Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VỀ NHỮNG yếu tố tác ĐỘNG đến HIỆU QUẢ dạy học các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG các TRƯỜNG đại học, CAO ĐẲNG ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.32 KB, 6 trang )

VỀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ
DẠY HỌC CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Nguyễn Anh Tuấn*

Chất lượng, hiệu quả dạy học các mơn lý luận chính trị trong
các trường Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) ở nước ta lệ thuộc vào
nhiều yếu tố, nhiều lực lượng: từ nội dung, chương trình, phương
pháp, hình thức dạy - học, kiểm tra, đánh giá; từ người dạy, người
học đến những người lãnh đạo, quản lý; từ điều kiện kinh tế, xã hội,
chính trị trong nước đến tình hình thế giới...Ở đây, chúng tơi nhấn
mạnh một số yếu tố tác động trự tiếp đến việc nâng cao chất lượng,
hiệu quả dạy học các mơn lý luận chính trị trong các trường ĐH,
CĐ ở nước ta hiện nay. Đó là:
Thứ nhất, các mơn lý luận chính trị có vị trí, vai trò khách
quan trong cấu trúc mục tiêu, chuẩn đầu ra cho đến nội dung của các
chương trình đào tạo ĐH, CĐ ở nước ta. Do vậy, về nhận thức cũng
như trong trong triển khai thực thi dạy học, cần phải thật sự xem
các mơn lý luận chính trị cũng bình đẳng như các mơn học bắt buộc
khác. Cần khẳng định trên thực tế vai trò, vị trí xứng đáng của các
mơn học này với tính cách là mơn khoa học. Hơn nữa, với vai trò
xây dựng, bồi dưỡng, củng cố thế giới quan, nhân sinh quan,
phương pháp luận khoa học, lòng u nước, u chủ nghĩa xã hội
cho những người lao động có trình độ cao thì còn bao hàm cả việc
cần thiết phải có những ưu tiên, tạo những điều kiện thuận lợi cho
nó nữa. Tất nhiên, những ưu tiên cần có cũng phải trên cơ sở bài
*

Thạc sĩ, Khoa Lý luận chính trị, trường ĐH Tây Ngun.



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

575


bản, khoa hoc chứ khơng thể theo kiểu tùy tiện, u ghét cảm tính
thơng thường.
Thứ hai, chất lượng dạy học các mơn lý luận chính trị lệ thuộc
khá nhiều vào đội ngũ những người lãnh đạo, quản lý ở các trường
mặc dù lực lượng này khơng trực tiếp giảng dạy. Những hạn chế
trong dạy học các mơn lý luận chính trị trong những năm qua cũng
có phần trách nhiệm của họ. Một số lãnh đạo trường quan niệm
trong đào tạo chỉ cần chú trọng chun mơn nghiệp vụ “thuần túy”
nên có biểu hiện xem nhẹ việc dạy học lý luận chính trị. Việc thiếu
giảng viên, học dồn, học ghép, chậm đổi mới nội dung, hình thức,
phương pháp dạy học...đã nói lên phần nào sự thiếu quan tâm của
những người lãnh đạo, quản lý ở các trường. Phải nói rằng, để hoạt
động dạy học các mơn lý luận chính trị có chất lượng, hiệu quả thì
trước hết những hoạt động đó phải được diễn ra một cách bình
thường, nghiêm túc, bài bản. Đội ngũ giảng viên phải đủ về số
lượng, bảo đảm về chất lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị...phải
được bảo đảm. Mọi hoạt động dạy học phải được diễn ra dưới sự
quan tâm, chỉ đạo, quản lý chặt chẽ...Những việc trên chỉ những
người lãnh đạo, quản lý ở các trường mới có khả năng làm và đó
cũng là trách nhiệm của họ. Với ý nghĩa đó, chất lượng dạy học các
mơn lý luận chính trị lệ thuộc khá nhiều vào nhận thức, thái độ và
hành động ứng xử đối với mơn học này của những người lãnh đạo
quản lý ở các trường ĐH, CĐ.
Thứ ba, nội dung, chương trình, giáo trình cũng là yếu tố ảnh

