Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 101 trang )

NGUYỄN ĐÌNH HẢO

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
---------------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH HẢO

QUẢN TRỊ KINH DOANH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM TRÊN
ĐỊA BÀN KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA: 2011B

HÀ NỘI – NĂM 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
---------------------------------------

Nguyễn Đình Hảo

LUẬN VĂN THẠC SỸ


Chuyên nghành Quản trị kinh doanh

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GVC - TS NGUYỄN ĐẠI THẮNG

Hà Nội – Năm 2013


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn GVC - Tiến sỹ Nguyễn Đại Thắng Viện Trưởng
Viện kinh tế & quản lý, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, người đã tận tình hướng
dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô giáo Viện Kinh tế và Quản Lý,
Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cùng toàn thể các bạn
đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này.
Nghệ An, ngày

tháng

năm 2013

Học viên

Nguyễn Đình Hảo
Học viên khóa 2011B-VH


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BẢO HIỂM TIỀN GỬI
1.1.

Tổng quan về Bảo hiểm tiền gửi

11

1.1.1. Sự hình thành và phát triển bảo hiểm tiền gửi trên thế
giới

11

1.1.2. Khái niệm về bảo hiểm tiền gửi

12

1.1.3. Bản chất bảo hiểm tiền gửi

13

1.1.4. Mục đích, vai trò của hoạt động bảo hiểm tiền gửi

13

1.1.5. Phân biệt bảo hiểm tiền gửi với các loại hình bảo hiểm

thương mại khác
1.1.6. Các mô hình bảo hiểm tiền gửi trên thế giới
1.2.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

17
19
20

1.2.1. Sự ra đời của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

20

1.2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của hệ thống BHTGVN

23

1.2.3. Các hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

25

1.2.4. Hiệu quả của hoạt động bảo hiểm tiền gửi

27

2


1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Bảo

hiểm tiền gửi
1.3.

Kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm tiền gửi

29
33

1.3.1. Bảo hiểm tiền Hoa kỳ

33

1.3.2. Bảo hiểm tiền Nhật Bản

35

1.3.3. Bảo hiểm tiền Đài Loan

38

1.3.4. Bài học kinh nghiệm phát triển hệ thống BHTG hiệu
quả

39

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VN CHI NHÁNH KHU VỰC

2.1.


2.2.

BẮC TRUNG BỘ

43

Tổng quan về Bảo hiểm tiền gửi VN CNKV Bắc Trung Bộ

43

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

43

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh

44

Đặc điểm địa bàn hoạt động của Chi nhánh

48

2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn khu vực Bắc
Trung Bộ

48

2.2.2. Tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG
trên địa bàn
2.3.


Phân tích kết quả hoạt động của Chi nhánh Bắc Trung Bộ
2.3.1. Phân tích kết quả hoạt động của Chi nhánh
2.3.2.

50
57
57

Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của Chi
nhánh

68

3


2.3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Chi nhánh

70

2.3.4. Những nguyên nhân ảnh hưởng

73

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA BHTGVN TRÊN ĐỊA BÀN KHU VỰC BẮC
TRUNG BỘ

77


3.1.

Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội khu vực Bắc Trung Bộ

77

3.2.

Định hướng phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

78

3.3.

Định hướng phát triển của BHTGVN Chi nhánh khu vực
Bắc Trung Bộ

3.4.

80

Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ tại
Chi nhánh Bắc Trung Bộ

81

3.4.1. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra tại chỗ

81


3.4.2. Đổi mới và hoàn thiện công tác giám sát từ xa

85

3.4.3. Tổ chức tốt sự phối hợp giữa 2 nghiệp vụ giám sát từ xa
và kiểm tra tại chỗ

87

3.4.4. Tổ chức tốt công tác tư vấn đối với các tổ chức tham gia
BHTG và tuyên truyền của BHTG đối với công chúng
3.5.

88

Những kiến nghị với các cơ quan cấp trên liên quan

91

3.5.1.

Đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

91

3.5.2.

Đối với Chính phủ


94

KẾT LUẬN

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

99

4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên văn

DIV

Deposit Insurace Of Viet Nam

BHTG

Bảo hiểm tiền gửi

BHTGVN

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam


TCTGBHTG

Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

TCTD

Tổ chức tín dụng

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

QTD

Quỹ tín dụng

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

IADI


Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế

CDIC

Công ty Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan

FDIC

Công ty Bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ

DICJ

Công ty Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Bảng 1.1:
Bảng 2.1:

Tên bảng

Cơ cấu số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ BHTGVN
Tình hình cán bộ của CNKV Bắc Trung Bộ

