Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của tchékhov

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 94 trang )

hướng dẫn đọc toàn văn báo cáo KQNC

!
!

Bạn muốn đọc nhanh
những thông tin cần thiết ?
Hy đọc qua Mục lục bên tay trái bạn trước khi
đọc báo cáo ( với Acrobat 4.0 trở lên, cho trỏ chuột vào
mỗi đề mục để đọc toàn bộ dòng bị che khuất )

! Chọn đề mục muốn đọc và nháy chuột vào đó
!
!

Bạn muốn phóng to hay thu nhỏ
trang báo cáo trên màn hình ?
Chọn, nháy chuột vào 1 trong 3 kích th
thưước
có sẵn trên thanh Menu

, hoặc

! Mở View trên thanh Menu, Chọn Zoom to
! Chọn tỷ lệ có sẵn trong hộp kích th
thưước
muốn,, Nhấn OK
hoặc tự điền tỷ lệ theo ý muốn

Chúc bạn hài lòng
với những thông tin đđưược cung cấp




LỜI CẢM ƠN
Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến giảng viên TS. Dương
Thị Ánh Tuyết – người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện khóa luận.
Em cũng xin bày tỏ lòng kính biết ơn tới Quý thầy cô khoa Khoa Học Xã
Hội, Quý thầy cô của Trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
để em bồi dưỡng tri thức và hoàn thành khóa học vừa qua.
Thiết tha bày tỏ lời tri ân sâu sắc đến ba mẹ đã luôn quan tâm, yêu thương
và tạo mọi điều kiện cho em học tập. Cảm ơn những người bạn đã góp ý, trao đổi
và động viên cho em trong quá trình nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn!
Tác giả
Trần Thị Thùy Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện,
dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Thị Ánh Tuyết. Các tài liệu, những nhận định
ghi trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
về nội dung khoa học của công trình này.
Đồng Hới, tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận

Trần Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................3
2.1. Các công trình nghiên cứu chung về truyện ngắn của Tchékhov ...................4
2.2. Các công trình nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của
Tchékhov .............................................................................................................7
3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...................................................8
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................8
3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................8
5. Đóng góp của khóa luận ..................................................................................9
6. Kết cấu của khóa luận ......................................................................................9
NỘI DUNG .......................................................................................................10
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................10
1.1. Nhân vật – hình thức thể hiện con người trong văn học ..............................10
1.1.1. Khái niệm nhân vật.............................................................................10
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của thi pháp
học hiện đại ....................................................................................................... 11
1.1.3. Các phương thức xây dựng nhân vật ...................................................13
1.2. Hình tượng nhân vật nữ ..............................................................................16
1.2.1. Nhân vật nhìn từ góc độ giới tính .......................................................16
1.2.2. Hình tượng nhân vật nữ trong văn học ................................................18
1.3. Tchékhov - Hành trình về với nghệ thuật ....................................................19
1.3.1. Con người và thời đại .........................................................................19
1.3.2. Tchékhov - nhà văn bậc thầy của truyện ngắn thế giới ........................21
Chương 2. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ THỂ HIỆN TRONG QUAN NIỆM
NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI ....................................................................24
2.1. Khảo sát - thống kê hệ thống nhân vật nữ ...................................................24
2.2. Những bé gái ngây thơ bị đày đọa...............................................................26
2.3. Những cô gái trong sáng, cả tin, cam chịu...................................................29



2.4. Người đàn bà phù phiếm.............................................................................33
2.5. Những người phụ nữ sống mòn...................................................................38
2.6. Người phụ nữ với bi kịch khát vọng............................................................45
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................51
Chương 3. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ
THUẬT .............................................................................................................52
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ....................................................................52
3.2. Nghệ thuật miêu tả hành động ....................................................................59
3.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý ...........................................................................61
3.4. Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ nhân vật ........................................................69
3.4.1. Ngôn ngữ đối thoại .............................................................................69
3.4.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm ...............................................................72
3.5. Không gian trữ tình - giàu tính biểu tượng ..................................................74
3.5.1. Đồi tuyết trắng....................................................................................75
3.5.2. Bãi biển ..............................................................................................76
3.5.3. Mưa dầm ............................................................................................77
3.5.4. Ánh trăng ...........................................................................................79
3.5.5. Con đường..........................................................................................81
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................84
PHẦN KẾT LUẬN ...........................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................88


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
"Tất cả mọi sự bí ẩn của thế giới này đều không thể sánh nổi sự bí ẩn của
người phụ nữ" (Vladimir Lobanok). Thật vậy, phụ nữ - một nửa của nhân loại,
là biểu tượng của cái đẹp, cái sâu sắc, là hiện thân của sự sinh tồn và luân
chuyển sự sống.Vì thế, tìm hiểu người phụ nữ chính là khám phá vẻ đẹp nghệ

thuật và sự sống của nhân loại.
Trong dòng chảy văn học từ cổ chí kim trên khắp hành tinh này, các nhà văn
đã tốn không ít giấy mực để tìm hiểu về người phụ nữ. Với tấm lòng rộng mở,
yêu thương, viết về người phụ nữ như là thước đo của những giá trị mỹ học nhân
văn. Đó là một trong những đề tài quen thuộc nhất, dường như phụ nữ là một
nguồn cảm hứng vô tận mà văn học muôn đời vẫn chưa khai thác hết.
Văn học Nga thế kỷ XIX là một trong những nền văn học phong phú và tiên
tiến của nhân loại. Theo Lê - nin "tầm quan trọng của thế giới mà hiện nay văn
học Nga đã dành được" chính là do văn học Nga đã mang trong mình nó những
tư tưởng tiên tiến của thời đại. Văn học hiện thực Nga quả thực giàu những tư
tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa, lòng yêu nước nhiệt thành và tinh thần nhân
đạo cao cả. Như M.Gorki đã nói, mỗi nhà văn Nga có một cá tính riêng nhưng
chung quy một mối đồng cảm với số phận của người dân, đất nước, con người.
Ông viết: "Văn học Nga mãnh liệt vì có chủ nghĩa dân chủ, khát vọng say sưa
mong muốn giải quyết những nhiệm vụ của đời sống xã hội, vì nó truyền bá tinh
thần nhân đạo, vì nó có những bài ca ca ngợi tự do, quan tâm sâu sắc đến đời
sống người dân, có thái độ thuần khiết đối với người phụ nữ…" [14;6].
Theo lộ trình của nền văn học đó, Tchékhov hiện lên với tư cách "người đại
biểu cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga", nhà cách tân thiên tài
trong lĩnh vực truyện ngắn, bóng của ông không ngừng bao trùm và lan tỏa lên
sáng tác của các thế hệ nhà văn sau này. Tiếp nối truyền thống văn học Nga với
tên tuổi của nhà văn "đàn anh" như: Puskin, L.Tolstoi, F.Dostoievski…
Tchékhov đã trở thành một ̎hiện tượng̎ văn chương Nga nói riêng và văn
chương nhân loại nói chung. Trở thành người manh nha, đặt viên gạch đầu tiên
cho văn học nghệ thuật thế kỷ XX. Tchékhov là bậc thầy của thể loại truyện ngắn

