Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 163 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH MINH LUÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH TRÀ VINH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 62 38 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận án là trung thực và chính xác. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Huỳnh Minh Luân



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

1
2
3
4
5
6
7
8

BVMT
CNH
CP
CT
CTR
GDP
HĐH
HĐND

9

ISO

11
12
13
14
15
16



NQ
NXB
PTBV

QLNN

17

TPP

19
20

TW
UBND

: Bảo vệ môi trường
: Công nghiệp hóa
: Chính phủ
: Chỉ thị
: Chất thải rắn
: Thu nhập bình quân của Quốc gia
: Hiện đại hóa
: Hội đồng nhân dân
: International Organization for
Standardization (Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế)
: Nghị định
: Nghị quyết

: Nhà xuất bản
: Phát triển bền vững
: Quyết định
: Quản lý nhà nước
: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái
Bình Dương)
: Trung ương
: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1
1.1.
1.2.
CHƯƠNG 2
2.1.
2.2.
2.3.
CHƯƠNG 3
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
CHƯƠNG 4

4.1.
4.2.
4.3.


MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tình hình nghiên cứu
Nhận xét về tình hình nghiên cứu và các vấn đề tiếp tục nghiên
cứu trong luận án
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường
Nguyên tắc, nội dung, hình thức và phương pháp quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH TRÀ VINH
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Trà Vinh
Thực tiễn xây dựng và hoạt động của bộ máy quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Trà Vinh
Thực trạng thực hiện nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường ở Trà Vinh
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường
YÊU CẦU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở TỈNH TRÀ VINH
Yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở
tỉnh Trà Vinh

Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường ở tỉnh Trà Vinh
Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường ở tỉnh Trà Vinh
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
8
8
17
22
22
42
51
59
59
65
75
92
110

110
117
123
146
148



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết không chỉ đối với mỗi
quốc gia đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Bởi lẽ, môi trường liên
quan chặt chẽ với cuộc sống của con người đồng thời là một dạng tài nguyên
đặc biệt, cung cấp nguồn lực đầu vào và đầu ra cho các hoạt động và phát
triển. Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, sự ô nhiễm, suy thoái và
những sự cố môi trường đang làm cho môi trường có những thay đổi bất lợi
cho con người, đặc biệt là những thay đổi đối với các yếu tố mang tính tự
nhiên như đất, nước, không khí, hệ thực vật, hệ động vật. Việt Nam cũng như
nhiều quốc gia khác, trong quá trình phát triển phải đối mặt với bài toán khó
khăn là làm thế nào để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường. Tăng trưởng kinh tế không đồng nhất hoàn toàn với phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế không chỉ là tăng trưởng kinh tế về quy mô, tốc độ mà còn
phải bao gồm cả sự cân đối trong tăng trưởng mà môi trường là một trong
những yếu tố quan trọng tạo nên sự cân đối đó. Tăng trưởng kinh tế vì lợi ích
trước mắt mà hy sinh môi trường sẽ để lại những hậu quả khôn lường mà kinh
nghiệm quốc tế đã cho thấy rõ và nó chắc chắn là thách thức trong quá trình
phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập [59]. Đó là chưa kể các di hại
cho môi trường do cuộc chiến tranh để lại [39].
Ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường đã được đặt ra từ trước khi đổi
mới năm 1986. Nhưng chỉ khi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước và hội nhập quốc tế thì vấn đề này thực sự trở nên gay gắt. Từ đó,
bảo vệ môi trường được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các cấp
chính quyền và người dân. Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết
số 41-NQ/TW trong đó đã nhấn mạnh vai trò và nhiệm vụ cơ bản về công tác
bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, sự quan tâm này lại được tiếp tục khẳng định ở Nghị quyết số 24-

1



NQ/TW ngày 03/6/2013 của Bộ Chính trị về chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ yêu cầu “phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
Điểm đáng chú ý là nếu như trước đây công việc về bảo vệ môi trường
hầu như được đặt hoàn toàn lên vai Nhà nước thì đến nay với chủ trương xã
hội hoá, một bộ phận đáng kể công việc về môi trường đã được chuyển giao
cho xã hội thực hiện. Nhưng, dù thế nào, Nhà nước vẫn phải đóng vai trò chủ
yếu trong việc bảo vệ môi trường thông qua hoạt động quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường. Điều này thể hiện rất rõ trong các quy định của Luật Bảo
vệ môi trường năm 2014. Nhận thức về vai trò và các yêu cầu của quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, trong xã hội ngày càng được
nâng lên rõ rệt. Trong thực tế, quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đang
được đặt đúng tầm quan trọng của nó. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường đã đạt được những thành tựu nhất định như: hạn chế mức độ gia tăng ô
nhiễm, khắc phục suy thoái, phục hồi và cải thiện chất lượng môi
trường...Tuy nhiên, xét trên cản bình diện lý luận và thực tiễn thì quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế: kết cấu hạ
tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường lạc hậu, nguồn lực chưa đủ, tổ chức và
năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều nơi vẫn còn
những điểm gây bức xúc về môi trường như: suy thoái và ô nhiễm đất, ô
nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước mặt, hiện tượng sụt giảm mực nước
ngầm ngày càng gia tăng...
Tình hình thế giới và trong nước về môi trường và bảo vệ môi trường
kể trên liên quan chặt chẽ với vấn đề quản lý môi trường tại tỉnh Trà Vinh.
Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Bộ Chính trị, Nghị
quyết tỉnh Đảng bộ Trà Vinh, đồng thời thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2010 - 2015, trong thời gian qua, Trà
2