Bảng 2.2: Số liệu về diện tích tự nhiên, mật độ, dân số Các tỉnh
Bắc Trung Bộ

Bảng 2.3: Tình hình các TCTD trên địa bàn khu vực Bắc Trung Bộ
(đến 30/06/2012)
Bảng 2.4: Nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG là
QTDND
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu về sử dụng vốn của các TCTG BHTG là
QTDND cơ sở giai đoạn 2010- 2012
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh 2 năm (2011-2012) của các QTDND
trên địa bàn
Bảng 2.7: Số tổ chức TGBHTG và số phí thực nộp giai đoạn 20102012
Bảng 2.8: Số tổ chức TGBHTG được kiểm tra giai đoạn 2010-2012
Bảng 2.9: Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động

Trang
22
48

50

53

53

54

56

59

64


68

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hiệu

Tên hình vẽ, đồ thị

Trang

Hình 1.1: Sơ đồ vai trò của Bảo hiểm tiền gửi

15

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

23

Hình 1.3: Mạng lưới hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

24

Hình 1.4: Các hoạt động chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

25

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy CNKV Bắc Trung Bộ


46

Hình 2.2: Biểu đồ diện tích tự nhiên, dân số và mật độ dân số các tỉnh
khu vực Bắc Trung Bộ
Hình 2.3:

Biểu đồ hoạt động nguồn vốn của các tổ chức TGBHTG là
QTDND cơ sở (Giai đoạn 2010 đến 2012)

Hình 2.4: Biểu đồ chất lượng tín dụng của các tổ chức TGBHTG là
QTDND cơ sở giai đoạn 2010- 2012
Hình 2.5: Biểu đồ kết quả kinh doanh 2 năm 2011- 2012 của các tổ
chức TGBHTG là QTDND cơ sở
Hình 2.6: Quy trình theo dõi thu phí bảo hiểm tiền gửi
Hình 2.7:

Sơ đồ quy trình giám sát từ xa

51

54

55

56

59
61


7


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để ổn định hệ thống tài chính – tiền tệ ngăn chặn đổ vỡ dây chuyền của các
ngân hàng cũng như sự suy giảm nền kinh tế, các nước đã có những biện pháp mạnh
mẽ, trong đó công cụ bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đã được sử dụng và phát huy tác
dụng một cách tích cực. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng
phát triển ổn định, đảm bảo an toàn, góp phần vào sự ổn định hệ thống tài chính
quốc gia. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) được thành lập và chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 7 tháng 7 năm 2000, với mục đích “bảo vệ quyền lợi người
gửi tiền, góp phần duy trì sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính – ngân
hàng”, nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ được giao, BHTGVN nói
chung và Chi nhánh BHTGVN khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng trong những năm
qua đã triển khai đồng bộ các mặt hoạt động và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi
nhận, qua đó góp phần khẳng định được vai trò của BHTGVN trong tiến trình đổi
mới, cải cách hệ thống tài chính – ngân hàng của Chính phủ.
Tuy nhiên, cùng với các kết quả đạt được hoạt động của BHTGVN trong
thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc về hoạt động
nghiệp vụ, về năng lực tài chính và cơ sở pháp lý, các quy định của pháp luật về
BHTG vẫn còn thiếu hoặc một số chưa phù hợp vv… là những yêu cầu đặt ra cho
BHTGVN cần phải hoàn thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò của
một định chế tài chính quan trọng của hệ thống tài chính – ngân hàng quốc gia.
Với tình hình và thực trạng đã nêu trên, là cán bộ có nhiều năm kinh
nghiệm công tác trong lĩnh vực ngành ngân hàng - BHTG, với ý thức trách nhiệm
công tác được giao, mặc dù khả năng và trình độ nghiên cứu khoa học còn có hạn
nhưng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trên địa bàn khu vực Bắc Trung Bộ” làm
đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc

luận giải, khắc phục phần nào tình hình và thực trạng trên.

8


2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu tổng quan lý luận chung về bảo hiểm tiền gửi, các quy định
hiện hành của Pháp luật Nhà Nước về bảo hiểm tiền gửi; những thông lệ quốc tế về
Bảo hiểm tiền gửi, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
- Qua việc phân tích, đánh giá tổng quan, cơ cấu tổ chức, các hoạt động
chính Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và phân tích thực trạng hoạt động tại Chi nhánh
khu vực Bắc Trung Bộ, đánh giá những kết quả đạt được, các thành tựu và chỉ ra
những tồn tại, hạn chế và vướng mắc cũng như nguyên nhân của chúng;
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của
BHTG Việt Nam trên địa bàn khu vực Bắc Trung Bộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận chung về bảo hiểm tiền gửi, các
quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu các hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trên địa
bàn khu vực Bắc Trung Bộ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, Luận văn cũng sử dụng những phương
pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và dự báo.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết
tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu
gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Bảo hiểm tiền gửi.

Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của BHTGVN Chi
nhánh khu vực Bắc Trung Bộ.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của BHTGVN
trên địa bàn khu vực Bắc Trung Bộ.

9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI
1.1. Tổng quan về bảo hiểm tiền gửi
1.1.1. Sự hình thành và phát triển bảo hiểm tiền gửi trên thế giới
Như chúng ta đã biết, hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với sự nhạy cảm
và tiền ẩn nhiều rủi ro, chính vì vậy vấn đề bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền
trong trường hợp các ngân hàng xẩy ra đổ vỡ phải do một tổ chức đứng ra bảo vệ để
ổn định an ninh xã hội. Khi các quốc gia trên thế giới chưa có hệ thống bảo hiểm
tiền gửi thì Chính phủ đứng ra chi trả tiền gửi cho người gửi tiền (bảo hiểm ngầm).
Tuy nhiên việc “bảo hiểm ngầm” làm phát sinh tăng gánh nặng tài chính của Chính
phủ, ảnh hưởng không tốt niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính - ngân
hàng, chính vì vậy hệ thống bảo hiểm công khai đã ra đời.
Nguồn gốc ra đời của bảo hiểm tiền gửi gắn liền với việc chuyển từ bảo vệ
ngầm sang bảo vệ công khai tiền gửi. Theo đó, người gửi tiền sẽ được chi trả một
phần hoặc toàn bộ tiền gửi khi ngân hàng đổ bể theo hợp đồng hoặc cam kết công
khai.
Như vậy, với cơ chế thị trường lấy số đông bù số ít, hoạt động của tổ chức
Bảo hiểm tiền gửi ra đời đảm nhận trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền,
nâng cao lòng tin của công chúng vào hệ thống tài chính ngân hàng quốc gia, chấm
dứt việc bảo hiểm ngầm và giảm gánh nặng chi phí ngân sách của Chính phủ khi xử
lý sự đổ vỡ các ngân hàng.
Trải qua nhiều khó khăn trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới,

nhất là cuộc Đại suy thoái giai đoạn năm 1929 – 1933, đã có tới 4000 ngân hàng
Mỹ bị đóng cửa do suy thoái kinh tế đặt ra sự cần thiết phải được một tổ chức tài
chính có vai trò chuyên biệt trong việc bảo vệ người gửi tiền, duy trì lòng tin người
gửi tiền góp phần ổn định hệ thống tài chính. Trong bối cảnh như vậy, để ứng phó
với khủng hoảng kinh tế, ổn định an sinh, chính trị - xã hội Chính phủ Mỹ đã chính
thức quyết định thành lập Bảo hiểm tiền gửi liên Bang (FDIC) vào năm 1933. FDIC

10


bắt đầu hoạt động vào ngày 1/1/1934, đây cũng là nước có hệ thống Bảo hiểm tiền
gửi được thành lập và đi vào hoạt động đầu tiên trên thế giới. Đến nay Bảo hiểm
tiền gửi Hoa Kỳ (FDIC) được đánh giá là hệ thống bảo hiểm tiền gửi phát triển trên
thế giới cả về quy mô và hiệu quả hoạt động, mô hình của FDIC được nhiều nước
trên thế giới tham khảo để xây dựng hệ thống bảo hiểm tiền gửi của quốc gia mình.
Đến thời điểm hiện nay, có 106 quốc gia đã thành lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi
công khai và 19 quốc gia khác đang nghiên cứu thành lập hệ thống bảo hiểm tiền
gửi .
1.1.2. Khái niệm về bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu, theo đó
BHTG được hiểu là cam kết công khai của tổ chức BHTG sẽ trả tiền gửi cho người
gửi tiền khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị chấm dứt hoạt động và không có
khả năng thanh toán cho người gửi tiền.
Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi: Là đối tác nhận đóng góp tài chính từ các tổ
chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và có trách nhiệm thực hiện chi trả tiền gửi được
bảo hiểm đến người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tại tổ chức tham gia
bảo hiểm tiền gửi khi tổ chức đó chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán.
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: Là các ngân hàng và các tổ chức tài
chính phi ngân hàng có hoạt động huy động tiền gửi. Theo thông lệ quốc tế, hiện
nay trên thế giới có 2 xu hướng tham gia bảo hiểm tiền gửi, đó là các Tổ chức tham

gia bảo hiểm tiền gửi có thể tham gia BHTG một cách bắt buộc hoặc tự nguyện.
Điều này tùy thuộc vào chính sách tài chính – ngân hàng của mỗi quốc gia. Tuy
nhiên, qua nghiên cứu ở các nước, cho thấy xu hướng phổ biến hiện nay là tham gia
BHTG bắt buộc. Khi tham gia BHTG các tổ chức này có trách nhiệm đóng góp tài
chính cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi và được quyền yêu cầu tổ chức Bảo hiểm tiền
gửi chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại các tổ chức đó trong trường hợp tổ
chức này bị mất khả năng thanh toán và bị cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hoạt
động.

