Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác tại Xí nghiệp thương mại và xây dựng công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.82 KB, 103 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trước xu hướng tự do hoá thương mại, khi Việt Nam đã trở
thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Đảng và Nhà
nước ta đã quan tâm khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy
mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó hoạt động nhập khẩu giữ
vai trò quan trọng vì nó đảm bảo việc cung cấp các trang thiết bị
hiện đại, các sản phẩm thiết yếu mà trong nước không sản xuất
được hoặc sản xuất không hiệu quả. Bên cạnh đó nhập khẩu còn cho
phép Việt Nam tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý từ
các nước trên thế giới. Tuy vậy không phải doanh nghiệp nào cũng
có khả năng nhập khẩu các mặt hàng mà họ có nhu cầu, do vậy họ
đã uỷ thác cho doanh nghiệp khác thực hiện. Để có thể đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và an toàn một nghiệp vụ
quan trọng đối với các doanh nghiệp là xây dựng các hợp đồng.
Song trên thực tế do nhiều nguyên nhân mà quá trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu vẫn gặp phải một số vướng mắc, ảnh hưởng đến
hiệu quả việc thực hiện hợp đồng. Vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện
hơn nữa quá trình thực hiện hợp đòng nhập khẩu nói chung và hợp
đồng nhập khẩu uỷ thác nói riêng nhằm giảm thiểu rủi ro cho các
doanh nghiệp.
Trong thời gian vừa qua hoạt động nhập khẩu của Xí nghiệp
thương mại và xây dựng công trình chủ yếu là hoạt động nhập khẩu


uỷ thác và đạt được kết quả khả quan. Tuy vậy trong quá trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác không tránh khỏi vướng mắc. Vì
vậy mà qua quá trình thực tập tại Xí nghiệp thương mại và xây dựng
công trình và được sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Xuân
Hương, em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Một số giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ
thác tại Xí nghiệp thương mại và xây dựng công trình "


Qua đây em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Cô giáo PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Hương cùng các cán bộ phòng xuất
nhập khẩu của Xí nghiệp thương mại và xây dựng công trình đã tận
tình chỉ bảo tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề
thực tập tốt nghiệp này.
Chương I- Những vấn đề cơ bản của hợp đồng nhập khẩu
uỷ thác
I -Khái niệm chung về hợp đồng nhập khẩu uỷ thác và sự cần
thiết của hợp đồng nhập khẩu uỷ thác
1. Khái niệm chung về hợp đồng nhập khẩu uỷ thác
Nhập khẩu là hoạt động thương mại,mua hàng hoá dịch vụ từ
nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái
sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận.

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

2

TMQT – QN45


Theo quyết định số 1172-TM/XNK của Bộ trưởng Bộ Thương
mại thì hoạt động nhập khẩu uỷ thác được định nghĩa như sau : “
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức
thuê và nhận làm dịch vụ nhập khẩu. Hoạt động này được thực hiện
trên cơ sở hợp đồng uỷ thác nhập khẩu giữa các doanh nghiệp phù
hợp với những quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.”
Có hai hình thức nhập khẩu : nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu
uỷ thác( gián tiếp). Trong đó nhập khẩu uỷ thác có thể được hiếu
như sau:
Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác là hợp đồng thương mại quốc tế

được hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn và ngoại
tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá dịch vụ đã uỷ
thác cho doanh nghiệp có kinh nghiệm chức năng trực tiếp giao dịch
ngoại thương, tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài,
làm thủ tục nhập hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được
hưởng một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.
Có thể nói rằng hợp đồng nhập khẩu uỷ thác là cơ sở để các bên
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Bên xuất khẩu có trách
nhiệm giao hàng và nhận tiền hàng, còn bên nhập khẩu uỷ thác nhận
hàng bàn giao cho người uỷ thác và nhận phí uỷ thác.