1


tới mức hoàn thiện, mở lối khai đường cách viết độc đáo, sáng tạo: đơn giản về

phương diện kết cấu, ngắn gọn trau chuốt về phương diện ngôn ngữ. Truyện ngắn
Tchékhov là bức tranh liên hoàn, ngồn ngộn nhiều mảng nhỏ khảm lên bức phù
điêu xã hội Nga những năm cuối thế kỷ XIX, "cả thế giới nhân vật của ông ngụp
lặn trong vũng bùn nhỏ nhen của sự tầm thường, lũ lượt kéo nhau đi bên rìa cuộc
sống mà không bao giờ trong thấy cuộc sống chân chính. Tchékhov phê phán
những con người đó nhưng ông không bao giờ mất lòng tin vào một con người
đẹp, lòng tin vào tương lai"[14;32]. Đọc truyện ngắn của Tchékhov, người đọc dễ
nhận thấy rằng bên cạnh những khắc khoải về khát vọng, lý tưởng cao đẹp lại là
những mảnh đời bi kịch, đau đớn, khuôn nguôi của những kiếp sống mòn, diết
da, thường trực. Bên cạnh những tâm hồn trong sáng, thánh thiện lại là những
kiếp sống phù phiếm, dung tục, nhu nhược – thời đại đã ngấm vào máu thịt
những đứa con tinh thần của ông. Hình tượng nhân vật nữ được ông quan tâm và
thể hiện một cách sâu sắc. Nhà văn trao cho nhân vật nữ tự nói lên nỗi lòng, đớn
đau của chính số phận mình. Hơn nữa, vấn đề phụ nữ không chỉ là vấn đề riêng
của tác giả Tchékhov hay của văn học Nga mà còn là vấn đề chung của văn học
thế giới hiện nay. Chính vì vậy, những năm gần đây xu hướng nghiên cứu nữ
quyền đã trở thành một trào lưu phê bình mới, hấp dẫn, thu hút được nhiều sự
chú ý.
Nghiên cứu: "Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Tchékhov",
thiết nghĩ là việc làm cần thiết nhằm mở cánh của bước vào thế giới nghệ thuật
đặc sắc của nhà cách tân truyện ngắn vĩ đại Tchékhov, mà sức ảnh hưởng của ông
lan tỏa lên các thế hệ nhà văn sau này.
Xuất phát từ những lý do trên cùng với lòng yêu thích, sự ngưỡng mộ nhà
văn bậc thầy Tchékhov và nhu cầu thực tế của bản thân: muốn nâng cao kiến
thức, tầm hiểu biết về văn học Nga nói riêng, văn học nước ngoài nói chung,
khiến chúng tôi quan tâm tìm hiểu truyện ngắn Tchékhov. Thứ nữa, những tác
phẩm của Tchékhov đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và ở Việt Nam một số tác
phẩm đã được đưa vào giảng dạy ở bậc Trung học, Cao đẳng và Đại học... Thiết
nghĩ cần có cái nhìn toàn diện về mọi vấn đề, mà trong phạm vi khóa luận này
chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề: ''Hình tượng nhân vật nữ trong truyện


2


ngắn của Tchékhov''.
Nghiên cứu đề tài này cho chúng ta cái nhìn cái nhìn sâu sắc hơn về nhãn
quan sắc bén mà Tchékhov đã thấu thị những vấn đề lớn của thời đại. Đặc biệt,
thông qua đó tạo điều kiện cho mỗi chúng ta trong nhịp sống xô bồ này có những
giây phút tự soi mình, nhìn nhận, lý giải cuộc sống của chính mình và của những
người xung quanh. Hãy đừng: ''chết ngay trong lúc sống'', đó là thông điệp mà
bậc thầy truyện ngắn Nga muốn gửi đến các thế hệ bạn đọc.
2. Lịch sử vấn đề
Tchékhov được xem là một hiện tượng, đỉnh cao chói lọi của văn học Nga
thế kỷ XIX và của văn học thế giới. Những tác phẩm của ông luôn nhận được sự
quan tâm của đông đảo bạn đọc, thu hút sự chú ý của giới phê bình trên toàn thế
giới. Một số nhà phê bình đã công nhận tầm vóc của ông: ''Tchékhov là tài năng
nghệ thuật lớn'', trong số các đại biểu còn sống của thể loại châm biếm ở nước ta
thì Tchékhov là vĩ đại nhất, tài năng đẹp đẽ và mãnh liệt của ông là niềm kiêu
hãnh của nước Nga. Người ta đã dành cho nhà văn xứ sở bạch dương nhiều lời
ngợi ca. Cho đến nay, Tchékhov vẫn thuộc một trong số các nhà văn: ''muôn thuở
làm ta say mê'' (M.Gorki).
Nhà tiểu thuyết người Đức Tomat Man năm 1954, nhân thế giới kỷ niệm
năm mươi năm ngày mất của Tchékhov đã khẳng định: ''Nghệ thuật tự sự của
Tchékhov không nghi ngờ gì nữa thuộc về những gì có sức mạnh nhất và tinh
nhất trong toàn bộ văn học Châu Âu''[5;48]. Đại văn hào L.Tolstol - cây đại thụ
văn học Nga thế kỷ XIX, không ngần ngại thừa nhận: ''Tchékhov đã sáng tạo ra
hình thái văn chương mới, hoàn toàn mới cho tất cả thế giới, hình thái văn
chương mà tôi chưa từng nhìn thấy ở đâu cả... Tchékhov là một nghệ sĩ vô song,
một nghệ sĩ của cuộc sống... Một Puskin trong văn xuôi và kịch''[5;57].
Tchékhov được nghiên cứu nhiều ở nước ngoài. Do hạn chế về tư liệu và

trình độ ngoại ngữ nên chúng tôi chỉ có thể tiếp cận vấn đề thông qua các tài liệu
bằng tiếng Việt. Trên cơ sở những tài liệu mà chúng tôi tìm được, xét thấy các
công trình nghiên cứu có thể chia thành hai mảng: các công trình nghiên cứu
chung về truyện ngắn Tchékhov và các công trình nghiên cứu về hình tượng nhân
vật nữ trong truyện ngắn của ông.

3


2.1. Các công trình nghiên cứu chung về truyện ngắn của Tchékhov
Ở Việt Nam hiện nay, Tchékhov được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt, sức ảnh
hưởng của ông có vai trò lớn đến độc giả Việt, đặc biệt là độc giả trẻ. Đồng thời,
xuất hiện rất nhiều các bài viết, các bài bàn luận, các lời giới thiệu, các giáo trình,
công trình tổng quát nghiên cứu về ''hiện tượng'' Tchékhov.
Bài viết nghiên cứu về Tchékhov sớm nhất có lẽ là bài Đọc Tchékhov của
Nguyễn Tuân in trên Tạp chí Văn nghệ số 5 (15 - 1957). Thông qua bài viết
Nguyễn Tuân đã tạo nên chân dung tinh thần thiên tài Nga - A.Tchékhov...
Nguyễn Tuân đã đọc từ hình tượng cốt lõi tư tưởng nhà văn Nga vĩ đại. Đó là thái
độ căm thù thói phàm tục, giả dối, là tình yêu thiết tha nước Nga và con người
Nga[8;2].
Năm 1960, trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 2 La Côn có bài Chủ nghĩa
nhân đạo trong tác phẩm Tchékhov [8;2]. Trong bài viết này, chủ nghĩa nhân
đạo yếu tố làm nên sự bất tử của sự nghiệp văn chương Tchékhov đã được tác giả
khẳng định.
Tác giả Vương Trí Nhàn trong lời giới thiệu Chất nhân bản trong
Tchékhov (A.Tchékhov, tập một, tuyện ngắn, Nxb Văn học, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 1999), đã đi sâu tìm hiểu chiều sâu giá trị nhân đạo
trong tác phẩm của Tchékhov: "Đọc ông, không ai có thể nghi ngờ niềm tha thiết
với tất cả những biểu hiện của con người và cái ý tưởng đau đáu nơi tác giả: lẽ
ra, con người có thể sống cao đẹp hơn biết bao, so với hàng ngày họ đã
sống!(…) Chủ nghĩa nhân đạo với Tchékhov trước tiên không phải là yêu con