11


Người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm: Là khách hàng có tiền gửi
thuộc đối tượng được bảo hiểm tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Người
gửi tiền không phải đóng góp tài chính cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, nhưng có
quyền yêu cầu tổ chức Bảo hiểm tiền gửi thanh toán kể cả tiền lãi tích lũy trên tiền
gửi đó trong hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi
có thể là toàn bộ, hoặc một phần tiền gửi do chính sách của mỗi quốc gia.
1.1.3. Bản chất bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi cũng mang bản chất của các loại hình bảo hiểm nói
chung, tức là hoạt động theo nguyên lý lấy số đông bù số ít nhưng bên cạnh đó nó
còn mang tính chất đặc thù, đó là:
- Hoạt động BHTG là hoạt động cung cấp dịch vụ công, có nghĩa là BHTG
là công cụ được sử dụng để thực hiện chính sách công của từng quốc gia.
- Hoạt động của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi thông thường không vì mục tiêu
lợi nhuận. Chính phủ các quốc gia thành lập tổ chức Bảo hiểm tiền gửi nhằm mục
đích để thực hiện chính sách công. Bởi trong thực tế, hoạt động tài chính – ngân
hàng là hoạt động nhạy cảm, gắn với tính lan truyền rất cao; đồng thời sự đổ vỡ của
hệ thống tài chính – ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và gây ra
những bất ổn về mặt xã hội. Do đó Chính phủ các quốc gia đã sử dụng công cụ tài

chính là BHTG nhằm góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ
thống tài chính – ngân hàng và ổn định xã hội.
1.1.4. Mục đích, vai trò của hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Thứ nhất, về mục đích của BHTG. Mặc dù mỗi quốc gia có thể thiết kế mô
hình tổ chức Bảo hiểm tiền gửi khác nhau, nhưng hoạt động BHTG thường có
những mục đích cơ bản như sau:
- Sử dụng công cụ BHTG là nhằm thực hiện chính sách công. Vì vậy, chính
sách BHTG của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều được thiết kế để bảo vệ số
đông người gửi tiền;

12


- Đảm bảo hệ thống tài chính – ngân hàng hoạt động lành mạnh, ổn định và
ngăn chặn đổ vỡ ngân hàng thông qua các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức Bảo
hiểm tiền gửi;
- Xây dựng thị trường tài chính lành mạnh, có tính cạnh tranh bình đẳng
giữa các tổ chức tài chính với quy mô và loại hình khác nhau;
- Giảm gánh nặng tài chính cho chính phủ trong trường hợp xử lý đổ vỡ
ngân hàng và điều này đồng nghĩa với việc giảm gánh nặng cho người dân đóng
thuế để Chính phủ hỗ trợ giải quyết những ngân hàng phá sản. Trong trường hợp
ngân hàng đơn lẻ bị đổ vỡ, nếu Chính phủ tự bỏ tiền để chi trả cho người gửi tiền,
tức là Chính phủ phải lấy tiền từ ngân sách để gánh vác cho sự sụp đổ của tổ chức
tín dụng. Điều này không phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường, bởi lẽ đã
kinh doanh thì gánh chịu rủi ro. Chính vì vậy, các quốc gia rất hạn chế sử dụng
ngân sách Nhà nước để xử lý đổ vỡ của các tổ chức tín dụng. Đồng thời, với sự hình
thành của hệ thống Bảo hiểm tiền gửi, các rủi ro đã được phân tán, chia sẻ cho
nhiều bên liên quan và điều đó xét về hệ thống tài chính – ngân hàng nói riêng và
trên toàn bộ nền kinh tế nói chung sẽ tạo ra tính ổn định cho xã hội.
Thứ hai, về vai trò của BHTG. Vì bảo hiểm tiền gửi là sản phẩm của nền

kinh tế thị trường và chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường nên vai trò của Bảo
hiểm tiền gửi xuất phát từ bản chất của hoạt động tài chính luôn gắn liền yếu tố
niềm tin, mang tính nhạy cảm và có tính lan truyền cao. Trong hoạt động ngân
hàng, nếu niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống tài chính – ngân hàng bị khủng
hoảng, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của một tổ chức tín dụng đơn lẻ
mà còn tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Niềm tin của người gửi tiền đối với hệ
thống tài chính – ngân hàng là rất quan trọng vì niềm tin đó thường dựa vào các yếu
tố tâm lý và khi họ gửi tiền vào ngân hàng, ngoài việc khách hàng quan tâm đến lãi
suất tiền gửi, thì họ thường đặt câu hỏi liệu tiền của mình gửi vào ngân hàng có an
toàn không? Và hoạt động của ngân hàng nhận tiền gửi có ổn định không? Hoặc
nếu trường hợp xấu nhất xẩy ra thì liệu họ có bị mất số tiền đã gửi hay không?

