Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Dự báo phát triển giáo dục phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.38 KB, 42 trang )

Quản lý giáo dục ở một số cấp – đặc biệt là ở cấp Bộ - trong tình trạng
“nắm quá chặt một số việc cần phải buông – thả nổi – một số việc quan trọng
cần phải nắm”.
Sự thi cư đang diễn ra quá nặng nề và gây lãng phí lớn thì Bộ nắm quá chặt
trong lúc đó các chính sách giáo dục – đặc biệt là các chính sách giáo dục cụ thể
hóa được luật giáo dục về chuẩn kinh tế sư phạm cho các trường, các loại hình
trường, về quy chế hoạt động vừa tự chủ vừa chịu trách nhiệm của nhà trường về
quỹ lương, về nhân sự, về tài chính nhà trường lại chậm ban hành.
Sự hiện thực hóa được các trường chuẩn vào đời sống thực tiễn (trừ bậc
tiểu học) còn diễn ra quá chậm chạp. Nhiều điển hình tiên tiến trong giáo dục
sớm nở tối tàn và chưa có nguyên lý tỏa rộng cho các nơi ngay địa phương hoặc
trong toàn quốc.
Giáo dục nước ta có góp phần có hiệu quả và tạo ra những động lực mạnh
để đất nước thoát ra khỏi tình trạng còn lạc hậu và phát triển chậm hay không thì
trước hết bản thân nó phải vượt ra khỏi sự lạc hậu về quan điểm và cách làm.
Việc nhận thức được quan điểm mới và đề xuất cách làm hay là một quá trình
trải qua nhiều vòng, nhiều đợt.
Theo đường lối chung và đường lối giáo dục mà Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX đề ra với các tiêu chí sự chuẩn hóa, sự hiện đại hóa, sự xã hội hóa đối
với các ngành khoa học, bậc học, các nhà trường; chúng tôi nghĩ sự cộng tác
chặt chẽ của các nhà sư phạm học, các nhà kinh tế học, các nhà xã hội học cùng
với các khoa học và hoạt động thực tiễn hữu quan sẽ tìm ra được các đột phá
làm cho giáo dục thoát khỏi sự trì trệ, có được các hiệu ứng mới cho phát triển
kinh tế xã hội.
VIII. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CỦA CHIẾN LƯỢC GIÁO
DỤC NƯỚC TA HIỆN NAY DƯỚI ÁNH SÁNG QUAN ĐIỂM DỰ BÁO
GIÁO DỤC.
Cũng như nhiều ngành trong hệ thống chính trị kinh tế, ngành giáo dục đào
tạo nước ta đã xây dựng chiến lược giáo dục đến năm 2010 đồng thời có tầm
nhìn hành động đến năm 2020.
Xét cho cùng bất cứ một chiến lược giáo dục đều gắn với ý đồ của việc


biến đổi (Transform), canh tân (Innovation), cải cách (Reform) đối với giáo dục.
Công việc này là sự bình thường của mọi nền giáo dục nếu muốn cho nền giáo
dục phục vụ đắc lực cuộc sống. Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn
dặn: “Sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân”

36


chính là Người yêu cầu không bao giờ được bằng lòng thỏa mãn với các thành
tựu giáo dục đã giành được.
Sự biến đổi nền giáo dục là nhằm vào các cải tiến để nó thích nghi với động
thái kinh tế xã hội.
Sự canh tân nền giáo dục là quá trình loại bỏ đi cái cũ, tạo ra cái mới thúc
đẩy bước tiến của kinh tế xã hội
Sự cải cách là nhằm vào sự cải biến các nhân tố của quá trình giáo dục để
nó đón đầu các bước tiến của kinh tế xã hội.
Chiến lược giáo dục của nền giáo dục Việt Nam dù được biểu hiện như thế
nào, theo khung thời gian nào đều không thể bỏ trống một trong ba yêu cầu trên
đây.
(i)

Yêu cầu làm cho nền giáo dục thích nghi với kinh tế - xã hội.

(ii)

Yêu cầu làm cho nền giáo dục thúc đẩy tiến bộ của kinh tế - xã hội

(iii)

Yêu cầu làm cho nền giáo dục đón đầu xu thế phát triển kinh tế - xã

hội.

Nhằm đạt cả ba yêu cầu nêu trên và trong bối cảnh tiến đến năm 2010
chiến lược giáo dục đào tạo ở nước ta phải nhằm vào những vấn đề chủ yêu sau
đây.
1/ Xây dựng được nhận thức cho toàn Đảng, toàn dân coi giáo dục đào tạo
là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là
điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, giáo dục cũng
thông qua việc nâng cao dân trí là điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ, bảo
vệ quyền con người, tăng cường pháp chế, giữ vững kỷ luật kỷ cương.
2/ Thực hiện được sự đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung phương
pháp dạy và học, hệ thống trường lớp, hệ thống quản lý giáo dục theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa.
3/ Phát triển giáo dục mầm non làm tiền đề vững cho việc nâng cao chất
lượng giáo dục nhân cách ở giáo dục phổ thông. Củng cố thành tựu xóa mù chữ,
phổ cập giáo dục tiểu học đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
tạo điều kiện cho những địa phương có khả năng hoàn thành sớm việc phổ cập
giáo dục trung học phổ thông.
4/ Đẩy mạnh phong trào học tập, khuyến khích tự học, tự hoàn thiện học
vấn và tay nghề bằng những hình thức giáo dục chính qui và không thể chính
qui, giáo dục không theo thủ tục chính tắc.
37


Có qui hoạch nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực theo phương thức kết
hợp học tập trung, học từ xa, học trên mạng, học trong đời sống thực tiễn (vừa
lao động, vừa học tập).
5/ Hiện đại hóa cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, tạo các điều kiện tăng giờ
học, giáo dục tại trường (trường học hai buổi mỗi ngày), các trường học được

thụ hưởng thành quả của tiến bộ công nghệ thông tin, được nối mạng internet.
6/ Tạo cho quá trình đào tạo ở mọi cấp học, trình độ học, phương thức học
có một sự kết hợp chặt chẽ giữa dạy và học lý thuyết với thực hành, gắn công
tác dạy học với công tác nghiên cứu khoa học và sản xuất. Nhà trường và cơ sở
đào tạo phối hợp với các tổ chức khoa học và cán bộ kỹ thuật truyền bá tri thức
sản xuất, chuyển giao công nghệ mới cho dân.
7/ Thực hiện tốt việc hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học,
chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương.
8/ Mở rộng qui mô đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề nhanh
chóng hiện đại hóa một số trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tăng
nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội khuyến khích
phát triển hệ thống trường lớp dạy nghề dân lập và tư thục trang bị cho thanh
niên những kiến thức sản xuất, kỹ năng lao động và năng lực tiếp thu trong công
nghệ mới để tự tạo việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập thân lập nghiệp.
9/ Phát triển giáo dục đại học một cách hợp lý. Từng bước đưa nền giáo
dục đại học tinh hoa sang giáo dục đại học đại chúng tạo ra các tiền đề để một
tương lai không xa phát triển nhanh giáo dục đại học. Đầu tư vào hai trường đại
học quốc gia thành những trung tâm đào tạo chất lượng cao, thực hiện tốt việc
bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, xây dựng hệ thống trường sư phạm vững
mạnh, đầu tư cho các trường đại học sư phạm trọng điểm để có được đội ngũ
giáo viên giỏi cho hệ thống trường lớp ở bậc phổ thông, cũng như bậc đại học.
10/ Huy động sức mạnh toàn dân vào việc thực hiện chủ trương xã hội hóa
giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo mang lại cho người dân cơ hội
học tập và đóng góp nhân lực vật lực cho giáo dục. Phát triển các trường bán
công, dân lập, tư thục theo phương châm xã hội hóa giáo dục và đảm bảo sự
quản lý của nhà nước. Phát triển mạnh hội khuyến học, quỹ khuyến khích tài
năng và các tổ chức bảo trợ, hỗ trợ giáo dục.
11/ Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho người
nghèo có cơ hội học tập. Mở rộng và hoàn thiện các trường dân tộc nội trú cho

con em dân tộc thiểu số, chú trọng đặc biệt đến quyền lợi học tập của con em cư
38


