Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.17 KB, 52 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

--- ---

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÝ
Đề tài:

PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

PGS-TS.NGUYỄN NGỌC MINH

TRẦN THỊ THANH DỊU
MSSV: 13S6031024
LỚP ĐỊA 3

Huế, tháng 4 năm 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

--- ---



BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÝ
Đề tài:

PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

PGS-TS.NGUYỄN NGỌC MINH

TRẦN THỊ THANH DỊU
MSSV: 13S6031024
LỚP ĐỊA 3A

Huế, tháng 4 năm 2016


LỜI CẢM ƠN!

Đề tài này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận
tình của Phó giáo sư - Tiến sỹ. Nguyễn Ngọc Minh
- giảng viên khoa Địa lý, Trường Đại học sư phạm
Huế. Đồng thời, em cũng nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ tận tình của các bạn sinh viên lớp Địa 3A
ĐHSP Huế - khoa Địa lý. Do kiến thức còn hạn hẹp
và nguồn tài liệu còn hạn chế nên đề tài không

tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và
các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.Em
xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thanh Dịu


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................4
A.MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................................1
B. NỘI DUNG..................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ.................................................................6
1.1. Một số vấn đề chung về môi trường......................................................................6
1.1.1. Khái niệm môi trường.........................................................................................6
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người,
có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh
vật”.[11] 1.1.2. Cấu trúc của môi trường tự nhiên.......................................................6
1.1.5. Một số vấn đề cấp bách về môi trường hiện nay...........................................7
1.2. Quan niệm về giáo dục môi trường.....................................................................10
1.2.1. Khái niệm giáo dục môi trường....................................................................10
1.3. Quan niệm tích hợp..............................................................................................11
1.3.1. Khái niệm......................................................................................................11
1.3.2. Mục đích tích hợp trong dạy học..................................................................11
1.3.3. Mục đích tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học................................11
1.4. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh Trung học cơ sở.................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO MÔI TRƯỜNG TRONG

MÔN ĐỊA LÝ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ........................................................................14
2.1. Thực trạng tích hợp giáo dục môi trường hiện nay trong nhà trường Trung học
cơ sở............................................................................................................................14
2.1.1. Tình hình chung............................................................................................14
2.1.2. Đối với giáo viên..........................................................................................15
2.1.3. Đối với học sinh............................................................................................15
2.1.4. Đối với cán bộ quản lí...................................................................................16
2.2. Thuận lợi, khó khăn của thực trạng.....................................................................16
2.2.1. Thuận lợi.......................................................................................................16
2.2.2. Khó khăn.......................................................................................................16
2.3. Nguyên nhân thực trạng.......................................................................................17


2.3.1. Đối với giáo viên..........................................................................................17
2.3.2. Đối với học sinh............................................................................................17
2.4. Kết luận chung về thực trạng...............................................................................17
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ THCS............................................................18
3.1. Khái quát nội dung chương trình Địa lý Trung học cơ sở..................................18
3.2. Nguyên tắc tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học....................................20
3.3. Các phương thức tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa lý.......................20
3.4. Các hình thức tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa lý.............................21
3. 4.1. Hình thức dạy học nội khóa.........................................................................21
3.4.2. Giáo dục môi trường qua hoạt động ngoại khóa..........................................22
3.5. Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trường.............................................22
3.5.1. Địa chỉ và nội dung tích hợp trong chương trình Địa lý lớp 6.....................22
3.5.2. Địa chỉ và nội dung tích hợp trong chương trình Địa lý lớp 7.....................23
3.5.3. Địa chỉ và nội dung tích hợp trong chương trình Địa lý lớp 8.....................26
3.5.4. Địa chỉ và nội dung tích hợp trong chương trình Địa lý lớp 9.....................28
3.6. Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học.................................31

3.6.1. Yêu cầu trong lựa chọn phương pháp..........................................................31
3.6.2. Các phương pháp tích hợp giáo dục môi trường..........................................32
C. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.............................................................................................42
1. Đối với cán bộ cấp trên...........................................................................................42
2. Đối với giáo viên.....................................................................................................42
2. Đối với học sinh......................................................................................................43
D. KẾT LUẬN................................................................................................................43
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................44


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Từ hoặc cùm từ
Bảo vệ môi trường
Dân số
Giáo dục môi trường
Khu công nghiệp
Môi trường
Phương pháp dạy học

Sách giáo khoa
Sản xuất nông nghiệp
Tài nguyên thiên nhiên
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông

Viết tắt
BVMT
DS
GDMT
KCN
MT
PPDH
SGK
SXNN
TNTN
THCS
THPT



A.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thực trạng môi trường hiện nay đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của
toàn nhân loại. Do đó vấn đề BVMT là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới
quan tâm. Môi trường là sự tổng hòa của nhiều yếu tố và con người là một bộ
phận trong đó. Cuộc sống của con người không thể tách rời với môi trường,
chính vì vậy BVMT chính là bảo vệ chính cuộc sống của chính chúng ta.
Trong quá trình sống và hoạt động kinh tế con người không ngừng khai thác
TNTN và tạo ra những chất thải gây suy thoái và ô nhiễm môi trường. Đặc biệt

trong những năm gần đây, tốc độ suy thoái của môi trường gia tăng rất nhanh
gây nên những hậu quả nghiêm trọng, điểm hình nhất là sự nóng lên toàn cầu,
biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên,...
đe dọa đến cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. Nguyên nhân cơ bản
dẫn tới tình trạng suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của
con người. GDMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và
có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển
bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị
kiến thức về môi trường, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lý các vẫn đề
về môi trường. Trong đó giáo dục ý thức BVMT cho học sinh là vẫn đề quan
trọng nhất vì các em đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay sẽ tiếp tục việc bảo
vệ môi trường sống của chính bản thân các em cũng như toàn nhân loại trong
tương lai. Trong công tác này các thầy cô giáo có vai trò hết sức quan trọng khi
triển khai công tác giáo dục BVMT cho phù hợp với khả năng nhận thức của
học sinh cũng như phù hợp điều kiện của nhà trường và địa phương.
Vấn đề GDMT cho học sinh là rất cần thiết. Việc hình thành cho học sinh
tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tôn trọng và có ý thức bảo vệ các
di sản thiên nhiên, thân thiện với môi trường, quan tâm đến môi trường sống của
cá nhân, gia đình và của cộng đồng,bảo vệ rừng,nguồn nước, không khí, đất
đai,...chủ động và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán
hành vi có hại cho môi trường,...những điều đó phụ thuộc nhiều vào nội dung và
cách thức giáo dục trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. GDMT cần được
đưa vào chương trình giáo dục nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, xây dựng
kĩ năng và thói quen BVMT.
Trong chương trình Địa lý THCS, học sinh được nghiên cứu tìm hiểu về các
thành phần ,quá trình và các quy luật diễn ra trong môi trường tự nhiên. Điều đó
liên quan chặt chẽ đến môi trường, qua đó giáo viên có thể vừa cung cấp kiến
1