13


Hình 1.1: Sơ đồ vai trò của Bảo hiểm tiền gửi

Bảo vệ người
gửi tiền, góp
phần nâng
cao niềm tin

Thúc đẩy
huy động
vốn nâng cao
kỷ cương thị
trường
VAI TRÒ
CỦA
BHTG


Góp phần
đảm bảo sự
phát triển an
toàn lành
mạnh NH

Góp phần xử
lý khủng
hoảng tài
chính

Từ sơ đồ nêu trên, cho thấy vai trò của Bảo hiểm tiền gửi được thể hiện rõ
nét qua các khía cạnh sau đây:
Một là, Bảo hiểm tiền gửi có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người gửi
tiền, nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính – ngân hàng. Bởi
lẽ, trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ người tiêu dùng nói chung và người gửi tiền
nói riêng là yêu cầu đặt ra đối với mỗi Chính phủ. Bảo vệ người tiêu dùng là đảm
bảo cân bằng giữa sự phát triển và đảm bảo quyền lợi của người dân trong xã hội
dân sự. Do đó bảo hiểm tiền gửi là một công cụ tài chính hữu hiệu được hầu hết các
Chính phủ sử dụng để bảo vệ người gửi tiền.
Hai là, Bảo hiểm tiền gửi giúp xây dựng và củng cố niềm tin của công
chúng đối với hệ thống tài chính – ngân hàng và đó là yêu cầu đặt ra với bất kỳ
Chính phủ nào trên thế giới. Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi có nhiệm vụ thay mặt
Chính phủ bảo vệ tiền gửi của người dân và trong trường hợp tổ chức tín dụng bị đổ

14


vỡ thì tổ chức Bảo hiểm tiền gửi này phải có trách nhiệm chi trả toàn bộ hoặc một

phần tiền gửi cho người gửi tiền.
Thực tiễn cho thấy, khi mà người dân không tin tưởng vào hệ thống tài
chính – ngân hàng thì trước hết hệ thống ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng và sau đó là
toàn bộ nền kinh tế quốc gia cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo. Một minh
chứng cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ từ năm 2007 đến nay chính
là cuộc khủng hoảng niềm tin của người dân vào khả năng thanh khoản của các
ngân hàng, họ đã rút tiền ồ ạt, không gửi tiền vào các ngân hàng nữa và điều này đã
chứng minh rõ nét vai trò của người gửi tiền đối với sự tồn tại và phát triển của hệ
thống ngân hàng quốc gia. Khi công chúng thiếu tin tưởng vào vào hệ thống tài
chính – ngân hàng, họ thường lựa chon mua vàng hay bất động sản để tích lũy để
tích lũy tài sản mà không gửi tiền vào ngân hàng nữa. Điều này ảnh hưởng không
tốt đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt chúng ta không quên sự kiện khủng hoảng tài
chính Mỹ 2007-2009 và lan nhanh đã gây ra khủng hoảng tài chính trên toàn thế
giới, do giá nhà ở tăng liên tục đã thúc đẩy người dân đổ xô vào mua bán, đầu cơ
bất động sản, tạo cầu ảo đẩy “bong bóng” bất động sản lên cao làm cho cung cầu
mất cân đối, cung vượt xa cầu. Khi thị trường bất động sản bị vỡ bong bóng đưa hệ
thống tài chính - ngân hàng của Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
Hơn nữa, nếu người dân không tin tưởng vào hệ thống ngân hàng nói chung
và tổ chức tín dụng nói riêng, lập tức người dân sẽ có hành động rút tiền ra khỏi hệ
thống ngân hàng. Trường hợp này vô cùng nguy hiểm nếu hiện tượng này xẩy ra
hàng loạt và điều đó có thể dẫn đến đổ vỡ ngân hàng gây nguy hại đến toàn bộ nền
kinh tế. Lịch sử hoạt động tài chính – ngân hàng đã xẩy ra khá nhiều vụ rút tiền ồ ạt,
gây ra sự tê liệt và đổ vỡ của các ngân hàng như ở Mỹ vào những năm 1920, 1930
hay ở châu Á năm 1997 và gần đây nhất là ở Anh, Mỹ (Ngân hàng Northem Rock
của Anh và ngân hàng Contrywide của Mỹ).
Bảo hiểm tiền gửi xây dựng và củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ
thống ngân hàng thông qua các hoạt động như:
- Cung cấp đầy đủ cho công chúng thông tin về các ngân hàng;