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

3

TMQT – QN45


2.Sự cần thiết của hợp đồng nhập khẩu uỷ thác
Hoạt động thương mại quốc tế nói chung hay hoạt động nhập
khẩu nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp cho dù
doanh nghiệp đó có hay không tham gia vào các hoạt động kinh
doanh quốc tế. Song song với các hình thức nhập khẩu khác, hình
thức nhập khẩu uỷ thác có vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy sự
hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế, cải thiện và nâng cao hoạt động
sản xuất trong nước và nâng cao đời sống của nhân dân.
*Nhập khẩu uỷ thác thực sự mang ý nghĩa khi:
Các doanh nghiệp giao uỷ thác nhập khẩu khi đã có khả năng
nhập khẩu trực tiếp nhưng chính doanh nghiệp lại không có đủ điều
kiện để nhập khẩu thì vẫn có thể thu được lợi nhờ giao uỷ thác nhập

khẩu trong những trường hợp sau:
Doanh nghiệp không có đủ điều kiện để tiếp cận các nhà cung
cấp nước ngoài
Doanh nghiệp gặp hạn chế về mặt thông tin liên lạc cũng như
tình hình thị trường xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó thì vấn đề thiếu
hiểu biết về luật pháp tập quán quốc tế, chưa có quan hệ làm ăn với
bạn hàng, doanh nghiệp chưa có uy tín do đó mà doanh nghiệp uỷ
NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

4

TMQT – QN45


thác thì buộc phải tiến hành nhập khẩu cho đơn vị kinh doanh khác
có sự hiểu biết thông thạo hơn mình về thị trường nhập khẩu đã có
mối quan hệ với bạn hàng nước ngoài.
Doanh nghiệp vụ chưa có hoặc có nhưng chưa đảm đương được
về mặt chuyên môn cán bộ nghiệp vụ.
Doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh thương mại rộng trên thị
trường trong nước và quốc tế , hoạt động nhập khẩu không phải là
khâu chính trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của họ,và đồng thời
với phí giao uỷ thác là nhỏ trong tổng lợi nhuận thu được của doanh
nghiệp.
Doanh nghiệp ngoài ra còn có những điều kiện khác mà doanh
nghiệp chưa đáp ứng được như phải tổ chức được hệ thống nhập
khẩu hoàn chỉnh, lực lượng cán bộ năng lực thực hiện hoạt động
ngoại thương, doanh nghiệp có một bộ phận đủ sức về tài chính để
kiểm tra, kiểm soát, có một bộ phận chúng từ để giao nhận hàng, có
hệ thống luật pháp am hiểu thông lệ quốc tế, có một bộ phận làm

bảo hiểm…
* Nhập khẩu uỷ thác đem lại lợi ích:

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

5

TMQT – QN45


Trước hết ta phải nhận định rằng đây là chính là một trong
nhiều hoạt động của doanh nghiệp, mang lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Các doanh nghiệp không có đủ điều kiện về vốn để có thể
nhập khẩu tự doanh vẫn có thể tiến hành nhập khẩu cho các đơn vị
trong nước nhằm thu được lợi nhuận và tạo mối quan hệ với bên
nước ngoại tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động nhập khẩu sau
này.
Đối với một số doanh nghiệp không có các mặt hàng sản xuất
chủ yếu mà chỉ kinh doanh xuất nhập khẩu đơn thuần thì nhập khẩu
uỷ thác là một hướng kinh doanh an toàn, đòi hỏi chi phí không lớn,
không phải nghiên cứu tìm đầu ra cho hàng nhập khẩu mà vẫn thu
được lợi nhuận.
Bên cạnh việc đem lại lợi ích cho đơn vị nhận uỷ thác, thì hoạt
động nhập khẩu theo hình thức này còn giúp cho nhiều doanh
nghiệp đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Đó là các doanh
nghiệp trong nước khi chưa được phép tiến hành hoạt động nhập
khẩu trực tiếp nhưng thông qua việc giao uỷ thác vẫn có được hàng
nhập khẩu để kinh doanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước
cũng như đem lại doanh thu cho doanh nghiệp của mình.


NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

6

TMQT – QN45


3. Các nguyên tắc của hợp đồng nhập khẩu uỷ thác
Trong hình thức nhập khẩu uỷ thác, sau khi ký kết hợp đồng uỷ
thác với bên giao uỷ thác thì doanh nghiệp nhận uỷ thác sẽ tiến hành
công việc đàm phán với phía đối tác nước ngoài để có thể làm thủ
tục nhập hàng theo yêu cầu của bên uỷ thác và nhận phí uỷ thác
nhập khẩu
- Theo nghị định số 57/1998/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 31
tháng 07 năm 1998 thì hoạt động kinh doanh nhập khẩu uỷ
thác được quy định như sau:
Bên uỷ thác: Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh đã đăng ký kinh doanh hoặc đã đăng ký mã số doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu được uỷ thác nhập khẩu hầng hoá phù hợp
với nội dung của giấy chứng nhận đã đăng ký kinh doanh.
Bên nhận uỷ thác: Thương nhân đã đăng ký mã số doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu, được nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phù
hợp với giấy chứng nhận kinh doanh.
Nghĩa vụ và trách nhiệm hai bên là bên uỷ thác nhập khẩu và
bên nhận uỷ thác nhập khẩu được quy định cụ thể trong hợp đồng

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

7


TMQT – QN45


uỷ thác nhập khẩu do các bên tham gia ký kết thoả thuận trong hợp
đồng.
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhập khẩu uỷ thác
Doanh nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải
nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng hoá mà chỉ cần đảm nhiệm vai
trò là người đại diện cho bên giao uỷ thác để tìm và giao dịch với
phía nước ngoài, ký kết và thực hiện hợp đồng uỷ thác cũng như
thay cho bên giao uỷ thác tiến hành khiếu nại, đòi bồi thường (nếu
có). Sau khi hoàn thành hợp đồng nhập khẩu uỷ thác, doanh nghiệp
nhận uỷ thác sẽ nhận được một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác. Phí
uỷ thác thường được tính theo tỷ lệ % tổng giá trị hợp đồng trên cơ
sở thoả thuận giữa hai bên.
Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác các doanh nghiệp nhận uỷ thác
chỉ được tính phí uỷ thác vào doanh thu chứ không được tính giá trị
hợp đồng nhập khẩu uỷ thác vào doanh thu và chỉ chịu thuế giá trị
gia tăng trên phần phí uỷ thác nhận được.
Khi nhận uỷ thác các doanh nghiệp nhận uỷ thác phải lập ra
hai hợp đồng

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

8

TMQT – QN45



• Hợp đồng uỷ thác ( ký kết giữa bên nhận uỷ thác nhập khẩu và
bên giao uỷ thác nhập khẩu) thường gọi là hợp đồng nội


Hợp đồng nhập khẩu (ký kết với nước ngoài) thường gọi là
hợp đồng ngoại).

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện hợp đồng
nhập khẩu uỷ thác
Thứ nhất, đó là sự chi phối của các văn bản chỉ đạo dưới luật.
Việc xây dựng và ban hành luật của Nhà nước còn chưa thực sự
hoàn thiện, những điều này đã dẫn đến những qui định khác nhau
về trình tự phê duyệt hợp đồng , vấn đề giám định và kiểm tra chất
lượng hàng hoá cũng như thuế suất nhập khẩu và phương thức nhập
khẩu. Vì vậy quy trình thực hiện hợp đồng nhiều khi trở nên phiền
phức kéo dài thời gian do phải qua nhiều cửa và chịu thêm những
chi phí không nhỏ mà lẽ ra không đáng có.
Thứ hai, đó là sự hạn chế về mặt thông tin cũng như tình hình thị
trường xuất nhập khẩu . Các đơn vị nhận uỷ thác buộc phải có đội
ngũ cán bộ nghiên cứu thị truờng có năng lực, luôn cập nhật sự biến
động của thị trường, để có thể mang lại nhiếu lợi ích hơn cho bên
giao uỷ thác, việc này cũng có nghĩa là mang lại lợi ích cho đơn vị
mình, việc tiến hành kí kết và thực hiện hợp đồng sẽ diến ra tốt đẹp,
ít có sự thay đổi về đơn vị xuất khẩu.