hưởng lớn đối với kết quả dạy học. Nó phải được xây dựng, thiết kế,
biên soạn một cách cơng phu, khoa học. Nó phải là sản phẩm của
những nhà khoa học, nhà giáo dục có kinh nghiệm, uy tín. Giáo
trình khơng phải là một tài liệu khoa học “thuần túy”, nó là tài liệu
khoa học giáo dục, tài liệu phục vụ giáo dục - đào tạo, tài liệu khoa
học có “gia cơng sư phạm”, là tài liệu giáo dục khoa học. Giáo trình,
tài liệu tham khảo, tài liệu học tập các mơn lý luận chính trị ở các
trường ĐH, CĐ phải bảo đảm tính khoa học, hiện đại, tính đảng,
tính giáo dục và thẩm mĩ. Tóm lại, việc xây dựng nội dung chương
trình, giáo trình, thời lượng của mơn học nếu khơng được tính tốn
cẩn trọng, khơng được tiến hành cơng phu, khoa học thì việc dạy
học khó đạt mục đích, u cầu, thậm chí còn phản giáo dục.

576

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Thứ tư, những yếu tố vật chất phục vụ dạy học cũng có vai trò
quan trọng đến chất lượng dạy học. Cho đến nay, tình trạng thiếu
giảng viên, thiếu giảng đường, thiếu máy móc, phương tiện, giáo
trình…dẫn đến học ghép, học dồn, học “chay”, khơng tổ chức chia
nhóm thảo luận vẫn diễn ra...Những hoạt động tham quan, tìm hiểu
thực tế của giảng viên và sinh viên bị coi là “khơng cần thiết”, là
“lãng phí” và hầu như đã bị cắt bỏ. Việc mua sắm trang thiết bị hiện
đại và cấp kinh phí phục vụ đổi mới dạy học lý luận chính trị ít
được quan tâm...Nếu những điều kiện này khơng được khắc phục
một cách căn bản thì dạy học lý luận chính trị khó có thể tăng đối

thoại, trao đổi, khó khơi dậy tính chủ động, tự giác, tích cực của
sinh viên và việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học vẫn chỉ là
những lời kêu gọi sng. Hơn nữa, cần lưu ý rằng, các mơn lý luận
chính trị thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn nên việc sinh viên
tự đọc sách, tự nghiền ngẫm tài liệu, giáo trình để chủ động lĩnh hội
tri thức là một trong những con đường học tập quan trọng. Do đó,
cũng khơng được xem nhẹ việc xây dựng, hiện đại hóa thư viện, thư
viện điện tử, trang bị đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo, tạp
chí,...để phát triển và nâng cao hiệu quả “văn hóa đọc” của sinh
viên.
Thứ năm, giảng dạy lý luận lý luận chính trị là mang đến hiểu
biết khoa học, truyền niềm tin, tình u khoa học, u cuộc sống, Tổ
quốc, u chủ nghĩa xã hội cho sinh viên, cho thế hệ trẻ. Để làm
được điều đó, người giảng viên phải hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu kỹ,
hiểu đầy đủ và sâu sắc về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước ta. Hơn nữa, sự hiểu ấy phải biến thành niềm tin vững chắc,
biến thành đạo đức, phẩm chất, nhân cách, lối sống. Có như vậy
mới có thể giảng đúng, giảng sâu, giảng hay và mới có thể thuyết
phục được người học. Trên cơ sở như thế, sinh viên mới có thể hiểu
và có cơ sở để tin, để u và biến thành khát vọng hành động. Do
đó, giảng viên các mơn lý luận chính trị phải có trình độ chun
mơn, có bản lĩnh khoa học, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung
thành với Tổ quốc, Nhân dân, với lý tưởng của Đảng, có lối sống
lành mạnh, đạo đức trong sáng. Muốn vậy, rõ ràng phải tiếp tục có
cơ chế, chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giảng viên các
mơn lý luận chính trị một cách bài bản, hệ thống và chun sâu. Đối
với những mơn học tích hợp thì u cầu này càng phải đòi hỏi cao
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015