thức trong sách giáo khoa vừa lồng ghép giáo dục môi trường trong các tiết
nghiên cứu lý thuyết và tổ chức một số hoạt động ngoại khóa để nâng cao hiểu
biết và ý thức của học sinh trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên vì những lý do
khách quan về dung lượng kiến thức và thời gian của các tiết học và số lượng
môn học trong nhà trường Trung học hiện nay nên công tác giáo dục bảo vệ môi
trường cũng như tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý còn
nhiều hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lý ở Trung học
cơ sở”.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
2.1. Trên thế giới
Vấn đề GDMT đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Hội
nghị Liên Hợp Quốc tại Stốckhôm (Thụy Điển) được tổ chức từ ngày 05 đến 16
tháng 06 năm 1972, để bàn bạc về vấn đề BVMT và sự cân bằng sinh thái trong
tự nhiên. Hội nghị đã nhất trí nhận định: Việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường
là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo
vệ hòa bình chống chiến tranh). Vì thế, ngày 05 tháng 06 hàng năm trở thành
“Ngày môi trường thế giới”.
Cũng từ hội nghị Stốckhôm, chương trình môi truờng Liên Hợp Quốc
(UNEP) được thành lập. Sau đó UNEP kết hợp với UNESCO khai trương
chương trình GDMT quốc tế (IEEP). Chính IEEP đã tổ chức hội thảo quốc tế về
GDMT tại Bêôgrat (thủ đô Nam Tư cũ) từ 13 đến 22 tháng 10 năm 1975. Kết
quả cuộc hội thảo này là đưa ra hiến chương Bêôgrat, trong đó đưa ra các
nguyên tắc và các hướng dẫn cho chương trình GDMT toàn cầu. Theo sau hội
thảo Bêôgrat, hàng loạt các cuộc hội thảo vùng được diễn ra ở Brazavil (châu
Phi), Băng Cốc (châu Á), Cô - Oét (các nước Ả Rập), Bôgôta (châu Mĩ Latinh
và vùng biển Caribê), Henxinki (châu Âu). Ở châu Á một cuộc hội thảo cũng
được tổ chức tại Băng Cốc vào tháng 11 năm 1976. Ở đây, những người tham
gia hội thảo đã đưa ra 15 khuyến nghị tập trung vào bốn lĩnh vực sau: Chương
trình GDMT; Bồi dưỡng nguồn lực; GDMT phi chính quy; Soạn thảo tài liệu,

xây dựng các phương tiện giảng dạy GDMT [14].
Tiếp theo hội nghị các khu vực, từ 14 đến 26 tháng 10 năm 1977, một hội
nghị quốc tế về GDMT được tổ chức tại Tbilisi (Cộng hòa Grudia), gồm 66 đại
biểu của 66 nước thành viên của UNESCO. Hội nghị này là đỉnh cao của giai
đoạn xây dựng chương trình và đặt cơ sở cho sự phát triển GDMT trên bình diện
quốc tế.Sau các hội nghị trên, một hội nghị quốc tế về GDMT do UNESCO và
UNEP được tổ chức từ 17 đến 21 tháng 08 năm 1987 tại Matsxcơva, gồm 300
chuyên gia của 100 nước và các quan sát viên IUCN (Hội thảo bảo vệ tài
2


nguyên và thiên nhiên quốc tế) cùng các tổ chức quốc tế khác tham gia. Hội thảo
đã đề ra 9 mục tiêu và chiến lược hành động quốc tế trong lĩnh vực GDMT và
đào tạo giáo viên cho thập kỉ 90.Các chương trình được phát triển trong thời kì
này yêu cầu phải nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa con người và sinh quyển
trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, văn hóa và sinh thái. Hội nghị đã đặt tên cho
thập kỉ này là: “Thập kỷ toàn thế giới cho GDMT”. GDMT ngày càng phát triển
rộng khắp, chỉ tính từ năm 1985 IEEP đã liên quan trực tiếp với 133 nước từ các
vùng khác nhau trên Trái Đất. Đã có 25.000 học sinh của các trường phổ thông
trung học và cơ sở, khoảng 10.000 giáo viên và khoảng 1.500.000 các nhà giáo
dục, các nhà hành chính - giáo dục đã và đang đóng góp cho nghiên cứu GDMT
[3].Nhìn chung, chương trình giáo dục môi trường trong nhà trường trên thế giới
tập trung vào bốn hướng chính: Thứ nhất là chiến lược tích hợp; thứ hai là các
kiến thức đưa thành môn riêng; thứ ba là đưa thành các chủ đề; thứ tư là ở nhiều
nước phối hợp cả ba phương thức trên cho phù hợp với điều kiện dạy học từng
nước và từng cấp học khác nhau.
Trong ba phương thức này, phương thức tích hợp được hầu hết các nước
chấp nhận.
3.2. Ở Việt Nam
Vấn đề GDMT đã và đang thu hút được sự quan tâm đông đảo của các nhà

giáo dục. Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này, ví dụ như: Cuốn
sách "Giáo dục môi trường qua môn Địa lí", của nhóm tác giả Nguyễn Phi
Hạnh - Nguyễn Thị Thu Hằng, NXB Đại học Sư Phạm - 2004, đã đề cập tới
những vấn đề cơ bản của GDMT qua môn Địa lí. Nội dung cuốn sách trình bày
những nhận thức cơ bản về môi trường, bao gồm các khái niệm, các cơ sở lí luận
của việc BVMT và GDMT. Trình bày tình hình khai thác, sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trường trên thế giới và ở nước ta. Phần này
cung cấp một số tư liệu cần thiết về môi trường có thể vận dụng vào việc giảng
dạy phần kiến thức môi trường có liên quan với nội dung các bài học địa lí. Khái
quát những nét chung nhất về GDMT trên thế giới và ở Việt Nam, sau đó trình
bày về GDMT qua môn Địa lí ở nhà trường [8]. Cuốn sách cho chúng ta những
hiểu biết khái quát về cơ sở của việc BVMT, hiện trạng môi trường trên thế
giới, ở nước ta và các phương pháp GDMT.Tác giả Đặng Văn Đức - Nguyễn
Thị Thu Hằng, “Thiết kế các môđun khai thác nội dung giáo dục môi trường
trong sách giáo khoa Địa lí bậc Trung học”, NXB Đại học Sư Phạm - 2006,
nghiên cứu về việc thiết kế những bài học khai thác nội dung GDMT trong SGK
Địa lý phổ thông [5]. Ngoài ra còn có các bài viết trong tạp chí chuyên ngành,
tạp chí nghiên cứu giáo dục, tạp chí thông tin khoa học giáo dục cũng đã đề cập
đến vấn đề GDMT. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến hầu
3