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

9

TMQT – QN45



Thứ ba, đó là uy tín của của doanh nghiệp nhận uỷ thác. Doanh
nghiệp sẽ có đưoc rất nhiều thuận lợi nếu uy tín của doanh nghiêp
đã được khẳng định, việc tiến hành hoạt động nhập khẩu sẽ nhanh
hơn, rủi ro được giảm xuống do mối quan hệ đã đựơc xây dựng và
có diện tích rộng.
Trong ba yếu tố lớn trên, thì yếu tố thứ nhất đựơc coi là yếu tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu
uỷ thác.
II- Nội dung của hợp đồng nhập khẩu uỷ thác
1.Cấu trúc một hợp đồng nhập khẩu uỷ thác
Nội dung một hợp đồng nhập khẩu uỷ thác thường được căn
cứ vào hợp đồng nhập khẩu uỷ thác và nhận uỷ thác đã ký kết giữa
người giao uỷ thác và người nhận uỷ thác.
Một hợp đồng nhập khẩu uỷ thác thường gồm hai phần chính.
Phần trình bày chung và điều khoản hợp đồng
* Phần trình bày chung bao gồm:
-Số hiệu hợp đồng: Đây không phải là nội dung pháp lý mang tính
bắt buộc nhưng số hiệu hợp đồng tạo điều kiện cho quá trình kiểm

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

10

TMQT – QN45


tra, giám sát, điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên được
diễn ra thuận lợi hơn.

- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng : Trong nội dung này có
thể để ở đầu của hợp đồng nhưng cũng có thể để cuối hợp đồng,
không mang tính bắt buụoc về vị trí nhưng không thể không có nếu
muốn hợp đồng co hiệu lực và đảm báo căn cứ về thời gian để thực
hiện hợp đồng. Nếu như trong hợp đồng không có những thoả thuận
gì thêm hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày ký kết.
- Tên và địa chỉ các bên tham gia ký kết hợp đồng: Đây chính là
phần chỉ rõ các chủ thể của hợp đồng nên phải được nêu một cách
rõ ràng, đầy đủ chính xác tên ( theo giấy phép thành lập) , địa chỉ
người đại diện, chức vụ các bên tham gia ký kết hợp đồng.
- Các định nghĩa dùng trong hợp đồng : Trong hợp đồng có thể sử
dụng các thuật ngữ mà các thuật ngữ này có thể ở các quốc gia khác
nhau sẽ hiểu theo nghĩa khác nhau để tránh sự hiểu nhầm.
- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng : là Các hiệp định chính thức
như đã ký kết hoặc các nghị định thư ký kết giữa các Bộ ở quốc gia
hoặc nêu ra sự tự nguyện thực sự của hai bên ký kết hợp đồng.

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

11

TMQT – QN45


• Trong phần Điều khoản của hợp đồng người ta phải ghi rõ nội
dung của từng điều khoản:
- Theo mức độ quan trọng của các điều khoản có thể chia thành:
+ Các điều khoản chủ yếu là các điều khoản bắt buộc phải có
đối với hợp đồng mua bán, thiếu các điều khoản này hợp đồng
không có giá trị pháp lý, hợp đồng coi như vô hiệu .

Trong luật Thương mại Việt Nam thì những nội dung cơ bản đó
là : Tiền hàng, số lượng, quy cách chất lượng, giá cả, phương thức
thanh toán, địa điểm và thời gian giao nhận hàng.
+ Các điều khoản khác : là các điều khoản rất cần thiết cho một
hợp đồng nhưng nếu không có nó hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý
- Theo tính chất các điều khoản chia ra:
+ Các điều khoản về hàng hoá như : Tên hàng, số lượng, chất
lượng, bao bì, ký mã hiệu hàng hoá.
+ Các điều khoản về tài chính: giá, cơ sở tính giá, về thanh toán
hàng hoá

