HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC IV
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH
BỎ HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NAM BỘ,
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
Họ tên học viên: Lê Văn Nuôi
Lớp: Cao cấp Lý luận chính trị hệ tập trung A37-Cần Thơ
Cần Thơ, tháng 8 năm 2015
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................
1
Chương 1: Cơ sở xây dựng đề án .....................................………....…...
5
1.1. Cơ sở khoa học .................................................................………… 5
1.2. Cơ sở pháp lý .............................................................................….. 7
1.3. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………….
8
Chương 2: Thực trạng học sinh bỏ học vùng Tây Nam Bộ……............... 13
2.1. Tình hình giáo dục vùng Tây Nam Bộ năm học 2014 - 2015 ........ 13
2.2. Thực trạng học sinh phổ thông bỏ học ............................................ 18
Chương 3: Giải pháp, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm
thực hiện Đề án ......................................................................................
25
3.1. Giải pháp .......................................................................................... 25
3.2. Tổ chức thực hiện ............................................................................ 28
3.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện Đề án ........................................... 33
Phần kết luận và kiến nghị ...................................................................... 36
1. Kết luận................................................................................................ 36
2. Kiến nghị.............................................................................................. 38
Tài liệu tham khảo................................................................................... 40
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn Đề án:
Một nền kinh tế phát triển bền vững thì nhân tố con người giữ vai trò quyết
định. Đảng và Nhà nước ta xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, luôn tạo điều
kiện để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật
cho người lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Vùng Tây Nam Bộ có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, đối ngoại và
an ninh quốc phòng, có đường biên giới giáp Campuchia gần 340 km, phía Nam
là vùng biển rộng lớn, bờ biển dài 743 km, 02 huyện đảo. Có tiềm lực về lương
thực, nông sản, thủy sản và các lợi thế khác như: đất ngập mặn ven biển, tài
nguyên biển, đảo. Hàng năm, vùng Tây Nam Bộ đóng góp khoảng 55% sản
lượng lương thực, cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu, 70% lượng trái cây, 58%
sản lượng thủy sản. Tuy nhiên, sự phát triển của vùng chưa tương xứng với tiềm
năng sẵn có; mặt khác, trong quá trình phát triển của vùng đã bộc lộ nhiều vấn
đề phải suy ngẫm, trong đó trình độ học vấn của người dân nhìn chung còn thấp,
tình trạng học học sinh bỏ học vẫn còn cao. Đây là vấn đề hết sức nóng bỏng,
bức xúc trong dư luận, nổi trăn trở của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Nếu
thực trạng này không được quan tâm chỉ đạo đúng mức sẽ dẫn đến những hệ quả
xấu cho bản thân các học sinh, gia đình và xã hội.
Hiện tượng học sinh bỏ học trong những năm học gần đây không chỉ xảy
ra trên địa bàn Tây Nam Bộ mà còn trong phạm vi cả nước. Học sinh bỏ học kéo
theo những hệ quả không thể lường hết, nhất là ở lứa tuổi vị thành niên (học
sinh cấp tiểu học, trung học cơ sở), tội phạm ở lứa tuổi học đường đang thực sự
là vấn đề đáng quan tâm trong xã hội, đang có xu hướng ngày càng gia tăng,
diễn biến phức tạp cả về tính chất và mức độ các vụ án. Nếu các em học sinh đã
bỏ học được sự giáo dục của gia đình, không rơi vào tình trạng tội phạm trên,
tìm được một công việc phù hợp đi làm thì hiệu quả công việc cũng phần nào
hạn chế bởi trình độ kiến thức thấp, phải đối mặt với nguy cơ chất lượng nguồn
lực lao động thấp hiện nay. Vấn đề này cần phải đặt ra bàn luận, tập trung giải
2
quyết khi mỗi năm toàn vùng Tây Nam Bộ có hàng chục ngàn học sinh bỏ học.
Do vậy, việc đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân, đề xuất các biện
pháp phù hợp để giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học là một việc làm cần thiết
và cấp bách, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh
tế - xã hội của vùng theo xu thế hội nhập.
Là học viên đang học tập Chương trình cao cấp lý luận chính trị và đang
công tác tại Vụ Văn hóa Xã hội thuộc Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, bản thân rất
quan tâm đến vai trò của công tác giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội,
sự ảnh hưởng từ việc học sinh bỏ học đến chất lượng nguồn nhân lực của vùng.
Do vậy, tôi đã lựa chọn tên của Đề án là “Thực trạng và giải pháp khắc phục
tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn Tây Nam Bộ” làm chủ đề nghiên cứu
của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Đề án:
2.1. Mục đích:
- Góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội, nhà
trường, gia đình và bản thân học sinh về lợi ích của việc học tập. Làm thay đổi,
nhận thức, hành vi của các gia đình có trẻ em đứng trước nguy cơ bỏ học hoặc
đã bỏ học.
- Phân tích, đánh giá tình hình học sinh bỏ học trên địa bàn Tây Nam Bộ
thời gian qua, đặc biệt là trong năm học 2014 - 2015.
- Nghiên cứu, lý giải một cách có hệ thống cơ sở khoa học về nguyên
nhân học sinh bỏ học.
- Đề xuất các giải pháp để khắc phục, duy trì sĩ số học sinh, hạn chế việc
học sinh bỏ học, góp phần củng cố thành quả phổ cập giáo dục (xóa mù chữ, phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và trung
học phổ thông), góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trên địa bàn
Tây Nam Bộ từ nay đến năm 2020.
3
2.2. Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác giáo dục và
thực trạng học sinh bỏ học.
- Đánh giá những thành tựu, kết quả phát triển sự nghiệp giáo dục của
vùng trong năm học 2014 - 2015, phân tích nguyên nhân học sinh bỏ học và giải
pháp để hạn chế, khắc phục bền vững từ nay đến năm 2020 trên cơ sở có tính
toán, đảm bảo các nguồn lực, kinh phí thực hiện Đề án theo các chế độ, định
mức hiện hành và phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày
19/7/2012.
- Nhiệm vụ cụ thể là đi sâu nghiên cứu, phân tích để trả lời cho 04 câu hỏi là:
+ Thực trạng học sinh bỏ học trong vùng hiện nay như thế nào.
+ Nguyên nhân nào dẫn đến việc học sinh bỏ học.
