Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Những nét đặc sắc trong thơ trữ tình phong cảnh của exenin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.91 KB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô
trong tổ Bộ môn Văn học Nước ngoài - Khoa Ngữ văn, thầy cô ở Trung tâm
Thông tin - Thư viện, phòng Khảo thí Trường Đại học Tây Bắc, đặc biệt là Th.S
Nguyễn Thị Ngọc Thúy đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ em trong tiến trình
nghiên cứu, hoàn thiện khóa luận.
Do năng lực nghiên cứu cùng thời gian có hạn nên khóa luận khi được
hoàn thành sẽ không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót mà em chưa nhận ra, rất
mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn để khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................... 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................. 5
4. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 5
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại........................................................................................ 5
5.2. Phương pháp so sánh .......................................................................................................... 6
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp ....................................................................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận ....................................................................................................... 6
7. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG............................................................................. 7


1.1. Cuộc đời và sự nghiệp Exenin .......................................................................................... 7
1.1.1. Cuộc đời ........................................................................................................................... 7
1.1.2. Sự nghiệp .......................................................................................................................... 9
1.2. Phong cách thơ Exenin ...................................................................................................... 9
1.3. Một vài nét về thơ trữ tình và trữ tình phong cảnh ..................................................... 10
CHƯƠNG 2: BỨC TRANH PHONG CẢNH TRONG THƠ EXENIN ............................ 13
2.1. Bức tranh phong cảnh với những hình ảnh phong phú, sinh động ............................ 14
2.1.1. Hình ảnh ánh trăng ........................................................................................................ 14
2.1.2. Hình ảnh mặt trời ........................................................................................................... 18
2.1.3. Hình ảnh cánh đồng ....................................................................................................... 21
2.1.4. Hình ảnh cỏ cây, hoa lá, loài vật.................................................................................... 25
2.2. Bức tranh phong cảnh nhiều sắc màu ........................................................................... 32


2.3. Bức tranh phong cảnh với những mùi hương say đắm................................................ 36
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH VÀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
QUA VIỆC KHẮC HỌA BỨC TRANH PHONG CẢNH TRONG THƠ EXENIN ....... 41
3.1. Biểu tượng thiên nhiên .................................................................................................... 41
3.2. Thủ pháp lạ hóa ............................................................................................................... 44
3.3. Các biện pháp tu từ ......................................................................................................... 46
3.4. Ngôn ngữ trong thơ Exenin ............................................................................................ 50
3.4.1. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng................................................................................... 51
3.4.2. Ngôn ngữ thơ bão hòa cảm xúc ...................................................................................... 53
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Nga là một trong những nước có nền thơ ca phong phú với nhiều tên

tuổi rạng rỡ. Chính vì vậy nền văn học Nga từ lâu đã là một tiêu điểm văn hóa
và văn học trên toàn thế giới. Với sự xuất hiện của những tên tuổi lớn như: A. X.
Puskin, L. Tolstoy, A.P. Chekhov, A.M. Gorki, M.A. Sholokhov… Nước Nga
trong thời đại của những cuộc binh biến, Cách mạng tháng Mười, trong những
khung cảnh thanh bình với nền văn hóa và cảnh sắc độc đáo đều đã trở thành đề
tài cho nhiều tác phẩm nổi tiếng. Với những tác phẩm bất hủ, nền văn học Nga
đã có một ví trí xứng đáng trên văn đàn và trong nền văn học ấy, thơ ca có một
vị trí đặc biệt.
Trên thi đàn Nga những năm đầu thế kỉ XX, nếu kể tên những nhà thơ tiêu
biểu và xuất sắc nhất thì không thể không nói đến Exenin. Ông là đại diện tiêu
biểu của nền thi ca Nga và là thiên tài của văn học Nga đầu thế kỷ XX. Bằng
“tài năng thi ca độc đáo” của mình, Exenin đã viết lên những vần thơ có sức ảnh
hưởng và lan tỏa mạnh mẽ đối với nền văn học Nga hiện đại.Vị trí của Exenin
có thể sánh ngang với Blôc, Maiacopxki... Và thơ trữ tình Exenin chiếm vị trí
quan trọng trong đời sống văn học Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong
thơ ông, hình ảnh luôn phát huy hết tác dụng của nó khi được đặt vào mối quan
hệ trong chỉnh thể của bài thơ.
Thơ Exenin có sức hút lớn bởi nó chính là tiếng lòng ông, là tình yêu sâu
thẳm, con người Nga trong thời đại chuyển giao lịch sử. Trong dòng chảy ồn ào
của lịch sử Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thơ Exenin giống như một
mạch nước ngầm, lúc nhẹ nhàng êm dịu, lúc dữ dội cuộn trào. Tiếng thơ ấy
vừa làm cho người ta say đắm, vừa làm cho người ta day dứt, bởi nó không chỉ
chứa đựng hình ảnh của một làng quê yêu dấu mà nó còn ẩn chứa tâm sự đau
buồn của nhà thơ. Thơ ông được nhìn nhận từ nhiều góc độ: là khúc nhạc buồn
muôn thủa của làng quê Nga, là sự nuối tiếc của người Nga trước sự ra đi
không trở lại của những giá trị văn hóa truyền thống, là lời tự thú của nhà thơ
về những lỗi lầm của bản thân mình. Vì vậy khi sinh thời và cả sau khi mất,
1



thơ ông được độc giả nồng nhiệt đón nhận, một số bài thơ của ông và chính
cuộc đời ông là nguồn cảm hứng chắp cánh cho những bản nhạc được nhiều thế
hệ khán, thính giả yêu thích.
Bên cạnh đó với tình trạng hiện nay, việc nghiên cứu văn học nước ngoài
trong nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở phương pháp tiếp cận. Vì
vậy việc nghiên cứu thơ Exenin vừa giúp trang bị thêm kiến thức lý luận trong
việc nghiên cứu về tác giả văn học vừa góp phần trang bị phương pháp nghiên
cứu của mỗi giáo viên, giúp ích cho việc giảng dạy thơ nói riêng và văn học
nước ngoài trong nhà trường nói chung.
Xuất phát từ tình yêu với những tác phẩm thơ ca của Exenin và với sự yêu
thích nền văn học Nga, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về đề tài “Những nét đặc
sắc trong thơ trữ tình phong cảnh của Exenin”.
2. Lịch sử vấn đề
Do hạn chế về ngôn ngữ và tài liệu tham khảo, trong phần lịch sử vấn đề
tôi xin nêu những ý kiến có liên quan trực tiếp đến khóa luận thông qua nguồn
tài liệu tiếng Việt.
Ở Nga, người ta càng ngày càng nhận rõ giá trị thơ ca của Exenin thông
qua các nhận định, đánh giá của các giới, ngành và nghiên cứu.
Theo M. Gorki thì Xergay Exenin là một nghệ sĩ ưu tú của thời đại mình.
Gorki đánh giá rất cao những thành tựu nghệ thuật trong thơ trữ tình của ông.
Đối với Gorki, Exenin là “một nhà thơ có tài năng đặc sắc và hoàn toàn Nga”
và không phải chỉ là một con người, mà còn là “một đại phong cầm do thiên
nhiên tạo nên dành riêng cho thơ ca” [22; 161]
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về Exenin bắt đầu từ những năm 1960.
Người Việt Nam biết đến thơ Exenin và yêu mến chúng qua bản dịch của Thúy
Toàn, Đăng Bảy, Tế Hanh, Bằng Việt, Xuân Diệu, Nguyễn Viết Thắng, Đoàn
Minh Tuấn...
Trong Từ điển văn học (bộ mới - 2003) Tác giả Bằng Việt đã đánh giá bao
quát về cuộc đời, sự nghiệp thơ Exenin qua các chặng đường: “Từ những bài thơ
đầu, tình yêu say đắm thiên nhiên và đời sống nông thôn Nga đã thể hiện rõ

