Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Làng chiến đấu cảnh dương trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945 – 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.83 KB, 113 trang )

hướng dẫn đọc toàn văn báo cáo KQNC

!
!

Bạn muốn đọc nhanh
những thông tin cần thiết ?
Hy đọc qua Mục lục bên tay trái bạn trước khi
đọc báo cáo ( với Acrobat 4.0 trở lên, cho trỏ chuột vào
mỗi đề mục để đọc toàn bộ dòng bị che khuất )

! Chọn đề mục muốn đọc và nháy chuột vào đó
!
!

Bạn muốn phóng to hay thu nhỏ
trang báo cáo trên màn hình ?
Chọn, nháy chuột vào 1 trong 3 kích th
thưước
có sẵn trên thanh Menu

, hoặc

! Mở View trên thanh Menu, Chọn Zoom to
! Chän tû lƯ cã s½n trong hép kÝch th
thưước
muốn,, Nhấn OK
hoặc tự điền tỷ lệ theo ý muốn

Chúc bạn hài lòng
với những thông tin đđưược cung cấp




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến thầy giáo T.s Nguyễn Thế Hoàn - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và
động viên em trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Khoa học xã hội
Trường Đại Học Quảng Bình đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban tuyên giáo huyện ủy Quảng Trạch,
Ủy ban xã Cảnh Dương, Ủy ban xã Quảng Hưng đã tạo điều kiện cho em thu thập đầy
đủ và chính xác những số liệu phục vụ cơng tác nghiên cứu trong q trình thực hiện
khóa luận.
Trong q trình thực hiện, do bước đầu làm quen với đề tài nghiên cứu, kinh
nghiệm và thời gian có nhiều hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 5 năm 2014
Tác giả thực hiện
Võ Thị Nhi


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thế Hoàn. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu khóa luận này là trung thực. Các thơng tin trích dẫn
trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng và được chú thích đúng quy định.
Tác giả khóa luận
Võ Thị Nhi



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐCS

Đảng Cộng Sản

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

HĐBT

Hội đồng Bộ trưởng

NXB

Nhà xuất bản

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu................................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................ 3
3.1. Đối tượng.............................................................................................................. 3
3.2. Phạm vi ................................................................................................................. 4

3.3. Nhiệm vụ .............................................................................................................. 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 4
4.1. Phương pháp luận ................................................................................................. 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
5. Đóng góp của khóa luận........................................................................................... 4
6. Bố cục của khóa luận ............................................................................................... 5
B. NỘI DUNG ............................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: CẢNH DƯƠNG VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CÁCH MẠNG
CỦA NHÂN DÂN ....................................................................................................... 6
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................................... 6
1.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................... 6
1.1.2. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 7
1.1.3. Giao thông ......................................................................................................... 9
1.1.4. Về khí hậu........................................................................................................ 11
1.2. Cảnh Dương với truyền thống yêu nước .............................................................. 12
1.2.1. Sơ lược về nguồn gốc hình thành làng Cảnh Dương ......................................... 12
1.2.2. Cảnh Dương với truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng ................ 14
CHƯƠNG 2: LÀNG CHIẾN ĐẤU CẢNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954) ........................... 22
2.1. Cảnh Dương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược .................................................................................. 22
2.1.1. Về xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng ............................................... 22
2.1.1.1. Về chính trị - quân sự .................................................................................... 24
2.1.1.2. Về kinh tế - tài chính ..................................................................................... 28


2.1.1.3. Về văn hóa - xã hội ....................................................................................... 30
2.1.2. Nhân dân Cảnh Dương ra sức chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược ........................................................................................................................... 33
2.1.2.1. Đặc điểm tình hình và những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến của

Trung ương Đảng, tỉnh ủy Quảng Bình và huyện ủy Quảng Trạch ............................. 33
2.1.2.2. Nhân dân Cảnh Dương chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
.................................................................................................................................. 38
2.1.2.2.1. Về chính trị ................................................................................................ 39
2.1.2.2.2. Về quân sự ................................................................................................. 41
2.1.2.2.3. Về kinh tế - văn hóa – xã hội ...................................................................... 48
2.2. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Cảnh Dương (từ 27 – 3 – 1947
đến 20 – 7 – 1954) ..................................................................................................... 50
2.2.1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ ở Cảnh Dương ...................... 50
2.2.2. Các trận đánh thắng lớn của nhân dân Cảnh Dương ......................................... 58
2.2.2.1. Trận càn ngày 6 – 5 – 1948 ........................................................................... 58
2.2.2.2. Trận càn ngày 15 – 5 - 1948 .......................................................................... 60
2.2.2.3. Trận nhảy dù thủy lục không quân ngày 12 – 7 – 1948 (mồng 6 tháng 6 Mậu
tý) .............................................................................................................................. 62
2.2.2.4. Trận tập kích ngày 08 – 6 – 1953 (ngày 27 tháng 4 năm Quý tỵ) ................... 72
2.3. Vai trò và bài học về “hàng rào chiến đấu” của quân và dân Cảnh Dương trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) ............................... 79
2.3.1. Vai trò của Cảnh Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
.................................................................................................................................. 79
2.3.1.1. Vai trò của quân dân Cảnh Dương trong việc bảo vệ xóm làng ..................... 79
2.3.1.2. Cảnh Dương thực hiện nghĩa vụ hậu phương kháng chiến (1945 – 1954) ...... 82
2.3.1.2.1. Cảnh Dương xây dựng hậu phương kháng chiến tại chỗ ............................. 82
2.3.1.2.1.1. Về kinh tế ................................................................................................ 82
2.3.1.2.1.2. Về chính trị ............................................................................................. 83
2.3.1.2.3. Về quân sự ................................................................................................. 84
2.3.1.2.4. Về văn hóa – xã hội .................................................................................... 85


2.3.1.2.2. Cảnh Dương thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến, phối hợp
chiến đấu với chiến trường toàn quốc ........................................................................ 86

2.3.2. Bài học về “hàng rào chiến đấu chống Pháp” ................................................... 91
C. KẾT LUẬN........................................................................................................... 98
D. PHỤ LỤC ........................................................................................................... 101


