Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG dạy các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG các TRƯỜNG đại học, CAO ĐẲNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HƯỚNG dẫn tự học CHO SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.38 KB, 6 trang )

GĨP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHO SINH VIÊN
Mạch Thị Khánh Trinh*

1. Thực trạng việc giảng dạy và học tập các mơn lý luận
chính trị trong các trường đại học, cao đẳng thời gian qua
Nhóm mơn học lý luận chính trị trong các trường đại học và cao
đẳng hiện nay bao gồm 3 mơn học cơ bản: mơn Những ngun lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh và
mơn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. đây là
những mơn học bắt buộc trong phần kiến thức đại cương mà mọi
sinh viên phải hồn thành trong chương trình học của mình. Trong
thời gian qua, việc giảng dạy và học tập các mơn lý luận chính trị ở
các trường đại học, cao đẳng đã bộc lộ một số khó khăn, bất cập ảnh
hưởng khơng nhỏ đến chất lượng giảng dạy và học tập của giảng
viên và sinh viên. Có nhiều ngun nhân dẫn đến thực trạng trên.
Do khối lượng kiến thức của mơn học nhiều trong khi thời
lượng phân bố cho các mơn học hiện nay ít hơn so với trước đây,
tồn bộ khối lượng kiến thức hầu như khơng giảm nhưng thời lượng
giảng dạy trên lớp đã được giảm khá nhiều. Điều này đòi hỏi giảng
viên phải lựa chọn, phân bố phù hợp phần kiến thức trao đổi trên
lớp với phần kiến thức hướng dẫn sinh viên tự học, tự tìm hiểu, có
*

Thạc sĩ, Giảng viên Trung tâm Lý luận chính trị, ĐHQG-HCM.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

561




như vậy mới giải quyết trọn vẹn khối lượng kiến thức của mơn học.
Việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế trước đây với biên
chế từng lớp học theo mơn, theo ngành sang đào tạo theo học chế
tín chỉ đã dẫn đến tình trạng 1 lớp học có nhiều nguồn sinh viên,
nhiều chun ngành, nhiều trình độ tiếp thu khác nhau, dẫn đến sự
chênh lệch trong q trình tiếp thu tri thức. Trong cùng một lớp học
nhưng mức độ quan tâm, tiếp nhận tri thức của các sinh viên rất
khác nhau tùy thuộc vào trình độ, chun ngành đào tạo, mục đích
học tập, sở thích và năng lực tiếp thu của sinh viên, điều này đòi hỏi
giảng viên phải quan tâm, nắm bắt được trình độ chung của lớp để
từ đó lựa chọn lượng kiến thức cũng như nội dung hướng dẫn phù
hợp với trình độ tiếp thu của số đơng sinh viên tránh tình trạng bải
giảng chỉ phù hợp với một bộ phận sinh viên trung bình, khá hoặc
giỏi.
Là nhóm mơn đại cương nên sỉ số các lớp thường được bố trí
rất đơng ( trên 100 sinh viên / lớp ); trong điều kiện như thế giảng
viên sẽ gặp phải những khó khăn nhất định trong việc quản lý sinh
viên trên lớp và khó áp dụng có hiệu quả các biện pháp giảng dạy
nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên như tổ chức làm việc
nhóm, thảo luận, thuyết trình…
Do khơng phải là mơn học chun ngành nên đa số sinh viên
khơng có sự đầu tư đúng mức cho mơn học, thường học với tâm lý
trả nợ, học cho xong. Số giờ lên lớp khơng thực hiện đúng quy định,
việc trốn học, đến trể và về sớm diễn ra thường xun. Khi bắt buộc
lên lớp thì vẫn có tình trạng khơng tập trung nghe giảng, làm việc
riêng hoặc ngủ trong lớp. Phần đơng sinh viên khơng dành đủ thời
gian tự học ở nhà theo quy định, khơng hồn thành việc tìm hiểu nội
dung mơn học nội dung theo u cầu của giảng viên… Khi kết thúc

mơn học lượng kiến thức thu được khơng nhiều, học chỉ để thi, chứ
khơng thực sự hiểu và vận dụng được tri thức vào thực tiễn cuộc
sống sau này. Mặt khác, do khơng có sự đầu tư, khơng hiểu bài nên
sinh viên lại càng chán học, khơng tìm thấy sự lơi cuốn, hấp dẫn của
mơn học nên khơng hứng thú học tập.
Nội dung kiến thức được nhiều sinh viên nhận định là “khó
và khơ”, bởi tri thức mơn học có tính trừu tượng, khái qt và tính