577


hơn. Đồng thời, cần có cơ chế chặt chẽ để thải loại những giảng
viên yếu kém về năng lực chun mơn, tha hóa về đạo đức, lối sống,
“nói liều”, “giảng ẩu”... Vì ai cũng biết rằng, giảng sai, truyền thụ
sai, định hướng sai, giáo dục sai còn nguy hiểm hơn khơng dạy,
khơng định hướng, khơng giáo dục.
Thứ sáu, đối với giảng viên, trình độ chun mơn, học hàm,
học vị, đạo đức, phẩm chất là quan trọng, nhưng quan trọng hơn họ
là nhà sư phạm, lao động của họ là lao động giáo dục khoa học,
giáo dục chính trị, tư tưởng. Vì vậy, phương pháp dạy học và việc
thường xun cải tiến đổi mới phương pháp, hình thức dạy học của
giảng viên là yếu tố quyết định trực tiếp chất lượng, hiệu quả dạy
học...Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên ở ĐH, CĐ nói chung, giảng
viên lý luận chính trị nói riêng có khá nhiều người khơng được đào
tạo bài bản về tâm lí học lứa tuổi, tâm lí học sư phạm, phương pháp
dạy học... Do đó, việc đào tạo chun mơn và phương pháp dạy học
cho giảng viên một cách bài bản, nghiêm túc là đòi hỏi vừa cấp bách
vừa lâu dài. Hơn nữa, để đạt được mục đích dạy học có thể có nhiều
hình thức, con đường, phương tiện, phương pháp khác nhau. Tuyệt
đối hóa một hình thức, phương tiện, phương pháp nào đó có lẽ là
khơng phù hợp trong dạy học các mơn lý luận chính trị. Thực tế
đang nói lên rằng, kết hợp một cách linh hoạt, sáng tạo nhiều hình
thức, phương tiện, phương pháp là con đường đúng đắn và hiệu quả.
Tất nhiên, để đáp ứng u cầu đào tạo ngày càng cao thì việc tiếp
tục đổi mới phương pháp dạy học về chiều sâu vẫn còn cần nhiều
cơng phu, tìm tòi, nghiên cứu. Trong đó, những lời chỉ trích, kêu
gọi, những đòi hỏi về cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học cần
phải trở thành những cơ chế cụ thể, nhất là cơ chế khuyến khích về

lợi ích đối với giảng viên...
Trên cơ sở những yếu tố tác động với những u cầu cơ bản
trên đây, trong điều kiện hiện nay, chúng tơi đề xuất một số giải
pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học các
mơn lý luận chính trị trong các trường ĐH, CĐ ở nước ta hiện nay:
Một là, tham khảo, học tập kinh nghiệm nước ngồi về dạy
học lý luận chính trị là cần thiết về nhiều phương diện. Tuy nhiên,
việc học tập, vận dụng những kinh nghiệm của họ phải xuất phát từ
nhu cầu và phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Hơn nữa, việc
xác định mục tiêu, xây dựng chương trình, giáo trình, kết cấu nội

578

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


dung, phương pháp, hình thức dạy học...các mơn lý luận chính trị ở
nước ta trong mấy chục năm qua đã tích lũy được khơng ít kinh
nghiệm có giá trị. Do đó đi liền với việc học tập kinh nghiệm các
nước, cần thực sự trân trọng, nâng niu, kế thừa những kinh nghiệm
q báu từ thực tiễn dạy học trong nước. Mặt khác, đồng nhất việc
làm khác trước, khơng giống như trước là “đổi mới”, “cải cách”,
“cải tiến” dạy học...mà khơng tính đến chuyện đúng, sai, phù hợp
hay khơng phù hợp...là nhận thức sai lầm hết sức nguy hiểm cần
phải lưu ý, nhất là trong dạy học lý luận chính trị.
Hai là, việc “giảm tải” hiện nay tự nó khơng thể làm cho việc
dạy học các mơn lý luận chính trị trở nên “nhẹ nhàng”, tự nó khơng
thể làm cho chất lượng dạy học sẽ chuyển biến tích cực. Nó đòi hỏi