dân ở những nơi nghèo và có nhiều khó khăn, có các biện pháp hữu hiệu chấm
dứt các tiêu cực đang diễn ra: dạy thêm học thêm theo khuynh hướng thương
mại hóa, bằng cấp giả, học giả, bạo lực trường học, ma túy và các tệ nạn khác.
12/ Tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo, có các biện pháp
tăng được tổng thu nhập quốc dân cho giáo dục đào tạo. Xây dựng cơ chế quản
lý giáo dục đào tạo đảm bảo được sự quản lý của nhà nước nhưng tăng cường
tính chủ động của ngành trên cả năm lĩnh vực: quản lý chuyên môn, quản lý
nhân sự, quản lý tài chính, quản lý bộ máy, quản lý cơ sở vật chất.
Từ hệ thống các quan điểm kinh tế giáo dục chúng tôi xin nêu ra năm gợi ý
sau đây.
Thứ nhất cần quán triệt việc giáo đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, vì vậy phải tổ chức cho nền giáo dục này có hạt nhân của quá trình
đào và quá trình phát triển phục vụ việc phát triển nguồn nhân lực theo yêu cầu
của thị trường sức lao động.
Thứ hai cần ý thức được luận điểm “Sản phảm của giáo dục không chỉ cho
hiện tầim chủ yếu cho tương lai” (ý của Kant), việc quản lý nền giáo dục phải
hành động trên tư duy dự báo, tư duy quy hoạch tổng thể.
Thứ ba cần mở rộng tầm nhìn đối với các vấn đề của giáo dục trong xu thế
toàn cầu hóa về kinh tế. Phải tổ chức nền giáo dục của nước như một “Hệ mở”,
“Mở” ngay trong quá trình đào tạo giữa các trường ở trong nước và “mở” đối
với sự giao lưu cạnh tranh khu vực và quốc tế.
Thứ tư cần quản lý và tổ chức cho nền giáo dục này trước hết là cho quá
trình đào tạo thích ứng với nền kinh tế công nghiệp, kinh tế thị trường nhưng
phải đón đầu được nền kinh tế tri thức (Knowledge).
Thứ năm là phải luôn luôn tỉnh táo nhận thức được giáo dục chịu đựng các
tương phản của kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa, đặc biệt trong hoàn cảnh của

nước ta khi mặt bằng phát triển kinh tế khá thấp chấp nhận kinh tế thị trưòng
nhưng nhân dân lại có tinh thần hiếu học rất cao, đất nước có nền chính trị ưu
việt và văn hóa với bề dày sâu sắc. Việc đào tạo được các nhà kinh tế học giáo
dục am hiểu các vấn đề kinh tế thực chứng, tính được quan hệ “Chi phí – Lợi
ích”, tính được “Giá thành” giáo dục cho mỗi cấp học, mỗi loại hình trường,
tính được hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài của giáo dục; đồng thời nắm
vững quan điểm kinh tế chuẩn tắc đối với các vấn đề giáo dục: “Pháp luật chỉ
thống trị được một thời gian, chỉ có giáo dục mới chinh phục được con người
mãi mãi” (Khang Hy), “Các khoản tiền bỏ vào giáo dục sẽ thừa sức được
thanh toán với việc xuất hiện Niutơn, Mô ja, Bettoven” (Alfred Marshall).
39


IX. DỰ BÁO MÔ HÌNH PHÁT TRIẾN GIÁO DỤC VIỆT NAM TỚI
2020
Mục tiêu và mô hình là hai trong số những vấn đề lí luận và thực tiễn cơ
bản của chiến lược phát triển giáo dục. Bài viết chỉ trình bày quan niệm, cơ sở lí
luận nhằm góp phần tạo ra sự định hướng cho việc thực hiện trong quá trình
hoạch định chiến lược chung.
1. Mục tiêu giáo dục
Các mục tiêu giáo dục là những định hướng chuẩn mực và kết quả phải đạt
tới hay trình độ phát triển nhân cách của học sinh. Trên mọi lĩnh vực khoa học,
việc xác định chính xác, đầy đủ các mục tiêu là một vấn đề nan giải bậc nhất.
Không có những mục tiêu đó thì cũng không thể có giáo dục.
Hiện nay mục tiêu giáo dục được xem xét từ hai giác độ liên quan chặt chẽ
với nhau: a/ giáo dục vì lợi ích của xã hội; và b/ giáo dục vì lợi ích của mỗi
người. Chiến lược phát triển giáo dục cần chú ý tới sự kết hợp đó khi xem xét và
thể hiện những nội dung cơ bản.
1.1. Khái niệm và sự phân chia cấp độ mục tiêu
Nói chung mục tiêu thường được quan niệm như cái đích cần đạt tới để

thực hiện nhiệm vụ. Do đó, mục tiêu giáo dục cũng chính là mục tiêu giáo dục
của nhà trường. Khái niệm này được dùng để chỉ những gì cần phấn đầu hay
phải đạt tới thông qua giáo dục và dạy học, tập trung chủ yếu vào mô hình nhân
cách phù hợp với kiến thức trong giai đoạn phát triển xã hội – lịch sử nhất định.
Mục tiêu có nhiều cấp độ khác nhau:
a/ Mục tiêu chung của giáo dục – đào tạo;
b/ Mục tiêu của bậc học;
c/ Mục tiêu của cấp học; và
d/ Mục tiêu của môn học;
1.2. Mục tiêu giáo dục đến năm 2020
Từ nay đến năm 2020, ngành giáo dục phấn đấu đạt các mục tiêu sau đây:
“Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em
trong độ tuổi. Phổ biến kiến thức nuôi, dạy trẻ cho các gia đình.
Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học. Hoàn thành phổ cập giáo dục
trung học cơ sở vào năm 2010 và trung học phổ thông vào năm 2020. Phát triển
giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và các cùng khó khăn, phấn đấu giảm
chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thổ.

40


Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạo
công nhân lành nghề, đảm bảo có được nhiều nhân tài cho đất nước trong thế kỉ
21.
Nâng cao chất lượng và đảm bảo số lượng giáo viên cho toàn bộ hệ thống
giáo dục. Tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các điều kiện dạy học. Phấn đấu sớm
có một số cơ sở đại học và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đạt tiêu chuẩn
quốc tế”.(1)
1.3. Phân tích và thao tác hóa mục tiêu (2)
Khi nghiên cứu những thành quả trong và ngoài nước, chúng ta có thể thấy

nhiều quan niệm và cách thức phân tích mục tiêu khác nhau. Mục tiêu càng
được xác định rõ, cụ thể hóa bao nhiêu thì càng có những khả năng thao tác hóa
thuận lợi, chính xác bấy nhiêu. Các công trình nghiên cứu về phân tích và thao
tác hóa mục tiêu đã đưa ra một số kết luận định hướng sau đây:
a/ Phải tiến hành đồng thời các bước lựa chọn, mô tả, phân loại và thao tác
hóa mục tiêu. Đây là điều kiện tiên quyết, vì có như vậy, việc định hướng thực
hiện mới rõ ràng, bao quát, dẫn đến những hành động có hiệu quả thực tế, có thể
nhận xét, đánh giá hay đo được.
b/ Nhìn chung, quá trình đó bao gồm 3 giai đoạn hay 3 pha liên quan tới
nhau:
- Chuẩn bị
- Thực hiện
- Kiểm tra
Trong “Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010”,
mục tiêu chung đến năm 2010 được xác định như sau: “Phát triển về quy mô và
nâng cao chất lượng một cách phù hợp, phát huy hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu
cầu nhân lực trước mắt và lâu dài của sự nghiệp CNH-HĐH”, bồi dưỡng nhân
tài, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân; phát
huy cao độ nội lực, sử dụng có hiệu quả sự hợp tác quốc tế để tiếp tục hoàn
chỉnh hệ thống GDĐT, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng dạy

(1) Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ướng Khóa VIII, NXB Chính trị
quốc gia 1997, tr. 31-32.
(2) Thao tác hóa là một thuật ngữ phổ biến trong nghiên cứu chương trình giáo dục
(Curriculuni), được dùng để chỉ quá trình cụ thể hóa các mục tiêu dạy học thành những kết
quả giáo dục cần đạt tới thông qua việc nêu rõ các thao tác cần phải tiến hành và những chỉ số
có thể đánh giá hay đo được.

41



và quản lí, hình thành một số cơ sở GD-ĐT có uy tín trong khu vực và trên thế
giới, từng bước áp dụng công nghệ thông tin trong GD-ĐT.
Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha với lí tưởng độc lập dân tộc
và CNXH, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, có tư duy
sáng tạo, tính độc lập và tính tích cực cá nhân, có năng lực thực hành giỏi, yêu
nghề nghiệp, làm chủ khoa học kĩ thuật hiện đại, có ý thức tổ chức kỉ luật, tác
phong công nghiệp, ý thức cộng đồng và tinh thần hợp tác, có ý thức bảo vệ môi
trường, có nếp sống lành mạnh và sức khỏe tốt”(3)
Dựa trên mục tiêu chung đã nêu, Dự thảo chiến lược phát triển GD-ĐT đến
năm 2010 đã xác định các mục tiêu cụ thể cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục đại học, giáo dục không chính quy. Bên cạnh những nội dung cụ
thể, hợp lí, chúng ta có thể thấy cần phải giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là
yêu cầu khá cáo, mang tính lí tưởng của mục tiêu chung và một bên là những
điều kiện, khả năng có giới hạn, chưa toàn diện của các mục tiêu riêng trong
những phần trình bày ở dưới.
Trong chiến lược và mô hình phát triển giáo dục, mục tiêu tổng quát cần
được cụ thể hóa theo các cấp độ đã nêu ở phần trên. Đặc biệt, phải xác định
được mô hình nhân cách có phân hóa theo từng bậc học, cấp học với một cấu
trúc phản ánh các mặt phát triển toàn diện của con người trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm đầu của thế kỉ 21.
1.4. Những mục tiêu của việc chuyển đổi các hệ thống giáo dục
Chúng ta thường nói đến các loại mục tiêu cũng như những mục tiêu gắn
với từng mục giáo dục (trí, đức, thể, mĩ) hay môn học (văn, sử, địa, toán, lí,
hóa…). Tuy nhiên, bất cứ một mô hình giáo dục nào cũng phải có những mục
tiêu cao hơn về chất. Đó cũng chính là những mục tiêu của sự chuyển đổi
(Transformation) các hệ thống giáo dục trong những năm đầu của thế kỉ 21.
1/ Giáo dục phổ thông, đại học và trung học chuyên nghiệp phải thích ứng
với những thay đổi nhanh chóng trong khoa học và kĩ thuật, trong thế giới nghề