hết những khía cạnh của vấn đề GDMT nhưng chưa trình bày cụ thể về tích hợp
GDMT trong dạy học Địa lí THCS.
Nội dung chương trình Địa lí THCS, các kiến thức cơ bản về tự nhiên và
kinh tế - xã hội thế giới. Từ các kiến thức Địa lí có tính chất nền tảng đó, dễ
dàng GDMT cho học sinh mối quan hệ giữa môi trường và các hoạt động kinh tế
- xã hội của con người trong các môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Do vậy,
nghiên cứu vấn đề tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí THCS là rất cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định nội dung tích hợp GDMT qua chương trình SGK Địa lý THCS.
- Xác định các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục để tiến hành tích
hợp GDMT trong dạy học Địa lí THCS
- Nâng cao chất lượng dạy học Địa lý và GDMT ở cấp THCS từ đó nâng cao
ý thức và định hướng hành động BVMT cho học sinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về GDMT
- Xác định nội dung tích hợp GDMT trong các bài Địa lý ở THCS
- Đưa ra các phương pháp, hình thức tổ chức để tích hợp GDMT trong
dạy học Địa lý ở THCS.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp tích hợp GDMT trong dạy học Địa lý
ở THCS
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình tích hợp giáo dục môi trường dạy học Địa
lý ở THCS
6. Giới hạn nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu nội dung, phương pháp, hình thức tích hợp GDMT trong
dạy học chương trình Địa lý cấp THCS. Có nhiều hình thức tích hợp trong dạy
học nhưng đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tích hợp lòng ghép nội dung
giáo dục môi trường trong dạy học Địa lý.
- Đề tài giới hạn trong chương trình SGK cấp THCS (từ lớp 6 đến lớp 9)
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong học kì II năm học 2015-2016
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc nghiên cứu, kế thừa các
tài liệu lí luận và các tài liệu khác có liên quan như: Lí luận dạy học Địa lí, các
luận văn, các bài báo, bài viết trong hội thảo giáo dục môi trường, trong hội nghị
nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy Địa lí… Quá
trình kế thừa có tính chọn lọc, phân tích và xử lý theo yêu cầu của đề tài để phát
hiện được những vấn đề trọng tâm, cũng như còn bỏ ngỏ.

4


7.2. Phương pháp quan sát thực tiễn.
Phương pháp này được thực hiện thông qua thông qua việc quan sát quan sát
thực thực tiễn việc dạy học Địa lý ở một số trường THCS. Đối tượng điều tra là
các giáo viên Địa lí và học sinh của một số trường THCS. Điều tra bằng trò
chuyện, trao đổi về thực trạng GDMT qua môn Địa lí trong nhà trường. Phân
tích các kết quả để thấy được tính khả thi của đề tài và sự ủng hộ của giáo viên
và học sinh đối với việc tích hợp nội dungGDMT vào dạy học Địa lí các lớp 6,
7, 8, 9; bên canh đó còn thông qua thực trạng học tập ở quá khứ của thân trong
thực tế từ 2006-2010.
8. Đóng góp của đề tài
- Đề tài đã làm sáng tỏ và hệ thống hóa những lí luận của việc tích hợp
GDMT trong dạy học Địa lí ở THCS.
- Đề tài đã đánh giá được những đặc điểm cơ bản của thực trạng giáo dục
môi trường ở THCS.
- Xây dựng được nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích
hợp GDMT trong dạy học một số bài nội dung của phần Địa lý THCS.
- Đề tài hoàn thành là một tư liệu giúp học sinh có thêm hiểu biết về ý nghĩa,
tính cấp thiết, thực tế của vấn đề GDMT. Giúp giáo viên có được phương pháp
và hình thức tích hợp GDMT trong dạy học Địa lí.Đây cũng là nguồn tài liệu bổ
ích cho những ai quan tâm đến công tác GDMT vì một hành tinh xanh và mục
tiêu phát triển bền vững đang là mối quan tâm của toàn nhân loại.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các tài liệu tham khảo và kết luận,
nội dung đề tài gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận về tích hợp GDMT trong dạy học Địa lý ở THCS
- Chương 2: Thực trạng tích hợp GDMT trong môn Địa lý ở THCS
- Chương 3: Nội dung và phương pháp tích hợp GDMT trong dạy học Địa lý

ở THCS

5


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Một số vấn đề chung về môi trường
1.1.1. Khái niệm môi trường
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy
định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật”.[11]
1.1.2. Cấu trúc của môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên có 2 thành phần cơ bản: môi trường vật lý và môi trường
trường sinh vật [11].
- Môi trường vật lý là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên, bao gồm
đất, nước, không khí, nhiệt độ, nguyên tố hoá học…
- Môi trường sinh vật là thành phần hữu sinh của môi trường tự nhiên, bao
gồm động vật, thực vật, vi sinh vật, vi khuẩn…
Môi trường bao gồm bốn quyển: khí quyển, sinh quyển, thủy quyển, thạch
quyển [9].
1.1.3. Thành phần của môi trường
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất
khác…chúng thuộc một trong bốn quyển của Trái Đất đó là khí quyển, sinh
quyển, thủy quyển, thạch quyển [10].
1.1.4. Vai trò của môi trường
Môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, nó có những chức

năng cơ bản sau:
-Là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
-Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất
của con người.
-Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và
hoạt động sản xuất của mình.
-Là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật
trên Trái đất.
-Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

6


1.1.5. Một số vấn đề cấp bách về môi trường hiện nay
1.1.5.1. Trên thế giới
Hiện nay, loài người đang đứng trước những áp lực lớn mang tính toàn cầu.
Đó là nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt và suy thoái; trong khi dân số
trên thế giới ngày một gia tăng một cách nhanh chóng (mỗi năm thế giới có
thêm gần 90 triệu người), quá trình biến đổi khí hậu (mà do chính con người là
thủ phạm chính) đã gây ra các thiên tai ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống
nhân dân trên toàn thế giới [7]. Cụ thể các vấn đề cấp bách về môi trường mà
nhân loại đang phải đối mặt hiện nay là:
- Suy thoái đất ngày càng trầm trọng:
Trên thế giới đã có khoảng gần 2 tỷ ha đất đã bị thoái hoá trong vòng 50 năm
trở lại đây, với 25 tỷ tấn đất bị rửa trôi, xói mòn hàng năm. Ước tính có gần 50%
đất canh tác bị thoái hoá do khô hạn, xói mòn, phèn hoá, axít hoá, ô nhiễm do
hoá chất, gần 1/3 diện tích đất trồng trọt trên thế giới bị bỏ hoang trong 40 năm
qua. Suy thoái đất nông nghiệp làm thiệt hại 42 tỷ USD/năm. Việc phục hồi đất
do xói mòn là quá trình chậm (qua 500 năm, lớp đất mặt được hình thành bằng
các quá trình phong hoá tự nhiên chỉ được 2,5 cm). Diện tích đất canh tác trên