+ Với việc học sinh bỏ học như trên sẽ mang đến hậu quả gì cho chính
bản thân học sinh, gia đình và xã hội.
+ Những biện pháp để hạn chế, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, góp
phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng.
3. Ý nghĩa của vấn đề lựa chọn:
Qua việc thực hiện Đề án, bản thân mong muốn được đóng góp một phần
nhỏ của mình vào việc cải thiện tình trạng học sinh bỏ học. Các cấp, các ngành
và mọi người thấy được nguyên nhân, thực trạng và hệ quả xấu của nó. Ngoài
ra, giúp tôi tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc tuyên truyền về vai
trò của giáo dục đối với đời sống xã hội.
Tuy Đề án được thực hiện trong thời gian ngắn nhưng thực sự có ý nghĩa
khoa học do số liệu được tổng hợp, phân tích từ nguồn tư liệu đáng tin cậy (thống
kê từ 13 sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành Tây Nam Bộ) sẽ là cơ sở khoa học
4
để các nghiên cứu tiếp theo có thể tham khảo. Với kết quả nghiên cứu bước đầu
này sẽ tạo điều kiện để thực hiện nghiên cứu vấn đề này ở cấp cao hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Học sinh cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Không gian: Tại 13 tỉnh, thành Tây Nam Bộ.
- Thời gian: Trong năm học 2014 - 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tổng hợp thông tin, số liệu từ sở giáo
dục đào tạo 13 tỉnh, thành Tây Nam Bộ. Từ đó, so sánh, phân tích số liệu, đánh
giá thực trạng học sinh bỏ học, nêu ra những nguyên nhân, đề ra các giải pháp
khắc phục, tính toán các nguồn lực để tổ chức thực hiện Đề án trong thời gian tới.
6. Kết cấu của Đề án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, đề án gồm
3 chương, 9 tiết.
- Chương 1: Cơ sở xây dựng đề án.
- Chương 2: Thực trạng học sinh bỏ học vùng Tây Nam Bộ.
- Chương 3: Giải pháp, tổ chức thực hiện và các điều kiện đảm bảo thực
hiện đề án.
5
Chương 1
CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1. Cơ sở khoa học:
Đề án được tiến hành dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
giáo dục. Tính chất và nguyên lý của giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội
chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng (nêu tại điều 3 Luật số
38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội).
Tư tưởng phát triển toàn diện con người của Mác và Ăngghen trong
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã trở thành tư tưởng chỉ đạo công cuộc giáo
dục ngày nay. Tại diễn đàn Đại hội giáo dục toàn Nga lần thứ nhất vào ngày
28/8/1918, Lênin đã khẳng định vai trò to lớn của công tác giáo dục, xem đây là
điều kiện đảm bảo thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, khẩu
hiệu nổi tiếng của Lênin là “Học, học nữa, học mãi”, đã trở thành triết lý sống
của hàng triệu con người qua các thế hệ.
Những quan điểm về giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin nêu trên rất gần
gũi với thực tiễn giáo dục của Việt Nam. Đảng ta đã gắn cuộc đấu tranh chống
chính sách ngu dân với cách mạng giải phóng dân tộc, xem dốt nát là một thứ
giặc như giặc đói, giặc ngoại xâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã tiếp thu tinh hoa của tư tưởng giáo dục
thời đại Cách mạng Tháng Mười Nga, tiến hành tổng kết thực tiễn phát triển
giáo dục, đưa ra những định hướng chiến lược, nhằm chấn hưng giáo dục theo
đúng quy luật, hợp lòng dân, hòa vào trào lưu của nhân loại tiến bộ.
Trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục
luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp giáo dục của nước
ta, không chỉ bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người mà có
tính bao quát và thiết thực, nhằm tạo ra những con người toàn diện, có tri thức,
6
lý tưởng, đạo đức. Bác Hồ kêu gọi mọi người phải học tập thường xuyên, học
tập suốt đời. Người căn dặn “Học không bao giờ cùng, học mãi để tiến bộ mãi,
càng tiến bộ, càng thấy phải học thêm”. Bác Hồ thường dạy “Một dân tộc dốt là
một dân tộc yếu”. Đúng vậy, khi học sinh bỏ học tăng sẽ làm gia tăng thêm số
người thất học, mù chữ, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế, xã hội.
Việt Nam đang thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, đã làm cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng, đời sống
của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, nhưng mặt trái của nền kinh tế thị
trường đã làm cho một số ít dân cư thuộc diện hộ nghèo, không có điều kiện
phát triển nếu không có sự hỗ trợ từ các chính sách an sinh xã hội của nhà nước
(tỷ lệ hộ nghèo vùng Tây Nam Bộ cuối năm 2014 là 5,6%), đây là một trong
những nguyên nhân làm cho trẻ em rơi vào hoàn cảnh khó khăn, dẫn đến tình
trạng bỏ học.
Dữ liệu điều tra của Chương trình những cuộc đời trẻ thơ cho thấy lý do
chính dẫn đến việc trẻ em bỏ học là do chán học, không muốn đến trường và yếu
tố quan trọng quyết định việc trẻ có bỏ học hay không là do năng lực của trẻ,
môi trường, điều kiện kinh tế của gia đình, học vấn của cha mẹ. Nếu gia đình
biết cách động viên, ủng hộ, nhà trường luôn quan tâm, bạn bè đoàn kết là
những yếu tố rất quan trọng giúp trẻ không bỏ học giữa chừng. Theo báo cáo
giám sát toàn cầu giáo dục cho mọi người của UNESCO thì Việt Nam là một
trong những quốc gia có số học sinh bỏ học cao, tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số bỏ
học cao hơn trẻ em dân tộc Kinh, phân tích cũng cho thấy có hàng loạt yếu tố
liên quan đến việc bỏ học của trẻ em như học lực yếu là nguy cơ khiến trẻ bỏ
học, học vấn của cha mẹ, nhà càng cách xa trường thì xác suất bỏ học càng tăng.
Bên cạnh chính sách hỗ trợ giảm nghèo và trợ giúp cho học sinh khó khăn cần
quan tâm cải thiện các yếu tố có liên quan về môi trường, cả ở gia đình và nhà
trường; ngoài ra, mở rộng hệ thống đào tạo nghề cũng là một giải pháp tốt cho
xã hội và trẻ em bỏ học.