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

12

TMQT – QN45


+ Các điều khoản về vận tải: điều kiện thuê tàu, giao hàng cho
đối tác …
+ Các điều khoản pháp lý như: luật áp dụng vào hợp đồng khiếu
nại, bất khả kháng, phạt và bồi thường thiệt hại, trọng tài , thời gian,
hiệu lụ của hợp đồng.
+ Và các điều khoản khác mà các bên thoả thuận với nhau.
*Các điều khoản chính yếu trong hợp đồng nhập khẩu uỷ thác:
- Điều khoản về tên hàng
Để có thể giúp các bên ký kết xác định được sơ bộ loại hàng cần
mua bán, do đó phaỉ xác định thật chính xác, giảm thiểu phát sinh
không đáng có có thể gây đến việc tranh chấp. Và để có thể làm
được việc đó người ta dùng các biện pháp: ghi tên hàng bao gồm tên

thông thường, tên khoa học ( nếu có), tên thương mại. Ghi tên hàng
kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó, kèm theo công dụng của
hàng hoá, nhãn hiệu của hàng hoá.
-Điều khoản phẩm chất

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

13

TMQT – QN45


Điều khoản về phẩm chất nói lên mặt chất của hàng hoá được
mua bán giữa các bên; nghĩa là các tính năng như lý tính hoá tính,
quy cách kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất của hàng hoá đó.
Các bên phải xác định cụ thể phẩm chất của sản phẩm là cơ sở để
xác định giá cả.
-Điều khoản số lượng
Điều khoản về số lượng này rất quan trọng góp phần xác định rõ
đối tượng mua bán và liên quan đến trách nhiệm của bên mua và
bên bán. Điều khoản này quy định số lượng hàng hoá giao nhận,
đơn vị tính, phương pháp xác định trọng lượng, số lượng hàng phải
ghi chính xác rõ ràng theo thoả thuận của các bên chủ thể và tính
theo đơn vị đo lường hợp pháp của nhà nước với từng loại hàng hoá
kg, tạ tấn, MT.
-Điều khoản giao hàng
Điều khoản về thời hạn giao hàng phải chỉ rõ thời điểm hay
khoảng thời gian mà người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Trong mua bán quốc tế có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng: thời
hạn giao hàng có định kỳ, giao hàng ngay và giao hàng có định kỳ.


NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

14

TMQT – QN45


Đặc điểm giao hàng: việc lựa chọn giao hàng có liên quan chặt
chẽ đến phương thức chuyên chở hàng và điều kiên cơ sở giao hàng.
-Điều khoản giá cả
Trong điều khoản giá cả này thì việc xác định đồng tiền tính
giá, mức giá, phương pháp quy định giá, giảm giá, điều kiện cơ sở
giao hàng tương ứng là những việc cần thực hiện.
-Điều khoản thanh toán
Các bên cần phải thoả thuận với nhau về :
+

Đồng tiền thanh toán được thoả thuận giữa bên uỷ thác và đối

tác nước ngoại thông thường là ngoại tệ mạnh
+

Thời hạn thanh toán là thời hạn thoả thuận để trả tiền trước, trả

tiền ngay hoặc trả tiền sau. Thông thường người ta thường hay sử
dụng kết hợp cả 3 loại trên
+

Phương thức thanh toán gồm : nhờ thu, tín dụng chứng từ,


chuyển tiền, chuyển tài khoản. trong đó phương thức nhờ thu và tín
dụng chứng từ là phổ biến nhất
- Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu
NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

15

TMQT – QN45


Điều khoản về bao bì gồm: chất lượng, phương pháp cung cấp
bao bì và giá cả nhằm đảm bảo cho lộ trình vận chuyển và bảo quản
hàng đồng thời nâng cao tính hấp dẫn cho sản phẩm
-Điều khoản về bảo hành
Bao gồm
• Thời gian bảo hành : cần phải quy định rõ rang trong hợp
đồng.
• Nội dung bảo hành: quy định nghĩa vụ và trách nhiệm người
bán trong thời gian bảo hành.
-Điều khoản về khiếu nại
Điều khoản về khiếu naị phải chỉ rõ các công việc khi xảy ra
tranh chấp, khiếu nại giữa các bên ký kết hợp đồng.Quy định về thời
hạn khiếu nại thể thức khiếu nại và nghĩa vụ các bên khiếu nạị được
ghi rõ trong điều khoản này.
- Điều khoản về trọng tài