đầu người ngày càng thấp, trong khi đó nhu cầu lương thực ngày càng cao
- Suy thoái đa dạng sinh học:
Rừng, các hệ sinh thái biển, các sinh cảnh tự nhiên đang bị phá huỷ (mỗi
năm có khoảng 5% diện tích rừng nhiệt đới bị mất đi. Rừng Amazon mỗi năm bị
phá khoảng 24.000 km2). Cho đến năm 1600 đã có khoảng 85 loài thú và 113
loài chim đã bị tuyệt chủng, tương ứng với 2,1% các loài thú và 1,3% các loài
chim. Xu hướng và tốc độ tuyệt chủng tăng dần và tập trung vào khoảng 150
năm trở lại đây. Từ khoảng năm 1600-1700, tốc độ tuyệt chủng là 10 năm/1 loài,
đến thời điểm từ năm 1850-2000, tốc độ trung bình là 1 năm/1 loài. 2/3 số bãi cá
trên biển đang bị khai thác quá giới hạn tái sinh. Tốc độ suy giảm đa dạng sinh
học ngày càng tăng. Dự tính trong 10 năm đầu thế kỷ 21 sẽ có 25.000 loài sẽ
biến mất. Sự du nhập các loài ngoại lai vào hệ sinh thái bản địa làm phá huỷ hệ
sinh thái ở nhiều vùng trên thế giới.
- Ô nhiễm không khí:
Ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng. Việc thải vào khí quyển quá mức
các loại khí gây hiệu ứng nhà kính đã và đang làm Trái đất nóng dần lên. Nhiệt
độ tăng sẽ gây ra hiện tượng băng tan chảy ở các vùng cực, nước biển dâng lên
sẽ phá huỷ các hệ sinh thái đất ngập nước và những vùng thấp, làm biến đổi khí
hậu toàn cầu.
Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng về tần suất và cường độ của các thiên tai
như bão lũ, hạn hán, động đất, sóng thần làm hàng triệu người chết. Băng tan ở
7


Nam cực và Bắc cực do nhiệt độ Trái đất tăng lên; dự báo vào khoảng năm
2070, nhiệt độ trái đất sẽ tăng 2,5 - 4,50C, nước biển dâng cao 0,3-1 m. Tầng
Ôzôn, tấm lá chắn bảo vệ cuộc sống của muôn loài, trong đó có loài người khỏi
tác động xấu của tia cực tím có hại của mặt trời đã và đang bị phá hoại nghiêm
trọng. Lỗ hổng Ôzôn đã đạt mức 27-28 triệu km2 (ở riêng Nam cực).
Số lượng thiên tai gia tăng đáng lo ngại: trong thế kỷ 20, thập kỷ 20 có 50

thiên tai lớn, thập kỷ 70 có 47 thiên tai lớn, thập kỷ 90 có 86 thiên tai lớn.
- Suy thoái nguồn nước:
Nhu cầu nước tăng 6 lần so với 70 năm qua. Do dân số gia tăng, ô nhiễm
môi trường và biến đổi khí hậu sẽ mất đi khoảng 1/3 nguồn nước sử dụng trong
20 năm tới; sẽ có khoảng 2/3 dân số thế giới thiếu nước sạch trong 25 năm tới.
Hàng năm, có khoảng 3-5 triệu người chết vì các bệnh có liên quan đến nước.
- Dân số và sức khoẻ:
Dân số thế giới gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở các nước chậm phát
triển. Dân số năm 1992 là 5,4 tỷ người, hiện nay là 7,3 tỷ người và dự tính nếu
không có các biện pháp hữu hiệu để hạn chế thì dân số loài người có thể lên đến
9-10 tỷ người vào năm 2050; trong 100 năm gần, đây cứ 40 năm dân số lại tăng
lên gấp đôi.Dân số tăng, diện tích đất ở, đất canh tác ngày càng bị thu hẹp làm
cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Rác thải, nước thải, khói bụi gia tăng gây
ô nhiễm môi trường.
Có khoảng nửa tỷ người luôn trong tình trạng thiếu đói kinh niên. Những
hành động ngày nay của chúng ta đang gây ra những hiểm họa to lớn không
lường trước được cho tương lai của loài người. Một công bố gần đây của tổ chức
y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 13 triệu người chết do
môi trường ô nhiễm.
1.1.5.2. Ở Việt Nam
- Rừng tiếp tục bị thu hẹp: Độ che phủ của rừng nước ta đã giảm sút đến
mức báo động. Chất lượng rừng ở các vùng còn rừng bị hạ xuống mức quá thấp.
Trên thực tế chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên sinh.40 năm trước đây,
400.000 ha đất ven biển nước ta được bao phủ bởi rừng ngập mặn, nhưng chỉ
trong 5 năm, 2006 - 2011, 124.000 ha rừng ngập mặn ven biển đã biến mất để
nhường chỗ cho các ao tôm, ao cá - tương đương diện tích bị mất trong 63 năm
trước đó. Rừng ngập mặn trưởng thành rộng lớn ở vùng châu thổ sông Hồng hầu
như đã bị tàn phá. Hệ lụy kéo theo là sự giảm sút mạnh của năng suất nuôi trồng
thủy sản ven biển và sự mất cân bằng môi trường sinh thái.
- Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Thế giới thừa nhận Việt

Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học vào nhóm cao nhất thế
giới. Thế nhưng, trong 4 thập kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim bị
8


tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong. Hoạt động buôn bán trái phép động vật
hoang dã diễn ra khá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hơn 100 loài sinh vật ngoại lai
đang hiện diện tại nước ta cũng là mối nguy lớn cho môi trường sinh thái, như:
ốc bươu vàng, cây mai dương, bọ cánh cứng hại dừa, tấn rùa tai đỏ.
- Ô nhiễm sông ngòi: Với những dòng sông ở các thành phố lớn như Hà Nội
hay thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng bị ô nhiễm nặng nề là điều dễ dàng nhận
thấy qua thực tế, cũng như qua sự phản ánh trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Tuy nhiên, sông ở nhiều vùng nông thôn cũng đang phải đối mặt với tình
trạng ô nhiễm nặng nề do rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề, rác thải nông
nghiệp và rác thải từ các khu công nghiệp vẫn đang từng ngày, từng giờ đổ
xuống. Các dòng sông đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề nhất là:
sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai và hệ thống sông Tiền và sông Hậu
ở Tây Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Những con sông này đã trở nên độc
hại, làm hủy hoại nguồn thủy sản và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống,
sức khoẻ của cộng đồng.
- Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp: Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cho thấy, nguồn chất thải vào môi trường từ trồng trọt và
chăn nuôi đang có xu hướng gia tăng, trong khi việc kiểm soát chưa đạt hiệu quả
cao.Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy, khu vực nông thôn thải ra khoảng 10
triệu tấn/năm chất thải rắn sinh hoạt, nhưng đến năm 2010 tăng lên tới 13,5 triệu
tấn/năm. Số rác thải này cộng với lượng chất thải từ sản xuất nông nghiệp đã
khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn ngày càng trở nên
đáng lo ngại.
- Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp: Thống kê cho thấy, năm 2011 mỗi
ngày các KCN nước ta thải ra khoảng tám nghìn tấn chất thải rắn (CTR), tương

đương khoảng ba triệu tấn một năm. Tuy nhiên, lượng CTR đang tăng lên cùng
với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN, nếu như tính trung bình cả nước, năm
2005 – 2006, một ha diện tích đất cho thuê phát sinh CTR khoảng 134 tấn/năm,
thì đến năm 2008 – 2009, con số này đã tăng lên 204 tấn/năm (tăng 50%), dự
báo tổng phát thải CTR từ các KCN năm 2015 sẽ vào khoảng 6 đến 7,5 triệu
tấn/năm và đến năm 2020 đạt từ 9 đến 13,5 triệu tấn/năm.
- Khai thác khoáng sản: Cùng với nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu, nguồn tài
nguyên khoáng sản dưới lòng đất của nước ta đã bị khai thác khá mạnh. Và, hậu
quả của ô nhiễm môi trường từ những hoạt động khai thác khoáng sản đã quá rõ
ràng. Qua điều tra, cứ 4.000 người dân Quảng Ninh có 2.500 người mắc bệnh,
chủ yếu là mắc bệnh bụi phổi, hen phế quản, tai mũi họng (80%). Kết quả quan
trắc của các cơ quan chuyên môn cho thấy nồng độ bụi ở khu vực Cẩm Phả vượt

9


từ 3 - 4 lần tiêu chuẩn cho phép, gần 0,3 mg/m3 trong 24 giờ (gồm bụi lơ lửng,
bụi Pb, Hg, SiO2, khí thải CO, CO2, NO2).
- Ô nhiễm không khí: Việt Nam cũng đang bị coi là nước có ô nhiễm không
khí cao tới mức báo động.Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ chất ô nhiễm
trong không khí khu vực ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng
1,44 lần và bụi PM10 (tức bụi có kích thước bé hơn 10μ) tăng 1,07 lần. Kênh
rạch ở khu vực nội thành bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở mức độ cao. Phần lớn
nước thải sinh hoạt chỉ mới được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại gia đình. Nhiều nhà
máy, cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc nếu có trang bị thì
không vận hành thường xuyên.
1.2. Quan niệm về giáo dục môi trường
1.2.1. Khái niệm giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học sinh có
nhận thức về môi trường thông qua kiến thức về môi trường (khái niệm, mối liên

hệ, quy luật...) tạo cho học có ý thức, thái độ đối với môi trường; trang bị các kĩ
năng thực hành [3]. Kết quả là học sinh có ý thức trách nhiệm với môi trường và
biết cách hành động thích hợp để bảo vệ môi trường, ứng xử thích nghi thông
minh với môi trường.
1.2.2. Nội dung giáo dục môi trường trong môn Địa lý ở Trung học cơ sở
Kiến thức giáo dục BVMT trong SGK các lớp liên quan đến các vấn đề sau :
- Dân số - Tài nguyên - Môi trường
- Sử dụng hợp lí hay không hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Suy giảm tính đa dạng sinh học.
- Ô nhiễm môi trường.
- Biến đổi khí hậu.
- Đô thị hóa và môi trường.
- Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường: các biện pháp khai thác tài nguyên
thiên nhiên, các biện pháp kĩ thuật chống ô nhiễm môi trường, các biện pháp
quản lí môi trường...
Trong những vấn đề trên, vấn đề: Dân số - Tài nguyên - Môi trường; sử dụng
tài nguyên thiên nhiên; đô thị hóa và môi trường; phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường được đề cập trong chương trình sách giáo khoa nhiều hơn so với
những vấn đề còn lại. Tuy nhiên, không phải bài học nào, nội dung nào cũng
tích hợp yếu tố giáo dục BVMT, do đó nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên
là phải xác định được những kiến thức giáo dục BVMT một cách rõ ràng hoặc
ẩn chứa trong nội dung bài học. Nhìn chung, những kiến thức giáo dục BVMT
trong môn Địa lí THCS có thể phân biệt thành 2 nhóm:

10


- Những kiến thức đề cập đến các thành phần của môi trường, các nguồn tài
nguyên thiên nhiên như địa hình, khí hậu, nước, thổ nhưỡng, sinh vật, các cảnh
quan thiên nhiên, các hiện tượng tự nhiên (như trượt đất, lở núi, động đất, gió

bão, hạn hán...) và những kiến thức về dân cư và hoạt động kinh tế - xã hội của
con người (như dân số học, phân bố dân cư, các hoạt động kinh tế công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ...).
- Những kiến thức về tình hình khai thác, sử dụng các biện pháp nhằm bảo vệ
nguồn tài nguyên và môi trường.
Trong hai nhóm kiến thức trên, những kiến thức của nhóm thứ nhất chính là
những kiến thức địa lí đã được giảng dạy ở trường trung học. Nhóm kiến thức
thứ hai là những kiến thức đề cập đến tác động của con người đối với môi
trường và các nguồn TNTN. Nhóm kiến thức này phần nào đã có trong SGK các
lớp nhưng nhìn chung chưa thật đầy đủ, do đó giáo viên cần chú ý khai thác, lựa
chọn để đưa vào bài giảng dưới hình thức liên hệ, bổ sung, tìm kiếm các nguồn
thông tin đa dạng khác.
1.3. Quan niệm tích hợp
1.3.1. Khái niệm
Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các
yếu tố, nội dung gần và giống nhau, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để
giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác
nhau [13].
Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong
đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức,
kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập;
thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những
năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực
tiễn cuộc sống.
1.3.2. Mục đích tích hợp trong dạy học
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuôc sống
hằng ngày
- Giúp học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể.
- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niện đã học và giữa khái niệm lí thuyết
với thực tiễn cuôc sống.

