Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.58 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LÊ MINH VƯƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH VỐN LƯU
ĐỘNG ĐẾN RỦI RO LỢI NHUẬN CÁC DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LÊ MINH VƯƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH VỐN LƯU
ĐỘNG ĐẾN RỦI RO LỢI NHUẬN CÁC DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thanh Dương



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thanh Dương
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 31 tháng 10 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Phan Đình Nguyên

Chủ tịch

2

TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Phản biện 1


3

TS. Phạm Ngọc Toàn

Phản biện 2

4

PGS.TS. Lê Quốc Hội

Ủy viên

5

TS. Hà Văn Dũng

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

PGS.TS Phan Đình Nguyên


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:
Ngày, tháng, năm sinh:

Lê Minh Vương
01/05/1979

Giới tính:
Nơi sinh:

Nam
Quảng ngãi

Chuyên ngành:

Kế toán

MSHV:

1341850082

I- Tên đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN
RỦI RO LỢI NHUẬN CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM
YẾT II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan đến chính
sách vốn lưu động
- Thu thập, phân tích dữ liệu để thực hiện nghiên cứu thực trạng và đưa ra

những đề xuất, kiến nghị về tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro lợi
nhuận các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
III- Ngày giao nhiệm vụ: 17/03/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 12/08/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên) : Tiến sĩ. Nguyễn
Thanh Dương
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. Nguyễn Thanh Dương

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH VỐN LƯU
ĐỘNG ĐẾN RỦI RO LỢI NHUẬN CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT“ là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung Luận văn được đúc kết từ quá trình học tập
và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Nguyễn Thanh Dương. Số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các tài liệu, trích dẫn trong Luận văn là trung thực, đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn
( Ký và ghi rõ họ tên )


Lê Minh Vương


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và Phòng Quản Lý Khoa Học và Đào
Tạo Sau Đại Học Trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho Tôi được học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Tôi chân thành cảm ơn Qúi Thầy , Cô Trường Đại Học Công Nghệ Thành
Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn cho Tôi trong suốt quá trình
tham gia học tập tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn Thầy TS. Nguyễn Thanh Dương đã tận tình hướng
dẫn, góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn !

Lê Minh Vương


iii

TÓM TẮT
Để hiểu rõ tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro lợi nhuận của các
doanh nghiệp và nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho các nhà quản lý
doanh nghiệp, các giám đốc tài chính … có những cơ sở để ra các quyết định chính
xác là điều vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, nghiên cứu này tiến hành xem xét mối
quan hệ giữa chính sách vốn lưu động và rủi ro lợi nhuận được đo lường thông qua
độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời trên tài sản, độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu và độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư với các yếu tố tác động bởi

các biến nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản, vốn lưu
động ròng trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ, qui mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng,
ngành nghề kinh doanh và tuổi đời doanh nghiệp của 144 doanh nghiệp trong giai
đoạn 2008 – 2014. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng cho dữ liệu bảng
gồm Pooling OLS, FEM và REM. Thông qua các kiểm định, nghiên cứu lựa chọn
ước lượng FEM là phù hợp cho nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách
vốn lưu động có tác động đến rủi ro lợi nhuận. Cụ thể, tồn tại một mối tương quan
âm giữa chính sách đầu tư và rủi ro lợi nhuận, đồng thời cũng tồn tại một mối tương
quan dương giữa chính sách tài chính và rủi ro lợi nhuận. Điều này hàm ý rằng
nhiều doanh nghiêp càng sử dụng chính sách vốn lưu động mạo hiểm sẽ gia tăng rủi
ro lợi nhuận và ngược lại, nhiều doanh nghiệp sử dụng chính sách vốn lưu động
thận trọng dẫn đến rủi ro lợi nhuận thấp hơn.


iv

ABSTRACT
To understand the impact of working capital policies to profitability risk of
the business and to provide experimental evidence for enterprise management, the
CFO ... there are grounds for making accurate decisions is extremely important.
Therefore, this study conducts a review of the policy relationship between working
capital and profitability risk measured by standard deviation of return rate on assets,
standard deviation of return rate on equities and standard deviation of return rate on
investment influenced by variables including short-term debt to total assets, current
assets to total assets, net working capital to total assets, debt, business size, growth,
age and industry field of 144 business enterprises in the period from 2008 to 2014.
The study uses methods of panel data estimation including Pools, FEM (Fixed effect
model) and REM (random effect model). Through testing, the study chooses FEM is
the most suitable method for this research. Research results show that the policy of
working capital risks affects profitability risk. Specifically, there is a negative

correlation between investment policy and profitability risk, also existing a positive
correlation between fiscal policy and risk margins. This implies that many
businesses increasingly using taking - risk working capital policies will increase the
profitability risk and vice versa, many businesses using policy prudent working
capital policies lead it to lower stage .


