Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Thực trạng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.1 KB, 86 trang )

Khoỏ luận tốt nghiệp

1

Hoàng Thị Hồng Nhung

Lời mở đầu
Bảo hiểm nhân thọ là lĩnh vực kinh doanh đã xuất hiện từ rất lâu
trên thế giới, nhưng lĩnh vực này chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từ
năm 1996.
Đây là một hoạt động kinh doanh bảo hiểm mang lại nhiều lợi
ích cho con người và nền kinh tế, xã hội. Đối với con người, bên cạnh
yếu tố bảo hiểm (bên mua bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm chi
trả để bù đắp những thiệt hại khi rủi ro xảy ra), bảo hiểm nhân thọ còn
có tính tiết kiệm, giúp bên mua bảo hiểm có thể thực hiện được mục
đích của mình khi được doanh nghiệp bảo hiểm trả số tiền bảo hiểm.
Đối với nền kinh tế, cùng với các thị trường ngân hàng, bất động sản,
chứng khoán, thị trường bảo hiểm là công cụ huy động vốn nhàn rỗi
trong dân chúng, đầu tư phát triển sản xuất thông qua việc doanh
nghiệp bảo hiểm thu phí bảo hiểm từ bên mua bảo hiểm và dùng số
tiền này để đầu tư. Doanh nghiệp bảo hiểm do đó đã trở thành một
trong những tổ chức tài chính hữu hiệu trong công cuộc đầu tư, phát
triển kinh tế đất nước. Trước xu thế hội nhập của nền kinh tế nước ta
với nền kinh tế thế giới, thông qua hình thức nước ta gia nhập các tổ
chức AFTA, APEC, WTO, việc huy động vốn để đầu tư phát triển nền
kinh tế cần thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, bảo hiểm nhân thọ góp
phần tạo nên một lối sống mới trong dân chúng, đó là ý thức, thói
quen về việc dành ra một phần thu nhập để có một tương lai an toàn
hơn. Bảo hiểm nhân thọ cũng góp phần giải quyết một số vấn đề xã
hội: phương thức phục vụ tại nhà của doanh nghiệp bảo hiểm cần
tuyển dụng lực lượng lớn đại lý khai thác bảo hiểm sẽ giải quyết việc




Khoỏ luận tốt nghiệp

2

Hoàng Thị Hồng Nhung

làm cho xã hội, thông qua giải quyết việc làm sẽ hạn chế tệ nạn xã
hội; bảo hiểm nhân thọ góp phần tăng vốn đầu tư cho giáo dục, bảo
hiểm nhân thọ ra đời và được triển khai như loại hình an sinh giáo dục
là giải pháp hiệu quả huy động nguồn vốn dài hạn để gia đình đầu tư
cho việc học tập của con cái, đảm bảo được quỹ gia đình dành cho con
cái ngay cả khi rủi ro xảy ra.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thể hiện mối quan hệ giữa doanh
nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm là vấn đề chính được quan tâm
trong lĩnh vực kinh doanh này. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được các
bên thoả thuận, vừa là công cụ thực hiện pháp luật, vừa là một sản
phẩm của thị trường bảo hiểm nhân thọ. Mỗi hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ được ký kết là một sự thành công của doanh nghiệp bảo hiểm.
Đồng thời việc khi nào hợp đồng đó chấm dứt, hậu quả pháp lý ra sao
là sự quan tâm của cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm,
và của cả Nhà Nước.
Khoá luận nghiên cứu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - loại hợp
đồng bảo hiểm có đối tượng là tuổi thọ của con người, song khoá luận
không nghiên cứu tất cả những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ mà chỉ nghiên cứu chế độ pháp lý về chấm dứt hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ. Khoá luận sẽ làm rõ những vấn đề cơ bản về
chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, các quy định của pháp luật
hiện hành, thực trạng pháp luật và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện

pháp luật điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về chấm dứt hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ, các quy định chung về vấn đề này còn nhiều
mâu thuẫn, nhiều khi chưa rõ ràng, chưa thoả đáng. Người viết mong


Khoỏ luận tốt nghiệp

3

Hoàng Thị Hồng Nhung

rằng với sự nghiên cứu của mình về vấn đề trên thể hiện qua khoá
luận, sẽ đóng góp ý kiến cho việc hoàn thiện quy định pháp luật điều
chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Khoá luận cũng
đánh giá thực trạng khi áp dụng các quy định về chấm dứt hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ, làm rõ những bất cập trong các quy định pháp luật
và trong thực tiễn áp dụng chúng.
Khoá luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp nghiên
cứu duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và sự vận dụng
quan điểm, đường lối của Đảng trong việc xây dựng nền kinh tế thị
trường, xây dựng Nhà Nước pháp quyền ở Việt Nam. Các phương
pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm: phân tích, tổng hợp,
quy nạp, so sánh…
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, khoá luận được kết cấu gồm 3
chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về chấm dứt hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ
Chương II: Pháp luật hiện hành về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ

Chương III: Thực trạng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ và một số kiến nghị


4

Khoỏ luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hồng Nhung

Chương I
Những vấn đề lý luận cơ bản
về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
1.1. Những vấn đề cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
1.1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp
người được bảo hiểm sống hoặc chết trong một thời hạn nhất định
theo sự thoả thuận của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ đã xuất hiện cách đây khá lâu và
sau nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được ký kết tại Luân - đôn năm
1583. Do sự hoàn thiện và tác dụng của loại hình bảo hiểm này nên
ngày càng có nhiều người tham gia. Năm 1762, doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ đầu tiên được thành lập tại Luân - đôn (Anh) chính
thức đánh dấu sự ra đời của loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ. Sau đó,
hàng loạt công ty bảo hiểm nhân thọ đã ra đời ở Anh, Đức, Pháp,
Thuỵ Sĩ, Mĩ. Tại châu á, các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Nhật và Hàn
Quốc cũng ra đời vào năm 1888-1889. Như vậy, bảo hiểm nhân thọ đã
có sự phát triển hơn 400 năm, trong đó thị trường bảo hiểm nhân thọ

lớn là Châu Âu, Nhật và Mĩ. Cho đến nay, thị trường bảo hiểm nhân
thọ phát triển rất sôi động tại các nước phát triển trên thế giới, đồng
thời hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường tương đối
hoàn thiện tại các quốc gia này.


Khoỏ luận tốt nghiệp

5

Hoàng Thị Hồng Nhung

Tại Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ cũng đã từng xuất hiện trong
thời kì Pháp thuộc và ở miền Nam trước năm 1975[tr10,18]. Năm
1965, công ty bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) ra đời, đánh
dấu một bước phát triển trong lịch sử của ngành bảo hiểm Việt Nam.
Tuy nhiên trong giai đoạn này, bảo hiểm Việt Nam hoàn toàn mang
tính bao cấp, chỉ có 5 nghiệp vụ bảo hiểm và không có nghiệp vụ bảo
hiểm nhân thọ. Đến tháng 12/1993, Nghị định 100/CP về kinh doanh
bảo hiểm của Chính phủ được ban hành đã đánh dấu một bước ngoặt
trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở nước ta,
cơ bản chấm dứt thế độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm của Bảo
Việt. Tại điều 7 Nghị định 100/CP đã quy định về nghiệp vụ bảo hiểm
nhân thọ. Nhưng phải đến tháng 3/1996, hoạt động kinh doanh bảo
hiểm mới thực sự được triển khai khi Quyết định 281/BTC-TCNH của
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho phép Bảo Việt được kinh doanh thí điểm
bảo hiểm nhân thọ với các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ 5 năm, 10
năm và bảo hiểm trẻ em.
Nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được thực hiện thông
qua cơ chế hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo

hiểm. Để làm rõ khái niệm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trước hết cần
tìm hiểu khái niệm hợp đồng bảo hiểm.
Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 của Việt Nam (có hiệu lực
thi hành từ 1/4/2001) cũng như khoa học pháp lý và pháp luật thực
định của các quôc gia định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm như sau:
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo


Khoỏ luận tốt nghiệp

6

Hoàng Thị Hồng Nhung

hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ
hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng là một dạng hợp đồng bảo
hiểm nên hoàn toàn phù hợp với khái niệm trên. Đồng thời hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ cũng mang các đặc điểm chung của hợp đồng bảo
hiểm con người.
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ
Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có đối tượng là tuổi thọ
của con người. Đây là một đối tượng đặc biệt. Tuổi thọ của con người
là đời sống hàng ngày của một người cụ thể, phản ánh quá trình từ khi
sống cho tới khi chết của người đó. Người ta không thể xác định trước
được tuổi thọ của một người là bao nhiêu, đồng thời cũng rất khó khăn
để xác định tình trạng thực tế ảnh hưởng đến tuổi thọ của người đó.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của con người như nếp sinh
hoạt, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật…
Trong nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, nghĩa vụ khai báo đúng tuổi
của người được bảo hiểm là rất quan trọng, vì xét về mặt lý thuyết,
mức độ rủi ro sẽ khác nhau đối với các độ tuổi khác nhau.
Bảo vệ cho tuổi thọ của con người trong nghiệp vụ bảo hiểm
nhân thọ có 2 dạng cơ bản[18]:
Dạng thứ nhất là bảo vệ cho người thân của người được bảo
hiểm về mặt kinh tế nếu như người được bảo hiểm qua đời hoặc
không còn khả năng lao động.