người, mà là hiểu con người, giúp con người vượt lên cái tầm thường của đời
sống hàng ngày, tránh được sự ăn mòn của thói quen dung tục và nói chung là
sống một cuộc sống xứng đáng hơn nữa"[3;23,24].
Trong lời giới thiệu Tập truyện ngắn Tchékhov (1994), tác giả Phan Hồng
Giang đã đưa ra những nhận xét sắc sảo: ''Nếu có một phép mầu nào làm những
nhân vật của Tchékhov rời khỏi trang sách, bước xuống đường phố thì chúng ta
sẽ thấy cảnh tượng đông đúc, huyên náo, thật đáng kinh ngạc: hàng nghìn con
người, mỗi người một vẻ, lớn bé già trẻ, nữ nam, chải chuốt và bê tha, nghèo hèn
và giàu có, xinh đẹp và dị dạng, cao sang và bần tiện, ngu độn và uyên thâm,

4


lạnh lùng và sôi nổi, giễu cợt, buồn bã, giàu đức hi sinh và tính toán nhỏ nhen,
luồn lọt uốn éo, mưu đồ, thâm hiểm và trong sáng như pha lê, chán chường, cao
thượng, căm giận và yêu thương, khổ đau và sung sướng, an phận thờ ơ và day
dứt suy nghĩ về hôm nay, ngày mai...''[1;12].
Trong giáo trình Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX (1996), nhấn mạnh
truyện Tchékhov thường ''đơn giản về phương diện kết cấu, ngắn gọn, trau
chuốt về phương diện ngôn ngữ và đã tái hiện lại một khung cảnh rộng lớn,
nhiều màu sắc của nước Nga đương thời''[14;342].
Trong giáo trình Văn học nước ngoài (1994), đã khái quát sáng tác của ông:
''Truyện ngắn Tchékhov một sức mạnh, với vẻ đẹp độc đáo không thể bắt
chước được và đã đưa ông lên vị trí bậc thầy truyện ngắn thế giới''[24;44]...
Đặc biệt là trong các công trình nghiên cứu chuyên sâu:
Đào Tuấn Ảnh trong công trình: Tchékhov và Nam Cao một sáng tác hiện
thực kiểu mới (1992), đã chỉ ra sáng tác trong cùng bối cảnh xã hội chủ nghĩa
hiện thực ở hai nước những điểm tương đồng và loại biệt: đều xuất phát từ những
điều vặt vãnh trong cuộc sống hàng ngày, lấy cảm hứng bi - hài kịch làm chủ đạo
khước từ kiểu cốt truyện truyền thống.

Luận án Thạc sĩ Ngữ văn của Lê Thị Hoài Giang (Vinh, 2007), với đề tài:
Thế giới nghệ thuật truyện ngắn A.Tchékhov, đã chỉ ra ba đặc điểm nghệ thuật
truyện Tchékhov: giọng điệu, cốt truyện, không gian và thời gian nghệ thuật đã
được tác giả đã chứng minh qua việc khảo sát những truyện ngắn tiêu biểu.
Luận án Thạc sĩ của Nguyễn Thị Xuân Yến (1996), với đề tài: Phong cách
ngôn ngữ truyện ngắn Tchékhov, đã chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ trong sáng
tác của ông: tính hàm súc, ngắn gọn, tính quy chiếu hiện thực cao, tính hiệu lệnh
cao. Tất cả đã được tác giả chứng minh qua việc khảo sát các tác phẩm tiêu biểu.
Luận văn tốt nghiệp của Võ Tiến Nam với đề tài: Một số vấn đề về truyện
ngắn Tchékhov (Huế, 1989), đã chỉ ra những đặc điểm của truyện ngắn
Tchékhov về nội dung chủ đề, về nghệ thuật điển hình hóa, lời ẩn... Tuy nhiên
đây chỉ mang tính chất hệ thống mà chưa phân tích, chứng minh theo từng luận
điểm rõ ràng.

5


Với đề tài: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và
Tchékhov'' - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên. So sánh sự
tương đồng và khác biệt trong việc tổ chức thế giới nhân vật ở truyện ngắn của
hai nhà văn...
Bên cạnh đó, chúng tôi bắt gặp rất nhiều các bài viết trên các blog, các bài
báo mạng... về nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau trong sáng tác của Tchékhov:
Đi sâu tìm tòi Cái mới trong truyện ngắn A.Tchékhov, nhà nghiên cứu
Nguyễn Hải Hà đã chú trọng khám phá: Tchékhov không trực tiếp miêu tả nhân
vật như Dostoievski, L.Tolstoi mà ông quan tâm tới việc thể hiện nhân vật theo
cách thức riêng cả mình, qua điểm nhìn, chân dung, đối thoại... Đặc biệt chú ý
đến bút pháp nghệ thuật nắm bắt tâm lý, giải phẫu những ngõ ngách sâu kín trong
tâm hồn nhân vật. Bên cạnh đó ông chỉ ra thói tật nô lệ của nhân vật trong truyện
ngắn của mình: những người đành tâm ngoan ngoãn, phục tùng bạo lực, sống

như kẻ nô lệ. Tchékhov muốn giúp con người ''chắt lọc, loại bỏ khỏi con người
mình từng giọt nô lệ''.
Trong bài Tchékhov - Người trần thuật điềm tĩnh tài hoa, Nguyễn
Trường Lịch lại chú ý tới điểm nhìn, giọng điệu của người trần thuật như lối dẫn
truyện khách quan, người trần thuật cũng vắng mặt... đã được chứng minh bằng
các tác phẩm.
Trong bài Tchékhov - Một nụ cười độ lượng, tác giả khẳng định: ''sự chân
thật, ông sống thế nào thì viết thế đấy, không hoa mỹ, không ồn ào, giả dối''- là
đặc trưng phong cách của Tchékhov.
Bài viết A.Tchékhov: Người nghệ sĩ của cuộc sống, chỉ ra truyện của
Tchékhov thường đơn giản về phương diện kết cấu, ngắn gọn, trau chuốt về
phương diện ngôn ngữ, ông xứng đáng là ''một nghệ sĩ vô song'', ''nghệ sĩ của
cuộc sống'' ( Tolstoi).
Hiếu Tân trong Tchékhov là một bậc thầy trong một thời đại không cần
đến thiên tài cho thấy: ông đã sống một thời kỳ khó khăn, cuộc sống đã không
cho ông một chủ đề rõ ràng. Nhưng điều ấy khiến cho ông chọn cách làm chủ
ngôn ngữ...
Ngoài các bài báo, các công trình chuyên luận... ở trong các cuộc hội thảo