562

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


lý luận cao nên khó hấp dẫn, lơi cuốn sinh viên trong q trình tiếp
thu. Giảng viên nếu khơng chú trọng đầu tư nhiều cho nội dung bài
giảng của mình, khơng gắn được lý luận thực tiễn đa dạng và sinh
động của đời sống của xã hội thì sẽ khơng tạo được sự hứng thú ở
sinh viên, nội dung kiến thức sẽ nhàm chán.
2. Những bất cập, hạn chế trong việc hướng dẫn sinh viên
tự đọc
Khối lượng kiến thức nhiều, nội dung kiến thức “ khó và
khơ”, thời gian lên lớp ít, do vậy giảng viên khơng thể hướng dẫn
sinh viên tìm hiểu hết tồn bộ nội dung kiến thức mơn học trên lớp
mà sẽ có một phần khơng nhỏ kiến thức được giảng viên hướng dẫn
sinh viên tự đọc ở nhà. Việc hướng dẫn sinh viên tự đọc và tìm hiểu
kiến thức mơn học ngồi giờ lên lớp là họat động rất quan trọng
trong q trình giảng dạy và học tập khơng chỉ đối với những mơn
lý luận chính trị nói riêng, mà đối với tất cả các mơn học khác. Việc

hướng dẫn sinh viên tự đọc, tự tìm hiểu kiến thức mơn học khơng
chỉ đảm bảo giải quyết tồn vẹn và hiệu quả nội dung mơn học
trong điều kiện thời lượng trên lớp hạn hẹp, mà còn góp phần hình
thành hoặc nâng cao khả năng tự học, tự tìm ra vấn đề, tự tiếp thu và
làm chủ tri thức của sinh viên.
Việc hướng dẫn sinh viên tự đọc, tự tìm hiểu nội dung mơn
học mặc dù rất quan trọng, nhưng trong thời gian qua đã khơng
được chú trọng đúng mức, giảng viên và cả sinh viên đều khơng đầu
tư tốt cho hoạt động này, do vậy khơng phát huy được tác dụng
trong thực tế. Giảng viên thường dành rất ít thời gian cho hoạt động
này, ngắn gọn thơng báo những nội dung sinh viên tự đọc ở nhà mà
khơng có những hoạt động tiếp theo như hướng dẫn cách đọc, nội
dung cần đọc, nhắc nhở, kiểm tra, giải đáp thắc mắc của sinh viên...
Về phía mình, sinh viên ngầm hiểu phần tự đọc là phần “giảm tải”,
khơng cần quan tâm, bởi những nội dung khơng trao đổi trên lớp sẽ
khơng nằm trong nội dung ơn tập và thi do vậy có rất ít sinh viên
thực hiện nghiêm túc việc tự đọc, tự tìm hiểu. Khơng làm tốt hoạt
động hướng dẫn và tự đọc ở nhà sẽ khơng đảm bảo tính hệ thống
trong kiến thức mơn học trên thực tế. Giảng viên hướng dẫn tìm
hiểu phần 1 nội dung bài học trên lớp, hướng dẫn tự đọc phần 2, nếu
sinh viên khơng tự đọc, khơng hiểu nội dung này sẽ khó có cơ sở
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

563


tiếp thu kiến thức các phần còn lại. Thực trạng đó đã dẫn đến kết
quả, giảng viên than phiền sinh viên lười học, khơng chịu tự đọc,dạy
bao nhiêu học bấy nhiêu mà khơng chủ động tiếp thu kiến thức. Một
bộ phận khơng nhỏ sinh viên khơng quan tâm đến nội dung tự đọc

do khơng có trong chương trình học và thụ động trong học tập.
Những sinh viên có ý thức tự đọc tốt, đầu tư nghiêm túc cho hoạt
động tự học sẽ gặp khó khăn bởi khơng được giảng viên hướng dẫn
chi tiết nội dung và phương pháp tự học, tự tìm hiểu kiến thức mơn
học, khơng biết kiến thức tự tìm hiểu của mình có đúng và đủ chưa,
những thắc mắc khi tự tìm hiểu bài cũng khơng được giải đáp rõ
ràng, đầy đủ nên khơng tạo động lực và hứng thú cho cho sinh viên
trong q trình tự học.
3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động hướng dẫn
sinh viên tự đọc trong việc học tập các mơn lý luận chính trị
Xuất phát từ tình hình thực tế của q trình giảng dạy và học tập
mơn học lý luận chính trị trong thời gian qua, hướng đến mục tiêu
“Phương pháp giảng dạy và học tập phải sinh động, mềm dẻo, có
thực tiễn và phù hợp, tạo được sự hứng thú và có trách nhiệm cho
người dạy và người học; người học thích đọc hơn, có trách nhiệm
phải đọc”. Việc giảng dạy và học tập các mơn lý luận chính trị trong
các trường đại học và cao đẳng phải thực sự đổi mới khơng chỉ về
chương trình, nội dung, giáo trình, mà cốt lõi là đổi mới phương
pháp giảng dạy. Hoạt động giảng dạy và hướng dẫn học tập của
giảng viên khơng chỉ giới hạn trong các giờ lên lớp truyền đạt kiến
thức, mà phải chú trọng cả việc đầu tư cho hoạt động hướng dẫn
sinh viên tự đọc ngồi giờ lên lớp. Để hoạt động này thực sự phát
huy tác dụng, giảng viên cần quan tâm và đầu tư đúng mức để xây
dựng và triển khai một chuỗi các hoạt động liên tục từ việc xây
dựng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn tự đọc, giải đáp thắc mắc của
sinh viên sau q trình tự đọc và kiểm tra đánh giá kết quả.
Một là, hướng dẫn sinh viên tự đọc
Khi hướng dẫn sinh viên tự đọc, giảng viên đồng thời cung cấp
hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung đó, sinh viên căn cứ căn cứ
vào hệ thống câu hỏi mà tìm hiểu nội dung kiến thức, căn cứ vào