2


trong thơ Exenin”. Tuy nhiên trong đó đã thấp thoáng nỗi buồn nhớ quá khứ, lo
lắng cho lối sống nông thôn thuần khiết đang mất dần sau nhiều biến động xã
hội. Khi cách mạng tháng Mười đến, Exenin nôn nóng đón chờ một cuộc đời
mới sẽ đến với người nông dân rồi khi thất vọng về ảo tưởng đó, ông lại rơi vào
sai lầm ở một cực khác khi quan niệm rằng xã hội tương lai sẽ là một vương
quốc của kỹ thuật, máy móc, của công cụ sản xuất, sẽ lấn át đi những gì tinh tế
trong tâm hồn con người, từ đó dẫn đến tâm trạng buồn chán, thất vọng. Đây là
thời kỳ khủng hoảng lớn, nhà thơ buông thả lối sống phóng túng một thời gian...
Đến năm 1924- 1925 sáng tác của Exenin đã chuyển hướng về với lý tưởng mới
(...) chứa chan tình yêu Tổ quốc [25; 475]
Là người đầu tiên dịch thơ Exenin sang tiếng Việt, dịch giả Thúy Toàn đã
khẳng định được thơ trữ tình của Exenin. Đi sâu vào tìm hiểu nền văn học Nga
thế kỷ XX, ta mới thấy hết đóng góp của Exenin. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày
sinh của nhà thơ Exenin, dịch giả Thúy Toàn đã chủ biên tuyển tập các tác phẩm
của Exenin và in trong tập Thơ Xergay Exenin được xuất bản bởi Nhà xuất bản
Văn học Hà Nội, 1995. Trong tuyển tập này, dịch giả Thúy Toàn đã viết bài giới
thiệu về tiểu sử và những sáng tác chính của Exenin. Ngoài ra, tác giả cũng tập
hợp và giới thiệu một số nhận xét của các nhà văn Nga về nhà thơ Exenin, tiêu
biểu là nhà văn L. Leonop đã nhận xét: “Tài năng vang dội của Exenin cho thấy
có một điện tích sáng tạo lớn lao. Tôi tin rằng Xergay Exenin còn có thể làm
được nhiều nữa. Dòng mật sáng tạo của anh chưa cạn, chỉ còn phải chờ đợi một
chút ít nữa thôi, là nó lại phun lên từ những bể chứa bí mật của Exenin, như thể
vào mùa xuân nước mật ngọt ngào trong lành ứa ra từ vết khía trên thân bạch
dương” [23; 249]
Trong quyển Lịch sử văn học Nga (quyển 1 tập 1) của nhóm tác giả Nguyễn
Kim Đính, Hoàng Ngọc Hiến, Huy Liên biên soạn. Bài viết đưa ra một số đề tài
chủ yếu trong thơ của Exenin giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Mười.

Nhìn chung bài viết tương đối ngắn nhưng cũng làm nổi bật đề tài nước Nga
trong thơ Exenin và tình cảm của nhà thơ đối với nước Nga: “Trong thơ trước
cách mạng ông đã tạo được những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên Nga và
3


cuộc sống nông thôn Nga. Thiên nhiên, nông thôn và đất nước trong thơ ông đã
hòa lẫn làm một trong những rung cảm đẹp. Tình yêu đất nước là một trong
những nguồn cảm hứng mạnh mẽ của toàn bộ sáng tác của ông” [3; 111]
Trong Giáo trình văn học Nga (Nxb Giáo dục Việt Nam - 2012) và cuốn
Văn học Nga trong nhà trường tác giả Lê Thị Hòa có một số bài viết về Exenin
như “ X. A. Exenin - thi sĩ của bạch dương Nga”, “Thư gửi mẹ”, đặc biệt là hai
bài viết: “Exenin - thi sĩ cuối cùng của làng quê Nga” và “Exenin - thi sĩ của
nước Nga Xô Viết” trong những bài viết đó tác giả Hà Thị Hòa đã nhận định:
“Tình yêu quê hương trong thơ Exenin được bộc lộ một cách chân thành, tự
nhiên, giản dị, gắn liền với những hình ảnh cụ thể, rất đỗi thân quen” [11; 85],
và “Quê hương là tình yêu, vì thế quê hương đi vào thơ của Exenin trong những
rung cảm thật đẹp” [11; 86]. Khi cách mạng tháng Mười bùng nổ, nước Nga
mới được xây dựng đó là nước Nga Xô Viết, nước Nga XHCN và theo tác giả
“Trước những biến động to lớn và phức tạp của thực tế trong những năm đầu
của chủ nghĩa xã hôi. Exenin không khỏi bàng hoàng ngơ ngác” [16; 92] và ông
“Bộc lộ những hoài nghi có phần bế tắc của ông về thực tại xã hội, về số phận
tương lai của nước Nga. Chính từ đó trong thơ của Exenin nảy sinh môtíp đối lập
giữa nước Nga nông thôn và nước Nga thành thị, nước Nga sắt thép” [16; 93].
Tuy vậy, điều làm Exenin day dứt hơn cả là ý thức công dân, trách nhiệm công
dân của mình đối với đất nước. Đối với Êxenin nước Nga Xô Viết là niềm băn
khoăn, trăn trở nhưng đồng thời cũng là niềm hân hoan tin tưởng. Những bài
viết của tác giả Hà Thị Hòa là tư liệu quý mang tính chất đặt nền móng và có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong việc hình thành và triển khai khóa luận này.
Tình yêu đối với Tổ quốc của Exenin một lần nữa được Trần Vĩnh Phúc

khẳng định trong cuốn Nét đẹp Nga trong thơ văn và ngôn ngữ Nga (Nxb Đại
học sư phạm -2004) đó là “Đứng ở vị trí đặc biệt trong thơ ca, Exenin là nhà thơ
trữ tình viết về tình yêu xuất sắc nhất, không ai sánh kịp ông, nơi chủ đề tình yêu
hòa quyện với chủ đề Tổ quốc”. Ông nhận thấy “Chất trữ tình sâu đậm của thơ
ca Exenin trước hết là tâm hồn chân thành sâu sắc, lòng nhân ái rộng mở, tình
yêu đối với mỗi sinh vật” [17; 64].
4