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................

i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ .................................................................. ix
...................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
1.6 Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 3

1.7 Bố cục luận văn ................................................................................................ 4
CHƯƠNG 2................................................................................................................ 5
.............. 5
.......................................................................................... 5
2.2

............................................................... 7

CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 15
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 15
3.1 Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 15
3.2 Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình .................................................. 16
3.2.1 Biến phụ thuộc đo lường rủi ro lợi nhuận doanh nghiệp ......................... 17
3.2.2 Các biến độc lập chính đo lường chính sách vốn lưu động ..................... 18


vi

3.2.3 Các biến kiểm soát được sử dụng ............................................................ 18
............................................... 22
3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 23
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 26
4.1 Mô tả bộ dữ liệu.............................................................................................. 26
............................................................................................. 26
.................................................................................. 30
............................................................ 31
4.2.1

.............................................. 31
ROA


...................................... 31

ROE

...................................... 34

ROI

....................................... 36
...................... 39

.................................................... 45
.................................................................. 47
................................................... 47
................................................... 48
............................. 49
.............................. 50
........................................................................................................ 51
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN ..................................................................................... 58
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 58
5.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................... 61
5.2.1 Hạn chế của đề tài .................................................................................... 61
5.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 63


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HOSE

: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

HNX

: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

ROA

: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

ROE

: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

ROI

: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư

SD

: Độ lệch chuẩn

TCA/TA

: Tổng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản

TLA/TA


: Tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

TA

: Tổng tài sản

AIP

: Chính sách đầu tư

AFP

: Chính sách tài trợ

WTCA

: Vốn lưu động ròng trên tổng tài sản

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến trong mô hình và nguồn dữ liệu
Bảng 3.2: Bảng thống kê ngành và tỷ trọng của các doanh nghiệp trong mẫu
Bảng 3.3: Bảng tóm tắt chiều hướng tác động của các biến
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả

Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô
hình Bảng 4.3: Kết quả hồi qui với biến phụ thuộc là SDROA
Bảng 4.4: Kết quả hồi qui với biến phụ thuộc là SDROE
Bảng 4.5: Kết quả hồi qui với biến phụ thuộc là SDROI
Bảng 4.6: Kết quả hồi qui theo chính sách vốn với biến phụ thuộc SDROA
Bảng 4.7: Kết quả hồi qui theo chính sách vốn với biến phụ thuộc SDROE
Bảng 4.8: Kết quả hồi qui theo chính sách vốn với biến phụ thuộc SDROI
Bảng 4.9: Kết quả hồi qui theo nhóm ngành với biến phụ thuộc SD ROE
Bảng 4.10: Bảng hệ số kết quả hồi qui phụ cho các biến độc lập

Bảng 4.11: Bảng kiểm định sự cần thiết các biến trong mô hình
Bảng 4.12: Bảng so sánh kết quả nghiên cứu trước đây và kết quả nghiên cứu của
luận văn


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ kiểm định sự tương quan giữa các biến và phần dư


1

CHƯƠNG 1:
1.1 Đặt vấn đề
Quản trị vốn lưu động mà cụ thể là quản trị tài sản ngắn hạn và quản trị nợ
ngắn hạn là một trong những nội dung quan trọng trong thực tế quản trị tài chính
của các doanh nghiệp. Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vốn
lưu động có sự tác động trực tiếp đến khả năng sinh lợi của các công ty (Turuel &
Solano, 2007; Nobanee et al, 2011; Mansoori & Muhammad, 2012 ).

