Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ điện tín hàng hải tiếng Anh trong ngành hàng hải Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 177 trang )

i

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM VĂN ĐÔN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐIỆN TÍN
HÀNG HẢI TIẾNG ANH TRONG
NGÀNH HÀNG HẢI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ

HÀ NỘI - 2016


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU .............................................................................. iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ....................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỆN TÍN HÀNG
HẢI VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN ...........................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu điện tín hàng hải ..............................................5
1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................................8
1.3. Tiểu kết...............................................................................................................46
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐIỆN TÍN HÀNG HẢI VỀ CẤU
TRÚC VĨ MÔ ..........................................................................................................48
2.1. Nhận diện văn bản điện tín hàng hải ..................................................................48


2.2. Cấu trúc tổ chức văn bản điện tín hàng hải ........................................................66
2.3. Đặc điểm lớp từ vựng trong điện tín hàng hải ...................................................93
2.4. Đặc điểm phong cách ngôn ngữ điện tín hàng hải .............................................94
2.5. Tiểu kết...............................................................................................................95
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐIỆN TÍN HÀNG HẢI VỀ CẤU
TRÚC VI MÔ ..........................................................................................................97
3.1. Đặc điểm từ ngữ .................................................................................................97
3.2. Đặc điểm cú pháp .............................................................................................122
3.3. Đặc điểm cấu trúc đoạn văn trong điện tín hàng hải ........................................136
3.4. Tiểu kết.............................................................................................................144
KẾT LUẬN ............................................................................................................147
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
NGUỒN XUẤT XỨ TƯ LIỆU .............................................................................159
PHỤ LỤC ...............................................................................................................159


v
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIÊT TẮT
Kí hiệu
[…] …
… […]
Chữ viết tắt
Tiếng Việt
CB
BNV
BĐNN
DQB
ĐT

ĐTATHH
ĐTDVTT
ĐTDS
ĐTHH
ĐTTTHH
LATS
NNĐ
NSĐ
PTNV
TNT
THT
Tr.
Tiếng Anh
A
O
V
S
Od
Oi
VISHIPEL
GMDSS
IMO
ITU
UT
GMT

Ví dụ
[1]
I am a student
Số thứ tự trong tài liệu tham khảo

Bolee [90]

Chủ biên
Bộ nội vụ
Biến đổi ngôn ngữ
Diệp Quang Ban
Điện tín
Điện tín an toàn hàng hải
Điện tín dịch vụ thời tiết
Điện tín dân sinh
Điện tín hàng hải
Điện tín thông tin hàng hải
Luận án tiến sỹ
Người nhận điện tín
Người soạn điện tín
Phân tích ngữ vực
Trần Ngọc Thêm
Thế tố
Trang.
Trạng ngữ
Tân ngữ
Động ngữ
Chủ ngữ
Tân ngữ trực tiếp
Tân ngữ gián tiếp
Công ty thông tin điện tín hàng hải Việt Nam
Hệ thống định vị toàn cầu
Tổ chức hàng hải quốc tế
Tổ chức viễn thông quốc tế
Giờ quốc tế

Giờ quốc tế


vi
DANH MỤC BẢNG
Danh mục Bảng:
Bảng 2.1. Cấu trúc vĩ mô của văn bản điện hàng hải âm ..........................................54
Bảng 2.2. Cấu trúc vĩ mô thư tín thương mại và điện tín hàng hải ...........................73
Bảng 2.3. Tỉ lệ các loại tỉnh lược theo quan điểm của Quirk ...................................75
Bảng 2.4. Tần suất phương tiện thế trong điện tín hàng hải .....................................77
Bảng 2.5. Tần suất liên tố trong điện tín hàng hải ...................................................78
Bảng 2.6. Tần suất sử dụng các chiếu tố ...................................................................79
Bảng 2.7. Thống kê tần suất xuất hiện chiếu tố ........................................................92
Bảng 3.1. Tần suất thực từ và hư từ trong văn bản điện tín hàng hải .......................98
Bảng 3.2. Tần suất xuất hiện các loại danh từ .......................................................100
Bảng 3.3. Tần suất danh từ riêng ............................................................................101
Bảng 3.4. Tần suất danh từ chung ...........................................................................101
Bảng 3.5. Thời của động từ trong điện tín tiểu loại thông tin hàng hải ................105
Bảng 3.6. Thời động từ trong điện tín tiểu loại dịch vụ thời tiết ............................107
Bảng 3.7. Thời của động từ trong điện tín hàng hải an toàn ...................................108
Bảng 3.8. Thức trong các loại văn bản điện tín hàng hải ........................................110
Bảng 3.9. Tần suất giới từ trong điện tín hàng hải ..................................................111
Bảng 3.10. Đặc điểm danh từ ghép trong điện tín hàng hải tiếng Anh ...................117
Bảng 3.11.Thống kê loại từ tắt ................................................................................119
Bảng 3.12. Kiểu cấu trúc ghép câu trong điện tín hàng hải ...................................122
Bảng 3.13. Loại câu trong điện tín hàng hải theo quan điểm của Quirk ................123
Bảng 3.14. Loại cú trong điện tín hàng hải theo quan điểm của Quirk ..................124
Bảng 3.15. Đặc điểm cú SV trong điện tín hàng hải ..............................................127
Bảng 3.16. Đặc điểm cú SVC trong điện tín hàng hải ...........................................128
Bảng 3.17. Đặc điểm kiểu cú SVA trong điện tín hàng hải ....................................129

Bảng 3.18. Đặc điểm kiểu cú SVO trong điện tín hàng hải ...................................130
Bảng 3.19. Đặc điểm cú SVOO trong điện tín hàng hải ........................................132
Bảng 3.20. Đặc điểm cấu trúc SVOC trong điện tín hàng hải ................................132
Bảng 3.21. Đặc điểm kiểu cú SVOA trong điện tín hàng hải .................................133
Bảng 3.22. Cấu trúc dạng bị động trong văn bản điện tín hàng hải .......................134


vii
Bảng 3.23. Tần suất dạng câu trong điện tín hàng hải ............................................136
Bảng 3.24. Phân bổ kiểu cú trong tiểu loại điện tín ...............................................137
Bảng 3.25. Khuôn điện tín hàng hải tiểu loại hàng hóa ..........................................139
Bảng 3.26. Khuôn điện tín hàng hải tiểu loại cung ứng hàng hóa ..........................140
Bảng 3.27. Khuôn điện tín hàng hải yêu cầu dịch vụ .............................................141
Bảng 3.28. Khuôn điện tín hàng hải tình trạng thời tiết ..........................................141
Bảng 3.29. Khuôn điện tín hàng hải tiểu loại dự báo thời tiết ................................142
Bảng 3.30. Khuôn điện tín hàng hải cảnh báo từ tàu ..............................................143
Bảng 3.31. Khuôn điện tín hàng hải cảnh báo từ đất liền .......................................143
Bảng 3.32. Khuôn điện tín hàng hải yêu cầu trợ giúp y tế......................................143
Bảng 3.33. Khuôn điện tín hàng hải yêu cầu cứu hộ ..............................................144

DANH MỤC BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ
Danh mục biểu:
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ thực từ và hư từ trong điện tín hàng hải ......................................98
Biểu đồ 3.2. Tần suất thực từ trong văn bản ĐTHH .................................................99
Biểu đồ 3.3. Tần suất xuất hiện của hư từ trong điện tín hàng hải ........................110
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ từ tắt trong điện tín hàng hải ......................................................119
Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ dạng câu bị động và chủ động trong điện tín hàng hải ..............136

Danh mục sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Phương thức liên kết theo quan điểm của Halliday .................................20