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Có ai về Cảnh Dương, q tơi đứng nơi đầu sóng gió, truyền thống đánh
giặc giữ làng mãi mãi cịn đây...”. Đó là những lời ca trong ca khúc vượt thời
gian “Quảng Bình quê ta ơi” mà nhạc sĩ Hoàng Vân ca ngợi làng kháng chiến
Cảnh Dương.
Nằm ở phía Bắc Quảng Bình, trải mình bên bờ biển cả mênh mơng quanh
năm sóng vỗ, bên núi Phượng, sông Loan, làng biển Cảnh Dương như một chiếc
thuyền neo bình yên bên bờ biển biếc. Cảnh Dương là một trong tám bức tranh
văn vật của Quảng Bình: “Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim”. Ngồi ra,
Cảnh Dương còn biết đến là làng chiến đấu kiểu mẫu, một vùng đất rực rỡ chiến
công trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Trong cuộc kháng chiến chống lại đế quốc Pháp xâm lược, mặc dầu là một
thơn nhỏ trong xã Hịa Trạch, (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) nhưng là
một địa bàn trọng yếu của vùng Roòn về mọi mặt, nhất là lĩnh vực quân sự, Cảnh
Dương ở vào một vị trí chiến lược hết sức quan trọng, vùng đất này có vị trí là
cầu nối liền vùng tự do Thanh - Nghệ Tĩnh với phân khu chiến trường Bình - Trị
- Thiên, là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, đây chính là mục tiêu
chiến lược qn sự mà thực dân Pháp cần đánh chiếm để hòng chặt đứt mạch
máu giao thông, chiếm giữ Đèo Ngang và làm vị trí tiền tiêu quan trọng. Đặc
biệt, với vị thế ở sát biển, gần đường quốc lộ 1A rất thuận tiện cho việc tiến quân
về mặt giao thông thủy bộ, nếu chiếm được Cảnh Dương thì cả khu vực Rn dễ
dàng nằm trong vịng kiểm sốt của thực dân Pháp.
Trong suốt cuộc chiến đấu chống thực dân pháp xâm lược quân dân Cảnh
Dương đã phải chiến đấu với hơn 120 trận lớn nhỏ. Đứng trước một kẻ thù là

một đế quốc mạnh, lại được trang bị vũ khí tối tân có cả thủy lục khơng qn.
Nhưng nhân dân đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đồn kết một lòng đứng
dậy kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Liên khu IV,
Đảng bộ tỉnh, huyện ủy, chi bộ xã Hòa Trạch, nhân dân Cảnh Dương đã biết vận
dụng một cách sáng tạo trước mọi tình huống của chiến tranh, đồng thời tổ chức,

1


động viên toàn dân tham gia kháng chiến, tạo nên sức mạnh to lớn để chiến thắng
kẻ thù.
Là một bộ phận gắn bó máu thịt với cuộc kháng chiến của nhân dân cả
nước, nhân dân Cảnh Dương đã sáng tạo, đồng lòng đồng sức xây dựng nên “Hàng
rào chiến đấu” chống thực dân Pháp xâm lược. Trở thành một trong những làng
chiến đấu anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, là làng kháng chiến kiễu
mẫu không chỉ được nhân dân trong huyện, trong tỉnh, mà còn được nhân dân cả
nước học tập noi theo.
Hội nghị Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu IV ngày 26 – 2 - 1949 đã
tuyên dương làng Cảnh Dương (xã Hòa Trạch, huyện Quảng Trạch) là làng chiến
đấu kiểu mẫu. Cùng với những thắng lợi đó Cảnh Dương đã vinh dự được Chủ
tịch Hồ Chí Minh và nhà nước tặng danh hiệu “Làng chiến đấu anh dũng”.
Như vậy, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Cảnh Dương đã anh dũng
chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Không chỉ tham gia chiến đấu chống
thực dân Pháp, nhân dân Cảnh Dương còn tham gia sản xuất, phục vụ cuộc sống,
đảm bảo lương thực, thực phẩm và chi viện cho cuộc kháng chiến. Bên cạnh đó
các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao,... cũng được nhân dân phát huy một
cách cao nhất để phục vụ cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.
Tên tuổi làng kháng chiến Cảnh Dương đã trở thành một biểu tượng mẫu
mực của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Vì những lý do trên mà tơi đã chọn vấn đề: “Làng chiến đấu Cảnh Dương

trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)” làm khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về Cảnh Dương trong kháng chiến
chống Pháp xâm lược.
Cuốn “Quảng Bình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 –
1954)”, Thường vụ tỉnh ủy, Đảng ủy, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình viết
về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Quảng Bình,
có một số điểm ca ngợi và nói về hàng rào chiến đấu chống Pháp của nhân dân
Cảnh Dương ở Quảng Trạch. Nhưng chỉ là sơ lược không đi sâu và đầy đủ chi
tiết về các trận đánh.

2


Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình (1930 – 1954)”, Tập I, Đảng cộng sản
Việt Nam Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, tháng 2 – 1995, đã có đề cập
sơ lược về làng chiến đấu Cảnh Dương, nhưng khơng đề cập đến tiến trình, đặc
điểm từng cuộc chiến của quân và dân Cảnh Dương.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Trạch, Tập I (1930 – 1954)”, Đảng
cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Trạch, tháng 8 –
1997, nói về Đảng bộ tồn huyện Quảng trạch, nói về cuộc chiến tranh chống
Pháp của quân dân Quảng Trạch, nhưng không đi vào cụ thể tất cả các vấn đề của
Cảnh Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Cảnh Dương (1930 – 2000)” Tập I, Ban chấp hành
Đảng bộ xã Cảnh Dương, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Sự thật Hà Nội, 2013, đã
khái quát về các hoạt động yêu nước, phong trào đấu tranh cách mạng tháng Tám
1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930 – 1954). Nhưng chỉ nói
một cách khái quát về Cảnh Dương trong chiến tranh chống Pháp.
Cuốn “Cảnh Dương chí lược”, Trần Đình Vĩnh chủ biên, Ủy ban nhân dân

xã Cảnh Dương, Sở văn hóa thơng tin Quảng Bình, cuốn sách chỉ nói một cách
“chí lược”, khái qt về xã Cảnh Dương trong tất cả các mặt.
Cuốn“Cảnh Dương làng biển anh hùng” của tác giả Nguyễn Ngọc Phúc, Nhà
xuất bản Lao Động Hà Nội 2011, viết về Cảnh Dương ở các mặt khoa bảng, làng
chài lưới, văn hóa,... nhưng khơng làm rõ làng Cảnh Dương chống thực dân Pháp.
Ở các công trình nghiên cứu trên, các tác giả, nhóm tác giả đề cập về làng
chiến đấu Cảnh Dương ở nhiều phương diện và góc nhìn khác nhau. Nhưng vấn
đề Cảnh Dương trong kháng chiến chống Pháp vẫn còn sơ lược, chưa hình thành
một hệ thống mang tính định hướng. Tuy nhiên, đó lại là những cứ liệu quan
trọng giúp tơi thực hiện đề tài của mình.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng
Khóa luận tập trung đi sâu nghiên cứu về một đối tượng cụ thể, đó là: “Làng
chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 –
1954)”.
Ngoài ra, để làm rõ hơn thì khóa luận này cịn tìm hiểu sơ lược về điều kiện
tự nhiên, nhân dân Cảnh Dương với truyền thống yêu nước cách mạng, công
3


cuộc bảo vệ và củng cố chính quyền cánh mạng, sự chuẩn bị về mọi mặt của
Cảnh Dương trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược.
3.2. Phạm vi
- Về không gian: Với phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu về làng Cảnh Dương.
- Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
Cảnh Dương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954.
3.3. Nhiệm vụ
Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề sau:

- Thứ nhất: Cảnh Dương và truyền thống yêu nước cách mạng của nhân
dân.
- Thứ hai: Cảnh Dương trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược 1945 – 1954.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Tiến hành nghiên cứu khóa luận trên cơ sở vận dụng quan điểm phương pháp
luận Mácxít – Lêninnít và tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhận thức nghiên cứu lịch
sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tơi đã sử dụng kết hợp hai phương pháp
chính là phương pháp lịch sử và phương pháp Lơgic.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, tơi cịn sử dụng phương pháp sưu tầm,
phân loại tư liệu, phương pháp phân tích, so sánh và đánh giá tư liệu.
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đã tập trung nghiên cứu và đi sâu vào vấn đề về “Làng chiến đấu
Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)”.
Từ đó làm rõ được đặc điểm của làng chiến đấu Cảnh Dương – một làng chiến
đấu kiểu mẫu trong kháng chiến chống Pháp xâm lược, về công tác chuẩn bị của
quân và dân Cảnh Dương trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp xâm
lược lần thứ hai.
Khóa luận đã dựng lại bức tranh tương đối hoàn chỉnh về cuộc kháng chiến
chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Cảnh Dương.
4


Khóa luận đã góp một phần nhỏ về việc làm sáng tỏ hơn vai trò của quân và
dân Cảnh Dương trong sự nghiệp chung thống nhất nước nhà. Thể hiện được sức
mạnh và sự sáng tạo của quân và dân Cảnh Dương. Bài học về “hàng rào chiến
đấu chống Pháp xâm lược”. Làm cho chúng ta nhận thấy được tội ác của thực

dân Pháp đối với nhân dân Cảnh Dương nói riêng và dân tộc ta nói chung.
Rút ra được nguyên nhân thắng lợi, khẳng được sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của tỉnh ủy Quảng Bình, huyện ủy Quảng
Trạch và chi bộ xã Hòa Trạch trong việc tổ chức, chỉ đạo quần chúng nhân dân
tham gia kháng chiến đánh bật được tất cả kẻ thù xâm lược.
Sưu tầm, bổ sung tài liệu địa phương, góp phần nghiên cứu về cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945 – 1954), từ đó phục vụ giảng dạy lịch sử dân tộc và lịch sử
địa phương.
Giáo dục truyền thống, bồi dưỡng tình cảm cách mạng, lịng u q hương
đất nước của nhân dân Cảnh Dương.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận được chia làm 2 chương với bố cục như sau:
- Chương 1: Cảnh Dương và truyền thống yêu nước cách mạng của nhân dân.
- Chương 2: Làng chiến đấu Cảnh Dương trong thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược 1945 – 1954.

5


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CẢNH DƯƠNG VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC
CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Trên con đường từ Bắc vào Nam, qua đèo Ngang chưa đầy 10 km về phía
Đơng Nam, từ trung tâm thị xã Ba Đồn (Quảng Trạch) ra phía Bắc theo đường
quốc lộ 1A chừng 17 km, khi đứng trên cầu Rn nhìn về hướng biển, ta sẽ thấy
một một vùng quê trù phú xinh đẹp, tấp nập thuyền bè vào ra, một làng biển thơ
mộng, giàu truyền thống khoa bảng. Đó là xã Cảnh Dương anh hùng, được mệnh

danh là “Pháo đài thép” trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Làng Cảnh Dương nằm trên cửa biển phía hữu ngạn con sơng Rn bốn
mùa xanh biếc, nằm giữa hai địa danh là núi – sơng ơm chồng lấy vùng đất
Quảng Trạch (Quảng Bình). Là một trong bảy xã vùng Rn nằm ở phía Bắc
Quảng Trạch, có tọa độ địa lý ở vào 17050’ – 17052’ vĩ độ bắc, 106026’05” –
1060 27’ độ kinh đơng với diện tích là 1,52 km2.
Ở vị trí cửa rừng, cửa biển, Cảnh Dương như một nhân chứng lịch sử
trường tồn nằm giữa cảnh quan nước non kỳ thú. Khép mở nửa vịng cung phía
Tây từ Sơng Gianh ra hay từ Đèo Ngang vào núi non trùng điệp: Lỗi Lối, Chóp
Chài, Thành Thang, Mồng Gà, Cao Mại, Lệ Sơn,… “mà khối Hoành Sơn là chú
voi đầu đàn trong đàn voi cổ đại, ào ạt tiến về phương Nam, chạy gần sát ra biển”
[11; 7]. Mở nửa vòng cung phía Đơng là biển trời bao la với nào mũi, nào ghềnh,
nào vũng, nào đảo. Xét về kinh tế chính trị, Cảnh Dương bao giờ cũng là trung
tâm để giao lưu bn bán của vùng và có vị trí địa lý quan trọng về mặt quân sự.
Về mặt vị trí địa lý, phía Bắc Cảnh Dương giáp với con sơng Rn thơ mộng,
phía Nam giáp với xã Quảng Hưng, phía Tây giáp với kênh Xuân Hưng lịch sử
và phía Đông giáp với biển Đông.
Như vậy, ta thấy Cảnh Dương là một vùng đất đẹp, được bao quanh bởi
sông nước, biển khơi, xa xa có núi. “Cảnh Dương nằm trên một bán đảo, thoạt
nhìn Cảnh Dương như một con thuyền đang thả neo trên sông nước”, rồi “Trong

6


bức tranh sơn thủy, làng biển Cảnh Dương như một nhụy hoa của bơng hoa vũ
trụ mà tạo hóa đã ban phát cho con người” [11; 7].
Về kiến trúc tổng thể, xã Cảnh Dương như một đô thị nhỏ: “Đường vào
Cảnh Dương từ quốc lộ 1A địa phận thôn Di Luân khách vượt cây cầu xi măng
dài ba mươi hai mét, rộng sáu mét, rải đá biên hòa. Vào làng Cảnh Dương ta như
lạc vào một thành phố cổ, có người so sánh cảnh Dương như làng của người Ai