7
Về khái niệm học sinh bỏ học: Theo khái niệm của Bộ Giáo dục và Đào
tạo hướng dẫn cho các sở giáo dục đào tạo thì học sinh bỏ học là học sinh có tên
trong danh sách của nhà trường nhưng đã tự ý nghỉ học quá 45 buổi (cộng dồn),
không tính việc học sinh chuyển trường từ cơ sở giáo dục này sang cơ sở giáo
dục khác hay chuyển sang học bổ túc, học nghề, học trung cấp chuyên nghiệp.
Như vậy, học sinh bỏ học là việc các em không tiếp tục đi học, có em bỏ
học khi vừa học xong chương trình một lớp nào đó, có học sinh bỏ học khi năm
học mới bắt đầu, vào giữa năm học hoặc khi năm học gần kết thúc, có học sinh
bỏ học một vài ngày sau đó được sự vận động đã trở lại lớp.
Ngoài ra, còn có một đối tượng khác, tuy vẫn đi học đều nhưng không
khác học sinh bỏ học, đó là những học sinh ngồi trong lớp nhưng không chú ý
nghe giảng, không hiểu bài, lo làm việc riêng, không tham gia vào các hoạt động
trên lớp, chỉ mong hết giờ, những học sinh này là đối tượng tiền bỏ học.
Số học sinh phổ thông bỏ học trong năm học 2014 - 2015 trên địa bàn Tây
Nam Bộ được tính từ đầu năm học (khai giảng 05/9/2014) đến hết ngày
31/5/2015. Tỷ lệ học sinh bỏ học là số học sinh phổ thông bỏ học trên tổng số
học sinh phổ thông đầu năm học 2014 - 2015 (tính ra tỷ lệ phần trăm).
1.2. Cơ sở pháp lý:
Đề án dựa trên các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển giáo dục ở vùng Tây Nam Bộ; cụ thể:
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung
ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó, có đề cập đến việc tham
gia của gia đình, cộng đồng xã hội, bản thân người học để đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 09 năm sau năm 2020.
- Kết luận số 28-Kl/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương
hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh, quốc
8
phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011-2020. Trong đó, có đề ra
mục tiêu tập trung các nguồn lực để chuẩn hóa các cơ sở từ mầm non đến bậc
đại học gắn với nâng cao chất lượng, phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội của
vùng, trong đó có lĩnh vực giáo dục tiến kịp mặt bằng chung cả nước.
- Quyết định số 1033/QĐ-TTg ngày 30/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn 2011-2015.
- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020 (ban hành
kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính
phủ) nêu rõ: đến năm 2020 có 99% trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học và trung
học cơ sở; 100% các tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục 09 năm đúng
độ tuổi.
- Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Đề án đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng
họ, cộng đồng đến năm 2020.
- Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo nêu rõ một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành là các sở giáo dục
đào tạo, phòng giáo dục, các trường tăng cường phối hợp với các cơ quan, đoàn
thể để vận động, hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho học sinh có hoàn cảnh khó
khăn, giảm số học sinh bỏ học.
- Thực trạng học sinh bỏ học diễn ra trong thời gian dài nhưng chưa được
quan tâm đúng mức, vấn đề này chỉ được tập trung giải quyết khi Bộ Giáo dục
và Đào tạo có Công văn số 2092/BGDĐT-VP ngày 14/3/2008 gửi các tỉnh,
thành phố về phối hợp chỉ đạo nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.
1.3. Cơ sở thực tiễn:
a) Đề án được thực hiện dựa trên những kinh nghiệm, công tác nắm tình
hình về giáo dục trên địa bàn Tây Nam Bộ trong thời gian qua. Cụ thể là để nâng
cao hiệu quả giáo dục, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học cần có sự quan tâm chỉ
9
đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các
ban, ngành, đoàn thể, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị
trong việc vận động học sinh trong độ tuổi đến trường. Tăng cường công tác
tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo
dục để các tầng lớp nhân dân thấy được tầm quan trọng của việc học tập.
Thông qua việc thực hiện Đề án để bản thân tích lũy thêm kinh nghiệm để
có thể thực hiện tốt vai trò là một chuyên viên của Vụ Văn hóa Xã hội trong việc
tham mưu cho lãnh đạo cơ quan phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các
địa phương trong vùng thực hiện 03 mục tiêu lớn của ngành giáo dục là nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần đưa vùng Tây
Nam Bộ thoát khỏi “vùng trũng” về giáo dục.
b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tình hình học sinh
bỏ học:
- Điều kiện tự nhiên: Tây Nam Bộ thuộc vùng hạ lưu sông Mekong với
hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, có vùng đất phù sa với diện tích lớn, chiếm
gần 30% đất tự nhiên. Với khí hậu nóng ẩm cận xích đạo, mùa mưa kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 10 mang theo lượng phù sa bồi đắp, nhưng vào mùa khô, khi
nước rút đi làm thủy triều lấn sâu vào đồng bằng cũng khiến cho các vùng ven
biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Toàn vùng có hệ thống sông, kênh, rạch chằng
chịt với tổng chiều dài khoảng 28.000 km, tuy thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản
nhưng lại gây khó khăn cho học sinh khi đi học từ nhà đến trường, ví dụ như
hàng năm tỉnh Cà Mau phải hỗ trợ kinh phí khoảng 20 tỷ đồng cho hàng chục
nghìn học sinh đi đò, nhằm làm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học.
Về đặc điểm dân số và nhân khẩu học, năm 2014 toàn vùng có khoảng 18
triệu người, chiếm 20% dân số cả nước. Với 57,2% dân số đang trong độ tuổi
lao động (khoảng 10,3 triệu người), đây là tỷ lệ dân số vàng để phát triển kinh
tế. Tuy nhiên, chất lượng lao động của vùng lại ở mức thấp. Theo kết quả điều
tra sơ bộ năm 2014, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng chỉ đạt 10,4%, thấp
10
hơn mức chung của cả nước là 18%. Đặc biệt, tỷ lệ dân số (trên 05 tuổi) học hết
phổ thông trở lên của vùng ở mức rất thấp, chỉ đạt 13,9% (cả nước ở mức
26,5%). Bên cạnh đó, vùng có tỷ suất di cư thuần âm lớn nhất (-29,7%) do nhiều
lao động thoát ly nông nghiệp, di cư lên thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân
cận có kinh tế phát triển hơn.