Chúng ta thấy Exenin là một nhà thơ lớn, là tác giả tiêu biểu của nền văn
học Nga - Xô Viết được các nhà nghiên cứu văn học Nga và thế giới quan tâm.
Ở Việt Nam các bài viết về thơ trữ tình phong cảnh Nga chỉ mang tính chất giới
thiệu chứ chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đi tìm hiểu cụ thể về
phong cảnh trong thơ trữ tình của Exenin.Vì vậy, khóa luận dựa trên nguồn tài
liệu ít ỏi làm cơ sở nghiên cứu để đi vào khám phá vẻ đẹp trong thơ trữ tình
phong cảnh của Exenin.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận đi sâu tìm hiểu về thơ trữ tình phong cảnh của Exenin.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thơ trữ tình của Exenin rất phong phú các chủ đề phản ánh như chủ đề về
Tổ quốc; gia đình, người thân; phụ nữ và tình yêu... Song phạm vi của khóa luận
chúng tôi tập chung nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu về mảng thơ trữ tình phong
cảnh trong các sáng tác của Exenin, trong tập thơ Sergay Exenin (Nhân kỷ niệm
100 năm ngày sinh nhà thơ) do Thúy Toàn chủ biên, nhà xuất bản Văn học Hà
Nội -1995.
4. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận hướng đến làm nổi bật vẻ đẹp thơ trữ tình phong cảnh Exenin
trên các phương diện nội dung và hình thức. Thông qua đó khám phá vẻ đẹp của
bút pháp nghệ thuật và quan niệm về con người, cuộc sống của Exenin.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận này chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu. Trong đó chú trọng đến phương pháp thống kê, phân loại; so sánh
và phân tích, tổng hợp.
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Đây là phương pháp quan trọng nhằm dựa vào những khảo sát cụ thể để
chứng minh cho nhận định, đánh giá. Với số lượng tác phẩm nhiều và các thể
loại khác nhau, thì phương pháp thống kê, phân loại sẽ giúp người nghiên cứu
tránh được sự sai sót mà đi sâu nghiên cứu vấn đề trọng tâm. Phương pháp này
5


còn giúp người đọc thống kê và phân loại được các hình ảnh, chi tiết trong các
bài thơ để làm sáng rõ được đặc điểm ngôn ngữ và ý nghĩa hình ảnh khi nghiên
cứu về đề tài phong cảnh trong thơ Exenin.
5.2. Phương pháp so sánh
So sánh những bài thơ viết về phong cảnh của Exenin với những bài thơ
cùng viết về đề tài phong cảnh của các nhà thơ khác để thấy được những nét mới
và khác biệt trong cách viết, cách cảm của ông để khẳng định giá trị thơ Exenin.
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng thường xuyên trong quá trình
nghiên cứu. Phân tích một số đoạn thơ trong toàn tác phẩm, phân tích các bài
thơ trong phạm vi nghiên cứu để làm sáng tỏ những nhận định, đánh giá xung
quanh bức tranh phong cảnh trong thơ Exenin.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận góp phần làm sáng tỏ những nét đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật qua thơ trữ tình phong cảnh của Exenin. Thông qua việc tìm hiểu và
nghiên cứu đề tài sẽ giúp người đọc có thêm sự hiểu biết về văn học Nga nói
chung và thơ trữ tình của Exenin nói riêng.
Khóa luận mong muốn đóng góp một phần nào đó để người đọc cảm nhận

và hiểu về mảng thơ thiên nhiên của Exenin một cách sâu sắc. Đồng thời khẳng
định giá trị thơ và tài năng Exenin trong nền văn học Nga nói riêng và văn học
nhân loại nói chung.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận được triển khai qua ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Bức tranh phong cảnh trong thơ Exenin
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn ngữ qua việc
khắc họa bức tranh phong cảnh trong thơ Exenin

6


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp Exenin
1.1.1. Cuộc đời
Xergay Alechxandrovich Exenin (Sergej Aleksandrovich Esenin) (1895 1925), trong một gia đình nông dân tại làng Konxtantinovo, xã Kodominxkaia,
huyện Riadan thuộc tỉnh Riadan. Do cha mẹ làm ăn xa nên từ nhỏ Exenin được
nuôi dạy và lớn lên trong gia đình ông bà ngoại ở quê. Tốt nghiệp trung học, đến
Matxcơva kiếm sống, tự học văn học và âm nhạc.
Gia đình ông bà ngoại khá giàu có. Ông ngoại và các cậu là những người
tháo vát, phóng túng và ham vui. Điều đó có ảnh hưởng đến lối sống của Exenin
sau này. Bà ngoại là người sùng đạo, là kho cổ tích và sự tích các Thánh. Còn
mẹ Exenin là người hát dân ca hay nhất vùng. Exenin từng tự hào: “Tôi sinh ra
cùng những bài ca trên thảm cỏ”. Họ chính là những người đầu tiên khơi gợi
niềm hứng thú thi ca trong tâm hồn cậu bé.
Bốn năm học ở trường làng dù nghịch ngợm, hiếu động nhưng cậu không
hề lơ là việc học hành. Exenin từ nhỏ đã bộc lộ tư chất thông minh. Những vần
thơ đầu tiên nảy nở chính vào thời kỳ này, bộc lộ ở cậu một năng khiếu thơ ca.

Từ 1909 đến 1912, Exenin sống và học tập ở trường dòng nội trú, cách nhà
khoảng trăm cây số. Đây là quãng thời gian có ý nghĩa rất lớn trên con đường
đến với thơ ca của Exenin. Một sự khởi đầu hết sức tốt đẹp. Với tình cảm yêu
quê hương và một tài năng được nuôi dưỡng trực tiếp từ cội nguồn nhân dân,
Exenin đã vươn tới đỉnh cao của vinh quang thơ ca.
Năm 1913, Exenin lên Maxcova với bố, khi đó đang làm quản lý cho một
cửa hiệu. Anh không theo học đại học sư phạm như gia đình mong muốn mà
làm sửa bản in cho một nhà xuất bản. Đầu năm 1914, anh kết hôn với Iriatnova,
cô bạn cùng học đại học và cùng làm việc ở nhà xuất bản. Thời gian này, Exenin
đã gửi thơ của mình tới một số nhà xuất bản nhưng không được in. Ngày 9 tháng
3 năm 1915, Exenin ra mắt Block. Sau khi nghe Exenin đọc thơ, Block đã niềm
nở: “Tôi phải in thơ anh” và nhận xét: thơ của Exenin “Tươi mát, trong trẻo, âm
7


vang”. Năm 1916, tập thơ đầu tiên của Exenin ra đời: Lễ cầu hôn. Exenin nhanh
chóng nổi tiếng.
Nhưng cũng chính năm đó, anh bị gọi vào lính, phục vụ trong chính quyền
quân đội Sa Hoàng. Vì viết những vần thơ về “quê hương đang đau ốm nghèo
nàn” nên nhà thơ không được lòng chính quyền này. Anh bị đẩy sang tiểu đoàn
phạm binh và chuẩn bị phải ra mặt trận.
Đúng lúc đó, cách mạng tháng 10 bùng nổ. Năm 1917, sau khi rời quân
ngũ, đi khắp nước Nga. Exenin nhiệt tình chào đón Cách mạng tháng Mười.
Năm 1918, Exenin trở lại sống ở Maxcova, tham gia sáng lập nhóm các nhà thơ
theo chủ nghĩa hình tượng.
Năm 1921, anh kết hôn với Đuncan, nữ nghệ sĩ ba lê nổi tiếng người Mĩ
và cùng vợ đi thăm nhiều nơi trên đất nước và nhiều nước phương Tây. Cuối
năm 1923, chia tay với Đuncan và trở về Nga.
Những năm 1922 - 1923, cùng với nữ nghệ sĩ Đuncan I. (I. Duncan) du lịch
sang Đức, Pháp, Bỉ... Về nước năm 1924. Trong bản tự thuật (1925), nhà thơ