Ở Việt Nam quản trị vốn lưu động đã được xem xét hằng ngày trong các
quyết định của giám đốc tài chính các công ty. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh
tế gặp nhiều khó khăn, với những bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay thì
việc quản trị vốn lưu động lại càng được các doanh nghiệp quan tâm hơn.
Trước thực trạng nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải ngừng sản xuất, đóng
cửa hoặc tuyên bố phá sản … có ý kiến cho rằng : Các quyết định về chính sách vốn
lưu động của các doanh nghiệp đã có những sai sót và dẫn đến những tổn thất lớn
của nguồn vốn này như sự mất mát về tiền mặt, phát sinh các khoản nợ khó đòi, bị
chiếm dụng vốn hay sự hao hụt và thất thoát trong hàng hóa, nguyên vật liệu … ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng vận hành hiệu quả của doanh nghiệp.
Một trong những mục

là tối đa hóa

lợi nhuận trong dài hạn, nhưng phải duy trì tính thanh khoản. Lợi nhuận mà làm mất
đi tính thanh khoản sẽ làm cho công ty rơi vào vòng hiểm. Vì vậy, phải có một sự
cân bằng giữa các mục tiêu. Nếu một công ty không chú ý đến lợi nhuận sẽ không
tồn tại trong thời gian dài, mặt khác nếu công ty bỏ qua tính thanh khoản thì nó có
thể đối mặt với khả năng phá sản. Theo nghiên cứu về các vấn đề lạm phát ở Iran
( Mohammad Hassani và Arezoo Rajab Tavosi, 2014 ) hầu hết các công ty thích
chuyển tiền mặt thành các tài sản khác để nắm giữ dẫn đến thiếu hụt tiền mặt trong
thanh toán các khoản nợ đến hạn và làm giảm độ tin cậy của công ty. Việc liên tục
thiếu vốn lưu động dẫn đến cạn kiệt về tài chính và cuối cùng dẫn đến phá sản, càng
cho thấy tầm quan trọng của quản lý vốn lưu động. Theo đó, nghiên cứu cố gắng


2

đưa ra câu trả lời về “Tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro lợi nhuận
các doanh nghiệp niêm yết” thông qua việc sử dụng độ lệch chuẩn của lợi nhuận

trên tài sản (Return on asset), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on equity) và
lợi nhuận trên vốn đầu tư (Return on Investment) để đo lường rủi
.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: đánh giá sự tác động của chính sách vốn
lưu động đến rủi ro lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài cần trả lời cho câu hỏi nghiên cứu sau:
Chính sách vốn lưu động tác động như thế nào đến rủi ro lợi nhuận của
doanh nghiệp ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nói trên đối tượng nghiên cứu của luận văn
là:
Mối quan hệ giữa chính sách vốn lưu động và rủi ro lợi nhuận của doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mối quan hệ này lần lượt được đo lường qua độ lệch chuẩn của lợi nhuận
trên tài sản (SDROA); độ lệch chuẩn củ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (SDROE) và độ
lệch chuẩn của lợi nhuận trên vốn đầu tư (SD ROI). Các yếu tố chính của chính sách
vốn lưu động được đo lường qua chỉ số tổng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản
(AIP ) và tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (AFP), cũng như các biến kiểm soát
khác sử dụng trong mô hình nghiên cứu.


3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Các số liệu để đánh giá rủi ro lợi nhuận của doanh nghiệp được đo lường bởi
độ lệch chuẩn của các tỷ suất sinh lời trên vốn (SD ROA; SDROE và SDROI ) cùng với
các biến độc lập chính AIP và AFP, cũng như các biến kiểm soát khác được tính

toán trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2014. Các mẫu được lựa chọn gồm 144 doanh
nghiệp trong khoảng thời gian 7 năm.
Nguồn số liệu được lấy từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh
nghiệp được công bố trên Website của sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM và doanh
nghiệp cổ phần chứng khoán FPT.
Dữ liệu dùng cho nghiên cứu được lấy từ các báo cáo tài chính hàng năm của
các doanh nghiệp gồm : Bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và thuyết minh báo cáo tài chính. Từ các dữ liệu này tác giả tổng hợp và tính
toán giá trị của các biến được sử dụng trong mô hình.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào phương pháp luận và các kết quả nghiên cứu trước đây của các tác
giả T.Afza và M.S. Nair (2007); Faris Nasif Alshubiri (2011); Mohammad Hassani
và Arezoo Rajab Tavosi (2014), tác giả đưa ra giả thuyết là có mối quan hệ giữa
chính sách vốn lưu động và rủi ro lợi nhuận của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tác
giả sử dụng phương pháp trong bài nghiên cứu gồm phân tích tương quan và phân
tích hồi qui bằng cách sử dụng mô hình dữ Pooling OLS, mô hình tác động cố định
(FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) trên dữ liệu bảng. Sau đó sử
dụng 2 phương pháp