và cuộc sống thường ngày.
2/ Phấn đấu đạt tới trình độ có khả năng hợp tác bình đẳng và cạnh tranh
trong phạm vi khu vực và toàn cầu tự bậc học thấp nhất trở lên. Muốn vậy, các
mục tiêu đào tạo quốc gia phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế ở những lĩnh vực cơ
bản nhất.

(3) Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà Nội 10/1999

42


3/ Trong đào tạo, ngoài việc hình thành và phát triển các năng lực nhận
thức, những kĩ năng vận dụng, nhà trường sẽ coi trọng hơn các xu hướng động
cơ, thái độ của cá nhân, hành vi đạo đức và những định hướng giá trị chi phối
hành động.
1.5. Học vấn và mục tiêu hóa giáo dục
Học vấn là một khái niệm có nội hàm biến động theo sự phát triển văn hóa,
xã hội… Đó không phải là kết quả của sự tiếp thu, sở hữu những điều hiểu biết
bất kì, mà là sự hiểu biết cá nhân với chất lượng cao. Cho đến nay, khi điểm lại
các công trình nghiên cứu từ những năm 70, ví dụ F. Copei, H. Schiefele, J.H.
Flavell, R.S. Siegler, D.D. Richards hay E.E. Weinert, ta có thể rút ra bốn đặc
điểm sau đây:
1/ Học vấn là kết quả của sự tiếp thu những điều hiểu biết phong phú về nội
dung vấn đề, mang tính phân hóa và có cơ sở, trái với quan niệm về đào tạo hình
thức.
2/ Học vấn là kết quả của sự tiếp thu những điều hiểu biết tạo động cơ cho
hoạt động học tập và bản thân sự tiếp thu đó.
3/ Học vấn là kết quả của sự tiếp thu những điều hiểu biết tạo động cơ cho
hoạt động học tập và bản thân sự tiếp thu đó.
4/ Học vấn là kết quả của sự tiếp thu những điều hiểu biết tạo động cơ cho

hoạt động học tập và bản thân sự tiếp thu đó.
Về lí luận, học vấn là một phạm trù quan trọng song không thể bị đồng nhất
với mục tiêu giáo dục, một khái niệm bao trùm, đa diện hơn. Tuy nhiên, việc
thực hiện mục tiêu phải dẫn đến sự hình thành và phát triển vốn học vấn theo
tính thần quan niệm trên đây.
1.6. Các nguyên tắc xác định mục tiêu giáo dục
Mục tiêu phải xuất phát từ vị trí, chức năng và nhiệm vụ ngành giáo dục,
bậc học, cấp học.
Việc xác định mục tiêu phải mang tính đồng bộ, nghĩa là cần đồng thời chú
ý tới:
a/ Mối liên hệ giữa mục tiêu và nội dung, phương pháp;
b/ Các loại hình giáo dục (công lập, bán công, dân lập, tư thục);
c/ Quan điểm và mô hình phát triển toàn diện nhân cách; và
d/ Yêu cầu của các môn học.
Mục tiêu cần phản ánh được những yêu cầu của cuộc sống thực tế, nhất là
của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương.
43


Đảm bảo tính khả thi trên cơ sở xem xét đầy đủ những điều kiện cần thiết
(như hiệu quả giáo dục tiểu học, quy mô đào tạo, mạng lưới, đội ngũ giáo viên,
cơ sở vật chất…).
Hệ thống mục tiêu phải được xây dựng trên cơ sở truyền thống văn hóa dân
tộc, những tiến bộ của khoa học giáo dục đương đại và phù hợp với xu hướng
phát triển nói chung trong vùng và trên thế giới.
Đảm bảo nguyên tắc “mở” (Open objectives) trong khi xác định mục tiêu,
theo nghĩa không biến mục tiêu thành những quy định quá cứng nhắc, máy móc,
thoát li những điều kiện phong phú, đa dạng, biến động trong xã hội và giáo dục.
1.7. Tính hiệu quả và khả thi của hệ thống mục tiêu giáo dục biểu hiện
trước hết ở những điểm sau đây:

1/ Mục tiêu giảng dạy phải trở thành mục tiêu học tập. Nói khác đi, nhà
trường là nơi được học hơn là được dạy.
2/ Mọi biểu hiện trong quá trình tiếp nhận phải dẫn đến sự hình thành ở
người học những thái độ, giá trị và kỹ năng phù hợp với chất lượng nhân cách
trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa và điều kiện mới.
3/ Giáo dục thực sự góp phần chủ yếu tạo ra một xã hội có hiểu biết và văn
hóa, một xã hội học tập.
4/ Giáo dục phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
cho sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa ở địa phương cũng như trong toàn
quốc.
2. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẾN NĂM 2020
2.1. Khái niệm
2.1.1. Mô hình.
“1. Mẫu, phác thảo, kiểu.

4. Đối tượng thay thế, trong đó, các đặc điểm của một phạm vi đối tượng
(original) được thể hiện sao cho chúng phù hợp với các quan hệ hay đặc điểm
của nguyên bản”4.
2.1.2 Mô hình giáo dục
Mô hình giáo dục ở đây là mô hình mang tính dự báo theo một chiến lược
phát triển giáo dục quốc gia. Nó đưa ra những quan điểm, nội dung định hướng
về những vấn đề, sự kiện được quan sát trong tương lai và do đó, còn được gọi
là mô hình tiên nghiệm (a priori).
(4) Meyers Lexikon, VEB Bibliographies Institut Leipzig 1980, tr.622

44


2.2. Sự cần thiết của việc xây dựng mô hình phát triển giáo dục mới.
Khi nhìn lại các cuộc cải cách khác nhau trong thế kỉ 20, nhiều chuyên gia

đã thấy cần phải tiến hành một cuộc cải cách giáo dục mới, phải thay đổi các hệ
thống giáo dục. Nói khác đi, những năm đầu thế kỉ 21 đòi hỏi phải tìm kiếm một
mô hình giáo dục vì những lí do sau đây:
a/ Sự phát triển khoa học - kỹ thuật đã tạo ra những thay đổi trong hoạt
động nghề nghiệp và cuộc sống thường ngày. Thế hệ trẻ phải có trình độ cao
hơn so với những gì họ được các trường phổ thông, các trường nghề và các
trường đại học truyền thụ từ trước đến nay.
b/ Học vấn là quyền lực quốc gia quan trọng nhất trong cuộc cạnh tranh
kinh tế và văn hóa toàn cầu. Học vấn ở nhà trường phải được lựa chọn trong bản
thân nền văn hóa của mỗi dân tộc và từ những thành quả phát triển khoa học của
nhân loại. Nhiều chương trình, tài liệu, sách giao khoa hiện nay chưa mang tính
cơ bản, hiện đại và chưa được thành cái vốn riêng, trí lực của từng người học.
c/ Sự lớn mạnh của mỗi quốc gia trong sự phụ thuộc chung về kinh tế,
chính trị, văn hóa vào các nước trong khối ASEAN và nhiều nước khác trên thế
giới đòi hỏi các hệ thống giáo dục phải có sự tiếp cận và nâng cao trình độ đồng
đều hơn.
d/ Sức sản xuất và tính hiệu quả của các hệ thống giáo dục ở nhiều nước,
trong đó có nước ta còn thấp. Không ít học sinh ra trường chưa thực sự có “tay
nghề”, chưa có đủ năng lực đáp ứng những yêu cầu của công việc được giao.
Như trên đã nói, mô hình dự báo phát tiển giáo dục đến năm 2020 phải hàm
chứa những đặc điểm, những bộ phận hợp thành và quan hệ của nó. Vì thế,
những nội dung tiếp theo sẽ đề cập tới từng vấn đề cơ bản này.
2.3. Vấn đề quy mô phát triển giáo dục.
Mọi chiến lược giáo dục đều phải đề cập tới quy mô phát triển. Đây là vấn
đề liên quan mật thiết tới mục tiêu, hệ thống giáo dục quốc dân và việc đào tạo,
bồi dưỡng giáo viên.
2.3.1. Chúng ta đang phấn đấu phổ cập giáo dục tiểu học và xóa nạn mù
chữ trong toàn quốc đến năm 2000. Như vậy, trong vòng 20 năm đầu thế kỉ 21,
nhiệm vụ của ngành giáo dục nước ta là tiến tới phổ cập trung học cơ sở vào
năm 2010 và phổ cập trung học (với những loại hình và tỉ lệ khác nhau như