Sơ đồ 2.2. Phân loại điện tín hàng hải.......................................................................58
Sơ đồ 2.3. Tóm tắt quy trình phát điện tín ...............................................................59
Sơ đồ 2.4. Tóm tắt quy trình ĐTHH âm và dương ...................................................60


1
MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Thông tin liên lạc trên biển đặc biệt quan trọng đối với việc đảm bảo một

chuyến đi biển an toàn. Nó được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương tiện khác
nhau và mỗi loại lại có vai trò, thế mạnh nhất định. Khi tàu gần nhau, người ta sử
dụng lời nói. Khi ở vị trí xa nhau nhưng quan sát được bằng mắt, phương tiện phi
ngôn ngữ như cờ hiệu, đuốc hiệu hay pháo sáng được sử dụng. Khi ở khoảng cách
xa không thể quan sát bằng mắt, người ta phải sử dụng phương tiện duy nhất là điện
tín hàng hải (ĐTHH) dưới dạng chữ viết.
Năm 1973, Ủy ban An toàn hàng hải [126, tr.12] đã chọn tiếng Anh làm ngôn
ngữ giao dịch trong ngành hàng hải. Do trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh của thủy
thủ còn hạn chế và thủy thủ lại nói thứ tiếng mẹ đẻ khác nhau nhiều khi xảy ra sự
bất đồng trong giao tiếp. Để khắc phục vấn đề này, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO
- International Maritime Organization) cho xuất bản cuốn cẩm nang “Từ vựng hàng
hải tiêu chuẩn” (Standard Marine Navigational Vocabulary). Cuốn sách giới thiệu
các câu chuẩn mực đối với các tình huống giao tiếp và yêu cầu thủy thủ phải nói
theo đúng như thế. Tuy vậy, IMO mới chỉ giải quyết được khó khăn khi giao tiếp
bằng khẩu ngữ. Hiện nay việc soạn thảo ĐTHH bằng tiếng Anh dưới dạng chữ viết
còn bỏ trống các quy định nên việc soạn điện tín hết sức tùy tiện, dễ gây hiểu nhầm
dẫn đến tổn thất hàng hải. Việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ ĐTHH tiếng Anh để

làm cơ sở để ra các quy định biên soạn điện tín trình cơ quan chủ quản cho phép áp
dụng trong ngành là quan trọng và hết sức cấp thiết.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Khi triển khai đề tài này, chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu đặc điểm
ngôn ngữ điện tín hàng hải tiếng Anh trong ngành hàng hải Việt Nam là để góp
phần minh chứng cho lí thuyết về văn bản học và chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ
được sử dụng trong văn bản điện tín hàng hải, một loại hình văn bản đặc biệt thuộc
thể loại thư tín thương mại. Đặc điểm ngôn ngữ điện tín được nhìn nhận qua các
phương diện như: Khái niệm, thể loại văn bản, đặc điểm ngôn ngữ vĩ mô và vi mô.


2
Để đạt được mục đích trên, luận án giải quyết tốt các nhiệm vụ sau: (i) Xác
định thể loại văn bản điện tín hàng hải; (ii) Xác định cấu trúc văn bản điện tín hàng
hải;(iii) Chỉ ra đặc điểm văn bản và các yếu tố ngôn ngữ giúp cho việc soạn điện tín
ngắn gọn và NNĐ có thể phục hồi và đọc hiểu chính xác nội dung điện tín; (iv) Xác
lập mô hình các tiểu loại điện tín hàng hải.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong
văn bản điện tín hàng hải bằng tiếng Anh, được lưu hành trong ngành hàng hải Việt
Nam. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ trong điện tín hàng hải nói riêng và trong
điện tín nói chung được viết hết sức ngắn gọn vắn tắt do bị chi phối bởi thời gian
đọc điện và tiền cước phải trả. Chính vì vậy cấu trúc văn bản điện tín và ngôn ngữ
sử dụng trong đó dường như méo mó và rất khó hiểu đối với người ngoài chuyên
môn hàng hải và người mới vào nghề. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên,
chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu cụ thể là đặc điểm vi mô và vĩ mô ngôn
ngữ điện tín hàng hải tiếng Anh trong ngành hàng hải Việt Nam.
Ngữ liệu nghiên cứu của luận án là các bức ĐTHH đã được sử dụng giữa tàu

biển với nhau và với đất liền. Để đảm bảo tính khách quan và các bức ĐTHH thuộc
ngành hàng hải Việt Nam, chúng tôi sưu tầm các bức ĐTHH này từ đài phát vô
tuyến hàng hải ven bờ biển, tàu biển trên vùng biển Việt Nam và từ thuyền trưởng
và nhân viên người Việt Nam công tác tại đài phát vô tuyến điện ven biển trực tiếp
làm công việc đọc và soạn điện tín. Cụ thể là các bức điện được nhận từ giám đốc
đài vô tuyến ven bờ khu vực Bắc Bộ Inmarsat Hải Phòng.v.v… và các cán bộ công
tác trên các tàu như M/S Maple; M/S Mashall,: M/S Double Providence.v.v…trong
các năm 2010, 2011,2012,2013. Từ nguồn ngữ liệu trên, chúng tôi lựa chọn được
1530 bức điện chủ yếu có kèm văn bản phục hồi từ NNĐ. Đối với một số bức điện
không có bản phục hồi, chúng tôi hợp đồng với nhân viên công ty dịch vụ thông tin
hàng hải và thuyền trưởng công ty vận tải biển đang nghỉ phép trên đất liền phục
hồi toàn văn bức điện.
Theo quy trình soạn điện tín [123, tr.96], người soạn điện (NSĐ) phải lập một
văn bản đầy đủ sau đó dùng các thủ pháp ngôn ngữ học lược bỏ những phần có thể


3
hiểu ngầm. Văn bản lưu hành là văn bản siêu ngắn gọn. Khi nhận được điện tín,
người nhận điện (NNĐ) phải phục hồi bức điện về nguyên dạng ban đầu. Trong
thực tế, quy trình này chỉ áp dụng trong đào tạo và giai đoạn thực tập. Khi có kinh
nghiệm, NSĐ chỉ hoạch định sẵn trong đầu rồi soạn ngay ra văn bản điện đã rút
ngắn. NNĐ cũng đọc hiểu ngay nội dung văn bản điện và chỉ tái lập các bản điện
quan trọng để phục vụ khiếu nại hay các vấn đề liên quan đến pháp lý. Các nhà
chuyên môn hàng hải gọi văn bản giao dịch là điện tín dương và văn bản phục hồi là
điện tín âm. Luận án lấy ngữ liệu khảo sát là 1530 văn bản điện tín dương. Mặc dù
vậy, do luận án nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ có liên quan đến câu nên chúng tôi
dựa vào điện tín âm để thống kê loại câu và xác lập cấu trúc đầy đủ của nó. Để ngắn
gọn và tránh lặp lại từ, trong luận án này, chúng tôi dùng thuật ngữ điện tín hàng
hải có hàm ý trong ngành hàng hải Việt Nam và cụm từ “ nghiên cứu điện tín hàng
hải” được sử dụng thay cho “nghiên cứu ngôn ngữ điện tín hàng hải”

Luận án xác định phạm vi nghiên cứu là đặc điểm ngôn ngữ vi mô và vĩ mô
trong văn bản điện tín hàng hải dương và âm được lưu hành trong thực tế lao động
sản xuất trong ngành hàng hải Việt Nam.