grangian Multiplier – LM Test (
– Hausman Test (Hausman,

1978) để lựa chọn mô hình tốt nhất.
1.6 Đóng góp của luận văn
Luận văn này có 3 đóng góp chính như sau:
Thứ nhất, luận văn này góp phần làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa chính
sách vốn lưu động và rủi ro lợi nhuận của các doanh nghiệp bằng cách cung cấp


4


thêm bằng chứng ở thị trường mới nỗi như Việt Nam
Thứ hai, đưa ra những lời giải thích về tác động của chính sách vốn lưu động
trong các doanh nghiệp nêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam gai đoạn
2008 - 2014. Bằng cách hồi qui và kiểm định mức độ sử dụng các chính sách vốn
lưu động của các doanh nghiệp ở Việt Nam, một mối quan hệ này ít được đề cập
nghiên cứu đến ở Việt Nam.
Thứ ba, bài nghiên cứu góp phần làm cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng và
đưa ra các quyết định về chính sách vốn lưu động phù hợp với đặc điểm ngành nghề
kinh doanh, qui mô của doanh nghiệp.
1.7 Bố cục luận văn
Luận văn được trình bày theo cấu trúc năm chương gồm :
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
- Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương này tập trung khái quát tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.
Thông qua đó xác định các mục tiêu và đặt ra câu hỏi nghiên cứu cần phải làm rõ.
Để làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu, tác giả đưa ra những định hướng về đối tượng
và phạm vi nghiên cứu, cũng như xác định các phương pháp nghiên cứu cụ thể để
đạt được mục tiêu đặt ra. Đồng thời nêu ra bố cục và khái quát những đóng góp
chính của luận văn.


5


CHƯƠNG 2
Y
2.1

.
Vốn lưu động là những tài sản nhạy cảm nhất với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, cũng là những tài sản có rủi ro cao đòi hỏi phải có những giải pháp
quản lý hiệu quả để gia tăng khả năng sinh lợi và tiên lượng các rủi ro có thể phát
sinh.
Theo Brian (2009, p. 44) “Working capital policy is that set of principles and
plans that establishes a course of action for dealing with current assets and current
liabilities”. Chính sách vốn lưu động ( working capital policies ) là việc tập hợp các
nguyên tắc và các kế hoạch để thiết lập một chương trình hành động đối với tài sản
ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Rủi ro lợi nhuận là sự xuất hiện các tình huống dẫn đến việc suy giảm khả
năng sinh lời của doanh nghiệp và trong những tình huống đặc biệt có thể làm
doanh nghiệp phá sản. Theo lý thuyết đánh đổi (Risk-return tradeoff) cho rằng lợi
nhuận càng cao dẫn đến rủi cao và ngược lại, lợi nhuận thấp thì rủi ro giảm.
Theo Carpenter and Johnson (1983); Gardner, et al. (1986); Weinraub and
Visscher (1998) cho rằng chính sách vốn lưu động mạo hiểm dẫn đến lợi nhuận
càng cao và rủi ro cũng cao. Trong khi đó, chính sách vốn lưu động thận trọng thì
dẫn đến lợi nhuận thấp hơn và rủi ro cũng thấp hơn. Mục tiêu chính trong quản lý
vốn lưu động là duy trì một mức cân bằng tối ưu giữa các thành phần trong vốn lưu
động. Doanh nghiệp thành công phụ thuộc nhiều vào khả năng của các Giám đốc tài
chính quản lý hiệu quả các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản phải trả
(Filbeck & Krueger, 2005, p.11).