Khoỏ luận tốt nghiệp

7

Hoàng Thị Hồng Nhung

Dạng thứ hai là bảo vệ cho chính người được bảo hiểm cho thời
gian sống sau khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm.
Thứ hai, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng có thời hạn
dài. Thời hạn ngắn nhất của bảo hiểm nhân thọ là 5 năm. Vì vậy, việc
ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chủ yếu được tiến hành với từng
cá nhân, việc ký kết theo nhóm rất ít và chủ yếu là loại bảo hiểm tử kỳ
có thời hạn xác định trước.
Thời hạn hợp đồng dài có thể ảnh hưởng tới nghĩa vụ nộp phí
của bên mua bảo hiểm, vì không thể chắc chắn rằng tình hình tài chính
của bên mua bảo hiểm trong tương lai sẽ như lúc mà bên mua bảo
hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với doanh nghiệp bảo
hiểm. Đồng thời vì thời hạn của hợp đồng kéo dài nên trong quá trình

thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm được quyền thay đổi nội dung
hợp đồng như đề nghị giảm bớt số tiền bảo hiểm, thay đổi loại hình
bảo hiểm nhân thọ, điều chỉnh thời hạn nộp phí và phương thức nộp
phí…
Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng có tính tiết
kiệm. Tính tiết kiệm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được thể hiện ở
việc bên mua bảo hiểm dùng những khoản tiền nhỏ để nộp phí bảo
hiểm có thể là hàng tháng, hàng quý, hàng năm, cho tới khi người
được bảo hiểm qua đời hoặc người đó vẫn còn sống khi hết thời hạn
quy định trong hợp đồng, bản thân người được bảo hiểm hoặc người
thân của người đó sẽ nhận được một khoản tiền đáng kể (thường nhiều
hơn tổng số phí bảo hiểm phải nộp) giống như tiền gửi tiết kiệm. Việc
được nhận số tiền bảo hiểm và việc nhận tiền gửi tiết kiệm khác nhau


Khoỏ luận tốt nghiệp

8

Hoàng Thị Hồng Nhung

ở chỗ số tiền bảo hiểm này không thể tuỳ ý lấy ra, mà phải cho tới khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm mới được nhận lại.
Thứ tư, sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
không hoàn toàn gắn liền với rủi ro xảy ra đối với người được bảo
hiểm. Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ thường bao gồm:
trường hợp tử vong, hết hạn hợp đồng ,sống đến độ tuổi nhất
định….Khi các sự kiện này xảy ra đối với người được bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho người
thụ hưởng.

Thứ năm, nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường bao
gồm những điều khoản mẫu. Các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ thường được các doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo sẵn. Nội
dung của các điều khoản quy định về đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo
hiểm, trách nhiệm bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, phí bảo
hiểm, thời hạn bảo hiểm, thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm, các
quy định giải quyết tranh chấp… Khách hàng muốn giao kết hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ với doanh nghiệp bảo hiểm thì phải chấp nhận toàn
bộ các điều khoản đã được soạn thảo sẵn đó.
Thứ sáu, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là loại hợp đồng thanh
toán có định mức, không phải là một hợp đồng bồi thường. Số tiền
bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thanh toán cho bên mua bảo
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là số tiền bảo hiểm mà bên mua bảo
hiểm đã lựa chọn khi ký kết hợp đồng. Về nguyên tắc thì số tiền bảo
hiểm không bị hạn chế, chỉ cần hai bên bàn bạc, thống nhất với nhau


Khoỏ luận tốt nghiệp

9

Hoàng Thị Hồng Nhung

là được. Các doanh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra các mức tiền bảo
hiểm để bên mua bảo hiểm dễ dàng lựa chọn.
Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường có quy định kèm
thêm các sản phẩm bổ trợ là sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Sản
phẩm bảo hiểm phi nhân thọ thường được quy định kèm trong các hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con
người. Các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp các sản phẩm bảo hiểm

bổ trợ này nhằm gia tăng yếu tố bảo hiểm, đồng thời tạo lợi thế cạnh
tranh, thu hút khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của doanh
nghiệp đó.
Từ những đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cùng với
bản chất của một loại hợp đồng bảo hiểm, có thể đưa ra định nghĩa về
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau:
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sự cam kết giữa hai bên, theo
đó bên nhận bảo hiểm (công ty bảo hiểm) có trách nhiệm và nghĩa vụ
chi trả cho bên được bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra,
còn bên được bảo hiểm có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm
như đã thoả thuận theo quy định pháp luật [14] .
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sự thoả thuận giữa bên mua bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm về việc doanh nghiệp bảo hiểm cam
kết bảo hiểm cho tuổi thọ của người được bảo hiểm, theo đó, bên mua
bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm và tương ứng doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ
hưởng nếu người được bảo hiểm sống hoặc chết trong thời hạn thoả
thuận[18].