mức độ trả lời câu hỏi mà đánh giá trình độ bản thân, biết mức độ

564

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


hiểu bài của mình từ đó mà cố gắng, phấn đấu. Tự đọc có hướng
dẫn sẽ giúp sinh viên xác định được nội dung trọng tâm, giới hạn
kiến thức tìm hiểu phù hợp tránh việc tự đọc dàn trải, sai hướng do
khơng hiểu rõ nội dung cốt lõi hoặc có sự khác biệt về nội dung kiến
thức tự học giữa các sinh viên do có sự khác nhau khi xác định kiến
thức trọng tâm. Hệ thống câu hỏi khi hướng dẫn tự đọc nên bao gồm
2 loại:
Một là, phần câu hỏi bắt buộc sinh viên phải giải quyết. Hệ
thống câu hỏi này phải đầy đủ, chi tiết bao qt tồn bộ nội dung
phần kiến thức tự đọc. Câu hỏi khơng dừng lại ở việc trình bày lại
những nội dung đã có sẵn trong giáo trình mơn học mà phải hướng
đến việc giải thích, vận dụng kiến thức ấy. Để trả lời các câu hỏi ấy
sinh viên khơng chỉ chép lại nội dung giáo trình mà còn phải hiểu
nội dung kiến thức. Hệ thống câu hỏi này cũng là căn cứ để xây
dựng đề thi và đề kiểm tra của mơn học.
Hai là, phần câu hỏi nâng cao. Bên cạnh những câu hỏi bắt buộc
phải giải quyết trong q trình tìm hiểu nội dung bài học, còn có
những câu hỏi nhằm nâng cao, mở rộng kiến thức liên quan đến
mơn học. Phần câu hỏi này khơng bắt buộc sinh viên phải trả lời,
sinh viên nào có nhu cầu tìm hiểu rộng hơn, sâu hơn nội dung của
mơn học có thể dựa vào hệ thống các câu hỏi nâng cao này mà tự

đọc, tự nghiên cứu.
Hai là, giải đáp thắc mắc cho sinh viên trong q trình tự tìm
hiểu mơn học
Thời gian tự học nhiều, nội dung kiến thức có tính trừu tượng
và khái qt cao nên sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong q
trình tự tìm hiểu kiến thức của mơn học.Việc dành lượng thời gian
thích hợp để trao đổi, giải đáp thắc mắc cho sinh viên là một hoạt
động cần được giảng viên chú trọng để đạt hiệu quả cao trong q
trình giảng dạy.
Trong đề cương mơn học giảng viên đã cơng bố số điện thoại,
địa chỉ e – mail để sinh viên có thể liên lạc với giảng viên, bên cạnh
đó nên bố trí lịch gặp gỡ trực tiếp với sinh viên tại cơ sở đào tạo
nhằm giải đáp những thắc mắc liên quan đến nội dung mơn học.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

565


Cuối mỗi phần học, nên bố trí 1 buổi để trao đổi với sinh viên, lịch
làm việc và nội dung trao đổi được cơng bố trước để sinh viên có
nhu cầu giải đáp thắc mắc đến gặp.
Ba là, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự đọc của sinh
viên.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự đọc của sinh viên có thể
thực hiện thơng qua q trình hỏi đáp trên lớp của giảng viên khi
hướng dẫn bài mới, những kiến thức cũ liên quan đến nội dung tự
đọc sẽ được hỏi, trả lời đúng sẽ được tính vào điểm chun cần của
sinh viên trên lớp. Đề kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ nên có câu hỏi
riêng ( chếm tỉ lệ điểm ít ) hoặc câu hỏi lồng ghép kiến thức phần tự
đọc để phân loại sinh viên.

3. Kết luận
Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các mơn lý luận
chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay phải
có sự phối hợp đồng bộ của nhiều giải pháp, từ thay đổi chương
trình; biên soạn lại nội dung giáo trình, tài liệu tham khảo trong
giảng dạy và học tập; bồi dưỡng và nâng chất đội ngũ cán bộ giảng
viên; đổi mới phương pháp học tập, đánh giá mơn học... trong đó
chất lượng của đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng. Việc lựa
chọn kiến thức, xây dựng bài giảng phù hợp, chú trọng đúng mức
việc xây dựng và rèn luyện thói quen, kỳ năng tự đọc, tự học của
sinh viên trong q trình giảng dạy sẽ giúp sinh viên phát huy vai
trò chủ động, tích cực trong q trình học tập, tạo nên sự hứng thú
khi học tập những mơn học này./.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình các mơn lý luận chính trị.
2. NQ 37- NQ/TU ( 9/10/2014) của Bộ Chính trị “ về cơng tác lý luận và
định hướng nghiên cứu đến năm 2030”
3. Kết luận số 94 - KL/ TU ( 28/3/2014) của Ban Bí thư “về việc tiếp tục
đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”

566

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×