viết: “Tôi hoàn toàn đứng về phía tháng Mười, nhưng tiếp thu mọi cái theo hiểu
biết của mình, theo khuynh hướng nông dân”. Thi sĩ đã viết các tập thơ:
Inonhiya, Người đánh trống trời.
Năm 1924, về sống ở Maxcova. Trước những biến đổi to lớn trong đời
sống xã hội - chính trị của đất nước vào những năm đầu xây dựng Chủ nghĩa Xã
hội, nhà thơ không tránh khỏi cảm giác bàng hoàng, lạc lõng. Tháng 6 năm
1925, thi sĩ kết hôn với Xophia Tonxtaia - cháu nôi đại văn hào Tonxtoi. Nhưng
tất cả cũng không giúp nhà thơ xác định được phương hướng sống mới.
Ngày 27 tháng 12 năm 1925, Exenin đã tự sát tại Leningrat. Nay là Xanh
Pêtecbua. Exenin đã sống một cuộc đời ngắn ngủi và đầy thăng trầm, dằn vặt
trong tâm hồn. Ông rất tha thiết với dân tộc và Tổ quốc Nga, Exenin đã từng
nói: “Thơ trữ tình của tôi sống bởi một tình yêu lớn, tình yêu đối với tổ quốc.
Tình cảm với tổ quốc - tình cảm chủ yếu trong sáng tác của tôi” [23; 14]. Đọc
thơ ông, độc giả luôn cảm nhận được một tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc
và mãnh liệt.
8


1.1.2. Sự nghiệp
Exenin chỉ sống vẻn vẹn được có 30 năm và thời gian sáng tác văn học một
cách tích cực của ông cũng chỉ có 10 năm, nhưng Exenin đã để lại cho nhân loại
một số lượng các sáng tác thơ, kịch thơ, trường ca và văn xuôi bất hủ. Đặc biệt
thơ trữ tình và trường ca chiếm số lượng lớn trong sáng tác của ông.
Bên cạnh đó, sự nghiệp thơ ca của Exenin có thể được đánh giá qua 5giai
đoạn chính trong sự phát triển tư tưởng - phong cách kế tiếp:
Giai đoạn 1: Những sáng tác trước Cách Mạng tháng Mười, có các tập thơ
như: Lễ cầu hôn, Sách thánh ca (1916).
Giai đoạn 2: Các bài thơ thể hiện thái độ nồng nhiệt chào đón Cách Mạng
tháng Mười, trong đó có: Lễ biến hình, Inoniya, Miếu thờ hương thôn (1918).
Giai đoạn 3: Những bài thơ thể hiện thái độ tiêu cực đối với những quá

trình xã hội ngay sau Cách Mạng tháng Mười có: Bức tam bình, Tự bạch của
Hooligan, Thể nghiệm lịch thơ Pugachev (1921), Xứ sở quân đê tiện.
Giai đoạn 4: Những bài thơ trữ tình riêng tư trong: Moskva quán rượu,
Những giai điệu Ba Tư (1924).
Giai đoạn 5: Chùm thơ về những ấn tượng chủ quan trước cuộc sống mới Xô
Viết với: Nước Nga Xô Viết, Trường ca Anna Snegina, Con người hắc ám (1925).
Trong sự nghiệp sáng tác của mình Exenin có thơ in từ 1914, đều là những
bài thơ dạt dào tình yêu đối với thiên nhiên và đời sống nông thôn. Lúc đầu
Exenin ngộ nhận về cách mạng, khi ở cực này, lúc ở cực khác, có lúc bị khủng
hoảng tư tưởng trầm trọng, sống phóng túng, buông thả.
Đáng chú ý nhất là những bài thơ trong giai đoạn cuối đời của nhà thơ - đó là
những vần thơ tình được nuôi dưỡng bởi tình yêu lớn lao với tổ quốc và nhà thơ
tự cảm nhận được: “Thơ trữ tình của tôi sống bởi một tình yêu lớn, tình yêu đới
với tổ quốc. Tình cảm với tổ quốc - tình cảm chủ yếu trong sáng tác của tôi”.
1.2. Phong cách thơ Exenin
Thơ ông đậm đà tính cách dân gian, chịu ảnh hưởng của truyền thống dân
gian. Khi sung sức nhất, thơ Exenin trong sáng, giản dị, âm điệu uyển chuyển,
giàu sức biểu cảm, ngôn ngữ tinh tế, đạt mức cổ điển.
9


Thơ ông rất giàu nhạc điệu cùng với những vần thơ dạt dào cảm xúc và
sống động về hình ảnh lẫn âm thanh đã làm cho phong cách thơ của Exenin
thêm độc đáo. Nó lại càng độc đáo hơn nữa khi thơ Exenin hiện lên bằng những
tầng bậc ngôn ngữ đa thanh, có sức khơi, làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, quê
hương làng mạc và đất nước của nhà thơ. Với phong cách thơ mới lạ đã được
nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, đó đều là những bài hát hay. Người ta cũng sáng tác khá
nhiều bài hát về Exenin và được rất nhiều thanh niên Liên Xô ưa thích.
Thơ Exenin rất phong phú về mặt chủ đề, nhà thơ viết về Tổ quốc, về quê
hương gia đình, những người thân; về phụ nữ và tình yêu; về thiên nhiên với

trăng sao, cỏ cây, hoa lá; về loài vật với những con bò, con chó, về chiến tranh
và cách mạng; về chính bản thân nhà thơ… Nhưng ta dễ dàng nhận ra hai chủ đề
xuyên suốt là tình yêu quê hương đồng ruộng nước Nga và tình yêu đôi lứa.
Dù viết về tình yêu quê hương, hay yêu cuộc sống, con người thì luôn luôn
xuất hiện những hình ảnh của thiên nhiên Nga thân thuộc. Đây chính là điểm
độc đáo mà chúng ta khó có thể phủ nhận được trong phong cách thơ Exenin.
Bởi sự độc đáo ở đây không phải là ở những vần thơ mỹ miều hay tha thiết, mà
chính ở lối thơ giản dị, mộc mạc vừa toát lên được những nét chân tình vừa
mang đậm âm hưởng của nền văn hóa và thiên nhiên nước Nga; Vừa lồng ghép
một cách hài hòa tình yêu quê hương, đất nước, con người thông qua thiên nhiên
Nga, và cho thấy được một tài năng khó ai bì kịp. Điều đáng nói ở đây là những
bài thơ về thiên nhiên nước Nga của anh từ khi ra đời đã gây xôn xao dư luận,
Exenin ngay lập tức trở nên nổi tiếng. Trong thơ của Exenin không chỉ có bức
tranh thiên nhiên nước Nga được thể hiện sống động, đầy màu sắc và chân thực,
mà cả tâm hồn Nga cũng trở nên thân thuộc với độc giả thế giới nhờ những lời
thơ xuất sắc của thi sĩ này.
1.3. Một vài nét về thơ trữ tình và trữ tình phong cảnh
Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi định nghĩa: “Trữ tình là một trong ba phương thức thể hiện đời sống và làm
cơ sở cho một loại tác phẩm văn học. Nếu tự sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của
tác giả bằng con đường tái hiện lại một cách khách quan các hiện tượng đời
10