Nhìn chung, vùng Tây Nam Bộ có tài nguyên thiên nhiên trù phú, màu
mỡ, là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và lợi
thế này đã được khai thác, tận dụng tối đa trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, trình
độ sản xuất và năng lực lao động của vùng còn kém so với mặt bằng chung cả
nước. Điều này cũng gây nên những hạn chế nhất định như chất lượng tăng
trưởng thấp, kém bền vững, ô nhiễm môi trường, suy thoái nguồn tài nguyên.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Trong giai đoạn 2011 - 2014, kinh tế của
vùng duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương
(GRDP) của vùng giai đoạn 2011-2014 đạt bình quân 8,74%/năm, cao hơn mức
tăng trung bình của cả nước là 5,82%. Năm 2014 sản lượng lúa đạt 25 triệu tấn,
xuất khẩu 06 triệu tấn gạo, góp phần quan trọng cho Việt Nam tham gia thị
trường nông sản quốc tế. Xuất khẩu tăng khá, kim ngạch xuất khẩu năm 2014
đạt 12,3 tỷ USD, bằng 8,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tổng vốn
đầu tư toàn xã hội đạt 238 nghìn tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ đạt 557 nghìn tỷ đồng. Giải quyết việc làm tốt, giai đoạn 2011-2014
bình quân mỗi năm vùng tạo việc làm cho khoảng 400 nghìn lao động, riêng
năm 2014 đã giải quyết việc làm cho trên 387.000 lao động. Năng lực cạnh
tranh các tỉnh, thành trong vùng khá cao so với các địa phương trong cả nước,
xếp hạng chỉ số PCI năm 2014 cho thấy có 3/13 tỉnh trong vùng được xếp vào
nhóm các tỉnh có năng lực canh tranh rất tốt hoặc tốt và 8/13 tỉnh được xếp hạng
khá, duy nhất chỉ có tỉnh Cà Mau có đánh giá năng lực cạnh tranh thấp.
11
Tuy đã đạt được một số thành tích như trên nhưng nhìn chung kinh tế của
vùng phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của
một trong những khu vực kinh tế quan trọng của cả nước.
+ Cơ cấu kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp: Nhìn chung, Tây Nam
Bộ vẫn là vùng kinh tế nông nghiệp. Năm 2014, 10/13 tỉnh có tỷ trọng GDP
ngành nông nghiệp trên 35%.
+ Về Công nghiệp: chủ yếu dựa vào các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ.
Mặc dù, chế biến thủy sản là ngành công nghiệp mũi nhọn, luôn chiếm tỷ trọng
và có tốc độ tăng trưởng cao trong vùng nhưng sản phẩm chủ yếu là sơ chế nên
giá trị gia tăng thấp.
+ Về nông nghiệp: Mặc dù diện tích canh tác bình quân của vùng đạt
khoảng 0,87 ha/hộ, là mức cao so với cả nước, nhưng vẫn chưa đảm bảo cho
hiệu quả sản xuất. Hiện nay, các địa phương đang bước đầu đẩy mạnh các mô
hình sản xuất quy mô lớn, hình thành cánh đồng lớn (trong trồng lúa), cũng như
các mô hình sản xuất liên kết trong nuôi trồng, chế biến thủy sản nhưng quá
trình triển khai còn nhiều bất cập do thị trường chuyển nhượng đất đai còn hạn
chế, nhận thức của người nông dân về hợp tác còn hạn chế, đa số doanh nghiệp
chưa đủ năng lực để sản xuất quy mô lớn.
+ Đầu tư, tài chính, thu ngân sách gặp khó khăn: Năm 2014, nhiều địa
phương đã không hoàn thành chỉ tiêu về đầu tư. Trong các khu vực kinh tế, vùng
có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh so với các khu vực khác. Tuy nhiên,
cộng đồng doanh nghiệp trong vùng vẫn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa
nên khả năng mở rộng đầu tư còn rất hạn chế.
+ Về thu hút FDI: Với đặc điểm là vùng kinh tế phụ thuộc vào nông
nghiệp, khả năng thu hút vốn FDI của cả vùng nhìn chung còn yếu do đây là lĩnh
vực rủi ro, kém hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối năm
2014, tổng số vốn đăng ký FDI còn hiệu lực chỉ đạt trên 12 tỷ USD, chiếm 4,8%
so với cả nước.
12
+ Về tín dụng: Tín dụng của vùng đạt mức tăng trưởng khá so cả nước.
Trong giai đoạn 2011-2014, tăng trưởng tín dụng của vùng ở mức cao (khoảng
18,8%/năm) so với mặt bằng chung cả nước (13,4%). Tuy nhiên, nguồn vốn tín
dụng gia tăng trong thời gian qua chủ yếu từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ
thông qua các chương trình như: hỗ trợ tạm trữ lúa gạo, hỗ trợ ngành thủy sản với
đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa để giải
quyết khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế cũng như phục vụ nhu cầu sản
xuất, kinh doanh trong ngắn hạn.
+ Về thu, chi ngân sách:
ĐVT: Tỷ đồng
THU, CHI NGÂN SÁCH CÁC TỈNH, THÀNH TÂY NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2011-2014
(Trích nguồn: báo cáo của Bộ Tài chính)
Năm
2011
2012
2013
2014
4 năm
Thu ngân sách
Chi ngân sách
Thu/chi
8
68.99
7.668
7
71.323
79.287
307.255
91.36
106
3
.277
108.000
2
392.262
78,1%
74,6%
81,2%
79,6%
78,3%
86.66
Hầu hết, các tỉnh không đạt chỉ tiêu thu ngân sách trong khi chi ngân sách
luôn vượt thu. Thu ngân sách cả giai đoạn 2011 - 2014 của cả vùng đạt khoảng
307 nghìn tỷ, bằng 78,3% chi ngân sách trong cùng thời kỳ, chỉ có thành phố
Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang có thể tự cân đối được thu chi ngân sách.
+ Công tác an sinh xã hội còn nhiều bất cập: Tuy có bước tiến bộ nhưng
đời sống của người dân, nhất là ở vùng nông thôn, đồng bào dân tộc còn gặp
nhiều khó khăn, số hộ nghèo, cận nghèo cao, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo lớn.