4.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Triển khai đề tài này, chúng tôi áp dụng những phương pháp, thủ pháp nghiên

cứu sau:
- Phương pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả cấu trúc và nội dung bức điện.
- Thủ pháp thống kê được sử dụng để chỉ ra tần số, tần suất của từng trường hợp
được phân tích, qua đó giúp thấy được mức độ xuất hiện phổ biến hay không của
chúng.
- Thủ pháp so sánh - đối chiếu được áp dụng khi so sánh văn bản điện âm và văn
bản điện dương giúp tìm ra đặc điểm để soạn và đọc hiểu các bức điện một cách
nhanh chóng và chính xác.

5.

Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có một số đóng góp mới về khoa học như sau:
- Chứng minh điện tín hàng hải là một tiểu loại thư tín thương mại đặc biệt


4
- Cụ thể hóa lí thuyết văn bản rút ngắn bằng việc trình bày một văn bản dị biệt
ngắn gọn
- Bổ sung vào kết quả nghiên cứu thư tín thương mại đã có


6.

Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Về lí thuyết: Luận án chứng minh điện tín hàng hải là một tiểu loại thư tín

thương mại đặc biệt không bao gồm các yếu tố lịch sự rào đón như thường thấy
trong thư tín thương mại thông thường khác. Điện tín hàng hải là một loại văn bản
rút ngắn điển hình ở cấu trúc vĩ mô và vi mô. Việc rút gọn được thực hiện triệt để, ở
vi mô, điện tín hàng hải chủ yếu chỉ giữ lại từ vựng quan trọng và việc rút gọn được
thực hiện tới cấp độ kí tự trong việc sử dụng từ tắt,một đặc điểm phổ biến trong văn
bản điện tín hàng hải. Ở vĩ mô, điện tín hàng hải bao gồm một đoạn văn chỉ có
thành phần triển khai. Các thành phần khác trong cấu trúc vĩ mô được lược bỏ.
Về thực tiễn: Kết quả của luận án là cơ sở để biên soạn cẩm nang ĐTHH
chuẩn hóa, giúp rút ngắn quá trình đào tạo và biên soạn điện. Ngoài ra, luận án còn
hữu ích đối với các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực thư tín nói chung và ĐTHH
nói riêng. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp rút ngắn văn bản điện một cách khoa học hơn
và người nhận điện sẽ đọc hiểu chính xác hơn. Ngoài ra, việc rút ngắn văn bản điện
còn giúp chủ tàu giảm được tiền cước phải trả và giúp thuyền trưởng đọc hiểu
nhanh nội dung văn bản điện tín để kịp ra quyết định nhanh chóng và kip thời.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu ngôn ngữ điện tín hàng hải và cơ
sở lí luận của luận án
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ điện tín hàng hải về cấu trúc vĩ mô
Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ điện tín hàng hải về cấu trúc vi mô


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỆN TÍN HÀNG HẢI VÀ CƠ SỞ

LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu điện tín hàng hải

1.1.1. Tình hình nghiên cứu thư tín thương mại
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu thư tín thương mại trên thế giới
Do yêu cầu cấp thiết của việc giao tiếp trong hoạt động thương mại, việc phân
tích diễn ngôn thư tín thương mại đã được giới nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm
từ rất lâu. Đặc biệt là các tác giả Anh- Mỹ đã biên soạn công phu những giáo trình
thư tín thương mại tiêu chuẩn, phân loại thư tín nhằm giúp cho người sử dụng nắm
bắt nhanh các nguyên tắc, chiến lược hay mô hình biên soạn văn bản thư tín. Trong
số những nhà khoa học đã có công trình nghiên cứu đáng chú ý về thư tín thương
mại, chúng tôi xin dẫn một số tác giả tiêu biểu như sau:
Bovee [89] đưa ra các nguyên tắc viết nhấn mạnh chiến lược lịch sự dương
tính, tránh phân biệt về giới tính (sex discrimination) và nhấn mạnh hành vi trực
ngôn (direct discrimination) trong thư tín thương mại.
Bhatia [91] đã phân tích diễn ngôn thư tín thương mại theo phương pháp phân
tích thể loại. Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày 7 bước thoại dành cho thư
bán hàng và thư xin việc trong tiếng Anh.
Henry và Roseberry [104] cũng theo hướng phân tích trên, đã đưa ra 14 bước
thoại trong thư xin việc.
Berhas A.Mill, [119] trong cuốn Business letters (Thư tín thương mại) đã nêu
ra các tình huống, các loại thư tín thương mại. Tuy vậy, đây chỉ là cuốn giáo trình
phục vụ giảng dạy, không phải là công trình nghiên cứu ngôn ngữ học.
Nhiều nhà nghiên cứu khác tập trung so sánh - đối chiếu thư tín thương mại
giữa các nền văn hóa khác nhau và theo hướng khác so với luận án mà chúng tôi
đang thực hiện.


6
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu thư tín thương mại ở Việt Nam

Việc nghiên cứu thư tín thương mại nói chung đã thu hút được giới nghiên cứu
ngôn ngữ học Việt Nam chủ yếu chỉ từ thời kỳ sau Đổi mới (1986) do yêu cầu của
nền kinh tế thị trường. Có thể nêu một số tác giả tiêu biểu như sau:
Hoàng Anh [1], trình bày chi tiết văn bản, kết cấu văn bản và phân loại thư tín
và thư công vụ. Đây là cuốn sách tham khảo quý đối với những nghiên cứu chuyên
sâu về văn bản, kết cấu văn bản. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp cơ sở lí thuyết để
phân biệt thư tín công vụ với thư từ giao dịch thương mại.
Nguyễn Trọng Đàn [23] viết luận án tiến sĩ nghiên cứu “Phân tích diễn ngôn
thư tín thương mại”.Luận án đã phân tích đối chiếu một số đặc điểm về ngữ vực của
thư tín giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Nguyễn Đức Hoạt [105],trong luận án tiến sĩ“Politeness Markers in
Vietnamese requests”(Chỉ dấu lịch sự trong lời đề nghị tiếng Việt) đã phân tích sự
khác biệt về một số chiến lược sử dụng câu để thể hiện chiến lược lịch sự trong diễn
ngôn thương mại tiếng Việt và tiếng Anh.
Trần Thị Thu Hương [44] nghiên cứu chi tiết, phân loại thư tín. Đây là cuốn
sách cung cấp cho độc giả cơ sở để phân biệt thư từ, thư công vụ và thư tín cũng
như điện tín. Cuốn sách [1] và [44] hiện được sử dụng làm giáo trình giảng dạy
trong một số trường đại học và học viện hành chính.
Nguyễn Thành Lân [50] đã bảo vệ luận án tiến sĩ “Phương pháp xây dựng và
chuyển dịch văn bản thương mại Anh- Việt, Việt – Anh”, nghiên cứu nguyên tắc và
mô hình xây dựng văn bản thư tín thương mại bằng tiếng Anh dành cho người
Phương Đông.
Nguyễn Xuân Thơm [68] trong luận án tiến sĩ “Các yếu tố ngôn ngữ trong
đàm phán thương mại quốc tế (Anh - Việt đối chiếu).” đã so sánh đối chiếu đặc
điểm về ngữ vực bằng tiếng Anh và tiếng Việt trong đàm phán thương mại.
Lê Hùng Tiến [70], trong luận án tiến sĩ “Một số đặc điểm của ngôn ngữ luật
pháp tiếng Việt”, đã phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp, trong đó có các văn bản
hợp đồng thương mại.