15



- Thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra, giám sát rủi ro đối với các tổ chức tham
gia Bảo hiểm tiền gửi;
- Hỗ trợ các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi khi gặp khó khăn về tài
chính nhằm phục hồi hoạt động của các tổ chức đó;
- Xử lý tổ chức tín dụng đổ vỡ;
- Bảo hiểm tiền gửi tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng;
- Góp phần thúc đẩy đảm bảo an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng
từ khi cấp phép cho đến khi chấm dứt hoạt động.
1.1.5. Phân biệt bảo hiểm tiền gửi với các loại hình bảo hiểm thương mại khác
Bảo hiểm tiền gửi và các và các loại hình Bảo hiểm thương mại khác bên
cạnh những giống nhau điểm giống nhau thì hoạt động BHTG có những điểm khác
biệt, điều đó được thể hiện như sau:
- Về tính chất hoạt động
Cũng giống như các loại hình bảo hiểm thương mại khác, hoạt động bảo
hiểm tiền gửi mang tính chất chung của hoạt động bảo hiểm tức là dựa trên nguyên
tắc lấy số đông bù số ít. Tuy nhiên, đây là một loại hình mang tính chất đặc thù vì
bảo hiểm tiền gửi là công cụ thực hiện chính sách công với vai trò cơ bản là bảo vệ
người gửi tiền, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn và lành mạnh của hệ thống
tài chính quốc gia. Tính đặc thù của BHTG so với các loại hình bảo hiểm thương
mại khác được thể hiện ở các khía cạnh như cơ chế bảo hiểm, chủ thể tham gia bảo
hiểm, đối tượng nộp phí, đối tượng được hưởng các quyền lợi bảo hiểm...
- Về cơ chế bảo hiểm
Ở các loại hình bảo hiểm thương mại khác khi chủ thể tham gia bảo hiểm sẽ
xuất hiện mối quan hệ trực tiếp giữa một bên là đối tượng bảo hiểm và một bên là
đối tượng được bảo hiểm. Còn ở bảo hiểm tiền gửi thì khác, mặc dù người gửi tiền
là người được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách bảo hiểm tiền gửi nhưng không xuất
hiện mối quan hệ trực tiếp về bảo hiểm tiền gửi giữa người gửi tiền và tổ chức
BHTG trừ trường hợp khi xẩy ra đổ vỡ của tổ chức tín dụng.


16


- Chủ thể tham gia Bảo hiểm tiền gửi
Theo quy định, bất cứ một tổ chức tín dụng hoặc không phải là tổ chức tín
dụng nhưng có hoạt động huy động tiền gửi của dân cư thì phải tham gia bảo hiểm
tiền gửi một cách bắt buộc. Trách nhiệm đóng phí thuộc về tổ chức tham gia Bảo
hiểm tiền gửi.
- Đối tượng được hưởng các quyền lợi bảo hiểm
Mặc dù người được hưởng các quyền lợi trực tiếp từ chính sách bảo hiểm
tiền gửi là người gửi tiền, nhưng người gửi tiền không phải trực tiếp tham gia bảo
hiểm tiền gửi. Theo đó trong trường hợp tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi bị giải
thể hoặc phá sản thì tổ chức BHTG sẽ thay mặt Chính phủ đứng ra chi trả tiền gửi
được bảo hiểm cho người gửi tiền theo quy định của Pháp luật mỗi quốc gia. Số tiền
vượt quá hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho mỗi khoản tiền gửi của cá
nhân ở người gửi tiền sẽ được nhận trong quá trình thanh lý tổ chức tham gia Bảo
hiểm tiền gửi, với thứ tự ưu tiên về vị trí chủ nợ theo quy định của pháp luật về giải
thể hoặc phá sản.
Tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi được hưởng lợi gián tiếp từ việc tham
gia bảo hiểm tiền gửi: Được giám sát bởi một cơ quan Nhà nước, huy động vốn từ
dân cư sẽ dễ dàng hơn do ở người gửi tiền biết họ sẽ được bảo hiểm khi gửi tiền tại
tổ chức đã tham gia Bảo hiểm tiền gửi.
- Về đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi
Là các tổ chức tín dụng hoặc không phải là tổ chức tín nhưng có hoạt động
ngân hàng. Đối tượng tham gia của các loại hình bảo hiểm thương mại là các tổ
chức hoặc cá nhân.
- Cơ chế tham gia bảo hiểm
Cơ chế tham gia bảo hiểm tiền gửi là bắt buộc. Tất cả các tổ chức tín dụng
hoặc không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân

hàng theo quy định của pháp luật mà có nhận tiền gửi của tổ chức hoặc cá nhân (gọi
tắt là tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi) phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc,
còn đối với các loại hình khác thì có thể thỏa thuận.