Khoỏ luận tốt nghiệp

10

Hoàng Thị Hồng Nhung

Cách định nghĩa này cho thấy trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
những người liên quan gắn với các nghĩa vụ hoặc quyền lợi là: doanh
nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người
thụ hưởng, trong đó trách nhiệm cơ bản của bên mua bảo hiểm là nộp

phí bảo hiểm và trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm là trả tiền
bảo hiểm .
Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức
và hoạt động theo quy định pháp luật của các quốc gia để kinh doanh
bảo hiểm. Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 của
Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được đồng thời
kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, ngoại trừ các sản
phẩm bổ trợ cho hoạt động kinh doanh chính.
Bên mua bảo hiểm là chủ thể giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo
hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
Người được bảo hiểm là cá nhân có tuổi thọ là đối tượng bảo hiểm.
Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng. Người thụ
hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận
tiền bảo hiểm. Người thụ hưởng có thể đồng thời là người được bảo
hiểm. Nếu trong hợp đồng không thoả thuận về người thụ hưởng thì
người được bảo hiểm mặc nhiên được coi là người thụ hưởng. Tổ
chức, cá nhân muốn trở thành bên mua bảo hiểm phải đáp ứng các
điều kiện theo quy định pháp luật: bên mua bảo hiểm phải có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, và


Khoỏ luận tốt nghiệp

11

Hoàng Thị Hồng Nhung

phải được sự chấp thuận của người được bảo hiểm trong trường hợp
bảo hiểm đối với cái chết của người này.

1.1.3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ rất đa dạng, bao gồm nhiều loại
khác nhau. Việc phân loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ rất có ý nghĩa
trong việc xác định sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng là gì, khi nào nó
xảy ra, trách nhiệm của các bên ra sao và khi nào thì quan hệ hợp
đồng giữa các bên chấm dứt. Có thể phân loại hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ theo các cách sau:
Nếu căn cứ vào tính chất của sự kiện bảo hiểm, hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ được chia thành: hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ,
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
hỗn hợp.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ là loại hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được
thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm trong hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ loại này là: người được bảo hiểm chết trong
thời hạn đã được các bên thoả thuận trước trong hợp đồng. Hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ tử kỳ có 3 dạng chủ yếu:
* Bảo hiểm tạm thời: doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thanh toán số
tiền bảo hiểm hoặc những khoản trợ cấp định kỳ cho người thụ hưởng
nếu người được bảo hiểm chết trước một thời điểm ấn định trong hợp
đồng. Nếu hết thời hạn hợp đồng mà người được bảo hiểm còn sống
thì quan hệ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giữa các bên sẽ chấm dứt.


Khoỏ luận tốt nghiệp

12

Hoàng Thị Hồng Nhung


* Bảo hiểm trường sinh: doanh nghiệp bảo hiểm cam kết trả tiền
bảo hiểm khi người được bảo hiểm tử vong vào bất cứ thời điểm nào
kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực.
* Bảo hiểm tử kỳ có điều kiện: tương tự bảo hiểm tạm thời, việc
thanh toán trợ cấp chỉ được thực hiện khi người được bảo hiểm chết
nhưng người thụ hưởng được chỉ định phải còn sống.
Hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ là loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,
theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ
hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thoả
thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng loại
này là sự kiện sau khi kết thúc thời hạn quy định trong hợp đồng,
người được bảo hiểm vẫn còn sống. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh
kỳ có 3 dạng hợp đồng cơ bản sau:
* Bảo hiểm có số tiền bảo hiểm được trả sau: doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ trả số tiền bảo hiểm ấn định, nếu người được bảo hiểm sống
đến kỳ hạn được xác định tại ngày ký kết hợp đồng.
* Bảo hiểm trợ cấp trả sau (bảo hiểm niên kim trả sau): doanh
nghiệp bảo hiểm cam kết thanh toán những khoản trợ cấp định kỳ
thường niên hoặc định kỳ hàng tháng cho người được bảo hiểm. Các
khoản trợ cấp này chỉ bắt đầu được thanh toán vào một ngày ấn định
(thường là ngày về hưu của người được bảo hiểm) và chỉ được chi trả
khi người được bảo hiểm còn sống. Tuỳ theo thoả thuận trong hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ mà các khoản trợ cấp này sẽ được thanh toán
cho đến khi người được bảo hiểm qua đời (hợp đồng bảo hiểm nhân