trung học phổ thông chiếm đa số, trung học chuyên nghiệp, bổ túc văn hóa…)
2.3.2. Tính chất mở của hệ thống giáo dục, thị trường lao động, công tác xã
hội hóa đòi hỏi phải có những thay đổi về quy mô giáo dục có liên quan đến các
mặt sau đây:
45


a/ Xác định lại tỉ lệ cơ cấu của các loại trường, công lập, bán công, dân
lập, tư thục theo hướng tạo thêm điều kiện và khả năng học tập, đảm bảo số
lượng và chất lượng, đảm bảo giá trị pháp lí của các văn bằng, chứng chỉ tốt
nghiệp;
b/ Coi trọng việc đào tạo đội ngũ lao động có hàm lượng trí tuệ ngày càng
cao (như công nhân toàn năng hay công nhân lành nghề diện rộng, kĩ thuật viên
cao cấp hay kĩ thuật viên công nghệ).
2.3.3. Sự phát triển quy mô giáo dục thực hiện đào tạo nhân lực diễn ra
theo kế hoạch và cơ chế thị trường. Cụ thể, đó là việc hướng giáo dục vào thị
trường lao động sau này của những người tốt nghiệp. Điều đó đòi hỏi phải có sự
hợp tác trước hết của:
- Giới kinh tế;
- Các trường đại học;
- Các nhà sản xuất tài liệu, thiết bị dạy học;
- Các cơ sở phát thành và vô tuyến truyền hình.
2.4. Hệ thống giáo dục quốc dân
Trong lịch sử, những cơ sở dạy học và giáo dục chuyên biệt, khác với cuộc
sống thường ngày trong mọi nền văn hóa phát triển đã xuất hiện từ lâu, ví dụ ở
Hy Lạp cổ đại là vào khoảng cách đây hơn 3000 năm. Từ đó đến nay, hệ thống
giáo dục đã trải qua nhiều cuộc “cách mạng” (Talecott Parsons).
Hệ thống giáo dục quốc dân là khái niệm dùng để chỉ sự xây dựng và phân
chia tất cả các cơ sở giáo dục của một quốc gia. Hệ thống này được hình thành
xuất phát từ bốn căn cứ sau đây:

1/ Triết lí quốc gia về tính chất, vị trí và vai trò của giáo dục;
2/ Thực trạng và khả năng phát triển của một nước;
3/ Nhu cầu đào tạo của nhân dân;
4/ Những xu hướng cơ cấu tiến bộ và hợp lí trong nền giáo dục ở các xã hội
mở (Open Societies).
Việc xây dựng một hệ thống giáo dục mở diễn ra theo những nguyên tắc
nhất định, phản ánh sự phát triển tư duy giáo dục ở trong và ngoài nước cho đến
bây giờ. Đó là:
1/ Bảo đảm giáo dục cho mọi người và học tập thường xuyên, học tập suốt
đời.
2/ Xây dựng hệ thống hoàn chỉnh theo nghĩa có đủ các bậc học và cấp học
trong sự liên thông với nhau và phân luồng đào tạo.
46


3/ Đa dạng hóa các hình thức học tập và tổ chức trường lớp;
4/ Hợp tác đào tạo và bồi dưỡng với các cơ sở giáo dục phù hợp ở nước
ngoài.
2.5. Nhà trường
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhà trường là một đơn vị cấu trúc cơ sở
hay một tiểu hệ thống. Đây là nơi chủ yếu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
giáo dục, thể hiện vai trò chủ đạo so với các hình thức tổ chức giáo dục khác.
Về cấu trúc bên ngoài, nhà trường được tổ chức đa dạng, tùy thuộc vào: a/
Hình thức quản lí của Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc tư nhân; b/ Trình độ học
vấn theo các cấp, bậc học từ thấp đến cao; c/ Sự phân luồng đào tạo; và d/ Mối
quan hệ giữa các bộ phận bên trong hợp thành hệ thống.
Về cấu trúc bên trong, hệ thống nhà trường và từng loại trường được thiết
lập và phân định theo các mặt sau:
1/ Các quyền hạn và nghĩa vụ học tập của trẻ em và thanh niên trong tuổi
học đường;

2/ Hình thức và mức độ quản lí bên trong và bên ngoài của nhà trường.
3/ Các nguyên tắc thành lập các nhóm học sinh;
4/ Trình độ, vai trò của các giáo viên và sự bố trí, sử dụng họ;
5/ Nội dung, phương pháp của các quá trình dạy học theo thời gian và
không gian;
6/ Cách thức, nội dung và chuẩn mực đánh giá, thi, tuyển.
Hiện nay, khái niệm nhà trường đã được mở rộng. Thông qua các phương
tiện thông tin và truyền hình hiện đại, những sự đổi mới kĩ thuật đã và đang mở
rộng phạm vi và yêu cầu hoạt động của nhà trường. Nhà trường phải trở thành
một bộ phận của xã hội thông tin.
Nói đến giáo dục cho ngày mai, giáo dục hiện đại là đặt ra yêu cầu phải
chuyển nhà trường học tập sang một loại của nhà trường của cuộc sống thực tế,
sôi nổi và biến động. Trước đây 100 năm, nhà sư phạm ý Maria Montessori đã
nói đến mô hình giáo dục và giờ học theo tinh thần ấy, một giả thuyết đã được
thực tiễn xã hội và những thành quả trong giáo dục trẻ em chứng minh là đúng
đắn. Không những thế, luận điểm cơ bản nêu trên còn là một định hướng khoa
học kéo theo sự cải cách nội dung, phương pháp đánh giá ở nhà trường và trong
xã hội, và mọi khi việc học tập vượt khỏi phạm vi bốn bức tường chật hẹp và
nhịp điệu 45 phút thì nhà trường phải có quyền tự quyết định nhiều hơn những
vấn đề riêng của mình.
47


2.6. Cải cách giáo dục là xét lại chương trình giáo dục (Curriculum)
Phát biểu nói trên của Saul B. Robinson năm 1967 nhấn mạnh tầm quan
trọng của chương trình giáo dục. Tuy nhiên, việc đổi mới chương trình giáo dục
thường gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hai loại giải pháp tình thế: a/ Chỉ chú ý tới
môn học và lí luận dạy học bộ môn; và b/ Xây dựng loại chương trình giáo dục
thực dụng, trung hạn, ít có những thay đổi c ơ bản và thiếu tính đồng bộ.
Sơ đồ khung của một chương trình giáo dục áp dụng cho những năm đầu

của thế kỉ 21 cần được xây dựng theo các nguyên tắc sau đây:
1/ Phản ánh những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với giáo dục;
2/ Xác định các mục tiêu giảng dạy và học tập dựa trên những chuẩn mực
khoa học và điều kiện thực tế;
3/ Đảm bảo sự thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp đánh giá;
4/ Xây dựng chương trình giáo dục tập trung vào người học (“Subject –
centered – Curriculum”).
Dưới đây là một trong nhiều hình thức trình bày trình tự và những mối
quan hệ chung nhất chi phối toàn bộ chương trình giáo dục:
Triết lí giáo dục và các nguyên tắc chung
Các lĩnh vực học tập cơ bản (*)

công

Tiếng Việt và Văn

Toán



Hóa

Sinh

Công nghệ

Sử

Địa


Giáo dục
dân
Nhạc

Họa

Thể dục

Các kĩ năng cơ bản
Kĩ năng tính toán;
Kĩ năng thông tin;
Kĩ năng giao tiếp;
Kĩ năng giải quyết vấn đề;
Kĩ năng hợp tác;
Kĩ năng tự quản;
Kĩ năng làm việc và nghiên cứu;
Kĩ năng bảo vệ sức khỏe và phát triển thể lực;
Kĩ năng các thái độ và giá trị
48


2.7. Những quan niệm mới về dạy học.
1/ Trên cơ sở định hướng XHCN, mọi quá trình dạy học cần thể hiện được
3 nguyên tắc phổ quát là:
(1) Dân chủ;
(2) Khoa học;
(3) Tiến bộ và nhân văn.
Nói khác đi, một trong những mục tiêu cơ bản hàng đầu của chiến lược
phát triển giáo dục trong giai đoạn tới là phải cụ thể hóa và thực hiện các
nguyên tắc đó trong mọi quá trình dạy học.