7
Ngoài ra, một số tác giả khác đã biên soạn giáo trình về soạn thảo văn bản để
giảng dạy trong một số trường đại học và học viện hành chính. Đây cũng là nguồn
tài liệu tham khảo quan trọng trong việc triển khai đề tài luận án này.
Nhìn chung,các công trình trên tập trung phân tích các yếu tố lịch sự hay
nghiên cứu phương pháp chuyển dịch văn bản thư tín giữa các nền văn hóa và là các
công trình so sánh- đối chiếu, không phân tích văn bản thư tín thương mại rút ngắn.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ điện tín hàng hải
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ điện tín hàng hải trên thế giới
Sau một thời gian phát triển rực rỡ, điện tín dân sinh (ĐTDS) đã chấm dứt. Hiện
nay chỉ còn những nhánh phát triển của nó trong các lĩnh vực hẹp khác, như quân đội
(Military radiograms), an ninh (Police radiograms) hàng không (Air way radiograms)
và hàng hải (Marine radiograms). Tài liệu trong lĩnh vực này không nhiều.
Tổ chức Viễn thông Quốc tế - ITU phát hành cuốn “Manual for use by the
Maritime mobile and maritime mobile- satellite services” (Hướng dẫn sử dụng dịch
vụ vệ tinh di động và các dịch vụ hàng hải di động).
Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) ấn hành tài liệu“IMO standard vocabulary
phrases” (Cụm từ tiêu chuẩn hàng hải) bao gồm các mẫu câu, yêu cầu thủy thủ phải sử
dụng trong các tình huống cụ thể, trong đó có một số tình huống có liên quan tới ĐTHH.
Cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu ngôn ngữ học
nào về điện tín nói chung và ĐTHH bằng tiếng Anh nói riêng.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu điện tín hàng hải ở Việt Nam
Hàng hải là một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Ngôn ngữ được
IMO chọn trong giao dịch là tiếng Anh. Mặc dù tài liệu tra cứu chuyên ngành bằng
tiếng Anh khá phong phú nhưng theo kết quả chúng tôi tìm hiểu, tài liệu nghiên cứu
bằng các ngôn ngữ nói chung và bằng tiếng Anh nói riêng lại rất khiêm tốn, có thể
nói hầu như là không có. ĐTHH là một lĩnh vực chuyên ngành hẹp, việc nghiên cứu
thể loại văn bản này cũng chưa có. Chúng tôi chỉ tìm thấy những tài liệu sau:



8
Cuốn “English for nautical students and shipofficers” (Tiếng Anh dành cho sinh
viên hàng hải và sĩ quan tàu biển) [124] do Nguyễn Tường Luân biên soạn, bao gồm
một số đoạn đọc hiểu tiếng Anh hàng hải, trong đó có một số bức ĐTHH. Đây cũng chỉ
là tài liệu giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên hàng hải chứ không phải là
một nghiên cứu ngôn ngữ học.
Cuốn “Ship’s correspondence” (Thư- Điện- Kháng cáo) [125] do Nguyễn Tường
Luân biên soạn năm 1991 là cuốn sách sưu tầm các bức thư tín hàng hải, ĐTHH và
kháng cáo hàng hải cũng chỉ dùng làm tài liệu giảng dạy.
1.2. Cơ sở lý luận

1.2.1. Khái niệm diễn ngôn và phân tích diễn ngôn
1.2.1.1. Khái niệm diễn ngôn
Khi nghiên cứu văn bản, các nhà nghiên cứu đều thấy cần thiết phải phân biệt
hai khái niệm “ văn bản” và “ diễn ngôn”, nhưng đây là công việc hết sức khó khăn
và còn đang tranh luận chưa dứt. Hiện nay có hai nhóm quan điểm. Nhóm quan
điểm thứ nhất cho rằng hai khái niệm này có thể dùng thay cho nhau. Nhóm quan
điểm ngược lại cho rằng hai thuật ngữ này không thể đồng nhất. Chúng tôi xin bắt
đầu bằng việc phân tích khái niệm “văn bản” như sau:
Việc nghiên cứu văn bản (text) với tư cách là một đơn vị ngôn ngữ trên câu
được bắt đầu bởi J.R Firth - nhà nghiên cứu ngôn ngữ người Anh. Đến nay đã có
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này, chẳng hạn, Haris (1952),Mitchell
(1957),Halliday và Hasan (1976),G.Brown và G.Yule (1983) I.R.Galperin (1987),
David Nunan (1993), Hoàng Văn Vân (2006). Dưới đây là một số định nghĩa về
văn bản được dẫn theo Diệp Quang Ban [5, tr.5]:
Từ điển Bách khoa thư : “ Văn bản là (1) một quãng viết hay phát ngôn, lớn hay
nhỏ, mà do cấu trúc đề tài chủ đề của nó hình thành nên một đơn vị, loại như một
truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường, v.v… (2) Văn học: trước hết
được coi như một tài liệu viết, thường đồng nghĩa với sách… (3) Trong phân tích diễn
ngôn, đôi khi được đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn thì được dành cho

ngôn ngữ nói hay diễn ngôn được dùng bao gồm cả văn bản”


9
Trần Ngọc Thêm [66]: “Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống
mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu - phần tử, trong hệ
thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và
những mối quan hệ, liên hệ của nó với nhưng câu xung quanh nói riêng và với toàn
văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy”
Halliday & Hasan [102]: “Văn bản là ngôn ngữ thực hiện một chức năng giao
tiếp cụ thể, trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.Văn bản đối lập với các từ, các câu bị
tách khỏi ngữ cảnh giao tiếp.Văn bản có thể ở hình thức ngôn ngữ nói, viết hay bất kỳ
các phương tiện diễn đạt nào mà chúng ta có thể nghĩ đến.”
[ Dẫn theo Hồ Ngọc Trung, 82,tr 10]
Như trên đã đề cập, các ý kiến về hai thuật ngữ văn bản (text) và diễn ngôn
(discourse) vẫn còn chưa thống nhất. Có ý kiến cho rằng văn bản và diễn ngôn là
hai thuật ngữ riêng biệt. Các tác giả nhóm này khẳng định rằng diễn ngôn là sản
phẩm của lời nói, có mục đích giao tiếp rõ ràng và được kết nối với nhau trên cơ sở
mạch lạc, lô gích và có ngữ cảnh giao tiếp nhất định. Trong khi đó, văn bản chỉ là
sản phẩm tồn tại dưới dạng ngôn ngữ viết, kết nối với nhau bằng các phương tiện
liên kết bề mặt và có thể được phân tích mà không cần dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.
Các tác giả có quan điểm này là: G.Cook (1989), D.Crystal (1992), v.v…
Có quan điểm trái ngược với quan điểm vừa nêu, chẳng hạn, M.A.K Halliday
&R.Hasan, G.Brown & G.Yule (1987), E.Coseriu, I.R. Galperin (1987), Hoàng Văn
Vân (2006). Các tác giả này cho rằng hai thuật ngữ văn bản và diễn ngôn chỉ là một.
Nhóm tác giả phân biệt văn bản và diễn ngôn coi là hai thuật ngữ khác nhau
không phải là không có cơ sở vì văn bản viết và nói có những đặc điểm khác nhau.
Như chúng ta biết, khi giao tiếp trực tiếp bằng lời nói, chúng ta không chỉ giao tiếp
bằng ngôn từ mà còn bằng cả các yếu tố ngoại ngôn, như quần áo, màu sắc, dáng bộ,
cử chỉ, nét mặt, ánh mắt. Ngoài ra, còn ánh sáng, tiếng động, v.v… cũng góp phần

làm tăng hiệu quả giao tiếp. Văn bản viết cũng có những nét khác biệt. Ngôn ngữ
được tổ chức tốt hơn, người tạo ra văn bản không chịu áp lực lượt lời, v.v…và đặc