6


cũng bàn về sáng tác của Tchékhov:
Sáng ngày mồng 1/7/2004, tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga (501
Kim Mã - Hà Nội), đã diễn ra cuộc Hội thảo Khoa học về truyện ngắn và kịch
Tchékhov, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông (1904 - 2004).
Tại cuộc hội thảo, bảy tham luận của các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà văn đã
đưa ra những cách tiếp cận khác nhau đối với sáng tác của ông cũng như những
tiếng nói trong việc tôn vinh ông là nhà cách tân nền văn học hiện thực cổ điển
thế kỷ XIX, mở ra con đường mới cho văn học, nghệ thuật thế kỷ XX. Đáng chú

ý là, Tiến sĩ Đào Tuấn Ảnh đã chọn cho mình một cách tiếp cận mới: Xem xét
sáng tác của Tchékhov trong mối liên hệ với những thành tựu của văn hóa,
nghệ thuật Nga giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Phó Giáo sư Tiến
sĩ Phạm Vĩnh Cư lại chứng minh Tchékhov là: nhà văn xuôi tự sự, nhà viết
kịch giàu tính cách tân...
Những bài viết, những công trình nghiên cứu được nêu ở trên đây đã gợi mở
cho chúng tôi nhiều vấn đề trong quá trình nghiên cứu về Tchékhov. Bởi vậy,
chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: ̎Hình tượng nhân vật nữ trong
truyện ngắn của Tchékhov̎, cho khóa luận tốt nghiệp của mình, nhằm đóng góp
khía cạnh mới khi tìm hiểu về nhà cách tân thiên tài này.
2.2. Các công trình nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn
của Tchékhov
Viết nhiều và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả, Tchékhov và tác
phẩm của ông nhanh chóng trở thành mục tiêu tìm hiểu, nghiên cứu của giới phê
bình nói riêng và các học giả, dịch giả, bạn đọc mến mộ Tchékhov nói chung.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề ''Hình tượng nhân vật nữ trong truyện
ngắn của Tchékhov", chỉ mới dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, điểm qua vấn đề chứ
chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu. Có thể kể đến như:
Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn ''Thi pháp truyện ngắn Maupassant,
Tchékhov, O'Henry nhìn từ góc độ so sánh'', của tác giả Dương Thị Ánh
Tuyết. Tác giả đã chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong sáng tác của ba bậc
thầy truyện ngắn thế giới trong cái nhìn đối sánh thi pháp trên các phạm trù cơ
bản: nhân vật, cốt truyện, kết cấu, người kể chuyện, ngôn ngữ... Ở mỗi phạm trù

7


tác giả đều chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt đồng thời lý giải cái nhìn
nghệ thuật xuyên suốt trong mỗi nhà văn.
Xét thấy, nghiên cứu về nghệ thuật trong truyện ngắn Tchékhov đã được rất

nhiều tác giả thể hiện thành công nhưng dường như còn đó một mảnh vườn để
ngõ "Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Tchékhov", chưa được
khám phá. Khảo cứu chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài này, mà đây đó
chỉ rải rác những nhận xét so sánh tản mạn để làm nổi rõ ý tưởng. Việc tìm hiểu
chưa được xem là mục đích tự thân. Từ đó chúng tôi đi đến kết luận ''Hình
tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Tchékhov", chưa là đề tài tập trung
của một chuyên luận nào.
Vì vậy, "Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Tchékhov'', là
vấn đề cần tiếp tục đi sâu vào khai thác một cách có hệ thống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác truyện ngắn của tác
giả Tchékhov chúng tôi tập trung vào ba phương diện chính sau:
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Hình tượng nhân vật nữ thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về con người
- Hình tượng nhân vật nữ nhìn từ phương diện nghệ thuật
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, người viết hướng đề tài của mình
tập trung vào các tập truyện sau:
- Tuyển tập truyện ngắn Tchékhov (1994), Nxb Văn học, Hà Nội do tác giả
Phan Hồng Giang dịch.
- Truyện ngắn Tchékhov (2013), Nxb Hồng Đức, do tác giả Phan Hồng
Giang dịch.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Marx làm nền
tảng, chúng tôi tiến hành khóa luận chủ yếu với phương pháp nghiên cứu: thi
pháp học.
Khóa luận cũng được tiến hành bằng một số phương pháp cụ thể như: khảo

8



sát, thống kê, phân loại, hệ thống, so sánh, bình giá, phân tích, tổng hợp.
Các thao tác này được sử dụng một cách có hệ thống, ngoài ra trong khi
thực hiện đề tài người viết cũng không loại trừ phương pháp tiếp cận xã hội học
và một số gợi ý của phê bình trực giác.
5. Đóng góp của khóa luận
Từ những phương diện của lịch sử vấn đề, khóa luận của chúng tôi có
những đóng góp sau:
Hệ thống lại những vấn đề nghiên cứu về nhân vật nữ của Tchékhov trong
phạm vi tài liệu bao quát. Chỉ ra và phân tích những biểu hiện của phụ nữ trong
truyện ngắn của ông.
Đưa ra cách tiếp cận mới về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác
Tchékhov. Đó là cách tiếp cận dưới ánh sáng của lý thuyết văn học hiện đại:
thi pháp học.
Có được những đóng góp trên, khóa luận sẽ là một tài liệu bổ ích cho việc
học tập, nghiên cứu giảng dạy Tchékhov ở Việt Nam.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có ba
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Hình tượng nhân vật nữ thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về
con người
Chương 3: Hình tượng nhân vật nữ nhìn từ phương diện nghệ thuật.

9


NỘI DUNG
Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhân vật – hình thức thể hiện con người trong văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật
M.Gorki đã có lần khuyên một nhà văn trẻ: ''Anh hãy bỏ nghề viết đi. Đấy
không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế. Anh hoàn toàn không có khả
năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy lại là điều chủ yếu''[17;126].
Miêu tả con người, đó chính là việc xây dựng nhân vật của nhà văn. Văn hào
Đức W.Goethe có nói: "Con người là điều thú vị nhất đối với con người và con
người cũng chỉ hứng thú với con người''[16;114]. Con người là nội dung quan
trọng nhất của văn học.
Đọc bất cứ tác phẩm văn học nào ta đều bắt gặp nhân vật văn học. Nhân vật
với tư cách một trong những thành tố quan trọng cấu tạo nên tác phẩm. Đây là
một khái niệm có nội hàm phong phú, có nhiều cách hiểu khác nhau:
Theo Từ điển tiếng Việt (1992), Trung tâm từ điển Ngôn ngữ Hà Nội Việt Nam, Viện Khoa học - Xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học, nhân vật có
nghĩa là: ''đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm
văn học, nghệ thuật"[21;705]. Giáo sư Phương Lựu trong cuốn Lý luận văn học,
Nhà xuất bản Giáo dục (2002), định nghĩa: "Nhân vật văn học là con người được
miêu tả trong văn học bằng phương tiện ngôn ngữ"[18;277]. Trần Đình Sử trong
sách Lý luận văn học (2012), Nhà xuất bản Đại học sư phạm cho rằng: "Nhân
vật là phương tiện tư duy về hiện thực và định hướng giá trị con người''[16;118].
Trong 150 Thuật ngữ văn học, của tác giả Lại Nguyên Ân, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội khái quát: ''Hình tượng nghệ thuật văn học là hình tượng
nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của
con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có
khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những
đặc điểm giống với con người''[6;241].