Cập, có người tìm về một làng phố cổ. Ta chỉ biết đường sá ngang dọc hình bàn
cờ, nhà ngói san sát nhau, mỗi nhà đều có bốn bức tường san hô bao quanh tạo
thành tầng tầng lớp lớp bức tường đá…” [11; 9]. Hay như Nguyễn Ngọc Phúc đã
miêu tả rằng: “Ngày trước địa hình Cảnh Dương như một chiếc quạt, từ đầu về
làng là cánh quạt, từ đầu làng xòe ra thành chiếc quạt nan là ba con đường… về
cơ bản đường xá của Cảnh Dương được xây dựng theo hình bàn cờ…” [7; 104].
Như vậy, trước đây chính nhờ kết cấu tổng thể “Pháo đài làm bằng san hô”
kết hợp với các loại cây rừng mọc xen với dứa dại quanh làng làm thành hàng rào
chiến dấu mà trong kháng chiến chống Pháp và cả chống Mỹ dân làng Cảnh
Dương đã phát huy được sức mạnh làng xã của mình.
Ngày nay, tổng thể kiến trúc làng xã Cảnh Dương cũng chằng chịt, nhà sát
nhà, đường xá quanh co, vào làng rất khó xác định được lối đi. Đúng là như một
thành phố cổ. “Trong chín năm kháng chiến Cảnh Dương, tất cả những con
đường dẫn đến các ngã trong xã đều có cừ bằng đá san hơ. Cừ là hai lớp tường
xây bằng đá san hô hơi lệch nhau. Khi chiến sự xẩy ra, du kích bố trí lực lượng
chốt ở các cừ đầu đường sẵn sàng súng đạn chờ giặc tới để chiến đấu. Các làng
nông nghiệp giao thơng hào là những hào đào sâu vào lịng đất cịn ở Cảnh
Dương, giao thơng hào hình thành bằng việc đục tường các nhà trong từng chòm
làm thành một hệ thống giao thông chằng chịt mà địch không thể nào hiểu nổi.
Từ các giao thông hào, sau những bức tường là các chiến sĩ du kích người dùng
súng người dùng giáo mác tự tạo sẵn sàng tiêu diệt giặc” [7; 105].
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Cảnh Dương nằm trên cửa biển phía hữu ngạn sơng Rn, con sơng bốn
mùa xanh biếc. Như bao làng quê khác của tổ quốc Việt Nam, Cảnh Dương có bề
dày lịch sử từ ngày tạo lập quê hương cùng với nền văn hóa phong phú và truyền
7


thống cách mạng kiên trung, truyền thống đó được bồi đắp theo chiều dài của
thời gian, đứng vững trên nền đất hiền hòa, tươi đẹp và con người anh dũng, bất

khuất, cần cù, bình dị.
Ở Cảnh Dương, có biển, có sơng, cịn có vũng gọi là Vũng Chùa.
Địa phận thuộc Vũng Chùa xưa chính là căn cứ thủy quân của quân Trịnh
trong cuộc chiến tranh với chúa Nguyễn. Vũng chùa thuận tiện cho ngư dân đánh
bắt gần bờ, đặc biệt là nghề câu.
Gió Bắc thì dựa Vũng Chùa
Gió Nồm dựa chụt, bốn mùa như ao
Cảnh Dương cịn có các đảo như đảo La (cao 119 mét, diện tích chừng 0,4
km2), đảo Nồm, đảo Cỏ tạo thành thế chân vạc vững chải như một bức hình
phong che chắn gió mùa Đơng Bắc thổi vào Cảnh Dương. Nhìn ra khơi xa của
biển Cảnh Dương thấy có một hịn đảo mù tít, đó là hịn Ơng (có nơi gọi là hịn
Gió) bởi nó thường thay đổi hình dạng theo gió nước: hình cỗ xơi, hình cái mâm,
hình cái chúp... Đảo cách bờ 1 km, cao 83 mét, diện tích chừng 0,07 km2. Hịn
Ơng được coi là vọng gác tiền tiêu ở phía Bắc Quảng Bình. Tiêu biểu hơn cả là
hịn Lố, nằm trên đường giao lưu của các luồng cá. Dựa vào đặc điểm này, nhân
dân Cảnh Dương đã đánh bắt thủy sản hằng năm với trữ lượng lớn. Người Cảnh
Dương từ lúc sinh ra đã hướng ra biển. Địa hình đa dạng đó đã được nhân dân
tận dụng khai thác và đúc kết thành những kinh nghiệm trong sản xuất, lưu
truyền từ đời này sang đời khác.
“Tháng Tám hòn La, tháng Ba hịn Lố”
Ngồi ra ở Cảnh Dương cịn có cửa lạch, có rạn ngầm, có bờ đá, có vịnh và
có cả bãi ngang, cịn có dãy Hồnh Sơn cách Cảnh Dương 4 km. Dãy Hồnh Sơn
(cịn gọi là núi phượng) là Phên dậu phía Nam của nước Đại Việt, ở vào vị trí
xung yếu, ngăn cách hai dãy đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh và Bình – Trị Thiên. Nằm trước mặt làng, là một kỳ quan kỳ thú mà tạo hóa ban cho con người,
miền đất “địa linh nhân kiệt”. Người Cảnh Dương chọn dãy Hoành Sơn làm
hướng làng. Hồnh sơn góp phần tạo ra những bãi đá san hô, những mũi, những
rạn ngầm và đảo nhỏ ở Cảnh Dương.

8



Nối liền giữa các mũi là những bãi cát phẳng lì, trắng phau, tạo thành những
bãi tắm lý tưởng. Vùng biển Cảnh Dương có địa hình đa dạng, có mũi biển là
phần cuối của dãy Hoành Sơn, từ Bắc xuống Nam có mũi Đao, mũi Độc, mũi
Ơng, mũi Rồng.
Biển Cảnh Dương được chia làm hai vùng rõ rệt là vùng biển san hô và
vùng biển bãi ngang. Vùng biển san hơ là vùng biển tiếp giáp chân dãy Hồnh
Sơn đổ ngầm ra biển và vùng biển bãi ngang từ cửa lạch Roòn kéo đến cửa
Gianh. Ranh giới vùng biển san hơ là từ cửa lạch Rn lên phía Bắc, cịn vùng
biển bãi ngang là một vòng cung, cửa mở hướng Đông Nam là cái rọ của mùa cá
nổi, vùng bãi ngang đáy nông, cát lẫn bùn sền sệt với nhiều phù du. Hai vùng
biển này là nơi giao lưu, cư trú và sinh sản của nhiều sản vật quý hiếm của biển
cả với nhiều tôm, cá, mực, san hô,… một vùng đất trù phú đã trở thành nơi sinh
cơ lập nghiệp, nuôi sống con người từ khi tạo dựng cuộc sống đến nay.
Tài nguyên ở Cảnh Dương ít đa dạng nhưng nếu biết tận dụng khai thác thì
sẽ là nguồn lực lớn của quê hương. Thảm thực vật hạn chế, chỉ là những dãy phi
lao, dứa, các loài cây nước mặn (cây mắm, cây bần, cây đước...). Bù lại, Cảnh
Dương có nguồn đặc sản biển phong phú: tơm hùm, bào ngư, mực, hải sản, rau
câu, các loài cá,... Đây là nguồn lợi đánh bắt xuất khẩu rất dồi dào. Hằng năm,
với trữ lượng đánh bắt lớn, ngư dân Cảnh Dương đã đem về cho quê hương sự
giàu có, và góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Khoáng sản Cảnh Dương có trữ lượng đáng kể, phục vụ cơng cuộc phát triển
kinh tế, quốc phòng như: cát thủy tinh, đá san hơ... Cùng với thế mạnh “biển
bạc”. Cảnh Dương có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp: hòn La, hòn Lố, bãi
biển... Ngày nay, với những chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội hợp lý, nhân
dân Cảnh Dương đang từng bước phát huy những thế mạnh của mình, tận dụng
nguồn lợi, đón lấy thời cơ, nhanh nhạy trước cái mới, xây dựng và phát triển
Cảnh Dương trên mọi mặt, phát huy truyền thống làng văn vật, làng anh hùng
trong lịch sử.
1.1.3. Giao thơng