Khoỏ luận tốt nghiệp

13


Hoàng Thị Hồng Nhung

thọ loại này được gọi là niên kim nhân thọ) hoặc chỉ được thanh toán
trong một thời kỳ nhất định.
* Bảo hiểm trợ cấp trả ngay: theo quy định tại hợp đồng loại
này, bên mua bảo hiểm nộp một khoản phí bảo hiểm duy nhất khi ký
kết hợp đồng bảo hiểm. Số phí bảo hiểm này là một số tiền bảo hiểm,
nó tạo nên các khoản trợ cấp mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bắt đầu
thanh toán cho người thụ hưởng khi đến một thời hạn quy định và sẽ
kéo dài trong một khoảng thời gian hoặc trọn đời.
Hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp là loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
kết hợp cả hai loại nghiệp vụ bảo hiểm là bảo hiểm sinh kỳ và bảo
hiểm tử kỳ. Đây là loại sản phẩm chủ yếu trên thị trường bảo hiểm
nhân thọ hiện nay. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có 2 dạng
sau:
* Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp thông thường: theo quy định trong
hợp đồng loại này, người được bảo hiểm sẽ được trả tiền bảo hiểm nếu
còn sống đến một thời điểm ấn định trong hợp đồng; còn nếu người
được bảo hiểm chết trước thời hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm
sẽ thanh toán tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng.
* Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có thời hạn cố định: doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ trả một khoản tiền nhất định tại một ngày xác định nếu
người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Nếu căn cứ theo thời hạn thực hiện hợp đồng, hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ gồm hai loại: hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có xác định
thời hạn và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không xác định thời hạn.


Khoỏ luận tốt nghiệp


14

Hoàng Thị Hồng Nhung

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có xác định thời hạn là loại hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ mà các bên thoả thuận trước thời hạn của hợp
đồng. Trong thời hạn đó hoặc khi kết thúc thời hạn, doanh nghiệp bảo
hiểm phải có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Khi doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xong nghĩa vụ này, hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không xác định thời hạn là loại
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà trách nhiệm bảo hiểm của doanh
nghiệp bảo hiểm chỉ kết thúc khi người được bảo hiểm chết hoặc
người thụ hưởng đã nhận hết quyền lợi bảo hiểm. Các nghiệp vụ bảo
hiểm áp dụng hợp đồng dạng này là bảo hiểm trọn đời (bảo hiểm
trường sinh của nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ) và bảo hiểm trả tiền định
kỳ (còn gọi là niên kim nhân thọ).
1.2. Những vấn đề cơ bản về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ
1.2.1. Khái niệm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng và hợp đồng bảo hiểm
nói chung đều là một dạng của hợp đồng dân sự. Để đưa ra định nghĩa
chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trước hết cần xây dựng định
nghĩa về chấm dứt hợp đồng dân sự.
Hợp đồng dân sự bao giờ cũng được phát sinh từ những hành vi
có ý thức của các chủ thể tham gia. Vì vậy, các sự kiện làm chấm dứt
một hợp đồng dân sự không phải là sự biến mà đó là những sự kiện
được xuất hiện từ hành vi có ý thức của các chủ thể hoặc do pháp luật
quy định. Các căn cứ chấm dứt hợp đồng cũng là các căn cứ chấm dứt



Khoỏ luận tốt nghiệp

15

Hoàng Thị Hồng Nhung

nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng). Điều 424 Bộ luật dân sự
năm 2005 của Việt Nam có quy định về các trường hợp chấm dứt hợp
đồng dân sự như sau:
Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thoả thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể
khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc
chủ thể đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp
đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác
hoặc bồi thường thiệt hại;
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Từ những điều trên có thể định nghĩa chấm dứt hợp đồng dân sự
như sau:
Chấm dứt hợp đồng dân sự là hành vi pháp lý của các bên tham
gia hoặc theo quy định pháp luật, theo đó quan hệ hợp đồng dân sự
đã được xác lập giữa các bên sẽ chấm dứt; kể từ thời điểm hợp đồng
chấm dứt, các bên không tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ đã cam
kết trong hợp đồng đó nữa, nói cách khác, các bên không còn chịu sự
ràng buộc bởi hợp đồng.

Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hoàn toàn phù hợp với
định nghĩa trên và có những đặc trưng sau đây:


Khoỏ luận tốt nghiệp

16

Hoàng Thị Hồng Nhung

Thứ nhất, trong các loại hợp đồng dân sự khác, các bên hoàn
toàn có thể xác định chính xác thời điểm chấm dứt của hợp đồng đó
(vào ngày tháng cụ thể khi thực hiện xong công việc cho người có
quyền, bên bán nhận được tiền thanh toán, bên mua nhận được hàng…
hoặc thời điểm cụ thể do các bên thoả thuận). Song, đối với hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ, đối tượng hợp đồng- tuổi thọ của con người, có
tính chất đặc biệt, phức tạp. Không ai có thể biết chắc chắn được tuổi
thọ của một ai đó sẽ là bao nhiêu. Do vậy, trong rất nhiều trường hợp
không thể xác định được thời điểm cụ thể hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
chấm dứt. Các bên chỉ có thể thoả thuận với nhau rằng khi một sự kiện
nào đó xảy ra thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt.
Thứ hai, vì nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bao gồm
các điều khoản mẫu - những điều khoản được doanh nghiệp bảo hiểm
soạn thảo sẵn; trong đó có điều khoản quy định các trường hợp chấm
dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, các hợp đồng ký với khách hàng khi
các khách hàng này cùng mua một loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấm dứt trong các trường hợp giống
nhau. Điều này khác hẳn với các loại hợp đồng dân sự khác. Nội dung
các hợp đồng này phần lớn do sự thoả thuận của các bên xây dựng
nên. Do đó, theo thoả thuận của các bên về điều khoản chấm dứt hợp