Vinh đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thu hút đầu tư, phát
triển các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn ngày càng mở rộng và có tác
động tích cực đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Tính đến
nay, toàn tỉnh đã có 01 khu công nghiệp và 09 cụm công nghiệp với 6.705 cơ
sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đã giải quyết việc làm cho
hơn 30.000 lao động địa phương. Ước giá trị sản xuất 2.441,3 tỷ đồng, tăng
26,51%. Trong đó, khu vực quốc doanh 1.100 tỷ đồng, tăng 24,64%; khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài 69,3 tỷ đồng, tăng 23,33% so với cùng kỳ. Là tỉnh
nông nghiệp nên ngành công nghiệp của tỉnh chủ yếu tập trung vào các loại
ngành nghề như: chế biến thủy sản; tơ xơ dừa, cơm dừa nạo sấy; chế biến mía
đường, chế biến lương thực - thực phẩm,...trên 90% số cơ sở sản xuất ở quy
mô nhỏ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, những vấn đề về ô
nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề thách thức lớn đòi hỏi chúng ta cần
phải xem xét, đánh giá lại công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường,
đồng thời đề ra một số giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp nhằm phục vụ
cho tiến trình đẩy mạnh CNH-HĐH và phát triển xã hội, sớm đưa tỉnh Trà
Vinh nói riêng và cả nước nói chung tiến lên công nghiệp theo hướng hiện đại
có trình độ phát triển trung bình trong năm 2020 theo tinh thần Hội nghị lần
thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương khoá X đã đề ra. Trà Vinh cũng như một
số địa phương khác chưa phải là địa phương có nền kinh tế phát triển mạnh,
nên vấn đề môi trường chưa đặt ra thật gay gắt, cấp thiết cao. Tuy nhiên, Trà
Vinh cần phải quản lý tốt vấn đề bảo vệ môi trường để phòng ngừa tình trạng
môi trường có thể xấu đi. Đây là hoàn toàn có thể sẽ xảy trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, tình trạng quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường trong tương lai gắn bó chặt chẽ với những gì mà chính quyền và nhân

dân tỉnh thực hiện như thế nào trong hiện tại.
Xuất phát từ những vấn đề được trình bày trên đây, tác giả chọn đề tài
“Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Trà Vinh” làm đề tài luận
3


án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu luận án
Luận án có mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường và thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường tại tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp tăng
cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên đây, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận án là:
Thứ nhất, tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án. Cụ thể tiến hành hồi cứu, thu thập các tài liệu, công trình khoa học liên
quan đến đề tài luận án. Tìm hiểu và nhận xét, đánh giá, nêu quan điểm về
những vấn đề đã được các công trình nghiên cứu; nêu các nội dung chưa được
các công trình đề cập để định hướng các vấn đề, nội dung sẽ được giải quyết
trong luận án.
Thứ hai, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường. Cụ thể là vấn đề về khái niệm, đặc điểm, các yếu
tố cấu thành, quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có điểm đặc thù gì so
với những quản lý nhà nước về lĩnh vực khác, điều chỉnh pháp luật, kinh
nghiệm của quốc tế về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; xem xét các
khía cạnh của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với bảo vệ môi trường; các
yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật và
thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về bảo vệ

môi trường, rút ra các nhận xét về những ưu điểm, hạn chế, bất cập trong các
quy định của pháp luật hiện hành; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Trà Vinh, chỉ ra các thành tựu và hạn chế
trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương và nguyên nhân của
các thành tựu và hạn chế.
Thứ tư, trên cơ sở nhận thức lý luận về quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường và từ thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Trà
Vinh, luận án đề xuất các giải pháp tạo ra chuyển biến trong quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường ở tỉnh Trà Vinh.
4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường và thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở một địa
phương; hệ thống quy định pháp luật về quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường và thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường; kinh nghiệm thế giới về xây dựng pháp luật về quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại một địa
phương cụ thể là tỉnh Trà Vinh. Thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
tại tỉnh Trà Vinh được khảo sát trong khoảng thời gian là 5 năm trở lại đây.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên phép duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta cũng như các
thành tựu khoa học về các vấn đề nhà nước và pháp luật, về tầm quan trọng của
môi trường, quản lý nhà nước về môi trường, bảo vệ môi trường, quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường…