6


Lý thuyết quản trị vốn lưu động bao gồm 03 ( ba) phương pháp cơ bản là:
phương pháp quản trị thận trọng; phương pháp quản trị mạo hiểm và phương pháp
quản trị trung dung ( Nwanatkwo, 2005).
Chính sách quản trị vốn lưu động mạo hiểm là việc cắt giảm tối thiểu lượng
tiền mặt và hàng tồn kho của doanh nghiệp. Chính sách này được gọi là mạo hiểm
vì doanh nghiệp có thể không đủ lượng hàng tồn kho để cung ứng khi nhu cầu thị
trường tăng cao, do đó sẽ bị mất cơ hội gia tăng doanh thu, ngoài ra còn có thể bị
mất thị phần nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên. Bên cạnh đó, việc nắm giữ
lượng tiền mặt thấp khiến doanh nghiệp có thể mất cơ hội đầu cơ nguồn nguyên
liệu, hàng hóa đầu vào khi giá cả thị trường giảm xuống. Và có thể làm tăng chi phí
cơ hội của đầu tư, đặc biệt khi doanh nghiệp dùng nguồn vốn bên ngoài để tài trợ
cho vốn lưu động.
Tuy nhiên xét ở khía cạnh lượng tài sản lưu động thì chính sách mạo hiểm
cũng có những ưu điểm như làm giảm lượng vốn tài trợ cho tài sản lưu động, vốn
không bị tập trung quá nhiều vào hàng tồn kho hay lượng tiền mặt nhàn rỗi hoặc bị
chiếm dụng bởi khách hàng trong các khoản phải thu … qua đó góp phần làm giảm
chi phí sử dụng vốn. Ngoài ra, việc tài trợ cho tài sản lưu động hoàn toàn bằng nợ
ngắn hạn cũng mang lại nhiều lợi ích như tính linh hoạt và chi phí lãi vay thấp.
Ngược lại, chính sách quản trị vốn lưu động thận trọng lại thể hiện một thái
cực hoàn toàn ngược lại với chính sách quản trị vốn mạo hiểm. Chính sách thận
trọng phản ánh việc doanh nghiệp gia tăng đáng kể lượng tiền mặt, hàng tồn kho
nắm giữ, khoản phải thu…Việc này giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội gia tăng
doanh thu khi nhu cầu thị trường tăng và duy trì tình hình sản xuất ổn định, giảm
thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, một nhược điểm lớn của chính
sách này là chi phí sử dụng vốn cao vì một lượng vốn lớn nằm trong hàng tồn kho,
tiền mặt nhàn rỗi cũng như chính sách bán chịu trong khoản phải thu. Việc tài trợ
cho tài sản lưu động bằng nguồn vốn dài hạn sẽ làm giảm tính linh hoạt trong sử
dụng vốn, cũng như chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp cao.



7

Trong khi đó chính sách quản trị vốn trung dung là sự hài hòa giữa hai chính
sách trên, 50% vốn lưu động được tài trợ bởi nợ ngắn hạn và 50% còn lại được tài
trợ bởi nợ dài hạn. Tiền mặt, hàng tồn kho cũng được xem xét và nắm giữ ở mức độ
hợp lý. Chính sách này có thể đảm bảo được tính linh hoạt, cũng như giảm rủi ro về
tính thanh khoản cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều tranh luận về việc xác định mức độ tác
động của chính sách vốn lưu động đến lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp. Nhiều
tác giả của nhiều nước khác nhau đã nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng những
vấn đề trên và đã đưa ra nhiều kết quả trái ngược nhau như: T.Afza và M.S. Nair
(2007); Faris Nasif Alshubiri (2011) và Mohammad Hassan
Tavosi (2014).
Vì vậy, để xác định và duy trì một chính sách vốn lưu động phù hợp với từng
loại hình doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết và là một câu hỏi khó đối với các nhà
nghiên cứu.
2.2
Trong bài nghiên cứu “ Ảnh hưởng của chính sách quản trị vốn lưu động
thận trọng hay mạo hiểm tác động tốt hơn đối với doanh nghiệp” của nhóm tác giả
T.Afza và M.S. Nair (2007), nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát 208 doanh nghiệp
niêm yết không thuộc ngành tài chính ( như ngân hàng, chứng khoán … ) ở sàn
chứng khoán Karachi (KSE), Pakistan trong vòng 8 (tám) năm từ năm 1998 đến
năm 2005 tạo thành 1.664 quan sát. Mục đích chính của bài nghiên cứu là để làm
sáng tỏ mối quan hệ thực nghiệm giữa chính sách quản trị vốn lưu động mạo hiểm
và tỷ suất sinh lợi cũng như rủi ro của doanh nghiệp.
Nhóm tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của các biến TCA/TA và TCL/TA
tác động lên tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp qua các biến ROA, ROE, chỉ số giá
thị trường Tobin’s q và tác động lên rủi ro của doanh nghiệp thông qua các số liệu
về độ lệch chuẩn của SDsales, SDROA, SDROE, SDq. bằng phương pháp phân tích

bình phương bé nhất (OLS).