Với vị trí địa lý nói trên, làng Cảnh Dương có hệ thống giao thơng hết sức
thuận lợi cả về đường bộ, đường biển, đường sông. Hệ thống đường giao thông
9


nối liền thông suốt từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây tạo ra sự thuận lợi trong
liên lạc, giao lưu, buôn bán của cư dân nơi này.
Thứ nhất về đường bộ: Làng Cảnh Dương nằm dọc trên quốc lộ 1A, chạy
qua đầu làng. Chạy về phía Bắc cách thủ đơ Hà Nội 434 km, về phía Nam Cảnh
Dương cách thành phố Hồ Chí Minh 1.303 km, cách thành phố Đồng Hới khoảng
60 km, và cách thị xã Ba Đồn 17 km. Quốc lộ 1A có ảnh hưởng lớn đến lịch sử,
đời sống kinh tế xã hội của Cảnh Dương, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ. Từ quốc lộ 1A đi vào làng Cảnh Dương là cây cầu xi
măng dài 32 mét, rộng 6 mét. Cây cầu tuy ngắn nhưng là điểm nút rất quan trọng
của nhân dân Cảnh Dương, nơi giao lưu thông thương giữa làng Cảnh Dương với
các vùng bên ngoài, nơi chứng kiến bao thế hệ người Cảnh Dương ra đi bảo vệ
Tổ quốc và trở về xây dựng quê hương. Qua cổng làng, đường lớn được chia làm
ba nhánh: một nhánh chạy qua phía Tây Nam làng ra tận bãi biển, gọi là đường
Hoành Lao: một nhánh khác chạy ven bờ sơng tới của lạch Rn, ra bãi biển phía
Đơng, khép kín với đường Hồnh Lao, trở thành một con đường chạy quanh làng
bốn phía; nhánh chính từ ngã ba đầu làng qua khu trung tâm hành chính – văn
hóa. Từ đường này có các đường nhỏ chạy về các xóm. Đường bộ Cảnh Dương
thẳng, rộng, và vng góc với nhau (trừ đường Hoành Lao) thuận tiện cho việc tổ
chức các hoạt động kinh tế và giao lưu, sinh hoạt văn hóa của địa phương.
Thứ hai về đường sơng: Phía Tây đầu làng Cảnh Dương là con kênh Xuân
Hưng do qn Trịnh đào – nối liền sơng Rn với sơng Gianh. Vào thế kỷ XVII,
trong gần 50 năm diễn ra cuộc phân tranh của hai tập đoàn phong kiến Trịnh –
Nguyễn (1627-1672), sơng Rn chính là con đường thủy chiến, đóng vai trị
quan trọng trong việc chuyển qn và chuyển lương từ Hà Tĩnh vào Bố Chính.
Sơng Rn hay cịn gọi là sông Loan, là con sông gắn liền với dãy núi

Hồnh Sơn mà người ta thường gọi là Sơng Loan – Núi Phượng, có nghĩa là đơi
chim đẹp biểu tượng của tình u, người đời hài hước đã ví sơng Rn chính là
người bạn tình của núi Hồnh Sơn. Lịng tự hào về mảnh đất Sơng Loan núi
Phượng của người Cảnh Dương thể hiện qua câu thơ:
Sông Loan núi Phượng hữu tình
Bảng vàng, án ngọc, phân minh châu về.
10


(Trích trong bài phú của vua triều Nguyễn trên văn bia cụ Đỗ Phú Túc)
Là con sông duy nhất bắt nguồn từ dãy núi Hồnh Sơn có chiều dài 30 km, lưu
vực sông khoảng 261 cây số vuông với 2 chi lưu là: Sông Hung Bàn và sông Thai.
Sông Hung Bàn (nay thuộc xã Quảng Hợp), là con sông cái chảy từ vùng
đồi núi Quảng Hợp về vùng Roòn qua các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng
Tùng, Quảng Phú rồi ra cửa Cảnh Dương.
Sông Thai ngắn hơn, chảy từ Kim Long xã Quảng Kim về Phú Lộc xã
Quảng Phú hợp với sông Cả rồi chảy ra cửa biển. Cửa sông Rn hẹp, nơng, có
nhiều đặc sản q như tơm, cua, hàu, vẹm, cá hanh, cá buôi, cá đối, đặc biệt là sò
huyết…
Thứ ba là con đường biển: Nếu từ mũi Cửa Tùng (Quảng Trị) đến đảo Hải
Nam (Trung Quốc) dài 280 km được xác định là cửa Vịnh Bắc Bộ, thì biển Cảnh
Dương nằm trong cửa ngõ Vịnh Bắc Bộ nên cửa biển Cảnh Dương rất thuận lợi
cho tàu bè lưu thông, giao lưu, buôn bán ra Bắc cũng như là vào Nam. Từ Cảnh
Dương vào Đà Nẵng tàu khách sẽ vượt qua 174 hải lý, và từ Cảnh Dương ra Hải
Phòng tàu khách sẽ vượt qua cung đường 297 hải lý.
1.1.4. Về khí hậu
Là một vùng đất nằm ở phía Bắc Quảng Trạch (Quảng Bình) lại giáp với
biển Đơng, Cảnh Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền
Trung. Mỗi năm Cảnh Dương có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa
khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8, chịu sự khắc nghiệt của gió Phơn Tây Nam

(cịn gọi là gió Lào), nhưng nhờ có gió biển chi phối nên khí hậu Cảnh Dương dễ
chịu hơn các vùng khác. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, là mùa hay có
bão và áp thấp nhiệt đới, ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân Cảnh Dương bởi cuộc sống của họ gắn liền với biển cả. Hằng
năm trung bình có 1700 – 1900 giờ nắng và 160 – 190 ngày mưa. Nhiệt độ tháng
thấp nhất (tháng 1) là 17,70C; tháng cao nhất (tháng 5) là 29,20C. Lượng mưa lớn
nhất trong năm thường xảy ra là tháng 9 (1169,8 mm), tháng 10 (1405,7 mm).
Lượng mưa hằng năm dao động trong khoảng 1519,9 – 3110,5 mm [8; 25]
thường gây thiên tai và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân.

11


Với đặc điểm khí hậu nói trên, thiên nhiên đã ban tặng cho cư dân làng biển
Cảnh Dương những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế như nghề chài lưới,
vận tải biển, bn bán hàng hóa,... ngồi nghề lưới ở Cảnh Dương cịn có nghề
câu, nghề thả bóng, nghề mành rút, đánh te, lặn ruốc, đi kheo, nghề chế biến
nước mắm... Với nền kinh tế phát triển như vậy đã kéo theo đời sống tinh thần
của cư dân nơi đây hết sức đa dạng và phong phú, mang đậm đà bản sắc của một
vùng quê làng biển. Các phong tục tập quán thờ cúng, lễ tế, hội hè, ma chay, cưới
xin,... như lễ tết Nguyên đán, lễ cầu ngư, cầu mùa, lễ tế ngưu... Cùng với đó cư
dân nơi đây đã sáng tác ra các điệu hò như hị hụi, hị khoan, hị ý gia... Nhưng
bên cạnh đó, cư dân ở đây cũng gặp khơng ít khó khăn. Đó là thường phải gánh
chịu nhiều trận mưa, bão, nạn cát bay, cát bồi, cát lở với thời tiết khắc nghiệt như
thử thách con người Cảnh Dương.
Như vậy, cùng với con người Quảng Bình nói chung, cư dân Cảnh Dương
phải oằn mình lên để gánh đỡ lấy những gánh nặng từ thiên tai mang lại. Nhưng
khơng vì thế mà cư dân nơi đây chịu khuất phục, trái lại, họ đã kiên cường chống
cự với thiên nhiên, chống cự với những khó khăn thách thức để xây dựng quê
hương ngày càng giàu mạnh hơn.