Điển hình như trong các chính sách dành cho đồng bào dân tộc Khmer, phần lớn
là chính sách “cho không” như chính sách y tế, nhà ở, đất sản xuất, nước sạch
sinh hoạt... Các chính sách ban hành tuy nhiều nhưng chồng chéo, chưa thực sự
tạo động lực cho bà con dân tộc chủ động thoát nghèo, điển hình như tỉnh Trà
Vinh, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer, tuy hộ Khmer nghèo có giảm nhưng
13
vẫn ở mức rất cao (khoảng 20%), trong khi đó số hộ tái nghèo lại có xu hướng
tăng.
14
Chương 2
THỰC TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC VÙNG TÂY NAM BỘ
2.1. Tình hình giáo dục vùng Tây Nam Bộ năm học 2014 - 2015:
2.1.1. Quy mô trường lớp, học sinh:
a) Mạng lưới trường, lớp học từ mầm non đến phổ thông trên địa bàn Tây
Nam Bộ cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, phù hợp với quy hoạch dân cư, tương
đối ổn định và đến năm 2014 đã xóa được phòng học ba ca, tre lá. Một số trường
quy mô nhỏ (chủ yếu cấp tiểu học) được sáp nhập để phù hợp thực tế tại địa
phương. Tổng số trường được thống kê đến cuối năm học 2014 - 2015 là 5.033
trường (chưa kể 1.912 trường mầm non và 117 trung tâm giáo dục thường
xuyên), tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 25,3%. Cụ thể:
- Tiểu học là 3.104 trường, trong đó có 965 trường đạt chuẩn quốc gia,
chiếm tỷ lệ 31,08%.
- Trung học cơ sở là 1.462 trường, trong đó có 384 trường đạt chuẩn quốc
gia, chiếm tỷ lệ 26,26%.
- Trung học phổ thông là 467 trường, trong đó có 57 trường đạt chuẩn
quốc gia, chiếm tỷ lệ 12,21%.
Trong năm đã xây dựng mới 2.976 phòng học và 1.279 phòng chức năng
với tổng vốn đầu tư là 2.310 tỷ đồng (tăng 165 tỷ đồng so cùng kỳ năm học
trước). Nâng cấp, sửa chữa 11.478 phòng học với tổng vốn 289 tỷ đồng. Tổng số
nhà công vụ giáo viên được xây dựng mới là 376 phòng với tổng vốn 68 tỷ đồng.
b) Tổng số học sinh được huy động trong năm học 2014 - 2015 là
2.863.653 em (chưa kể 591.248 cháu học mầm non và 35.516 học viên ở các
trung tâm giáo dục thường xuyên). Trong đó:
15
- Tiểu học là 1.510.365 học sinh. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi
cấp tiểu học tăng từ 96,67% trong năm học 2010 - 2011 lên 98,02% trong năm
học 2014-2015.
- Trung học cơ sở là 982.936 học sinh. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ
tuổi cấp trung học cơ sở tăng từ 78,6% trong năm 2010 - 2011 lên 82,4% trong
năm học 2014-2015.
- Trung học phổ thông là 370.352 học sinh. Tỷ lệ huy động học sinh trong
độ tuổi cấp trung học phổ thông tăng từ 39,64% trong năm học 2010 - 2011 lên
46,3% trong năm học 2014 - 2015.
Số
TT
THỐNG KÊ SỐ TRƯỜNG, HỌC SINH VÙNG TÂY NAM BỘ
(Nguồn: Theo báo cáo của 13 sở giáo dục đào tạo vùng Tây Nam Bộ)
Tổng số trường
Tổng số học sinh
Tên đơn vị
Tổng
TH
THCS THPT
Tổng
TH
THCS
Số
Số
01
An Giang
553
346
156
51
353.415
196.431
113.789
43.195
02
Bạc Liêu
213
130
61
22
140.862
78.255
48.523
14.084
03
Bến Tre
355
190
132
33
199.045
95.005
73.463
30.577
04
Cà Mau
416
267
118
31
213.786
117.389
72.931
23.466
05
Đồng Tháp
505
319
143
43
279.671
146.945
94.472
38.254
06
Hậu Giang
255
170
62
23
128.794
69.033
43.800
15.961
07
Kiên Giang
513
296
166
51
288.734
160.579
94.887
33.268
08
Long An
436
255
134
47
253.171
127.094
89.037
37.040
09
Sóc Trăng
450
302
112
36
221.097
122.102
72.914
26.081
10
Tiền Giang
388
226
126
36
279.740
139.186
102.399
38.155
11
Trà Vinh
347
214
100
33
155.291
81.792
55.585
17.914
12
Vĩnh Long
326
207
88
31
165.098
78.761
59.048
27.289
13
Cần Thơ
276
182
64
30
184.949
97.793
62.088
25.068
Toàn vùng
5.033
3.104
1.462
467
2.863.653
1.510.365
982.936
370.352
THPT
2.1.2. Lực lượng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục:
Giáo viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục đã ổn định về số lượng, nâng
dần về chất lượng, ý thức và tinh thần trách nhiệm của giáo viên được nâng lên
16
thông qua việc học tập, quán triệt và thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi
đua trong ngành giáo dục. Tuy vậy, đời sống của một số giáo viên còn khó khăn,
một số ít cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng
giáo dục trong điều kiện hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên
theo yêu cầu mới ở một số địa phương chưa đồng bộ và còn chậm..v..v.
Tổng số cán bộ, giáo viên ở các ngành học, cấp học toàn vùng là 191.678
người. Trong đó, cấp tiểu học là 96.833 cán bộ, giáo viên; cấp trung học cơ sở là
65.266 cán bộ, giáo viên; cấp trung học phổ thông là 29.579 cán bộ, giáo viên.