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

16


TMQT – QN45


Điều khoản trọng tài quy định các nội dung: ai sẽ là người
đứng ra xét xử, luật áp dụng vào việc xét xử, địa điểm tiến hành
trọng tài, cam kết chấp hành tài quyết, phân định chi phí trọng tài
- Điều khoản về trường hợp miễn trách (bất khả kháng)
Bất khả kháng là những rủi ro ngẫu nhiên không thể lường
trước được xảy ra làm hư hại phá huỷ hay mất mát hàng hoá. Để
được miễn trách nhiệm người gây ra thiệt hại chứng minh được là
bất khả kháng và mình làm hết trách nhiệm có thể mà thiệt hại vẫn
xảy ra
- Điều khoản về phạt và bồi thường
Điều khoản về phạt và bồi thường chỉ rõ các trường hợp bồi
thường, cách thức phạt, giá trị phạt. Tuỳ theo từng hợp đồng có thể
có riêng điều khoản phạt và bồi thường hoặc kết hợp với các điều
khoản giao hàng thanh Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác bao gồm các
điều khoản như trong một hợp đồng nhập khẩu. Ngoài ra nó còn
thêm các điều khoản do bên giao và nhận uỷ thác thoả thuận với
nhau.
2.Điều kiện hiệu lực của hợp đồng nhập khẩu uỷ thác

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

17

TMQT – QN45



Theo Luật Thương mại Việt Nam thì hợp đồng Thương Mại
Quốc Tế có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
- Chủ thể hợp đồng là bên Mua và bên Bán phải có đủ tư cách
pháp lý. Chủ thể nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của
họ xác định căn cứ theo pháp luật của họ.Chủ thể bên Việt Nam
phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với
nước ngoài.
- Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo
quy định của pháp luật nước bên mua và nước bên bán.
- Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác phải có nội dung chủ yếu của hợp
đồng mua bán hàng hoá. Các nội dung chủ yếu đó là: Tên hàng, số
lượng, quy cách phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán và thời
hạn giao hàng.
- Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác phải được lập thành văn bản.
- Nội dung của hợp đồng nhập khẩu uỷ thác phải phù hợp với nội
dung của hợp đồng giao uỷ thác.

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

18

TMQT – QN45


3.Luật điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu uỷ thác
Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác phải tuân theo 3 nguồn luật, đó là:
luật quốc gia, luật quốc tế (các công ước, hiệp định quốc tế), các tập
quán quốc tế nếu được dẫn chiếu vào trong hợp đồng nhập khẩu uỷ
thác.
III-Cách thức tiến hành hợp đồng nhập khẩu uỷ thác

Việc thực hiện hợp đồng là công việc phức tạp đòi hỏi các bên
tham gia ký kết hợp đồng phải tuân thủ pháp luật quốc gia và giữ
chữ tín cho đơn vị mình, đồng thời phải cố gắng tiết kiệm các chi
phí lưu thông, nâng cao các doanh số và hiệu quả công việc. Việc
thực hiện hợp đồng thông qua các bước sau:
1. Mở L/C ( nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C)
Trong một hợp đồng nhập khẩu mà các bên tham gia đồng ý quy
định tiền hàng được thanh toán bằng thư tín dụng L/C thì một trong
các công việc đầu tiên mà bên mua phải làm để thực hiện hợp đồng
đó là việc mở L/C. Thời gian mở L/C nếu hợp đồng quy định thì sẽ