1.2. Cảnh Dương với truyền thống yêu nước
1.2.1. Sơ lược về nguồn gốc hình thành làng Cảnh Dương
Lịch sử khai canh lập ấp của Cảnh Dương bắt đầu từ Cồn Dưa, Lòi Mắm.
Theo cuốn “Bốn xã khai khẩn truyện ký” (soạn vào năm thứ 22, triều Cảnh Hưng
(1762), sao lục dưới triều Tự Đức, năm thứ 18 Ất Sửu (1865) nguyên văn chữ
Hán hiện còn lưu giữ tại nhà truyền thống của làng), làng Cảnh Dương được
thành lập vào năm Quý Mùi (1643).
Trong bài tựa cuốn: “Nguyễn Thị tiểu tông gia phả” do tú tài Nguyễn Gia
Miễn viết năm Tự Đức thứ 24, Tân Mùi (1871), cách đây 143 năm cũng đã ghi
về nguồn gốc của Cảnh Dươg như sau: “Nguyên trước, tổ tiên ta ở trang Cảnh
Dương huyện Châu Phúc, phủ Đức Quang, tỉnh Nghệ An. Ngày 18 tháng 11 năm
Quý Mùi (1643) triều Lê Chân Tông, hiệu Phúc Thái, tổ tiên ta cùng khai khẩn
ấy, rồi liệt vị tiên hiền cũng vào xứ Cồn Dưa (tức là thơn Bắc Hà) xã Thuần
Thuần, châu Bố Chính”. Khi vào khai hoang, lập ấp họ kết nghĩa anh em, cùng
12


nhau tạo lưới vó làm nghề đánh cá, lập nên nhà cửa, đào giếng phía Đơng gọi là
giếng Đơng và cùng nhau cư trú.
Qua đó, có thể thấy thời gian thành lập làng tương đối thống nhất, đó là năm
1643. Và từ Đơng Chí năm Q Mùi (1643) đến mùa hè năm Quý Tỵ (1653) có
đến 20 vị tiền khai khẩn và đồng khẩn quê ở Cảnh Dương trang, thuộc phủ Đức
Quang, huyện Chân Phúc, tỉnh Nghệ An vào lập nghiệp ở xứ Cồn Dưa, cửa biển
làng Thuần Thuần, thôn Bắc Hà, châu Bố Chính (tức tả ngạn cửa sơng Rn –
Quảng Bình ngày nay). Trong tác phẩm “Cảnh Dương chí lược” có ghi chép 20
vị tiền khai khẩn và đồng khẩn là: Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn
Văn Lẫm, Phạm ăn Hữu, Phạm Văn Sảo, Đỗ Phú Thanh, (vào đời Lê Chân Tông
Phúc Thái nguyên niên (1643). Phạm Văn Ánh, Phạm Văn Hảo, Võ Văn Lan,
Phạm Khắc Hoàng, (ngày 20 tháng 09 mùa thi năm Đinh Hợi (1647) niên hiệu
Phúc Thái thứ 5 (triều vua Lê Chân Tông)). Đỗ Phú Thanh, Đỗ Văn La, Trương

Văn Trác, Trương Văn Pháo, Ngô Văn Hào, Ngô Cảnh Xuân, Ngô Phúc Lai, Vũ
Văn Nhương, Vũ Văn Nhiên, Nguyễn Văn Đức (Vệ), (ngày 08 tháng 06, mùa hạ
năm Quý Tỵ (1653) Thịnh Đức nguyên niên).
Sau khi cư trú, lập nghiệp ở đất Cồn Dưa suốt 12 năm, người Cảnh Dương
ở thôn Bắc Hà các vị tiền khẩn và đồng khẩn cho rằng: “Đất Cồn Dưa nhỏ hẹp
không thể lập làm xã hiệu được” [11; 27].
Như vậy, với tầm nhìn xa trơng rộng và vốn hiểu biết của bản thân các ông
cho rằng vùng Cồn Dưa nhỏ hẹp không thể sinh sống lâu dài, phát triển nên đã
quyết định chuyển sang vùng đất phía Nam sơng Rn vào tháng 2 năm Ất Mùi,
tức năm Thịnh Đức thứ ba (1655). Đó là vùng Lịi Mắm trước đây thuộc địa phận
làng Di Phúc, nằm sát biển ngay cửa sơng Rn. Lúc chuyển qua thì dân cư chỉ
được 20 người, họ dựng năm ngôi nhà, đào hai giếng để sinh sống. Tác giả
Nguyễn Ngọc Phúc đã dẫn chứng: “Thủy tổ làng ta vốn sinh ở làng Cảnh Dương
huyện Châu Phúc, phủ Đức Quang, Nghệ An. Các ngài Nguyễn Văn An, Đỗ Phú
Thanh, bắt đầu vào xứ Cồn Dừa xã Thuần Thuần, châu Bố Chính khẩn hoang,
làm nghề sau đó rời đến xứ Lịi Mắm làng Di Phúc, dựng lên năm cái nhà, từ đó
sinh sản dần ngày càng đông, mới phân bổ việc quan, chịu thuế lệ, định cách
chức” [7; 8].
13


Về việc đặt tên làng: Người Việt Nam đặt tên làng ln thể hiện sự ước
vọng của mình. Người Cảnh Dương cũng vậy, họ đặt tên làng để thể hiện được
ước mong, thể hiện được vẻ đẹp của quê hương mình. “Cảnh” là phong cảnh,
“Dương” là thái dương, là mặt trời. Dương trong từ đại dương là biển trời bao la.
Một nơi phía Bắc vừa có sơng, vừa có núi, xa xa phía Nam có dãy Trường Sơn,
phía Đơng có biển Đông. Đúng là một nơi đẹp.
Trước đây do nhiều nguyên nhân khác nhau nên tên làng thường bắt đầu
bằng chữ “Kẻ”. Như làng Di Luân gọi là “Kẻ Phường”, làng Phúc Kiều gọi là
“Kẻ Roòn”, còn “Kẻ Xã” là tên làng Cảnh Dương. Năm Mậu Tuất (1658) chính