17


- Hình thức pháp lý tham gia
Ở Bảo hiểm tiền gửi đó là sự bắt buộc của các tổ chức tham gia Bảo hiểm
tiền gửi mà không thông qua hợp đồng bảo hiểm. Sở dĩ không xuất hiện hợp đồng
BHTG giữa tổ chức BHTG và các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi vì hợp đồng
phải dựa trên cơ sở thỏa thuận, còn mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia BHTG là
theo hình thức bắt buộc. Còn ở các loại hình bảo hiểm thương mại khác thì thông
thường phải thông qua hợp đồng bảo hiểm.
- Nội dung bảo hiểm
Nội dung bảo hiểm tiền gửi theo quy định của phát luật và là sự bắt buộc,
còn ở các loại hình bảo hiểm khác thì có thể do sự lựa chọn, thỏa thuận của chủ thể
về nội dung tham gia bảo hiểm.
1.1.6 Các mô hình bảo hiểm tiền gửi trên thế giới
Thế giới đã chứng kiến sự ra đời của một số mô hình BHTG. Khái quát lại,
hiện có 3 mô hình hoạt động đối với các tổ chức BHTG, đó là:
1.1.6.1 Mô hình chuyên chi trả
Theo mô hình này, tổ chức BHTG được thành lập chỉ nhằm thực hiện một
nhiệm vụ là chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị phá
sản, nhằm thực hiện một số mục tiêu của chính sách công, trong đó hai mục tiêu
quan trọng nhất là: (i) khẳng định cam kết của chính phủ về sự bảo đảm của nhà
nước thông qua một tổ chức và một cơ chế BHTG công khai; và (ii) bảo vệ những
người gửi tiền (nhỏ) thông qua việc hình thành cơ chế bồi thường.
1.1.6.2 Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng
Theo đó, tổ chức BHTG được trao thêm một số quyền hạn, như: hỗ trợ tài

chính cho tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn trong thanh toán; theo dõi và
khuyến nghị sự cẩn trọng và phòng tránh rủi ro đối với các tổ chức tham gia BHTG;
tham gia xử lý nợ và thu hồi nợ của tổ chức tham gia BHTG bị phá sản… Qua đó,
các mục tiêu cần đạt được của chính sách công như hạn chế rủi ro, tránh đổ vỡ hệ
thống hoặc khủng hoảng tài chính, gia tăng niềm tin của công chúng cũng được mở
rộng.

18


1.1.6.3 Mô hình giảm thiểu rủi ro
Ngoài nhiệm vụ bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, tổ chức
BHTG theo mô hình này còn tham gia cùng với các cơ quan nhà nước và Ngân
hàng Trung ương vào hoạt động giám sát và đánh giá rủi ro của các ngân hàng và
các định chế tài chính khác, góp phần bảo đảm sự an toàn và hoạt động bình thường
của hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia; tính phí bảo hiểm dựa trên cơ sở định mức
rủi ro; tiếp nhận xử lý nợ và thu hồi nợ đối với các tổ chức tham gia BHTG bị phá
sản; được trao các nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư nhằm bảo toàn phát triển vốn ban
đầu cũng như tăng cường sức mạnh tài chính, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách
của Chính phủ đây là mô hình phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
1.2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1.2.1. Sự ra đời của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý
tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước do
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) phát động. Song song với công cuộc
đổi mới đất nước trên các mặt thì hệ thống ngân hàng Việt Nam đã triển khai kế
hoạch đổi mới từ năm 1988, trong giai đoạn này ngành ngân hàng đang phải đối
mặt với một thực tế đầy thách thức là tình trạng lạm phát “phi mã”, lòng tin của
người dân đối với ngân hàng đang giảm sút nghiêm trọng. Một trong những nhiệm
vụ đặt ra đối với hệ thống ngân hàng trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới là

kiềm chế lạm phát, củng cố lòng tin của dân chúng đối với hệ thống ngân hàng Việt
Nam. Rút kinh nghiệm sau hậu quả hàng loạt hợp tác tín dụng nông thôn và quỹ tín
dụng đô thị trên toàn quốc bị sụp đổ dây chuyên trong những năm 1988-1990, Đảng
và Nhà nước đã có quy định rõ về trách nhiệm đối với các khoản tiền gửi của người
dân, theo đó khi triển khai thí điểm mô hình Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) theo
Quyết định 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, quy tắc bảo
hiểm trách nhiệm của QTDND đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn đã được ban
hành kèm theo quyết định số 101/TCQĐ-BH ngày 01/02/1994 của Bộ tài chính.

