Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giới thiệu lễ thành nhân ở nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.42 KB, 4 trang )

Lễ thành nhân ở Nhật Bản
Ngày Lễ Thành Nhân (Seijin no hi) là một trong những quốc lễ của Nhật Bản, ngày có ý nghĩa trọng đại trong
cuộc đời của mỗi chàng trai và cô gái Nhật Bản, ngày mà họ chính thức được coi đã bước sang tuổi trưởng
thành với đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân. Ngày Lễ Thành Nhân được tổ chức diễn ra vào ngày thứ hai
của tuần thứ hai vào tháng Giêng hàng năm, bắt đầu từ năm 1948.

Nguồn gốc ngày lễ thành nhân

Seijin no hi (lễ thành nhân) có nguồn gốc từ một nghi thức cổ xưa của Nhật được gọi là Genpuku (元服). Đây
thực chất là lễ trưởng thành dành cho các bé trai của những gia đình samurai quyền quý. Genpuku mới đầu
không quy định rõ độ tuổi nào được coi là “trưởng thành” tuy nhiên từ thời kì Nara (710 – 794) đến thời kỳ
Heian (794-1192) thì lễ được tổ chức cho những bé trai trong khoảng 13 đến 16 tuổi (lễ trưởng thành của các


bé gái thời này được gọi là mogi cho các bé từ 12-14 tuổi).

Đến khoảng thế kỷ thứ 16, nó được đổi tên thành Genpukushiki. Trong buổi lễ ấy, nghi thức để xác nhận một
người đã trưởng thành là cắt đi phần tóc ở trước trán của họ. Sau này, nghi thức được phổ biến tới cả những
tầng lớp bình dân và nông dân cho đến tận cuối triều đại Edo. Genpukushiki được coi như là nghi thức bắt
nguồn cho seijinshiki, tuy nhiên nghi thức lễ hội như hiện nay được bắt đầu từ năm 1948. Trong suốt một thời
gian dài, ngày lễ thành nhân được quy định là ngày 15 tháng 1 và điều này đã được ghi cả trong Hiến pháp
Nhật.
Nhưng sau này nhằm mang lại những kỳ nghỉ dài hơn cho người dân, lễ hội được đổi lại thành ngày thứ hai
đầu tiên của tuần thứ hai trong năm theo như hệ thống Thứ Hai Vui Vẻ.
Ngày lễ thành nhân
Ngày lễ này được tổ chức nhằm chúc mừng và động viên tất cả những người vừa đến tuổi trưởng thành ( theo
luật Nhật Bản là 20 tuổi) trong năm và giúp họ nhìn nhận bản thân đã trở thành người lớn. Lễ thành nhân
không chỉ dành cho những người đã đạt tuổi 20 khi ngày lễ được tổ chức mà thực chất những người sẽ bước
sang tuổi 20 trong tháng 2,tháng 3 và tháng 4 cũng có thể tham dự buổi lễ.



Lễ thành nhân được tổ chức tại các đền thờ hay những nhà hát, sân vận động lớn của từng vùng và cách tổ
chức của mỗi vùng cũng có sự khác biệt nhất định.
Vào ngày này, các thiếu nữ Nhật Bản thường mặc furisode, một loại kimono nhiều màu sắc sinh động với tay
áo rất dài dành cho phụ nữ chưa lập gia đình trong khi con trai mặc một bộ kimono tối màu hakama hoặc trang
phục hiện đại. Bình thường, khi những cô gái Nhật đã đến tuổi trưởng thành, bố mẹ sẽ mua tặng họ một bộ
kimono furisode để đánh dấu dấu mốc quan trọng này. Họ có thể sẽ được thừa hưởng những bộ kimono truyền
thống của gia đình hoặc đơn giản hơn, họ có thể đi thuê. Các bạn nam có thể mặc lễ phục (Haori và Hakama)
tuy nhiên thường thì họ mặc vest và có thể đem theo cả bạn gái của mình cùng dự buổi lễ.


Ngày lễ thành nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân mỗi thanh niên Nhật Bản. Đó chính là cơ hội
của họ để nói cho thế giới biết sự tới sự tồn tại độc lập của mình. Sau bao năm sống một cuộc sống phụ thuộc,
được bao bọc bởi gia đình, đến trường và mặc những bộ đồng phục giống nhau, giờ đây họ đã trưởng thành cả
về thể xác lẫn tinh thần và được thừa nhận là những công dân thực thụ của xã hội. Những công dân mới này đã
có đủ tự tin cũng như tự do để là chính mình, để sống như mình mong muốn, và giờ họ cũng đã mang những
quyền lợi và nghĩa vụ của riêng mình.



×