thức đặt tên làng là làng Cảnh Dương.
- “Từ năm Quý Mùi – Quý Tỵ (1643 – 1653) hoàn thành việc di dân.
- Năm Ất Mùi (1655) đưa làng qua sông.
- Năm Mậu tuất (1658) đặt tên làng.
- Năm Bính Ngọ (1666) làm đình chùa.
- Bính Tý (1756) mở trường học” [12; 30].
“Sau khi chính thức định cư tại Lịi Mắm, tháng 4 năm Mậu Tuất, tức năm
Thịnh Đức thứ sáu (1658), các vị tiền bối bao gồm Nguyễn Văn An, Đỗ Phú
Thanh, Phạm Khắc Hồnh, Trương Văn Pháo, Ngơ Cảnh Xn đồng nhất đặt tên
làng là Cảnh Dương. Như vậy, xã Cảnh Dương được cơng nhận đơn vị hành
chính từ thời Lê Thần Tông (triều Đại Lê – Trịnh) năm Mậu Tuất (1658). Tên
làng Cảnh Dương vẫn được giữ từ ngày thành lập đến nay” [13; 21]. Như thế, từ
năm 1658, ranh giới địa lý và truyền thống lịch sử xã Cảnh Dương ban đầu được
xác định một cách cụ thể cho đến bây giờ.
1.2.2. Cảnh Dương với truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng
Suốt chiều dài lịch sử, nhân dân Cảnh Dương đã trải qua các bước thăng
trầm để xây dựng và bảo vệ quê hương. Sự phát triển của Cảnh Dương hôm nay
gắn liền với lịch sử đấu tranh anh dũng, quật cường của con người nơi đây.
Trước hết, đó là lịng u q hương, u nước của dân làng Cảnh Dương,
và được thể hiện đầu tiên qua việc xây dựng làng xã. Truyền thống yêu nước của
nhân dân Cảnh Dương thể hiện trong ý chí quật cường trước thiên tai, địch họa,

14


tinh thần cần cù, chịu thương chịu khó đã khai phá, cải tạo vùng đầm lầy thành
làng quê ven biển trù phú.
Từ khi được thành lập vào năm 1643 đến nay, nhân dân Cảnh Dương đã ra
sức xây dựng quê hương mình, chăm lo phát triển quê hương giàu mạnh. Và đến
bây giờ Cảnh Dương đã trở thành một trong những xã giàu có ở vùng Rn. Do

điều kiện tự nhiên và đặc điểm của vùng, nhân dân Cảnh Dương sống bằng nghề
đi biển, đánh bắt cá, chế biến và buôn bán các loại hải sản, đặc biệt là nghề làm
nước mắm, nghề hàng hải, đóng tàu thuyền, bn bán hàng hóa… Cùng với việc
xây dựng và phát triển kinh tế, nhân dân Cảnh Dương cịn tạo dựng cho mình
một cuộc sống tinh thần phong phú với nền văn hóa đặc sắc, xây dựng các Hương
ước của làng, các phong tục tập quán, các lễ hội các điệu hò như Hò cạn, Hò hụi…
Lễ hội như hội Bơi trải, Giỗ tổ, Rước Động Mỏ, Cờ người… Xây dựng các cơng
trình văn hóa như chùa làng, đình làng, lăng tẩm… Dù phải đối mặt với thiên tai, lũ
lụt nhưng khơng vì thế mà người dân Cảnh Dương nhụt chí, trái lại, họ càng kiên
cường xây dựng quê hương thêm giàu mạnh.
Thứ hai là truyền thống hiếu học và truyền thống khoa bảng: Dân làng Cảnh
Dương chủ yếu sống nhờ nghề chài lưới trên sông biển, chế biến và buôn bán các
loại hải sản nhưng các vị tiên chỉ của làng ý thức được việc học của con cháu, và
họ đã xác định rằng chỉ có kiến thức mới xây dựng quê hương giàu mạnh. Nên
truyền thống yêu nước của nhân dân Cảnh Dương còn thể hiện ở việc học hành
khoa bảng. Trong các hương phả của Cảnh Dương luôn đề cao việc giáo dục, đào
tạo nhân tài, có chế độ khuyến khích người đỗ đạt. Khốn lệ của làng ghi rõ:
"Chính sự phong hóa càng phải rộng mở mới tận thiện, tận mỹ. Phàm làm việc gì
nhất thiết phải nói lời cơng minh, khơng được suy bì riêng tư, khơng được cường
hào mà phóng túng"...; "Khoa mục là con đường của sĩ tử, ai đi thi hội văn hay trúng
đệ nhất danh làng thưởng 100 quan; đệ nhị danh làng thưởng 50 quan". Trong sách
“Đại Nam nhất thống chí” của “Quốc sử quán” triều Nguyễn biên soạn theo lệnh
của vua Tự Đức, được đánh giá là bộ sách Địa lý học đầy đủ nhất dưới thời phong
kiến. Phần về phong tục tỉnh Quảng Bình, “Quốc sử quán” triều Nguyễn đã nêu
danh bốn làng có truyền thống khoa bảng: “… bốn xã Sơn, Hà, Cảnh, Thổ (Lệ Sơn

15


và La Hà thuộc huyện Minh Chính, Cảnh Dương và Thổ Ngõa thuộc huyện Bình

Chính) đời nào cũng có người khoa giáp”.
Làng hiếu học Cảnh Dương được tôn vinh là một trong tám bát danh hương
của Quảng Bình.
“Sơn, Hà, Cảnh, Thổ
Văn, Võ, Cổ, Kim”.
Cảnh Dương là một trong rất ít nơi có Văn Miếu, có bia Khoa Bảng, có Hội
Văn như một Tao Đàn ở chốn làng quê. Nhờ khuyến học, khuyến tài mà trong
các kỳ thi dưới triều Nguyễn từ Minh Mạng về sau làng Cảnh Dương có đến hơn
100 người đậu từ tú tài đến tiến sĩ. Theo bia khoa bảng của làng “Cảnh Dương xã
từ vũ bi ký” dựng năm Bính Thân 1836 thì trong 66 năm (1834 – 1900) đã có 47
vị, trong đó có hai tiến sĩ, 7 cử nhân và 38 tú tài. Nhiều vị được nhà nước phong
kiến bổ nhiệm làm các chức quan lại. Nổi bật trong số đó có Phạm Chân sinh
năm Giáp Tý (1804), đậu Tiến sĩ năm (1838). Phạm Chân được cử giữ chức Án
Sát tỉnh Thanh Hóa, Án sát tỉnh Lạng Sơn, có cơng dẹp bọn giặc phỉ phương
Bắc. Khi giặc Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, Phạm Chân đã chiến đấu ngoan cường
bảo vệ thành Biên Hòa - Gia Định. Khi thất thủ, không cam chịu rơi vào tay giặc,
ơng tuẫn tiết giữ tấm lịng trung, được triều đình nhà Nguyễn đưa vào thờ ở
Trung Nghĩa đường. Sau Phạm Chân có Nguyễn Phùng Dực đỗ tiến sĩ khoa Kỷ
Dậu (1849), nổi tiếng là người tài hoa, cụ Dực chuyên tâm cho ngành giáo dục,
mở trường lớp mong đào tạo được nhiều người đức tài cho quê hương, xứ sở.
Chính vì quan tâm đến giáo dục, đến sự phát triển của quê hương mà Cảnh
Dương đã thành lập trường sơ học vào năm 1918 do cụ Đỗ Phú Túc nguyên là
tổng đốc Bắc Giang về hưu vận động xây dựng và thành lập. Trường mang tên
“Trường tiểu học Pháp - Việt Ròn”. Đây là một trong những trường học đầu tiên
ở Quảng Bình và là trung tâm giáo dục của cả vùng Bắc Quảng Trạch. Năm
1954, miền Bắc được giải phóng, trường Trung học dân lập thành lập ở Quảng
Châu trước đó (năm 1950) rời về Cảnh Dương (tức là trường cấp II Cảnh Dương
ngày nay) là một trong năm trường đầu tiên ở Quảng Bình được thành lập sau khi
hịa bình lập lại.