10



Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận: nhân vật
trong tác phẩm văn học chính là con người hoặc các loài cây, các sinh thể hoang
đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người. Nhân vật ấy là những
đứa con tinh thần của nhà văn thể niệm quan niệm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ
của nhà văn về cuộc đời và con người. Nhân vật văn học là một hình tượng mang
tính ước lệ, đó không phải là ''bản dập của con người ngoài đời'', vì chúng có
những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương
tiện văn học thông qua quan niệm và các biện pháp nghệ thuật của nhà văn,
nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì
không thể thiếu nhân vật văn học.
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của thi
pháp học hiện đại
Nhân vật là yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm, là hình thức hạt nhân,
điều kiện thiết yếu không thể thiếu trong tác phẩm văn học. Khi nhân vật có mặt
hiện thực cuộc sống không còn tồn tại như một khái niệm khô khan, trừu tượng
nữa mà trở nên có hình khối rõ ràng đủ không gian ''ba chiều'' để mời gọi độc giả
suy ngẫm, khám phá, tưởng tượng. Hơn thế nữa, nhân vật nhiều khi đã trở thành
''đối tác'' sống động của độc giả có khả năng khơi nguồn những chủ đề đối thoại
thực sự có ý nghĩa về con người và cuộc đời. Nhà văn Nga - Xô Viết K.A.Fedin
từng hình dung nhân vật giống như ''một công cụ'' nhận thức hữu hiệu giúp người
viết nhận ra bản chất của đời sống và giúp độc giả thấu hiểu những quy luật sâu
xa đang ngầm chi phối mọi diễn biến của lịch sử.
Để hiểu nhân vật văn học thì phải hiểu quan niệm về con người, thời đại của
tác giả và sự chi phối của quan niệm ấy đến nhân vật.
Quan niệm nghệ thuật về con người - phạm trù trung tâm của Thi pháp học
hiện đại. Theo GS. Trần Đình Sử trong giáo trình Dẫn luận thi pháp học (Nxb
Giáo dục, 1998), quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lý giải, cảm
thụ và miêu tả con người trong nghệ thuật. Con người là đối tượng miêu tả chủ
yếu của văn học trong các phương thức trữ tình, tự sự và kịch dù trực tiếp hay
gián tiếp. Theo giáo trình Thi pháp học hiện đại, của Phùng Hoài Ngọc, thực tế

có hai quan niệm nghệ thuật về con người: một là con người như một phạm trù tư

11


tưởng, chính trị, đạo đức xã hội, hai là con người như một phạm trù thẩm mỹ.
Quan niệm thứ hai chủ yếu là quan niệm của văn nghệ sĩ.
Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, cảm thấy con
người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con
người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân
vật đó. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi
chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân
văn của văn học. Nghệ sĩ là người nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người,
do đó càng khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào
sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ.
Soi vào thực tiễn sáng tác, chúng ta thấy mỗi giai đoạn văn học đều có
những kiểu nhân vật đặc trưng. Từ nhân vật chức năng, nhân vật biểu tượng
trong truyền thuyết anh hùng ca… đến nhân vật tâm lý, nhân vật tư tưởng, nhân
vật tính cách trong văn học hiện đại, là quá trình vận động không ngừng về quan
niệm nghệ thuật cũng như các thủ pháp xây dựng nhân vật. Cụ thể hơn, ta có thể
kể đến như: "con người thần thánh" và "bán thần thánh" trong thần thoại Hi Lạp;
"con người đau khổ" trong bi kịch cổ đại; "con người khổng lồ" trong "thời đại
khổng lồ" của văn học Phục hưng; "con người lý trí" của chủ nghĩa cổ điển; con
người "vỡ mộng", "sống mòn" của chủ nghĩa hiện thực; con người "đi từ bóng tối
ra ánh sáng" của chủ nghĩa lãng mạn; con người "biến dạng", tha hóa trong thế
giới huyền thoại Kafka; con người "xa lạ", phi lý của Camus; con người "cô đơn"
của Marquez… Cùng với sự đổi mới về quan niệm nghệ thuật, các kỹ thuật xây
dựng nhân vật cũng không ngừng cách tân theo quan niệm về mỹ học thể loại của
tác giả trong từng phân kỳ lịch sử.
Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa, lý giải về

con người trên cơ sở hấp thu các yếu tố thế giới nhất định của thời đại, tạo ra một
quan niệm của nó về thế giới và con người.
1.1.3. Các phương thức xây dựng nhân vật
Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng, là sản phẩm của hư cấu
nghệ thuật, thường xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng các phương tiện
nghệ thuật, các phương thức thể hiện nhân vật phong phú, hiển hiện trước độc giả

12


như một thể thống nhất toàn vẹn của nhiều yếu tố: "văn học dùng chi tiết để miêu
tả chân dung, ngoại hình, hành động, tâm trạng, thể hiện những quá trình nội
tâm. Văn học cũng dùng chi tiết để miêu tả ngoại cảnh, môi trường, đồ vật xung
quanh con người"[16;140].
1.1.3.1. Ngoại hình nhân vật
Khi đọc tác phẩm yếu tố đầu tiên chiếu vào mắt độc giả là nhân vật mà
ngoại hình là điều kiện thiết yếu để chúng ta nhận ra nhân vật và phân biệt nhân
vật đó với các nhân vật khác trong tác phẩm.
Ngoại hình là một khái niệm dùng để chỉ "các thuộc tính tự nhiên, bề ngoài
của nhân vật như thuộc tính lứa tuổi, thân hình, nét mặt, màu tóc… các biểu hiện về
mặt xã hội, hoàn cảnh, truyền thống văn hóa như ăn mặc, trang điểm, kiểu
tóc"[16;140]. Ngoài ra, ngoại hình còn có thể bao gồm những tư thế, động tác, cử
chỉ, giọng nói, ánh mắt… tạo thành các dáng vẻ đặc trưng bề ngoài của nhân vật.
Ngoại hình nhân vật có thể là tả thực, cũng có thể là tưởng tượng nhưng cái nhà văn
bao giờ cũng muốn là khám phá những ý nghĩa toát ra từ chân dung nhân vật đó.
Nhà văn có thể khắc họa ngoại hình nhân vật trực tiếp thông qua ngôn ngữ
người kể chuyện, chẳng hạn Maupassant miêu tả mụ Rapet: "Răn reo như quả
táo khô từ năm ngoái còn lại, tàn nhẫn, ganh ghét, keo kiệt, một sự keo kiệt đến
mức kỳ quái, người cúi gập xuống như thể bị gãy xương hông" (Con quỷ). Cũng
có khi ngoại hình nhân vật được miêu tả một cách gián tiếp thông qua ngôn ngữ

hay cái nhìn của một nhân vật khác trong tác phẩm, dưới con mắt của Si-cô mụ
Magloarơ "bảy mươi tuổi, mụ khô đét, răn reo, lưng còng nhưng làm lụng dẻo
dai như con gái" (Cái thùng con). Ngoại hình của nhân vật có khi được tác giả
đặc tả đến từng chi tiết nhưng có khi chỉ khắc họa qua những nét điển hình, chi
tiết "đắt", nổi bật trong diện mạo nhân vật… Có khi tác giả miêu tả ở một đoạn
văn nhưng có lúc lại rãi rác, cóp nhặt từng đoạn, từng chương… Nhìn chung,
miêu tả ngoại hình nhân vật là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong việc góp
phần thể hiện rő tính cách nhân vật vŕ cá biệt hóa nhân vật.
1.1.3.2. Tâm lý nhân vật
Tâm lý là "hoạt động, tình cảm, lý trí, nghị lực"[20;956], là những biểu hiện
của nội tâm "nội dung tâm trạng"[20;801]. Nếu ngoại hình làm nên dáng vẻ bên