10
biệt hơn là có thể nhấn mạnh bằng các thủ pháp như gạch chân, in nghiêng, chữ viết
hoa hay viết tắt.
Quan điểm đồng nhất hai thuật ngữ văn bản và diễn ngôn cũng có những lý do
thuyết phục vì chúng đều được tạo ra trong một ngữ cảnh nhất định và đều nhằm đạt
được một mục đích nhất định. Chẳng hạn, ở văn bản nói người ta nhấn mạnh bằng
ngữ điệu thì trong văn bản viết bằng cách gạch chân hay in nghiêng. Ví dụ: Người
phát biểu tại cuộc họp quan trọng đã chuẩn bị viết sẵn bài phát biểu để đọc. Đây là
sự kết hợp cả hai loại văn bản.
Như vừa trình bày, khi đối tượng đang được tranh luận ở hai dạng thức khác
nhau là nói và viết thì lẽ dĩ nhiên sẽ có những nét khác biệt, nhưng tựu trung chúng có
cùng chức năng giao tiếp, tuy không thể trùng khít nhau được về mọi phương diện.
Chúng tôi dựa theo quan điểm của Halliday và Hasan coi hai thuật ngữ văn bản và
diễn ngôn chỉ là đồng nghĩa để phân tích văn bản ĐTHH. Như vậy trong luận án này,
chúng tôi dùng hai thuật ngữ này như nhau.
1.2.1.2. Phân tích diễn ngôn
Theo Nguyễn Hòa [34, tr.13], sự phân tích diễn ngôn mới phát triển khoảng 50
năm trở lại đây, đặc biệt mạnh mẽ vào những năm gần đây. Tác giả nêu rằng phân
tích diễn ngôn trải qua hai giai đoạn phát triển là ngữ pháp văn bản và hậu ngữ
pháp văn bản [34, tr.14]. Ở giai đoạn phát triển ban đầu, vấn đề được tập trung
nghiên cứu chủ yếu là liên kết (Cohesion). Ở giai đoạn sau, các nhà nghiên cứu chú
trọng đến vấn đề mạch lạc và cấu trúc của văn bản và vấn đề này được gọi là phân
tích diễn ngôn (Discourse analysis). Thực tế, sự ra đời của phân tích diễn ngôn là
một tất yếu khách quan khi mà việc nghiên cứu cấu trúc câu độc lập đã đạt đến mức
hoàn chỉnh và trở thành chật hẹp trong cách nhìn là đối tượng nghiên cứu của ngôn
ngữ học. Thực tế đòi hỏi phải có đối tượng nghiên cứu lớn hơn câu và những yếu tố

bên trong và bên ngoài văn bản (diễn ngôn).
1.2.2. Đường hướng phân tích diễn ngôn
Mặc dù đã có thời gian phát triển hơn nửa thế kỷ, song phân tích diễn ngôn
vẫn không được công nhận là một lý thuyết, mà chỉ là đường hướng nghiên cứu


11
nhằm tiếp cận ngôn ngữ hành chức và đường hướng này vẫn còn chưa rõ ràng. Năm
1994, Shiffrin đã nhận xét về vấn đề này được Nguyễn Hòa [34,tr.17] dẫn như sau:
“Mặc dù phân tích diên ngôn là một lĩnh vực ngày càng trở nên quan trọng và được
nhiều người quan tâm bởi cả hai- bởi chính bản thân nó và bởi nó có thể cung cấp
cho chúng ta rất nhiều nội dung về ngôn ngữ, xã hội, văn hóa và tư tưởng- song
phân tích diễn ngôn vẫn còn là một lĩnh vực rộng mênh mông và ít nhiều còn mơ hồ
của ngôn ngữ học.”
Nguyễn Hòa [34, tr.75] nêu ra 9 đường hướng phân tích diễn ngôn sau: (1)
Đường hướng dụng học,(2) Đường hướng dân tộc học giao tiếp.(3) Đường hướng
giao tiếp liên văn hóa,(4) Đường hướng phân tích hội thoại,(5) Phân tích diễn ngôn
trong tâm lí học xã hội,(6) Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán.(7) Ngôn
ngữ học xã hội tương tác,(8) Phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp,(9) Đường
hướng biến đổi ngôn ngữ.
Các đường hướng trên có những điểm riêng và điểm chung nhất định, khi
được áp dụng vào phân tích một văn bản cụ thể mỗi đường hướng lại có những mặt
mạnh và hạn chế riêng tùy theo mục đích của việc nghiên cứu.
Đường hướng dụng học phù hợp với những nghiên cứu tìm kiếm mô hình,
cách thức thực hiện các hành động nói trong những ngữ cảnh khác nhau. Dân tộc
học giao tiếp nghiên cứu hai lĩnh vực là phần xã hội và phần văn hóa của ngôn ngữ.
Giao tiếp liên văn hóa nghiên cứu tác động của các giá trị văn hóa đến việc tổ chức
diễn ngôn. Đường hướng phân tích hội thoại tìm kiếm cách tổ chức hội thoại. Phân
tích diễn ngôn trong tâm lí học xã hội nghiên cứu cách thức sử dụng ngôn ngữ để thực
hiện những ý định của người giao tiếp trong lĩnh vực tâm lý xã hội. Đường hướng phân

tích diễn ngôn phê phán nghiên cứu mối quan hệ xã hội theo quan hệ quyền – thế, các
quan hệ không bình đẳng trong diễn ngôn. Phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp
phân tích toàn bộ một chỉnh thể diễn ngôn dựa trên mạch lạc. Ngôn ngữ học xã hội
tương tác tập trung vào việc sử dụng ngôn ngữ và miêu tả ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ
được sử dụng. Đường hướng biến đổi ngôn ngữ xây dựng trên giả thiết diễn ngôn có
tính tổ chức và đi sâu xem xét sự đa dạng của các biến từ vựng, biến ngữ pháp trong


12
một hệ thống chặt chẽ.
Theo Nguyễn Hòa [34, tr.156], các đường hướng phân tích diễn ngôn đều đặt
trọng tâm vào nghiên cứu ngôn ngữ hành chức trong mối quan hệ với ngữ cảnh và
có chung cơ sở lý luận là hoặc lấy cấu trúc làm xuất phát điểm để đi đến chức năng
hoặc ngược lại.
Như trên đã trình bày, mỗi đường hướng phân tích diễn ngôn đều có những giá
trị riêng tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể. Do luận án nghiên cứu đối
tượng là văn bản ĐTHH ở dạng viết và có chung một hoàn cảnh giao tiếp trên biển
nên các đường hướng nghiên cứu hành động ngôn từ như đường hướng dụng học,
dân tộc học giao tiếp, Ngôn ngữ học xã hội tương tác hay phân tích hội thoại không
phù hợp và chỉ có giá trị tham khảo. Văn bản ĐTHH sử dụng ngôn ngữ trong lĩnh
vực chuyên ngành công nghiệp dịch vụ hẹp nên ngôn ngữ mang phong cách trung
tính, đặc trưng văn hóa không rõ ràng, quan hệ giữa người soạn điện và người nhận
điện là bình đẳng vì đây là lĩnh vực thương mại hợp tác cùng có lợi. Vì vậy, các
đường hướng nghiên cứu phân tích phê phán và các đường hướng có liên quan đến
tâm lý hay văn hóa chỉ được tham khảo khi triển khai nghiên cứu luận án này.
Đề tài luận án này mang tính ứng dụng cao trong lao động sản xuất. Mục
đích cuối cùng là xác lập được các mô hình điện tín tiêu chuẩn dựa trên đặc điểm
ngôn ngữ của các văn bản ĐTHH đã có. Đối tượng nghiên cứu của luận án là các
văn bản viết đã có sẵn và chúng tôi phân tích ngôn ngữ bề mặt trong các văn bản
này chứ không đi sâu nghiên cứu quá trình tạo dựng văn bản. Sau khi nghiên cứu từ

mọi góc nhìn,chúng tôi chọn đường hướng phân tích diễn ngôn tổng hợp và đường
hướng biến đổi ngôn ngữ để triển khai đề tài.
1.2.3. Đường hướng phân tích diễn ngôn triển khai đề tài
1.2.3.1. Đường hướng phân tích biến đổi ngôn ngữ
Đường hướng phân tích biến đổi ngôn ngữ có đối tượng là những đơn vị hay
bộ phận của diễn ngôn nằm trong những mối quan hệ hệ thống và khuôn mẫu với
nhau (từ vựng, âm vị hay cú pháp). Đây là cơ sở cho sự ra đời phương pháp phân
tích ngữ vực. Phương pháp phân tích ngữ vực, theo Nguyễn Hòa [34,tr.87], là “phân