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận án nhằm
làm sáng tỏ về mặt khoa học của từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp
như: phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, phương pháp luật học so sánh,
phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp thống kê, tiếp cận liên ngành, đa
ngành…
Phương pháp phân tích và các phương pháp tổng hợp, tiếp cận đa ngành
được luận án sử dụng chủ yếu ở chương 1, chương 2 để tổng hợp tình hình
nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận như khái niệm, bản chất, đặc điểm,
vai trò và nội dung, hình thức của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh…được sử dụng chủ yếu
trong chương 3 nhằm nghiên cứu và đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước
5


về bảo vệ môi trường tại tỉnh Trà Vinh.
Các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, quy nạp được sử dụng chủ yếu ở
chương 4 vào việc làm rõ các nhu cầu, quan điểm về tăng cường quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, luận án có những đóng góp mới chủ
yếu sau đây:
- Thứ nhất, luận án đã đóng góp cho khoa học pháp lý chuyên ngành trong
việc làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như:
xác định khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, nội dung, phương pháp của
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Thứ hai, phân tích các yếu tố chi phối quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường như sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hệ thống pháp luật, hệ
thống cơ quan quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; yếu tố kinh tế, văn
hóa, xã hội; yếu tố chính trị vật chất và nguồn lực và yếu tố hội nhập quốc tế.

- Thứ ba, luận án cũng góp phần làm sáng tỏ thực tiễn quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường ở một địa phương cụ thể là Trà Vinh, làm rõ nhu cầu,
xác lập quan điểm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường tại địa phương. Từ đó, đề xuất các giải pháp đổi mới và tăng cường
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Trà Vinh nói riêng và trong cả
nước nói chung.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Luận án có ý nghĩa khoa học trong việc làm rõ hơn dưới góc độ luật
học những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, qua
đóng góp phần làm phong phú và hoàn thiện hơn nhận thức lý luận về quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường. Qua đó, luận án góp phần nâng cao nhận thức
của cán bộ, công chức về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Kết quả
nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt

6


động nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo liên quan đến quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường hiện nay ở nước ta.
- Luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các địa phương khác
trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thông qua việc nghiên cứu đánh
giá thực tiễn quản lý môi trường và các đề xuất tăng cường quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường ở tỉnh Trà Vinh. Luận án có thể giúp cho các cơ quan có
chức năng ở trung ương hiểu đầy đủ hơn thực tiễn và có các biện pháp hỗ trợ
tương ứng cho địa phương về các mặt trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tư liệu có giá trị tham khảo cho
các cơ quan nhà nước hữu quan ở trung ương trong việc hoạch định chính
sách, xây dựng pháp luật về môi trường, quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường trong phạm vi cả nước.
7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn
chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường
Chương 2. Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường
Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh
Trà Vinh
Chương 4. Yêu cầu, quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Trà Vinh

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, có một thời gian dài, môi trường ít được quan tâm. Điều đó
có nguyên nhân là trong thời kỳ bao cấp, kinh tế - xã hội phát triển chậm,
chưa bước vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên môi trường chưa phải là
vấn đề gây hại, bức xúc cho con người, xã hội vì vậy chưa được bàn đến
nhiều. Nhưng từ khi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát
triển mạnh nhất là về chiều rộng thì vấn đề môi trường đặt ra ngày càng cấp
thiết. Hiện nay, có thể nói, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường đã trở thành những vấn đề cấp bách và dành được sự quan tâm
ngày càng lớn của xã hội. Tương ứng với quá trình này, là các công trình
nghiên cứu về môi trường tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Có thể nêu
một số các công trình nghiên cứu về môi trường, bảo vệ môi trường và quản

lý nhà nước về bảo vệ môi trường đáng chú ý sau:
(i) Các công trình nghiên cứu về lý luận quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường
Có thể kể đến tác phẩm “Kinh tế hoá lĩnh vực môi trường: Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn”, PGS.TS. Phạm Văn Lợi (chủ biên), Nhà xuất bản Tư
pháp, 2011. Sách xuất bản trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổng cục Môi trường,
Viện Khoa học Quản lý môi trường và Hợp phần Kiểm soát ô nhiễm tại các
khu vực đông dân nghèo - PCDA. Công trình này đặt ra những vấn đề mới
trong lĩnh vực môi trường trong đó, đã làm rõ hơn khái niệm, mục tiêu, nguyên
tắc và nội dung của kinh tế hoá lĩnh vực môi trường, đồng thời làm rõ những
vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, để từ đó có thể kiến nghị, đề xuất
những giải pháp nhằm đẩy mạnh kinh tế hoá lĩnh vực môi trường.

8


Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, Trần Thanh Lâm, Nxb. Lao
động, 2006. Trong công trình này, tác giả đã xem xét khá nhiều khía cạnh của
quản lý môi trường bằng các công cụ kinh tế.
Giáo trình Luật Hành chính - Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia,
2010. Theo đó, quản lý nhà nước được xác định chủ thể là nhà nước, bằng
chức trách nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp,
chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia.
Ngoài ra phải kể đến những công trình quan trọng khác như: “Vấn đề
môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, GS.TSKH. Vũ
Hy Chương, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội; “Một số vấn đề bảo vệ môi
trường với sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay” của TS. Nguyễn Văn
Ngừng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004; “Chính sách công nghiệp
định hướng phát triển bền vững - những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế

giới”, TS. Trần Ngọc Ngoạn (chủ biên), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội,
2008; Quản lý môi trường địa phương, Trần Thanh Lâm, Nxb. Xây dựng,
2004; Phương pháp phân tích kinh tế và môi trường thông qua mô hình I-O,
Bùi Bá Cước, Bùi Trinh và Dương Mạnh Hùng, Nxb. Thống kê, 2004; Kinh
tế và quản lý môi trường, PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên), Nxb.
Thống kê, 2003; Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường, Lê Văn Khoa,
Nxb. Giáo dục, 2011; Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về Tài nguyên và
Môi trường, Tài liệu tập huấn Hà Nội, 11/2009; Tội phạm về môi trường một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, TS. Phạm Văn Lợi, Nxb. Chính trị Quốc gia,
2004; Giáo trình Luật môi trường, TS. Trần Quang Huy, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2009.
Trong các cuốn sách kể trên, các tác giả đề cập nhiều vấn đề lý luận và
thực tiễn của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Trong đó, có những
cuốn sách, giáo trình đặt ra các vấn đề có tính chất lý luận cơ bản về môi
trường, quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trực tiếp phục vụ cho nghiên
9


cứu đề tài luận án, trong các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai
trò của môi trường và các vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công
dân và các vấn đề quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh sách chuyên khảo, có nhiều bài viết có nội dung liên quan
đến đề tài nghiên cứu như: “Các vấn đề môi trường trong quá trình gia nhập
WTO và các giải pháp xử lý” của ThS. Trần Thị Thu Hằng, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 22 (230), tháng 11 năm 2012;“Khái niệm và đặc điểm của
tranh chấp môi trường” của Vũ Thu Hạnh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
Số 1/2003;
Luận án “Quyền con người được sống trong môi trường trong lành ở
Việt Nam” của Phạm Thị Tính, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2015;
Luận văn Thạc sĩ “Môi trường Việt Nam và việc thực thi công ước Basel

1989 trong thời kỳ hội nhập” của Nguyễn Đức Việt; Luận văn Thạc sĩ “Bảo
vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam” của Trần Thị Thùy Dương.
(ii) Các công trình nghiên cứu về thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường
Nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật và tổ chức thực
hiện pháp luật trong lĩnh vực môi trường đã được đăng tải trong thời gian vừa
qua là cơ sở tham khảo cho luận án này. Trong đó phải kể đến: Tổ chức
thương mại thế giới với vấn đề thương mại - Môi trường và những thách thức,
cơ hội đối với Việt Nam về thương mại - Môi trường, Phạm Hữu Nghị đăng
trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 02 năm 2007. Trong tác phẩm này, tác
giả đã đưa ra lý thuyết về mối quan hệ giữa thương mại và môi trường, chỉ rõ
vai trò của môi trường trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào tổ chức thương
mại thế giới cũng như những thách thức mà hệ thống quan hệ thương mại trên
thế giới phải đối mặt liên quan đến vấn đề môi trường và vai trò của Tổ chức
thương mại thế giới trong việc điều phối quan hệ thương mại nhưng trong bối
cảnh môi trường nóng bỏng như hiện nay. Trong tác phẩm “Giải quyết tốt các
10


vấn đề môi trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Đoàn
Văn Khải, Tạp chí Lý luận Chính trị, 10/2007 tác giả đã đưa ra quan điểm về
sự cần thiết cũng như quan điểm về cách giải quyết tốt các vấn đề về môi
trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế. Trong “Tranh chấp trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường bản chất pháp lý và các dấu hiệu đặc trưng” trên
Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 4/2001 tác giả Vũ Thu Hạnh đã chỉ ra bản
chất của các tranh chấp trong lĩnh vực môi trường trên cơ sở lý luận cũng như
quy định pháp luật trong việc xử lý các tranh chấp về môi trường, từ đó đặt
vấn đề trách nhiệm cuae nhà nước trong việc xây dựng thể chế và tổ chức
thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này. Tương tự

nhưng cụ thể hơn về vấn đề trách nhiệm, công trình“Trách nhiệm dân sự do
hành vi gây thiệt hại về môi trường”, Thông tin Khoa học pháp lý, Viện Khoa
học pháp lý, Bộ Tư pháp xác định rõ khái niệm trách nhiệm dân sự do hành vi
gây thiệt hại trong lĩnh vực môi trường và quy định pháp luật về trách nhiệm
dân sự tương ứng. Ở một góc độ khác, tác giả Phạm Hữu Nghị và Bùi Đức
Hiển (2011) trong bài viết “Quy định về báo cáo đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường và hình thức xử lý các vi phạm”, của
Nguyễn Minh Cường, trang web của Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre
ngày 21/5/2010; “Các công cụ quản lý môi trường”, trang Wattpad ngày
23/5/2009.http//www.Wattpad.com/139219-c%C3%A1cc%C3%B4ngc%E1%BB%A5-qu%E1%BA%A3nl%C3%Bm%C3%B4itr%C6%B0%E1%BB%9Dng?p=5.
(iii) Các công trình nghiên cứu về giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường
Nhiều công trình nghiên cứu tập trung tìm kiếm các giải pháp hữu ích
nhất có thể để quản lý nhà nước về môi trường được cải thiện như trong bài
viết: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Phạm Khôi Nguyên, Tạp chí Khoa học
xã hội Việt Nam, 4/2006; hay bài viết “Các quy định pháp luật về thiệt hại,
11


xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra và định hướng
xây dựng”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2011. Coi việc tăng cường áp
dụng trách nhiệm hành chính trong quản lý là một giải pháp tăng cường hiệu
quả quản lý về môi trường, tác giả ThS. Bùi Kim Hiếu trong bài “Trách
nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22 (230), tháng 11 năm 2012 đã đề
xuất những biện pháp rất hữu hiệu để tăng cường xử lý vi phạm trong lĩnh
vực môi trường. Dưới góc nhìn mang tính xã hội rộng mở, tác giả Phạm Văn
Lợi trong bài “Bảo vệ môi trường và vai trò của các tổ chức xã hội ở Việt
Nam” đăng trên Cổng thông tin điện tử tích hợp của Tổng cục Môi trường,

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011 đã xác định nguyên tắc vấn đề môi
trường không phải là vấn đề của riêng ai, mà là vấn đề của toàn xã hội, từ đó
xác định trách nhiện, vai trò của các tổ chức xã hội trong việc phát huy vai trò
xã hội của mình, hỗ trợ Nhà nước quản lý vấn đề bảo vệ môi trường. Dưới
góc nhìn kinh tế, trong bài“Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế theo
hướng nền kinh tế xanh ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Lao động và Công
đoàn, số 504 (kỳ 2 tháng 7/2012) PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh đã phân tích
những giải pháp mang tính vĩ mô về chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh
tế xanh - quan tâm phát triển kinh tế cùng với bảo vệ môi trường. Ngoài ra, có
thể kể đến các bài viết: “Chi cục bảo vệ môi trường Hải Dương: Giúp doanh
nghiệp thấy rõ trách nhiệm phải xử lý ô nhiễm môi trường” của Tâm Đức,
trang web của Cổng thông tin điện tử tích hợp Tổng cục môi trường, Bộ Tài
nguyên và Môi trường ngày 29/6/2011; Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22
(230), tháng 11 năm 2012; Báo cáo “Bước đầu nghiên cứu cơ chế giải quyết
tranh chấp môi trường tại Việt Nam” của Cục Môi trường Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với
Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp, “Phải “trả tiền” cho…môi
trường” của Trần Ban, trang Việt Báo ngày15/4/2007...v.v.
Cùng với tạp chí, các công trình nghiên cứu mang tính học thuật cũng
12


dành nhiều sự quan tâm về giải pháp hoàn thiện pháp luật, cũng như cơ chế
thực thi pháp luật về vấn đề này như: Luận án Tiến sĩ luật học “Xây dựng và
hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại
Việt Nam” của Vũ Thu Hạnh, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004; Luận án
Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Tố Uyên, Khoa luật, Đại học
Quốc gia, 2013; Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội: “Xây
dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường tại Việt Nam”; Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật môi trường Việt Nam
trong xu thế thương mại hoá môi trường” của Phan Thị Tường Vi; Luận văn
“Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam” của Trần
Phong Bình; Luận văn Thạc sĩ “Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Văn Việt, 2010;“Bước đầu
tiếp cận công tác thanh tra giải quyết đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường
gây ra bởi các hoạt động của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại” của Nguyễn Thị
Thanh Minh.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước rất đa dạng và có
nhiều cấp độ nghiên cứu về khoa học khác nhau. Tuy nhiên, những công trình
này, ở những mức độ khác nhau, ở những phạm vi nghiên cứu khác nhau, đều
có những nội dung mà luận án cho thể tiếp thu và có những gợi mở nhất định
về giải pháp.
(iv) Các công trình nghiên cứu về môi trường, quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường ở một số địa phương, trong đó có Trà Vinh
Các nghiên cứu về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các địa
phương, ở Trà Vinh được thể hiện trong các tài liệu khác nhau, các chương
trình, chuyên đề, dự án...kể cả các nghiên cứu khoa học của chính quyền địa
phương như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn 2014 - 2015 về “bảo tồn và phát
triển bền vững rừng phòng hộ ven biển Mỹ Long” đề tài tập trung đi sâu phân
13


tích làm thế nào để bảo tồn và phát triển rừng phòng hộ ven biển, đây là nội
dung quan trọng vì ngoài lợi ích về kinh tế mà rừng mang lại, một lợi ích
không thể không nhắc đến đó là quốc phòng - an ninh trên biển tại địa phương
Trà Vinh.
Nghiên cứu có liên quan đến môi trường và quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường ở địa phương cho thấy, đó là những vấn đề nghiên cứu khá mới và

được nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu
chuyên sâu về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, một số công trình như
sách tham khảo, đề tài khoa học cấp bộ, cấp trường, Luận văn Thạc sỹ, bài tạp
chí có đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề, cụ thể:
Chương trình nghiên cứu “Di truyền học bảo tồn phục vụ cải thiện đa
dạng sinh học và tăng cường quản lý tài nguyên tại đồng bằng sông MeKong
đang thay đổi”của tác giả Đặng Thúy Bình thuộc Đại học Nha Trang và Kent
E. Carpenter thuộc Đại học Old Dominion của Hoa Kỳ. Chương trình này
nghiên cứu tính thích ứng về mặt di truyền của các quần thể trong điều kiện
môi trường thay đổi do phát triển đập, phát triển nông nghiệp và biến đổi khí
hậu tại đồng bằng sông MeKong.
Phát triển kỹ thuật và thử nghiệm hiện trường một loại thiết bị chuyển
đổi năng lượng sóng khép kín và giá thành rẻ, tác giả Nguyễn H. Thọ thuộc
trường Đại học Tân Tạo và Brian Bingham thuộc trường Đại học Hawaii. Dự
án này nghiên cứu phát triển một thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng có thể
triển khai ngoài hiện trường để đáp ứng nhu cầu điện cơ bản cho những người
sinh sống ở khu vực khó khăn và các cộng đồng ven biển hẻo lánh ở Việt
Nam.
Chuyên đề “Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường” do Thạc sĩ
Vũ Thị Nhung, 2002 - Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện.
Đáng quan tâm trong chuyên đề này là tác giả đã đánh giá một cách tổng thể,
toàn diện về lý luận và thực trạng pháp luật, mục tiêu cơ bản của quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn về môi trường, xây
14


dựng và tổ chức thực hiện chiến lược chính sách và pháp luật môi trường,
đánh giá tác động môi trường.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Vấn đề về môi trường, bảo vệ môi trường được nhiều nhà khoa học trên

thế giới nghiên cứu và công bố trong các công trình của mình. Môi trường trở
thành vấn đề toàn cầu khi sự phát triển của công nghiệp dẫn tới cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên; ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của con
người. Hội nghị quốc tế về Môi trường con người năm 1972 tại Stockhom,
Thuỵ Điển đã ghi nhận sống trong môi trường trong lành là một quyền con
người. Cùng năm đó một trong những nguyên tắc quan trọng để tiến đến xác
định trách nhiệm bồi thường do hành vi làm ô nhiễm môi trường cũng ra đời
là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Nguyên tắc này do Tổ chức
Hợp tác và Phát triển (Organization for Economic Cooperation and
Development - OECD) soạn thảo năm 1972. Tiếp đó để đảm bảo phát triển
kinh tế - xã hội một cách bền vững, Hội nghị thế giới về Môi trường và phát
triển tại Riodranaijo (Braxin), năm 1992 đã đưa nhiệm vụ phát triển bền vững
trở thành một nguyên tắc quan trọng trong quá trình phát triển của thế giới và
của mỗi quốc gia. Mặc dù vậy, thực tế vẫn có nhiều hành vi làm ô nhiễm môi
trường hàng ngày, hàng giờ gây ra thiệt hại cho tự nhiên, xã hội và con người.
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có đề cập từng khía cạnh khác
nhau về công tác bảo vệ môi trường, tác giả chỉ xin nêu một số công trình liên
quan mật thiết đến đề tài như: “Đánh giá Tác động Môi trường (EIA) và các
Chính sách Bảo vệ Môi trường”, trang Web của The World Bankngày
16/6/2010; Bài viết “Chi trả dịch vụ môi trường” (Payment for ecosysterm
servieces - PES) của tác giả Milder, J. C., S. J. Scherr, and C. Bracer. 2010
đăng trên tạp chí Ecology and Society (Sinh thái và xã hội). Đây là bài viết rất
đáng chú ý vì trong đó, tác giả đã đi sâu phân tích và mô tả một cách cụ thể,
rõ ràng việc được chi trả dịch vụ hệ sinh thái là một lĩnh vực hoàn toàn mới
nhưng đã thu hút được sự quan tâm của các quốc gia và các nhà khoa học trên
15


toàn thế giới. PES triển khai sớm nhất ở Mỹ La tinh, châu Âu, châu Phi. PES
cũng được phát triển và thực hiện thí điểm tại châu Á như Indonesia,

Philippiness, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Costa Rica, Mexico và Trung
Quốc đã xây dựng các chương trình PES quy mô lớn, chi trả trực tiếp cho các
chủ rừng để thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng nhằm tăng cường cung cấp
các dịch vụ thủy văn, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, hấp thụ
cacbon và tạo cảnh quan đẹp…Có thể nói, đây là vấn đề rất mới mẻ và đáng
suy nghĩ cho giải quyết vấn đề môi trường cũng như quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường ở Việt Nam.
Sách “Environmental damage in international and comparative law:
problems ofdefinition and valuation” (Thiệt hại về môi trường trong luật pháp quốc
tế và luật so sánh: các vấn đề về định nghĩa và định giá) Nhà xuất bản Oxfordonline,
tháng 3/2012 của tác giả Michael Bow and Alan Boyle. Đây là cuốn sách nghiên cứu
thú vị về bảo vệ môi trường xét về phương diện pháp luật. Tác giả cuốn sách phân
tích một cách cặn kẽ quy định của pháp luật thiệt hại về môi trường trong hệ
thống pháp luật của các nước Bắc Âu, Đức và đặc biệt là hệ thống Luật Dân
sự và các phương pháp tiếp cận để đánh giá thiệt hại về môi trường ở Ba Lan.
Ngoài ra, luận án nghiên cứu các công trình nghiên cứu về chi trả dịch
vụ môi trường của tổ chức Forest Trends, The katoomba group, (2011); Đánh
giá giá trị kinh tế của công tác bảo tồn hệ sinh thái của Pagiola, S., K
vonRitter, (2004) đã xác định các dịch vụ hệ sinh thái cơ bản, cơ hội và thách
thức khi tham gia thị trường chi trả dịch vụ môi trường, Cái nhìn từ tương lai:
Hiện trạng của thị trường cacbon tự nguyện 2011 (Forestrends, 2011); Hiện
trạng và xu thế thị trường cacbon 2011 (World Bank, 2011) hoặc các công
trình nghiên cứu về cách đo đạc, thẩm tra và xác định chất lượng dịch vụ hệ
sinh thái rừng như: Hướng dẫn đo cacbon rừng (của Timothy R.H. Pearson
and Sandra L.Brown, 1997)…
Ngoài ra, luận án cũng tham khảo các bài viết khác ở các nước ít nhiều
liên quan đến đề tài luận án như: Liability and compensation for environment
16