Số lượng giáo viên các cấp ở các tỉnh, thành phố trong vùng như sau:
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, GIÁO VIÊN
(Nguồn: Theo báo cáo của 13 sở giáo dục đào tạo vùng Tây Nam Bộ)
TT
Tên đơn vị
01
Tỉnh An Giang
24.377
12.096
8.600
3.681
02
Tỉnh Bạc Liêu
8.036
4.276
2.739
1.021
03
Tỉnh Bến Tre
13.588
6.176
5.252
2.160
04
Tỉnh Cà Mau
14.856
8.175
4.729
1.952
05
Tỉnh Đồng Tháp
19.034
9.599
6.358
3.077
06
Tỉnh Hậu Giang
8.784
4.750
2.751
1.283
07
Tỉnh Kiên Giang
20.327
11.152
6.564
2.611
08
Tỉnh Long An
17.059
8.229
5.950
2.880
09
Tỉnh Sóc Trăng
15.942
8.663
5.087
2.192
10
Tỉnh Tiền Giang
16.030
7.681
5.808
2.541
11
Tỉnh Trà Vinh
12.285
6.116
4.178
1.991
12
Tỉnh Vĩnh Long
10.873
4.893
3.772
2.208
13
Thành phố Cần Thơ
10.487
5.027
3.478
1.982
191.678
96.833
65.266
29.579
Toàn vùng
Tổng số
Tiểu học
THCS
THPT
Trình độ đào tạo của lực lượng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục
được nâng lên. Qua thống kê, tỷ lệ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đạt chuẩn
ở các ngành học, cấp học bình quân chung là 99%, trong đó tỷ lệ giáo viên
ngành học mầm non, cấp học tiểu học và trung học cơ sở trên chuẩn là khá cao,
17
bình quân chung trong toàn vùng là 68%. Số lượng cán bộ quản lý giáo dục,
giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng không ngừng được tăng lên ở các địa
phương. Trong đó, có 26 người có trình độ tiến sĩ, 3.255 người trình độ thạc sĩ,
46 nghiên cứu sinh và 602 người đang học thạc sĩ. Cụ thể:
THỐNG KÊ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC
(Nguồn: Theo báo cáo của 13 sở giáo dục đào tạo vùng Tây Nam Bộ)
Số
Tên đơn vị
Thạc sĩ
Tiến sĩ
Đang học
Nghiên
TT
thạc sĩ
Cứu sinh
01
Tỉnh An Giang
328
02
Tỉnh Bạc Liêu
100
03
Tỉnh Bến Tre
223
04
Tỉnh Cà Mau
05
60
2
10
-
3
87
4
234
5
47
5
Tỉnh Đồng Tháp
556
2
10
1
06
Tỉnh Hậu Giang
184
-
9
3
07
Tỉnh Kiên Giang
170
1
69
3
08
Tỉnh Long An
195
3
37
3
09
Tỉnh Sóc Trăng
196
3
87
12
10
Tỉnh Tiền Giang
299
5
22
1
11
Tỉnh Trà Vinh
109
79
2
12
Tỉnh Vĩnh Long
351
2
55
5
13
Thành phố Cần Thơ
310
1
30
5
3.255
26
602
46
Toàn vùng
1
-
-
Việc bố trí, sử dụng cán bộ, giáo viên cơ bản hợp lý, đảm bảo khá tốt yêu
cầu hoạt động của ngành. Các địa phương đã chủ động điều chuyển giáo viên ở
những nơi thừa sang những nơi thiếu, nhằm cân đối đủ tỷ lệ giáo viên/lớp, một số
địa phương khác phân công giáo viên thừa sang kiêm nhiệm một số chức danh
khác như: văn thư, thư viện, quản lý phòng học bộ môn. Tuy nhiên, có một số địa
phương do quy mô trường, lớp học thay đổi và yêu cầu phát triển đồng bộ đối với
các ngành học, cấp học, nhất là đối với ngành học mầm non, cấp học tiểu học
(tăng hình thức học bán trú, học 02 buổi/ngày) dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên,
18
phải hợp đồng giáo viên trong điều kiện chưa được bổ sung biên chế viên chức.
Toàn vùng còn thiếu khoảng 04 nghìn giáo viên, các tỉnh còn thiếu nhiều giáo
viên như: Sóc Trăng 1.104 giáo viên, Kiên Giang 1.034 giáo viên, Trà Vinh 690
giáo viên, chủ yếu là thiếu giáo viên dạy các môn như âm nhạc, mỹ thuật.
Các chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong vùng được
thực hiện đúng, đầy đủ theo quy định của Trung ương. Ngoài ra, các sở giáo dục
đào tạo còn tích cực tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành một chính
sách khác như: chính sách thu hút đối với cán bộ quản lý, giáo viên mầm non về
công tác ở những địa bàn khó khăn; chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức
và thu hút nguồn nhân lực; chế độ hỗ trợ luân chuyển, điều động, biệt phái đối với
cán bộ, viên chức; chính sách đào tạo, thu hút đội ngũ cán bộ, viên chức có trình
độ sau đại học; ưu tiên sắp xếp nhà công vụ cho giáo viên ở xa đến công tác.
Ngoài các tình hình trên, công tác xã hội hóa giáo dục cũng được các địa
phương trong vùng thực hiện khá tốt. Hàng năm, đã vận động nhân dân hiến đất
xây dựng trường, tặng quà cho học sinh nghèo quy ra thành tiền với tổng trị giá
khoảng 107 tỷ đồng. Trong đó, một số địa phương vận động khá cao như: Cần
Thơ khoảng 47 tỷ đồng, Bến tre trên 7,8 tỷ đồng, Hậu Giang 7,7 tỷ đồng, Đồng
Tháp 7,3 tỷ đồng, Kiên Giang 06 tỷ đồng, An Giang 5,8 tỷ đồng.
2.2. Thực trạng học sinh phổ thông bỏ học:
2.2.1. Những biểu hiện của học sinh có nguy cơ bỏ học: Các học sinh có
nguy cơ bỏ học thường có biểu hiện lười học tập, quay cóp khi làm bài kiểm tra,
thi cử, trốn học, không tham gia các hoạt động của nhà trường như: lao động,
sinh hoạt ngoài giờ, sinh hoạt đội, giả chữ ký của cha, mẹ để ký vào sổ liên lạc,
đơn xin nghỉ phép, những học sinh này thường vi phạm kỷ luật, nội quy của nhà
trường, tụ tập băng nhóm, tổ chức gây gổ đánh nhau, trở thành những học sinh
cá biệt, gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, các phong trào thi đua của nhà
trường, trật tự xã hội, nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, cuộc sống của
các em sau này.