được ứng xử một cách nghiêm túc, khoa học của các lực lượng tham
gia dạy học, từ nhà quản lý vĩ mơ đến lãnh đạo các trường, từ giảng
viên lý luận chính trị đến các giảng viên chun mơn khác, từ các
bộ phận chức năng trong trường đến các đồn thể, từ giảng viên đến
sinh viên... Bộ Giáo dục – Đào tạo cần quy định cụ thể giới hạn tối
đa số lượng sinh viên đối với lớp học lý thuyết và nhóm thảo luận
phù hợp với xu thế tiên tiến của thế giới. Cần tạo điều kiện thuận lợi
về phương tiện, trang thiết bị dạy học, phòng học và cả cơ chế
khuyến khích về lợi ích cho việc đổi mới phương pháp dạy học của
giảng viên. Mặt khác, đồng nhất việc sử dụng những trang thiết bị
hiện đại với việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một nhận thức
sai lầm cần được khắc phục ở khơng ít giảng viên và các nhà quản lí
giáo dục.
Ba là, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn
thống nhất, cụ thể, chặt chẽ về điều kiện chun mơn để giảng dạy
từng mơn học trong các mơn lý luận chính trị. Khơng thể vì chuyện
“thừa”, “thiếu” giảng viên mà bố trí giảng dạy tùy tiện, “bất chấp”
chun mơn, “bỏ qua” cả chất lượng, hiệu quả. Đồng thời, có chủ
trương, kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giảng viên các mơn
lý luận chính trị để lực lượng này khơng chỉ giỏi về chun mơn mà
còn giỏi về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu. Đối với lớp đào tạo
và đào tạo lại đội ngũ giảng viên các mơn lý luận chính trị cần được
tiến hành một cách bài bản, khoa học và thực sự hiệu quả. Giảng
viên phụ trách những lớp đào tạo này khơng chỉ là nhà khoa học
theo chun mơn mà quan trọng hơn phải là những nhà sư phạm
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

579



giỏi, có uy tín. Chi phí tốn kém để có những giảng viên vững vàng
về chun mơn, sáng tạo về phương pháp cũng là việc nên làm, cần
làm và có thể là việc phải làm cả trước mắt cũng như lâu dài.
Bốn là, khơng thể có chất lượng, hiệu quả cao trong dạy học lý
luận chính trị nếu giảng viên của những mơn học này xem nhẹ hoạt
động nghiên cứu khoa học. Lâu nay, ở nhiều trường ĐH, CĐ, khơng
ít giảng viên lý luận chính trị thường lấy giờ giảng dạy để bù vào
giờ nghĩa vụ nghiên cứu khoa học. Nhiều người trở thành thợ dạy,
thành cơng nhân dạy học trong một mơi trường cần đề cao nghiên
cứu và sáng tạo. Do đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo và các trường ĐH,
CĐ cần có cơ chế, quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện thúc đẩy đội
ngũ giảng viên lý luận chính trị tăng cường nghiên cứu khoa học.
Trong đó, đặc biệt ưu tiên (trong đó có cả ưu tiên về đầu tư kinh
phí) đối với những nghiên cứu nhằm đổi mới nội dung, phương
pháp, hình thức dạy học lý luận chính trị ngay tại các trường ĐH,
CĐ.
Năm là, hàng năm cần có hình thức tổng kết, đánh giá việc
thực hiện dạy học các mơn lý luận chính trị trên phạm vi cụm
trường, khu vực hoặc tồn quốc để kịp thời chấn chỉnh, rút kinh
nghiệm. Đại biểu tham dự khơng chỉ là lãnh đạo các trường, các
khoa, bộ mơn mà đặc biệt là những đại biểu là giảng viên trực tiếp
giảng dạy các mơn học cụ thể, vì họ hiểu rõ những thuận lợi, khó
khăn, những ưu điểm, nhược điểm, nhất là những vấn đề thuộc về
“bếp núc” của từng mơn học để có thể kịp thời có những đề xuất
điều chỉnh. Đây là việc làm cần thiết đối với những mơn khoa học
giữ vị trí nền tảng tư tưởng được dạy học trong các trường Đại học,
Cao đẳng nước ta.

580


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×