8

Đối với các mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách quản trị vốn lưu
động đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp, nhóm tác giả đã lần lượt thực hiện hồi
qui theo từng năm trong giai đoạn từ 1998 – 2005.
Trong khi đó, đối với các mô hình tìm hiểu ảnh hưởng của chính sách quản
trị vốn lưu động lên rủi ro doanh nghiệp, nhóm tác giả đã sử dụng các biến độc lập
TCA/TA và TCL/TA bằng cách tính giá trị trung bình qua 08 (tám) năm trong giai
đoạn từ 1998 – 2005 của từng doanh nghiệp.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại một mối tương quan âm, có
ý nghĩa thống kê giữa chính sách quản trị vốn lưu động với tỷ suất sinh lợi và không
có mối tương quan đáng kể giữa tài sản, nợ phải trả với rủi ro các doanh nghiệp.
Tóm tắt một số nội dung chính trong kết quả nghiên cứu:
Ảnh hưởng của chính sách quản trị vốn lưu động lên ROA: kết quả thống kê
cho thấy có mối quan hệ rất mạnh ở mức ý nghĩa 1% qua tất cả các năm, trừ năm
1998 và 2004. Cụ thể, khi TCA/TA càng cao mức độ mạo hiểm của chính sách vốn
càng giảm và ROA càng cao, khi TCL/TA càng cao, mức độ mạo hiểm chính sách
vốn càng cao và ROA càng giảm.
Ảnh hưởng của chính sách quản trị vốn lưu động đến ROE: mặc dù kết quả
thống kê ít ấn tượng hơn so với mô hình hồi qui ROA, kết quả thống kê không đồng
đều qua các năm và mức ý nghĩa cũng cao hơn ở mức 5%, 10% nhưng cũng đã thể
hiện mối quan hệ nghịch chiều giữa mức độ mạo hiểm của chính sách vốn lưu động
đối với ROE. Cụ thể, mức độ mạo hiểm của chính sách vốn càng cao thì ROE càng
giảm.
Ảnh hưởng của chính sách quản trị vốn lưu động đến giá trị thị trường
Tobin’q: kết quả thống kê cho thấy chỉ số Tobin’q càng giảm khi doanh nghiệp theo
đuổi chính sách vốn mạo hiểm, tuy nhiên cũng có những kết quả thống kê ngược lại

trong giai đoạn 1998 – 2002.
Ảnh hưởng của chính sách quản trị vốn lưu động đến rủi ro doanh nghiệp:
kết quả hồi qui cho thấy có mối tương quan nghịch giữa rủi ro và chính sách vốn
mạo hiểm. Tuy nhiên, kết quả này không có ý nghĩa thống kê ngoại trừ mô hình về


9

SDq. Tóm lại,

u

mối quan hệ

có ý nghĩa thống kê

giữa mức độ tài sản và nợ ngắn hạn với rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính của các
doanh nghiệp Pakistan.
Trong bài nghiên cứu “ Phân tích mối quan hệ giữa chính sách vốn lưu động
đến quản lý rủi ro: bằng chứng thực nghiệm từ Jordan” của Faris Nasif Alshubiri
(2011). Tác giả đã tiến hành khảo sát 59 doanh nghiệp và 14 ngân hàng niêm yết
trên sàn chứng khoán Anman cho giai đoạn 5 (năm) năm từ năm 2004 đến 2008 tạo
thành 365 quan sát (trong đó 295 quan sát cho doanh nghiệp và 70 quan sát cho
ngân hàng). Tác giả đã sử dụng phương pháp và mô hình nghiên cứu của nhóm tác
giả T.Afza và M.S. Nair (2007), đồng thời bổ sung thêm 2 (hai) biến phụ thuộc vào
mô hình là tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư ( ROI) và tỷ suất sinh lời trên vốn (ROC),
để đo lường ảnh hưởng của chính sách vốn lưu động tác động lên tỷ suất sinh lợi,
trong khi đó, để đo lường ảnh hưởng của chính sách vốn lưu động đến rủi ro của
doanh nghiệp tác giả cũng bổ sung thêm 2 (hai) biến phụ thuộc là độ lệch chuẩn của
tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (SDROI) và độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời trên vốn