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

19

TMQT – QN45


phụ thuộc vào khoảng thời gian chào hàng. Thông thường L/C được
mở khoảng 20 – 30 ngày trước khi bên bán giao hàng.
Thủ tục cho việc mở L/C sẽ do đơn vị nhận uỷ thác thực hiện và
bên giao uỷ thác phải giao tiền hoặc mở tài khoản để bên nhận uỷ
thác tiến hành mở L/C. Trong số các giấy tờ gửi ngân hàng thì đơn
xin mở L/C là quan trọng nhất vì nó là căn cứ pháp lý để giải quyết
tranh chấp giữa người mở L/C và ngân hnàg mở L/C. Căn cứ mở
L/C là các điều khoản trong hợp đồng và trách nhiệm của người
mua là để kiểm tra bộ chứng từ xem cả nội dung và hình thức đã
hợp với L/C chưa. Khi đã đầy đủ thì chấp nhận trả tiền cho ngân
hàng và ngân hành sẽ giao bộ chứng từ để người mua nhận hàng.
• Những giấy tờ cần thiết để đến ngân hàng xin mở L/C

- Đơn xin mở L/C
- Hợp đồng uỷ thác ( nếu là nhập khẩu uỷ thác)
- Hợp đồng ngoại thương
- Quota ( nếu là hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch)
- Phương án kinh doanh hàng trả chậm ( nếu L/C trả chậm)

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

20

TMQT – QN45


Ngân hàng mở L/C phải có nghĩa vụ căn cứ vào đơn yêu cầu mở
L/C của người nhập khẩu để mở L/C cho người xuất khẩu hưởng và
thông báo việc mở L/C này cho người xuất khẩu biết.
2. Thuê tàu lưu cước ( nếu có trong hợp đồng)
Thực tế đã cho thấy đối với các đơn vị kinh tế khi tiến hành tham
gia vào hoạt động ngoại thương đủ điều kiện về tàu vận chuyển và
nghiệp vụ thuê tàu biển quốc tế còn hạn chế nên các doanh nghiệp
Việt Nam thường hay nhập khẩu theo điều kiện CIF tức là việc thuê
tàu do bên nhập khẩu chịu trách nhiệm. Cơ sở pháp lý là các hợp
đồng thuê tàu hay là hợp đồng uỷ thác thuê tàu trong đó ghi thoả
thuận giữa các bên về việc vận chuyển. Trong trường hợp phải thuê
tàu các doanh nghiệp phải cần dựa vào căn cứ sau:
- Những điều khoản trong hợp đồng thương mại.
- Đặc điểm của hàng hoá.
- Điều kiện vận tải:
Điều kiện vận tải phải tuỳ thuộc và khối lượng và đặc điểm của
hàng hoá cần chuyên chở mà lựa chọn thuê tàu cho phù hợp, đảm

bảo thuận lợi nhanh chóng. Nếu trong trường hợp hàng hoá có khối

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

21

TMQT – QN45


lượng lớn, phức tạp thì doanh nghiệp nên thuê tàu chuyến để giảm
chi phí cũng như đảm bảo được tính nguyên vẹn của hàng hoá.
3.Mua bảo hiểm( nếu có trong hợp đồng)
Khi hàng về tới cảng, do việc tiến hành chuyên chở hàng hoá hay
gặp rủi ro và tổn thất trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, bởi vậy
trong thương mại quốc tế các doanh nghiệp thường phải mua bảo
hiểm cho hàng hoá, nhưng nó không mang tính bắt buộc. Các đơn vị
kinh doanh khi mua bảo hiểm phải xác lập lên một hợp đồng bảo
hiểm. Tuỳ từng hoàn cảnh và đặc điểm tính chất của hàng hoá, điều
kiện vận chuyển mà người ta quyết định mua bảo hiểm bao hay bảo
hiểm chuyến. Các doanh nghiệp khi mua bảo hiểm phải làm hợp
đồng với Công ty bảo hiểm. Trong hợp đồng phải ghi đầy đủ các
thông tin sau:
- Tên hàng hoá cần bảo hiểm, tên hàng hoá cần bảo hiểm, điều
kiện bảo hiểm, giá trị hàng hoá được bảo hiểm và số tiến bảo hiểm,
nơi thanh toán bồi thường( nếu có).
- Loại bao bì quy cách đóng gói, ký mã hiệu của hàng hoá cần
được bảo hiểm.