19


Theo quyết định này thì Bảo Việt có trách nhiệm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tiền
gửi (BHTG), đây là sự khởi đầu hoạt động BHTG công khai ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này hoạt động BHTG do Bảo Việt thực hiện đã
bộc lộ nhiều hạn chế về chức năng (chỉ thực hiện chi trả khi tổ chức tham gia Bảo
hiểm tiền gửi bị đổ vỡ), hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp, không theo các thông
lệ quốc tế, không đảm bảo các điều kiện hoạt động thành công của tổ chức Bảo
hiểm tiền gửi. Tính đến năm 1995 chỉ có 162 QTDND tham gia BHTG, tiền gửi
thuộc đối tượng bảo hiểm chỉ chiếm 33,22% tổng số dư tiền gửi tại các QTDND và
chỉ chiếm 0,2 % tổng số dư tiền gửi trong cả nước vào thời điểm đó.
Đến năm 1997 có 370 QTDND tham gia bảo hiểm tiền gửi với số tiền thuộc
đối tượng được bảo hiểm là 322 tỷ VNĐ. Đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi thời
điểm này chỉ hạn chế ở QTDND, còn các tổ chức có huy động tiền gửi khác không
tham gia. Hạn chế của hoạt động BHTG do Bảo Việt thực hiện đặt ra vấn đề phải
tìm ra mô hình BHTG mới, phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Điều này chỉ
thực sự được nghiên cứu một cách nghiêm túc từ năm 1997 khi Quốc hội thông qua
hai đạo luật quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng vào tháng 12 năm 1997 là Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng. Sau khi nghiên cứu
kinh nghiệm quốc tế, những thuận lợi khó khăn của Việt Nam, tháng 5/1998 Thủ

tướng Chính phủ đã có văn bản giao trách nhiệm cho Ngân hàng Nhà nước phối
hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định của Chính phủ về BHTG và
đề án thành lập tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước và trước
yêu cầu của công cuộc hội nhập nền kinh tế thế giới, tổ chức BHTG Việt Nam đã
được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09-11-1999 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và chính thức khai
trương đi vào hoạt động từ ngày 7/7/2000. Đây là tổ chức duy nhất triển khai hoạt
động BHTG ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay. Hoạt động của BHTGVN từ
đó được công nhận là một trong các giải pháp chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi

20


của người gửi tiền, hỗ trợ các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, kiểm soát và phòng
ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động
không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi
tiền, góp phần duy trì sự ổn định của tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an
toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Để thực hiện được các chức năng và nhiệm
vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, BHTGVN đã xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ
máy gồm Hội đồng quản trị, Ban điều hành, các Phòng, Ban, Bộ phận ở Hội sở
chính và sáu Chi nhánh khu vực.

21


Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam


Cơ quan Trung ương của BHTGVN là Hội sở chính, có trụ sở tại Hà Nội,
bao gồm nơi làm việc của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và
các Phòng, Ban chức năng. Hoạt động của hội sở chính là hoạch định các chính
sách và các quy định để triển khai hoạt động của BHTGVN và giám sát, kiểm tra
việc thực hiện các chính sách và quy định được ban hành.
Các chi nhánh khu vực chịu trách nhiệm triển khai các nghiệp vụ cụ thể tới
các tổ chức tham gia BHTG. Hiện nay các Chi nhánh đang tiến hành các nghiệp vụ

22


đối với khách hàng tham gia BHTG gồm: thu phí BHTG, kiểm tra, giám sát, chi trả,
hỗ trợ tài chính, thông tin tuyên truyền vv...
Khách hàng tham gia BHTG ở địa bàn nào sẽ do chi nhánh BHTG ở địa
bàn đó phục vụ. Hội sở chính quản lý trực tiếp các khách hàng lớn và 1 số khách
hàng ở địa bàn chưa có chi nhánh khu vực. Các tổ chức thuộc đối tượng bắt buộc
tham gia BHTG làm thủ tục đăng ký tham gia BHTG tại các chi nhánh BHTGVN
trên địa bàn, hoặc tại Hội sở chính theo phân vùng đảm nhận. Cơ cấu bộ máy và
mạng lưới hoạt động của BHTGVN cụ thể theo sơ đồ sau.
Hình 1.3: Mạng lưới hoạt động của BHTGVN

Mạng Lưới hoạt động




Trụ sở chính tại Hà nội
06 chi nhánh khu vực




Chi nhánh Hà Nội



Chi nhánh khu vực Đông Bắc Bộ



Chi nhánh khu vực Bắc Trung Bộ



Chi nhánh khu vực Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên



Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh



Chi nhánh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

23


×