(SDROC) vào mô hình để nghiên cứu.
Nghiên cứu đã cho thấy kết quả hồi qui các mô hình không đồng đều qua các
năm, giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả tồn tại mối tương quan
nghịch, có ý nghĩa thống kê giữa chính sách vốn lưu động và tỷ suất sinh lợi (ROA,
ROE, Tobin’q, ROI và ROC) và không có mối tương quan đáng kể giữa tài sản, nợ
phải trả với rủi ro ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có một vài bằng chứng có ý
nghĩa thống kê về mối quan hệ giữa độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời trên vốn
(SDROC) với chính sách vốn lưu động của các ngân hàng.
Trong bài nghiên cứu “ Phân tích mối quan hệ giữa chính sách vốn lưu động và
rủi ro doanh nghiệp: bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp sản xuất ở
Jordanian” của Faris Nasif Alshubiri (2011). Tác giả đã tiến hành khảo sát 59 doanh
nghiệp sản xuất trên thị trường chứng khoán Amman trong giai đoạn 2004 đến 2007.
Để đo lường sự tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro doanh nghiệp. Tác giả
đã sử dụng độ lệch chuẩn SDsales, SDROA, SDROE, SDq và kết quả cho


10

thấy có mối tương quan âm giữa rủi ro và chính sách đầu tư vốn lưu động. Mặt
khác, nghiên cứu cũng phát hiện ra một mối quan hệ tương tự trong chính sách tài
chính. Điều đó cho thấy một sự biến động tăng trong doanh thu và lợi nhuận là do
tăng tài sản lưu động và giảm nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả
này không có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi trên tài
sản (SDROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (SD ROE ) trong các năm 2004,
2005 và tất cả các năm trong giai đoạn 2004 đến 2007. Nói chung, nghiên cứu
cho thấy mối quan hệ không có ý nghĩa thống kê giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn
hạn với rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính của các công ty sản xuất ở Amman.
ehran” của
(2014). Tác giả đã tiến hành khảo sát
274 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Tehran trong giai đoạn 2006 đến 2012. Để

đo lường sự tác động của chính sách vốn lưu động đến rủi ro

doanh nghiệp.

T

(ADROA),
(ADROE),
(ADROI)

(ADROC). Kết quả cho thấy có mối tương quan âm giữa chính sách đầu tư vốn lưu
động

, nghiên cứu cũng phát hiện ra một mối tương

quan dương trong chính sách tài chính

.
. Vì vậy, một sự gia tăng trong chính

sách đầu tư vào tài sản lưu động và sử dụng chính sách thận trọng, rủi ro lợi nhuận
của doanh nghiệp sẽ giảm xuống, ngược lại một sự gia tăng trong chính sách tài
chính vào các khoản nợ ngắn hạn và sử dụng chính sách mạo hiểm thì rủi ro lợi
nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Kết quả nghiên cứu này phù hợp các nghiên
cứu trước đây.
Ngoài ra, trong bài nghiên cứu tác giả cũng đã sử dụng các biến kiểm soát để
xem xét như biến qui mô, biến tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp trong các mô hình.