damage in context of the work of the United Nations compensation
commission, (Trách nhiệm và bồi thường thiệt hại về môi trường trong bối
cảnh công việc của Ủy ban bồi thường của Liên Hợp Quốc) - Tạp chí của Uỷ
ban châu Âu và luật môi trường quốc tế (Review of European community and
international environmental law), số 5, phần 4, tr.281-289 (Volume 5, issue 4,
pages 281 -289, December 1996 của tác giả Ruth Mackenzie and Ruth
Khalastchi; Bài viết “Libility for damage to the common environment the
caste of Antarctica”(Trách nhiệm đối với thiệt hại cho môi trường chung khu
vực Nam Cực), Tạp chí của Uỷ ban châu Âu và luật môi trường quốc tế
(Review of European community and international environmental law), tập 3,
phần 4, tr.223-230 (Volume 3, issue 4, pages 223 - 230, Decembet 1994 của
tác giả Francesco Francioni; Shelton Dinah, Human Rights and the
Environment: Junsprudence of Human Rights Bodies (Background No. 2)
Quyền con người và môi trường: Học thuyết của các Cơ quan Nhân quyền
(Cơ sở luận số 2); Stockholm Declaration ofthe UN Conference on the Human
Environment (Tuyên bố Stockholm của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường
con người),16 June 1972. U.N. Doc.A./CONF.48/14/Rev. 1 at 3. 1973;
Meeting of experts on Human rights and the environment 14-15 (Cuộc họp
của các chuyên gia về quyền con người và môi trường) Jan/2002 (Tháng 1
năm

2002)

chrorg/english/1ssues/environment/environ/1ndex.htm, v.v.
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và các vấn đề tiếp tục nghiên cứu
trong luận án
1.2.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh
khác nhau và ở nhiều mức độ khác nhau về hai phương diện cơ bản:
Thứ nhất, trong các công trình nghiên cứu trước đã nghiên cứu về môi

trường ở nhiều mặt khác nhau như: các thành tố của môi trường, các vấn đề về
kỹ thuật, phương pháp về tiêu chuẩn, đo đạc chất lượng môi trường, các vấn đề
17


khoa học và công nghệ liên quan đến bảo vệ môi trường, v.v. Ngoài ra, môi
trường được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau: góc độ xã hội học môi
trường, kinh tế học môi trường, khoa học quản lý về môi trường: các công trình
khoa học đề cập đến các giải pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế trong bảo vệ môi
trường.
Các công trình nghiên cứu trước cũng đã nghiên cứu vấn đề môi
trường dưới góc độ quản lý nhà nước và luật học. Quản lý nhà nước và luật
học là những góc độ nghiên cứu khác nhau một cách tương đối. Tuy nhiên,
chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bởi chính mối quan hệ gắn bó giữa
nhà nước và pháp luật cũng như nhận thức chung hiện nay là quản lý nhà
nước bằng pháp luật, không thể không bằng pháp luật. Vì vậy, đề tài nghiên
cứu và quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường gắn liền với pháp luật. Các vấn
đề pháp luật cũng được xem xét trong quan hệ với quản lý nhà nước và có
trong đó các vấn đề quản lý nhà nước.
Nghiên cứu các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước cũng như về
pháp luật về bảo vệ môi trường có nhận xét rằng:
- Các nghiên cứu đã đề cập vấn đề trách nhiệm trước hết của nhà nước
trong việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, trong một số công trình cũng đã khẳng định rằng quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà đó
là vấn đề của cả hệ thống chính trị, của từng người dân. Trong đó, xã hội hoá
hoạt động bảo vệ môi trường hết sức quan trọng.
- Các nghiên cứu về quản lý nhà nước và pháp luật trong bảo vệ môi
trường đã đề cập nhiều vấn đề khác nhau về quản lý nhà nước và quản lý nhà
nước bằng pháp luật trong bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay:

Một là, những vấn đề lý luận về vai trò, chức năng của nhà nước, quản
lý nhà nước, công cụ pháp luật và các công cụ khác trong quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường, các phương pháp, hình thức quản lý, các cơ quan quản lý
với các chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu nhất định, đối tượng quản lý, nội dung