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt


22

TMQT – QN45


- Tên loại phương tiện vận chuyển, bến đi bến đến của hàng hoá,
ngày tháng phương tiện vận chuyển hàng hoá rời bến.
- Số vận đơn.
- Địa điểm ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng .
- Tên Công ty bảo hiểm và chữ ký của hai bên ký kết hợp hợp
đồng thương mại.
4. Làm thủ tục Hải quan:
Thủ tục Hải quan là một công cụ để quản lý hoạt động buôn bán
theo pháp luật của Nhà nước, để ngăn chặn buôn lậu. Theo pháp
luật Việt Nam hiện hành thì hàng hoá, sau khi qua cửa khẩu Việt
Nam đều phải làm thủ tục Hải quan. Các bước làm thủ tục Hải quan
bao gồm ba bước sau:
+ Khai báo Hải quan: Để có thể giúp cơ quan Hải quan kiểm tra
tính hợp pháp của hoạt động nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu, đây
cũng chính là cơ sở để tính thuế hoặc miễn giảm thuế. Do vậy mà
chủ hàng phải khai chi tiết về hàng hoá vào tờ khai Hải quan để cơ
quan Hải quan kiểm tra thủ tục giấy tờ.

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

23

TMQT – QN45



+ Xuất trình hàng hoá: Chủ của lô hàng nhập khẩu phải xuất trình
hàng hoá để Hải quan đối chiếu hàng hoá được khai trong tờ khai
với bên ngoài thực tế của lô hàng để từ đó có thể quyết định cho
nhập khẩu lô hàng đó hay không.
+ Tiến hành thực hiện các quyết định của Hải quan: Sau khi cơ
quan Hải quan kiểm tra xong giấy tờ, họ sẽ có quyết định. Những
quyết định của hải quan là hình thức cưỡng chế doanh nghiệp phải
thực hiện, nếu có hành vi vi phạm sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự
theo luật Hải quan Việt Nam.
5. Nhận hàng nhập khẩu
Theo nghị định 200 CP của Chính phủ ngày 31/12/1993 về quá
trình của việc giao nhận hàng hoá nhập khẩu đều phải uỷ thác qua
Cảng, khi hàng hoá về thì đơn vị này phải có trách nhiệm bảo quản
hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và báo cho chủ
của lô hàng biết để làm thủ tục nhận hàng tại Cảng. Do vậy doanh
nghiệp phải trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một đơn vị nhận uỷ
thác giao nhận tiến hành các công việc sau:
Tiến hành ký kết hợp đồng uỷ thác với cơ quan vận tải ( Ga,
Cảng) và việc gia nhận hàng từ tàu chuyên chở.

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

24

TMQT – QN45


Phải thông báo cho cơ quan vận tải kế hoạch kế tiếp nhận hàng
nhập khẩu hàng năm, từng quý, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện
kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển, tiếp nhận.

Phải cung cấp tài liệu cần thiết cho công việc giao, nhận hàng
hoá như vận đơn, lệnh giao hàng .
Tiến hành thông báo cho đơn vị trong nước đặt mua hàng ( nếu
hàng nhập khẩu cho một đơn vị trong nước) và dự kiến ngày hàng
sẽ về, ngày thực tế tàu chở hàng về đến cảng, hoặc toa xe chuyên
chở hàng về đến cảng sân giao nhận.
Thực hiện việc thanh toán chi phí cho cơ quan vận tải các phí
tổn về giao nhận bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng hoá.
Thực hiện việc giao nhận hàng, đôn đốc cơ quan vận tải lập các
biên bản về hàng hoá và tiến hành giải quyết trong phạm vi quyền
hạn của mình vấn đề xẩy ra trong quá trình giao nhận hàng hoá.

6. Kiểm tra giao hàng cho người uỷ thác

NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt

25

TMQT – QN45


×