên sân khấu văn học là
những bậc chính nhân quân tử: Trai thời trung hiếu làm đầu/Gái thời tiết
hạnh làm câu trau mình (Nguyễn Ðình Chiểu) thì nhân vật trung tâm của văn
học lãng mạn lại là những con người cô đơn, những cái tôi quá khổ trong
mối quan hệ với thực tại.
3
Nếu như nhân vật chính trong văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng
là những nạn nhân của xã hội như anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo... thì trong
văn học cách mạng sau 1945, nhân vật trung tâm của văn học chính là những
con người bình thường mà vĩ đại. Họ hiện lên với tư cách là chủ nhân của
thời đại mới: Ngực dám đón những phong ba dữ dội/Chân đạp bùn không sợ
các loài sên (Tố Hữu).
Cách mạng Tháng Tám 1945 đã mở ra một trang sử mới đối với lịch sử dân
tộc nói chung và đối với văn học - nghệ thuật nói riêng. Gắn liền với thời đại
văn học mới là sự xuất hiện của một kiểu nhà văn mới, một nguồn cảm hứng
sáng tạo mới và một hệ thi pháp nghệ thuật mới. Các nhà văn luôn ý thức
một cách sâu sắc vị thế của mình trong lịch sử: “Tôi cùng xương thịt với

nhân dân tôi/Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu” (Xuân Diệu) và luôn luôn
nuôi dưỡng một khát vọng: “Thơ ta ơi hãy cất cao tiếng hát/Ca ngợi trăm lần
Tổ quốc chúng ta” (Tố Hữu).
Hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại đã
khiến cho văn học cách mạng 1945 - 1975 tràn đầy cảm hứng sử thi và lãng
mạn. Trong quầng sáng sử thi, nhân vật trung tâm của thời đại là những con
người mang trong mình lý tưởng cao cả, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, luôn
luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Trong dòng văn xuôi Việt Nam giai đoạn này, do hiện thực cách mạng
có những điểm khác nhau trong ba giai đoạn nhỏ : Kháng chiến chống Pháp
4
( 1946- 1954), giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và đấu
tranh thống nhất đất nước ở miền Nam (1954- 1965), Kháng chiến chống
Mỹ ( 1965 – 1975). Để khảo sát được toàn vẹn nhân vật trung tâm của văn
học trong giai đoạn này, có thể tiếp cận nó từ những phân đoạn nhỏ hơn.
 Hình ảnh người chiến sĩ trong kháng chiến Chống Pháp:
Trong giai đoạn này các tác phẩm văn xuôi tiểu biểu viết về người
chiến sĩ bắt đầu có những thành tựu cơ bản, các nhà văn sau khi được “ nhận
đường” với một đôi mắt nhìn toàn diện về cuộc kháng chiến và ý nghĩa lịch
sử của nó đã tập trung tâm huyết của mình vào những trang viết về cách
mạng. Hình ảnh người chiến sĩ cũng dần trở thành hình ảnh trung tâm cho
các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí với các tác giả tiêu biểu như
Trần Đăng, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Hồ Phương….
Về cơ bản các nhà văn trong giai đoạn này khai thác hình ảnh người
chiến sĩ trong cái nhìn tổng quan với tập thể, các nhân vật được xây dựng
trong một bối cảnh tập thể. Tức là hình tượng người chiến sĩ được xây dựng
khá chung chung, chưa thực sự đi vào một nhân vật cụ thể và điển hình như
các giai đoạn sau. Cảm hứng sử thi trong các sáng tác văn xuôi trong giai
đoạn này thực sự chưa đậm đặc và tiêu biểu như trong kháng chiến chống
Mỹ. Các nhà văn viết về những người chiến sĩ áo vải, chủ yếu xuất thân từ