18


của quản lý, các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trong các điều kiện hiện nay…
Hai là, các vấn đề về thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
một số nghiên cứu đã nêu nhận định tổng quát về thực tiễn quản lý nhà nước
cùng công cụ pháp luật hiện nay ở nước ta, trong đó có một số công trình
nghiên cứu, báo cáo, chuyên đề, dự án với tư cách kết quả nghiên cứu về thực
tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, điều chỉnh pháp luật và tình
trạng thực tế của môi trường trong quá trình bảo vệ môi trường liên quan đến
thực trạng môi trường ở tỉnh Trà Vinh.
Bà là, các công trình nghiên cứu về các biện pháp bảo vệ môi trường
dưới các góc độ khác nhau cũng như các công trình nghiên cứu về quản lý
nhà nước, pháp luật trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã đề xuất
một số biện pháp hữu ích gợi ý cho việc nghiên cứu đề tài luận án và đề xuất
các kiến nghị tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở
tỉnh Trà Vinh.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm đã thống nhất kể trên rất hữu ích cho
việc nghiên cứu đề tài luận án, cũng còn những vấn đề chưa thống nhất, chưa
được nghiên cứu thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ như sau:
- Chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện các vấn
đề lý luận về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cũng như vấn đề pháp
luật trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được trình bày

trong khá nhiều công trình. Tuy nhiên, các nội dung nghiên cứu thực tiễn chỉ
có giá trị trong một thời gian nhất định, khi bối cảnh cũng như các thông tin
về quản lý môi trường đã có những biến đổi thì tính thời sự của thông tin mất
đi. Mặt khác, nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
phần nào hoặc góc độ nhất định có tính chất toàn quốc hay ở một địa phương
nào đó. Đó là chưa kể nhiều công trình nghiên cứu chủ yếu là dưới góc độ
kinh tế, một số ít dưới góc độ quản lý có tính chất kỹ thuật. Hầu như chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện thực trạng quản lý nhà nước về
19


bảo vệ môi trường cho một địa phương cụ thể, trong đó có tỉnh Trà Vinh.
Nhiều đánh giá cũng như các nguyên nhân của tình trạng được nghiên cứu
trong phạm vi cả nước hay cho một địa phương vẫn có giá trị tham khảo hay
gợi ý cho việc nghiên cứu sinh thực hiện đề tài luận án.
- Trong các công trình nghiên cứu cũng đã đề xuất quan điểm và các
giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, có giá trị tham
khảo tốt cho việc nghiên cứu luận án này. Tuy nhiên, đó là các đề xuất, kiến
nghị chung cho toàn quốc hoặc cho một địa phương rất cụ thể. Vì vậy, đề xuất
quan điểm cũng như các giải pháp cho địa phương cụ thể là tỉnh Trà Vinh
phải được xem xét cụ thể hơn, sâu sắc hơn cho phù hợp với quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường trong thực tế.
1.2.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Như các trình bày trên đây, có những nội dung trong các công trình
nghiên cứu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nhưng chưa được nghiên
cứu thấu đáo. Có thể thấy, để nghiên cứu có kết quả các vấn đề xung quanh
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương cụ thể là tỉnh Trà Vinh
còn rất nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần phải tiếp tục nghiên cứu, như sau:
Về mặt lý luận:
- Làm rõ các đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về bảo vệ môi

trường; xác định nội dung quản lý, hình thức quản lý, chủ thể và đối tượng
quản lý trong bảo vệ môi trường.
- Chỉ ra và phân tích các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường.
Về thực tiễn quản lý nhà nước ở tỉnh Trà Vinh:
- Làm rõ các đặc điểm của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở
tỉnh Trà Vinh;
- Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Trà
Vinh theo phương diện quản lý nhà nước bằng pháp luật.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường ở Trà Vinh xuất phát từ thực tiễn quản lý ở tỉnh, đồng thời có tham
20


khảo kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các địa phương
khác và kinh nghiệm quốc tế.
Kết luận Chương 1
Nghiên cứu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Trà Vinh
dưới góc độ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính không phải là vấn đề hoàn
toàn mới mẻ. Đã có các công trình nghiên cứu về vấn đề này ở những mức độ
khác nhau.
Ở chương 1 về tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án đã cố gắng tổng
hợp các công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các góc độ khác nhau. Trong
các công trình đó có công trình nghiên cứu nước ngoài và có công trình
nghiên cứu trong nước. Có công trình nghiên cứu dưới góc độ kinh tế - môi
trường, có công trình nghiên cứu dưới góc độ hành chính công. Có công trình
là các bài tạp chí, là báo ngày, có công trình nghiên cứu là tiểu luận tốt nghiệp
cao đẳng, đại học, nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà nước.
Các kết quả nghiên cứu dù thế nào cũng đưa lại những kết quả nhất
định để trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về lý luận, về thực trạng

quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Trà Vinh và gợi ý cho nghiên
cứu sinh đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường trên địa bàn Trà Vinh. Ở trên, luận án đã xác định các nội dung khoa
học đã được nghiên cứu, làm rõ và các vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận
án này.

21


×