đồng trong các hợp đồng khác nhau thì các hợp đồng đó chấm dứt
trong các trường hợp khác nhau.
Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có đối tượng đặc biệt là:
tuổi thọ con người. Đó là đời sống của một con người cụ thể, phản ánh
quá trình từ khi sống cho đến khi chết của người đó. Do đó, khi hợp


Khoỏ luận tốt nghiệp

17

Hoàng Thị Hồng Nhung

đồng bảo hiểm nhân thọ mất đi đối tượng thì đương nhiên chấm dứt,
bởi vì không thể thay thế tuổi thọ của người này bằng tuổi thọ của
người khác.
Từ định nghĩa về chấm dứt hợp đồng dân sự và các điểm đặc
trưng của chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, có thể định nghĩa
chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau:
Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hành vi pháp lý của
bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc theo quy định của
pháp luật, theo đó quan hệ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã được xác
lập giữa các bên sẽ chấm dứt; kể từ thời điểm hợp đồng chấm dứt, các
bên không tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã cam kết trong
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đó nữa, nói cách khác, các bên không
còn chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng.
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong việc chấm dứt hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ
Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải tuân thủ các nguyên
tắc sau:

*Nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
trong hợp đồng
Khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải tuân thủ nguyên
tắc này, bởi vì trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tồn tại sự không cân
xứng lợi ích giữa các bên, tức là chỉ duy nhất một bên có lợi. Điều này
thể hiện như sau: nếu sự kiện bảo hiểm nhân thọ xảy ra trong thời hạn
thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm thường phải trả tiền
bảo hiểm nhiều hơn số phí mà bên mua bảo hiểm nộp cho họ; còn nếu


Khoỏ luận tốt nghiệp

18

Hoàng Thị Hồng Nhung

sự kiện bảo hiểm không xảy ra trong thời gian đó thì bên mua bảo
hiểm sẽ nhận được một khoản tiền ít hơn nhiều số phí mà họ phải
đóng, thậm chí là không nhận được bất kỳ khoản tiền nào như trong
trường hợp người được bảo hiểm chết trong thời gian thực hiện hợp
đồng bảo hiểm sinh kỳ.
Do vậy nên khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, khách hàng luôn
muốn nhận được số tiền bảo hiểm nhiều nhất, còn doanh nghiệp bảo
hiểm thì lại muốn trả số tiền bảo hiểm ít nhất.
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng
là một trong những nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự, do đó khi
chấm dứt hợp đồng cũng phải đảm bảo nguyên tắc này. Cần xây dựng
các quy định pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của một
bên khi bên kia đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Hành vi
pháp lý của một bên dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng là những hành

vi được pháp luật cho phép thực hiện và quy định thủ tục chặt chẽ để
thực hiện hành vi đó, đồng thời Nhà Nước cũng đưa ra các quy định
để bảo vệ quyền lợi cho bên còn lại. Trong quá trình thực hiện hợp
đồng cũng như khi chấm dứt hợp đồng, các bên thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của pháp luật tức là đã thực hiện tốt nguyên tắc
này.
*Nguyên tắc không được khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên mua bảo hiểm
không đóng hoặc đóng không đủ phí bảo hiểm là nguyên nhân hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt trước thời hạn, thì doanh nghiệp
bảo hiểm không được khởi kiện truy đòi bên mua đóng phí bảo hiểm.


Khoỏ luận tốt nghiệp

19

Hoàng Thị Hồng Nhung

Đặc điểm này khác hẳn với những hợp đồng kinh tế thông thường
diễn ra trên thực tế.
Thông thường, đối với các hợp đồng bảo hiểm tài sản, trách
nhiệm dân sự, khi hợp đồng chấm dứt vì bên mua bảo hiểm không
đóng hoặc đóng phí bảo hiểm không đủ thì bên mua bảo hiểm vẫn
phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo
hiểm. Song, quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm
con người trong đó có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Không được kiện đòi nộp phí bảo hiểm là nguyên tắc đạo đức
khi giao kết hợp đồng bảo hiểm con người. Yếu tố tự nguyện trong
các hợp đồng dân sự là rất quan trọng, nhưng yếu tố tự nguyện của