sống, thì trữ tình lại phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của
con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ,
cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới nhân sinh” [ 10; 373].
Theo Lý luận phê bình văn học của Trần Đình Sử: “Thơ trữ tình nào cũng
dựa vào sự rung động của cái tôi cá nhân mang số phận, cá tính riêng tư trong
các tình huống trữ tình mang nội dung tâm lý” [20; 113]. Mọi cái ta đều hoạt

động bằng cái tôi và mọi cái tôi đều kết thúc bởi cái ta. Sự khác biệt của các thời
đại thi ca là ở chính quan niệm về cái tôi, ở tính chất các dàn đồng ca, các yếu tố
này quy định ngôn ngữ, màu sắc, âm điệu của thơ.
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu văn học đưa ra khái niệm thơ trữ tình.
Chúng tôi theo khái niệm thơ trữ tình được trình bày trong cuốn Từ điển thuật
ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Thơ trữ tình là
thuật ngữ dùng chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình trong đó, những cảm
xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời
sống được thể hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và
tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ
tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu
hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc của tình cảm cho tới những
chính kiến, những tư tưởng triết học” [10; 317].
Thơ trữ tình có thể chia bằng rất nhiều cách, chia theo cách nào tùy thuộc
vào truyền thống văn học cụ thể. Trước đây, trong văn học châu Âu, người ta
thường chia ra làm bi ca, tụng ca, thơ trào phúng.
Ngày nay, người ta dựa vào đối tượng đã tạo nên xúc cảm của nhà thơ để
phân loại thơ, gồm thơ “trữ tình tâm tình, trữ tình phong cảnh, trữ tình thế sự,
trữ tình công dân”.
Loại trữ tình phong cảnh thường nói về mối quan hệ giữa con người và
thiên nhiên: cây cỏ, vườn tược, núi đồi, sông biển... Biết nhận ra vẻ đẹp của
thiên nhiên, biết giao hòa tình cảm với thiên nhiên, con người tự mở rộng tầm
nhìn, tầm sống của mình với môi trường chung quanh. Thế giới tâm hồn sẽ
phong phú và cân bằng hơn. Cảnh trí thiên nhiên cũng có thể là nơi trú ẩn của
11


những tâm hồn tiêu cực, muốn tìm trong thiên nhiên một nơi để xa lánh xã hội.
Ta cần nhận ra màu sắc và ý nghĩa khác nhau của các bài thơ viết về thiên nhiên.
Tiểu kết: Exenin là một người nghịch ngợm, hiếu động nhưng không lơ là

việc học hành và tư chất thông minh cùng với việc Exenin sinh ra, lớn lên trong
một gia đình có bà ngoại là người sùng đạo, là kho cổ tích và sự tích các thánh.
Mẹ là người hát dân ca hay nhất vùng điều đó đã khơi gợi niềm hứng thú thi ca
trong tâm hồn Exenin. Với tình cảm yêu quê hương, một tài năng được nuôi
dưỡng trực tiếp từ cội nguồn nhân dân, Exenin đã vươn tới đỉnh cao của vinh
quang thơ ca và trở thành nhà thơ trữ tình kiệt xuất của nền văn học Nga và thế
giới. Đề tài về phong cảnh thiên nhiên cũng đã được rất nhiều nhà thơ thể hiện
trong những tác phẩm nổi tiếng của mình, nhưng phải đợi đến Exenin thì sự cảm
nhận, suy nghĩ về thiên nhiên mới thực sự được thể hiện trong những áng thơ
tuyệt vời và bất hủ. Block đã không sai khi nhận xét Exenin là: “nhà thơ của
thiên nhiên”. Quả đúng Exenin là người con của làng quê, của thiên nhiên Nga.
Thiên nhiên trong thơ ông vừa giản dị, vừa gần gũi, vừa sinh động và cũng
mang triết lý sâu sắc. Tạo nên một phong cách sáng tác độc đáo cho Exenin –
một người dành cả đời cho thơ ca.

12


CHƯƠNG 2: BỨC TRANH PHONG CẢNH
TRONG THƠ EXENIN
Thiên nhiên chính là ngọn nguồn của cảm xúc, là không gian để người
nghệ sĩ thỏa chí cởi tấm lòng. Và khi người thi sĩ đã mở lòng mình để đón nhận
những hình ảnh thiên nhiên vào thơ của họ, nghĩa là đã bắt đầu xuất hiện sự
tương giao cảm xúc giữa bức tranh phong cảnh và tâm hồn thi nhân.
Đối với Exenin cũng vậy, thiên nhiên luôn đem đến cho ông những nguồn
cảm xúc mới mẻ và tràn đầy tình yêu. Khi nói về bức tranh phong cảnh Exenin
không đưa những hình ảnh quá xa lạ ở đâu đó vào thơ mà đó đều là những hình
ảnh rất đỗi quen thuộc trên chính quê hương của nhà thơ. Thiên nhiên trong thơ
ông luôn là thiên nhiên của lòng người hoà nhập. Nói cách khác, thiên nhiên đã
thở bằng hơi thở Exenin, sống bằng sức sống Exenin, cảm và nghĩ bằng trái tim

thi sĩ.
Nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên, biết giao hòa tình cảm với thiên nhiên,
chính bởi vậy trong những bài thơ nói về phong cảnh thiên nhiên của Exenin
thường xuất hiện rất nhiều những hình ảnh cỏ cây, hoa lá, chim muông, ánh
trăng, mặt trời, những hàng bạch dương cùng với tuyết trắng... đã góp phần làm
cho thế giới tâm hồn phong phú và cân bằng hơn.
Với đề tài thơ trữ tình phong cảnh Exenin đã làm nổi bật lên bức tranh
thiên nhiên của mình rất gần gũi, mộc mạc và đầy quyến rũ với những hình ảnh
biểu trưng như cây bạch dương, cây phong, cây liễu, cây táo, cây lê, cây tùng...
đến những loài cây nhỏ bé như cỏ ba lá, cỏ vũ mâu, cỏ ngựa... Chúng xuất hiện
trong thơ Exenin như có hồn, có cảm xúc. Đến cả những con vật như con bò,
con chó, con cáo, con sáo... chỉ là những con vật bình thường nếu như không
được nói đến trong thơ Exenin nhưng với cái nhìn trìu mến, với tình yêu thương
lớn mà nhà thơ dành cho loài vật đã khiến cho tất cả chúng cũng có tình cảm
như con người vậy, cũng buồn, vui trước cuộc sống. Từ đó thể hiện được mối
quan hệ thân thiết giữa con người với thiên nhiên, một tình cảm chân thành mà
chỉ có người nào yêu thiên nhiên lắm, yêu quê hương, đất nước lắm mới có thể
13