19
2.2.2. Tình hình học sinh bỏ học:
Theo báo cáo của các địa phương, số lượng và tỷ lệ học sinh bỏ học các
cấp trong vùng có xu hướng giảm, năm học 2012-2013 toàn vùng Tây Nam Bộ
có 37.031 học sinh bỏ học, chiếm tỷ lệ 1,44%. Trong năm học 2013-2014, toàn
vùng có 31.536 học sinh bỏ học, chiếm tỷ lệ 1,21%. Học sinh bỏ học giảm đã
thể hiện được sự quyết tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc hạn
chế, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.
Trong năm học 2014 - 2015, tổng số học sinh bỏ học từ cấp tiểu học đến
trung học phổ thông trên địa bàn Tây Nam Bộ là 26.458 học sinh, chiếm tỷ lệ
bình quân chung là 0,92%. Các tỉnh có tỷ lệ học sinh bỏ học cao là Sóc Trăng
1,58%, An Giang 1,53%, Bạc Liêu 1,19%, Kiên Giang 1,19%, Cà Mau 1,1%,
Trà Vinh 1,03%... phần lớn tập trung ở các tỉnh nghèo, có đông đồng bào dân
tộc Khmer và hàng năm còn nhận trợ cấp của Trung ương. Cụ thể:
- Tổng số học sinh bỏ học cấp tiểu học là 3.356 học sinh, chiếm tỷ lệ bình
quân chung là 0,22%. Các tỉnh có số lượng học sinh tiểu học bỏ học cao là An
Giang với 1.035 em (tỷ lệ 0,54%), Kiên Giang với 563 em (tỷ lệ 0,35%), Sóc
Trăng với 522 em (tỷ lệ 0,42%).
- Tổng số học sinh bỏ học cấp trung học cơ sở là 16.169 học sinh, chiếm
tỷ lệ bình quân chung là 1,64%. Các tỉnh có số lượng học sinh trung học cơ sở
bỏ học cao là An Giang với 2.994 em (tỷ lệ 2,85%), Kiên Giang với 2.221 em
(tỷ lệ 2,41%), Tiền Giang với 2.044 em (tỷ lệ 2,57%).
- Tổng số học sinh bỏ học cấp trung học phổ thông là 6.933 học sinh,
chiếm tỷ lệ bình quân chung 1,87%. Các tỉnh có tỷ lệ học sinh trung học phổ
thông bỏ học nhiều là Sóc Trăng với 1.235 em (tỷ lệ 4,7%), An Giang với 1.143
em (tỷ lệ 2,71%). Số liệu học sinh bỏ học cụ thể ở các tỉnh, thành Tây Nam Bộ
như sau:
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG, TỶ LỆ HỌC SINH BỎ HỌC
(Nguồn: Theo báo cáo của 13 sở giáo dục đào tạo vùng Tây Nam Bộ)
20
Số
TT
Tên đơn vị
(tỉnh, thành
phố)
Học sinh bỏ học năm học 2014 - 2015
SL HS
bỏ học
Tỷ lệ
(%)
Cấp tiểu học
Cấp THCS
Cấp THPT
SL
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
TL
(%)
01
An Giang
5.172
1,53
1.035
0,54
2.994
2,85
1.143
2,71
02
Bạc Liêu
1.668
1,19
173
0,22
1.102
2,38
393
2,74
03
Bến Tre
1.202
0,61
27
0,02
485
0,68
690
2,32
04
Cà Mau
2.342
1,10
401
0,34
1.464
2,01
477
2,03
05
Đồng Tháp
936
0,58
68
0,05
623
0,66
245
0,64
06
Hậu Giang
1.269
0,99
201
0,29
751
1,80
317
1,98
07
Kiên Giang
3.409
1,19
563
0,35
2.221
2,41
625
1,84
08
Long An
1.396
0,55
54
0,18
886
1,87
456
0,64
09
Sóc Trăng
3.469
1,58
522
0,42
1.712
2,46
1.235
4,70
10
Tiền Giang
2.623
0,09
10
0,03
2.044
2,57
569
0,63
11
Trà Vinh
1.581
1,03
197
0,24
1.127
2,11
257
1,46
12
Vĩnh Long
586
0,28
17
0,02
239
0,40
330
1,19
13
Cần Thơ
805
0,44
88
0,09
521
0,84
196
0,78
Toàn vùng
26.458
0,92
3.356
0,22 16.169
1,64
6.933
1,87
Nhìn chung, tình trạng học sinh bỏ học ở các địa phương tuy có chuyển
biến tích cực so với các năm học trước (giảm bình quân hàng năm gần 0,2%),
nhưng tỷ lệ học sinh bỏ học vẫn còn cao.
2.2.3. Nguyên nhân học sinh bỏ học:
Nâng cao chất lượng giáo dục là nhu cầu cấp thiết của thời đại và là chỉ
tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Trước thực trạng học sinh bỏ học như hiện nay
đòi hỏi các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể phải tìm mọi cách ngăn chặn,
khắc phục. Tuy vậy, trước hết phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của thực trạng này
là do đâu mới có biện pháp xử lý phù hợp và triệt để. Qua quá trình nghiên cứu,
thu thập thông tin, bản thân nhận thấy có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, do học lực yếu, bộ phận học sinh ngồi nhầm lớp (do bệnh thành
tích, đánh giá học sinh không đúng thực chất). Học sinh bỏ tiết học, dẫn đến mất
căn bản, không theo kịp chương trình nên chán, ngán ngại, mặc cảm, dẫn đến bỏ
21
học. Đặc biệt, do chương trình giảng dạy đòi hỏi ngày càng nâng cao kiến thức,
sách giáo khoa còn “nặng” đối với học sinh ở nông thôn, dẫn đến tình trạng học
sinh tiếp thu kém, không theo kịp chương trình, chán nản và bỏ học.
Ngoài ra, do cuộc vận động “Hai không” của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành đã siết chặt kỹ cương trong thi cử, đánh giá xếp loại học tập, nhất là đối
với các học sinh yếu kém, làm cho các em bị áp lực, không học nổi. Từ tâm
trạng chán nản, tự ty, xấu hổ với bạn bè, các em ngại đến lớp và ngày càng
không theo kịp chương trình, dẫn đến bỏ học. Nguyên nhân này có tỷ lệ học sinh
bỏ học cao nhất, chiếm khoảng 38% tổng số học sinh bỏ học.
Thứ hai, do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, gia đình không đủ điều
kiện cho con đến trường, buộc các em phải bỏ học, đi theo gia đình làm thuê.