13


ngoài của nhân vật thì tâm lý đi sâu vào tâm hồn, vào miền ẩn khuất của đời sống
nội tâm, cái phức tạp bên trong bản thể con người.
Hình thức chiếm lĩnh tâm lý con người trong văn học khác nhau và mỗi thời
đại có những khám phá mới. Trong những tác phẩm tự sự dân gian, yếu tố tâm lý
nhân vật hoàn toàn vắng mặt. Ngay cả trong nhiều tiểu thuyết thời Trung đại, nhà
văn cũng chưa có ý thức làm rõ những trạng thái tâm lý của nhân vật không gắn
trực tiếp với hành động của nhân vật đó (Tam quốc diễn nghĩa…). Càng về sau,
mối quan tâm về tâm lý nhân vật được đẩy lên… Đỉnh cao của miêu tả tâm lý
nhân vật phát triển mạnh mẽ của ở nhà văn bậc thầy chủ nghĩa hiện thực thế kỷ
XIX như: Flaubert; Balzac; F.Dostoevski. L.Tolstoi đã chú ý đến dòng chảy tâm
lý con người "phép biện chứng tâm hồn". Không chỉ miêu tả tỏ tường các trạng
thái tinh thần đã hình thành của nhân vật mà còn phát hiện cả quá trình, cơ chế
nảy sinh các trạng thái tinh thần đó nữa. Tất cả những sự phát hiện này khi được
nói ra một cách thẳng tuột, khi được thể hiện bằng các hình thức ám dụ, lấp lửng, hết
sức đa dạng… Các nhà văn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như: W.Folkner;

M.Cholokhov; A.Tchékhov… lại chú ý đến dòng tâm lý ngầm. Chẳng hạn sự biến
đổi tâm lý "tự ý thức" của nhân vật trong truyện Người đàn bà có con chó nhỏ của
Tchékhov. Chính do nắm bắt được bí mật tâm hồn, các nhà văn có thể trình bày các
nghịch lý số phận, cuộc đời một cách thuyết phục nhất. Văn chương thế kỷ XX có
hình thức miêu tả tâm lý mới rất độc đáo, đó là tái hiện "dòng ý thức".
Trong văn học Việt Nam hiện đại, cũng có những nhà văn khi đi sâu khám
phá nội tâm, chuyển biến tế vi trong tâm hồn con người như Nam Cao, Nguyễn
Công Hoan, Tô Hoài…
1.1.3.3. Hành động nhân vật
Nếu tâm lý tạo nên tính cách nhân vật thì tất cả lại được cụ thể hóa qua hành
động. Là yếu tố cần thiết không chỉ để bộc lộ tính cách nhân vật mà còn thúc đẩy
diễn biến cốt truyện trong tác phẩm.
Hành động là "việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định;
làm việc cụ thể nào đó, ít nhiều quan trọng, một cách có ý thức, có mục
đích"[21;423]. Đó là "thực hiện những ý nghĩ bằng việc làm"[20;489]. Trong tác
phẩm văn học, tác giả ưu tiên cho hành động nhân vật, bởi vì thông qua đó tính

14


cách nhân vật được bộc lộ, tiến trình câu chuyện được đẩy tới, cốt truyện được
hoàn chỉnh theo ý muốn của nhà văn.
Cũng như miêu tả ngoại hình, miêu tả hành động của nhân vật cũng được
thông qua ngôn ngữ người kể chuyện hoặc qua ngôn ngữ của các nhân vật khác.
Đáng chú ý là việc miêu tả hành động nhân vật phải được miêu tả một cách nhất
quán và ở điểm này lời khuyên của L.Tolstoi rất có ý nghĩa: "Hãy sống cuộc
sống của các nhân vật được miêu tả và tự các nhân vật sẽ làm những gì mà họ
cần phải làm do tính cách của họ". Hành động nhân vật có khi trùng khớp với ý
nghĩ, mong muốn của nó nhưng cũng có khi đi lệch khỏi tầm kiểm soát của chủ
thể hành động. Các nhà văn hiện thực lớn có ý thức sâu sắc về điều này, con

người không phải bao giờ cũng đồng nhất với chính mình và con người đời
thường vẫn hiện diện như một "khối mâu thuẫn lớn". Như Gurốp, Anna trong
Người đàn bà có con chó nhỏ của tác giả Tchékhov; Anna Karenina trong tác
phẩm cùng tên của đại văn hào L.Tolstoi…
Hành động nhân vật không chỉ thể hiện ở việc làm mà còn ở cách làm, tức
là hình thức hành vi, thể hiện sự cảm nhận về tính cách, trình độ văn hóa, giáo
dục, ý chí, cung cách giao tiếp của một con người… trong quan hệ ứng xử, lặp đi
lặp lại và được mọi người nhận ra. Nhưng kỳ thực, nó không phải bản sao của
thực tại mà là thành tựu của hoạt động hư cấu - sáng tạo đầy tính nghệ thuật.
1.1.3.4. Ngôn ngữ nhân vật
Khi xây dựng nhân vật, các nhà văn chú ý làm nổi bật hành động và thống
nhất với đó là ngôn ngữ (lời nói) cùng các tình huống tâm lý cụ thể. Văn học là
một hình nghệ thuật ngôn từ bởi ngôn ngữ là chất liệu cơ bản, là "yếu tố thứ nhất
của văn học".
Ngôn ngữ là "công cụ biểu thị ý nghĩ dùng để giao tiếp giữa người với
người, thực hiện nhờ những hệ thống phương tiện âm thanh, từ ngữ và ngữ pháp;
cách thức sử dụng chức năng nói trên, thường biểu hiện của những phẩm chất
đạo đức, trình độ văn hóa… phải luôn luôn chú ý đến ngôn ngữ cử chỉ"[20;750].
Nếu như ngôn ngữ của truyện (sử thi), là kể và tả thì ngôn ngữ của tiểu
thuyết, truyện ngắn là sự mô tả và đối thoại - ngôn ngữ tự đối thoại, tự tranh cãi,
ngôn ngữ lưỡng lự, nước đôi… Trong sử thi, tiểu thuyết, truyện vừa, truyện