11


Kết quả cho thấy có một mối tương quan nghịch giữa qui mô doanh nghiệp và rủi ro
lợi nhuận. Nghĩa là, khi qui mô doanh nghiệp càng lớn, rủi ro lợi nhuận sẽ giảm, và
các biến kiểm soát khác thì không có mối tương quan nào giữa tốc độ tăng trưởng
doanh nghiệp và rủi ro lợi nhuận trong các mô hình nghiên cứu.
Trong bài nghiên cứu “ Vốn lưu động và rủi ro quản lý: bằng chứng từ thị
trường chứng khoán Tehran ” của tác giả Ali Alimohamadpour ( 2014 ). Dựa trên lý
thuyết về rủi ro, nguồn lực tài chính ngắn hạn được giả định mang lại rủi ro nhiều
hơn nguồn lực tài chính dài hạn (ALShubiri, 2011 ). Tác giả đã khảo sát báo cáo của
112 công ty trên thị trường chứng khoán Tehran trong giai đoạn 2005 đến 2013
( các công ty khảo sát không bao gồm các tổ chức tài chính ). Trong nghiên cứu tác
giả đã sử dụng độ lệch chuẩn của lợi nhuận để đo lường rủi ro quản lý của công ty.
Tác động của chính sách đầu tư và chính sách tài chính được kiểm tra thông qua mô
hình hồi quy giữa chính sách vốn lưu động và rủi ro của doanh nghiệp. Kết quả cho
thấy có một mối tương quan dương giữa rủi ro của doanh nghiệp và mức độ mạo
hiểm của chính sách đầu tư và chính sách tài chính trong vốn lưu động.
Trong bài nghiên cứu về “ Tác động của chính sách vốn lưu động lên lợi
nhuận công ty : trường hợp các doanh nghiệp trong ngành xi măng ở Pakistan “ của
nhóm tác giả Snober Javid và Velontrasina Prudence Marie Zita ( 2014 ). Mục tiêu
của nghiên cứu là tìm ra mối quan hệ giữa chính sách vốn lưu động và lợi nhuận của
các doanh nghiệp trong ngành xi măng ở Pakistan. Nhóm tác giả cũng sử dụng các
biến độc lập đại diện cho chính sách đầu tư là IP ( Investment Policy = Total
Current Assets/Total Assets) ; chính sách tài chính là FP (Financing Policy = Total
Current Liabilities/Total Assets). Mức độ mạo hiểm của chính sách phụ thuộc vào
tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản và nợ ngắn hạn trên tổng tài sản. Trong bài
nghiên cứu nhóm tác giả đã sử dụng các tỷ suất sinh lợi như: lợi nhuận trên tổng tài
sản ( ROA); Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh (NOP) và Tobin’s Q để đo lường tác động của chính sách vốn lưu động.
Trong bài nghiên cứu nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu tài chính của 20 (hai
mươi) doanh nghiệp ngành xi măng trên thị trường chứng khoán Pakistan trong giai



12

đoạn 2006 đến 2011 tạo thành 120 ( một trăm hai mươi ) quan sát. Kết quả nghiên
cứu cho thấy tồn tại một mối tương quan âm giữa lợi nhuận và mức độ mạo hiểm
của chính sách đầu tư và chính sách tài chính. Bên cạnh, nhóm tác giả cũng đưa ra
một số gợi ý cho các nhà quản lý và các nhà đầu tư rằng các công ty càng sử dụng
chính sách vốn lưu động mạo hiểm có thể không tạo ra nhiều lợi nhuận. Vì vậy, các
nhà quản lý không thể gia tăng lợi nhuận bằng cách sử dụng mạo hiểm tài sản ngắn
hạn và nợ ngắn hạn.
Theo nhóm tác giả Dr. Abbasali Puraghajan; Ali Akbar Ramzani và Issa
Eslami Bin (2014) nghiên cứu về tác động của vốn lưu động mạo hiểm đến hiệu quả
hoạt động của các công ty trên thị trường chứng khoán Tehran. Nhóm tác giả đã sử
dụng các biến độc lập đại diện cho chính sách đầu tư mạo hiểm là tài sản ngắn hạn
trên tổng tài sản (CA/TA), chính sách tài chính mạo hiểm là nợ ngắn hạn trên tổng
tài sản (CL/TA) và biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả của công ty là độ lệch
chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản (SD ROA) và độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (SDROE).
Trong bài nghiên cứu nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu của 106 (một trăm lẻ
sáu) công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tehran trong giai đoạn 2007 đến
2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ mạo hiểm của tài sản ngắn hạn và nợ
ngắn hạn đều tác động lên rủi ro lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu. Nghĩa là, khi công ty càng sử dụng chính sách mạo hiểm thì rủi ro lợi nhuận
trên tổng tài sản và rủi ro lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. Cụ thể, tồn
tại một mối tương quan âm giữa tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản với độ lệch chuẩn
của lợi nhuận trên tổng tài sản, độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và
một mối tương quan dương giữa nợ ngắn hạn với độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên
tổng tài sản, độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Theo nhóm tác giả Maryam Sadeghi DehSahraei; Hossein Rezaie Dolat

abadi và Hagar Mirzania Jourshari (2014) khảo sát sự tác động của chính sách vốn
lưu động và rủi ro hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Tehran. Nhóm tác giả cũng đã sử dụng các biến độc lập đại diện cho chính sách đầu


×