viết được những vần thơ như vậy, cũng mới có thể vẽ nên được một bức tranh
phong cảnh hài hòa đến như vậy.
Chính thứ tình yêu chân thành ấy, tình yêu đến từ chính con tim, từ sự cảm
nhận của nhà thơ và cả cuộc đời dành tặng cho thơ ca, cho quê hương đất nước
nên đối với Exenin làm thơ phải xuất phát từ trái tim, giờ đây tình cảm ấy được
cụ thể hóa qua những vần thơ trong bài: Một bài thơ
“Làm thơ,
Có lẽ ai cũng đều làm được Thơ về thiếu nữ, về sao, về trăng...
Nhưng một tình cảm khác - cắn rứt trái tim,
Đối với tôi,

những suy nghĩ khác đè lên xương óc”.
[24; 137]
Vì thế trong thơ ông, ta luôn thấy được một bức tranh phong cảnh hiện lên
rất đẹp với nhiều hình ảnh, màu sắc cùng với cả những hương thơm từ sự cảm
nhận tinh tế của nhà thơ. Tất cả làm nên tình yêu thiên nhiên tha thiết và cũng
bởi yêu thiên nhiên Nga nghĩa là yêu cuộc sống, con người nước Nga và Tổ
quốc Nga.
2.1. Bức tranh phong cảnh với những hình ảnh phong phú, sinh động
Nhắc đến Exenin là nhắc đến bức tranh phong cảnh Nga. Rất nhiều nhà
văn, nhà thơ Nga đã dành tâm huyết của cả đời mình ưu ái thiên nhiên Nga,
viết về những con đường bạch dương trắng, viết về dòng sông Volga hiền hòa
bằng những vần thơ tuyệt đẹp… Nhưng Exenin lại có tài kì lạ trong việc vẽ
phong cảnh bằng những câu thơ giản dị, mộc mạc gợi lên được những nét gần
gũi, thân quen. Thiên nhiên trong thơ ông hiện lên như những bức tranh về cỏ
cây, hoa lá, về tuyết trắng, về buổi chiều tà hay ánh sáng hoàng hôn… đều là
những hình ảnh thật đẹp, thật hài hòa nhưng không vì thế mà thiếu đi những ấn
tượng độc đáo.
2.1.1. Hình ảnh ánh trăng
Nổi bật lên trong số những bài thơ viết về phong cảnh thiên nhiên, trăng
14


dường như là hình ảnh được Exenin miêu tả với xúc cảm thần kì nhất. Từ cổ chí
kim, ánh trăng luôn là mạch nguồn cảm xúc kỳ diệu của người thi sĩ. Đối với
Exenin cũng vậy, ông là một nhà thơ, hơn nữa lại là một thi sĩ trữ tình, những
vần thơ thiên nhiên mộc mạc luôn gắn liền với quê nhà, đất nước và không thể
thiếu đi hình tượng đẹp đẽ này.
Hình ảnh ánh trăng được xuất hiện trong thi ca bao đời đã mang đến cho con
người biết bao ý niệm kì diệu, vậy mà vầng trăng tuyệt đẹp này của đồng quê tưởng
khó mà gặp được nếu như ta không bắt gặp những vần thơ của thi sĩ Exenin. Ánh

trăng ấy đẹp vô cùng, nó không đơn giản chỉ là thứ ánh sáng phát ra khi trời đã
tối mà là thứ ánh sáng “huyền diệu” đã được nhà thơ khắc họa rất sinh đông
trong bài Đêm xuống rồi .Giọt sương
“Trăng mênh mông huyền diệu
Chiếu thẳng xuống mái nhà”
[23; 25]
Ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh ánh trăng xuất hiện rất nhiều lần trong thơ
Exenin, nhưng một điều đặc biệt độc đáo là vầng trăng nào cũng lạ, ánh trăng
nào cũng lạ. Trong bài thơ Lũ xuân như làn khói khi nói đến ánh trăng với
Exenin thì sự xuất hiện ấy không phải là vô tri vô giác mà ánh trăng cũng mang
hồn người, cũng có xúc cảm như con người:
“Lũ xuân như làn khói
Liếm hết sạch lòng bùn.
Mảnh trăng non bối rối
Đánh rớt sợi cương vàng.”
[23; 30]
Là người dành nhiều tình cảm cho ánh trăng, bởi vậy ánh trăng luôn ám
ảnh tâm hồn thi sĩ. Chính vì ám ảnh, nên hồn thơ thi sĩ luôn xoay chuyển bởi
nhiều cảm xúc khác nhau, khi thì ánh trăng non “bối rối” trước chiều mùa xuân,
lúc thì lại được tác giả so sánh như những chú ngựa con. Ánh trăng trong thơ
ông có khi được hiện lên là sự giao hòa, kết hợp với những hình ảnh thiên nhiên
khác để tạo nên một vẻ đẹp lung linh, đó là một sự kết hợp hài hòa giữa cánh
15


đồng rừng cùng sự mờ ảo trong những giọt sương và màu vàng quen thuộc của
trăng để rồi nhà thơ nhìn thấy ánh trăng “ngoan ngoãn như là chú ngựa con’’.
Sự so sánh, kết hợp độc đáo đó chỉ có thể thấy được trong thơ Exenin qua bài
thơ Lúa đồng đã gặt:
“Ôi, giữa cánh đồng rừng lảnh lót

Hôm qua chính tôi thấy trong sương:
Trăng vàng được đóng vào xe ngựa
Ngoan ngoãn như là chú ngựa con
...
“Ôi! Và chính tôi giữa khu rừng
Chiều hôm qua nhìn thấy trong sương:
Mặt trăng vàng ệch thành con ngựa con
Đóng thân vào chiếc xe tôi trượt tuyết”
[23; 64-65]
Có lúc ánh trăng lại tràn đầy khắc khoải, đầy nỗi u hoài ánh trăng cũng
mang nỗi buồn như chính lòng người vậy, ánh trăng làm cho lòng người cảm
thấy lạnh lẽo, buồn thảm. Với bài Ánh trăng lai láng lạnh lùng Exenin đã cho
người đọc thấy được ẩn chứa đằng sau ánh trăng đó không phải lúc nào cũng
phát ra ánh sáng của niềm vui mà đôi khi nó lại là một nỗi buồn đã qua, một nỗi
buồn của tuổi niên thiếu từng được nhìn thấy, lúc này đây ánh trăng xuất hiện là
sự lạnh lùng :
“Ánh trăng lai láng lạnh lùng
Và nỗi buồn của những bình nguyên bát ngát,
Đó là những gì trong tuổi niên thiếu tôi đã
từng nhìn,
Những gì tôi vừa yêu quý, vừa rủa nguyền - với bao
người khác.”
[23; 142]
16