15


ngắn, những lời đối thoại và độc thoại của nhân vật thường chiếm một độ dài
đáng kể. Lời đối thoại là "lời trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất
hiện như là phản ứng lại lời nói trước"[7;128]. Lời độc thoại "không đòi hỏi sự
đáp lại, độc lập với phản ứng của người tiếp nhận (…) Lời nói này thường xuất
hiện trong tình trạng con người cô đơn và bị biệt lập về mặt tâm lý hoặc giao

tiếp với thần linh, người chết, mang tính chất ước lệ rõ rệt"[7;129]. Độc thoại nội
tâm là "lời phát ngôn của nhân vật tự nói với chính mình, thể hiện tiếp quá trình
tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng
chảy trực tiếp của nó "[7;108].
Ngôn ngữ là một căn cứ quan trọng để biểu đạt phẩm chất và tính cách của
mỗi con người, đóng vai trò quan trọng trong cá biệt hóa nhân vật. "Ở sáng tác
của những nhà văn hiện thực chủ nghĩa, lời nói của nhân vật rất được chú ý cá
thể hóa (…) lời nói nhân vật không chỉ phản ánh đầy đủ đặc điểm nhân cách của
nó mà còn tiết lộ khá ngọn ngành về thành phần xuất thân, về nét độc đáo của
tầng lớp xã hội mà nó đại diện cùng toàn bộ cách nhìn nhận, cảm thụ thế giới
của tầng lớp ấy"[15;82]. Đọc Đôi mắt của Nam Cao, muốn hiểu nhân vật Hoàng
ta không thể không chú ý đến lời nói của anh ta, nó sắc lẻm và cay độc: "Bán
cháo lòng thì nó biết đánh tiết, chứ biết làm ủy ban thế nào mà bắt nó làm ủy
ban?". Rõ ràng, những lời nói kiểu này cho thấy cái nhìn đầy khinh thị của
Hoàng đối với quần chúng, hơn thế, cho thấy thái độ không chịu hòa nhập vào
kháng chiến của nhân vật.
1.2. Hình tượng nhân vật nữ
1.2.1. Nhân vật nhìn từ góc độ giới tính
Nhân vật văn học là hiện tượng phong phú, đa dạng về phương diện loại
hình nhân vật. Các nhân vật của truyện dân gian, thơ ca dân gian khác với nhân
vật văn học viết. Nhân vật thần thoại khác với nhân vật truyền thuyết và nhân vật
cổ tích. Xét về phương pháp sáng tác, nhân vật chủ nghĩa cổ điển khác với nhân
vật lãng mạn và nhân vật hiện thực. Xét về mặt thể loại thì nhân vật tự sự, nhân
vật kịch đều có những đặc trưng khác biệt… Dù xét về phương diện nào đi nữa
thì sự thể hiện nhân vật văn học bao giờ cũng nhằm khám phá đời sống con
người và những quan niệm về thời đại của nhà văn.

16



Với mỗi tác phẩm, mỗi nhà văn sẽ lựa chọn cho mình nhân vật - thể hiện
quan niệm riêng của mình. Nếu xét phân chia nhân vật theo góc độ giới tính thì
song song tồn tại bên cạnh nhân vật nam là hệ thống nhân vật nữ - đã được nhiều
tác giả quan tâm lựa chọn và thể hiện trong phạm vi ý đồ nghệ thuật của mình.
Giới tính là những vấn đề về bản sắc giới, nữ tính (Feminity), nam tính
(Masailinity). "Giới tính là tổng thể những đặc điểm tâm lí, tính cách, hành vi
của từng giới, là toàn bộ những biểu hiện mà ta quan sát được (cách ứng xử, nói
năng, ăn mặc, sở thích), nó chịu đựng ảnh hưởng rất mạnh mẽ của môi trường
sống, hoàn cảnh xã hội, nền văn học của môi trường đó, nó không bất biến mà
thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của xã hội"[13;36].
Mỗi giới tính đều có những đặc điểm "khu biệt", nếu như về mặt giải phẫu
thì sự tồn tại đó là hiển nhiên, dễ nhận thấy thì sự khác biệt về tâm lý giới tính
nam, nữ lại tồn tại như một phạm trù bí ẩn, hấp dẫn, thu hút sự khám phá. Sự
khác biệt về tâm lý giới tính lại phụ thuộc vào lứa tuổi, hoàn cảnh, thời đại…
Nhưng nhìn chung, mỗi phái đều mang trong mình những đặc trưng về giới. Nếu
như nam giới mạnh mẽ, cương quyết, chủ động… thì nữ giới lại dịu dàng, thùy
mị, thụ động (nếu bỏ qua những trường hợp ngoại lệ). Phụ nữ thường đa cảm, dễ
xúc động và ít kiềm chế xúc động hơn nam giới chính điều đó quyết định ngôn
ngữ, cung cách ứng xử… làm nên tính cách giới nữ. "Đối với phụ nữ tình yêu là
toàn bộ cuộc sống, nhưng đối với đàn ông đó chỉ là một phần nhỏ trong cuộc
sống của họ, cho dù lúc đầu họ hứa hẹn thế nào, nhưng khi phải đối mặt với sự
lựa chọn, họ luôn thực tế và lý trí hơn phụ nữ" .
Trong các tư liệu, các sách lý luận… dường như chưa có công trình cụ thể
nào khái quát sự khác biệt về giới tính (nam/nữ). Thiết nghĩ rằng tìm hiểu về
"Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Tchékhov", muốn đạt tới sự
thấu hiểu toàn vẹn, đặc trưng sâu sắc, phải đặt bên cạnh nhân vật nam mới nổi rõ
điều đó."Không có phụ nữ không có ánh sáng mặt trời"; "phụ nữ là con chim
xinh đẹp nhất của loài người trên thế gian này" (Alfred De Musset). Nếu không
có đàn ông thế giới này là đầm lầy ẩm ướt và nếu không có phụ nữ thì là sa mạc
khô cằn. "Phụ nữ chỉ đẹp thật sự khi đứng cạnh đàn ông và đàn ông chỉ thực sự

là đàn ông khi đứng cạnh phụ nữ" (Michel Doer) và "nếu phải sống trong một

17


thế giới đơn sắc, bạn phải chịu đựng rất nhiều" (Bradley Cooper). Rõ ràng cuộc
sống luôn tồn tại nhiều mảnh riêng biệt để rồi khi ghép lại với nhau sẽ thành bức
tranh hoàn thiện, sống động. Hạnh phúc thay! Cuộc sống có nam và nữ.
Mặc dù trái ngược nhau nhưng khi tồn tại cạnh nhau thì một thế giới mới
hiện ra đẹp đẽ nhiều màu sắc. "Phụ nữ được tạo hóa sinh ra để làm chiếc dây leo
đẹp quấn yểu điệu quanh cây đại thụ: Người đàn ông". Sự khác biệt và bổ sung
cho nhau về thể xác, tinh thần và tâm linh hướng đến những lợi ích của hôn nhân
và sự phát triển của gia đình "Sự hòa hợp của đôi vợ chồng và của xã hội tùy
thuộc một phần vào việc hai bên nam nữ bổ túc, đáp ứng và nâng đỡ nhau".
1.2.2. Hình tượng nhân vật nữ trong văn học
Phụ nữ là một nửa của thế giới, là tượng trưng của cái đẹp, là hiện thân của
sự sinh tồn và luân chuyển sự sống. Phụ nữ luôn là cảm hứng vô tận mà văn học
muôn đời vẫn chưa khai thác hết. Trong dòng chảy văn học, hình tượng người
phụ nữ vẫn luôn là một đề tài thu hút sự chú ý và tốn không ít giấy mực của rất
nhiều nhà văn.
Trong văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XIX, nhân vật nữ là nơi gửi
gắm, bày tỏ những tư tưởng thẩm mỹ của nhà văn với sự biểu hiện nghệ thuật
trong khám phá đời sống nội tâm nhiều cung bậc của con người. Gắn với tên tuổi
của những nữ sĩ đương thời như: "Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện
Thanh Quan"… Đến đầu thế kỷ XX các nhà văn chiến sĩ yêu nước như Phan Bội
Châu đã dựng lên những bức chân dung những người phụ nữ, những người anh
hùng cứu nước như: "Trưng Trắc, Trưng Nhị"… trong vở tuồng Trưng nữ
vương hay hình ảnh những cô Chí, Liên, Hạnh… trong tiểu thuyết Trùng quang
tâm sử. Người phụ nữ trong cuộc sống đời thường luôn đối mặt với cơm, áo,
gạo, tiền… những người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh trong sáng tác của Thạch