1.3.3. Mục đích tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học
Mục đích tích hơp lồng ghép kiến thức môi trường và giáo dục môi trường
thông qua các bài dạy địa lí ở THCS nhằm giúp các em:
- Thu nhận được những thông tin, những kiến thức cơ bản về môi trường và
hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con người và môi trường, về mối
quan hệ giữa con người và môi trường...( Ví dụ: GDMT qua bài 26: Đất, các
11


nhân tố hình thành đất GV cung cấp cho HS những kiến thức về đặc điểm và
các thành phần của đất, giúp các em hiểu được tác động của con người tới môi
trường đất, hậu quả của suy thoái đất đối với hoạt động sống và sản xuất của con
người, sự cần thiết của việc cải tạo và hạn chế sự suy thoái đất,…)
- Phát triển những kĩ năng bảo vệ và giữ gìn môi trường, kĩ năng dự đoán,
phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh. ( Ví dụ: GDMT
qua bài Bài 15: Các mỏ khoáng sảnGV trang bị kiến thức về các loại khoáng
sản và đặc điểm,tình hình khai thác và sử dụng khoáng sản , từ đó HS có thể
nhận thức khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi và dự báo được sự
suy giảm và cạn kiệt của một số loại tài nguyên khoáng sản trong tương lai từ đó
cần phải khai thác, sử dụng các khoáng sản một cách hợp lí và tiết kiệm.
- Tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi
trường. (Ví dụ: chăm sóc bồn hoa cây cảnh trong nhà trường, trồng cây xanh,
không bẻ cây ngắt cành,thu gom rác thải tại đường làng ngõ xóm hay bãi
biển,phân loại rác thải, tận dụng rác thải có thể tái chế,…)
- Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ
con người. Với chất lượng cuộc sống của chúng ta, phát triển thái độ tích cực
đối với môi trường....
- Phân tích được những vấn đề môi trường chứa đựng trong nội dung bài học,
liên hệ được với tình hình môi trường của nước ta, của từng địa phương nơi các
em học tập. Từ đó giáo dục cho các em ý thức, trách nhiệm và hành vi BVMT.

1.4. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh Trung học cơ sở
- Học sinh THCS đã có sự trưởng thành hơn học sinh Tiểu học về mặt nhận
thức, tư duy, tình cảm, giao tiếp. Các em đang ở trong độ tuổi nhạy cảm nhất,
chân trời tri thức và các mối quan hệ được mở rộng nên nhận thức của các em
được nâng lên một tầm cao mới.
- Do nội dung học tập của chương trình Địa lí THCS có nhiều thay đổi nên
đặc điểm học tập của học sinh THCS cũng được nâng cao hơn. Lên lớp 6 các em
sẽ học tập môn Địa lý- là một phân môn riêng biệt không còn kết hợp với những
môn khác như Địa lý và Lịch sử hay Khoa học và xa hội ở bậc tiểu học. Các em
sẽ làm quen với những khái niệm và đặc điểm của các đối tượng địa lý (trong đó
có môi trường) một cách cụ thể, rõ ràng hơn, các em sẽ tiếp thu và hình thành
nên những khái niệm mang tính nền tảng cơ sở chính vì vậy việc giáo dục và
định hướng GDMT một cách đứng đắn ngay từ bây giờ là rất cần thiết.
- Lên lớp 7,8,9 các em đã hình thành ý thức bản thân, giao tiếp bạn bè và
phát triển tư duy, lí luận, óc sáng tạo, tính phê phán. Các em nhận thức được về
cái tôi của mình trong hiện tại và bắt đầu nhận thức về vị trí của mình trong xã
12


hội. Các em không chỉ có nhu cầu phát biểu, nêu lên ý kiến của mình, các em đã
có đánh giá về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của bản thân và của những
nguời xung quanh. Vì vậy, trong các giờ học Địa lý, nếu giáo viên tổ chức các
hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức, các em sẽ dễ dàng đáp ứng đuợc các yêu cầu
mà giáo viên đưa ra.
- Các em thích khám phá cái mới, thích thể hiện khả năng của mình trước
tập thể. Các em không thích chấp nhận một cách đơn giản những áp đặt của giáo
viên. Các em thường biểu hiện sự thờ ơ, kém hứng thú và mệt mỏi khi trong
suốt tiết học chỉ ngồi nghe giáo viên giảng bài và ghi chép. Các em thích tranh
luận, thích bày tỏ những ý kiến riêng biệt của các nhân mình về những vấn đề lí
thuyết và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống của các em.

Đây là một thuận lợi cơ bản mà giáo viên cần khai thác triệt để khi tiến hành tích
hợp GDMT vào trong dạy học Địa lí THCS.Việc dạy tích hợp GDMT vào trong
dạy học Địa lí THCS sẽ góp phần thu hút sự quan tâm và phát triển hứng thú
học tập cho các em đối với bộ môn.
- Lứa tuổi này dễ bị tác động từ bên ngoài, các em thấy người lớn làm thì
thường có xu hướng học theo, làm theo, chính vì vậy nhiều em bị ảnh hưởng bởi
người lớn và có những thói quen xấu tới vệ sinh môi trường như vứt rác bừa bãi,
lãng phí nước hay thờ ơ với những hành vi xấu đối với môi trường,…vì vậy cần
giáo dục kịp thời, uốn nắn hành vi và định hướng thái độ hành vi về môi trường
đúng dắn cho học sinh.
- Năng lực tư duy của các em cũng chưa thật hoàn thiện, có nhiều thắc mắc,
chưa định hướng đúng vấn đề,có khi còn vội vàng, thiếu chuẩn xác, do vậy rất
cần sự hướng dẫn của giáo viên để giúp các em nhanh chóng hoàn thiện khả
năng nhận thức của mình. Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là
một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để
nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của học sinh, điều này đòi hỏi phải đổi
mới PPDH nói chung trong đó có sử dụng dạy học tích hợp để thực hiện được
tốt nhiệm vụ đó.