Nhưng cũng có khi ánh trăng được xem là sự hồi niệm về quá khứ về ngày
xưa của tác giả. Trăng không chỉ góp phần tạo ra vẻ đẹp cho thiên nhiên, đối với
Exenin một người sống xa gia đình thì trăng còn gợi ra những hình ảnh quen
thuộc về những ngày xưa cũ. Chính bởi hoàn cảnh sống phải xa ra đình nên

những hồi niệm, ký ức về quá khứ xuất hiện rất nhiều trong những bài thơ của
ông, có thể kể đến bài thơ Chà, xe trượt, những con tuấn mã. Ở bài thơ này hình
ảnh tuyết trắng, ngôi nhà nhỏ cũng được hiện lên cùng với ánh trăng càng làm
cho nỗi buồn của quá khứ bao chùm rộng khắp toàn bài.
“Màn sương xanh tuyết trắng trải mênh mông
Ánh trăng sáng màu chanh thanh mảnh
Tim khoan khoái với nỗi đau êm lặng
Hồi niệm gì từ những tháng năm qua.
Trên mái nhà tuyết như cát long lanh
Ánh trăng thế chẳng còn gì để trách
Tôi kéo mũ lông mèo trùm xuống trán
Lặng lẽ rời ngôi nhà nhỏ của cha.”
[23; 160]
“Đêm trăng xanh, đêm trăng cao
Ngày xưa tôi từng trẻ đẹp sao”
[23; 163]
Cho dù vầng trăng lúc này đối với nhà thơ không còn tươi đẹp như xưa nữa,
mà day dứt một nỗi buồn ảm đạm. Nhưng xuyên suốt những bài thơ có hình ảnh
thơ mộng ấy thì trăng trong thơ Exenin lúc nào cũng tạo ra một khung cảnh thần
tiên, cuốn hút với ánh sáng kỳ diệu chiếu xuống mái nhà cùng với tiếng họa mi
hót đâu đó đã tạo nên vẻ đẹp lung linh. Và khi buổi chiều xuống lúc mặt trời đã
lặn thì cũng là lúc ánh trăng bắt đầu nhô lên với những giọt sương lóng lánh
chiếu xuống mái nhà, một khung cảnh thiên nhiên hiện ra có vẻ như rất ảm đạm
chỉ có trăng, giọt sương, mái nhà nhỏ nhưng phá tan sự ảm đạm lúc này là một
tiếng động ở đâu đó xa xa, tiếng động ấy chính là tiếng họa mi hót và đã làm
17


bừng sáng lên khung cảnh thiên nhiên. Đây là sự tài tình trong việc vẽ nên bức
tranh phong cảnh của Exenin và cũng đã được cụ thể hóa trong bài thơ Chiều tối

rồi. Giọt sương :
“Ánh trăng vành vạnh sáng
Rót xuống mái nhà ta
Tôi nghe họa mi hót
Đâu đó nơi thẳm xa,”
[23; 21]
Ánh trăng ấy luôn tràn trề ánh sáng và luôn là thứ ánh sáng êm dịu, mầu
nhiệm phủ ban đêm tối với ánh sáng chói chang bỏng rát của mặt trời. Trăng là
ánh sáng, là “những dây cương vàng chói”.
Trăng trong thơ Exenin hầu hết đều phát sáng. Đó là thứ màu sắc trong
suốt, ngập tràn ánh sáng của tin yêu, của hạnh phúc. Đó cũng là màu sắc của tâm
hồn, là ánh sáng tư tưởng của chính nhà thơ và ánh trăng cũng là người bạn tâm
tình với những xúc cảm của nhà thơ. Đây có thể coi là thành công rất lớn khi
nhà thơ miêu tả ánh trăng vừa để nói lên vẻ đẹp để khắc họa cho bức tranh thiên
nhiên vừa thông qua ánh trăng để nói lên tâm trạng con người.
2.1.2. Hình ảnh mặt trời
Nếu như mặt trăng được miêu tả với thứ ánh sáng lung linh cùng với những
mảng màu quen thuộc: màu vàng rực của hoàng hôn, màu vàng dát bạc của
trăng, màu trắng của mảnh vườn lúc xuân sang.Và khi nhà thơ đã khai thác
những tầng ý nghĩa trong màu sắc của thiên nhiên, dùng nó làm phương tiện
phản ánh tư tưởng, tình cảm của mình. Thì không chỉ có ánh trăng mới tỏa sáng
mà khi viết về mặt trời thì không gian trong thơ Exenin lại bừng sáng lên những
thứ ánh sáng rực rỡ khác nhau. Trong bài thơ Lúa đồng đã gặt thì hình ảnh mặt
trời được nhắc đến không quá chói chang, không rực rỡ sắc màu, không chiếu
sáng mạnh mẽ. Bởi lúc này đây mặt trời đã gần khuất bóng và lặng lẽ lặn xuống
sau một ngày chiếu sáng để phơi khô cho những cánh đồng lúa, làm khô những
chiếc lá khi giọt sương còn đọng lại từ đêm qua.
18



“Lúa đồng đã gặt, rừng cây xác xơ
Nước bốc hơi ẩm pha sương mờ
Mặt trời lạnh lẽ như một bánh xe
Lăn xuồng sau núi xanh mù che.”
[23; 65]
Tuy nhiên nhà thơ rất ít tả trực tiếp mặt trời, không phải vì mặt trời quá
chói chang, mà vì điều đẹp đẽ nhất, huy hoàng nhất và tuyệt vời nhất của mặt
trời chính là ánh sáng. Trong vô vàn ánh sáng đó, Exenin đặc biệt quan tâm đến
bình minh và hoàng hôn. Nói đến bình minh và hoàng hôn cũng chính là nói đến
mặt trời. Thi sĩ đã tin, đã nguyện cầu trong ánh hoàng hôn, đó là thứ ánh sáng
của niềm tin, của sự hạnh phúc và báo trước điều tốt lành sẽ đến. Ôi, tôi tin, tôi
tin, đời hạnh phúc là một bài thơ nói về mặt trời, về hoàng hôn mà chính nhà thơ
đã thể hiện được niềm hạnh phúc lớn lao trong đó, một niềm tự hào, niềm tin
vào cuộc sống với ánh hào quang của mặt trời, của niềm tin cháy rực không bao
giờ tắt :
“Ôi, tôi tin, tôi tin, đời hạnh phúc!
Và mặt trời còn chửa tắt hào quang.
Như một kẻ nguyện cầu thân đỏ rực
Hoàng hôn đến báo trước một tin lành,
Ôi, tôi tin, tôi tin, đời hạnh phúc!
[23; 69]
Cũng như Exenin trong văn học Nga đã có rất nhiều nhà thơ viết về thiên
nhiên, về ánh sáng mặt trời và ánh sáng hoàng hôn. Có thể nói ánh sáng
hoàng hôn là biểu tượng cho sự ấm áp, niềm tin, niềm hi vọng và giống như
Exenin thì I. A. Bunhin cũng nói đến hình ảnh hoàng hôn trong thơ của mình,
và với tựa đề là Hoàng hôn bài thơ đã làm bừng lên ánh sáng trong cái lụi tàn
của cuộc sống, từ đó đã mang đến hơi ấm trong cái lạnh lẽo của bóng tối đang
bao chùm khắp nơi :
“Cái buồn lẫn trong lớp tro đang tắt
Giữa hoàng hôn rực đỏ phía chân trời,