Lam, Nam Cao, Ngô Tất Tố… Nếu nhìn tổng hợp về hình tượng người phụ nữ
xuyên suốt văn học Việt Nam, gắn liền với sự vận động trong quan niệm nghệ
thuật về con người: có một đặc điểm chung, người phụ nữ luôn là hình ảnh tích
cực, được các nhà văn gửi gắm nhiều tình cảm trân trọng, yêu thương, những
người phụ nữ đa cảm, cần cù, nhẫn nại, chịu thương, chịu khó, luôn chịu thiệt

18


thòi về mình, đó dường như là nét tiêu biểu của nhân vật nữ trong văn học Việt
Nam ở mọi thời đại.
Văn học Nga thế kỷ XIX mang trong mình những biến chuyển mạnh mẽ
của xã hội, người phụ nữ trong sáng tác của các nhà văn cũng mang trong mình
những dấu chân thời đại. L.Tolstoi - bậc thầy nghệ thuật mô tả tâm lý, người
sáng tạo "phép biện chứng tâm hồn", ông không chú trọng ở cuộc sống "cơm áo
gạo tiền" mà chính ở những giá trị tinh thần, chiều sâu tâm thức trong mỗi con
người. Như hình tượng Natasa trong Chiến tranh và hòa bình là "một tâm hồn
Nga trong sáng, tươi mát, nhạy cảm nhưng không phải là thánh thiện. Nàng sống
luôn hồn nhiên, sôi nổi, bồng bột và đầy cảm tính, do đó cũng có lúc sa ngã như
trong quan hệ với Antôn Kurghin"[24;34]. Puskin giành tình cảm đáng trân
trọng, trìu mến, đầy thiện cảm cho nhân vật Tachiana (Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin),
là một phụ nữ điển hình cho vẻ đẹp tâm hồn Nga, trong tình duyên nàng đã phải
đấu tranh trăn trở, dằn vặt, giằng xé khôn nguôi giữa tình cảm và lí trí, giữa say
mê cá nhân, ý thức nghĩa vụ và làm chủ số phận của mình…
Đặc biệt, trong sáng tác của nhà văn Tchékhov, ông đi sâu giải phẫu những
ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn người phụ nữ, thể hiện khát vọng tự do, đấu
tranh cho tình yêu đến cháy bỏng con tim của họ. Góp lên tiếng nói sâu sắc về
đấu tranh, ý thức hạnh phúc - nhu cầu chính đáng của người phụ nữ. Đây là một
quan điểm tiến bộ, góp phần tích cực cho sự ra đời của trào lưu văn học Nữ
quyền thế kỷ XX như một tất yếu lịch sử.

1.3. Tchékhov - Hành trình về với nghệ thuật
1.3.1. Con người và thời đại
Khi viết về thân thế sự nghiệp của Tchékhov, nhà văn Nguyễn Tuân đã khái
quát lên bằng hình ảnh: "Tchékhov là con chim linh điểu của đồng cỏ hoang dại
nước Nga". Cho đến nay, Tchékhov vẫn thuộc trong số các nhà văn "muôn thuở
làm ta say mê" (M. Gorki).
Tchékhov (1860 - 1904), là nhà văn viết truyện ngắn bậc thầy của văn học
Nga nói riêng và văn học thế giới nói chung. Xuất thân trong một gia đình tiểu
thị dân ở thị trấn Taganrôc - một thành phố cảng cổ, một nơi buôn bán sầm uất.
Dòng họ Tchékhov có năm đời làm nô lệ. Đến đời ông nội Tchékhov, dòng họ

19


mới được tự do nhưng cuộc sống gia đình Tchékhov vẫn rất chật vật. Họ sống
trong sự chắt bóp, dè sẻn, tằn tiện nhưng bố vẫn cho anh em Tchékhov tới trường
song lại áp dụng lối giáo dục đáng sợ. Sinh hoạt trong gia đình Tchékhov là thời
gian biểu bất di bất dịch: trông hàng rồi lại cầu kinh… khiến ông chẳng mấy khi vừa
ý với cuộc đời. Khi đã trưởng thành Tchékhov chua chát nhắc lại: "Tôi không có
thời thơ ấu".
Quyền lực trật tự gia đình mà Paven - bố ông muốn xây dựng cuối cùng
không thực hiện được. Buôn bán vỡ nợ, phá sản bố trốn đi để lại gánh nặng cho
Tchékhov. Trong những tháng năm bươn trải để kiếm sống ở Ta - gan - rốc đã
tạo cho Tchékhov sự tỉnh táo, lạnh lùng, nghiêm khắc. Dù nghèo đói, thói nô lệ
vẫn không khuất phục được Tchékhov. Tốt nghiệp trung học, ông quyết định lên
Maxcơva. Trước khi đi ông chào cô với tâm trạng bùi ngùi: "Đừng buồn cô ạ.
Cháu đi Maxcơva rồi sẽ trở thành bác sĩ. Cháu sẽ sống đàng hoàng, sống cho ra
con người cô ạ". Đây không phải là một lời chào mà là một tâm niệm được xuất
phát từ thực tế cuộc sống để trở thành quan niệm về cuộc đời về con người của
nhà văn Tchékhov.

Ở Maxcơva, Tchékhov học trường y với mong muốn chữa bệnh thể xác cho
con người, giúp họ vượt qua những đau đớn trên da thịt. Cũng giống như Lỗ Tấn,
sau này Tchékhov đã nhận ra rằng: muốn chữa bệnh thể xác thì trước tiên phải
chữa bệnh tinh thần trước đã. Bằng bàn tay của một người bác sĩ, lòng nhiệt
huyết của một nhà nghệ sĩ, Tchékhov đã cho ra đời những kiệt tác văn chương
xuất sắc - phương thuốc trị bệnh hữu hiệu những thói tầm thường, dung tục đang
ngự trị trong huyết phổi mỗi người.
Sinh thời ông rất quan tâm đến việc giáo dục và uốn nắn các em. Hơn ai hết,
Tchékhov hiểu rõ nổi căm phẫn, cay đắng thói nô lệ đã trở thành máu thịt của bao
kiếp người trong đó có cha và những người anh em của mình. Cho nên, theo ông cần
phải tẩy rửa đến cùng những giọt nô lệ trong mình. Theo Tchékhov, để có được lương
tri và nhân phẩm phải trải qua quá trình rèn luyện chắt lọc, loại bỏ giọt nô lệ ra khỏi
máu thịt mình - xã hội Nga đương thời đang lan tràn căn bệnh ấy.
Nước Nga nửa sau thế kỷ XIX thật sự rối ren. Tình trạng bế tắc đứng giữa
ngã ba đường về xu hướng chính trị, xã hội: "sự suy tàn của giai cấp quý tộc địa

20


×