13


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO MÔI
TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÝ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.1. Thực trạng tích hợp giáo dục môi trường hiện nay trong nhà trường
Trung học cơ sở
2.1.1. Tình hình chung
Trong chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 25 tháng 06 năm 2008 Ban chấp hành
Trung ương Đảng về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã nêu rõ một trong những giải pháp hàng

đầu, đó là: Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống
và các phong trào quần chúng, bảo vệ môi trường. Công tác giáo dục môi trường
trong các trường học ngày càng được quan tâm nhiều hơn.Tuy nhiên việc
GDMT ở nhà trường trung học chưa có môn học và bài học riêng - kiến thức về
môi trường chỉ được lồng ghép vào một số bài học ở một số bộ môn.
Ở nước ta, giáo dục môi trường được bắt đầu nghiên cứu từ những năm cuối
thập niên 70, còn việc giáo dục môi trường trong nhà trường THCS được thực
hiện từ năm 1991sau khi ban hành “Tài liệu chỉ đạo giáo dục môi trường”(Bản
dành cho trường THCS, THPT-Bộ giáo dục, 1991). GDMT ở nước ta được lồng
ghép vào môn Địa lí từ năm 1981 cùng với việc thực hiện chương trình cải cách
giáo dục và chia thành các cấp học và được tích hợp vào nhiều môn học khác
nhau trong đó chủ yếu là ở hai cấp THCS và THPT. Nhưng mức độ còn rất hạn
chế, GDMT mới được thử nghiệm ban đầu ở một số địa phương và chương trình
còn chưa thống nhất.Từ đầu thập kỉ 80 đến nay nội dung GDMT đã được tích
hợp vào chương trình giảng dạy các môn có nhiều khả năng tích hợp GDMT
như Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân… Ở cấp học này, nội dung giáo dục
phải được coi là nội dung chính thống, có hệ thống, chất lượng và có hiệu quả.
Cần phải giúp cho các em tự mình chiếm lĩnh được tri thức, kĩ năng ,định hướng
cho các em thái độ đối xử đúng đắn với thiên nhiên như chính ngôi nhà của
mình.

14


2.1.2. Đối với giáo viên
- Ngày 31 tháng 1 tháng 2015, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ
thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, nhiệm vụ của giáo
dục là đến năm 2010 phải trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường
và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp trong các môn học và thông
qua các hoạt động ngoại khóa [1]…Tuy nhiên một số giáo viên thuộc nhiều môn

học thực hiện nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các tiết
học còn ít.
- Trong thực tế giảng dạy bộ môn Địa lý ở trường THCS, nhiều giáo viên
mới chỉ chú trọng tới việc cung cấp cho học sinh những kiến thức theo đúng yêu
cầu phải đạt được sau môt tiết học. Hơn thế nữa, một tiết học diễn ra trong thời
gian 45 phút cũng khiến nhiều giáo viên “ngại”rèn kĩ năng và tích hợp với các
môn học khác, đặc biệt là với việc hình thành ý thức BVMT cho học sinh.Vì vậy
vấn đề này nhiều khi bị xem nhẹ.
- Một số giáo viên chưa hướng dẫn các em liên hệ những kiến thức đã học
với thực tiễn, chưa rút ra được những bài học từ thực tiễn sau khi được học lý
thuyết
- Một số giáo viên đã có liên hệ thực tiễn, tuy nhiên số lượng vẫn còn hạn
chế và hiệu quả mang lại chưa cao.
- Việc cập nhật thông tin, số liệu, sự kiện ở địa phương của một số giáo viên
chưa liên tục vì vậy quá trình vận dụng tích hợp giáo dục môi trường còn nhiều
hạn chế.
2.1.3. Đối với học sinh
- Việc nắm bắt các kiến thức, nhìn nhận vấn đề còn mông lung (Ví dụ: Các
em chưa hiểu rõ thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay? Hậu quả
mà nó mang đến? nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó? Vai trò của mình trong
bảo vệ môi trường?...), các em chưa biết cách vận dụng lí thuyết vào thực tiễn,
các em hiểu “như thế nào là bảo vệ môi trường” nhưng nhiều em không thực
hiện, lười thực hiện hoặc xem nhẹ, không có ý thức bảo vệ môi trường
- Các em học sinh chưa ý thức cũng như chưa đề cao vai trò của bản thân
trong việc BVMT, các em hình tượng khái niệm “bảo vệ môi trường” là vẫn to
lớn, là công việc khó khăn nằm ngoài khả năng của bản thân nên còn xem nhẹ
hành động của bản thân
- Nhiều học sinh chưa tự giác trong việc giữ vệ sinh nơi công cộng, nơi sinh
sống và học tập. Ở trường học, các em còn quá ỷ lại vào việc kiểm tra đôn đốc
của thầy cô trong vệ sinh khuôn viên lớp học và lao động, nhiều lúc chỉ mang

tính đối phó.

15


2.1.4. Đối với cán bộ quản lí
- Bộ giáo dục đã tổ chức cho nhiều cán bộ giáo viên cốt cán ở các trường học
tham gia tập huấn trang bị kiến thức và phương pháp giáo dục tích hợp BVMT
cho nhiều môn học.
- Xuất bản một số tài liệu liên quan đến tích hợp GDMT trong môn học
- Tổ chức dự giờ, góp ý, rút kinh nghiêm cho cán bộ giáo viên
Tuy nhiên việc tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên còn chưa đạ trà chưa đi
sâu vào việc đánh giá hiều quả quá trình vận dụng phương pháp giáo dục môi
trường của giáo viên.
2.2. Thuận lợi, khó khăn của thực trạng
2.2.1. Thuận lợi
-Vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn, việc tích hợp
GDMT trong nhà trường nói chung và nhà trường THCS nói riếng ngày càng
được chú trọng, bên cạnh việc hoàn thành tôt nhiệm vụ giảng dạy của mình thì
người giáo việc đã thành công trong lồng ghép nội dung GDMT và sự hiểu biết
về môi trường của học sinh đang dần được cải thiện.
-Trang thiết bị dạy học trong các trường THCS ngày càng được hoàn thiện,
việc dạy học tích hợp cũng trở nên thuận tiện dễ dàng hơn trong việc thụ kiến
thức cho học sinh.
-Các văn bản, sách, giáo trình, tài liệu về tích hợp, môi trường đang được
xuất bản ngày càng nhiều đây là điều kiện cho các giáo viên Trung học tham
khảo, bổ trợ cho việc dạy học tích hợp GDMT cho học sinh.
-Học sinh có thái độ hứng thú hơn trong những giờ học tích hợp.
2.2.2. Khó khăn
-Việc tích hợp còn ít, hiệu quả mang lại chưa cao và chưa thực hiện đại trà.