Đối với những học sinh nghèo, ngoài việc học tập còn phải làm thêm giúp gia
đình, không đủ thời gian làm bài, ôn tập, dẫn đến tình trạng lười học, không
muốn đến lớp. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ khoảng 30% tổng số học sinh bỏ
học. Theo thống kê, toàn vùng còn khoảng 327.621 hộ nghèo và 274.791 hộ cận
nghèo. Tuy nhiên, cũng có các gia đình nghèo nhưng con em vẫn đến trường và
học khá giỏi, điều này phụ thuộc vào thái độ của cha, mẹ học sinh và cá tính của
các em.
Thứ ba, một số nơi cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm
đến sự nghiệp giáo dục, chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa ngành giáo
dục với các ban, ngành, đoàn thể trong việc phối hợp ngăn chặn tình trạng học
sinh bỏ học, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, chưa có biện pháp khuyến
khích, động viên học sinh đến trường như: hỗ trợ học bổng, tập, sách cho học
sinh nghèo hiếu học.
Thứ tư, do gia đình chuyển nơi ở, đi làm ăn xa theo mùa vụ nên việc học
của các em không được đảm bảo. Đây là nguyên nhân diễn ra phổ biến ở vùng
nông thôn, vùng ngập lũ, đông đồng bào dân tộc Khmer. Vì điều kiện kinh tế,
gia đình phải chuyển nơi làm ăn (ví dụ như những hộ gia đình nuôi vịt chạy
22
đồng, đi làm thuê, cắt lúa mướn...). Trong khi đó, con còn nhỏ, buộc cha, mẹ
phải mang con theo và điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các
cháu. Một số gia đình sau khi chuyển đi chỗ ở khác cũng tìm cách cho con đi
học nhưng các em vẫn bỏ học vì nhiều lý do như: không làm quen được môi
trường mới, không theo kịp bạn bè do việc học bị phân tán, mất một số kiến thức
trong quá trình gia đình chuyển nơi ở; một số gia đình do một số nguyên nhân
khác buộc phải cho con thôi học do chưa có hộ khẩu ở nơi ở mới, các em chưa
có giấy tờ tùy thân, mất học bạ.
Thứ năm, mạng lưới trường lớp tuy đều khắp, tạo thuận lợi cho học sinh
đi học nhưng ở một số nơi, địa bàn cũng còn khó khăn, giao thông nông thôn
chưa thuận lợi cho học sinh đến trường, nhà xa trường, đi lại khó khăn. Cơ sở
vật chất chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu học tập, không phát huy được tinh thần
ham học của các em, thiếu dụng cụ thực hành, dẫn đến việc các em cảm thấy
chán, xem việc học như là gánh nặng nên không muốn đến lớp.
Đặc biệt, toàn vùng còn 2.792 phòng học nhờ, tạm mượn của nhà chùa,
nhà dân, phòng học của các cấp học khác (chỉ duy nhất có thành phố Cần Thơ là
đơn vị không có phòng học tạm mượn), trong đó mầm non là 2.028 phòng, tiểu
học 514 phòng, trung học cơ sở là 163 phòng, trung học phổ thông là 87 phòng;
cụ thể:
THỐNG KÊ SỐ PHÒNG HỌC TẠM MƯỢN, NĂM HỌC 2014-2015
(Nguồn: Theo báo cáo của 13 sở giáo dục đào tạo vùng Tây Nam Bộ)
Số
Số phòng học tạm mượn (học nhờ)
Tên đơn vị
TT
(tỉnh,
Tổng số Mầm non Tiểu học THCS
THPT
thành phố)
01 An Giang
288
272
16
0
0
02 Bạc Liêu
63
63
0
0
0
03 Bến Tre
119
22
56
41
0
04 Cà Mau
290
254
28
6
2
05 Đồng Tháp
664
652
10
2
0
06 Hậu Giang
217
100
67
30
20
07 Kiên Giang
178
41
77
16
44
08 Long An
109
49
48
3
9
23
09
10
11
12
13
Sóc Trăng
Tiền Giang
Trà Vinh
Vĩnh Long
Cần Thơ
Toàn vùng
418
329
91
26
0
2.792
365
131
53
26
0
2.028
17
159
36
0
0
514
24
39
2
0
0
163
12
0
0
0
0
87
Thứ sáu, gia đình ít quan tâm, một bộ phận cha, mẹ học sinh chưa nhận
thức cao về tầm quan trọng việc học tập của con em nên chưa thật sự quan tâm
nhắc nhở, động viên và tạo điều kiện để con em học tập. Một số học sinh trong
độ tuổi lao động, vừa học vừa làm, nhất là hiện nay có một số học sinh trung học
phổ thông tham gia bán hàng đa cấp qua mạng internet; ở các vùng nông thôn,
ven biển hiện nay đang thiếu lao động đơn giản, một số học sinh chưa nhận thức
được hết lợi ích của việc học tập (không biết học để làm gì trong khi gia đình
đang thiếu nhân công lao động) nên đã bỏ học để phụ giúp gia đình. Bên cạnh
đó, bản thân một số học sinh thiếu ý thức học tập, không có ý chí vươn lên trong
học tập, ngại khó, ham chơi, bị lôi kéo vào các trò chơi game online, sự lôi kéo,
dụ dỗ của bạn bè làm cho các em không còn quan tâm đến việc học, lâu dần trở
thành thói quen bỏ học. Tâm lý của các em trong lứa tuổi đang phát triển, dễ
giao động, nếu có biện pháp uốn nắn tốt sẽ phát triển theo hướng tích cực và
ngược lại.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: do bất ổn của gia đình,
cha me ly hôn nên thiếu sự quản lý các em, do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh,
đau ốm, sức khỏe yếu, dẫn đến bỏ học... Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn
đến việc học sinh bỏ học và ở mỗi tỉnh, thành phố trong vùng có những nguyên
nhân khác nhau, nhưng khái quát lại có 06 nguyên nhân trên và từ việc phân
tích, tìm ra các nguyên nhân trên sẽ đề ra biện pháp giải quyết phù hợp.
2.2.4. Những hậu quả của việc học sinh bỏ học:
Nhà trường và gia đình là cái nôi giáo dục, hình thành và phát triển nhân
cách cho học sinh. Trong đó, nhà trường đóng vai trò quan trọng, nơi cung cấp