bên mua bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm con người lại càng quan
trọng hơn bao giờ hết. Bởi vì chế độ bảo hiểm con người có đối tượng
bảo hiểm rất đặc biệt luôn gắn với giá trị nhân thân của mỗi con người
cụ thể, đó là sức khoẻ, tai nạn, tính mạng, tuổi thọ của con người. Đối
tượng bảo hiểm này có đặc điểm là không thể xác định được giá trị,
mục đích của bảo hiểm con người chỉ là để bù đắp rủi ro mà không
phải là khôi phục lại khả năng tài chính của người được bảo hiểm.
Việc không đóng phí bảo hiểm phải có lý do đặc biệt. Không đóng phí
bảo hiểm, nguyên nhân chính là khả năng tài chính của bên mua bảo
hiểm không đảm bảo. Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm không được kiện
đòi nộp phí bảo hiểm. Điểm này là đặc trưng của bảo hiểm con người
nói chung, bảo hiểm nhân thọ nói riêng.
* Nguyên tắc không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn


Khoỏ luận tốt nghiệp

20

Hoàng Thị Hồng Nhung

Đối với các hợp đồng bảo hiểm con người nói chung, hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ nói riêng, doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu
cầu người thứ ba bồi hoàn. Nếu họ trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên cái
chết, thương tật hoặc ốm đau cho người được bảo hiểm thì doanh
nghiệp bảo hiểm vẫn thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm theo đúng
thoả thuận đã ghi trong hợp đồng. Đồng thời, người thứ ba phải chịu
trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định pháp
luật. Người thứ ba được hiểu là các chủ thể khác không phải là bên
mua bảo hiểm và cũng không phải là người thụ hưởng (trường hợp

người được bảo hiểm không phải là bên mua bảo hiểm hoặc người thụ
hưởng). Nếu bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp gây nên cái chết, thương tật hoặc ốm đau cho người được bảo
hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm, vì đây
là trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo
hiểm.
Có nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm của đối tượng của hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ. Xét về khía cạnh vật chất, ta không thể xác
định được giá trị của tuổi thọ con người, tuổi thọ con người trị giá bao
nhiêu là xứng đáng; và rõ ràng là không phải bất cứ một tổ chức bảo
hiểm nào cũng có thể cung cấp cho một người một "giá trị" tương
đương với việc mất đi một sinh mạng. Một hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ không phải là một hợp đồng bồi thường. Các hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ đều dựa trên một số tiền cụ thể, mục đích của nó là cung cấp
một khoản tiền cụ thể khi xảy ra những trường hợp nêu trong hợp
đồng bảo hiểm. Khoản tiền bảo hiểm cụ thể trong hợp đồng là bao


Khoỏ luận tốt nghiệp

21

Hoàng Thị Hồng Nhung

nhiêu phụ thuộc vào sự lựa chọn của bên mua bảo hiểm trên cơ sở
đánh giá khả năng tài chính của bản thân. Trên thực tế, doanh nghiệp
bảo hiểm có định mức sẵn số tiền bảo hiểm từng loại để người tham
gia bảo hiểm nhân thọ dễ dàng lựa chọn số tiền bảo hiểm phù hợp.
1.2.3. Những yếu tố chi phối đến việc chấm dứt hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt trong những trường hợp
khác nhau, các yếu tố chi phối việc chấm dứt đó cũng rất nhiều, hai
yếu tố chủ yếu là:
* Khả năng kinh tế ( khả năng tài chính) của bên mua bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn thực hiện rất dài và
trong khi thực hiện không phải lúc nào tình hình tài chính của bên
mua bảo hiểm cũng đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ nộp phí bảo
hiểm đúng hạn và trong thời gian gia hạn. Nếu khả năng tài chính của
bên mua bảo hiểm không đảm bảo nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm thì hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt (trừ trường hợp bên mua bảo
hiểm chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm hoặc đề nghị duy trì hợp
đồng với số tiền bảo hiểm giảm).
* Sự không cân xứng thông tin giữa các bên tham gia hợp đồng
Doanh nghiệp bảo hiểm đương nhiên hơn hẳn bên mua bảo hiểm
về sự hiểu biết về bảo hiểm nhân thọ, như các thông tin về thị trường,
pháp luật…và không thể chắc chắn rằng khách hàng sẽ được doanh
nghiệp bảo hiểm chia sẻ những thông tin này, cũng như các thông tin
về khả năng chi trả của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể
cho đây là bí mật kinh doanh và bảo mật chúng. Khi thực hiện cung