- Tích hợp trong giáo dục là một vấn đề còn mới đối với nhiều nhà trường,
giáo viên, phương diện quản lí, tâm lí học sinh và phụ hunh.
- Nhiều học sinh xem Địa lý là môn phụ, học thuộc nhiều trong khi kiến thức
không nắm vững và còn sao nhãng việc học.
- Trong thực tế giảng dạy bộ môn Địa lý ở trường THCS, nhiều giáo viên
mới chỉ chú trọng tới việc cung cấp cho học sinh những kiến thức theo đúng yêu
cầu phải đạt được sau môt tiết học.
- Một số ít giáo viên chưa xác định rõ trọng tâm kiến thức, chưa có kinh
nghiệm lồng ghép các kiến thức GDMT trong tiết dạy để làm cho tiết học sinh
động hơn. Lượng kiến thức trong mỗi bài nhiều song thời gian cho mỗi tiết học
ít, thời gian cho việc tích hợp GDMT còn hạn chế.

16


- Nhiều nhà trường có cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn đặc biệt ở vùng
sâu, vùng xa thì công tác tích hợp GDMT cũng gặp không ít khó khăn và trở
ngại.
2.3. Nguyên nhân thực trạng
2.3.1. Đối với giáo viên
Giáo viên phải nhận thức được rằng: Chỉ có thể giảng dạy đạt chất lượng
hiệu quả cao học sinh mới có ý thức tự chủ, chủ động tích cực trong việc khai
thác kiến thức và lĩnh hội kiến thức mới thì mới đáp ứng nhu cầu của việc yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy, nội dung chất lượng đào tạo của mỗi học sinh,
đúng với việc thực hiện theo cuộc vận động " Hai không" của Bộ GD-ĐT phát
động với 4 nội dung. Giáo viên phải là người sử dụng thành thạo các phương
pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khả năng vận dụng kiến thức bài học
vào vấn đề tích hợp giáo dục môi trường đạt hiệu quả cao nhất. Giáo viên cần
xác định rõ trong chương trình học bài nào, phần nào cần có sự tích hợp vấn đề
GDMT trong đó để định hướng cho học sinh khai thác kiến thức. Giáo viên áp

dụng một số hiểu biết về giáo dục tổng hợp để xây dựng tích hợp vấn đề môi
trường trong dạy Địa lý sao cho đạt được 2 mục tiêu cơ bản: Mục tiêu về giáo
dục và mục tiêu GDMT. Sử dụng các lí thuyết hiện hành về học tập, tư duy, đạo
đức về quan hệ giữa tri thức - thái độ - hành động và về xã hội hoá các tư tưởng
trong việc lựa chọn soạn giảng và thực hiện việc giảng dạy một cách có hiệu quả
để đạt được các mục tiêu GDMT.
2.3.2. Đối với học sinh
-Phần lớn học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò tác dụng của vấn đề môi
trường và tích hợp môi trường trong những môn học nào, chưa thấy được mối
liên hệ giữa các môn học có liên quan đến vấn đề môi trường, chưa liên hệ được
với thực tiễn để từ đó các em liên hệ thực tế đạt hiệu quả giáo dục cao.
-Kiến thức môn học khá nặng và các em không thể tiếp thu được nhiều kiến
thức.
-Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường của giáo viên chưa phù
hợp với các em, không sát với thực tế địa phương hoặc không tạo hứng thứ cho
học sinh nên các em khó tiếp thu.
-Giáo viên chỉ chú trọng lí thuyết mà không coi trọng việc thực hành, hoạt
động môi trường nên các em nhiều khi các em có kiến thức về môi trường và
bảo vệ môi trường nhưng lại không biết hay ngại thực hiện các hoạt động vì môi
trường.
2.4. Kết luận chung về thực trạng
Hiện nay vấn đề môi trường đang được quan tâm hàng đầu của nước ta. Nhìn
chung trong chương trình giáo dục đã quan tâm đến việc GDMT cho học sinh,
17


nhưng các phương pháp giáo dục này còn nặng về kiến thức hơn là hình thành
thái độ, cảm xúc, hành vi quan tâm tới môi trường và vì môi trường của học
sinh. Do vậy, các giáo viên cần lồng ghép GDMT trong quá trình dạy học. Tuy
nhiên cho đến nay việc tích hợp giáo dục môi trường vẫn chưa được ứng dụng

rộng rãi trong thực tiễn dạy học hay tích hợp nhưng mang lại hiệu quả chưa cao,
vì thế cần rất nhiều nghiên cứu khác để giáo dục môi trường trong trường Trung
học thật sự mang lại hiệu quả cao.

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ THCS
3.1. Khái quát nội dung chương trình Địa lý Trung học cơ sở
Môn Địa lí trong nhà trường trung học gồm ba mạch nội dung : Địa lí đại
cương, Địa lí thế giới và Địa lí Việt Nam.Ở cấp Tiểu học, học sinh đã tiếp xúc
với một số yếu tố địa lý, các kiến thức ban đầu về địa lý tự nhiên đại cương và
địa lý thế giới và địa lý Việt Nam trong môn Tự nhiên - Xã hội của các lớp 1, 2,
3 và môn Khoa học của lớp 4, 5 và Lịch sử và Địa lí của lớp 4, lớp 5.Lên đến
cấp Trung học, các mạch nội dung của địa lí được củng cố và phát triển dần dần
trong chương trình môn Địa lý từ lớp 6 đến lớp 9.
Mạch nội dung Địa lí đại cương (tự nhiên, kinh tế - xã hội) được đưa vào
chương trình các lớp đầu cấp (lớp 6 và một phần ở đầu lớp 7), nhằm giúp học sinh
có được một hệ thống kiến thức mang tính phổ thông về bản đồ, Trái Đất - môi
trường sống của con người, về dân cư và những hoạt động của dân cư trên Trái
Đất làm cơ sở cho việc học địa lí thế giới và địa lí Việt Nam.
Mạch nội dung Địa lí thế giới (ở các lớp 7, 8) nhằm giúp cho học sinh nắm
được những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các
châu lục; về nền kinh tế thế giới đương đại, một số vấn đề mang tính toàn cầu và
địa lý một số khu vực, quốc gia đại diện cho các trình độ phát triển kinh tế - xã
hội khác nhau trên thế giới, góp phần chuẩn bị hành trang cho học sinh bước vào
cuộc sống trong thời đại bùng nổ thông tin và mở rộng giao lưu, hợp tác giữa
nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Mạch nội dung Địa lí Việt Nam được sắp xếp ở những lớp cuối cấp (các lớp
8, 9) nhằm giúp học sinh nắm được những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên, dân
cư, kinh tế và các vấn đề đặt ra đối với đất nước, các vùng, địa phương nơi học
sinh đang sống ;chuẩn bị cho phần lớn học sinh ra đời, tham gia lao động sản

xuất.
Trải qua 4 năm học ở bậc THCS phân môn địa lí cung cấp cho học sinh
những kiến thức khoa học về các thành phần tự nhiên và nhân văn của môi
18


×