2/ Giờ học tốt là một khái niệm có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Tuy
nhiên, những tiêu chuẩn chung, cuối cùng là phải đạt được chất lượng, hiệu quả
học tập. Giờ học phải tập trung vào người học. Trong giờ học hay một quá trình
dạy học, người học phải tích cực, chủ động:
(1) Tiếp thu được tri thức thông minh;
(2) Tiếp thu được những chiến lược sử dụng tri thức theo tình huống, điều
kiện thực tế;
(3) Tiếp thu được những năng lực siêu nhận thức (metacognition);
(4) Tiếp thu được những định hướng hành động và giá trị phát triển nhân
cách theo mục tiêu giáo dục.
3/ Những điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả dạy học
3.1. Hình thành ở người học thứ văn hóa học tập tiêu biểu cho thời đại mới
(8) để đạt được chất lượng, hiệu quả đã nói ở trên.
3.2. Năng lực, trình độ giáo viên là một yếu tố, điều kiện quan trọng trong
dạy học và giáo dục. Về điểm này, mô hình phát triển giáo dục rất chú ý đến
những vấn đề tiên quyết sau đây:
1/ Chuyển phong cách giảng dạy chỉ hướng vào thành tích, khoa cử sang
phong cách giảng dạy hướng vào học tập, vào sự phát triển toàn diện nhân cách
học sinh.
2/ Đảm bảo giờ học, trong đó học nhiều hơn là dạy.
3/ Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tập trung vào việc hình thành và phát
triển:
a/ Các năng lực chuyên môn;
b/ Các năng lực lí luận dạy học;
c/ Các năng lực chẩn đoán, và
49


d/ Các năng lực quản lí lớp.
3.3. Xu thế toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội thuận lợi song cũng làm nảy

sinh những thách thức do hội nhập và cạnh tranh. Do đó, mô hình phát triển giáo
dục cần đặc biệt coi trọng các nhiệm vụ sau đây:
- Nâng cao trình độ học vấn đạt các chuẩn mực của giáo dục hiện đại;
- Giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc và bản sắc văn hóa;
- Hình thành và không ngừng phát triển năng lực liên văn hóa
(intercultural).
2.8. Đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Đối với mọi nền giáo dục, chất lượng và hiệu quả giáo dục bao giờ cũng là
thước đo và điều kiện của sự phát triển liên tục và ngày một cao hơn.
Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục
đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người học và của sự phát triển toàn diện của
xã hội.
Chất lượng và số lượng liên quan chặt chẽ với nhau. Số lượng
(Lat.quantitas, trong các ngôn ngữ khác: quantité, quantity, quantitat) là khái
niệm dùng chỉ mức độ nhiều ít, có thể xác định được bằng con số cụ thể, Tuy
phân biệt với “chất lượng”, song số lượng luôn được hiểu là số lượng của một
chất lượng nào đó. Chính theo tinh thần này, G.Hegel đã từng phát biểu rằng
những biến đổi của sự chuyển hóa từ chất sang lượng chứ không phải ngược lại.
Do vậy, số lượng trong phạm vi giáo dục biểu hiện ở quy mô, mức độ, giai đoạn
phát triển của một nền giáo dục.
Hiệu quả giáo dục là sự phát huy tác dụng của kết quả chất lượng giáo dục
được xem xét căn cứ vào mối quan hệ giữa sự đầu tư về mọi mặt và ảnh hưởng
thực tế. So với hiệu quả trong được đánh giá trong phạm vi ngành giáo dục, hiệu
quả ngoài có ý nghĩa quan trọng hơn.
Chất lượng giáo dục được đánh giá chủ yếu về hai mặt học lực và hạnh
kiểm. Có 4 tiêu chí về học lực là: kiến thức, trí nhớ, năng lực vận dụng (trong
các phạm vi và mức độ khác nhau) về thái độ. Về bản chất, hạnh kiểm phản ánh
trình độ phát triển của ý thức trong mối quan hệ với những người khác, nhà
trường, gia đình, xã hội và bản thân. Qua nghiên cứu kinh nghiệm và thực
nghiệm, người ta cũng nêu lên 4 tiêu chí như sau:

(1) Sự hiểu biết về các chuẩn mực hiện hành;
(2) Năng lực nhận dạng và hành vi;
(3) Các hành động cá nhân;
50


(4) Sự thể hiện thái độ, tình cảm (hài lòng, ân hận, đấu tranh…)
Hiệu quả giáo dục được đánh giá từ các giác độ khác nhau: cá nhân, nhà
trường, ngành giáo dục, xã hội.
Tuy nhiên, việc đánh giá, thi và tuyển đã và đang là khâu yếu kém rõ rệt
trong giáo dục. Những giải pháp trong một chiến lược phát triển giáo dục sẽ phải
được đề xuất cụ thể theo các nguyên tắc chủ yếu sau đây:
1. Giáo dục toàn diện thì cũng phải đánh giá toàn diện theo các mục tiêu đã
đề ra.
2. Đảm bảo tính nghiêm túc, chính xác, công bằng và dân chủ theo tinh
thần của các quy chế khoa học.
3. Tạo ra được những tác dụng, hiệu quả tích cực đối với học sinh, giáo
viên, nghành giáo dục, gia đình và xã hội.
4. Giao chức năng, nhiệm vụ quan trọng này cho một cơ quan giáo dục đặc
trách bao gồm những người có tư cách, đạo đức và thực sự hiểu biết chuyên
môn.
X. DỰ BÁO CHIẾN LƯỢC CHUNG CỦA THẾ GIỚI VỀ PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC
1.1. Tuyên ngôn của Hội nghị quốc tế lần thứ hai về Giáo dục, tổ chức tại
Washington D.C từ 25 đến 29/12/1998.
• Tại Hội nghị này các nhận định cơ bản được tập trung vào các vấn đề sau;
+ Nền kinh tế thế giới đang ở trong quá trình toàn cầu hóa. Quá trình này
làm cho trách nhiệm đầu tư của Chính phủ và các thành phần nhà nước đối với
các dịch vụ xã hội giảm đi và nhà nước không còn chịu hầu hết các trách nhiệm
đảm bảo quyền lợi của người làm việc và gia đình họ.

+ Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế dựa trên các nguyên tắc cơ bản nhằm
làm giảm bớt đến mức tối đa vai trò của Chính phủ và các thành phần nhà nước,
đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục và y tế. Điều này làm tăng cường các cơ hội
cạnh tranh của các cá nhân.
+ Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang làm thay đổi một cách cơ bản nội
dung và phương thức tuyển mộ lao động. Việc sử dụng các công nghệ ngày càng
phát triển đòi hỏi các nội dung và phương thức đào tạo tiến bộ lực lượng lao
động nếu muốn họ thực sự có thể tham gia vào các thị trường lao động một cách
thuận lợi.
• Hội nghị quốc tế về giáo dục lần thứ hai đã xem xét các vấn đề sau:

51


+ Giáo dục đào tạo và phát triển kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ với
nhau. Các nền kinh tế đòi hỏi cần được sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao,
với sự đào tạo có thể đáp ứng quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế, ngược lại Giáo
dục lại cần đến các nguồn tài chính cung cấp bởi các nền kinh tế ngày càng phát
triển.
+ Giáo dục đã và sẽ tiếp tục đảm nhận vai trò quan trọng trong việc đào tạo
nên các công dân có đủ khả năng tham dự vào các hoạt động trong các xã hội
đang ngày càng trở nên phức tạp hơn đa văn hóa với tư tưởng dân chủ, công
bằng xã hội, đoàn kết và hòa bình. Bởi vậy, Giáo dục hoàn toàn không chỉ phục
vụ mục đích lợi nhuận kinh tế.
• Dựa trên những nhận định cơ bản như vậy, hội nghị Quốc tế lần thứ hai về
Giáo dục đã nêu lên các khuyến nghị với các Chính phủ và các tổ chức trên thế
giới về những tư tưởng chiến lược cơ bản của giáo dục đào tạo trong những thập
kỉ tới. Các khuyến nghị tập trung vào các ý tưởng cơ bản sau:
1. Các Chính phủ và các tổ chức quốc tế cần lưu ý tới xu hướng toàn cầu
hóa của nền kinh tế và ảnh hưởng của nó tới việc đào tạo và sử dụng các nguồn

nhân lực. Mối quan hệ giữa xu hướng phát triển kinh tế và giáo dục đã dẫn tới
những thay đổi về bản chất và nội dung giáo dục đào tạo thế hệ trẻ.
2. Các thảo luận cần thiết để xây dựng các kiến thức và sự hiểu biết, vấn đề
hết sức quan trọng đối với hoạt động của giáo viên, phải là những vấn đề cần
được quan tâm hàng đầu của các tổ chức và công đoàn giáo dục.
3. Các Chính phủ và các tổ chức quôc tế cần có các hoạt động tích cực để
đảm bảo phổ cập và miễn phí giáo dục phổ thông cơ sở, đó là quyền lợi của
người lao động.
4. Các Chính phủ và các tổ chức quốc tế cần phối hợp trong việc thiết lập
các cơ quan hoặc cá nhân ở mỗi nước để tạo nên một mạng lưới nhằm cùng
nhau thảo luận và xây dựng các điều kiện cần thiết cho giáo dục và lao động.
5. Cải cách giáo dục với những thay đổi cơ bản về nội dung và phương
thức giáo dục đào tạo phải được đặt ra ở các quốc gia để đáp ứng các nhu cầu
của cá nhân và xã hội trong những thay đổi lớn lao của thời đại.
6. Các Chính phủ cần xem xét tới các điều kiện cụ thể của mỗi nước xác
lập các điều chỉnh cần thiết về các chính sách về thuế nhằm mục tiêu có thể tăng
mức đầu tư cho giáo dục ít nhất là 6% tổng thu nhập quốc nội (GNP).
1.2. Diễn đàn về Giáo dục quốc tế của các nước thuộc khối APEC
Tại diễn đàn về các vấn đề toàn cầu hóa với chủ đề “Quyền của trẻ em đối
với giáo dục phổ thông phổ cập và miễn phí” năm 1998, các khuyến nghị cơ bản
52