13
tích hay miêu tả các sự kiện giao tiếp theo hai phương diện chức năng và đặt chúng
vào trong một ngữ cảnh tình huống nhất định.”
Phân tích ngữ vực là phân tích các dạng ngôn ngữ được sử dụng trong một
ngữ cảnh tình huống nhất định, tức là các biến thể biến đổi của ngôn ngữ hành chức
tương ứng theo ngữ cảnh cụ thể. Muốn miêu tả được sự biến đổi này phải dựa vào
hai yếu tố là người sử dụng ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ ấy. Yếu tố gây ra
biến đổi (variation) liên quan đến người sử dụng chủ yếu là phương tiện âm thanh.
Yếu tố gây ra biến đổi ngôn ngữ liên quan đến cách sử dụng ngôn ngữ là từ vựng và
ngữ pháp. Đối với việc phân tích văn bản ĐTHH, do là văn bản viết nên yếu tố gây
biến đổi ngôn ngữ là phương tiện âm thanh (người sử dụng) không có. Đường
hướng biến đổi ngôn ngữ nghiên cứu các dạng thể hiện khác nhau trong cách sử
dụng ngôn ngữ, tức là các kiểu văn bản khác nhau trong sử dụng. Nó nghiên cứu bề
mặt (surface level) của ngôn ngữ.
Tóm lại, đường hướng phân tích biến đổi ngôn ngữ là phân tích ngữ vực mà
ngữ vực có thể xác định chủ yếu qua các khác biệt về ngữ pháp và từ vựng. Phân
tích biến đổi ngôn ngữ là phân tích hai cơ sở gây ra sự biến đổi ngôn ngữ là người
sử dụng ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ. Biến thể liên quan đến người sử dụng
ngôn ngữ được thể hiện qua phương tiện âm thanh, còn yếu tố thứ hai (gọi là ngữ
vực) phân biệt chủ yếu ở hình thức ngôn ngữ, tức từ vựng và ngữ pháp. ĐTHH là

văn bản viết nên không có yếu tố âm thanh của người sử dụng ngôn ngữ mà chỉ có
hình thức ngôn ngữ. Như vậy, theo đường hướng này, chúng tôi tập trung phân tích
từ vựng và ngữ pháp của văn bản ĐTHH.
Kết quả phân tích diễn ngôn ĐTHH theo đường hướng biến đổi ngôn ngữ giúp
chúng tôi nắm vững đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản ĐTHH, cơ sở
để rút ra được mô hình điện tín theo mục đích đề ra khi triển khai đề tài luận án..
1.2.3.2. Đường hướng phân tích diễn ngôn tổng hợp
Phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp (integrated method) được Nguyễn
Hòa đề xuất trong cuốn sách “Phân tích diễn ngôn và một số vấn đề lí luận và
phương pháp” [34,tr.157]. Tác giả cho rằng đây là “phương pháp phân tích toàn bộ


14
một chỉnh thể diễn ngôn dựa trên mạch lạc.” Ngôn ngữ có chức năng giao tiếp vŕ
chức năng giao tiếp của nó được thể hiện bằng nhiều hình thức trong đó có văn bản.
Nhiệm vụ của văn bản hay bất cứ hình thức thực hiện chức năng giao tiếp nào của
ngôn ngữ là phải truyền tải nội dung cần thông báo của các bên tạo dựng văn bản.
Mạch lạc là yếu tố mà không có nó cái gọi là văn bản chỉ là các câu văn đứng cạnh
nhau. Ngoài ra, mạch lạc còn giúp người tiếp nhận văn bản hiểu chính xác được
trọng tâm thông báo, làm hoàn thiện chức năng thông báo của văn bản. Đây là vấn
đề rất quan trọng giúp chúng tôi nghiên cứu yếu tố nào giúp thủy thủ đọc những bức
điện siêu rút gọn mà vẫn chính xác tuyệt đối.
Nguyễn Hòa nhận xét về đường hướng này như sau: “Đây là đường hướng
chức năng coi diễn ngôn như là một quá trình giao tiếp tương tác giữa các thành
viên của xã hội”. Tác giả cũng nhấn mạnh“để giải thích rõ ràng tính chất giao tiếp
tương tác của diễn ngôn, cần phải dựa vào mạch lạc. Và đến lượt nó, mạch lạc lại
được dựa trên cơ sở cấu trúc hình thức.”
Halliday cho rằng “…đôi khi có người cho rằng có thể tiến hành phân tích
diễn ngôn mà không cần đến ngữ pháp. Đấy chỉ là một ảo tưởng mà thôi. Không
dựa trên ngữ pháp, phân tích diễn ngôn không phải là sự phân tích, mà chỉ thuần

thúy là một bài bình luận tràn lan về một văn bản.”
Flowler cũng có quan điểm tương tự: “Mỗi hình thức biểu hiện ngôn ngữ trong
văn bản, một cách diễn đạt, một sự lựa chọn cú pháp đều có lí do. Có những cách
diễn đạt khác nhau một nội dung, và đó không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên.”
Schiffrin cũng chia sẻ quan niệm vừa nêu. Tác giả cho rằng: “Sự phân tích cấu trúc
dẫn đến việc xác định chức năng, và chức năng được phân tích trong diễn ngôn được
hiện thực hóa về mặt ngôn ngữ theo những cách thức tạo ra cấu trúc.”
[Dẫn theo Nguyễn Hòa [34, tr.157 - 156]
Nguyễn Hòa [34, tr.156] nhận xét mang tính tổng quát về các đường hướng
phân tích diễn ngôn: “Chức năng và cấu trúc là hai thuộc tính cơ bản của ngôn ngữ
tuy không nên lẫn lộn, song cũng không nên quá tách bạch hay đối lập chúng. Cấu
trúc là hình thức tồn tại của chức năng, và chức năng được thể hiện trong cấu trúc,