19


Trong hơi ấm từ cành cây dè dặt
Cháy trong lò, trong bóng tối khắp nơi”.
[6; 623]
Và cũng dưới cái ánh nắng chói chang của mặt trời, Exenin nhìn thấy một
khung cảnh bình dị vô cùng thân thuộc của làng quê, đó là một sự cộng hưởng
màu sắc tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Những tia nắng vàng rải khắp cánh
đồng lúa mạch. Nắng đã đủ vàng lại hòa quyện với màu vàng chín của lúa mạch
vậy thì đó sẽ là gì nếu như không phải là một không gian thiên nhiên tràn ngập
ánh sáng. Ta không thể gọi tên sự kết hợp đó là màu vàng gì nhưng chắc chắn
rằng ta hình dung được không gian ánh sáng của sắc vàng đang bao chùm.
Hoàng hôn là biểu tượng cho niềm tin, sự ấm áp còn bình minh với Exenin
thì có khi là biểu tượng cho tương lai tươi sáng, cho một khát khao hạnh phúc.
Exenin đã không sai khi cho rằng bình minh là biểu tượng cho tương lai tươi
sáng, cho hạnh phúc. Bởi ta chỉ có thể nhìn thấy bình minh vào buổi sáng sớm,
bình minh đẹp nhất khi lúc mặt trời mới mọc. Chúng ta hãy cùng ngắm nhìn vẻ
đẹp bình minh qua bài Mặt trời mọc để thấy nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp của bình
minh như thế nào:
“Mặt trời hồng đã mọc
Trên nền trời thẫm xanh
Có một dải trong vắt
Giữ ánh vàng lung linh.
Tia mặt trời lên cao
Trên vòm trời vời vợi
Rồi biến vào đâu đâu
Để thành tia nắng mới
Những tia vàng chói lọi
Đất sáng lên thình lình

Màu trời xanh nhạt lại
Lan dần ra xung quanh.
[23; 231]
20


Trong không gian sắc màu đó, ánh sáng của mặt trời ấy góp công cùng thi
sĩ tô điểm màu sắc cho bức tranh phong cảnh càng tuyệt diệu thêm. Trên gam
màu sáng đỏ, Exenin lại tô vẽ, điểm xuyết vào đó những hình ảnh thiên nhiên
hữu tình của ngọn gió, làn mây.
Mây, gió, nắng dường như lồng quyện vào nhau cùng với mặt trời làm cho
hình ảnh thêm độc đáo. Ở đó ta thấy một tâm hồn thi sĩ đang thổi hơi thở vào
cho chúng, đang quan sát chúng bằng chính hơi thở của mình. Tất cả đã giúp ta
nhận ra thiên nhiên trong thơ Exenin thật đẹp, thật lạ lùng. Đó là bức tranh
phong cảnh tràn đầy ánh sáng, tràn đầy sức sống của cảnh quan, của tâm hồn và
của những dư vị của tình yêu.
2.1.3. Hình ảnh cánh đồng
Để có được bức tranh phong cảnh vừa đẹp vừa giản dị thì việc miêu tả ánh
trăng hay mặt trời có lẽ là chưa đủ, bởi thiên nhiên Nga còn là xứ sở của sương
mù trắng xóa, mờ ảo nhưng vô cùng tuyệt đẹp với “những cánh đồng vàng rực
trong sương”. Thấp thoáng đâu đó chúng ta còn thấy quang cảnh thiên nhiên
thân thuộc của làng quê Nga, với hình ảnh của những cánh đồng nông thôn như
đang hiện hữu trước mắt ta vậy. Nhà thơ không ngần ngại khi nói về cánh đồng
quê hương mình. Trong bài thơ Thằng ngông hình ảnh một cánh đồng xanh lơ
với những đàn bò đang lờ đờ bước đi với cái bụng no đầy những chiếc lá đang
hiện ra rõ nét hơn, cánh đồng làng quê quá đỗi thân quen và rồi thành một tình
yêu trong tâm hồn nhà thơ:
“Tôi yêu những cánh đồng xanh lơ
Như những đàn bò bước lờ đờ
Cái bụng thở đầy những chiếc lá

Ngập đến đầu gối dính bùn dơ”
[23; 82]
Trên cánh đồng quê hương ấy nhà thơ dẫn dắt người vào một khung cảnh
làng quê thanh bình với màu xanh của những chiếc lá, với những đàn bò lấm
lem bùn. Đến đây ta còn thấy có cả sự xuất hiện của âm thanh của tiếng sáo
mục đồng, tiếng sáo ấy hay đến cả cây thùy liễu vô tri vô giác cũng như được
21


thổi hồn người vậy, cũng nghiêng tai hóng và những hình ảnh đó đã được nhắc
đến trong bài thơ Đầm lầy xen bãi trũng khi mà hình ảnh của làng quê dần bị
lãng quên:
“Tiếng sáo huýt trên cành
Thùy liễu nghiêng tai hóng...
Miền quê bị lãng quên,
Miền quê ơi mến thương!”
[23; 39]
Dùng hình ảnh thiên nhiên để nói về tâm trạng của con người, thì giờ
đây mượn hình ảnh con người để làm đầy thêm bức tranh thiên nhiên là một
điều không quá khó hiểu. Trong cánh đồng làng quê bên cạnh những cánh
đồng xanh lơ, những đàn bò hay cả những tiếng sáo mục đồng thì đâu đó còn
xuất hiện cả con người và đầy ắp tiếng cười của những cô thôn nữ:
Theo lối mòn nhát nhàu tôi tất tả
Ra bao la đồng ruộng trải ngát xanh.
Tiếng cười vang của các cô thôn nữ
Đón gặp tôi như những tiếng khuyên vàng”
[23; 35]
Có người nhận xét rằng Exenin có đôi mắt cháy rực một ánh lửa buồn rượi.
Nhờ vậy nó đã khiến cho thiên nhiên phát sáng lung linh muôn màu muôn sắc
chung quanh nhà thơ. Tài quan sát từ đôi mắt có lửa của Exenin quả là độc đáo,

nó không lẫn với một ai khác. Bức phong cảnh trong thơ ông dường như mang
một vẻ đẹp rất riêng: vừa gần gũi, thân quen vừa lộng lẫy choáng ngợp. Sự độc
đáo đó đôi khi làm người đọc cũng phải sửng sốt.
Cũng chỉ bằng vài ba gam màu tươi sáng, vài ba nét bút tinh tế mà Exenin
đã gợi lên một cảnh bình minh đẹp hiếm có nơi làng quê. Bài thơ Nơi bình minh
nghiêng đổ nước hồng gợi lên cảm giác thanh bình, một cuộc sống xanh mát,
tươi vui, hiện lên là một làng quê yên ả với rất nhiều những hình ảnh quen thuộc
làm cho người đọc thấy yêu lắm khung cảnh thiên nhiên làng quê ấy có những
luống bắp cải xanh tươi, những cây phong ngửng đầu để bú dòng sữa mẹ màu
màu xanh của sự thanh bình:
22


×