đã được nêu ra đối với các Chính phủ thuộc các nước APEC (Asia Pacific
Economic Cooperation):
- Ở thế kỉ 21 vấn đề kiến thức phải được đặt ra như là ưu tiên hàng đầu
trong các chiến lược phát triển của mọi quốc gia. Phát triển nguồn nhân lực, đặc
biệt là giáo dục, phải là trọng điểm ưu tiên của các chính sách phát triển quốc
gia nhằm tạo điều kiện cho mọi cá nhân được tiếp nhận các đào tạo cần thiết
chuẩn bị cho việc tham gia vào cuộc sống.

- Giáo dục phổ thông là công cụ chủ chốt cho tự do, hòa bình, tiến bộ và
công lý.
- Mỗi trẻ em cần được học và thành tích học tập của trẻ em phải là quyền
lợi và sự đóng góp của mỗi con người chứ không phải do những khó khăn do
cuộc khủng hoảng về kinh tế trong khu vực gây ra. Diễn đàn khuyến nghị các
Chính phủ nên noi gươbg một số Chính phủ, trong đó có Malayxia, mặc dù chịu
những tổn hại nặng nề do khủng hoảng kinh tế gây ra, vẫn cam kết một cách
mạnh mẽ dùy trì các phân bổ tài chính cần thiết cho giáo dục, và có nghĩa là cho
tương lai của các quốc gia đó.
Diễn đàn APEC nêu lên một số khuyến nghị cơ bản sau đối với các Chính
phủ của các nước thuộc khối:
- Tăng cường đầu tư cho giáo dục mặc cho các quốc gia đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn do khủng khoảng kinh tế gây ra.
- Tăng cường các hoạt động hợp tác chặt chẽ với các tổ chức giáo viên để
xây dựng các chính sách phù hợp với xu thế toàn cầu hóa.
- Xây dựng các chiến lược cụ thể đảm bảo công nghệ thông tin có thể được
tiếp cận và phổ cập với tất cả mọi trẻ em trong khi vẫn tiếp tục đảm bảo duy trì
các truyền thống văn hóa và công nghệ của thời kì quá độ.
- Xây dựng và ban hành các điều luật cụ thể chống lại việc lạm dụng lao
động trẻ em, chống lại việc một số các nhân và tổ chức đã bóc lột sức lao động
của trẻ em và ngăn cản quyền lợi học tập của trẻ em.
- Thực hiện các cam kết mang tính chiến lược sâu để đảm bảo giáo dục cho
tất cả mọi người và chấm dứt tình trạng lạm dụng lao động của trẻ em:
+ Phản đối các chính sách kinh tế, xã hội nhằm tạo ra việc lạm dụng lao
động của trẻ em.
+ Xây dựng và ban hành các văn bản luật cần thiết và có hiệu quả.
+ Xây dựng các chính sách giáo dục cụ thể của Chính phủ và tạo ra các
nguồn lực nhằm cung cấp giáo dục tiểu học có chất lượng, phổ cập và miễn phí,
53



giáo dục trung học, tăng cường các dịch vụ đặc biệt của giáo dục, cũng như giáo
dục nghề và giáo dục sau PTTH.
+ Tăng cường đào tạo, huấn luyện, cải thiện điều kiện làm việc của đôi ngũ
giáo viên.
+ Tìm kiếm điều kiện tăng thu nhập và các cơ hội làm việc của cha mẹ.
- Các Chính phủ cần nghiên cứu lại các điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia,
đặc biệt xem lại các chính sách cụ thể về thuế để có thể tìm được cơ hội đầu tư
cho giáo dục ít nhất 6% GNP. Đồng thời các quốc gia cần cùng nhau bàn bạc,
thỏa thuân về thuế đối với các giao dịch tài chính quốc tế nhằm giúp các nước
nghèo đạt được chỉ tiêu này.
- Tập trung vào các hoạt động nghiên cứu trong giáo dục và tăng cường
chia xẻ các kết quả nghiên cứu giữa các quốc gia vì lợi ích của quá trình giáo
dục, của giáo viên và của học sinh.
Diễn đàn APEC khẳng định mỗi mặt giáo dục mang tính địa phương và dân
tộc nhưng mặt khác các nhà lãnh đạo chính phủ cần nhận thức được các thách
thức đặt ra cho giáo dục chính là thách thức đặt ra cho nền văn minh nhân loại
mà các quốc gia cần phối hợp hoạt động để thực hiện những chính sách chung,
đồng thời hỗ trợ các nước láng giềng đạt được các chuẩn mực mong muốn về
giáo dục.
2. Các môn học ở thế kỉ 21
Những thay đổi nhanh chóng ngày nay khiến các nhà giáo dục phải thừa
nhận một thực tế là các kiến thức văn hóa cổ kim đông tây có lẽ ít nhiều đã lỗi
thời. Những kiến thức cổ phải dùng đến hàng chồng sách để chú thích, những đề
toán số học hắc búa, mà sau khi ra trường lại suốt đời không cần dùng đến,
đang làm hao tổn một cách vô ích tinh lực và nhiệt tình của lớp học sinh trẻ tuổi.
Đứng trước sức ép của tương lai, các học sinh được quyền có những kỹ năng và
quan niệm sinh tồn trong sự biến đổi của lịch sử, và được quyền có nhu cầu tìm
hiểu những bức tranh chân thực của xã hội tương lai. Việc thiết lập những môn
học mới mẻ, có đầy đủ những quan niệm về tương lai, và những thực tiễn giảng

dạy tương quan phải được ứng dụng vào cuộc sống, giúp học sinh thích ứng với
xã hội thực tại và hướng về tương lai.
Các môn học “thế kỉ 21” đã được đưa ra. Khôpmen đã dự đoán trong quyển
“Tương lai của ngành giáo dục” sáu nội dung chính của các môn học ở thế kỉ 21:
1. Tiếp cận và sử dụng tin học

54


2. Bồi dưỡng tư duy mạch lạc: bao gồm phân biệt được ngữ nghĩa học,
logic học, số học, soạn thảo trên máy tính, phương pháp dự đoán, tính sáng tạo
tư duy v.v…
3. Bồi dưỡng những kỹ năng thông đạt hiệu quả: bao gồm diễn thuyết trước
đông người, ngữ pháp, tu từ, hội họa, nhiếp ảnh, quay phim, vẽ đồ án v.v…
4. Tìm hiểu con người và xã hội: gồm luật tiến hóa của nhân loại, sinh lý
học, ngôn ngữ học, văn hóa nhân loại học, tâm lý học xã hội, chủng tộc học,
pháp luật, hình thái biến đổi ngành nghề, vấn đề tồn tại và tiếp diễn của loài
người v.v…
6. Năng lực cá nhân: gồm sự cân bằng sinh lý, huấn luyện mưu sinh và tự
vệ, an toàn, dinh dưỡng, vệ sinh, giới tính, tiêu dùng và tài sản của cá nhân,
phương thức học tập tối ưu và sách lược, nghệ thuật nhớ, động cơ tự thân và
nhận thức tự thân v.v…
Bảng liệt kê môn học của Khôpmen tuy rất rộng, nhưng lại là nội dung giáo
dục hoàn chỉnh. Không còn nghi ngờ gì nữa, việc bố trí các môn học này là
nhằm chú trọng hơn đến vai trò và địa vị của con người trong xã hội; và năng
lực thích ứng với tương lai.
Các môn học “Thế kỉ 21” được bắt đầu mở ra ở toàn nước Mỹ, được sự
hoan nghênh mạnh mẽ của quảng đại thày trò. Trường tiểu học Miep, Alintơn ở
Bang Viêcginia thiết kế môn “Kế hoạch tương lai”, làm cho học sinh làm quen
với các khả năng phát triển của tương lai và dự kiến sự lựa chọn ngành nghề.