15
và cũng tác động đến cấu trúc. Sự kết hợp giữa chức năng và cấu trúc là cần thiết
cho lí luận phân tích diễn ngôn.”
Điểm thống nhất của các tác giả trên là đều chú ý đến tầm quan trọng của việc
kết hợp giữa hệ chức năng luận và hệ cấu trúc luận trong phân tích diễn ngôn. Đây
là hai mặt của một vấn đề, chúng có mối quan hệ biện chứng qua lại. Chức năng
ngôn ngữ thực hiện qua cấu trúc của nó. Cấu trúc ngôn ngữ bổ sung tăng cường cho
việc thực hiện chức năng và chức năng tác động đến cấu trúc.
Phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp sở dĩ được đặt tên như vậy là do
phương pháp này dựa vào mạch lạc và mạch lạc là cái tích hợp của nhiều biến như
tính tổ chức, liên kết và tính quan yếu. Chúng tôi đánh giá, đây là phương pháp
phân tích dung hòa cả hệ chức năng luận với hệ cấu trúc luận. Hơn nữa, tác giả đã
trình bày rất cụ thể, minh họa bằng việc phân tích diễn ngôn một thể loại tin từ các
góc độ rất rõ ràng là: (i) Cấu trúc như sự hiện thực hóa mạch lạc (đầu đề, phần phát
triển, mô hình tổ chức điển hình của thể loại diễn ngôn); (ii) Mạch lạc của diễn
ngôn (hiện thực hóa qua liên kết);(iii) Ngữ vực, bao gồm các đặc điểm từ vựng và

ngữ pháp điển hình. Việc phân tích đặc điểm từ vựng và ngữ pháp cũng là điểm gặp
nhau của hai đường hướng phân tích diễn ngôn được lựa chọn để triển khai luận án
này. Đề tài mà chúng tôi đang triển khai nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của một
loại hình văn bản đặc biệt ngắn gọn. Chính mạch lạc trong văn bản điện tín đã giúp
thủy thủ đọc một văn bản ngắn gọn đến biến dạng mà vẫn hiểu chính xác nội dung
thông báo. Vì vậy, chúng tôi chọn đường hướng phân tích diễn ngôn tổng hợp để
phân tích diễn ngôn ĐTHH.
1.2.4. Yếu tố đặc trưng chung của văn bản.
1.2.4.1. Cấu trúc văn bản
Mỗi loại văn bản đều có một cấu trúc nhất định, tức là có sự tổ chức, sắp xếp
các bộ phận có nghĩa theo một hình thức nào đó để đạt được mục đích giao tiếp hiệu
quả nhất. Các kết cấu hay còn gọi là bố cục này tạo lên các khuôn hình văn bản.
Một số văn bản trong hành chính công vụ như công văn, đơn từ, tờ khai, công hàm,
điều lệnh, v.v…được qui định sẵn theo mẫu. Đây là những văn bản có khuôn hình


16
cố định cứng nhắc. Khác biệt với văn bản có khuôn hình cố định cứng nhắc này là
các văn bản có khuôn hình linh hoạt. Văn bản có khuôn hình linh hoạt được chia
nhỏ thành văn bản có khuôn hình thường dùng và tùy chọn.
-

Cấu trúc khuôn hình văn bản cứng nhắc
Diệp Quang Ban [5,tr.103] chi tiết hóa loại hình văn bản cứng nhắc như sau :

“ Văn bản có khuôn hình cố định cứng nhắc, đã được định sẵn, loại như các văn
bản quy thức dùng trong công vụ hành chính…cụ thể là các công văn, đơn từ, tờ
khai, công hàm, điều lệnh,v.v…” Những văn bản này có mẫu qui định sẵn. Người
dùng chỉ việc điền thông tin liên quan vào chỗ trống hay chế bản lại các phần quy
định cứng. Theo Hoàng Anh [1, tr.13] các văn bản có khuôn hình cứng nhắc bao

gồm các thông báo, công điện, tờ trình, báo cáo, biên bản, v.v… Các loại văn bản
này có các phần cứng. Ví dụ như văn bản thông báo phải có 7 phần là: (i) Quốc hiệu
và tiêu ngữ,(ii) Địa danh và ngày tháng năm ra thông báo,(iii) Tên cơ quan thông
báo,(iv) Tên văn bản (thông báo), (v) Nội dung thông báo,(vi) Kí tên đóng dấu và
(vii) Nơi nhận.
-

Cấu trúc khuôn hình văn bản linh hoạt
Cấu trúc khuôn hình văn bản thường dùng: Cấu trúc của văn bản có khuôn

hình thường dùng gồm ba phần là phần mở, phần thân, phần kết. Trong đó phần
thân là quan trọng nhất của kết cấu văn bản. Nó có nhiệm vụ triển khai, hiện thực
hóa đầy đủ nội dung đã nêu ở phần mở và làm cơ sở cho phần kết. Nói một cách
chung nhất, cả ba phần này có liên kết với nhau. Phần mở nêu vấn đề có tác dụng
định hướng cho người đọc sẽ nhận được gì ở phần kế tiếp. Phần thân là phần truyền
tải nội dung đã nêu. Mọi kết quả trong việc triển khai nội dung trong phần thân sẽ là
cơ sở cho phần kết. Theo Diệp Quang Ban [5, tr.106], ngoài ba phần chính vừa nêu
còn có thêm một phần không kém quan trọng là phần đầu đề. Tuy đây là phần
không bắt buộc nhưng rất quan trọng trong việc chi phối mục đích sử dụng văn bản.
Nó cũng đóng góp lớn vào việc thống nhất nội dung trong văn bản. Thực tế cho
thấy, phần đầu đề trong các văn bản hành chính công vụ giúp người nhận văn bản
xác định được văn bản đó bàn về vấn đề gì và thuộc thể loại nào, thông báo hay tờ


17
trình ,v.v… và thường có nội dung tóm tắt dưới đề mục.
Trong các văn bản thuộc thể loại văn hóa nghệ thuật hay báo chí, đầu đề tức
là tên các câu chuyện, tiểu thuyết hay các tít báo đều có vai trò bao hàm nội dung
câu chuyện hay nội dung bài báo rất cao. Trong thực tế công tác dịch thuật, người
dịch làm xong công việc dịch thuật cả một cuốn tiểu thuyết hay truyện mới dịch sát

nghĩa được tên truyện. Diệp Quang Ban [5, tr.105] khẳng định: “Kết cấu của văn
bản có khuôn hình thường dùng gồm có bốn thành tố - đó là ĐẦU ĐỀ, PHẦN MỞ,
PHẦN THÂN, PHẦN KẾT”
Kết cấu khuôn hình văn bản tùy chọn. Kết cấu khuôn hình văn bản tùy chọn
không có quy định chính thức. Các phần được linh hoạt theo ý người soạn và theo
Diệp Quang Ban [5, tr.104] loại văn bản này thường thấy trong các loại hình văn
bản văn học nghệ thuật. Để một chuỗi câu đứng cạnh nhau trở thành văn bản thì
nhất thiết nó phải có yếu tố mạch lạc và tính mạch lạc này được tăng cường bởi yếu
tố liên kết. Dưới đây, chúng tôi trình bày chi tiết về hai yếu tố kể trên.
1.2.4.2. Liên kết
- Khái niệm về liên kết
Liên kết (Cohesion) là một yếu tố quan trọng của văn bản (text). Chính vì vậy,
khi nghiên cứu văn bản, các nhà nghiên cứu không thể không tìm hiểu yếu tố liên
kết trong văn bản đó.
Halliday cho rằng: “hiện tượng liên kết xảy ra trong trường hợp việc hiểu
được một yếu tố nào đó trong diễn ngôn phụ thuộc vào yếu tố của một diễn ngôn
khác” (Cohesion occurs where the INTERPRETATION of some element in the
discourse is dependent on that of another [101, tr.4]).Theo Halliday, liên kết được
hiểu là sự liên hệ ràng buộc giữa các câu trong một văn bản. Để hiểu được yếu tố
nào đó trong câu văn này phải liên hệ với câu văn khác.
Diệp Quang Ban [6, tr.347] định nghĩa như sau: “Liên kết, xét tổng thể, là một
bộ (tập hợp) các hệ thống ngữ pháp – từ vựng phát triển một cách chuyên biệt
thành một nguồn lực có thể vượt qua các biên giới của câu, giúp cho các câu trở