những người nông dân. Ra trận vẫn còn lưư luyến với hình ảnh “ giếng
nước, gốc đa, sân đình” nơi làng quê. Họ sống và chiến đấu như trong cảnh
“áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá”. Gắn bó với nhau trong hoàn
cảnh vô cùng khốc liệt của cuộc chiến.
5
Các tác phẩm “ xương sống” trong văn xuôi giai đoạn này phải kể đến
một số tác phẩm tiêu biểu : Thư nhà của Hồ Phương, Vợ chồng A Phủ ( Tô
Hoài), Một lần tới thủ đô ( Trần Đăng ), Trận phố Ràng ( Trần Đăng), Làng
(Kim Lân) , Xung kích ( Nguyễn Đình Thi)…
Thư nhà là một câu truyện hết sức cảm động về cuộc đời người chiến
sĩ cách mạng mang tên Lượng. Nhân vật này có một cuộc đời đầy ắp những
đau khổ, cha mẹ mất trong một trận càn của quân Pháp, em trai là Lân thì
ốm đau,người yêu của anh bị giặc Pháp làm nhục rồi thả về làng. Cô xa lánh
và trốn tránh anh, vượt lên những đau khổ tưởng chừng như vô bờ đó,
Lượng vẫn sống và chiến đấu trả thù cho cha mẹ ,cho Nhi, cống hiến và
đóng góp sức mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Một lần tới thủ đô của Trần Đăng kể về 4 chiến sĩ từ chiến khu
rừng núi về thủ đô Hà Nội, nhưng trước cảnh tráng lệ của Hà Nội họ
không hề chú ý tới mà vấn tiến thẳng về quảng trường. Họ đi thẳng theo
hàng tiến quân người đi trước giẫm lên bước chân của người đi sau, họ trở
về chiến khu không nhớ đến những hào hoa của Hà Nội mà chỉ nhớ cảnh
kéo lá cờ đỏ sao vàng vào mỗi sáng.
Xung kích của Nguyễn Đình Thi lại là một câu truyện kể về cuộc tiến
công của một đơn vị bộ đội do Sản làm đại đội trưởng với kế hoạch tấn công
các đồn bốt địch ở Tam Đảo. Cùng với các nhân vật như Kha, Sản… Xung
Kích đã xây dựng nên một hình tượng người chiến sĩ cùng tập thể chiến đấu
một cách đầy anh dũng, quả cảm và mưư trí.
Cùng với các nhân vật khác như Mị, A Phủ ( Vợ chồng A Phủ - Tô
Hoài), ông Hai ( Làng – Kim Lân ), Độ , anh thanh niên vác bó tre (Đôi mắt
– Nam Cao ), Lượng , Sản, Kha … đã tạo nên một hình tượng đẹp đẽ về

hình tượng người chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp. Đó là một hình
tượng đẹp trong văn học Việt Nam, đó là bước tiếp nối với hình tượng sĩ phu
6
yêu nước trong quá khứ và là hình tượng mở đầu cho hình tượng chiến sĩ
giải phóng quân kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này. Đó
là những tượng đài bất hủ của lòng yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân
ta, cũng xin mượn hình tượng người chiến sĩ mà Nguyễn Đình Thi đã miêu
tả làm lời kết cho hình tượng người chiến sĩ trong giai đoạn kháng chiến
chống Pháp anh hùng của dân tộc : “ Những người lính trẻ với những gương
mặt tươi sáng lắm khi cũng lấm lem bùn đất. Họ đi lại với tinh thần xông
pha hăng hái, thỉnh thoảng trên gương mặt lại nhoẻn ra một nụ cười. Tôi liên
tưởng hình ảnh đẹp đó với hình ảnh của đất nước. Đất nước đang trải qua
những cơn thử thách và hình ảnh của đất nước vụt lên từ than bụi lầy bùn và
rạng rỡ ánh sáng mới. “ Nước Việt Nam từ trong máu lửa. Rũ bùn đứng dậy
sáng loà”.
 Hình ảnh người chiến sĩ trong văn học Việt Nam giai đoạn 1954-
1965:
Đây là giai đoạn văn học phản ánh công cuộc xây dựng XHCN ở miền
bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam. Văn xuôi giai đoạn này
viết về hình tượng người chiến sĩ tập trung chủ yếu trong các tác phẩm :
Một chuyện chép ở bệnh viện ( Bùi Đức Ái ), Đất nước đứng lên ( Nguyên
Ngọc), Quê hương ( Vũ Tú Nam), Trên mảnh đất này ( Hoàng Văn Bổn),
Sống mãi với thủ đô ( Nguyễn Huy Tưởng), Sóng gầm ( Nguyên Hồng), Vỡ
bờ ( Nguyễn Đình Thi)….
Sống mãi với thủ đô là một câu truyện Nguyễn Huy Tưởng viết về
những người chiến sĩ ở lại Hà Nội, sống và chiến đấu bảo vệ thủ đô những
ngày đầu kháng chiến bùng nổ. Trần Văn là một nhân vật như thế, một con
người sống có lí tưởng, nhận thấy rõ trách nhiệm của một con dân đất Việt.
Lí tưởng của chàng được thể hiện rõ ràng qua những nhận thức cách mạng
soi chiếu so sánh với người yêu cũ – Trinh - một người phụ nữ chỉ biết có

7

×