Giáo sư địa lý học Aplô của trường đại học quan tâm
Có thể khái quát một số nguyên tắc của các môn học thế kỷ 21:
1. iúp cho học sinh thích nghi với xã hội.
2. Giúpcho học sinh tự lý giải.
3. Giúpcho học sinh vị thành niên lý giải sự đầu tư của mình đối với tương
lai.
4. Giúpcho học sinh tìm hiểu phương hướng có tính biến đổi của xã hội và
định vai trò của mình trong quá trình biến đổi đó.
5. Giúpcho học sinh mang những điều học tập ở nhà trường, chuyển hóa
thành trách nhiệm tương lai.
Môn học “Thế kỉ 21” không mang nội dung giáo dục truyền thống. Thầy
giáo và các nhà nghiên cứu dự đoán và đánh giá thành tích cũng như năng lực
của học sinh dựa trên chất lượng tham gia học tập và công tác của học sinh chứ
không phải ở trí nhớ của họ, bởi lẽ, những trí nhớ vô dụng không phải là sự hiểu
biết của họ.
55


Các môn học “Thế kỉ 21” dẫn dắt học sinh tìm ra lĩnh vực rộng lớn mà nền
giáo dục truyền thống rất ít đề cập đến, ví như lý thuyết trò chơi, chọn quyết
định trong điều kiện không xác định, phân tích giá trị, phân tích nội dung, điều
khiển học v.v… Tuy hình thức biểu hiện chủ đề của môn học “Thế kỉ 21” có sự
khác nhau trong cải cách giáo dục của các nước, nhưng về bản chất, lại đều có
tính chất chung của nó. Nói chung, các học giả về tương lai đều thích phương
pháp “học tập trong thao tác thực tế”. Nội dung của môn học không còn là hệ
thống kiến thức ổn định và bất biến, tuyệt đối khách quan nữa; mục tiêu của
môn học cũng không còn hoàn toàn như dự định trước, mà đã trở thành quá trình
thày trò cùng tìm tòi kiến thức mới.
Có thể thấy trước, việc cải cách giáo dục của các nước được triển khai với
chủ đề các môn học “Thế kỉ 21” sẽ phá vỡ những tập tục cũ của nền giáo dục

truyền thống, làm cho lớp học được mở rộng; các thày giáo từ chỗ giảng dạy,
hành nghề theo truyền thống, trở thành người hợp tác để làm cho học sinh tiến
vào xã hội tương lai, cuối cùng sẽ chuẩn bị học sinh đóng trọn vai trò của mình
đối với tương lai, tích cực hướng vào mục tiêu lớn ngày một lành mạnh - nỗ lực
xây dựng một tương lai tươi đẹp và hợp lý.
3. Kỹ thuật giảng dạy đa phương tiện mới mẻ
Kỹ thuật đa phương tiện (Multimedia) là loại kỹ thuật đang được chú ý
nhất, nó là cơ sở quản lý và xử lý theo kiểu tin học thể kỉ 21. Trước đây, máy
tính chỉ có thể xử lý đơn cực là văn tự và chữ số, cùng lắm là hình họa, gây cảm
giác đơn điệu, cứng nhắc, khô khan, dễ nhàm chán. Kỹ thuật đa phương tiện là
xử lý tổng hợp kiểu trao đổi trên máy vi tính cả về chữ viết, hình họa, hình ảnh,
âm thanh v.v…, chúng thiết lập mối liên kết logic, tập hợp thành một hệ thống.
Lợi dụng kỹ thuật đa phương tiện để giở “thư mục” điện tử, dùng ngón tay chỉ
vào bất cứ vị trí nào trên màn hình đều có thể tìm ra những tình tiết lý thú; sờ tay
vào bầu trời; vào tầng mây sẽ chui ra một chiếc máy bay; chạm tay vào vòm
cây, một con chim nhỏ sẽ rẽ lá bay ra. Xem kịch truyền hình, nếu không thích
thú, ta có thể thay đổi tình huống kịch, để các diễn viên biểu diễn theo ý muốn
của ta. Học phát âm một từ tiếng Anh, nếu phát âm đúng, máy tính sẽ khích lệ
ta, nếu đọc sai, máy tính sẽ nhắc nhở ta và bảo ta phải sửa âm.
Theo đà phát triển của kỹ thuật đa phương tiện, một hình thức giảng dạy
mới được hình thành - sự xuất hiện của hệ thống giảng dạy máy tính đa phương
tiện. Nó là mạng máy tính mà thày giáo giảng qua máy chủ và các học sinh nghe
giảng qua mạng máy tính. Thày giáo nói với học sinh qua một máy chủ điều
khiển đến từng máy trong mạng, học sinh ngồi nghe thầy giáo giảng trước màn
56


hình máy tính.Trong cách giảng dạy đa phương tiện, học sinh học tập với tư
cách là chủ thể.
Giúp cho học sinh sẽ làm thay đổi rất lớn giáo trình và giáo án. Giáo trình

không chỉ vẻn vẹn là những cuốn sách in, mà còn là loại sách giáo khoa điện tử
có đủ cả chữ nghĩa, hình ảnh và tiếng nói.
Giúp cho học sinh sẽ làm cho hình thức giảng dạy sống động, các biện
pháp giảng dạy càng đa dạng hóa.
Giúp cho học sinh ủng hộ các phương thức học tập khác nhau, biến sự tiếp
thu thụ động thông tin thành chủ động tiếp thu thông tin, kích thích tính sáng tạo
của học sinh.
Mạng máy tính đa phương tiện càng thuận lợi cho việc thực hiện giáo dục
từ xa, các học sinh ở vùng biên giới cũng có thể nghe được, nhìn được các nhà
khoa học nổi tiếng ở các thành phố lớn. Kỹ thuật đa phương tiện có khả năng
biến việc giảng dạy ở lớp làm chính thành lấy việc giảng dạy tại gia làm chính,
và việc tiếp tục giảng dạy hoàn toàn có thể hướng về gia đình. Theo dự đoán của
các chuyên gia, sau khi xa lộ thông tin xây dựng xong, thông qua việc giảng dạy
từ xa theo kiểu trao đổi giữa hai phía, thời gian học tập của học sinh có thể giảm
40% so với trước, nhưng kiến thức thu nhận được sẽ tăng 30%, chi phí cũng tiết
kiệm được 30%.
Có thể dự kiến, theo đà mỗi ngày một hoàn thiện mau lẹ của kỹ thuật thông
tin và kỹ thuật máy tính, trong tương lai không xa, phạm vi sử dụng kỹ thuật đa
phương tiện sẽ càng ngày càng mở rộng.
4. Các công ty đại học mọc lên ồ ạt
Đứng trước những yêu cầu nẩy sinh của xã hội đang thay đổi từng ngày,
giáo dục không chỉ là niềm hứng thú tao nhã - một sự thụ hưởng văn hóa, mà nó
còn là công cụ quan trọng tạo ra lợi nhuận cho xã hội và bồi dưỡng những nhân
tài mới cho xã hội. Những chuyển biến thay đổi quan điểm này, ấp ủ và làm nẩy
nở trong lòng nó một biến đổi kinh ngạc trong nền giáo dục Âu - Mỹ ở những
năm 90 - Trường đại học trở thành công ty. Sự biến đổi này thể hiện dấu ấn nào
đó của việc cải cách giáo dục đại học trong giai đoạn giao thời thế kỷ.
Năm 1969, Trường đại học Cambridge có cả 700 năm lịch sử đã đầu tiên
bước vào con đường “Công ty đại học”. Đại học Cambridge đã tập kết đa số
công ty kỹ thuật và các ngành nghề của nó, bao gồm phần cứng và phần mềm

máy tính, các máy móc khoa học điện tử, kỹ thuật sinh vật v.v… đồng thời lắp
đặt các loại thiết bị có thể sử dụng chung. Vì một loạt công ty kỹ thuật này có đủ
năng lực nghiên cứu và chế tạo, thiết kế, sản xuất những sản phẩm chất lượng
57


cao, nên các công ty này đã làm cho tỷ lệ lợi tức của vườn khoa học Cambridge
tăng vụt lên. Cambridge đã thể hiện rõ cho Chính phủ và thế giới biết: Trường
đại học có thể đóng góp công sức cho sự phát triển xã hội, có thể cung cấp cho
xã hội những nhân tài hàng đầu, có thể cung cấp cho ngành giáo dục kinh
nghiệm đầu tiên về cải cách phương thức giảng dạy, về học đi đối với hành, tăng
cường giáo dục chiều sâu. Sự liên kết giữa trường đại học với công ty có thể
sang tạo ra những sản phẩm kỹ thuật phong phú và hùng hậu, tạo ra hang loạt
nhân tài và những kinh nghiệm giảng dạy phong phú.
Ngày nay, các nước đều đang lập các vườn khoa học, các khu công nghiệp
xung quanh trường đại học, trường đại học liên kết với các xí nghiệp ngày một
nhiều, và trở thành một khối, Công ty đại học đang trở thành xu thế phát triển tất
yếu, tạo thời cơ phát triển cho trường đại học và xí nghiệp.
Quan sát một cách tổng thể việc sáng lập ra các công ty đại học những năm
gần đây ở Mỹ và một số nước châu Âu về đại thể có những đặc điểm sau:
1. Dùng phương thức thị trường để thu hút sinh viên, mời các học giả nổi
tiếng đến dạy.
2. Công ty hóa trường đại học tức là có thể làm cho việc giảng dạy và
nghiên cứu khoa học trực tiếp hướng về sản xuất, về quản lý kinh doanh, có thể
làm gia tăng thu nhập tài chính, và nhân đó, không ngừng cải thiện điều kiện xây
dựng trường, nâng cao địa vị của nhà trường.
3. Công ty hóa trường đại học làm cho mối quan hệ giữa xí nghiệp và giáo
dục ngày càng mật thiết, trường đại học và xí nghiệp tương hỗ, tương lợi, bình
đẳng về lợi ích trên phương tiện dịch vụ kỹ thuật, do vậy mà tăng cường hợp tác
giữa hai bên.