18
thành một chỉnh thể. Liên kết, xét cụ thể, là quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn
ngữ nằm trong hai câu (hai mệnh đề) theo cách giải thích nghĩa cho nhau. Nói rõ
hơn, liên kết là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu mà
muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và

trên cơ sở đó hai câu (mệnh đề) chứa chúng liên kết được với nhau.”
Hai định nghĩa trên có điểm chung là muốn hiểu một yếu tố nào đó trong câu
phải dựa vào lần xuất hiện trước đó trong các câu ở phía trước. Chúng tôi dựa vào
định nghĩa về liên kết của Halliday để phân tích liên kết trong các văn bản ĐTHH.
- Phân loại liên kết
Liên kết được các nhà nghiên cứu phân loại theo các hướng khác nhau. Trần
Ngọc Thêm [66, tr.15] đã tổng kết các hướng phân loại liên kết như sau: (i) Theo
ngữ pháp truyền thống; (ii) Dựa vào sự đối lập giữa các phương tiện liên kết đã biết
và các phương tiện liên kết đặc thù ;(iii) Theo mức độ liên kết. Hiện nay, dựa vào
các hướng trên, liên kết đã được các nhà nghiên cứu phân thành các loại sau:(i) Liên
kết chủ ngữ, liên kết bổ ngữ, liên kết trạng từ, liên kết động ngữ; (ii) Liên kết từ
pháp, liên kết cú pháp; (iii) Liên kết từ vựng, liên kết cú pháp; (iv) Liên kết ngữ
pháp và liên kết từ vựng; (v) Liên kết ngữ pháp truyền thống, liên kết logic, liên kết
liên tưởng, liên kết hình tượng, liên kết cấu trúc, liên kết phong cách, liên kết tạo
nhịp điệu, liên kết chung và liên kết kiểu câu thuần túy; (vi) Liên kết chính, liên kết
bổ trợ, liên kết nội tại chặt, liên kết phân tán, liên kết đồng vị trí tự do; (vii) liên kết
hình thức và liên kết nội dung. Trong số các cách phân loại liên kết nêu trên, chúng
tôi quan tâm nhiều tới ba tác giả tiêu biểu cho các hướng tiếp cận nêu trên là
Halliday, Diệp Quang Ban và Trần Ngọc Thêm.
Halliday [101,tr.165] phân loại liên kết thành liên kết ngữ pháp (Grammatical
cohesion) và liên kết từ vựng (Lexical cohesion). Việc phân loại này dựa vào tính
liên kết văn bản thông qua từ vựng và ngữ pháp. Chúng có vai trò rất quan trọng tạo
lập văn bản. Theo Halliday và Hasan, liên kết ngữ pháp là sự đánh dấu bề mặt vào
văn bản các mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu và cú trong văn bản viết. Liên kết
từ vựng là việc trong văn bản có được một hệ thống từ ngữ được lựa chọn thống


19
nhất cùng chủ đề. Việc liên kết từ vựng có được do việc lựa chọn từ (This is the
cohesive effect achieved by the selection of vocabulary). Rõ ràng là việc chọn lựa từ

ngữ và cách sử dụng chúng đúng cách càng làm tăng tính liên kết cho văn bản. Một
văn bản có chủ đề thống nhất là một văn bản có nhiều yếu tố từ vựng có nghĩa liên
quan với nhau hay có quan hệ nghĩa với nhau.
Trần Ngọc Thêm và Diệp Quang Ban trong các công trình nghiên cứu riêng
của mình đều thừa nhận có hai loại liên kết, đó là (1) liên kết nội dung và (2) liên
kết hình thức.
Liên kết nội dung: Theo Trần Ngọc Thêm [66, tr.20], một văn bản có liên kết
nội dung là một văn bản, “ tất cả các câu trong đó đều phối hợp một cách hài hòa
bổ sung cho nhau để cùng thể hiện một nội dung ”. Theo tác giả, một văn bản được
đánh giá là có liên kết nội dung khi và chỉ khi sự xuất hiện của tất cả các câu trong
văn bản đó phục vụ mục đích diễn đạt thống nhất một nội dung xuyên suốt. Liên kết
nội dung được Trần Ngọc Thêm chia nhỏ thành hai tiểu loại là liên kết chủ đề và
liên kết logic. Trong hai tiểu loại của liên kết nội dung, liên kết chủ đề đóng vai trò
quan trọng hơn cả. Để có được tiểu loại này, các câu trong văn bản phải “xoay
quanh” một chủ đề hay chủ đề của văn bản được thống nhất thông qua việc nhắc lại
cùng sự vật hay một việc nào đó trong các câu có liên kết với nhau. Liên kết lô-gích
là sản phẩm của sự ăn khớp giữa các câu theo một logic chặt chẽ.
Diệp Quang Ban cho rằng liên kết lô-gích xảy ra ở hai phạm vi rộng hẹp khác
nhau. Phạm vi hẹp là nội trong một câu, và phạm vi rộng là giữa các câu văn khác,
giữa các cụm câu này với cụm câu khác và thậm chí giữa phần này với phần khác
trong cùng một văn bản.
Liên kết hình thức: Diệp Quang Ban [5, tr.134] cho rằng “Liên kết hình thức
phải được hiểu là liên kết bằng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ”. Theo
Diệp Quang Ban, liên kết hình thức có thuộc tính khá hạn hẹp, chỉ diễn ra bằng
phương thức lặp ngữ âm và lặp cấu trúc ngữ pháp. Cả hai tác giả đều thống nhất cho
rằng tuyệt đại đa số các trường hợp đều phải căn cứ vào mặt nghĩa của các yếu tố
được liên kết với nhau.


20

Mỗi cách phân loại đều có những mặt thuận lợi cho việc khảo sát nhất định.
Tuy vậy, chúng tôi thống nhất theo cách phân loại liên kết của Halliday để phân tích
ĐTHH.
-

Phương thức liên kết
Tùy theo cách phân loại liên kết mà các nhà nghiên cứu có cách phân loại

phương thức liên kết tương ứng.
Trần Ngọc Thêm phân loại phương thức liên kết thành ba nhóm là: (1) Nhóm
phương thức liên kết chung cho ba loại phát ngôn ;(2) Nhóm phương thức liên kết
hợp nghĩa;(3) Nhóm phương thức liên kết trực thuộc
Diệp Quang Ban [6,tr.147] phân loại các phương thức liên kết thành năm loại là
(1) phép qui chiếu;(2) phép thế;(3) phép tỉnh lược;(4) phép nối;(5) phép liên kết từ vựng.
Halliday đưa ra hai loại phương thức liên kết tương ứng là (1) Nhóm các
phương thức liên kết ngữ pháp và (2) Nhóm các phương thức liên kết từ vựng.
Nhóm thứ nhất bao gồm các phương thức quy chiếu (reference), phép tỉnh lược
(ellipsis), phép thế (substitution) và phép nối (conjunction). Nhóm thứ hai bao gồm
phép lặp lại (reiteration) và phép phối hợp từ ngữ (collocation). Chúng tôi theo
quan điểm phân loại phương thức liên kết của Halliday để phân tích văn bản ĐTHH.
Sơ đồ 1.1. Phương thức liên kết theo quan điểm của Halliday
Phương thức liên kết văn bản

Liên kết ngữ pháp

Liên kết từ vựng

Phép quy chiếu

Phép lặp lại


Phép nối

Phép phối hợp

Phép tỉnh lược
Phép thế


×