16


Thứ ba, truyền thống đoàn kết trong đấu tranh cách mạng: Truyền thống
yêu nước và sự nghiệp cách mạng của một làng quê trên đường thiên lý, bên bờ
sông Loan – núi Phượng được hun đúc, nuôi dưỡng từ trong mạch nguồn của lịch
sử, trong mạch máu của quê hương từ khi thành lập đến nay. Không chỉ đổ mồ
hôi và nước mắt tạo dựng quê hương, nhân dân Cảnh Dương cịn góp sức người
sức của chiến đấu chống ngoại xâm, giữ gìn bờ cõi.
Sống trong thời đại của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, ngay từ khi khai
canh dân làng Cảnh Dương đã chịu nhiều cơ cực của nạn đao binh. Là vùng đất
trải qua hàng trăm năm chinh chiến trận mạc trong cuộc chiến tranh giữa hai tập
đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn. Cảnh Dương được coi là dân Kiến Nghĩa, Đạo
dẫn đường dưới triều Lê Trịnh, họ đã phải sung lính, vận chuyển lương thực, dẫn
đường vượt biển trong các cuộc chiến ở thế kỷ XVII. Nằm trên hữu ngạn sơng
Rn, cách sơng Gianh 20 km, là trung tâm khu tiền tiêu trong hệ thống đồn lũy
liên hoàn của chúa Trịnh, là trạm liên lạc lớn nhất nối liền giữa tiền tuyến và hậu
phương. Sơng Rn là yết hầu con đường thủy chiến, con đường vận chuyển
quân đội, vũ khí, lương thực từ Hà Tĩnh vào Bố Chính. Quân Trịnh đã đào con
kênh Xuân Hưng nối liền sơng Rn với sơng Gianh. Cửa biển Cảnh Dương
chính là căn cứ thủy quân của quân Trịnh. Nhân dân Cảnh Dương lúc này cũng
chịu cảnh bắt phu, bắt lính, cung phụng sức người sức của cho quân Trịnh đánh
lại nhà Nguyễn. Gia phả ở Cảnh Dương còn ghi lại vị trí chiến lược quan trọng
của Cảnh Dương: “Năm Nhâm Tý (1672), niên hiệu Dương Đức (vua Lê Gia
Tông) năm thứ nhất, chỉ truyền cho xã Cảnh Dương thuộc Châu Bố Chính, tiếp
cận biên thùy, hiểu đường biển, có thể ứng đáp, lấy tiếng dân “Kiến nghĩa” để
dẫn đường phòng đá rạng, tránh cho ghe thuyền khỏi bị chìm ngồi biển; cấp cho
xã một cái thẻ bài ghi công đức nhà nước” [11; 32]. Suốt gần 200 năm chiến
tranh tang tóc huynh đệ tương tàn, của các thế lực Trịnh – Nguyễn, địa bàn Cảnh
Dương luôn là chiến địa của cuộc cát cứ nồi da nấu thịt đau thương. Chính vì vậy

khi người anh hùng áo vải Tây Sơn ra Bắc, người Cảnh Dương đã góp nhiều
cơng sức cho cuộc hành quân tiến về Thăng Long tiêu diệt tập đoàn phong kiến
họ Trịnh, thống nhất giang sơn. “Trong cuộc hành quân tiến về Thăng Long của
người anh hùng Nguyễn Huệ tiêu diệt tập đoàn phong kiến họ Trịnh, thống nhất
17


đất nước, đã có mặt 5 chiếc ghe Tràng Đà và 50 người con của Cảnh Dương”
[11; 33]. Thêm vào đó, nhân dân Cảnh Dương đã gửi tấm lịng mình với người
anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trong việc đúc chiếc chuông đồng "Hồng chung
cảnh viện" vào năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801), tức là năm cuối cùng của Triều
Tây Sơn. Bài ký khắc trên chuông do giám sinh Nguyễn Đức Qnh soạn, cuối
bài ký có lời cầu nguyện.
“Ngơi vua vững bền
Đạo vua xưng thịnh
Nhật nhật tăng huy
Pháp luân thường chuyển
Thiên hạ thái bình
Nạn tai tiêu diệt…"
Đây chính là một bằng chứng về ảnh hưởng của phong trào Tây Sơn đối với
nhân dân Cảnh Dương, đồng thời, đây cũng là vật chứng của nhân dân Cảnh
Dương trên bước đời hưng thịnh và hưởng ứng phong trào Tây Sơn, chứng tỏ sức
mạnh kinh tế - xã hội của làng Cảnh Dương lúc bấy giờ.
Lịng u nước, tinh thần đồn kết của nhân dân Cảnh Dương không ngừng
được phát huy theo năm tháng. Năm 1802, sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, Gia Long
lên ngơi vua, đóng đơ ở Phú Xn (Huế), thừa hưởng sự nghiệp thống nhất đất
nước của nhà Tây Sơn. Cảnh Dương nằm trên trục đường thiên lý Bắc - Nam
thống nhất, càng có điều kiện mở rộng giao lưu và phát triển. Nghề hàng hải
buôn bán bằng thuyền buồm giờ đây có cơ hội mở mang về hướng Nam, tạo ra
một thị trường buôn bán rộng lớn. Nghề làm nước mắm, nghề buôn bán đem lại

sự phồn vinh cho người Cảnh Dương. Dựa vào đặc điểm này, nhà Nguyễn đã
lệnh cho làng Cảnh Dương kết hợp với làng biển Lý Hòa (Quảng Trạch) thành
lập đội vận tải quân lương Dương – Hòa (Cảnh Dương - Lý Hòa) phục vụ công
tác hậu cần cho nhà Nguyễn. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhà
Nguyễn bất lực đầu hàng, nhưng nhân dân Cảnh Dương dưới sự lãnh đạo của các
nhà nho yêu nước, đã tham gia phong trào chống qn “Tà đạo” với tấm lịng
mẫn cảm. Khơn khéo không nhường đất để các giáo sỉ Gia – tô lập nhà thờ; từ
chối quyết liệt việc gia nhập đạo Thiên chúa... Nhân dân Cảnh Dương còn tổ
18


×