Khoỏ luận tốt nghiệp

22

Hoàng Thị Hồng Nhung

cấp sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm
thường chỉ đưa ra những thông tin có lợi cho mình như số tiền bảo
hiểm nhận được lớn, các sản phẩm bổ trợ hấp dẫn… Khi đã tìm hiểu

kỹ, bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước hạn,
và thường thì phần thiệt thuộc về phía khách hàng.
Ngược lại, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể che
giấu các thông tin về sức khoẻ để doanh nghiệp bảo hiểm ký kết hợp
đồng bảo hiểm với họ. Khi doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện ra điều
này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng
trước hạn. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không kiểm tra kỹ càng thì khi
sự kiện bảo hiểm xảy ra doanh nghiệp sẽ phải chịu thiệt hại.
1.2.4. Phân loại các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt trong rất nhiều trường
hợp. Sự vi phạm hợp đồng từ phía các bên trong quá trình thực hiện
hợp đồng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ bị chấm dứt trước hạn. Căn cứ vào nguyên nhân chấm dứt
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, có thể chia các trường hợp chấm dứt hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ thành: các trường hợp hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ chấm dứt mà không có sự vi phạm hợp đồng và các trường
hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi có một bên vi phạm
hợp đồng.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi hợp đồng đã hoàn
thành; theo thoả thuận của các bên; doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt
hoạt động, bên mua bảo hiểm là cá nhân chết hoặc là tổ chức chấm


Khoỏ luận tốt nghiệp

23

Hoàng Thị Hồng Nhung


dứt hoạt động; khi mất đi đối tượng của hợp đồng hoặc bên mua bảo
hiểm không còn quyền lợi liên quan có thể được bảo hiểm là các
trường hợp mà hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt không có sự vi
phạm hợp đồng từ phía các bên. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm
dứt trong các trường hợp này đều nhằm bảo vệ quyền lợi của cả hai
bên: bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.
Còn các các trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt
khi có sự vi phạm hợp đồng của một bên là trường hợp đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng, đơn phương huỷ bỏ hợp đồng hoặc hợp
đồng bị Toà án tuyên vô hiệu. Việc chấm dứt hợp đồng trong các
trường hợp này là biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng
của một bên, và để bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm.


Khoỏ luận tốt nghiệp

24

Hoàng Thị Hồng Nhung

Chương II
Pháp luật hiện hành
về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
2.1. Pháp luật hiện hành điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ
Luật về kinh doanh bảo hiểm hiện hành của Việt Nam được
Quốc hội chính thức thông qua ngày 9/12/2000 đã bao quát gần như
toàn bộ các nghiệp vụ cơ bản của thị trường bảo hiểm. Luật là một
phần kết quả của sự hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam với Liên
minh Châu Âu trong dự án Euro - Tapviet. Nội dung của luật tỏ ra

tương đối hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế về thị trường bảo
hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định về hợp đồng bảo
hiểm từ Điều 12 đến Điều 57, chiếm 46/129 điều, điều này đã thể hiện
rõ tầm quan trọng của những quy định này. Tuy nhiên, Luật kinh
doanh bảo hiểm không có điều khoản nào quy định cụ thể các trường
hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc chấm dứt này được
quy định rải rác tại các điều khoản khác nhau. Hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ là một loại hợp đồng bảo hiểm, nên các điều khoản quy định
chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sẽ điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ. Luật kinh doanh bảo hiểm cũng ghi nhận việc dẫn
chiếu áp dụng đến các quy định của Bộ luật dân sự và các quy định
khác có liên quan tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc điều chỉnh
quan hệ hợp đồng.


Khoỏ luận tốt nghiệp

25

Hoàng Thị Hồng Nhung

Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ và
Thông tư 71/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 quy định chi tiết thi hành
Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, cũng như Thông tư số
98/2004/TT-BTC ngày 9/10/2004 được Bộ Tài chính ban hành để thay
thế thông tư 71/2001/TT-BTC (nay đã hết hiệu lực) có nội dung chủ
yếu chỉ tập trung vào hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh bảo hiểm, không quy định gì thêm về hợp đồng bảo hiểm.
Hiện nay Bộ luật dân sự năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006
đã thay thế Bộ luật dân sự năm 1995, trong Bộ luật dân sự năm 2005

không có sự sửa đổi nào về hợp đồng bảo hiểm so với Bộ luật dân sự
năm 1995. Các quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 là các quy
định mang tính nguyên tắc, áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm nói
chung. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật kinh
doanh bảo hiểm năm 2000 và Bộ luật dân sự về cùng một vấn đề liên
quan đến bảo hiểm nhân thọ thì ưu tiên áp dụng theo quy định của luật
kinh doanh bảo hiểm. Trong trường hợp các vấn đề liên quan đến bảo
hiểm nhân thọ không được quy định trong luật kinh doanh bảo hiểm
thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.
Vừa qua, ngày 27/3/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số
45/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh
doanh bảo hiểm năm 2000 thay thế Nghị định số 42/2001/NĐ-CP
ngày 1/8/2001. Sắp tới, Nghị định này mới có hiệu lực pháp luật. Tuy
nhiên, Nghị định không quy định gì thêm về hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.


×