Do những ưu điểm dễ thấy như vậy, các “Công ty đại học” đang mọc lên
như nấm, từ nước Mỹ đến châu Âu, rồi tiến tới toàn thế giới. Những công ty đại
học với những hình thức khác nhau và sự ra đời của xí nghiệp hóa trường đại
học, báo trước xu thế quan trọng của sự phát triển giáo dục.
5. Xu thế dân học tập suốt đời phát triển mạnh
Năm 1972, Ủy ban quốc tế đưa ra bản báo cáo có tên gọi là “Sự tồn tại của
học hội: Giáo dục thế giới hôm nay và ngày mai”, báo cáo này đã chính thức xác
nhận bằng văn bản lý luận giáo dục suốt đời do Cục trưởng Cục tổ chức giáo
dục suốt đời, Paolô Langơ đưa ra giữa những năm 60. Hai mươi năm nay, quan
niệm giáo dục suốt đời dần dần thâm nhập sâu vào lòng người. Nguyên tắc giáo
dục suốt đời được thế giới tiếp thu một cách phổ biến.

58


Mục tiêu giáo dục suốt đời tiến hành ở các nước đã chỉ ra xu thế chung:
Việc giáo dục sau này nên tùy theo thời điểm, nhu cầu của mỗi cá nhân, dùng
phương pháp có hiệu quả nhất, cung cấp cho họ những kiến thức và kỹ năng
thiết yếu. Nó vạch ra phương hướng chung của giáo dục trong tương lai, với ý
nghĩa là đưa giáo dục vào cả đời người, biến việc học tập thành quá trình không
ngừng nâng cao năng lực. Trong xã hội tương lai khoa học phát triển cao độ và
xã hội biến đổi dữ dội, con người cần được bồi dưỡng những năng lực thích ứng
với những biến đổi đó, cần có ý thức về tương lai, cần có năng lực suy nghĩ và
lý giải tương lai, những năng lực ấy có được lại tùy thuộc vào tính liên tục và
tính kịp thời của giáo dục; tùy thuộc vào đặc trưng cơ bản của việc thúc đẩy và
cấu thành tương lai của giáo dục: tính chất suốt đời.
Xã hội truyền thống chia đời người thành 3 giai đoạn: đến trường, làm việc
và nghỉ hưu. Nền giáo dục truyền thống cho rằng số kiến thức và kỹ năng học
được ở trường lúc còn trẻ về cơ bản có thể dùng cho suốt đời. Thế nhưng theo
đà phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của KHKT, chế độ giáo dục truyền thống

này đã bộc lộ rõ rang những thiếu sót của nó. Một cuộc điều tra khóa học sinh
tốt nghiệp năm 1970 ở Mỹ đã chứng tỏ rằng đến năm 1980, kiến thức của họ đã
hao mòn mất 50%, đến năm 1986 thì số kiến thức này đã lão hóa hoàn toàn.
Nước ta cũng đã có cuộc điều tra đối với số học sinh thuộc bộ môn khoa học
nhất định năm 1965, kết quả chứng tỏ, đến năm 1970, kiến thức của họ đã lạc
hậu 45%, đến năm 1975, tỷ lệ này lên tới 75%. Mặc dù phương pháp tính toán
sự mòn cũ của kiến thức có khác nhau, nhưng ngày nay, sự bùng nổ về kiến thức
thông tin học nhiều đến mức không nghiên cứu kỹ được, thì khối lượng kiến
thức được ứng dụng của một nhân viên KHKT chỉ có khoảng 20% kiến thức học
được ở trường học truyền thống; 80% số kiến thức còn trống là do nhu cầu công
việc và đời sống mà không học được, đó là một sự thực rất rõ rang. Dựa vào
điểm đó, các nước phát triển nhấn mạnh việc tăng cường giáo dục tại chức, tích
cực thực hiện giáo dục suốt đời. Theo thực tiễn của nhiều quốc gia Âu - Mỹ, thì
việc giáo dục suốt đời sẽ được tiến hành rộng rãi trong phạm vi toàn cầu trong
tương lai, không chỉ bao gồm việc giáo dục ở trường truyền thống trước tuổi đi
làm - mà còn mở rộng giáo dục vỡ lòng về trí tuệ cho các em, trước khi đi học
với giáo dục tiểu học được tăng cường thêm một bước. Ngoài ra, còn tiếp tục
giáo dục sau trung học, sau đại học, bổ sưng kiến thức và bồi dưỡng tại chức kỹ
thuật cho các thạc sĩ, tiến sĩ, thực hiện giáo dục tại chức và giáo dục cho người
già. Ở một số nước, thậm chí còn có cả giáo dục về cái chết trước khi chết, các
quan tâm đến tuổi sắp về thế giới bên kia và sự chuẩn bị về tâm lý cho người
già.
59


Về mặt thời gian, giáo dục sẽ kéo dài suốt đời người, về mặt không gian,
giáo dục sẽ mở rộng đến toàn xã hội. Điều đó không những chỉ hàm chứa ý
nghĩa là trong xã hội tương lai, mỗi người đều tiếp thu giáo dục và học tập bất
cứ lúc nào và ở đâu, mà còn hàm chứa ý nghĩa mỗi người trong xã hôi tương lai
đều học tập qua việc tham dự những hoạt động xã hội, và cả xã hội tương lai sẽ

gánh vác chức năng giáo dục.
Việc thúc đẩy toàn dân giáo dục suốt đời đòi hỏi luật pháp bảo đảm mỗi
người không phân chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo tín ngưỡng đều có
quyền bình đẳng có cơ hội học nghề thành công. “Sự bình đẳng có cơ hội học
nghề thành công” tức là mỗi người đêu có thể được giáo dục thích đáng, đều có
thể đạt tới chuẩn mực giáo dục khiến họ vừa lòng. Ngày nay, người ta coi sự
bình đẳng về cơ hội học nghề là một mục tiêu trọng yếu của dân chủ hóa giáo
dục. Mặc dù mục tiêu này không thể thực hiện tức thời, song người ta vẫn không
mất lòng tin, và đang cố gắng đấu trang với sự thất học về nghề nghiệp.
6. Làn song tư doanh hóa trường công
Mở đầu những năm 90 ở một số thành phố Mỹ xuất hiện làn song tư doanh
hóa trường công, hướng cải cách này đã gây ra sự chú ý lớn và sự phản ứng
mạnh mẽ trên toàn cầu. Tuy nhiên nhiều quốc gia phát triển đã học tập theo và
đang có những tác dụng đáng kể.
Sự xuất hiện của làn sóng tư doanh hóa trường công có nguyên nhân sâu xa
về lịch sử và hiện thực.
Lấy trường công làm cơ cấu giáo dục là thể hiện sự dân chủ, là thực hiện sự
bình đẳng dân tộc và sự đồng đều về cơ hội kinh tế, luôn được coi là liều “thuốc
vạn năng” và được chấp nhận, nhất là trong giai đoạn phồn vinh của những năm
60. Song bắt đầu từ những năm 70, nguy cơ chính trị và kinh tế xã hội buộc
người ta phải nhìn nhận lại chức năng về hiệu quả của cacs trường công. Kết quả
điều tra phát hiện ra rằng trường công không phải là vạn năng - chúng không
phải luôn đào tạo ra những học sinh thích ứng với yêu cầu của quốc tế và trong
nước.
Một số trường tư, ở mức độ nhất định, đòi hỏi chi phí ít hơn trường công.
Mặc dù trường tư có một số đặc tính khác như mở rộng mâu thuẫn chủng tộc và
tôn giáo, phân cách giàu nghèo rõ rang, song xét về ý nghĩa giáo dục, một số
trường tư mới thực sự là trường học, những học sinh được đào tạo ở đây mới là
những học sinh chân chính.
Tư doanh hóa trường công đại thể được phân thành một số hình thức cơ

bản sau:
60


×